Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Chín, 2015

HỒ SƠ ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ 4 ĐẦU SÁCH VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

Posted by Trần Xuân An trên 27.09.2015

hidden hit counter

.

.
HỒ SƠ
ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
CHO BỐN (04) ĐẦU SÁCH
VỀ ĐỀ TÀI
NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)
DO TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN
KHẢO CỨU, BIÊN SOẠN, VIẾT THÀNH SÁCH,
XUẤT BẢN
& ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN

.

.
.

.
Tệp PDF:
.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2015/09/ho-so-dang-ki-ban-quyen-4-dau-sach-ve-nvt_2009.pdf
.

.

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/09/sach-luu-dk-ban-quyen_ve-de-tai-nvt_3.jpg
.
.

.
.

Khuôn dấu có số đăng kí và ngày đăng kí cùng biểu trưng (logo) của Cục Bản quyền (COV)
trên bìa sách (bản thảo)
với đầy đủ thông tin cơ bản
được xem như một giấy chứng nhận bản quyền tác giả

.


.

Xem kích cỡ lớn hơn:
Ảnh chụp màn hình website Cục Bản quyền tác giả,
có thông tin về cuốn sách “Thơ Nguyễn Văn Tường…”

.
null

Xem ảnh cỡ lớn hơn
.
.
.

BẢN SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CHÍNH THỨC:
1) Ghi rõ phần hành của mỗi tác giả ở trang bìa lót (trang 3) ;
2) Danh tính mỗi tác giả ghi ở dưới mỗi nhan đề bài viết hoặc dưới mỗi bài phiên âm, bài dịch ở phần ruột sách ;
3) Tên người biên soạn (tác giả, chủ biên) ghi cùng với nhan đề sách trên mỗi trang (phần header) ;
4) Tên mỗi tác giả cùng với nhan đề bài ở mục lục ;
5) Ở cuối sách, phần tóm lược thành các mục (chỉ ghi các chủ điểm chính) từ toàn bộ chú giải, ghi rõ tác giả chú giải (chủ biên: người biên soạn).

MỌI THÔNG TIN VỀ PHẦN HÀNH TÁC GIẢ ĐÃ RÕ RÀNG Ở BẢN SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CHÍNH THỨC & ĐÃ PHÁT HÀNH.

.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2015/09/biasach-txa-thonvt-nxbtn-2-2.jpg
.
.

.
.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2015/09/a_4dausach-txa-ve-nvt_khung-anh.jpg
.
.

.
.
.
Xem lại:

NÓI RÕ VỀ PHẦN HÀNH TÁC GIẢ & CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN
cho đầu sách: “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG [1824-1886] – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”, Trần Xuân An (biên soạn & khảo cứu),
NXB. Thanh Niên, 2008

.
Xem tại: https://txawriter.wordpress.com/2015/09/21/phan-hanh-tac-gia-va-chung-nhan-ban-quyen-sach-tho-nvt/

PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI HỮU TRÁCH (bà Lê Thị Hồng Hạnh , P. trưởng Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tại TP.HCM.), 23-11-2015:
I) Có hai loại chủ biên:
1) Chủ biên không phải là tác giả, mà chỉ là người chịu trách nhiệm chính và chỉ tập hợp, biên tập các bài viết trong đầu sách nhiều tác giả mà thôi. Loại chủ biên này
không được ghi họ tên vào mục tác giả trên giấy chứng nhận bản quyền.
2) Chủ biên đồng thời là tác giả, tác giả chính, của đầu sách nhiều tác giả. Loại chủ biên này
tất yếu phải ghi họ tên vào mục tác giả trên giấy chứng nhận bản quyền.

II) Cấp giấy chứng nhận đăng kí bản quyền: Chỉ cấp duy nhất một bản giấy chứng nhận đăng kí bản quyền cho tôi, tức là ông Trần Xuân An (tác giả – chủ biên đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả) đối với đầu sách “Thơ Nguyễn Văn Tường…”. Trên giấy này có đủ tên họ bốn người khác như đã đăng kí (các ông Võ Xuân Đàn, Trần Đại Vinh, Nguyễn Tôn Nhan, Ngô Thời Đôn) [xem ảnh scan], ngoài ra không cấp cho một ai khác.

