Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười Một, 2014

Tư liệu: QUAN ĐIỂM CHÍNH THỐNG CỦA MỸ VÀ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG, GỒM CẢ CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1945-1954-1975

Posted by Trần Xuân An trên 28.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc

TƯ LIỆU

QUAN ĐIỂM CHÍNH THỐNG CỦA MỸ VÀ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG, GỒM CẢ CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1945-1954-1975

Theo quan điểm chính thống của người Mỹ, thực chất việc họ can dự vào chiến tranh Đông Dương, gồm cả Chiến tranh Việt Nam (1945-1954-1975), từ 1949, là đối đầu với Trung Quốc cộng sản, chứ không phải với các lực lượng cộng sản Việt Nam (Đảng Lao động Việt Nam), Lào (Pathet Lào), Campuchia (Kh’Mer Đỏ):

“Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.
(Lời phát biểu của tổng thống Mỹ Nixon)

T.X.A.

—- oo0O0oo —-

Còn quan điểm chính thống của Trung Quốc?

Trích: “SỰ THẬT
VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TRONG 30 NĂM QUA”

Nhà xuất bản Sự Thật, 1979:

“Cuốn sách ‘Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại’, xuất bản năm 1954 ở Bắc Kinh, có bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông nam châu Á và vùng Biển Đông.

Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:

“Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á”.

Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.

Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

“Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.”.

—- oo0O0oo —-

—- oo0O0oo —-

CHIẾN TRANH VIỆT NAM KẾT THÚC SAU BẮT TAY GIỮA HAI SIÊU CƯỜNG?
Ngọc Trân
, thông tín viên RFA
29-04-2010

Chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến này.

Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó hai bên Mỹ – Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước.

1. Quan điểm thay đổi

Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc…

Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.

Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.

Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:

“Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà – bởi những hành động của chính chúng ta – cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.

Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.

2. Trung – Mỹ bắt tay?

Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.

Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.

Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:

“Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”.

3. Thông cáo Thượng Hải

Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.

Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.

Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.

Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”.

Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.

Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.

Nguồn:
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
29-04-2010
http:// www. rfa. org /vietnamese/in_depth/ Vietnam-war-ended-with-a-shaking-hand-Between-two-powerful-countries-NgTran-04292010224409.html

.

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/video.php?v=1499736053633674&set=vb.100007918808885&type=2&theater

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc: HỎI ĐÔNG DƯƠNG, HỎI BẮC PHI (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 27.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc

HỎI ĐÔNG DƯƠNG, HỎI BẮC PHI
Trần Xuân An

cầu Ý Hệ mãi sóng xao
sóng xao nỗi trầm tư Bến Hải:
sao Đông Dương bùng cháy
máu xương gấp vạn Bắc Phi? (*)

trong Chiến tranh lạnh, bao thứ giặc còn cuồng si
sao Việt Nam thành điểm nóng?
Điện Biên thắp lửa Bắc Phi? đâu nguồn súng ống?
sao họ khác đường đi?

bao chuyến xe qua đây, xin ngẫm nghĩ
lắng nghe cầu Ý Hệ nói điều chi
mất nước, chỉ giương cao ngọn cờ cứu nước
xin đừng giương thêm cờ tín niệm gì.

T.X.A.
25-11 HB14 (2014)

(*) Các thuộc địa của thực dân Pháp tại Bắc Phi: Marroc (1956), Tunisie (1956), Algerie (1962)

.

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/hoi-dong-duong-hoi-bac-phi-tho-tran-xuan-an/1499117210362225


.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
__________________________________

Đọc các bài khác (những bài gần đây của Trần Xuân An, có thể cần lưu ý):
https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/danh-muc-nhung-bai-gan-day-can-luu-y/1479294679011145
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc: BẾN HẢI VÀ LỚP NGƯỜI TRẮNG TÓC (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 25.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc

BẾN HẢI VÀ LỚP NGƯỜI TRẮNG TÓC
Trần Xuân An

nỗi niềm thật sử giữa đời
nung nấu thơ, kịp đọc rồi (muộn không?)

nghìn tư liệu đọng mỗi dòng
cũng là xương núi máu sông kết thành

bao trận bút vẫn nguyên lành
thơ cầu Ý Hệ, đâu đành bâng quơ!

lắng nghe muôn triệu ban thờ
núi sông hoà giải hai bờ Hiền Lương

trong tôi sâu nặng vết thương
sông tuyến giữa quê hương một thời

tay chưa cầm súng tôi ơi
ghi phấn trắng buổi đổi đời vẫn đau

xuyên ngàn sách sử xưa sau
kịp bao nhân chứng bạc đầu xem thơ.

