Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

NHẤN MẠNH

hidden hit counter

Phản hồi của Trần Xuân An về một bài viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ( 11-5-2008 ):

THÔNG TIN: VỀ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 1889”

09-05 HB8: Trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, ai đó vừa tung ra CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO MỚI với nhan đề bài báo “Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương” ??? Tất nhiên không phải dịch giả Trần Đại Vinh (giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP. Huế), cũng không phải ông Thái Lộc (phóng viên đưa tin [?]). Tại sao có thể nói ngay đó là Chiếu Cần vương giả mạo (nguỵ tạo) mới nhất được tung ra? Xin vui lòng xem ngay trên bản chiếu, chi tiết ngày tháng năm “Hàm Nghi ngũ niên lục nguyệt sơ lục nhật” (Hàm Nghi năm thứ 5, ngày mồng sáu tháng sáu, tức là 03-7-1889 [?!?] thuộc năm Kỷ sửu [?!?]); chi tiết vua Hàm Nghi đích thân qua nước Đại Đức (”Đại Đức quốc”) cầu viện và đã được chính phủ nước Đức đồng ý [?!?]; rồi khi vua Hàm Nghi đã về thẳng tỉnh Quảng Đông, vị vua trẻ này đã tiếp kiến các quan viên hội họp để nghe họ biện bạch [?!?]… Và còn nhiều chi tiết sai trái với “Dụ Nguyễn Văn Tường” (02-6 Ất dậu [13-5-1885]) và “Dụ Hoàng tộc” (7-6 Ất dậu [18-5-1885])! Xin nhớ rằng, “Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương” (tức “Dụ Cần vương”), từ trước đến nay, như chúng ta biết, cũng được ban ra, truyền đi từ Tân Sở (Cam Lộ) cùng một ngày với “Dụ Nguyễn Văn Tường”; và cả ba bản dụ kể trên đều nhất quán về nội dung. Giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đã có một bài tham luận sử học “Chiếu hay Dụ Cần vương?” (Kỉ yếu Hội nghị khoa học lịch sử về “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường”, ĐHSP. TP.HCM., 20.6.1996, tr. 25 – 30; Tạp chí Xưa & Nay, số 128, tháng 11. 2002, tr. 9 – 11), xác định chính xác là Dụ Cần vương, được tuyên tại Tân Sở, Cam Lộ, 13-7-1885, đồng thời cũng khẳng định là Chiếu Cần vương số 2 (ban bố tại Hương Khê, Hà Tĩnh, 19-9-1885, theo sách “Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp” [“Le Laos et le protectorat français”, Paris, 1900] của Gosselin) chỉ là văn bản giả mạo. Trần Xuân An cũng đã góp phần làm rõ hơn về vấn đề này. Nay, trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, lại “xuất hiện” thêm một Chiếu Cần vương giả mạo mới … toanh! (9 & 10-5 HB8 ) — Xem tiếp tiểu mục bổ sung 10-5 HB8 ở kề ngay bên dưới tiểu mục này.

► 10-5 HB8: WebTgTXA. đã bổ sung vào tập ảnh (link phía trên) 20 trang đôi “Đại Nam thực lục, chính biên”, kỉ V và kỉ VI, đã được quét chụp (scan), gồm những tư liệu gốc đã được Trần Xuân An sử dụng để chứng minh không có cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2 (”Chiếu Cần vương – Gosselin – Hà Tĩnh”) hay Chiếu Cần vương giả mạo mới được tung ra trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-08 mới đây (tạm gọi là “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu — Hàm Nghi năm thứ 5″).

Xin lưu ý: Trong “Hoàng đế An Nam” (“L’Empire D’Annam”), xuất bản 4 năm sau cuốn “Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp” (”Le Laos et le protectorat français”, Paris, 1900), cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2, ghi ngày 19-9-1885, Charles Gooselin lại không nhắc đến nữa, và ông ta viết rõ ở nội dung của cuốn sách: “Ngày 05 tháng 09 là hạn chót hai tháng mà ông thống tướng De Courcy quy định cho [Nguyễn Văn] Tường phải ổn định An Nam. [Nguyễn Văn] Tường, như người ta nhận biết, đã cung cấp cho chúng ta những nguồn tin thất thiệt; mặc dù chúng ta đã giám sát chặt chẽ, ông ta vẫn liên lạc với những nhân vật đáng ngờ ở bên ngoài. Thống tướng quyết định cho bắt giữ ông ta”. (Trích Gosselin, L’Empire d’Annam, Perrin et Cie, Librairies – éditeurs, Paris, 1904, tr. 219).

Đến tháng 2 năm Bính tuất (1886), sĩ dân vẫn trung thành với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, chứng tỏ không hề có “Chiếu Cần vương — Gosselin” (19-9-1888 ) hay “Chiếu Cần vương — D’Argenlieu – Hàm Nghi năm thứ 5″ (03-7-1889).