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/01/chu-bien_dinh-nghia-tu-dien-bach-khoa-tap-1.jpg

Ảnh chụp mục từ “Chủ biên” của Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, xuất bản lần 1.

Tóm lược ý: Những người chủ biên mà không trực tiếp tham gia biên soạn, thì không thể gọi là tác giả được, mà chỉ là người chỉ đạo. Như vậy có hai loại chủ biên:

1) chủ biên đồng thời là tác giả;
2) chủ biên chỉ là người chỉ đạo.

.

Ý KIẾN CỦA TRẦN XUÂN AN:
Nếu đối chiếu với tất cả những giấy chứng nhận đăng kí bản quyền ở dạng “Cấp cho tác giả đồng thời là chủ sở hữu” (xem ảnh), thì ở giấy này, vẫn phải ghi là “Cấp cho tác giả (chủ biên) đồng thời là chủ sở hữu”. Như thế mới đúng quy chuẩn hành chính.

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

CƠ CHẾ PHONG HỌC HÀM, VĂN HÀM KHIẾN TRÍ THỨC, NHÀ CẦM BÚT HÈN NHƯỢC

Posted by Trần Xuân An trên 24.09.2015

hidden hit counter

 
.

HỌC HÀM “GIÁO SƯ” HAY HỌC HÀM “KHOA HỌC GIA”?
HỌC VỊ “BÁC SĨ” HAY HỌC VỊ “Y SƯ”?
Trần Xuân An

“Giáo sư”, nguyên nghĩa là thầy dạy học, cũng như “kĩ sư” là người có trình độ có thể gọi thầy về kĩ thuật, “kiến trúc sư”, cũng tương tự như thế, là thầy về kiến trúc (tất cả đều trải qua bậc đại học chính quy 4 năm) (1). Như thế là dùng từ đúng nghĩa. Chỉ có “bác sĩ” là từ bị dùng sai nghĩa. Nên gọi học vị bác sĩ (trải qua đại học y khoa) là Y SƯ. Còn “giáo sư” (học hàm hiện nay, do một hội đồng xét duyệt của Nhà nước phong) (2), nên gọi chính xác là KHOA HỌC GIA với nghĩa là chuyên gia khoa học về một ngành khoa học nào đó.

Như vậy, về chức danh GIÁO SƯ gồm hai bậc chính: giáo sư trung học và giáo sư đại học (không phải học hàm, mà là chức trách, chức vụ). Nếu giảng dạy kiêm nghiên cứu về bậc tiểu học mà bản thân người đó đã trải qua đại học, hệ đào tạo chính quy 4 năm, thì cũng gọi là giáo sư tiểu học.

T.X.A.
sáng sớm 24-9 HB15 (2015)

(1) Sư: người có trình độ làm thầy, có nghĩa là có thể giảng dạy, hướng dẫn, bày vẽ cho người khác không những về thực hành mà đặc biệt là cả về lí thuyết (lí luận).

(2) Công luận hiện nay đang bàn về việc các trường đại học có nên có hội đồng xét duyệt của mỗi trường hay không? Tôi tán thành việc giải tán hội đồng xét duyệt nhà nước, để cho các trường tự xét duyệt để phong chức danh (xin lưu ý là chức danh, gắn liền với chức trách giảng dạy và trường xét phong). Hoặc giả, hội đồng xét duyệt học hàm “giáo sư” phải đổi lại là hội dồng xét duyệt học hàm “KHOA HỌC GIA”.

BÀN THÊM VỀ HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HỌC HÀM “GIÁO SƯ”, “PHÓ GIÁO SƯ”
(hay đúng hơn là học hàm “KHOA HỌC GIA” [KHG.], “CHUẨN KHOA HỌC GIA [C.KHG.]”

Công luận hiện nay đang bàn về việc các trường đại học có nên có hội đồng xét duyệt của mỗi trường hay không? Tôi tán thành việc giải tán hội đồng xét duyệt nhà nước, để cho các trường tự xét duyệt để phong chức danh (xin lưu ý là chức danh, gắn liền với chức trách giảng dạy và trường xét phong). Hoặc giả, hội đồng xét duyệt học hàm “giáo sư” phải đổi lại là hội đồng xét duyệt học hàm “KHOA HỌC GIA”.

Vấn đề phải bàn thêm là hội đồng xét duyệt HỌC HÀM phải như thế nào?

Theo tôi, tối thiểu phải có hai hội đồng xét duyệt để tránh nạn độc quyền, và như vậy là phải ở trong thế phải cạnh tranh nhau, dám phản biện nhau. Nạn độc quyền đẻ ra lắm tệ nạn. Thứ nhất, bất công, thiên vị, nâng đỡ “người-của-ta”, dìm “người-không-phải-của-ta” theo quan điểm chuyên chính… Thứ hai, khiến các nhà nghiên cứu khoa học, tiến sĩ đâm ra hèn nhược, thiếu sĩ khí, không dám mạnh dạn phản biện chính trị – xã hội và các lĩnh vực khác, vì sợ không được phong học hàm, kể cả việc không dám phản biện, phê phán hội đồng xét duyệt học hàm. Thứ ba, vì chỉ một hội đồng xét duyệt học hàm, không bị phản biện, phê phán, nên dễ bị thao túng, lũng đoạn bởi quyền lực chính trị, bởi đồng tiền…

Sống và làm việc trong xã hội không có tổ chức nào được độc quyền, người công dân, người trí thức rất ung dung, sảng khoái, và mạnh dạn trong việc thể hiện quyền phê phán, phản biện, không phải khúm núm, luồn cúi, nịnh bợ. Vì sao lại được như thế? Xin thưa, vì hội đồng này không xét phong, thì đến hội đồng khác nộp đơn đề nghị xét phong, và giữa hai hội đồng có thể phê phán (một cách có văn hóa) lẫn nhau, không phải sợ hãi, âu lo bị thiệt thòi, trù dập gì.

Thêm vào đó, mỗi hội đồng xét duyệt phải bao gồm các giáo sư (khoa học gia) thâm niên (có quy định số năm) từ các trường đại học, các cơ quan, tổ chức đứng đầu mỗi ngành khoa học cử ra, để chọn số ứng viên mỗi năm theo tiêu chí quy định (bao nhiêu công trình công bố, học vị gì, thâm niên nghiên cứu trong lĩnh vực gì hay giảng dạy bao nhiêu năm, trình độ ngoại ngữ và vi tính thế nào…). Và sẽ được đại hội đồng gồm các giáo sư đại học của các trường, các khoa học gia các ngành bỏ phiếu công khai hoặc phiếu kín.

T.X.A.
sáng 24-9 HB15 (2015)

BÀN THÊM VỀ CÁCH XÉT DUYỆT, BẦU CHỌN, PHONG HỌC HÀM “GIÁO SƯ” (“KHOA HỌC GIA”)
Trần Xuân An

Xin xem từ:
1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1625876524352959&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3
2) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1625902761017002

Nhằm đạt được tính công bằng, minh bạch, chống thiên vị theo quan điểm chuyên chính hay độc đoán, và nhằm tránh sự lũng đoạn của quyền lực chính trị, quyền lực tiền bạc, xin đề nghị về danh xưng và phương thức cụ thể hơn:

1) Như đã trình bày về danh xưng: Học hàm (chứ không phải chức trách) giáo sư, phó giáo sư (trong tiếng Anh là “professor” = Prof., vốn chỉ là chức danh: giáo sư đại học, giáo sư bộ môn (*)), đề nghị nên thay đổi, gọi là học hàm “khoa học gia”, “phó khoa học gia”. Cũng có thể rút gọn là HỌC GIA, PHÓ HỌC GIA như cách rút gọn đã rất phổ biến: “khoa học giả” thành “học giả”. Tuy nhiên, học giả chỉ là người nghiên cứu khoa học, còn HỌC GIA (không có thanh hỏi) là nhà chuyên sâu về khoa học (trong tiếng Anh là “scientist”).

