Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Posts Tagged ‘chính nghĩa’

KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN HÒA GIẢI DÂN TỘC

Posted by Trần Xuân An trên 15.04.2014

hidden hit counter

 

KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN HÒA GIẢI DÂN TỘC

1) KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP 1:

Nếu đã nhất trí như sáu khía cạnh vấn đề hòa giải dân tộc đã nêu, thì cần nhanh chóng thực hiện chỉnh sửa lí lịch bản thân và gia đình (thường gọi là “sơ yếu lí lịch”) cho nhân dân Miền Nam, một ít ở Miền Bắc. Tất cả những ai đã từng ghi vào lí lịch là có thân nhân thuộc ba đời (có thể cả bản thân) là quân nhân, công chức chế độ cũ (thường buộc phải ghi là “ngụy quân”, “ngụy quyền” hoặc thậm chí là “lính hay công chức thuộc Pháp”, “lính hay công chức thuộc Mỹ”…) thì nhất loạt đều cần chỉnh sửa lại, đúng theo cụm từ là: “quân nhân chế độ cũ (cũng chính nghĩa)” hay “công chức chế độ cũ (cũng chính nghĩa)”. Xin lưu ý: có ba chữ “cũng chính nghĩa” trong ngoặc đơn, đằng sau năm chữ “quân nhân chế độ cũ” hay “công chức chế độ cũ”. Từ ngữ phải giản dị, rõ nghĩa, ai cũng hiểu được như thế. Và dĩ nhiên phải Công an phải chứng thực với khuôn dấu, chữ kí, để chứng tỏ với mọi người dân cũng như với quốc tế hiện tại và muôn đời sau, rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN.VN. đã thực sự thừa nhận tính chính nghĩa của chế độ Việt Nam cộng hòa (chế độ cũ) là cũng chính nghĩa. Đây là biện pháp thật sự cụ thể, “làm cho tận nơi thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu” (Nguyễn Trãi), không những có ý nghĩa, tác dụng trong hiện tại, mà muôn vạn đời sau, đối với dân Miền Nam, một số dân Miền Bắc có dính líu, và đối với cả dân tộc Việt Nam.

Các anh, các chị và các bạn nghĩ như thế nào? Nếu nhất trí như thế, thì phải chăng báo chí cần phải lên tiếng để Đảng, Nhà nước, Quốc hội nước ta thấu hiểu và xét duyệt? Nếu báo chí vẫn im tiếng thì nhân dân Miền Nam phải viết bản kiến nghị kính gửi lên các cơ quan cao nhất như đã nêu, hay cần biểu tình ôn hòa, trật tự với các biểu ngữ cụ thể?

(còn tiếp)

Xin chuyển tiếp kiến nghị này đến nhiều người khác.

Các ý kiến ở Facebook:

T.X.A.
08:00, 15-04 HB14 (2014)

.

2) KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP 2:

Trọn vẹn câu văn, Nguyễn Trãi (1380-1442) viết để trình bày về quan điểm chế định lễ nhạc: “… làm sao cho tận nơi thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu; đó là gốc của nhạc”. Lễ nhạc, mở rộng ra là văn hoá, văn nghệ, gồm cả giáo dục, cụ thể hơn là sử học, văn học nhà trường… Gốc, chính là cơ sở thực tiễn, hiện thực xã hội… Vận dụng trong giai đoạn hậu chiến hiện nay, 2014… (gần tròn 39 năm, kể từ 30-04-1975), nếu toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam chúng ta đã nhất trí minh oan cho chế độ cũ Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà, người Miền Nam (1954-1975) và họ hàng tông tộc trong Nam của một số dân Miền Bắc là “cũng chính nghĩa” (yêu nước, chống xâm lược, bành trướng Trung Quốc và chống chiến lược nô lệ hoá tư tưởng của Nga Sô), thì sử học và văn chương phải thể hiện đúng theo tinh thần đó. Sự minh oan ấy xuất phát từ cơ sở sự thật lịch sử chứ không phải từ ý muốn chủ quan. Sử học có thể chỉ ra nhân vật này, nhân vật kia là không tốt, nhưng cả chế độ với hàng triệu quân nhân, công chức thì chắc chắn không phải vậy. Người Việt, cho dù gốc Bắc hay gốc Nam nói chung vẫn có chung một đặc tính dân tộc là yêu nước. Đặc biệt, trong văn chương, chúng ta chấp nhận đa dạng về tính cách nhân vật, nhưng không chấp nhận bôi xấu hình tượng quân nhân, công chức chế độ cũ tại Miền Nam trước đây là bán nước, tay sai của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

Và dĩ nhiên, sử học cũng như văn chương phải khẳng định chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà (1954-1975) và Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam (1960-1975) là chính nghĩa, yêu nước, chống ngoại xâm là Pháp, Nhật, Mỹ…

Miền Nam và Miền Bắc chỉ ngộ nhận (chiến tranh, bắn giết) nhau do bối cảnh lịch sử thế giới trong thời Chiến tranh lạnh của Hai Khối mà thôi.

Nếu văn hoá, văn nghệ cùng cung một cốt lõi, một tinh thần chung như vậy, thì đúng là thực hiện theo tư tưởng của Nguyễn Trãi trong thời đại của chúng ta: “làm sao cho tận nơi thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu”…

Thưa các anh, các chị và các bạn, ý kiến của quý anh chị và bạn như thế nào?

(còn tiếp)

Xin chuyển tiếp kiến nghị này đến nhiều người khác.

T.X.A.
Chiều 15-04 HB14

Các ý kiến ở Facebook:

.

3) KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP 3 (tiếp theo & hết):

Việc chỉnh sửa từ ngữ ở lí lịch hàng chục triệu người tại Miền Nam và một số ít tại Miền Bắc như đã nêu ở kiến nghị 1, đồng thời với việc minh oan trong sử học, văn chương, nghệ thuật, giáo dục cho Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà, rằng, hai thực thể chính trị đã thuộc về quá khứ ấy, là “cũng chính nghĩa”, vì đã chống Trung cộng và đã chống Nga Sô, như kiến nghị 2, đó là hai công việc phải làm để thực hiện hoà giải, đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, và cho muôn đời mai sau.

Trung Quốc, toàn thế giới đều rõ bản chất qua diễn trình xâm lược Hoàng Sa, Biển Đông, bành trướng Đại Hán; Nga Sô, toàn thế giới đều rõ, đó cũng là đế quốc đỏ, bành trướng kiểu “liên bang” và nô lệ hoá tư tưởng, mà chính Liên Xô cũng tự nhận thức ra và cũng tự tan rã, nhân dân 15 nước thuộc liên bang đó cũng vui mừng được độc lập. Vậy thì, việc khẳng định tính chính nghĩa cho Quốc gia Việt Nam và Việt Nam cộng hoà chỉ là khẳng định sự thật lịch sử hiển nhiên. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và Quốc hội nước ta không thể phủ nhận điều đó, cũng không thể tiếp tục vu oan cho hai thực thể chính trị đã thuộc về quá khứ ấy là bán nước, tay sai thực dân, đế quốc. Vả lại, làm sao khối đoàn kết dân tộc có thể vững chắc nếu Đảng, Nhà nước, Quốc hội cứ mãi vu oan nghiệt ngã bằng các “bản án lí lịch chủ nghĩa” đối với hàng chục triệu con người trong nhân dân Miền Nam?

Tiếp tục tính cụ thể, kiến nghị 3 này mong hãy biến ngày 30-04 mỗi năm thành Ngày Thống nhất và Minh oan lịch sử, để hai miền Nam – Bắc đều vui mừng chào đón ngày đó, không còn “triệu người vui”, “triệu người buồn” như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận định. Xin viết in hoa: NGÀY THỐNG NHẤT & MINH OAN LỊCH SỬ.

Như vậy, chỉnh sửa từ ngữ ở lí lịch là cụ thể; minh oan trong sử học, văn chương, nghệ thuật và giáo dục là cụ thể; định danh ngày 30-04 lại là cụ thể. Phải là những việc cụ thể, rộng khắp và thường xuyên, chứ hoà giải dân tộc, đoàn kết dân tộc không phải chỉ là chiêu bài, đầu môi chót lưỡi như từ trước đến nay, khiến nhân dân đã mất niềm tin đến mức dưới số không, đối với Đảng, Nhà nước, Quốc hội nước ta.

T.X.A.
#08:30 — 09:55, 17-04 HB14 (2014)

Các ý kiến ở Facebook:

Xin chuyển tiếp kiến nghị này đến nhiều người khác.

.

.

Xem thêm:

HOÀ GIẢI: VẾT THƯƠNG LỊCH SỬ CẦU HIỀN LƯƠNG

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

HOÀ GIẢI: VẾT THƯƠNG CẦU HIỀN LƯƠNG 1954-1975

Posted by Trần Xuân An trên 06.04.2014

hidden hit counter

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

10 THÁNG 3 GIÁP NGỌ

(09-04 HB14 [2014]):

KHÔNG GÌ BẰNG SUY NGHĨ VÀ KHẤN NIỆM HOÀ GIẢI DÂN TỘC

10-04 HB14 (2014): Có bổ sung thêm câu hỏi 4 (cũng có thể gọi là câu hỏi 6 hay câu hỏi cuối):

09-04 HB14 (2014): Có bổ sung thêm câu hỏi 3c:

     
Nguồn ảnh: Wikipedia     Nguồn ảnh: Wikipedia

Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên điện tử

Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên điện tử

HOÀ GIẢI, ĐÚNG NGHĨA CỦA TỪ:
PHẪU THUẬT LỊCH SỬ
ĐỂ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG LỊCH SỬ CẦU HIỀN LƯƠNG 1954-1975

I. XIN PHÉP ĐƯỢC HỎI CHUYỆN CÁC ANH, CHỊ VÀ CÁC BẠN:

1) Câu hỏi 1:

Nếu tôi nhớ không lầm, thì có một tác giả kinh điển cho rằng: Trong bất kì cuộc chiến tranh nào, chỉ có thể một bên chính nghĩa và một bên phi nghĩa hoặc cả hai đều phi nghĩa, chứ không có trường hợp thứ ba là cả hai bên đều chính nghĩa. Tuy vậy, có người cho rằng, cuộc chiến tại Việt Nam chúng ta, tiêu biểu và tập trung mâu thuẫn nhất là giai đoạn 1954-1975, Miền Bắc và Miền Nam đều chính nghĩa. Các anh, chị và các bạn nghĩ thế nào?

Xem các ý kiến trên Facebook:

2) Câu hỏi 2:

Sau 30-04-1975, có người đã 70 tuổi vẫn bị đi học tập cải tạo, vì ông ấy dám tuyên bố, ông không thể theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (vì Nhật Bản bấy giờ là nước đã và đang xâm lược bán đảo Triều Tiên, và vì Phan Bội Châu thoả hiệp với Thiên Chúa giáo), không theo Phan Châu Trinh (vì Phan Châu Trinh chủ yếu là phê phán chế độ quân chủ, cải cách theo hướng cộng hoà, tuy không vọng ngoại nhưng không quyết đánh Pháp), không theo Quốc Dân đảng (vì đã bị thực dân Pháp bóp chết từ trứng nước với cuộc hành quyết Nguyễn Thái Học, và VN.QDĐ. về sau thân QDĐ. Trung Hoa), đặc biệt là ông ta không theo Đảng lãnh đạo phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh 1930-1931 (vì phong trào ấy rõ rệt là theo đế quốc Nga kiểu mới). Chính vế cuối của lời tuyên bố ấy mà ông ta bị cải tạo tập trung. Theo các anh, chị, các bạn, ông ta nói có lí không và ông ta bị cải tạo tập trung có oan không?

Xem các ý kiến trên Facebook:

3) Câu hỏi 3:

Từ 1988 đến 2005, sau vài ba lần tôi công bố một cuốn tiểu thuyết về vết thương lịch sử cầu Hiền Lương (các bản 1997-1998 & 2003), tôi nhận được những phản hồi khá gay gắt, nhất là về một chi tiết sử học.

Đó là vai trò, chữ kí của phía Pháp ở Hiệp định (HĐ.) Genève 1954 và vai trò, chữ kí phía Mỹ ở Hiệp định Paris 1973; trong hai văn bản ấy không có chữ kí của Liên Xô cũng như Trung Quốc. Tôi cho rằng, như vậy là hai cuộc chiến tranh 1946-1954 và 1954-1975 chủ yếu chỉ là chiến tranh Pháp – Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH.) và chiến tranh Mỹ – VNDCCH., còn Quốc gia Việt Nam (QGVN., chính phủ Bảo Đại, không chịu kí, HĐ. 1954), Việt Nam cộng hoà (VNCH., HĐ. 1973) và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMNVN., HĐ. 1973) chỉ là thứ yếu. Rõ ràng như vậy, QGVN. và VNCH. chỉ là nguỵ mà thôi. Tôi chỉ chứng minh như thế, nhưng có người vẫn không nhất trí. Họ cho rằng, nhiều văn kiện, rõ nhất ở Đại hội Đảng lần II (02-1951), đã ghi chủ trương thực hiện, noi theo “chủ nghĩa nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh” [1]; báo chí, văn học – nghệ thuật, sách giáo khoa ở Miền Bắc không ngớt và thường xuyên ngày đêm “bồi dưỡng lòng kính yêu các lãnh tụ” cường quốc Nga Sô, Trung Cộng còn sống, còn nắm chức quyền như Staline, Mao Trạch Đông. Họ bảo, thế thì còn gấp mười lần chữ kí của phía Pháp, phía Mỹ ở HĐ.Genève 1954, HĐ. Paris 1973. Ở Miền Nam không có sự thể mang tính chất thuộc địa kiểu cũ trong các văn kiện nhà nước, trong báo chí, văn nghệ và sách giáo khoa như ở Miền Bắc. Họ kết luận: Miền Bắc là thuộc địa vừa kiểu cũ vừa kiểu mới của Nga Sô và một giai đoạn dài là của Trung Cộng (Mao “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” – Maxwell Taylor [2]).

Phản ứng đó khiến tôi cảm thấy khó xử, vì không thể trung thực đến cùng (nhà văn nào cũng thế, trung thực, sẽ bị tù tội, cấm xuất bản, đăng báo…). Theo các anh, chị và các bạn, phản hồi của một số người như trên có đúng không, và bản thân tôi phải làm sao đây? Có nên dũng cảm nhất trí, tiếp thu phản hồi kia cho các thế hệ trẻ Miền Nam sau này đỡ bị anh em đồng bào Miền Bắc bắt nạt không?

Chú thích:
[1] Điều lệ Đảng (Đại hội Đảng lần II, 1951): “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”.
[2] Trích theo: Bộ Ngoại giao CHXHCNVN., “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua”, NXB. Sự Thật, 10-1979.

Xem các ý kiến trên Facebook:

4) Câu hỏi 3b:

Thưa các anh, chị và các bạn, đây là câu hỏi 3b (bổ sung câu hỏi 3).
Tôi có tìm thấy một bài viết in trên báo giấy tại nước ta gần đây về nhà văn Sơn Tùng. Trong đó có chi tiết như sau:
“… năm 1951 có chuyện đưa “tư tưởng Mao” vào điều lệ Đảng, ghi là “Học thuyết Mác Lênin, chiến lược Stalin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh”

Và dưới đây, thêm một tư liệu nữa. Xin nói rõ là tôi chưa được tận mắt tiếp cận văn bản gốc của tư liệu sau:
“Ngày 29/6/1955 […]… Khi các đồng chí lãnh đạo nhà trường [ở Trung Quốc – chua thêm] mang quyển sổ ghi lưu niệm đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vui vẻ cầm bút ghi dòng chữ Hán: “Học tập và giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông là phương châm duy nhất của ngành giáo dục Trung Quốc và Việt Nam””.

Mặc dù chưa thấy tận mắt văn bản gốc, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được sự thể trên trong thực tế nhà trường tại Miền Bắc, tối thiểu là qua các sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy trước 1975, vẫn còn được sử dụng tại Miền Nam sau Ngày Thống nhất.
Các anh, chị và các bạn nghĩ như thế nào? Xin vui lòng đọc lại câu hỏi 3 và trả lời bổ sung.

Chú thích:
[1] PV. báo Văn nghệ [viết tại Hà Nội, 15-3-2009], bài “Nhà văn Sơn Tùng: “Nếu không làm được phúc thì đừng gieo hoạ””. Xem tại:
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6946
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:bUFaEOuDR9cJ:phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D6946+&
cd=7&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
[2] Đặng Quang Huy, “CHUYỆN KỂ BÁC HỒ VỚI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG”, Website KDT.CT.HCM. tại PCT.. Xem tại:
http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/Article/Detail/299
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:LTo6CbD2CzQJ:ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/Article/Detail/299+&cd=28&
hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Xem các ý kiến trên Facebook:

5) Câu hỏi 3c:

Xin các anh chi, các bạn suy nghĩ tiếp. Có vài ba khía cạnh cần bàn luận thêm (bổ sung vào hai câu hỏi 3 và 3b):

a. – Lợi dụng được xương máu của Miền Bắc Việt Nam và bộ phận cách mạng Miền Nam (trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam), mà bản thân Trung Quốc không đổ nhiều máu, nhưng Trung Quốc vẫn buộc được Miền Bắc chịu nô lệ hoá về tư tưởng và lệ thuộc quân sự, kinh tế, thì Trung Quốc quá có lợi và quá thâm độc. Trong Khi đó, ở Miền Nam, Mỹ không nô lệ hoá được nhân dân, đặc biệt là trí thức, sinh viên học sinh Miền Nam.

b. – Thông cáo chung Mỹ – Trung, kí ngày 27 tháng 2 năm 1972 tại Thượng Hải chính là sự thoả thuận giữa Mỹ và Trung Quốc về chiến tranh Việt Nam (cùng với vấn đề khác như về Đài Loan…). Đó là nền tảng, là then chốt để đi đến việc kí kết Hiệp định Paris 1973. Như vậy thực chất Hiệp định Paris cũng là kết quả thoả thuận giữa Mỹ và Trung Quốc vào tháng 02-1972 mà thôi. Trung Quốc không kí vào Hiệp định Paris 1973 nhưng thực chất là đã kí rồi, trước đó, vào Thông cáo Thượng Hải 1972.

c. – Vai trò cố vấn và đằng sau nhưng chủ đạo của Trung Quốc ở Hiệp định Genève 1954 cũng từa tựa như thế.

Đó là những vấn đề bật lên và âm ỉ trong xã hội mấy thập niên qua, rồi vẫn còn tiếp tục như vấn nạn. Các anh, các chị và các bạn nghĩ như thế nào về 03 khía cạnh trên? Xin vui lòng trả lời cho mọi người cùng rõ.

Xem các ý kiến trên Facebook:

6) Câu hỏi 4:

Đây là câu hỏi 4. Nhưng vì câu hỏi 3 có đến 3 câu hỏi: 3, 3b, 3c, nên cũng có thể gọi đây là câu hỏi 6. Và đây cũng là câu hỏi cuối.

Tựu trung, tất cả các câu hỏi trên đều nhằm bàn đến các khía cạnh của vấn đề lớn, bao trùm: chính danh và chính nghĩa. Cụ thể hơn, Miền Bắc có chính danh không và có chính nghĩa không? Miền Nam có chính danh và có chính nghĩa không? Và phải chăng tính chính danh, chính nghĩa này là nhân tố cực kì quan trọng đối với người Việt, nên cũng là nguyên nhân nội tại gây ra vết thương lịch sử cầu Hiền Lương (1954-1975), bên cạnh nguyên nhân ngoại tại là Việt Nam trở thành điểm nóng của Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hai Khối trên thế giới?

a) Trong bối cảnh lịch sử sau khi Triều Nguyễn hoàn toàn mất nước và phong trào Cần vương thực sự chấm dứt, Hoàng Hoa Thám sắp bước vào giai đoạn cuối (rồi cũng bị sát hại vào năm 1913), thì các phong trào cứu nước hầu như đều tìm cách dựa vào ngoại bang không phải thực dân Pháp (như Nhật, Trung Hoa Quốc dân đảng, Nga Sô, Trung quốc cộng sản) và cả chính thực dân Pháp với hi vọng cải cách, chấn hưng dân tộc (như Phan Châu Trinh…). Do đó, không ít người không thể tham gia các phong trào yêu nước, cứu nước đó, mà tìm kiếm tính chính danh ở ngai vàng mục nát, sụp đổ và lại được dựng lên với vua bù nhìn Bảo Đại (từ 1946 với danh nghĩa sau đó là Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp), bởi vì dù sao Triều Nguyễn cũng là chính danh. Với những người thuộc Quốc gia Việt Nam, họ dựa vào thực dân Pháp và sau đó, dựa vào đế quốc Mỹ để chống cộng sản vô thần theo Staline (Nga Sô), theo Mao Trạch Đông (Trung Quốc). Không ít nước hồi đó cùng hoàn cảnh bị mất nước đã đi theo con đường này để giành lại độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và không cộng sản. Tuy nhiên, ở Miền Nam Việt Nam, sau 1954, Ngô Đình Diệm (“tả đạo” tại Việt Nam) đã cướp chính quyền bằng cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu với sự hỗ trợ của Mỹ và Thiên Chúa giáo (Vatican). Tính chính danh của Việt Nam Cộng hoà vì thế cũng đã bị đánh mất. Do đó, cuộc đảo chính lật đổ Diệm diễn ra, để tạo ra tính chính danh mới… Trải qua dăm chính phủ phi Thiên Chúa giáo, rồi cuối cùng vẫn là Nguyễn Văn Thiệu (vẫn thuộc Đệ nhị Cộng hoà), một tín đồ Thiên Chúa giáo, mặc dù dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu, giáo hội Thiên Chúa giáo không có nhiều quyền lực đến mức độc tôn như dưới chế độ Ngô Đình Diệm (Đệ nhất Cộng hoà).

b) Đối với Miền Bắc, chính quyền Miền Nam vẫn xem Đảng Cộng sản Việt Nam, từ 1930 đến 1975 (với các tên khác nhau qua nhiều thời kì) chỉ là tay sai của Nga Sô (Staline), Trung Cộng (Mao), nên không thừa nhận tính chính danh, cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phần đánh đuổi phát-xít Nhật (1945), làm nên chiến thắng Điện Biên phủ (1954). Đồng thời, Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam, theo nhận thức của họ, chỉ là tay sai của Miền Bắc, nên bị gọi là “Cộng phỉ”, “Phiến quân cộng sản”, “bọn cộng sản vô thần”… Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhìn chung, trong quá trình lịch sử của lực lượng chính trị này, có công lao to lớn là đã đánh đuổi được thực dân Pháp, góp phần đánh đuổi phát-xít Nhật, đánh đuổi đế quốc Mỹ và đặc biệt là phản tỉnh, đánh đuổi cả Trung Quốc cộng sản (1979), tuy còn để mất Hoàng Sa, một số đảo bãi ở Trường Sa và đất đai biên giới phía Bắc… Đó là những sự thật lịch sử không thể không biết hay không thấy và cũng không thể phủ nhận.

Xin các anh, các chị và các bạn trả lời giúp câu hỏi vừa nêu ra: Miền Bắc có chính danh không và có chính nghĩa không? Miền Nam có chính danh và có chính nghĩa không? Và phải chăng tính chính danh, chính nghĩa này là nhân tố cực kì quan trọng đối với người Việt, nên cũng là nguyên nhân nội tại gây ra vết thương lịch sử cầu Hiền Lương (1954-1975), bên cạnh nguyên nhân ngoại tại là Việt Nam trở thành điểm nóng của Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hai Khối trên thế giới?

Xem các ý kiến trên Facebook:

XEM THÊM (ĐỂ THAM KHẢO) CÁC BÀI VIẾT VỀ HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1945-1991) GIỮA HAI KHỐI TRÊN MẠNG TOÀN CẦU:

II. GỬI CÁC BẠN GIÁO VIÊN GỐC MIỀN NAM CÙNG LỨA TUỔI

Lứa tuổi chúng ta (sinh năm 1956, kể thêm trên dưới ít năm), ở Miền Nam, có cái may mắn là trước Ngày Thống nhất (30-4-1975) được tha hồ chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ trong sinh hoạt báo chí và chống Mỹ cũng như chế độ cũ bằng hành vi công khai (biểu tình, lên diễn đàn…), đồng thời chống cả Tàu xâm lược Hoàng Sa; sau Ngày Thống nhất lại không phải chịu đựng một lời sùng bái “Bác Mao” (Mao Trạch Đông); rồi đến lúc sắp tốt nghiệp đại học (#8-1978), được tha hồ chống Trung Quốc (rộng khắp từ 12-1978), nhất là vào năm đầu tiên dạy học (02-1979), được mạnh mẽ chống Trung Quốc bành trướng, xâm lược bằng thơ, bằng bài giảng văn… Đến khi Liên Xô sụp đổ, lại được vui mừng cùng các nước thuộc Cộng hoà Liên bang Xô-viết được thoát ách “liên bang”, được độc lập, cho dù họ có còn xã hội chủ nghĩa hay không thì tuỳ. Nói như thế để thấy được cái may mắn ấy ngoài một ít ý thức tự thân, bản sắc dân tộc tự nhiên của mỗi người còn do bối cảnh, bước ngoặt lịch sử chung… Nói như thế để bày tỏ sự mong mỏi các bạn giáo viên gốc Miền Nam Việt Nam vẫn kiên trì bám lớp, bám trường, để cùng học sinh tự đổi mới, ngày mỗi độc lập, tự do, dân chủ hơn (biết ngoại giao, nhưng không nịnh hót một nước ngoại bang nào, nhất là các cường quốc thường lăm le chi phối nước ta) và ngày mỗi khoa học, nhân văn hơn…

Xem các ý kiến trên Facebook:

T.X.A.
03 – 06-4 HB14 (2014)

.

Xem thêm:

.

