Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tư, 2012

Chùm thơ trong Trại sáng tác tại Gia Lai, 4-2012

Posted by Trần Xuân An trên 29.04.2012

hidden hit counter

CHÙM THƠ VIẾT TRONG TRẠI SÁNG TÁC TẠI GIA LAI (*)

Trần Xuân An

(3 bài, và, 01-5 HB12, bổ sung thêm 1 bài)

LẦN ĐẦU NHƯNG THÂN QUEN

Gia Lai chưa từng ghé qua
đã quen xanh trời, trắng gió
quá thân đồi nâu, dốc đỏ
nghe nhớ vàng mùa quỳ xa
xưa, Blao hao hao Đông Hà
nên Pleiku rất quê nhà, sớm nay

đêm như thổ cẩm huyền bay
tiếng hát núi rừng hùng tráng:
Xinh Nhã, sử thi hừng sáng
vó ngựa Nguyễn Huệ cuốn mây
chất lửa Đinh Núp thắm ngày
văn Nguyên Ngọc mỗi lá cây vọng truyền

thơ về Phố Núi (**), niềm riêng
để cuối đồng ca, lắng xuống
tiếp đàn t’rưng hợp xướng
lại hồng thơm nét nhạc duyên…
và Gia Lai đừng ngạc nhiên
hạt chữ tôi ngỡ lưu niên đất này

lần đầu, tôi ngắm nơi đây
bằng mắt quê hương – tâm thức
bằng mắt Blao trong ngực
(năm tuổi cao nguyên chưa đầy!)
thơ tôi, trang nắng Gia Lai
trên hồ, chữ sóng, sâu dày ngàn năm.

TP.HCM. – TP. Pleiku,
16 – 24-4 HB12 (2012)
TXA.
(Tác giả đã đọc trong buổi giao lưu
tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, chiều 26-4-HB12)

ĐOÁ PLEIKU

cơn mưa Pleiku bất ngờ
không thể trôi những ngày giờ Gia Lai:
năm lá xanh một nhánh dài
trong tôi, bừng sáng búp đài Bahnar.

Nhà rông Pleiku,
# 9:00, 25-4 HB12
TXA.

KHOẢNG 4 GIỜ SÁNG Ở PLEIKU

đèn đường tắt và trời chưa sáng
cá hồ quẫy thức tiếng chim chuyền
hồn núi gọi, gà liền chuỗi gáy…
Pleiku còn tầng sâu Tây Nguyên.

Đèo Mang Yang,
# 15:00, 26-4 HB12
TXA.
(Hai bài thơ ngắn này, tác giả đã đọc trong buổi tổng kết trại sáng tác, sáng 27-4-HB12)

_____________________

(*) Trại thực tế – sáng tác tại Gia Lai do Hội Nhà văn TP.HCM. tổ chức & Cty Gia Lai C.T.C. hỗ trợ về cơ sở vật chất, từ 19 đến 27-4-2012.

(**) “Phố Núi”, tên thứ hai của thành phố Pleiku, do nhân dân quen gọi.

NHÀ LAO CŨ
VÀ TRANH CỔ TRONG CHÙA Ở PLEIKU

dâng nén hương, lặng trước bia tưởng niệm
tù chính trị đã hoá những anh hùng
xe qua chùa, nến soi tranh răn xử
tham sân si, tự gieo – gặt, trập trùng (1)

cảnh tra khảo, tối một thời trung cổ
chứng tích nhà lao (khác hành hình xưa?)
chốn tạm giam cũng là nơi thụ án?
diệt hết thực dân, đã giảm nhiều chưa?

chống ngoại xâm ngay trong lao nghiệt ngã (2)
nên nơi thụ án đành chịu khảo tra?
nên ngục trần gian không là địa ngục?
nên ngời chính nghĩa người yêu nước nhà

Pleiku xưa có một phần Lao Bảo
treo ngược, đóng kim, quay điện, chẹt giam
(phần nào giống tranh chùa treo địa ngục!)
chỉ ngời chính nghĩa người chống ngoại xâm

lịch sử sáng lên bao điều ngộ nhận
với thường phạm, đạo đức học có lầm?
phải tách biệt tù. Cách nào nhẹ bớt?
ngục thường phạm còn mãi đến triệu năm

dâng nén hương, lặng trước bia tưởng niệm
tù chính trị đã hoá những anh hùng
xe qua chùa, nến soi tranh răn xử
tham sân si, tự gieo – gặt, trập trùng…

nhà lao thực dân chỉ là chứng tích
nhân quả trên đời (3) giúp lòng mênh mông
cái đẹp, đâu chỉ chiêng cồng, biển núi!
nghệ thuật xui thêm thường phạm nào không?

xin cầm ngọn bút như cầm nhang đỏ
đoàn nhà văn nghe văn toả thơ bay
ngẫm luật Hồng Đức, Gia Long, Pháp Mỹ
nay nhẹ mà nghiêm, đời bớt mắt cay?