T.X.A.
10:10 – 15:49, 24-11 HB14 (2014)

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/ben-hai-va-lop-nguoi-trang-toc-tho-tran-xuan-an/1498052440468702


.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc: THÔ MỘC HỎI – ĐÁP VÀ NÉN HƯƠNG MUỘN (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 23.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc

THÔ MỘC HỎI – ĐÁP
VÀ NÉN HƯƠNG MUỘN
Trần Xuân An

hỏi, sao ông chống cộng
lại dựa vào giặc Pháp, thực dân?

đáp, vì đỏ là giặc vô thần, ngoại bang
vì chẳng lẽ đuổi voi rước hổ
vì can thiệp Mỹ là đồng minh nhân quyền
nhân quyền không giáo dục căm thù, đấu tố
vì cờ vàng là màu vàng rộng mở phương nam, Đàng Trong

xem trích đoạn biên bản
thấy chân thành, sao dường như ngông
anh quản giáo tàn binh: bọn ngụy là vậy đó

sau ba mươi năm
thắp hương cho nấm mồ, sau trại tù thuở nọ
đau xót nỗi oan xưa, bật ra hai từ vận nước, khóc ròng.

T.X.A.
sáng 23-11 HB14 (2014)

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/tho-moc-hoi-dap-va-nen-huong-muon-tho-tran-xuan-an/1497555473851732

Bổ sung cho tư liệu này:
https://txawriter.wordpress.com/2014/11/23/cuu-tt-vo-van-kiet-tra-loi-phong-van-bbc/
(xem thêm)

Hòa giải dân tộc

THÔ MỘC HỎI – ĐÁP VÀ NÉN HƯƠNG MUỘN
Trần Xuân An

hỏi, sao ông chống cộng lại dựa vào giặc Pháp, thực dân?
đáp, vì đỏ là giặc vô thần, ngoại bang; vì chẳng lẽ đuổi voi rước hổ
vì can thiệp Mỹ là đồng minh nhân quyền;
                nhân quyền không giáo dục căm thù, đấu tố
vì cờ vàng là màu vàng rộng mở phương nam, Đàng Trong

xem trích đoạn biên bản, thấy chân thành, sao dường như ngông
anh quản giáo tàn binh: bọn ngụy là vậy đó
sau ba mươi năm, thắp hương cho nấm mồ, sau trại tù thuở nọ
đau xót nỗi oan xưa, bật ra hai từ vận nước, khóc ròng.

T.X.A.
sáng 23-11 HB14 (2014)

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/tho-moc-hoi-dap-va-nen-huong-muon-tho-tran-xuan-an/1497555473851732


.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Bổ sung cho tư liệu này:
https://txawriter.wordpress.com/2014/11/23/cuu-tt-vo-van-kiet-tra-loi-phong-van-bbc/
(xem thêm)

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc: CỰU THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC TIẾNG VIỆT

Posted by Trần Xuân An trên 23.11.2014

hidden hit counter

 

.
xin thể hiện rõ ra, triệu người chống cộng, mãi yêu Tổ quốc, quê nhà
triệu người cộng sản đấu tranh giai cấp, nhưng vẫn yêu quê nhà, Tổ quốc

.
Trích từ bài “LẼ RA ĐÃ TỪ 1973”
Trần Xuân An

————————————————————-
Hòa giải dân tộc:
Tư liệu
CỰU THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC TIẾNG VIỆT
Tháng 3 – 2009
TRÍCH NGUYÊN VĂN NHƯ SAU:

Xuân Hồng (BBC.): Một số người khác bên đây chiến tuyến thì họ cũng có những mất mát về gia đình của họ, cũng như bên phía gọi là “cách mạng” thì cũng có sự mất mát về gia đình. Thưa ông, làm sao mà hóa giải được hận thù đó, làm sao mà có thể đi đến sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông có một biện pháp cụ thể nào để đề xuất chuyện đó hay không?