Trần Xuân An: Xin phải nói ngay: Theo quan điểm của tôi, việc phục chế lại cầu Hiền Lương theo thực trạng hai màu vàng – xanh là thực hiện đúng theo nguyên tắc về tôn tạo di tích lịch sử. Nếu nghĩ rằng như vậy là gợi lên sự chia cắt đất nước, thì suy nghĩ ấy chắc là không đúng. Biết bao nhiêu di tích lịch sử trên đất nước nhắc cho mọi người nhớ đến chiến tranh (các giai đoạn 1930-1945-1954-1975), đặc biệt là 21 năm chia cắt (1954-1975)! Vấn đề là kèm theo đó, phải có những cuốn sử, những tác phẩm văn chương viết cho rõ, cho đúng, không thiên lệch theo kiểu tuyên truyền như đã thiên lệch trong văn học cách mạng về giai đoạn 1954-1975… Bài thơ MÀU SẮC DI TÍCH CẦU HIỀN LƯƠNG & sáu câu hỏi nêu vấn đề PHẪU THUẬT LỊCH SỬ ĐỂ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG LỊCH SỬ CẦU HIỀN LƯƠNG 1954-1975 của tôi có đại ý như thế:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1398271563780124 https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1402153183391962

Trần Xuân An: Ngô Vưu (bàn luận ở một trang FB. mà TXA. đã gửi đến để chia sẻ) : “Không giải quyết được mâu thuẫn thì làm sao mà hòa hợp…”. ———- T.X.A. trả lời Ngô Vưu: Như mình đã chuyện trò (chat) với Vưu, mình nêu vấn đề bằng sáu câu hỏi (1,2,3,3b,3c,4) chỉ nhằm đề nghị mọi người suy nghĩ để sáng tỏ vấn đề VĂN & SỬ trong các giai đoạn trước (1930-1945-1954-1975… cho đến 1991) mà thôi; và để hai miền Nam & Bắc nước mình thấu hiểu nhau, thông cảm nhau, cụ thể là Miền Bắc và cán bộ cách mạng Miền Nam đừng bắt nạt dân Miền Nam nữa (tức là hai bên phải trả lời câu hỏi mỗi bên đặt ra : TẠI SAO “QUỐC GIA” CHỐNG “VIỆT CỘNG”? — TẠI SAO “VIỆT CỘNG” CHỐNG “QUỐC GIA”?; nếu trả lời đúng sự thật lịch sử thì đã là hoà giải, đúng nghĩa của từ). Chỉ có vậy thôi. Mọi chuyện về chính trị – xã hội hiện nay, đang diễn ra, và trong tương lai, thì tuỳ thuộc ở các vị chức quyền. Mình tự giới hạn là chỉ bàn chuyện 1954-1975, và ít nhiều ở quãng trước đó, 1930-1954, sau đó, 1975-1991, vốn đã thành SỬ, chứ không thuộc thời sự chính trị…

.

 

 

 


Việc lấy tư tưởng Staline, tư tưởng Mao Trạch Đông – hai lãnh tụ cao nhất, bấy giờ còn đang sống và đang nắm toàn bộ quyền lực, của Nga Sô và Trung Quốc (chưa kể lãnh tụ quyền uy Lénine đã chết) – làm tư tưởng cốt lõi có tính chất chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam (Điều lệ Đảng, 02-1951) và cả toàn quân, toàn dân (nếu không nói là toàn dân tộc) là một việc làm vô tiền khoáng hậu. Quả thật, lấy tư tưởng lãnh tụ ngoại bang làm tư tưởng thống trị đất nước mình là việc làm vô tiền khoáng hậu, chưa bao giờ có trong suốt lịch sử mấy ngàn năm của nước Việt Nam chúng ta và cũng chưa bao giờ có trong lịch sử thế giới trước đó… Ngay dưới thời phong kiến ở nước ta, Khổng tử, Mạnh tử (trước Tây lịch) không phải là các nhà lãnh đạo chính trị, quá trình làm quan không đáng kể hoặc không làm quan, đều không nắm lấy vương quyền bao giờ, mà chủ yếu là hoặc chỉ là nhà giáo, nhà lập thuyết thường dân.

Phải chăng sự nô lệ tư tưởng lãnh tụ hai nước lớn này phản ảnh thực chất nô lệ chính trị và là nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá dân tộc?

T.X.A.

 

 

HÒA GIẢI DÂN TỘC (bổ sung tư liệu chính thống)

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 1 Comment »