2) Phải có tối thiểu hai hội đồng quốc gia xét duyệt ứng viên học hàm khoa học gia, phó khoa học gia. Mỗi hội đồng quốc gia xét duyệt ứng viên học hàm khoa học gia, phó khoa học gia chỉ làm nhiệm vụ xét duyệt những ứng viên theo tiêu chí đã quy định một cách chặt chẽ: a) Công trình nghiên cứu đã công bố, và cụ thể là bao nhiêu công trình; tính sáng tạo, phát kiến, phát minh ra sao; b) Học vị tối thiểu: tiến sĩ hay thạc sĩ, phải xác định rõ; c) Trình độ ngoại ngữ: bằng B hay C, và mấy ngoại ngữ: 1 hoặc 2; d) Trình độ vi tính: một bằng cấp nhất định hay mức độ nhất định, cần xác định cụ thể… e) Thâm niên nghiên cứu chuyên ngành… Dĩ nhiên hội đồng này gồm các vị khoa học gia có thâm niên được phong học hàm này, do các trường đại học, các viện nghiên cứu cử ra. Mỗi hội đồng quốc gia xét duyệt chỉ làm công tác xét duyệt những ứng viên hội đủ các tiêu chí một cách cụ thể, chặt chẽ. Như thể học sinh, sinh viên, nếu được tính đủ điểm số là đạt yêu cầu, thì ở đây, ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí đặt ra là đạt yêu cầu. Mỗi hội đồng quốc gia xét duyệt sau khi xét duyệt xong, liền đưa ra thông báo trên văn bản gửi đến các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nơi làm việc của các ứng viên, và trên báo chí, website một cách công khai, minh bạch, có liệt kê nội dung cụ thể của từng tiêu chí đạt được.

3) Đại hội đồng chuyên ngành bình bầu, bầu chọn người xứng đáng được phong học hàm khoa học gia, phó khoa học gia là các hội đồng khoa học gia, phó khoa học gia, giáo sư, phó giáo sư đại học, theo từng chuyên ngành, của các trường đại học, của các học viện tương đương; là các hội đồng khoa học gia, phó khoa học gia của các viện nghiên cứu. Các hội đồng chuyên ngành này sẽ bầu chọn công khai (hay bỏ phiếu kín) tại cơ sở, địa phương của mình và gửi thông báo kết quả về hội đồng xét duyệt học hàm nói trên (xem 2), đồng thời công bố trên báo chí, website.

4) Mỗi hội đồng quốc gia xét duyệt học hàm lại làm việc xét duyệt giai đoạn 2. Trên cơ sở tổng hợp kết quả bình bầu, bầu chọn của các hội đồng bình bầu, bầu chọn của các trường đại học, các học viện, các viện nghiên cứu (xem 3), xem thử ứng viên nào đạt số phiếu cần thiết, rồi công bố kết quả đã tổng hợp đó.

Mỗi năm tiến hành một lần như thế.

Có thể có nhiều cách thức khác hay hơn. Nhưng vẫn xin đề xuất như trên.

T.X.A.
sáng 25-9 HB15 (2015)

(*) Trong tiếng Pháp, professeur đứng trước danh tính, có nghĩa là giáo sư đại học; professeur đứng sau danh tính, cách một dấu gạch ngang ở giữa, hoặc một dấu phẩy, là giáo sư bộ môn trung học.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1626108847663060&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&theater

Xem thêm:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1625876524352959&set=a.139827157044679

TÌNH CẢNH CHUNG: TRÍ THỨC, NGƯỜI CẦM BÚT VIỆT NAM NƯỚC TA RẤT HÈN, “SĨ KHÍ RỤT RÈ GÀ PHẢI CÁO”, VÌ NẠN ĐỘC QUYỀN PHONG HỌC HÀM (“GIÁO SƯ”, “PHÓ GIÁO SƯ”), VĂN HÀM (“NHÀ VĂN VIỆT NAM”)… VẬY NÊN, PHẢI THAY ĐỔI CƠ CHẾ (vui lòng xem lại, phía trên, trong khung bài này).

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1625876524352959&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1625902761017002

GIÁ TRỊ THỰC CHẤT CỦA NHÀ KHOA HỌC LÀ CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, VÀ ĐỐI VỚI NHÀ CẦM BÚT, CŨNG PHẢI XÉT NHƯ VẬY Ở TÁC PHẨM, CHỨ KHÔNG PHẢI HỌC HÀM, VĂN HÀM (CÓ THỂ KỂ THÊM ĐẢNG ĐOÀN HÀM, NHƯ ĐOÀN VIÊN, ĐẢNG VIÊN).

NHƯNG CHÍNH NHỮNG LOẠI HÀM NHƯ THẾ ĐƯỢC ĐẶT RA, RỒI TUYÊN TRUYỀN ĐỂ TÔN VINH CHÚNG LÊN, VÀ TẠO UY TÍN, ĐỒNG THỜI TẠO UY QUYỀN GẮN LIỀN VỚI CHÚNG, BẰNG CÁCH CẤP THÊM CHO CHÚNG CHỨC VỤ THỰC, QUYỀN LỢI VẬT CHẤT THỰC, ĐẠI ĐỂ CŨNG NHƯ QUÂN HÀM VỚI CHỨC VỤ TRONG QUÂN ĐỘI, THỰC CHẤT LÀ CHỈ NHẰM ĐỂ KHỐNG CHẾ NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI KHOA HỌC, GIỚI CẦM BÚT.

THÓI CHUỘNG HƯ DANH LÀ ĐÁNG GHÉT.

NHƯNG NHIỀU NHÀ KHOA HỌC, NHÀ CẦM BÚT VÌ BỊ Ở TRONG CƠ CHẾ NHƯ VẬY, NÊN PHẢI LẤY HƯ DANH CHỐNG ĐỠ HƯ DANH.

T.X.A.
25-9 HB15 (2015)

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/09/txa_gia-tri-thuc-cua-nha-khoa-hoc-nha-cam-but_25-9hb15.jpg
.
.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1626131030994175&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&permPage=1

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , | Leave a Comment »

PHẦN HÀNH TÁC GIẢ & CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN đầu sách: THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG [1824-1886]

Posted by Trần Xuân An trên 21.09.2015

hidden hit counter

 

NÓI RÕ VỀ PHẦN HÀNH TÁC GIẢ & CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN
cho đầu sách: “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG [1824-1886] – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”, Trần Xuân An (biên soạn & khảo cứu),
NXB. Thanh Niên, 2008

Xem ảnh bìa lót với kích cỡ lớn hơn, rõ nét chữ hơn

.
1)
.

.
2)
.

.
3)
.

.
.
.
4) TƯƠNG TỰ, SAI LỆCH THÔNG TIN Ở BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – HUẾ 1974-1978
.

.
.
5)
.
.
FACEBOOK:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1625042361103042?pnref=story

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1625082571099021?pnref=story

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1624468704493741?pnref=story

.
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

VIDEO – ĐÀNH PHẢI XUẤT BẢN BẰNG GIỌNG ĐỌC CỦA CHÍNH TÁC GIẢ

Posted by Trần Xuân An trên 12.09.2015

hidden hit counter

 
.
.
– TÁC GIẢ TỰ ĐỌC
(không phải do nghệ sĩ đọc diễn cảm thực hiện)
– CHƯA ĐƯỢC CẤP PHÉP ĐỂ XUẤT BẢN BẰNG SÁCH IN GIẤY,
NÊN ĐÀNH PHẢI XUẤT BẢN BẰNG GIỌNG ĐỌC:

https://www.youtube.com/user/AnTranXuan/playlists

1)

2)

3)

4)

.
FACEBOOK:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1620027904937821?pnref=story

https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/tho-ngay-2-9-nam-nay-tho-tran-xuan-an/1618778061729472?pnref=story
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

THƠ NGÀY 2-9 NĂM NAY – thơ Trần Xuân An

Posted by Trần Xuân An trên 02.09.2015

hidden hit counter

 
.
.


.
.
.

.
.
.
THƠ NGÀY 2-9 NĂM NAY
Trần Xuân An

Tuyên ngôn độc lập vàng chất quốc gia
quốc kì độc lập đỏ màu cộng sản
con thuyền Tổ quốc giữa hai làn đạn
hết phân liệt rồi, nhưng vẫn phân vân?