Võ Văn Kiệt (VVK.): Trong quan niệm của tôi ngay sau lúc sau giải phóng Miền Nam, một trong những người có liên quan đến chủ trương đối với người Mỹ mất tích ở Việt Nam, liên quan đến hài cốt của người Mỹ mất tích ở Việt Nam, trong lúc đó thì chưa có quan hệ bình thường với nhau, nhưng trong lãnh đạo chúng tôi đều xác định rằng đấy là một vấn đề nhân đạo. Người đã mất rồi, mình chưa có khả năng ấy, thì bây giờ người Mỹ có khả năng ấy, thì mình cho họ tìm lại hài cốt và tạo điều kiện giúp đỡ cho họ. Tiếp tục bây giờ vẫn còn cái đó.

Việt Nam, nhất là ở miền Nam tôi thường biết và hiểu nhiều gia đình đều có hai bên. Chính trong thân tộc của tôi, các anh em tôi, các cháu ruột của tôi cũng có số bên này và số bên kia. Cái đó nó có hoàn cảnh của nó – có khi bị ép, có khi thế này thế khác. Hay trong một vùng mở rộng du kích, con cháu nó ở trong vùng đó thì phải tham gia. Ở những vùng khác tạm thời bị chiếm đóng thì phải làm nghĩa vụ quân dịch. Và cái đó người dân không có sức chống đối được. Cho nên ngay trong thân nhân của tôi cũng có hai bên.

Có những gia đình, một người mẹ có con đi chiến đấu chết ở bên này và một đứa con khác thì đi chiến đấu chết ở bên kia. Trên bàn thờ hai người con. Thế thì người mẹ họ suy nghĩ gì? Không lẽ họ chia ra? Con nào cũng là núm ruột cả. Điều đó ngay cả trong một gia đình cũng là một gắn bó. Hay trong giòng họ, nhất là ở miền Nam thì mối quan hệ đó rất bình thường. Như vậy là đối với cả dân tộc của mình thì chuyện bên này hay bên kia thì nguồn gốc nó là gì? Từ đâu nó sinh ra cái này. Bây giờ chúng tôi khẳng định cũng là từ bên ngoài. Chuyện mà nếu không có từ bên ngoài xen vào…

XH: Ông nói từ bên ngoài là như thế nào?

VVK: Tức là từ chủ nghĩa thực dân, tôi xác định, tham gia vào, như Pháp. Cách mạng tháng 8 là đã giải quyết về chủ quyền của mình rồi, nhưng sau đó thực dân Pháp trở lại, tái chiếm lại ở Việt Nam. Mỹ cũng là từ bên ngoài. Nếu trong Việt Nam – Việt Nam với nhau hoàn toàn có khả năng có thể hòa giải được. Nếu có những quan điểm, chính kiến, hay một cái gì đó khác nhau. Hoàn toàn không có bên ngoài chen vào thì chúng ta có thể hòa giải được.

XH: Nhưng bây giờ có khả năng hòa giải được không, thưa ông?

VVK: Tôi cho đây là một cơ hội có thể nói hết sức là tốt. Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, thì không có lý do gì mà có thể là giữa chúng ta với nhau không hòa giải được. Vì kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung Quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đối kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối.
Tôi cho rằng bây giờ thì càng có điều kiện để chúng ta làm điều đó.

XH: Nhưng thưa ông, phải có những biện pháp, để mình đi từng biện pháp để đi đến chỗ hòa giải với nhau. Ông đề xuất ra biện pháp nào?

