.
Posted by Trần Xuân An trên 29.09.2014
.
Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 29.09.2014
Hòa giải dân tộc để đoàn kết dân tộc:
Với ngôn từ và ngữ điệu lạnh tanh, bổ sung thêm:
“QUỐC GIA” BỊ KẸP GIỮA HAI GỌNG KÌM THIÊN CHÚA GIÁO VÀ “CỘNG SẢN”,
1954-1975
Trần Xuân An
1) Miền Nam Việt Nam sau 1955 bị cướp mất tính chính danh tối thiểu còn sót lại, do Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại. Dẫu sao Bảo Đại vẫn còn mang danh là vua triều Nguyễn, một triều đại chính danh từ thời các chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn. Ngô Đình Diệm lại là đại điện của bộ phận Thiên Chúa giáo vốn câu kết với thực dân Pháp, Tây Ban Nha từ lúc chúng mới khởi đầu xâm lược nước ta (1858). Ngô Đình Diệm còn có mưu toan lấy Thiên Chúa giáo làm quốc giáo! Nguyễn Văn Thiệu sau đó cũng là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng ông ta và giáo hội Thiên Chúa giáo Nam Việt Nam đã từ bỏ ảo vọng Thiên Chúa giáo hóa toàn Miền Nam. Nói chung, phần lớn những người trong giới lãnh đạo Miền Nam Việt Nam không có quá trình chống thực dân Pháp nên không được nhân dân tín nhiệm.
2) Sau thời Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị bắn chết (đầu tháng 11-1963), Miền Nam Việt Nam quá mức tự do, đến mức phải gọi là “loạn tự do”. Nạn tham nhũng cũng tràn lan. Nói chung, nội trị không ổn. Sự thể “loạn tự do, loạn tham nhũng” đó không phù hợp với một miền đất đang trong thời chiến tranh.
3) Miền Nam Việt Nam bị biến thành chiến trường từ nông thôn cho đến thành thị, do sự tấn công của lực lượng du kích và chính quy dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của “Cộng sản Bắc Việt Nam”. Quân đội Nam Việt Nam phải căng sức ra để đối phó. Nhân dân, gồm cả trí thức Miền Nam, lo sợ chiến tranh, chán ghét chiến tranh, mặc dù đại đa số không muốn Miền Nam bị đánh chiếm bởi “Cộng sản Bắc Việt”.
4) Đại đa số nhân dân Miền Nam Việt Nam, bao gồm cả trí thức, đều chán ghét sự dựa dẫm, lệ thuộc vào Pháp (1954-1956) rồi vào Mỹ và các nước đồng minh (1955-1975) của chính quyền Miền Nam, và đồng thời, họ cũng chán ghét như vậy đối với Miền Bắc Việt Nam, về sự dựa dẫm, lệ thuộc vào Liên Xô, Trung Cộng và các nước Đông Âu. Nhân dân Miền Nam muốn thực hiện quyền tự quyết dân tộc trên nửa nước, không có sự xâm chiếm của “Cộng sản Miền Bắc” và quyết đánh đổ những chính phủ do đại diện Thiên Chúa giáo lãnh đạo.
5) Mặc dù bất phục các lãnh đạo đại diện cho Thiên Chúa giáo Nam Việt Nam, nhưng binh lính, công chức Miền Nam vẫn cùng chung lí tưởng tự do, dân chủ với họ. Binh lính, công chức Miền Nam chứa chan lòng yêu nước vốn đã trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, và có ý thức chống cộng để chống sự bành trướng của Trung Cộng về quyền lực (mưu đồ nô dịch hóa), về lãnh thổ (bao gồm biển đảo) và chống cộng (cố nhiên gồm cả Liên Xô) để bảo vệ tự do, dân chủ. Đó là sự thật lịch sử, rất cốt lõi, không thể tránh né, không đề cập đến.
6) Trong khi đó, Miền Bắc Việt Nam được tổ chức theo mô hình chủ nghĩa xã hội thời chiến với cách thức kiểm soát hết sức chặt chẽ, trên mọi lĩnh vực, từ văn hóa, giáo dục đến kinh tế, xã hội… Mỗi người trẻ tuổi đều được huấn luyện trở thành một chiến sĩ chỉ biết cầm súng. Đó là những con-người-công-cụ, phù hợp với việc lao vào chiến tranh. Lòng yêu nước và lí tưởng cộng sản chủ nghĩa được nhồi nhét một chiều nên họ sẵn sàng đi vào Miền Nam để giải phóng đồng bào ruột thịt. Họ những tưởng Miền Bắc ưu việt hơn Miền Nam về mọi mặt! Vả lại, thiết chế xã hội với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (tập thể hóa và quốc hữu hóa), chính sách hộ khẩu nghiêm ngặt, toàn bộ, triệt để khiến họ chỉ có một con đường duy nhất là chịu sự điều động của Nhà nước. Mặt khác, họ cũng tự trấn an là có thể hoàn toàn giao phó đời sống gia đình (cha mẹ, anh em, vợ con) cho hợp tác xã, cho Nhà nước…
7) Từ những nguyên nhân đó, sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam (30-4-1975) là tất yếu. Và sự đổ vỡ ảo vọng xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu từ đó, trên Miền Bắc và cả nước, nhưng quán tính vẫn còn đến dăm bảy năm sau.
8) Dĩ nhiên những điều trên đây chỉ là nhận định về giai đoạn lịch sử 1954-1975, cách đây đã gần 40 năm. Giai đoạn đó đã trở thành sử, chứ không phải là thời sự chính trị.
T.X.A.
28-9 HB14 (2014)
Xem từ:
Link bài viết này trên Facebook:
.
Posted in Chưa phân loại | Thẻ: hoà giải dân tộc | Leave a Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 29.09.2014
THỬ SƠ SÀI SO SÁNH QUỐC GIA & CỘNG SẢN 1954-1975
Trần Xuân An
1) CÁCH MẠNG: Trước 1954: Phải chăng để làm cách mạng, đánh đổ chế độ thực dân Pháp có vũ khí hùng hậu, thì những người “Quốc gia” khó có thể làm được, vì “Quốc gia” không có lực lượng quần chúng nghèo khổ đông đảo ủng hộ, trong điều kiện có sự cạnh tranh của “Cộng sản”. Công nông cứ tin tưởng là lí tưởng xã hội chủ nghĩa (thiên đàng trên mặt đất) có thể thực hiện được. Điều này khác với các thời kì thuộc các hình thái xã hội chưa có phong trào cộng sản, như thời phong kiến ở nước ta từ thế kỉ XVIII trở về trước (thời Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…). Vả lại, trước 1954, trong điều kiện vũ khí hiện đại là tối quan trọng, “Quốc gia” không có nguồn viện trợ vũ khí hiện đại nào cả, “Cộng sản” thì có nguồn viện trợ từ Nga Sô, Trung Cộng.
2) QUÂN SỰ: Trong chiến tranh quốc gia – cộng sản (1954-1975), “Quốc gia” cũng lấy thủ làm chính, trong khi “Cộng sản” lấy công làm chính. Mỹ không kích ở Miền Bắc Việt Nam cũng có thể gọi là công, nhưng với mục đích ngăn chặn Miền Bắc đưa quân vào Nam và để răn đe là chính. Cả “Quốc gia” lẫn Mỹ và quân đồng minh chưa bao giờ đưa quân bộ binh ra Miền Bắc Việt Nam, biến Miền Bắc thành chiến trường, nhằm cướp chính quyền ở Miền Bắc.
3) VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG: Cũng trong chiến tranh quốc gia – cộng sản (1954-1975), “Quốc gia” chủ trương tự do văn nghệ, báo chí, ngôn luận nên không thể kiểm soát được, để tràn lan văn hóa ủy mị, phù phiếm, độc hại (tạo ra con người mềm yếu, cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ…); “Cộng sản” lại kiểm soát gắt gao, hết sức chặt chẽ về lĩnh vực này, và chỉ cho toàn xã hội được nghe, được đọc, được học, được bàn duy nhất một luồng chính thống từ nhà nước cộng sản (tạo ra con người cứng rắn, máy móc, suy nghĩ – cảm xúc một chiều…) (*).
4) KINH TẾ: Trong xây dựng đất nước, quy luật kinh tế tư hữu vốn có hàng ngàn năm lại tỏ ra ưu thế hơn quan hệ sản xuất công hữu. Hàn Quốc và Đài Loan là ví dụ. Ưu thế này càng thể hiện rõ trong thời bình. Tuy nhiên, trong thời chiến, nền kinh tế tập trung, hoàn toàn do nhà nước cộng sản toàn trị nắm, thì lại thuận lợi trong việc tuyển quân, tuyển dân công hỏa tuyến và trong việc điều phối lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khác…
T.X.A.