định nghĩa cờ đỏ bằng tuyên ngôn vàng
văn bản rõ, lịch sử – hồn dân tộc
(khó tự hào riêng cờ, khi mẫu gốc
Nga tặng cho Tàu – đều của ngoại bang!) (*)

cọc gỗ Ngô Quyền khắc chữ vàng chăng!
Thơ thần nhà Lý phải đâu màu đỏ!
Hịch Tướng sĩ, Cáo bình Ngô, còn đó
cờ mọi triều, bảo tàng sáng sử ta.

T.X.A.
buổi sáng & 15:11, 02-9 HB15 (2015)
_____________________________________

(*) https://txawriter.wordpress.com/2015/09/01/hai-chu-viet-minh-trong-cach-mang-thang-tam-1945/

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/tho-ngay-2-9-nam-nay-tho-tran-xuan-an/1618778061729472?pnref=story
.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

HAI CHỮ “VIỆT MINH” TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945

Posted by Trần Xuân An trên 01.09.2015

hidden hit counter

 
.
.
HAI CHỮ “VIỆT MINH” TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945

1) Việt Nam độc lập đồng minh hội, viết tắt và nói tắt là Việt Minh. Nhưng từ đáng lưu ý là “Đồng minh” (có nghĩa là cùng thề ước với nhau). Hồi bấy giờ, từ “Đồng minh” rất có sức thu hút vì đó là tên gọi khối chống phát-xít trên thế giới; đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Ở Đông Dương, Đồng Minh là Mỹ.

2) Ngày thành lập Việt Minh: 19-5-1941 và ngày giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương: 11-11-1945… Chính vì lẽ đó, nên sức thu hút của Việt Minh rất cao, mọi thành phần, đảng phái, tôn giáo đều gia nhập Việt Minh để đuổi Nhật, thành lập chính thể cộng hoà dân chủ, giành độc lập dân tộc, ngăn chặn sự tái xâm lược của Pháp.

3) Tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc có nội dung dân chủ cộng hoà, phi cách mạng vô sản (thoát Xô, thoát Trung), quan tâm sâu sắc đến quyền lợi và địa vị chính trị của trí thức, tư sản, công nhân, nông dân và các tầng lớp khác như tiểu thương (sĩ nông công thương)… Điều này tạo nên sức thu hút mạnh của Việt Minh đối với toàn dân.

4) Lá cờ nền đỏ sao vàng của Việt Minh (1941) vốn là phiên bản của cờ Liên Xô, nhất là giống với cờ hiệu của quân đội Liên Xô (1918), cờ bát nhất của quân đội Trung Quốc (01-8-1927), nhưng đã được dân tộc hoá bằng “Tuyên ngôn độc lập” (1945) do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc và bằng “Tiến quân ca” (1944) của Văn Cao, xem như đã định nghĩa lại nội hàm của lá cờ đỏ sao vàng. Đây cũng là một nguyên do để nhiều thành phần gia nhập Việt Minh.

Gút lại, chúng ta thấy giá trị cao nhất của Cách mạng Tháng Tám 1945 được tập trung ở bản “Tuyên ngôn độc lập” – một văn bản thể hiện rõ nội dung hai chữ Việt + Minh (Việt Nam + Đồng Minh) và cũng có nghĩa là Lời thề Việt Nam.

T.X.A.
(tham khảo nhiều tài liệu)

Cờ quân đội Liên Xô (1918):

Cờ quân đội Trung cộng (1927):

Cờ Việt Minh (1941), cờ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945):

CỜ VIỆT MINH LÀ BẢN SAO CỜ HỒNG QUÂN LIÊN XÔ VÀ CỜ HỒNG QUÂN TRUNG QUỐC,
NÊN TÍNH ĐỘC LẬP KHÔNG RÕ.
GIÁ TRỊ CAO NHẤT CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 CHÍNH LÀ VÀ DUY NHẤT LÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỌC.

Trích:

“… Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân càydân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn…”

0o0o0o0o0
Ba và mạ đẻ của tôi hồi đó đều là Việt Minh cả. Ông là đại đội trưởng, bà là bí thư hội phụ nữ xã. Nhưng đến 1949 cả ông lẫn bà đều trở về với Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại vì Bảo Đại dẫu sao cũng vẫn chính danh (theo suy nghĩ của rất nhiều người thuở đó).
.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 1 Comment »