► 12-5 HB8: Báo Tuổi Trẻ in giấy & Tuổi Trẻ trực tuyến: GS. Đinh Xuân Lâm trả lời phỏng vấn về những người yêu nước chống Pháp bị Pháp lưu đày biệt xứ tại Tahiti, Guyane, Madargasca, Nouvelle Calédonie (Tân Đảo), Algerie… (PV. Thu Hà thực hiện): “… Ở đảo Tahiti thì có Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, phụ chính Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật (vị này chết trên đường đến đảo, bị vứt xác xuống biển). Ở Algeria có vua Hàm Nghi… Những người yêu nước của chúng ta bị lưu đày đi khắp nơi, cũng có nghĩa là máu của chúng ta đã đổ xuống rất nhiều xứ lạ…” & “… Tôi đã thấy trong hàng kilômet tài liệu của trung tâm lưu trữ hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence có rất nhiều tài liệu về các nhà tù hải ngoại. Cũng từ các tư liệu đó mà chúng tôi đã cung cấp cho hậu duệ của cụ Nguyễn Văn Tường để họ tìm đến tận Tahiti, nơi cụ bị lưu đày, và mang về những cứ liệu xác thực chứng minh cha ông họ – phụ chính Nguyễn Văn Tường không hề là người theo Pháp như bấy lâu nay chúng ta vẫn đánh giá nhầm. Sau khi Hàm Nghi xuất bôn, cụ vào thành ở nhưng thực chất vẫn tiếp tục liên lạc và ủng hộ quân Cần Vương. Một cuộc hội thảo với nhiều báo cáo khoa học đã được tổ chức, tượng đồng chân dung cụ đã được đúc và tấm bia ghi công cụ đã được dựng ở quê nhà Quảng Trị. Vì những tấm gương như Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thái Học hay Nguyễn Hữu Huân, cuộc tìm kiếm của chúng ta cần được tiếp tục, ở Guyane, ở Nouvelle Calédonie, ở Madagascar…” — Xem tiếp (theo link trên)…

► 14-5 HB8: Một trong những nguy cơ cần cảnh giác của người nghiên cứu, đó là tư liệu giả mạo, chưa được giám định bằng phương pháp khoa học thực nghiệm và chưa được đối chứng, phối kiểm, xác nhận. Người nghiên cứu sẽ luôn luôn bị động trước những tư liệu giả được công bố bởi những kẻ gây rối hoặc những thế lực đen tối. Chiếu Cần vương giả mạo mới được tung ra trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-08 mới đây (tạm gọi là “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu — Hàm Nghi năm thứ 5 [1889]“) là một minh chứng nhãn tiền. Tôi định viết một bài hoàn chỉnh chứ không phải chỉ đưa lên trang này những ý rời cùng các trang tư liệu gốc của triều Nguyễn và cũng là của Việt Nam chúng ta, khi đọc “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu — 1889″, nhưng tôi không muốn bị sa vào bẫy của kẻ gây rối hoặc thế lực đen tối nào đó. Viết bài luận về “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu — 1889″, xem nó như một tư liệu sử học đúng nghĩa, sẽ dẫn đến tình trạng những thứ tư liệu giả mạo với luận điệu cùng các khuôn dấu, chất liệu lụa như thế sẽ còn được tung ra.

Năm ngoái, 11-6 HB7 (2007), tôi đã viết:

“Về giai đoạn lich sử 1858-1885/1886, nắm vững và giữ vững tư liệu gốc của nước ta — những châu bản và các văn kiện khác (kể cả tư liệu gốc của Pháp) trong “Đại Nam thực lục” — là nắm giữ thanh gươm sử học hay ngọn bút sử học đằng cán (không ai nắm gươm, cầm bút đằng lưỡi!). Nói cách khác, đó là tư liệu ắt có (cấn thiết phải có), còn tư liệu gốc của phía Pháp (trong sách báo Pháp, nhất là tư liệu mới sưu tầm được ở các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti, phải có chứng thực) là tư liệu đủ (bổ trợ thêm). Không thể hoán chuyển điều kiện đủ thành điều kiện ắt có”.

Xin lưu ý: Đến tháng 2 năm Bính tuất (1886), sĩ dân vẫn trung thành với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, chứng tỏ không hề có “Chiếu Cần vương — Gosselin” (19-9-1888 ) hay “Chiếu Cần vương — D’Argenlieu – Hàm Nghi năm thứ 5″ (03-7-1889)

CÁC PHẢN HỒI (Ý TƯỞNG & TƯ LIỆU GỐC) TRÊN Trang 6 “Thông báo cập nhật” VỀ BÀI “TÌM THẤY NGUYÊN BẢN CHIẾU CẦN VƯƠNG” ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN TOÀ SOẠN TUỔI TRẺ QUA HỘP THƯ ĐIỆN TỬ CỦA TUỔI TRẺ & QUA GMAIL, LÚC 9 : 30, 14-5 HB8 (2008 ).