26-09 HB14 (2014)
_____________________________
(*) Điều này cũng có thể nhận thấy ở hai khối trên thế giới, tiêu biểu như ở Mỹ, Pháp và ở Liên Xô, Trung Quốc… Biểu tình phản chiến, thông tin chiến sự trên các đài truyền hình, phát thanh và báo chí ở Mỹ là quá cỡ tự do (tung ra cả thông tin có lợi lẫn bất lợi), trong khi ở Liên Xô, Trung Quốc lại cũng như ở Miền Bắc Việt Nam, có kiểm soát, và kiểm soát rất chặt chẽ (chỉ tung ra những thông tin có lợi)…
Xem thêm:
Link trên Facebook của bài này:
________________________________
1) “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì chỉ là giả dối” (ngạn ngữ) ;
2) “Con người công cụ, đó là công-cụ-biết-nói” ;
3) “Thiết chế xã-hội-trại-lính là cách thức tổ chức xã hội với quân lệnh như sơn, thi hành trước, khiếu nại sau” ;
4) “Con người là cây sậy biết suy tư” (L’homme est un roseau pensant – B. Pascal) ;
5) Quyền được thông tin là điều kiện cần, và khả năng phân tích thông tin là điều kiện đủ (T.X.A.) ;
6) Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng phải biết tôi luyện để vượt thắng hoàn cảnh mới là con người đích thực…
.
Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 29.09.2014
Hòa giải dân tộc
để đoàn kết dân tộc:
NHỮNG Ý RỜI TRÊN FACEBOOK CỦA TÔI
1
CÁC THÀNH VIÊN FB., CÁC NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO, NHÀ SỬ VÀ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ NGHĨ NHƯ THẾ NÀO, NẾU TÔI MẠN PHÉP NÊU VẤN ĐỀ:
PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ VÕ VĂN KIỆT (1922-2008) LÀ NGƯỜI DUY NHẤT HIỂU DÂN, THƯƠNG DÂN, ĐẶC BIỆT LÀ DÂN MIỀN NAM THỜI HẬU CHIẾN?
VÀ LÒNG THƯƠNG DÂN MIỀN NAM HẬU CHIẾN ĐÓ THỂ HIỆN Ở NHỮNG CÂU NÓI SAU ĐÂY, NHẤT LÀ CÂU THỨ 4 TRONG 4 CÂU:
1) “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.
2) “Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.
3) “Không ai chọn cửa mà sinh ra!”.
4) “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”.
17 Tháng 9 lúc 19:20
____________________
Nguồn: Các câu trích dẫn trong ngoặc kép từ Wikipedia (bài “Võ Văn Kiệt”).
2
NÊU VẤN ĐỀ VỚI NHAU chỉ nhằm mục đích:
ĐỂ HÒA GIẢI DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Thân gửi bạn học Phạm Hồng Thắng (Đà Nẵng)
1
Nếu nói chỉ có người cộng sản mới yêu nước thì hầu hết nhân loại hiện nay đều không yêu nước? Nói cụ thể hơn, chỉ có những người cầm quyền tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam là yêu nước thôi sao? Tất nhiên là không phải như vậy. Vì thế, nhân vật lịch sử Võ Văn Kiệt (1922-2008) mới chỉnh sửa lại: “Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình”; “có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.
Tuy nhiên, chúng ta phải đặt vấn đề trong giai đoạn lịch sử cụ thể 1858-1885-1945-1954-1975. Bấy giờ, yêu nước là chống ngoại bang xâm lược hay buộc nước ta phải chịu lệ thuộc. Những nước nào xâm lược nước ta, những nước nào buộc nước ta phải chịu lệ thuộc (làm chư hầu tư bản chủ nghĩa hay chư hầu xã hội chủ nghĩa)? Những ai là người Việt Nam từng chống ngoại xâm, chống lệ thuộc hóa trong giai đoạn lịch sử ấy? Thử phóng tầm nhìn ra các nước cùng thân phận nô lệ như nước ta thuở ấy. Trả lời bằng sự thật lịch sử là thấy rõ vấn đề.
Nội dung thứ hai của khái niệm yêu nước: xây dựng đất nước. Các nước trên thế giới xây dựng đất nước của họ theo cách nào, trong thuở bấy giờ và hiện nay? Trả lời là thấy rốt ráo vấn đề.
2
Phải chăng cũng phải đặt vấn đề như thế này:
Dĩ nhiên hầu hết người Việt Nam tại Miền Nam cũng như tại Miền Bắc (trong giai đoạn lịch sử 1858-1885-1945-1954-1975) đều yêu nước, theo những con đường cứu nước khác nhau.
Nhưng, ai là người chiến thắng thực dân Pháp, góp phần vào chiến thắng phát xít Nhật, chiến thắng can thiệp Mỹ, chiến thắng bành trướng Trung Cộng (& KhMer Đỏ)?
Yêu nước và thất bại là những ai?
Yêu nước và chiến thắng ngoại bang xâm lược, lệ thuộc hóa nước ta là những ai?
Câu trả lời, ai cũng rõ.
Tuy nhiên, chính vì xuất phát từ câu nói “chỉ những người cộng sản mới yêu nước” (“trong thời đại ngày nay, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, “Đảng ta luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Đảng ta”…) nên người cộng sản phạm phải TỘI LỊCH SỬ NGHIÊM TRỌNG, đó là tiêu diệt những người, những lực lượng yêu nước khác chính kiến (gồm cả việc tấn công Miền Nam Việt Nam, sau 1954). Phải chăng là thế?
3
Mặc dù sự thật lịch sử là vậy, nhưng chính mục tiêu độc lập dân tộc (gồm 54 nhân tộc) và thống nhất đất nước đạt được đã biện minh cho tất cả những sai lầm, thậm chí là tội ác có tính lịch sử? Đây cũng là một câu hỏi gửi vào sử học, đạo đức học…
Vấn đề còn lại là tự do thực sự, dân chủ thực sự (so sánh với các nước trên thế giới), và tối thượng, bức thiết nhất, đó là toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm biển đảo).
Vâng, bạn thân mến, chúng ta nêu vấn đề với nhau chỉ nhằm mục đích:
Để hoà giải dân tộc và đoàn kết dân tộc.
T.X.A.
21-9 HB14 (2014)
3
THÓI MÊ TÍN CÓ CẢ TRONG CẢM THỤ THƠ CA
Cảm thụ thơ ca mà cũng có tính mê tín sao? Thấy thơ của thi sĩ Bùi Giáng có nhiều bài hay và lạ, và cũng vì cuộc đời ông rất quái kiệt, nên có nhiều tay mơ thẩm thơ, những nhà phê bình ham dzui, thích tếu cứ thế mà tung hô, rồi ai ai cũng ca ngợi theo, thậm chí ca ngợi cả những bài tào lao, vớ vẩn nhất của ông.
T.X.A.
22 Tháng 9 lúc 7:20
4
THỬ ĐỨNG TRÊN LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC VIỆT NAM, LẤY DÂN TỘC VIỆT NAM LÀM TRỌNG
LỜI THƯA NGỎ
NHẬN THỨC VỀ GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 1930-1945-1954-1975-1991, TRỌNG TÂM LÀ 30 NĂM TỪ 1945 ĐẾN 1975, NẾU ĐỨNG TRÊN LẬP TRƯỜNG VÀ VỚI QUAN ĐIỂM ĐƠN THUẦN MIỀN BẮC HOẶC ĐƠN THUẦN MIỀN NAM (1954-1975), CHÚNG TA SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ MỘT NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN, THỎA ĐÁNG VÀ SẼ KHÔNG NGỚT GÂY TRANH CÃI.
NHƯ THẾ, CHÚNG TA SẼ KHÔNG THỂ HÒA GIẢI DÂN TỘC ĐỂ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
TRÊN TÀI KHOẢN FACEBOOK NÀY, TÔI ĐÃ THỬ ĐỨNG TRÊN LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC VIỆT NAM, LẤY DÂN TỘC VIỆT NAM LÀM TRỌNG, VỚI MỤC ĐÍCH ẤY.
T.X.A.
Tháng 3 – tháng 9 HB14 (2014)
5
THỬ NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÁNH ĐUỔI ĐƯỢC THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) VÀ ĐÁNH THẮNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975)
1) Những người cộng sản Việt Nam đánh đuổi được thực dân Pháp (1946-1954) là anh hùng rồi. Có hàng vạn anh hùng, có công với dân tộc Việt Nam như thế. Mặc dù có những sai lầm, thậm chí là tội ác do những sai lầm, thì họ vẫn là anh hùng. Trong lịch sử, có anh hùng tài đức vẹn toàn (rất ít), và cũng có anh hùng còn phạm sai lầm. Tối thiểu, họ cũng thuộc loại thứ hai.
2) Về những người cộng sản Việt Nam đánh thắng Mỹ và chính quyền Miền Nam, nếu xét lại, thì câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải tấn công, đánh chiếm (giải phóng) Miền Nam hay không? Có người đưa ra dẫn chứng phản bác, cho rằng, việc đó không cần thiết, thậm chí là tội ác (vì cả Nam lẫn Bắc, quân lẫn dân, chết hàng triệu người, trong giai đoạn ấy, 1954-1975). Hãy xem các nước, các vùng lãnh thổ như Nam Hàn (Hàn quốc), Đài Loan, Hồng Kông, Tây Đức (CHLB. Đức), có cần phải “giải phóng” đâu, mà vẫn giàu mạnh, độc lập, thậm chí giàu mạnh hơn, độc lập hơn! Tuy nhiên, có người dẫn ra luận điểm chính của chủ trương tấn công, đánh chiếm Miền Nam (tức là giải phóng Miền Nam) của chính quyền Miền Bắc hồi đó: “Giải phóng Miền Nam để bảo vệ Miền Bắc” và để “thống nhất đất nước”. Và họ đã thắng, 30-4-1975. Chiến thắng với mục tiêu đạt được là ĐỘC LẬP DÂN TỘC và THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, Miền Bắc đã biện minh được tất cả những sai lầm, tội ác (tổn thất của quân đội, nhân dân hai Miền — VNCH. và VNDCCH….).
GHI CHÚ QUAN TRỌNG: Chỉ sợ phương châm machiavelisme “Cứu cánh [tốt] biện minh cho phương tiện [xấu]” trở thành chiêu bài để tha hồ sát phạt, bắt bớ, tù đày và hiếu chiến…
T.X.A.
23-9 HB14 (2014)
23 Tháng 9 lúc 16:50
Mở rộng ý tưởng từ bài viết ngắn:
6
CÓ LẼ TÔI HƠI HỮU KHUYNH CHĂNG?
TRAO ĐỔI VỚI MỘT THÀNH VIÊN FACEBOOK
(K/g anh Lê Kim Lực)
“Chân lí thuộc về kẻ mạnh” và chủ nghĩa Machiavel chỉ thực hiện được (một cách bá đạo!) trong thời đại mỗi xứ, mỗi nước là một cõi cô lập hay gần như thế, và dưới chế độ phong kiến, cộng hòa cổ trung đại. Thời của chúng ta, cao trào dân chủ đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, kể cả các nước quân chủ lập hiến. Gần đây, lại bùng nổ cách mạng thông tin. Do đó, chúng ta phải tranh thủ lấy những thuận lợi mà thời xa xưa hay cận đại không thể có, để nhân dân độc lập, tự do, dân chủ hơn, cụ thể là nghe, đọc, xem, thấy, thực hiện những điều đúng, chân thực hơn. Không nên so sánh thời của chúng ta với thời cổ trung đại, cận đại, ngay cả những thập niên “đóng cửa”, bị cấm vận trước 1991, 1995. So sánh như thế là không tốt, thêm thiệt thòi cho hiện tại.
Con người có khả năng tiếp thu theo kiểu “đi tắt, đón đầu” (trong khoa học kĩ thuật cũng như dân chủ). Vả lại, VN đã có truyền thống văn hiến mấy ngàn năm, tiềm tàng tính dân chủ, nữ quyền… So sánh với các nước đồng văn như Hàn quốc, Nhật Bản (cùng chữ vuông như chữ Nôm của ta) thì thấy rõ. So sánh với các nước cũng ảnh hưởng văn hóa Ấn như Thái Lan, Indonesia… cũng thấy rõ.
Tôi mạn phép nhận xét về các lời bàn luận của anh: Hơi bảo thủ, biện minh cho chuyên chính toàn trị kiểu Trung Cộng (Trung Quốc)…
Nói thêm: Ở Miền Nam, quen với 21 năm dân chủ, ít ra là từ sau khi truất phế chế độ độc tài, gia đình trị họ Ngô (Ngô Đình Diệm), nên … chịu không nổi…
T.X.A.
24-9 HB14
7
TƯ LIỆU:
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP ĐỂ NẮM VỮNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM (thuận lợi trong việc tuyển quân và dân công)
VỚI MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
NGAY TỪ 1956
Với các nhà thơ khác ở Miền Bắc, tôi không dám cả quyết, nhưng với Tố Hữu, tôi có thể đoan chắc là thơ ông ít nhiều đều phản ánh chủ trương chính trị, kinh tế, quân sự và các lĩnh vực khác của Đảng Lao động Việt Nam. Đọc bài thơ “Trên miền Bắc mùa xuân” trong âm hưởng chưa vơi của những thông tin sôi trào trên báo chí, mạng vi tính liên thông toàn cầu về cải cách ruộng đất 1946-1957, hẳn chúng ta sẽ thấy rõ: Cải cách ruộng đất và bước đầu hợp tác hóa nông nghiệp còn có một mục đích là nắm vững nguồn sản xuất lương thực (thuận lợi trong việc tuyển quân và dân công) để chuẩn bị tấn công và thúc đẩy nổi dậy ở Miền Nam Việt Nam. Xin nhớ bài thơ này Tố Hữu viết vào ngày 05 tháng 02-1956.
————————-
.TRÊN MIỀN BẮC MÙA XUÂN — TỐ HỮU
————————-
… “Bà con đi đâu vậy
Vui hơn cả hội hè?
Trống đánh cờ bay dậy
Sôi sục khắp đồng quê.
Đi đi ra trường đấu
Quật địa chủ cường hào!
Ruộng đất, ta làm chủ
Chấp chới đỏ cờ sao”….
….”Trên đường sắt, chuyến tàu trưa hối hả
Chạy về Nam. Như một đạo quân
Chuyển rầm rầm trên miền Bắc mùa xuân”.
5-2-1956
———————————————–
———————————————–
TRỌN BÀI:
TRÊN MIỀN BẮC MÙA XUÂN
Tôi chạy trên miền Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân
Rạo rực muôn màu sắc
Náo nức muôn bàn chân.
Đường nhựa dài óng ả
Đồng chiêm mạ xanh rờn
Ga mới hồng đôi má
Cầu mới thơm mùi sơn.
Bà con đi đâu vậy
Vui hơn cả hội hè?
Trống đánh cờ bay dậy
Sôi sục khắp đồng quê.
Đi đi ra trường đấu
Quật địa chủ cường hào!
Ruộng đất, ta làm chủ
Chấp chới đỏ cờ sao.
Đi đi ra chống hạn
Thay trời, ta làm mưa
Vui sao tiếng nước lên đồng cạn
Vui sao tiếng hát trên đồng bừa!
Tôi đi dưới nắng trưa
Mùa xuân ấm áp
Nghe hơi thở của đồng quê mập mạp
Bãi phù sa xanh mượt ngô non
Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn
Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ
Rực rỡ những làng vàng tươi mái rạ
Gạch mới nung, đá trắng chất bên đường
Khói lò bay quanh những phố phường
Sắt sáng chói những bể dầu xưởng máy
Và trường học đã mọc lên từng dãy…
Sướng vui thay, miền Bắc của ta
Cuộc sống tưng bừng đổi sắc thay da
Ta nghe rõ: Mỗi giờ mỗi phút
Cả đất nước đang tiến lên vùn vụt
Như cỗ xe trăm mã lực khổng lồ
Mà bàn tay thần diệu của Bác Hồ
Cầm chắc lái, bay trên đường vạn dặm
Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm…
Giữa mùa xuân vững bước tới tương lai
Tôi vui đi, mê mải… một hai
Giật mình nghe tiếng còi dài gióng giả
Trên đường sắt, chuyến tàu trưa hối hả
Chạy về Nam. Như một đạo quân
Chuyển rầm rầm trên miền Bắc mùa xuân.
5-2-1956
TỐ HỮU
Trần Xuân An Cảm ơn bạn Thanh Hung Nguyen … . T/g bạn Ngô Vưu, bạn Nguyễn Chiến…
24 Tháng 9 lúc 10:34 • Đã được chỉnh sửa • Thích • 1
Trần Xuân An Bình cái ni cho dzui đi bạn Ngô Vưu !
24 Tháng 9 lúc 13:36 • Thích
Lanhx Tran Van tuc là nguoi!
24 Tháng 9 lúc 13:50 • Thích
Trần Xuân An Hồi đó (1954-1975) ở Miền Bắc rất hiếm radio (đài bán dẫn) và cũng không có phương tiện thông tin đại chúng nào ngoài báo chí, phát thanh, truyền thanh của Nhà nước, nên những bài thơ như thế này cứ ngâm đi ngâm lại, đọc mãi đọc hoài… thì quả thật nó cũng làm thay đổi nhãn quan của nhân dân, kể cả trí thức ngoài Bắc, cho dù họ tận mắt nhìn thấy, hiểu rõ thực trạng oan sai trong đấu tố, lại dầy rẫy cố vấn Trung Quốc chỉ đạo trực tiếp… Phải rứa không hè?
24 Tháng 9 lúc 14:17 • Thích • 1
Trần Xuân An “Đi đi ra trường đấu / Quật địa chủ cường hào! / Ruộng đất, ta làm chủ”… Rõ là đấu tố, quật ngã ĐỊA CHỦ, CƯỜNG HÀO, chứ không phải Việt gian (không phải “Đi đi ra trường đấu / Quật Việt gian địa, hào!”), và mục đích để tịch thu nhà cửa, ruộng đất chia cho bần nông, sau đó lấy lại, để trở thành tài sản sở hữu tập thể; đồng thời đánh đổ các chức sắc thôn làng như chánh tổng, lí trưởng, quan chức phong kiến hưu trí… Cho nên, cứ ĐỊA CHỦ, CƯỜNG HÀO là bị đấu, mặc dù không phải địa chủ, cường hào làm Việt gian. Như vậy, đây thực sự là ĐẤU TRANH GIAI CẤP, chứ không phải trừng trị bọn câu kết với giặc ngoại xâm. Đã là địa chủ (chủ đất, có phát canh thu tô), cường hào (chức sắc địa phương, có thế lực) là KẺ THÙ CỦA GIAI CẤP. —- Phải rứa không hè? ———- Việt gian địa chủ, cường hào đã bị đấu tố, tử hình từ 1946 đến 1953, 1954… Thời điểm bối cảnh đấu tố trong bài thơ này là 1956.
24 Tháng 9 lúc 17:20 • Đã được chỉnh sửa • Thích
Trần Xuân An …”Trên đường sắt, chuyến tàu trưa hối hả
Chạy về Nam. Như một đạo quân
Chuyển rầm rầm trên miền Bắc mùa xuân”.
5-2-1956
(Trích thơ Tố Hữu) —————
Nguyên văn thông tin trên báo Thanh Niên: ——————–
Kỷ niệm 50 năm “Đề cương cách mạng miền Nam”
28/10/2006 0:07
“Cách đây đúng 50 năm, tác phẩm Đề cương cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam Bộ soạn thảo đã được hoàn chỉnh tại TP.HCM…”, đại diện Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM đã nhắc lại tại lễ kỷ niệm 50 Đề cương cách mạng miền Nam, tổ chức sáng 27.10 tại TP.HCM.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhiều vị nguyên là cán bộ lãnh đạo các phong trào cách mạng miền Nam, các anh hùng lực lượng vũ trang, mẹ VN anh hùng cùng đông đảo các nhà cách mạng lão thành đã đến dự lễ.
Theo nhân chứng – bà Phan Kim Thảo – kể tại buổi lễ, khoảng tháng 5 hoặc tháng 6.1956, đồng chí Lê Duẩn từ miền Tây Nam Bộ về Sài Gòn và ở tại số 29 Huỳnh Khương Ninh (khu Đa Kao, Q.1). Từ đó đến cuối năm 1956, đồng chí Lê Duẩn viết hoàn thành bản đề cương “Đường lối Cách mạng miền Nam VN”, sau đổi thành “Đề cương cách mạng miền Nam”, dài 24 trang viết tay. Bà Thảo cho biết, bà được tổ chức Đảng phân công về địa chỉ bí mật này để “giúp việc nhà” và cùng với một vài người khác nữa viết bạch chỉ (viết lại bản nháp) bản đề cương để gửi về Trung ương. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam nổ ra, tạo đà cho chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975.
N.Thủy —- http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200643/167813.aspx
Kỷ niệm 50 năm “Đề cương cách mạng miền Nam”
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhiều vị nguyên là cán bộ lãnh…
THANHNIEN.COM.VN
24 Tháng 9 lúc 15:14 • Thích • Xóa xem trước
Trần Xuân An “Trên Miền Bắc mùa xuân” là bài thơ vẫn được in lại trong nhiều ấn bản thơ được tái bản sau năm 1975. Bản tôi hiện có trong tay là “Thơ Tố Hữu”, Nxb. Văn học giải phóng, in xong vào ngày 20-10-1975 tại nhà in Thanh Tân (ở Sài Gòn [?]), tr. 103-105. Vào những năm đầu 80/XX, trong những sách phục vụ giảng dạy và học tập tại trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, dùng làm sách tham khảo, đọc thêm, cũng có bài này. Như vậy, đây là bài thơ thể hiện quan điểm rõ rệt, nhất quán của Tố Hữu (và qua đó, thấy rõ là cũng của TW.) về cải cách ruộng đất 1946-1957. Ngẫm lại, dĩ nhiên tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, thì phải cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất để bước đầu chia cho bần nông, bước kế tiếp là tập thể hóa. ——— Tại Miền Nam, sau 30-4-1975, cũng tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất như thế, nhưng không có đấu tố, vì Đảng Lao động VN đã sửa sai và bản thân địa chủ, phú nông cũng đã làm giấy cam đoan tự nguyện hiến đất (trong thế bắt buộc). ————— Cách mạng quan hệ sản xuất, tại nông thôn thuở trước, gọi là “cải cách ruộng đất”, là mục tiêu đồng thời là điều kiện, là phương tiện chủ yếu của cách mạng vô sản (xã hội chủ nghĩa).
24 Tháng 9 lúc 17:28 • Đã được chỉnh sửa • Thích
Nguyễn Chiến thơ TH đã làm tròn nhiệm vụ tuyên truyền và hết, Ông có nhớ Bút máu của Vũ Hạnh ko?
24 Tháng 9 lúc 18:18 • Bỏ thích • 1
Trần Xuân An Bài này được Tố Hữu viết theo cách biểu hiện “cái nên có” thay vì “cái thực có / hiện có” (tức là tô hồng hiện thực vốn chẳng tươi hồng), phải không bạn Nguyễn Chiến ?
24 Tháng 9 lúc 18:57 • Đã được chỉnh sửa • Thích
Nguyễn Chiến K phải vậy đâu. Chủ nghĩa Lm rất đẹp và nhân văn k bao giờ như vậy (,,,,)
24 Tháng 9 lúc 19:05 • Thích
Trần Xuân An Lãng mạn cách mạng (xhcn), chứ không phải lãng mạn thuộc hệ mĩ học khác.
24 Tháng 9 lúc 19:07 • Thích
Nguyễn Chiến k có cái gì như vậy đâu. Đấy chỉ là LM tếu k có cơ sở văn hóa và triết học như Chủ nghĩa LM ở Phương Tậy cuối thế kỉ 19 – 20 đâu!
24 Tháng 9 lúc 19:10 • Thích
Trần Xuân An Yếu tố lãng mạn trong phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa ấy mà. Đó là cái NÊN CÓ. Nhưng ở đây, tỉ lệ lãng mạn cách mạng xã hội chủ nghĩa lấn lướt cả hiện thực vốn có (cái HIỆN CÓ / THỰC CÓ) khi phản ánh vào tác phẩm, theo ý đồ chủ quan của tác giả. Nói gọn: Tô hồng hiện thực vốn đen..
24 Tháng 9 lúc 19:15 • Đã được chỉnh sửa • Thích
Nguyễn Chiến PPST đó giới sáng tác vứt lâu rồi. Ông mà còn sáng tác theo nó là coi như tự sát
24 Tháng 9 lúc 19:17 • Thích
Trần Xuân An Mình nói về bài “Trên Miền Bắc mùa xuân” của Tố Hữu (1956).
24 Tháng 9 lúc 19:18 • Thích
Nguyễn Chiến Những tác giả tác phẩm hay sau 75 như Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, truyện ngắn Ng Huy Thiệp, kịch LQV….có HTXHCN gì đâu
24 Tháng 9 lúc 19:20 • Thích
Trần Xuân An Thì mình đang bàn về Tố Hữu với bài đó (1956), chứ đâu có nói đến những tác phẩm của các tác giả sau Đổi mới (1986)
24 Tháng 9 lúc 19:22 • Đã được chỉnh sửa • Thích
Nguyễn Chiến Đó là 1 bài đinh của TH mục đích tuyên tuyền cho CCRĐ, Giờ đọc lại khó chịu quá (THay trời ta làm mưa,,, Thắng thiên nhiên ta làm chủ đời ta) Đúng là lạc quan tếu. Con ng k bao giờ chiến thắng đc th nhiên
24 Tháng 9 lúc 19:23 • Thích
Trần Xuân An Phải biết quy luật của giới tự nhiên (thiên nhiên) để khai thác, cải tạo nó. Sai quy luật là tan hoang.
24 Tháng 9 lúc 19:25 • Thích
Nguyễn Chiến ok, TXA có vẻ thấm nhuần tư tưởng của giai cấp tiên tiến ghê hỉ. Thế cũng tốt, vì có cái gì đó để tin tưởng để hướng tới. Mình k như thế. mình thấy mỗi sáng mặt trời như k mọc lên nổi
24 Tháng 9 lúc 19:32 • Thích
Trần Xuân An Hồi còn sinh viên, mình thấm nhuần thật. Mấy năm đi dạy, cũng vậy. Nhưng dần dần tỉnh ra. Ông đã đọc cuốn truyện – hồi ức “GIỮA THUỞ CHUYỂN MÙA” của mình rồi mà.
24 Tháng 9 lúc 19:35 • Thích
Nguyễn Chiến Mình cũng vậy. Phùng Quán trong bài thơ Trăng hoàng cung đã gào lên : Ta đã bị dối lừa!
24 Tháng 9 lúc 19:37 • Thích
Trần Xuân An Đau! Đau! ————- Thật ra, chúng ta nên lẩy câu thơ “Ta đã bị dối lừa”, trong bài thơ “Tôi khóc…” thuộc tập “Trăng hoàng cung” của Phùng Quán, ra khỏi văn cảnh (ngữ cảnh) của bài thơ ấy. Phải lẩy ra, tách ra như một câu thơ độc lập, gắn vào mạch chuyện chúng ta đang “bàn luận”, cho phù hợp. Chúng ta đang nói chuyện chúng ta bị lừa dối bởi những bài thơ tuyên truyền chính trị kiểu tô hồng kia mà, có dính dáng gì đến hoàng cung hoàng hậu mộng tưởng, tự trào, tự giễu của Phùng Quán!
24 Tháng 9 lúc 19:38 • Thích
Van Le • Bạn bè với Nguyễn Ngọc Hạnh và 2 người khác
A ! A ! Minh bi nhoi so mot thoi gian qua dai ,them nghe dai ,bao chi ,chi toan nhan duoc banh ve ,bao nuoc ngoai chi co Lenin va Lienxo vi dai ,roi den khi qua ben nay song moi Dau ,dung ….Dau ,Dau cho mot quoc gia ,cho mot dan toc ,thuong qua VN oi !
24 Tháng 9 lúc 20:25 • Bỏ thích • 1
Trần Xuân An VN mình như vậy là trải nghiệm hầu hết các chủ thuyết chính, các thế lực lớn của thời đại rồi đó, và trả giá đau đớn. Đau đơn để vươn dậy.
24 Tháng 9 lúc 21:54 • Thích
Van Le • Bạn bè với Nguyễn Ngọc Hạnh và 2 người khác
“To hong hien thuc von den ” chi danh cho chi em phu nu di tham my vien thoi .
24 Tháng 9 lúc 23:17 • Bỏ thích • 2
Trần Xuân An T / g Nguyễn Chiến ; Q / g cô Van Le : Bổ sung, sau khi đọc lại “Tôi khóc…” của Phùng Quán: ————- Thật ra, chúng ta nên lẩy câu thơ “Ta đã bị dối lừa”, trong bài thơ “Tôi khóc…” thuộc tập “Trăng hoàng cung” của Phùng Quán, ra khỏi văn cảnh (ngữ cảnh) của bài thơ ấy. Phải lẩy ra, tách ra như một câu thơ độc lập, gắn vào mạch chuyện chúng ta đang “bàn luận”, cho phù hợp. Chúng ta đang nói chuyện chúng ta bị lừa dối bởi những bài thơ tuyên truyền chính trị kiểu tô hồng kia mà, có dính dáng gì đến hoàng cung hoàng hậu mộng tưởng, tự trào, tự giễu của Phùng Quán!
8
TƯ LIỆU:
Trích:
ĐỀ CƯƠNG CÁCH MẠNG MIỀN NAM
(tháng Tám 1956)
LÊ DUẨN
1) … “Những sự kiện khách quan của thời đại mới đã ảnh hưởng sâu sắc tới trào lưu dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương đánh thực dân Pháp mà không đả động tới quyền lợi giai cấp. Họ cho rằng ai nói đến quyền lợi của giai cấp trong nước là có tội với dân tộc. Thậm chí, một số lãnh tụ Quốc dân đảng còn cho rằng trước hết phải tiêu diệt những người cộng sản rồi sau mới đánh thực dân Pháp, vì những người cộng sản chủ trương chia ruộng đất cho dân cày là chia rẽ dân tộc”…
2) … “Kiểm điểm lại chúng ta nhận thấy rằng trong phong trào 1930-1931 chính sách mặt trận nặng về giai cấp hơn là dân tộc; trong thời kỳ 1936-1939, mặt trận mang màu sắc dân chủ chung nhiều hơn là dân tộc; cuối năm 1939 khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, chính sách mặt trận do Đảng đề ra mới có nội dung giai cấp, nội dung dân tộc, dân chủ tương đối đầy đủ và đến năm 1941 về tổ chức, mặt trận mới mang hình thức dân tộc rõ ràng; đó là Mặt trận Việt Minh.
Xây dựng, củng cố, phát triển mặt trận dân tộc tức là bố trí lực lượng các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các thành phần trong dân tộc để đánh bại kẻ thù của cách mạng.
Kẻ thù của nhân dân ta là chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến”…
Nguồn: Lê Duẩn: Tuyển tập, tập I (1950 – 1975),
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 75 – 122.
——————————————————————————————
NHẬN XÉT của người trích:
1) Xin lưu ý:
“Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương đánh thực dân Pháp mà không đả động tới quyền lợi giai cấp”; “Thậm chí, một số lãnh tụ Quốc dân đảng còn cho rằng trước hết phải tiêu diệt những người cộng sản rồi sau mới đánh thực dân Pháp”…
Thật ra, chủ trương trên đây không chỉ của Quốc dân đảng, mà của các lực lượng tại Miền Nam, gọi chung là “Quốc gia”, tập hợp lại trong chính phủ Quốc gia Việt Nam trước 1955, và sau khi Pháp đã hoàn toàn rút khỏi Miền Nam, trong chính phủ Việt Nam cộng hòa. Điều này cho lớp người thuộc thế hệ sau hiểu vì sao Quốc gia Việt Nam (đứng đầu là quốc trưởng Bảo Đại) lại vẫn dựa vào thực dân Pháp, trở thành thành viên của Liên hiệp Pháp; và Việt Nam cộng hòa dựa vào Mỹ (can thiệp, chứ không phải thực dân Mỹ).
((((((((((———- Việt Nam Quốc dân đảng không có uy thế gì nhiều trong Quốc gia Việt Nam và Việt Nam cộng hoà ——– Ngô Đình Diệm lại là đại diện của bộ phận Thiên Chúa giáo vốn gắn bó với thực dân Pháp và Tây Ban Nha trong quá trình chúng xâm lược nước ta dưới triều Nguyễn. Vì nguyên nhân đó, cộng với quá trình cai trị độc tài, nên đã bị đánh đổ và bị bắn chết, 11-1963 ———-))))))))))
2) Xin lưu ý:
“đến năm 1941 về tổ chức, mặt trận mới mang hình thức dân tộc rõ ràng; đó là Mặt trận Việt Minh”.
Việt Minh thực chất vẫn do những người cộng sản lãnh đạo, dựa vào Liên Xô (từ 1920) và Trung Quốc (từ 1949).
Xem lại:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/hoa-giai-dan-toc
https://www.sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/hoa-giai-dan-toc
ThíchThích • • Chia sẻ
LINK:
.
Posted in Chưa phân loại | Thẻ: hoà giải dân tộc | Leave a Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 15.09.2014
Hòa giải dân tộc
để đoàn kết dân tộc:
MỘT ÍT Ý KIẾN, TÁC PHẨM CŨ & MỚI
NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH 02-9 (2014)
& TRIỂN LÃM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1946-1957)
TẠI HÀ NỘI
https://txawriter.wordpress.com…tuyen-ngon-doc-lap-duoc-viet-doc-voi-tinh-than-chu-nghia-quoc-gia/
1
NẾU KHÔNG CÓ TỰ DO HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI THÔNG TIN, KHÔNG CÓ TỰ DO BÀY TỎ CHÍNH KIẾN, XÃ HỘI SẼ TRÌ TRỆ, BỊ NGU DÂN HÓA, NHƯNG TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ VĂN MINH, CŨNG CÓ LUẬT ĐỊNH NHƯ LUẬT TRÒ CHƠI CỦA MỘT TRÒ CHƠI LỚN TRONG SINH HOẠT TẬP THỂ…
Thưa các thành viên FB, chúng ta có quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ chính kiến, tự do học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, tự do ngôn luận, nhưng trong thực tiễn xã hội, chúng ta cũng phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” hiện hành. “Luật chơi” (nói nghiêm túc: luật định), là vậy. Chúng ta bàn luận một cách tự do, nhưng có những ý kiến có thể trở thành chính thức được hiến pháp và luật pháp thừa nhận trong khuôn khổ của chúng, có những ý kiến chúng ta phải tự bảo lưu (quyền bảo lưu ý kiến khác biệt).
T.X.A.
06-9-2014
2
Trần Xuân An – “Mùa hè bên sông” (viết từ 1997 & 2003)
ĐẤU TỐ
(trong CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT theo kiểu Stalinisme và Maoisme)
3
VỀ TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁCH PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG
Ở QUẢNG TRỊ VÀ BẮC TRUNG BỘ:
Xin đưa ra một số từ thường gặp (như ở trích đoạn tạm gọi là “Đấu tố”, trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”*)
Mô (đâu, nào); tê (kia); răng (sao); ri (thế này); rứa (vậy); tau (tao); ôông mệ (ông bà); mi (mày), hoọc (học); roọng (ruộng); chừ (bây giờ); mền / miềng (mình); khôông (không)…
Các từ trên đây bất kì người Quảng Trị nào cũng có thể sử dụng và phát âm rất chuẩn theo từ tiếng Việt phổ thông (được đặt trong các cặp ngoặc đơn bên trên).
Dĩ nhiên các từ như: mô, tê, răng, ri, rứa, mệ, chừ, đều là những từ địa phương Quảng Trị, cũng thuộc tiếng địa phương Bắc Trung bộ và tiếng Quảng Nam **.
Ngoài ra, còn có một số từ nhiều người tưởng là người Quảng Trị và nhiều vùng Bắc Trung bộ phát âm sai hay không thể phát âm chuẩn như: tau, ôông, hoọc, roọng, mền/miềng, khôông. Thật ra, họ vẫn có thể phát âm rất chuẩn, chuẩn một cách rất dễ dàng, tự nhiên, với âm sắc Quảng Trị (giọng Quảng Trị) vốn có, trong những khi không phải nói chuyện giữa những người thân hay đồng hương, như: tao, ông, học, ruộng, mình, không.
Do đó, có thể xem những từ vừa liệt kê thuộc loại thứ 2 ở trên cũng là những từ địa phương (hay đó chính là những âm tiếng Việt cổ), chứ không phải là người Quảng Trị và các vùng Bắc Trung bộ không có khả năng phát âm đúng chuẩn. Điều đó khác với cư dân thuộc các vùng địa phương bị “nói ngọng”, “nói chớt” một ít phụ âm đầu, nguyên âm, hay phụ âm cuối, và không phát âm chuẩn được các âm ấy trong bất kì trường hợp nào, nếu không tự lưu ý để tự chỉnh sửa.
T.X.A.
10-9 HB14 (2014)
4
MỘT BÀI THƠ CỦA VĂN CAO, TÁC GIẢ QUỐC CA,
DO NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO CÔNG BỐ
GÂY CHẤN ĐỘNG
Ba nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo đã được nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao ủy thác việc xuất bản và công bố bản thảo còn lại. Bài thơ “Đồng chí của tôi” đã được Nguyễn Trọng Tạo công bố trên mạng toàn cầu gần đây, và cả ở Facebook trong mấy ngày vừa qua, đầu tháng 9-2014, sau khi tại Hà Nội có cuộc trưng bày hiện vật, tư liệu thời cải cách ruộng đất (1946-1957).
Đọc đến cuối bài “Đồng chí của tôi” ở trang Facebook của anh Nguyễn Trọng Tạo, chợt lóe sáng lại trong tôi một phát hiện, cảm nhận của tôi về điểm chốt và cũng chính là điểm sáng nghệ thuật của bài thơ ấy. Tôi vội gõ phím vào phần bàn luận bên dưới. Tôi cũng đã đăng ở phần bàn luận trên trang FB của tôi.
Sáng nay, tôi lại đăng lên phần “trang thái” (status) để người đọc lưu ý hơn.
Đây là đoạn kết của bài thơ “Đồng chí của tôi”:
“Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…”
Tôi đã có lời lạm bình:
Dấu ba chấm cuối bài thơ này, thường được gọi là dấu chấm lửng, ở đây phải gọi là dấu tắt nghẹn. Ba dấu chấm ấy hình như cũng là ba phát đạn, để kết liễu “Việt Nam muôn năm”, chỉ còn lại “Đảng Lao động” mà thôi.
Phải chăng ẩn ý của Văn Cao là thế? Theo cách bình này, thì Văn Cao quả là … phản động, chống Đảng… (cười dzui và cười mếu).
Tôi muốn tô đậm, nhấn mạnh lời lạm bình ngắn gọn này.
T.X.A.
11-9 HB14 (2014)
————————————–
Trọn vẹn bài thơ:
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI
– thơ VĂN CAO –
Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ giẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
Đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
Giẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Văn Cao
(1956)
5
ĐA NHIM, NHỚ LẠI MỘT TỨ THƠ
MƯỜI LĂM NĂM TRƯỚC
Trần Xuân An
6
NGHI THỨC NHẶT CƠM RƠI
CỦA BÀ MẸ QUÊ
Trần Xuân An
7
NHÂN DỊP TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1946-1957),
NGẮM LẠI NHÀ CỬA CỦA HAI CỤ TỔ PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ (ĐỒNG TÁC GIẢ “TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN”, 1848)
8
HÒA GIẢI – HÒA HỢP & TỰ CHỦ – TỰ QUẢN
(nhân đọc một bài văn vần của một nhà giáo nổi tiếng)
Đất nước Việt Nam mình đã có nhiều cuộc chiến tranh mà đồng bào ruột thịt tương tàn, nổi bật là Trịnh – Nguyễn phân tranh (1558-1789-1802), điểm nóng chiến tranh lạnh & Nam – Bắc chia cắt (1945-1954-1975). Nếu không hòa giải thật sự để hòa hợp, cùng nhau xây dựng Đất nước trong sự bình đẳng mọi mặt, và vẫn cứ nuôi lòng thù hận (hoặc bị người khác xem là còn thù hận do định kiến hẹp hòi của họ) thì làm sao chung sống trên một đất nước, dưới một chính quyền nhất thống?
Ở một khía cạnh cụ thể, nếu thân nhân bị oan, thì bản thân ai đó phải quyết giải oan; nếu thân nhân đáng tội, thì bản thân người cùng huyết thống phải chấp nhận. Lẽ đời là vậy.
Nếu cố chấp, Đàng Ngoài ngày xưa không có ai ra làm quan cho triều Nguyễn; Miền Nam không có ai học hành, ra cộng tác với chế độ CHXHCN.VN. hiện hành sao?
Người Miền Nam gần 40 năm nay (1975-2014) chỉ muốn chính quyền địa phương, gồm các ban ngành, phải hoàn toàn là người có quê hương, bản quán nhiều đời tại Miền Nam chấp chính mà thôi. Nếu theo quan điểm của một nhà giáo nổi tiếng (không dám viết rõ tên họ) thì toàn Miền Nam 40 năm nay chỉ do cán bộ, công nhân viên chức có quê quán Miền Bắc cai quản (nói cách khác là Bắc cai trị Nam 100%)!
T.X.A.
14-9-2014
9
SỰ TỰ HÀO MẶC DÙ THẤT BẠI CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM (1945-1954-1975)
Xin nói cụ thể, giản đơn hơn về Miền Nam (1945-1954-1975):
Binh lính, công chức Miền Nam Việt Nam có quyền tự hào là đã có ý thức và quá trình chống Trung Quốc bành trướng (vấn đề độc lập dân tộc) và Liên Xô (vấn đề độc tài) suốt 30 năm (1945-1954-1975), tuy thất bại. Thắng lợi là của quy luật kinh tế khách quan, của ý thức dân chủ của xã hội loài người, mà Miền Nam Việt Nam chỉ góp phần gián tiếp (có cả xương máu).
Sự tự hào của Miền Nam Việt Nam (1945-1954-1975) về mặt độc lập dân tộc (chống Tàu bành trướng) cũng như chống độc tài Liên Xô, Trung Quốc, cũng đủ ngẩng mặt với lịch sử và với toàn dân rồi.
T.X.A.
14-9 HB14 (2014)
..
Posted in Chưa phân loại | Thẻ: cải cách ruộng đất 1946-1957, văn cao | Leave a Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 02.09.2014
Hòa giải dân tộc:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 02-9-1945 ĐƯỢC VIẾT & ĐỌC VỚI TINH THẦN CHỦ NGHĨA QUỐC GIA
Ý kiến của Trần Xuân An & các bàn luận của nhiều người
Tôi thích bản Tuyên ngôn độc lập do chính Hồ Chí Minh viết, và đọc vào ngày 02-9-1945, với ý nghĩ của một thường dân: NẾU CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ HIỆN HÀNH THỰC HIỆN THEO TINH THẦN CỦA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 02-9-1945, THÌ SẼ HÒA GIẢI ĐƯỢC NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY. Tôi thấy Tuyên ngôn độc lập 02-9-1945 thể hiện được nguyên vọng dân tộc hơn là Di chúc chính trị (1965-1969).
Hồ Chí Minh – Ngày Tuyên ngôn độc lập & Khai sinh Nước VNDCCH.
1) Nghe giọng đọc của chính chủ tịch Hồ Chí Minh:
https://www.youtube.com/watch?v=TbZGikVnGmY
2) Xem nguyên văn:
http://banghinh.blogspot.com/2010/09/ho-chi-minh-ngay-tuyen-ngon-doc-lap.html
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 02-9-1945 ĐƯỢC VIẾT VÀ ĐỌC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC GIA (NATIONALISME), KHÔNG CHỨA ĐỰNG TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN.
Sau 1975, và cho đến nay, 2014, cái quan trọng nhất là HÒA GIẢI DÂN TỘC, và tôi nhận thấy chính bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02-9-1945 (nay là Lễ Quốc khánh), một văn bản cực kì quan trọng, bản khai sinh một Nhà nước (triều đại) mới, ĐƯỢC VIẾT DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC GIA (không có tính đảng cộng sản), mới chính là cơ sở HÒA GIẢI hai miền Nam – Bắc tốt nhất, sau Chiến tranh lạnh (1945-1991) trên thế giới, mà nước ta là điểm nóng.
Xin xem các bàn luận của nhiều người tại đây:
Trên Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1456218307985449
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1457029297904350
.
HIỆN NAY, GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
HAY GIƯƠNG CAO CHỦ NGHĨA QUỐC GIA TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 02-9-1945?
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), để thắng Pháp, giành độc lập, tự do cho dân tộc, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải thực hiện khác với tinh thần Tuyên ngôn độc lập 02-9-1945, dựa hẳn vào khối xã hội chủ nghĩa (lệ thuộc Liên Xô, Trung Quốc…), để rồi lại bị rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hai Khối (1954-1975…). Nhưng hiện nay, tiếp tục giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, thì chẳng có nước nào ủng hộ Việt Nam chúng ta (*), khi Việt Nam đang bị Trung Quốc cướp đoạt và ức hiếp, buộc chúng ta phải chống lại để giành lại những biển đảo đã mất, và để phát triển đất nước về mọi mặt mà không lệ thuộc vào Trung Quốc… Vì vậy, không có cách nào khác, là phải phát huy chủ nghĩa quốc gia (chủ nghĩa dân tộc: nationalisme) trong Tuyên ngôn độc lập 02-9-1945, để được toàn dân Việt Nam và tuyệt đại đa số các nước quốc gia chủ nghĩa trên thế giới ủng hộ.
T.X.A.
————————————————————
(*) Bắc Triều Tiên hiện đang thực hiện chủ nghĩa xã hội phong kiến (cha truyền con nối), độc tài, bưng bít. Cu Ba cũng thế (anh truyền, em nối)… Cả hai nước đều đang khó khăn, lạc hậu…
Xem các bàn luận của nhiều khác
trên Facebook:
.
Một trong những lời bàn luận ở Facebook:
Về Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947): ——- 1) Huỳnh Thúc Kháng cũng có những nhận thức và đánh giá lịch sử, cụ thể là về giai đoạn trước và trong thời điểm 1885, không được đúng. Bấy giờ, cụ còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo hoàng, thậm chí còn không dám đụng đến phe chủ hòa, thân Pháp như hai vị vua Dục Đức, Hiệp Hòa, đại thần Trần Tiễn Thành, hoàng thân Tuy Lý vương… mà còn phê phán nhóm chủ chiến yêu nước triều đình Huế (1883-1885)… ——- 2) Bản thân Huỳnh Thúc Kháng cũng bị Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSVN.) phê phán trong các văn kiện quan trọng, từ Luận cương chính trị 1930 cho đến các văn kiện của Trung ương nhiều năm sau, 1932, 1934, 1936… Mãi đến 1941, thời thành lập Việt Minh, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mới thôi phê phán Huỳnh Thúc Kháng.
T.X.A.
Posted in Chưa phân loại | Thẻ: chủ nghĩa quốc gia, cơ sở hòa giải dân tộc, Tuyên ngôn độc lập 02-9-1945 | 1 Comment »
Posted by Trần Xuân An trên 01.09.2014
Hòa giải dân tộc:
NGHĨ VỀ CÁC TỘI ÁC THỜI CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM NƯỚC TA
Trần Xuân An
Trong bối cảnh chiến tranh, tội ác rất dễ nảy sinh. Trong xã hội thời bình hiện nay, đọc trên báo chí in giấy, điện tử, cũng đã thấy biết bao là thứ tội ác, và tội ác diễn ra từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau, từ nông thôn hẻo lánh đến phố thị đông đúc, với nhiều hình thức man rợ nhất, khủng khiếp nhất mà trí tưởng tượng của con người cũng khó hình dung ra. Như vậy, thời chiến tranh, tội ác không thể ít hơn thời bình thường này, cũng là sự thể khả hữu. …
Trong tinh thần hoà giải dân tộc thời hậu chiến, mọi người cần phải tự giải độc về tuyên truyền ám thị và hiển thị (phát thanh, truyền hình, tuyên truyền miệng…) thời chiến tranh của bên này hay bên kia. Thật buồn cười và đáng thương là những ai còn tự đầu độc mình bằng cái nhìn phiến diện và bằng các thứ tuyên truyền (đại để như một câu thơ của Việt Phương, trăm điều tốt đẹp thuộc về ta, trăm điều xấu xa thuộc về chúng nó). Tự “đầu độc” bằng định kiến theo cách buồn cười và đáng thương ấy, trong thời hậu chiến, thống nhất đất nước, là có tội với dân tộc.
Tội ác diễn ra do bên này và do bên kia, do ta và do địch, đều có. Hiện nay, xin đừng tích trữ và đầu cơ trục lợi từ những thứ tuyên truyền ấy.
TRẦN XUÂN AN
Viết đôi dòng nhân đọc một bài ngắn sặc mùi thù hận trên Facebook:
https: //www. facebook. com/ permalink.php?story_fbid=285096278363571&id=100005896027478
Tham khảo:
NHỮNG TÊN ĐỘC ÁC NHƯ THẾ NÀY MÀ VÀO QUÂN ĐỘI MIỀN BẮC (VNDCCH.) HAY QUÂN ĐỘI MIỀN NAM (VNCH.)…, LÀM SAO TỘI ÁC CHIẾN TRANH KHÔNG KHỦNG KHIẾP VÀ GHÊ TỞM:
17 ngày đêm truy lùng tử tù phá cùm trốn khỏi buồng biệt giam
Với chiếc dũa được tạo bởi 10 bánh xe bật lửa, Thân và Nam đã mài cùm vẹt có thể rút được chân ra, cưa 2 song sắt ở cửa sổ.
Bài “17 ngày đêm truy lùng tử tù phá cùm trốn khỏi buồng biệt giam” của phóng viên báo An ninh thế giới được đăng lại trên báo điện tử VnExpress (link trên):
Thân “Rau muống” và Nam “Cu chính” là hai tử tù giam chung trong buồng biệt giam số 3 K3 Trại Hỏa Lò mới và đều đã đào tẩu khỏi nơi này vào đêm 27 rạng ngày 28/10/2001.
Thân tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thân, quê ở thôn Trung Hà, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội. Thân cao, gầy, da đen tái, dáng người lòng khòng nên có biệt danh là Thân “Rau muống”. Học hết lớp 7, Thân đã bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi kiếm sống theo các bè buôn gỗ khắp các tỉnh dọc sông Đà như Hòa Bình, Sơn La…
Năm 1992, sau khi tham gia một vụ giết người tại Mộc Châu, bị Công an tỉnh Sơn La truy nã, Thân chạy về quê sống một thời gian sau đó lại tìm đường ra Hà Nội. Do không có trình độ học vấn, cũng chả có nghề nghiệp gì nên Thân cứ sống lang thang, ai thuê gì làm nấy: khi thì làm phụ hồ, lúc chở đất đá thuê… Đầu năm 1995, Thân được thuê đào đường chôn dây điện thoại ở khu vực phường Hạ Đình, Thanh Xuân.
Đêm 24/4/1995, trong khi đánh bạc cùng tốp công nhân làm đường tại quán nước nhà anh Tâm, thường gọi là Tâm “Còng” ở phố Hạ Đình, do mâu thuẫn, Thân cùng đồng bọn đã đâm chết anh Tâm và đâm bị thương một thanh niên khác.
Sau khi gây án, Thân bỏ trốn vào miền Nam, tạo được vỏ bọc khá an toàn tại tỉnh Bình Phước, sống bằng nghề bốc gỗ thuê cho các chủ buôn bè gỗ. Với cái tên mới là Nguyễn Thành Đa, Thân đã đăng ký tạm trú hợp pháp tại ấp 2 Minh Lập, Bình Long. Thân còn cất ngôi nhà nhỏ để vợ con từ quê vào đây sinh sống.
Nhưng chỉ ở đây được 3 năm thì với bản chất hung hãn, Thân đâm chết một người nữa. Đêm 8/11/1998, trong khi bốc gỗ thuê ở Trảng Hoa Lư, xã Lộc Hóa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Thân đã đâm chết anh Đường, một người cùng làm và đâm bị thương một người khác chỉ vì anh này xông vào can ngăn.
Trong vòng 6 năm (từ năm 1992 đến năm 1998), Thân đã tham gia vào 3 vụ giết người (một ở Sơn La, một ở Hà Nội và một ở Bình Phước), trong đó có 2 vụ hắn là thủ phạm chính. Tháng 2/2000, TAND Hà Nội đã tuyên phạt hắn mức án cao nhất: Tử hình.
Thân bị đưa vào giam tại buồng biệt giam số 3 K3 Trại Hỏa Lò mới. Trong trại, mỗi buồng biệt giam được thiết kế để giam 2 phạm nhân với 2 bệ xi măng đặt song song theo chiều dài buồng giam. Vào thời điểm trước khi vụ trốn tù này xảy ra, Trại Hỏa Lò mới thường cho 2 phạm nhân tử hình ở chung một buồng.
Tại buồng biệt giam số 3 K3, ngoài Thân còn có Nguyễn Hải Nam (Nam “Cu chính”) nữa. Nam người Hà Nội, nhà ở xóm Dân Chủ, phường Văn Miếu.
Khi bị tuyên án tử hình, Nam mới 28 tuổi, thua Thân chẵn chục tuổi, chưa có vợ con và thuộc diện “tiền án nhiều hơn tiền mặt” với 5 tiền án cả thảy. Nam bị TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình vì đã đánh chết một phạm nhân ở buồng giam chung 6A với lý do vô cùng tàn độc: khi Nam yêu cầu phạm nhân này nằm xuống sàn để cho Nam đánh nhưng anh ta không chịu mà lại đòi ngồi để chịu đòn. Thế là tức mắt, Nam đánh chết.
Sau này, trong tất cả các lời khai của mình, Nam đều khai rằng không hề biết ý định vượt ngục đã được hình thành trong Thân từ khi nào. Nam vào buồng biệt giam sau Thân mấy tháng và khi vào đây thì Nam thấy Thân đã chuẩn bị khá nhiều dụng cụ để mài cùm và cưa cửa. Một chiếc dũa được tạo bởi 10 bánh xe bật lửa buộc ghép lại, dao lam, mẩu gạch men vỡ có mặt dưới là xi măng cát vàng để tạo độ ma sát, một mẩu gương nhỏ để có thể nhìn thấy người đến gần buồng giam… Thân rủ Nam cùng trốn và Nam, tất nhiên là đồng ý.
Sau chừng hơn 3 tháng, với bộ dụng cụ nói trên, Thân và Nam đã mài cùm vẹt đến mức có thể rút được chân ra, đã cưa được một lỗ hổng đủ chui qua ở cửa thông gió và 2 song sắt ở cửa sổ tường rào của buồng giam. Các công cụ hỗ trợ khác cho việc vượt tường rào phía ngoài buồng biệt giam cũng được chúng chuẩn bị đầy đủ như dây thừng (được tết từ các túi nilon đồ tiếp tế), chăn chiên, sắt chữ T (được cưa ra từ chính lỗ thông hơi). Cuối tháng 10/2001, coi như mọi việc đã chuẩn bị xong, cả hai ngồi bó gối chờ đến thời điểm thuận lợi là… bùng.
Và, cơ hội ấy đã đến khi vào chiều ngày 27/10/2001, Hà Nội đột ngột chuyển gió mùa đông bắc, đến đêm thì mưa to. Chờ đến gần 2 giờ sáng, Thân và Nam mới hành động cùng mớ dụng cụ mà chúng đã chuẩn bị sẵn. Khoảng 5h, cả hai thoát được ra đến đường 70 thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm.
Cũng vào thời điểm này, lệnh báo động toàn trại đã được phát đi và các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội bắt đầu một chiến dịch truy lùng với quy mô lớn chưa từng thấy. Thiếu tướng Phạm Chuyên, Giám đốc Công an TP Hà Nội, lúc bây giờ là tổng chỉ huy.
Khoảng 500 cán bộ chiến sĩ đã được huy động, trong đó có nguyên cả Trung đoàn Cảnh sát cơ động. 60 đầu xe để chở quân được sử dụng hết công suất. Tất cả các tuyến đường thủy, đường bộ, đường không, cửa khẩu có nghi vấn đều được kiểm soát kỹ lưỡng. Công an Hà Nội đã cố gắng đến mức cao nhất để bắt lại hai kẻ tử tù này trong thời gian ngắn nhất, khi mà chúng còn chưa kịp trở tay để gây thêm một tội ác nào nữa
Hơn 300 mối quan hệ của 2 kẻ trốn trại từ Hà Nội, Hà Tây đến Phú Thọ, Sơn La, Bình Phước… đã được các lực lượng nghiệp vụ thuộc Công an TP Hà Nội lần lại. Toàn bộ cuộc trốn chạy của chúng cũng được dựng lại bởi những lực lượng trinh sát giỏi nghiệp vụ và dày dạn kinh nghiệm.
Cũng bởi vậy mà 17 ngày sau khi hai tử tù bị bắt lại thì những lời khai của chúng gần như hoàn toàn phù hợp với hành trình trốn chạy do Ban chuyên án phán đoán lúc đầu.
Đó là sau khi ra khỏi trại, cả hai mình mẩy ướt sũng vì phải bơi qua con hào bảo vệ và qua ao bèo của trại, chúng cứ thế chạy bộ trên đường 70.
Anh Vinh, một người dân địa phương, lúc đó vừa hết ca trông đêm ở hồ cá, đạp xe về nhà, thấy hai người bị rét, không biết đó là tù trốn trại nên thương, đồng ý cho một người đi nhờ xe. Người đó, theo như anh Vinh tả là cao, gầy, lòng khòng (sau này xác định là Thân), còn người kia trẻ hơn, nhỏ con hơn (sau này xác định là Nam) thì chạy bộ ở phía sau.
Đến ngã tư Canh thì Thân thôi không đi nhờ nữa và cả hai thuê một chiếc xe ôm. Người lái xe ôm cũng đã được các trinh sát tìm ra. Anh khai, họ thuê anh chở đến một ngôi nhà cách chợ Nhổn khoảng 20 mét. Họ vào đấy một lúc rồi quay ra trả anh tiền xe ôm.
Chủ nhân của ngôi nhà này, cũng được tìm ra. Đó là Hà, một chiến hữu của Nam. Sau khi cho Thân và Nam tiền xe ôm, Hà còn đưa cho 2 chiến hữu thêm 200.000 đồng nữa và lấy xe máy chở tiếp về quê Thân. Về quê, Thân vào nhà một người bạn học cũ xin tiền, quần áo rồi tiếp tục sang Yên Lạc, Vĩnh Phúc để trốn.
Tại Yên Lạc, được sự trợ giúp của một số người quen, Thân được đưa bằng thuyền quay lại quê, đào một chiếc hầm ở phía trong một chiếc chòi nơi bãi bồi giữa sông để ẩn náu.
Nhưng chỉ trốn được ít ngày thì thấy động vì trên bến, dưới thuyền, chỗ nào ở vùng này cũng bị vòng vây truy lùng của công an khép chặt. Lúng túng như chuột chạy trong ống, cả hai chui vào bãi ngô Trung Châu nhưng rồi bãi ngô cũng bị kiểm soát. Thế là đành phải chui ra, lao bừa ra bờ sông và bị lạc nhau. Nam, vốn không thuộc thông thổ ở đây nên rơi ngay vào điểm tuần tra của công an và bị bắt tại trận dù đã đội nón sùm sụp giả làm người chăn vịt.
Còn Thân thì bơi thuyền sang được đất Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Tại đây, Thân được Đắng, một người họ hàng xa cưu mang. Hàng ngày, Thân chui vào bãi dâu để trốn, đêm mới dám mò về nhà Đắng lấy cơm ăn nước uống. Hôm nào nhà tắt đèn là dấu hiệu an toàn còn nếu đèn sáng có nghĩa là nguy hiểm, đang bị công an “soi”.
Cảnh giác, gian ngoan nhưng Thân cũng không thể thoát khỏi tầm mắt của các trinh sát. Đại tá Thanh Hùng – Trưởng phòng Truy nã tội phạm – khi ấy đang là Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự – cùng đồng đội của anh đã có căn cứ để phán đoán rằng sau khi trốn thoát khỏi bãi ngô Trung Châu, nhiều khả năng Thân sẽ quay lại nhà Đắng. Bởi vì, khi mới trốn trại, Thân đã kéo Nam mò đến đây. Nhưng hôm ấy Đắng đi vắng chỉ gặp vợ Đắng ở nhà và cô này đã từ chối chứa chấp.
Thế là, một tốp trinh sát hình sự vác mì tôm, nước uống, chăn chiếu đến ngủ ở… ngay cạnh nhà Đắng. Quả nhiên, kể từ đó, nhà Đắng không bao giờ dám tắt đèn và Thân đương nhiên phải nằm lì trong bãi dâu với cái bụng rỗng.
Sáng 13/11/2001, vòng vây ở khu vực xã Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc khép chặt. Trong đó, điểm được ém nhiều trinh sát hình sự nhất chính là bãi dâu. Cũng cần phải nói thêm rằng, khu vực này gọi là “bãi dâu” nhưng không phải chỗ trồng dâu mà chỉ là điểm tập kết thân dâu trong sân kho hợp tác xã. Thân đã khéo léo tạo ra một chiếc hầm bằng cách khoét ra một góc của bãi dâu đủ một người chui vào được và nằm lì ở trong đó suốt cả ngày, đợi khi đêm xuống mới mò vào nhà Đắng lấy đồ tiếp tế.
Lực lượng truy bắt sau đó xác định được chắc chắn khu vực có hầm trong cả bãi dâu khá lớn. Trong khi mặt vẫn nghếch ra cửa hầm quan sát động tĩnh thì Thân bất ngờ bị một trinh sát hình sự bò vào hầm từ phía sau kéo tuột chân ra ngoài. Mãi đến khi bị đưa về Phòng Cảnh sát Hình sự rồi mà Thân vẫn không hiểu vì sao mà các trinh sát hình sự lại tìm ra cái cửa hầm tối mật ấy… Hôm ấy là ngày thứ 17 kể từ khi vụ trốn tù đầu tiên ở Hỏa Lò mới xảy ra. Chiến dịch truy lùng tử tù trốn trại của Công an Hà Nội kết thúc.
Về phần Thân và Nam, từng có những ngày sống trong xà lim cùng nhau rồi trốn chui trốn lủi cùng nhau, hai năm sau ngày mài cùm vượt ngục, rạng sáng ngày 14/10/2003, cả hai lại “đi” cùng nhau thêm một lần nữa. Trong cái khoảnh khắc gần kề với cái chết, khi được ăn bữa ăn cuối cùng, Thân vẫn còn lưu luyến dặn dò Nam: “Trên này mày là em anh, xuống đó anh vẫn nhận mày là em nhưng phải sống tử tế nhé”. Nam nghe, chỉ cười và cắm cúi ngồi viết thư cho gia đình. Bức thư cuối cùng trước khi về với đất.
Theo An ninh thế giới
.
Posted in Chưa phân loại | Thẻ: tội ác chiến tranh | Leave a Comment »