VVK: Tôi cho trong hòa hợp dân tộc thì không có vấn đề gì. Liên quan đến hòa giải, theo quan điểm của tôi, hòa giải trong tình hình hiện nay không có nghĩa là hai chiến tuyến, tức là một bên là quốc gia, tôi tạm gọi là như thế, một bên gọi là cộng sản như trước đây… Có lúc giữa quốc gia và cộng sản đối nghịch nhau vì anh là quốc gia tôi là cộng sản. Bây giờ không còn cái gọi là một bên là quốc gia, một bên là cộng sản để hòa giải với nhau. Cái đó tôi chống – không có.

Việt Nam với Mỹ cũng khép lại quá khứ và bàn chuyện hợp tác với nhau: Hợp tác hữu nghị và nhắm vào tương lại. Thì quá khứ của nó là cái gì? Quá khứ của nó là hận thù, chúng ta khép lại. Bây giờ chúng ta tính đến tương lai là sự hợp tác cùng phát triển. Trong quá trình hợp tác phát triển không phải không có vấn đề kèm theo có hòa giải trong này những vấn đề cụ thể như chất độc màu da cam. Nhưng đó là cục bộ, đó là những vấn đề cụ thể, chớ không phải là toàn bộ. Không phải là hai chiến tuyến bây giờ phải bàn với nhau để hòa giải.

Từ đó mà tôi nghĩ rằng giữa những người Việt Nam chúng ta không còn có chuyện hòa giải như hồi còn đối đầu với nhau, trong lúc còn Mỹ chủ mưu đối với dân tộc. Không có hòa giải theo kiểu đó.

XH: Nghĩa là theo ý ông thì với thời gian, chiến tuyến giữa quốc gia với cộng sản đã mờ nhạt dần, phải không ạ?

VVK: Tôi cho rằng cái đó nó vô lý. Tôi nói ngay cái này, có một số anh em trước đây cùng chiến đấu bên cạnh Mỹ, nhân danh là người quốc gia, xác định chúng tôi chiến đấu lại người cộng sản – nghĩa là người cộng sản không có quốc gia. Như vậy y như là bao gồm cả chuyện mà nói là người cộng sản không có quốc gia – không phải. Chúng tôi có quốc gia chớ, chúng tôi yêu nước, chiến đấu cho dân tộc này, cho quốc gia này. Các ông xem xuyên suốt (thì thấy) chúng tôi chiến đấu cho quốc gia nào khác nữa.

Tôi nói chuyện với anh Nguyễn Văn Hảo. Anh hay xưng anh là người quốc gia và tôi là người cộng sản. Nhưng hai anh em cũng thân lắm. Tôi nói rằng đấy là anh tự xác định, như thế là anh coi anh là quốc gia, còn tôi không có quốc gia? Nếu nói đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn, anh là quốc gia, thì chuyện do thân ai, thì chuyện đó chúng tôi có thể đặt ra. Anh quốc gia thân Mỹ, thân Pháp. Nhưng tôi người quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản. Chớ còn anh phủ định, coi như là người cộng sản không có quốc gia, người cộng sản không có dân tộc – hoàn toàn không đúng.

Bây giờ phải nói với nhau là quốc gia là của mình, quốc gia là của chúng ta, dân tộc là của chúng ta. Nhưng anh quốc gia không cộng sản, tôi quốc gia cộng sản, thì có thể còn khác với nhau chỗ đó, ngoài ra không có khác gì nữa.

XH: Làm sao chúng ta có thể khép lại cách biệt nhỏ đó, thưa ông?

VVK: Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội, thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Cũng có một số người có quan điểm như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một. Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa, đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì? Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản, ông cha mình có cộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ. Hay sau này, những phong trào như Yên Bái, Đề Thám hay sau nữa là những nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì lấy gì để đo sự yêu nước của họ cao thấp so với người cộng sản.

Cho nên chúng ta phải xác định tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình – của mọi người, không của riêng ai cả. Không riêng của người cộng sản, không riêng của bất cứ một tôn giáo, phe phái nào. Nếu chúng ta xác định như thế thì hoàn toàn chúng ta có thể gặp nhau. Cái đó, sự thực trong cuộc sống, trong mặt trận đều có chuyện như thế. Ông Huỳnh Thúc Kháng đâu có chấp nhận cộng sản đâu, ổng là một người yêu nước như mình.

Sau này có những nhân sĩ yêu nước cùng trong Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta chưa phải là người yêu chủ nghĩa xã hội đâu, có người cũng chưa chấp nhận cộng sản. Nhưng người ta yêu nước chớ. Cho nên chúng tôi nói nhau với nhiều người và tôi khẳng định điều đó. Người cộng sản chưa thể nói cái yêu nước của mình cao hơn, hoặc nói người ta không chịu chủ nghĩa xã hội thì không phải người ta giảm lòng yêu nước của người ta. Nếu như chúng ta cùng xác định như thế, chúng ta biết quý trọng lẫn nhau vì đất nước, vì dân tộc… thì tôi nghĩ chỗ đó là chỗ hòa hợp được”.

(HẾT TRÍCH NGUYÊN VĂN)
VÀO GOOGLE, CHẮC CHẮN TÌM KIẾM RA TOÀN VĂN BÀI PHỎNG VẤN NÀY

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1497111057229507


.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 1 Comment »

Hoà giải dân tộc: NHỚ NGƯỜI TỪNG Ở TRẠI TÙ TÀN BINH THUỞ ĐÓ (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 19.11.2014

hidden hit counter

 

.
NHỚ NGƯỜI TỪNG Ở TRẠI TÙ TÀN BINH
THUỞ ĐÓ
Trần Xuân An

này thơ tôi hát giữa đời
tặng người xanh tóc, úa nơi trại tù
đỏ tháng tư, đen tháng tư
thắng và thua nỡ nặng thù nhau sao!

cùng phận rừng sâu, miền cao
tôi dạy học, người cuốc cào rẫy nương
hiểu nỗi buồn thấu tận xương
nhớ câu lỡ vận còn thương đến giờ

người yêu nước đỏ rực cờ
cũng yêu nước, người ngủ mơ xưa vàng
xót lòng một thuở trái ngang
nỗi đau ý hệ thấm tràn bao năm

bây giờ người chẳng xa xăm
hai từ yêu nước khỏi thầm gọi nhau
trang xã hội hết nhăn nhàu
người yêu nước bạc tóc râu trải lòng

điểm mạng tôi, rẽ nhánh sông
chạnh niềm, cuộn xoáy, cũng dòng thơ tôi
là khi thương lá vàng rơi
quyện vào hồng đỏ đắp bồi phù sa

nhớ người, nhớ tháng ngày xa…

T.X.A.
22:39, 18-11 HB14

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/nho-nguoi-tung-o-trai-tu-tan-binh-thuo-do-tho-tran-xuan-an/1495360320737914


.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc: Viết tiếp bài Hoà giải bằng sự thật & Ngo ngoe dấu hỏi (2 bài thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 18.11.2014

hidden hit counter

 

.
VIẾT TIẾP
BÀI HOÀ GIẢI BẰNG SỰ THẬT
Trần Xuân An

giẫm lên hiệp định, quân lao tới
ngồi đợi bàn giao? Buộc phải hàng!
sóng đỏ quật nhau, tan sóng đỏ
cũng đầu hàng sự thật rồi chăng?

T.X.A.
08:10 – 09:15, 18-11 HB14 (2014)

(*) Ba câu đầu: 1973, 1975 và 1991

NGO NGOE DẤU HỎI
Trần Xuân An

thử tìm câu hỏi bao năm trước
đi lính hồng quân hay bảo hoàng?
xương máu “hai con đường” thế giới
ngo ngoe đều đỉa, đỏ hay vàng? (*)

T.X.A.
13:12 – 15:25, 18-11 HB14 (2014)

(*) Chữ “hoàng” trong từ ghép “bảo hoàng” có nghĩa là vua (chế độ quân chủ), không phải là màu vàng. Mặt chữ Hán của hai từ “hoàng” này khác nhau. Tuy nhiên, các triều vua nước ta vẫn chọn màu vàng làm màu tiêu biểu (vàng tượng trưng cho hành thổ trong ngũ hành, chỉ trung ương; vàng cùng sắc độ nóng như đỏ, cam, chỉ phương nam).

Đã đăng ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/ngo-ngoe-dau-hoi-tho-tran-xuan-an/1495233047417308

https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/viet-tiep-bai-hoa-giai-bang-su-that-tho-tran-xuan-an/1495157987424814


.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | 1 Comment »

Hoà giải dân tộc: HOÀ GIẢI BẰNG SỰ THẬT (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 17.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hoà giải dân tộc:
HOÀ GIẢI BẰNG SỰ THẬT
Trần Xuân An

hoà giải bằng hiệp định, nhưng hiệp định bị bỏ qua
thì sự thật hoà giải bằng máu xương Tây Nam,
             biên giới Bắc
Hoàng Sa khuất sương, Gạc Ma mờ sương,
             thì Liên Xô rã nát
và lưỡi quỷ Biển Đông!
             Sự thật hoà giải Việt Nam mình

một trăm ba mươi mốt năm! (*) Mãi đến hôm nay,
             ôi Đất nước!
từ khổ nhục phải vùng lên, nên sáng ngời
             xen lầm lạc, cuồng say
cầu ý hệ Hiền Lương, máu xương chất ngất…
rồi hiệp định hoà giải bị bỏ qua,
             thì sự thật thế giới phơi bày,
             cho tay người Việt nối liền tay.

T.X.A.
13:11 – 14:02, 17-11 HB14 (2014)

(*) 1858-1989

HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973:
Trích:
KHOẢN IV: THỰC THI QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM
(gồm 6 điều từ điều 9 đến điều 14)

Điều 11: Ngay sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam:

– Thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, nghiêm cấm mọi hành động thù địch, kỳ thị nhằm vào các cá nhân hay tổ chức đã từng cộng tác với bên này hoặc bên kia.

– Bảo đảm tự do dân chủ cho nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di trú, tự do làm việc, quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh.

https://sites.google.com/site/tranxuananwriter2/hdparis-1973_6_saigonbao.gif
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1401817166758897&set=a.1400729253534355.1073741832.100007918808885

Đã đăng ở Facebook:
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/hoa-giai-bang-su-that-tho-tran-xuan-an/1494665364140743

.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc: LẼ RA ĐÃ TỪ 1973 (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 16.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hoà giải dân tộc:
LẼ RA ĐÃ TỪ 1973
Trần Xuân An

đất nước liền một dải. Nhưng văn chương chúng ta?
còn khiến nửa đôi mắt cười, nửa đôi mắt khóc
đất nước hưng trầm cảm, phân liệt mọi quê nhà
do bao bài báo, cuốn phim còn hình thành bởi tâm chia cắt

vì sao khi triệu người vui, có triệu người buồn? (*)
thưa mẹ, và bạn ơi, phải chăng bởi không chân thật
không chân thật với đồng bào về Chiến tranh “Hai con đường”
máu xương suốt mấy mươi năm, do “Hai con đường”, hai phía giặc

xin thể hiện rõ ra, triệu người chống cộng, mãi yêu Tổ quốc, quê nhà
triệu người cộng sản đấu tranh giai cấp, nhưng vẫn yêu quê nhà, Tổ quốc
cuộc chiến thắng thua, vẫn rõ ràng, không gì khác
đàng hoàng thắng, đàng hoàng thua, bởi rất Việt Nam

tiểu thuyết này viết ra, đâu làm Miền Bắc buốt tim
bài thơ kia đăng báo, đâu làm Miền Nam đứt ruột
ơi một chín bảy ba, lẽ ra… Và gần bốn mươi năm trước
đất nước liền một dải hòa bình, chúng ta đã hòa giải thật thà…

T.X.A.
15 & 16-11 HB14 (2014)