Ghi chú:

VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889” — bài viết mới nhất của Trần Xuân An — dạng PDF — Bài đã đăng ở dạng pdf trên điểm mạng liên thông toàn cầu Hội Tụ tại Việt Nam (16-5 HB8 )

____________________________________

Cập nhật thông tin (03-6 HB8 [2008]):

TS. Nguyễn Quang Trung Tiến trả lời phỏng vấn -- báo Thể thao & Văn hoá, 03-6 HB8

Vui lòng xem “trả lời tương ứng” 1 (response 1) bên dưới. Vì lí do kĩ thuật, WebTgTXA. đã đưa ảnh scan thuộc về “trả lời tương ứng” 1 (response 1) vào đây.

Ý kiến sơ khởi Trần Xuân An:

1. Rất cảm ơn TS. Nguyễn Quang Trung Tiến đã góp phần khẳng định về tính chất giả mạo của hai bản Chiếu Cần vương số 2 (Gosselin) và số 3 (D’Argenlieu). Riêng vấn đề đặt ra là ai đã giả mạo, tôi không dám nghĩ “chính các thủ lĩnh trong hàng ngũ Cần vương là những người được nghi vấn nhiều nhất, đặc biệt là cụ Phan Đình Phùng”, bởi lẽ, Phan Đình Phùng, một lãnh tụ kháng chiến thuộc loại khoa bảng nhất, không thể là người viết các văn bản sai lệch về quy cách (hình thức thể loại) và hơi “tiểu tâm”, sai kiến thức (nội dung), nhất là vi phạm luật pháp quân chủ cũng như đạo lí nhà nho ở mức nghiêm trọng (giả mạo sắc dụ, chiếu chỉ nhà vua) như vậy.

2. Để tham gia thảo luận về vấn đề này, tôi cũng đã gửi bài viết “VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889”” của tôi đến Toà soạn Thể thao & Văn hoá qua Gmail (địa chỉ điện thư: docgiattvh@gmail.com và 2 địa chỉ điện thư khác của TT.&VH.)

Thành thật cảm ơn TS. Nguyễn Quang Trung Tiến đã gửi e-mail thông báo cho biết;
cảm ơn báo Thể thao & Văn hoá đã mở diễn đàn về đề tài này.

Rất đáng tiếc là tôi chưa được đọc 3 số báo thuộc 3 ngày 28, 29 và 30-5-08. Không biết tìm đâu cho ra 3 số báo ấy!

Trân trọng & kính mến,
Trần Xuân An
04-6 HB8 ( 2008 )

3 bình luận trước “NHẤN MẠNH”

  1. txawriter said

    03-6 HB8: Báo THỂ THAO & VĂN HOÁ (Thông tấn xã Việt Nam), số ra ngày 03-6-2008, tr. 20: “Chỉ có Chiếu Cần vương lần thứ nhất là thật?” — TS. Nguyễn Quang Trung Tiến, khoa trưởng Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, trả lời phỏng vấn về tính xác thực của các bản Chiếu Cần vương; qua đó, ông đã xác định 2 bản “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 (bản Gosselin 19-9-1885, bản D’Argenlieu 03-7-1889) là giả mạo. Mời đọc trên tấm ảnh dưới đây:

    Bấm vào đây để đọc bài báo trên ảnh

  2. txawriter said

    10-6 HB8 ( 2008 ):

    VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo):

    Trần Xuân An bình luận phản hồi — CÁC TRÍCH ĐOẠN ĐỀ CẬP ĐẾN PHONG TRÀO VĂN THÂN & CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP 1883-1885-1886 TỪ BÀI VIẾT “CỐ ĐIỆN” CỦA HỌC GIẢ HOÀNG XUÂN HÃN (nguồn: Tạp chí điện tử DIỄN ĐÀN — WebTgTXA. đã gửi điện thư xin phép đến Tcđt. Diễn Đàn): … chính những tư liệu này, do Hoàng Xuân Hãn cung cấp, đã góp phần phủ nhận “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889”. Thật vậy, không nghi ngờ gì nữa, trong sự thật lịch sử không từng có “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889” do vua Hàm Nghi va Tôn Thất Thuyết ban bố. Đó chỉ là 2 bản Chiếu Cần vương nguỵ tạo, cụ thể là bản số 2 do Pháp (kể cả linh mục thực dân) bịa tạo và bản số 3 cũng do Pháp hay bọn phỉ bịa tạo ra mà thôi… — Xem tiếp:

    Bấm vào đây: BÀI VIẾT “CỐ ĐIỆN” CỦA HỌC GIẢ HOÀNG XUÂN HÃN

  3. txawriter said

    28-6 HB8 ( 2008 ):

    VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo):

    BÀN THÊM VỀ

    THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG),

    LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG

    & CỤM TỪ “TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI”

    Trần Xuân An

    Xem ở dạng PDF

    Xem ở dạng WORD / DOC.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: