Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tư, 2008

THI TOT NGHIEP PHO THONG & VAO DAI HOC

Posted by Trần Xuân An trên 22.04.2008

hidden hit counter

 

 

Mùa thi tốt nghiệp phổ thông trung học và thi vào đại học đã tới.

 

WebTgTXA. thân ái chúc các bạn trẻ, nhất là những học sinh Miền Nam vì hoàn cảnh lịch sử 1945-1954-1975 mà vướng phải chiếc gông chủ nghĩa lí lịch, ra sức học tập trong những ngày “nước rút” nhằm đạt kết quả tốt. Để ngẩng mặt giữa đời, để đóng góp cho Đất nước với hiệu quả cao nhất, không còn con đường nào vinh quang hơn là học tập, đạt tri thức và bằng cấp cao. 

 

Thân ái, nỗ lực và nhiều mơ ước tốt đẹp cho tương lai!

 

 

 

Kính gửi WebTgTXA.,

 

Muốn thi đỗ tốt nghiệp phổ thông và đỗ vào đại học, trước tất cả mọi điều, học sinh cần phải ra sức học tập, đặc biệt là ôn tập “nước rút”. Chúng tôi biết vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng là Nhà nước không nên khuyến khích và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh Miền Bắc vào dự thi hay vào học tại các trường đại học ở Miền Nam (thực chất là giành chỗ của học sinh Miền Nam).

 

Chúng tôi cũng biết rằng, ngay từ các trường trung học cơ sở, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông, nếu “người ta” có kế hoạch gây hoang mang, rối trí, thậm chí dạy bậy cho học sinh (nhất là các môn toán, lí, hoá…), khiến chúng tôi khó hiểu, chán học, thì cũng rất dễ xảy ra…

 

Chúng tôi không có ý thức chia rẽ Bắc – Nam, nhưng thử hỏi, làm sao đại đoàn kết nếu cứ bị Miền Bắc lợi dụng lợi thế chính trị để lấn áp như thế?

 

Kính gửi đến WebTgTXA. vài dòng như thế để WebTgTXA. lên tiếng giúp.

 

Xin cảm ơn.

Kí tên: Một nhóm học sinh.

22-4-08

 

Lời bình của một người đọc:

“Lời nói thẳng, chối tai” (trung ngôn, nghịch nhĩ), nhưng không nói thẳng như thế thì cam chịu “ngậm đắng, nuốt cay”. Chỉ những người trung thực, ý thức, tâm nguyện rằng “điều gì mình không muốn ai đó gây ra cho mình, mình cũng đừng gây ra cho người khác” (kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân), thì mới thấu hiểu, cảm thông, biết lắng nghe, và nghe ra, cho dù chối tai đến mấy.

WEBTGTXA.:
WebTgTXA. trân trọng đăng tải như trên, bởi đây cũng là một trong những vấn đề hậu chiến — lĩnh vực mà WebTgTXA. rất quan tâm.
23-04 HB8 [2008]

_________________________________________________________

PHẢI HỌC TẬP THẬT GIỎI, NGHIÊN CỨU THẬT SÂU KHOA HỌC LỊCH SỬ, KHOA HỌC VĂN CHƯƠNG (GỒM CẢ LĨNH VỰC SÁNG TÁC), TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC VÀ CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN KHÁC.  ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. MUỐN CHIA SẺ VỚI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC TRẺ TUỔI, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC ĐANG LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN. 

TẤT NHIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN NÀO CŨNG THỪA BIẾT LÀ PHẢI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VỚI TƯ DUY ĐỘC LẬP, Ý THỨC PHẢN BIỆN KHOA HỌC, VỚI SỰ TÌM TÒI TƯ LIỆU, KIẾN THỨC BÊN NGOÀI TRANG SÁCH GIÁO KHOA, VỚI THÁI ĐỘ LINH ĐỘNG, CHẤP NHẬN “PHẢI ĐẠO” TRONG KHI CÒN NGỒI TRONG TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG THI (NẾU SÁCH GIÁO KHOA CHƯA ĐƯỢC CHỈNH LÍ).

WEBTGTXA. PHẢN ĐỐI THỦ ĐOẠN NGU DÂN, NHẤT LÀ KẾ HOẠCH XÚC XIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN DẪN ĐẾN TÂM LÍ CHÁN GHÉT HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN, ĐẶC BIỆT LÀ SỬ HỌC, VĂN HỌC, TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC, ĐỂ DỄ BỀ THAO TÚNG HOẶC LŨNG ĐOẠN TRONG CÁC LĨNH VỰC NÀY.

WEBTGTXA. THA THIẾT MONG ƯỚC NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI PHẢI CÓ TRI THỨC CAO, BẰNG CẤP CAO CÙNG VỚI Ý THỨC ĐỐI THOẠI KHOA HỌC VỀ NHỮNG LĨNH VỰC BỨC THIẾT ẤY.

28-4 HB8 — 29-04 HB8

 

 

Posted in Thi tot nghiep pho thong va thi vao dai hoc | Thẻ: | Leave a Comment »

Ve ong Lam Huu Xua

Posted by Trần Xuân An trên 07.04.2008

   hidden hit counter

Phú Nhuận (TP.HCM.), ngày 01-04-2008

Kính gửi ông Trần Xuân An
(nhà thơ, tác giả tiểu thuyết, khảo cứu)

Khoảng 3 năm nay, tôi gặp trên internet một bài viết có đề cập đến ông Trần Xuân An và ông Cao Huy Thuần do ông Lâm Hữu Xưa (cũng có khi ký tên là Lâm Hữu Xung) viết. Ông Lâm Hữu Xưa (LHXung) này hình như là một cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành chính của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng nếu ông ấy là một người chưa có mảnh bằng cử nhân ngành hành chính (ngạch phó đốc sự) thì tôi không nói làm gì. Đằng này, ông ấy dẫu sao cũng là trí thức! Đáng buồn thay!

Nói rõ hơn, ông Lâm Hữu Xưa (LHXung) ấy hầu như không chịu đọc sách, nhất là sách nghiên cứu nghiêm túc, phản ánh đúng sự thật lịch sử. Mặt khác, ông ta chừng như cố ý bày tỏ thái độ “dị ứng” đối với loại sách lịch sử như vậy để chứng tỏ ông ta trung thành với Vatican La Mã và chế độ cũ…

Nói cụ thể hơn, ông Lâm Hữu Xưa (Lâm Hữu Xung, LHXung) không chịu đọc, mà chỉ lướt qua, để rồi cho rằng sách về đề tài lịch sử của ông Trần Xuân An (TP.HCM.) có “luận điệu” như sách của ông Cao Huy Thuần. Thậm chí ông ta còn dùng một từ bất nhã là “nhai lại”. Nếu ông Lâm Hữu Xưa có đọc với cách đọc sách của một người trí thức đúng nghĩa, hẳn ông ta không bao giờ viết vậy. Sách của ông Cao Huy Thuần đã xuất bản, tái bản (1973, 2003); sách của ông Trần Xuân An cũng đã xuất bản (sách giấy, một cuốn trọn bộ 4 tập, 2004; 2 cuốn khác, 2006), và cũng đã đưa tất cả lên internet (2005). Hai ông khai thác hai nguồn tư liệu khác nhau. Ông Cao Huy Thuần không nghiên cứu “Đại Nam thực lục”, mà chỉ dựa vào tư liệu lưu trữ của Pháp. Ông Trần Xuân An lấy chuẩn cứ chủ yếu là “Đại Nam thực lục”, tham khảo thêm tư liệu của Pháp, Thiên Chúa giáo… Và sách của hai ông này khác nhau về cả văn phong, nhận định cụ thể ở một số khía cạnh, về một số nhân vật… Cả ông Cao Huy Thuần lẫn ông Trần Xuân An vẫn đang còn sống, còn viết. Cũng xin nhớ rằng ông Cao Huy Thuần là Việt kiều Pháp, từ những năm sáu mươi thuộc thế kỷ trước cho đến hôm nay! Thế nhưng, ông Lâm Hữu Xưa vẫn viết một cách rất … hồ đồ (xin lỗi, dùng từ hơi nặng một chút)!

Người trong giới sử học, người có đọc sách của hai ông Cao Huy Thuần, Trần Xuân An, sẽ biết ngay bài viết của ông Lâm Hữu Xưa chỉ là viết ẩu. Nói chung là người ta chỉ trách ông Lâm Hữu Xưa về thái độ, chứ cũng chẳng trách chi cách viết non yếu về kĩ thuật hành văn của ông ta.

Tôi là người đọc, thấy chướng ta gai mắt nên kính gửi đến ông Trần Xuân An lá thư này.

Kính chúc ông luôn khoẻ mạnh và viết nhiều, viết hay, sẽ xuất bản được nhiều cuốn sách khác.

Kính chào ông với tất cả niềm quý mến,
Huỳnh Nguyễn Thanh (TP.HCM.)

______________________________________________________

WebTgTXA. thành thật cảm ơn ông Huỳnh Nguyễn Thanh (TP.HCM.).

Tôi đã khẳng định là sẽ không bao giờ nói đến chuyện đại loại như thế này. Tôi buồn quá. Mong ông Huỳnh Nguyễn Thanh hiểu giúp. Người ta cố ý gây sự, thì biết đến bao giờ mới hết đôi co, lời qua tiếng lại. Cảm ơn ông đã lên tiếng giúp bằng lá thư này, và gửi đến nhiều người, trong đó có tôi. Tôi cũng đã đưa lên web-blog txawriter.wordpress này.

Có một điều xin nói rõ thêm:

Sách của ông Cao Huy Thuần có đề tài thể hiện trong nhan đề là “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân [Pháp] tại Việt Nam [1957 – 1914]” (Christianisme et colonialisme au Viet Nam, 1957 – 1914), luận án tiến sĩ tại Pháp (1969). Đó là cuốn sách đã được xuất bản với bản dịch ra tiếng Việt, dạng in ronéo của Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973; vừa được Nxb. Tôn Giáo tại Hà Nội xuất bản với bản dịch mới của Nguyên Thuận (vào tháng 02.2003), với sự thay đổi nhan đề: “Các giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1957 – 1914)” (Les missionnaires et la politique colonial française au Viet Nam, 1857 – 1914)

Sách của tôi (Trần Xuân An) về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) gồm có:

1. “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ bốn tập, NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2004

2. “Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng” (biên soạn, nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài nghiên cứu văn học, sử học về NVT.), 2000, đã công bố với dạng sách in vi tính và sách điện tử.

3. “Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), ‘kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp'”, (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001; Nxb. Thanh Niên, 2006.

4. “Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa”, khảo luận và phê bình sử học, 2002; Nxb. Thanh Niên, 2006.

Kính chúc ông Huỳnh Nguyễn Thanh luôn khoẻ mạnh và thành công trong mọi công việc.
Một lần nữa, xin cảm ơn sự quan tâm và nỗi bất bình của ông.

Trân trọng và quý mến,
Trần Xuân An
07-04 HB8

Posted in Về ông Lâm Hữu Xưa | Thẻ: | Leave a Comment »