(*) Lời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu vào năm 2005.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

Đã đăng ở Facebook:
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/le-ra-da-tu-1973-tho-tran-xuan-an/1494238314183448

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc: KHÓ SO SÁNH VĂN NGHỆ MIỀN BẮC VỚI VĂN NGHỆ MIỀN NAM

Posted by Trần Xuân An trên 16.11.2014

hidden hit counter

 

.
Hoà giải dân tộc:
KHÓ SO SÁNH VĂN NGHỆ MIỀN NAM VỚI VĂN NGHỆ MIỀN BẮC (1954-1975)
(XIN GÓP CHUYỆN VỚI NHẠC SĨ NGUYỄN PHÚ YÊN) (*)

Nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên đối với tôi như một người anh, nên tôi cũng xin có ý kiến nhỏ ở đây:

Âm nhạc Miền Nam (1954-1975) nói riêng và văn học – nghệ thuật nói chung, ở nửa đất nước này hồi ấy, có cả hoa lẫn cỏ, thậm chí có cả rác. Nó như một khu rừng tự nhiên, vì khá tự do sáng tác, nhất là từ những năm đầu thập niên 60/XX về sau. Vì thế, đúng là đa dạng, phong phú, và cũng phản ánh chân thực tâm tư các tác giả, mà khái quát lại là tâm tư Miền Nam Việt Nam. Hay, dở, tốt, xấu gì thì cũng là thực chất, đúng như mệnh đề “văn nghệ là tiếng nói chân thực của một thời đại, một xứ sở”.

Nếu so sánh với âm nhạc nói riêng và văn nghệ nói chung của Miền Bắc nước ta cùng thời đoạn, đã và sẽ khó khăn. Bởi lẽ, văn nghệ Miền Bắc là tiếng nói của Đảng lãnh đạo (nếu nói khác với tư tưởng chỉ đạo, thì rơi vào tình cảnh Nhân văn – Giai phẩm ngay). Phương pháp sáng tác cũng phải tuân theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (mọi loại hình văn nghệ đều thế, kể cả âm nhạc). Tuy thế, văn nghệ ở Miền Bắc vẫn có những nét riêng của từng tác giả thực sự có tài, do phong cách, bút pháp cá nhân. Đó là điều đáng quý trong tình cảnh buộc phải chung tư tưởng, phải chung phương pháp sáng tác. Có điều, phong cách, bút pháp riêng không phản ánh hiện thực, gồm tâm tư, cuộc sống tác giả và khái quát lên là cả xã hội Miền Bắc. Nói gọn hơn, văn nghệ ở Miền Bắc, kể cả âm nhạc, chỉ phục vụ nhiệm vụ của Đảng mà thôi; nó góp phần rất lớn, phải nói là quá lớn, cho chiến thắng 30-4-1975. Cứ hình dung Miền Bắc như một xứ sở bị bít kín, chỉ được đọc, được nghe mỗi một thứ văn nghệ nhất quán một tư tưởng do Đảng lãnh đạo, và chỉ đạo một cách rất cụ thể, thì chỉ có xông lên, xốc tới.

Miền Nam, văn nghệ phân tán hay phân hóa, vì xã hội là thế, tự nhiên nhi nhiên là thế, bởi tự do mà! Miền Bắc, văn nghệ, kể cả âm nhạc, chỉ tinh toàn tuyên truyền và tuyên truyền, nên… nó chỉ là văn nghệ tuyên truyền (văn nghệ bị/được chỉ huy), chứ không đúng là văn nghệ theo quy luật xưa nay, đông tây. Miền Nam, văn nghệ phản ánh đúng thực trạng xã hội. Miền Bắc, văn nghệ không thực hiện được chức năng này, mà nó chỉ có công to lớn trong việc chiến đấu và chiến thắng.

T.X.A.
15-11 HB14 (2014)

(*) Xem thêm bài viết của Nguyễn Phú Yên, theo link:
https://www.facebook.com/nguyen.p.yen/posts/4815507521677

Link bài này trên Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1493628107577802

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 1 Comment »