Pleiku – TP.HCM.,
21-4 – 30-4 – 01-5HB12
TXA.

(1) Khái niệm cũ về địa ngục siêu hình: “địa ngục, việc của quỷ ma / nhà lao, trên cõi người ta, thuở nào”. – TXA.

(2) Theo tấm biển ghi trước phòng số 5: Tù nhân người Kinh tổ chức chống chào cờ, chống nội quy, chống chế độ lao tù hà khắc…

(3) Luật nhân quả hiện thực (xem bài viết của TXA., phụ lục, trong tập thơ “Hát với đời ơn thương mến”, NXB. Trẻ, 1996).

Đã đăng ở TranNhuongCom:
http://trannhuong.com/news_detail/13931/Chùm-thơ-Trần-Xuân-An

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-tho-viet-o-gia-lai.html

                    Ảnh lớn hơn: h.1   |   h.2
 

Thông tin trên TTTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM.:

“NVTPHCM- Sáng ngày 20.4.2012, đoàn nhà văn TP.HCM gồm 15 nhà văn, nhà thơ đã có mặt tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai để tham dự Trại Sáng tác văn học do Hội Nhà văn TP.HCM kết hợp với Công ty cổ phần Văn hoá – du lịch Gia Lai tổ chức, nhằm đem tới những sự hiểu biết sát thực và cần thiết cho các trại viên về văn hóa, địa lý, con người, kinh tế, đời sống, các dân tộc, cộng đồng… của Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Các thành viên trong đoàn, gồm các nhà văn, nhà thơ: Xuân Trường (trưởng đoàn), Phạm Sỹ Sáu, Đặng Nguyệt Anh, Nguyễn Ngọc Khương, Thanh Yến, Nguyễn Vũ Tiềm, Nguyễn Xuân Châu, Trần Xuân An, Trúc Phương, Chu Quang Mạnh Thắng…” và cán bộ Văn phòng Hội Nhà văn TP.HCM.: Hoàng Bá Tòng.

Xem tiếp:

Bấm vào đây
http://www.nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/tin-van/doan-nha-van-tphcm-den-voi-gia-lai.html

Trong đợt đi thực tế – sáng tác tại Gia Lai, Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM. có đăng truyện ngắn “Ân sủng của tự nhiên” (Trần Xuân An):

Bấm vào đây
http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/truyen-ngan/tran-xuan-an-an-sung-cua-tu-nhien.html

XIN ĐÓN XEM THÊM CÁC BÀI THƠ KHÁC CỦA TRẦN XUÂN AN VỀ GIA LAI, ĐƯỢC VIẾT SAU ĐỢT THAM DỰ TRẠI SÁNG TÁC 19 – 27-4-2012

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Ấn hành sách in giấy: TUỔI HOC TRÒ CỦA TÔI

Posted by Trần Xuân An trên 17.04.2012

hidden hit counter

 

TUỔI HỌC TRÒ CỦA TÔI

( HỒI KÍ – TỰ TRUYỆN CỦA TRẦN XUÂN AN )

Nhà Xuất bản Hội Nhà văn (Chi nhánh tại TP.HCM.) cấp giấy phép, tháng 4-2012


ĐÃ ĐƯỢC ẤN HÀNH

— 16-4 HB 12 [2012] —

 

 

QUÝ NGƯỜI ĐỌC CÓ THỂ ĐẾN MUA TẠI:

NHÀ SÁCH PHÍA NAM CỦA NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN


27B
NGUYỄN ĐÌNH
CHIỂU


P. ĐAKAO, Q. 3, TP.HCM.

Trân trọng kính mời

 

 

Bìa 1

 

  

 

Cả bìa

 

 

Bìa 4

 

 

Phần gấp bìa 1

 

Phần gấp bìa 4


___________________________
 

 

 

Thiết kế bìa:

Họa sĩ đồ họa

NGUYỄN BÌNH BẮC

 

 

 

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »