Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười, 2015

LÍ LỊCH NGUYỄN ÁI QUỐC TỰ KHAI NĂM 1934

Posted by Trần Xuân An trên 30.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
LÍ LỊCH NGUYỄN ÁI QUỐC TỰ KHAI NĂM 1934
— cảm nghĩ ngắn của Trần Xuân An —

BẢN KHAI LÍ LỊCH CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO NĂM 1934, NẾU RƠI VÀO TAY CÁC CÁN BỘ TỔ CHỨC, CÁN BỘ HỘ KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, CHẮC CHẮN SẼ BỊ XẾP VÀO LOẠI “CÓ VẤN ĐỀ”, NHƯNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT (GIỚI CẦM BÚT NÓI CHUNG), ĐÓ LÀ MỘT PHÁC THẢO NHÂN VẬT RẤT HẤP DẪN, LI KÌ.

NGUYỄN ÁI QUỐC, THUỞ 1934, CÓ BỊ KHUYNH HƯỚNG THIÊN BẨM CỦA MỘT NGƯỜI MÊ ĐỌC TIỂU THUYẾT, THÍCH VIẾT TRUYỆN CHI PHỐI ĐẾN ĐỘ TỰ HƯ CẤU THEO KIỂU TIỂU THUYẾT HOÁ LÍ LỊCH BẢN THÂN KHÔNG?

ĐỐI VỚI NHÀ TIỂU THUYẾT, BẢN LÍ LỊCH NHƯ LÀ PHÁC THẢO NHÂN VẬT ẤY THÌ THẾ NÀO? NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT THẬM CHÍ CÒN BỊA RA, THÊM THẮT NHIỀU CHI TIẾT LI KÌ HƠN NỮA, ĐỂ HÌNH TƯỢNG PHONG PHÚ, PHỨC TẠP VÀ DO ĐÓ SINH ĐỘNG HƠN.

NHƯNG RẤT TIẾC, CHUYỆN NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT THÌ KHÔNG THỂ BỊA THÊM VÀO ĐƯỢC. NẾU VIẾT TRUYỆN KÍ, YẾU TỐ HƯ CẤU VỚI TỈ LỆ PHẢI RẤT NHỎ, VÀ CHỈ ĐỂ LÀM SỰ THẬT ĐƯỢC NỔI RÕ HƠN THÔI, CHỨ KHÔNG THỂ BIẾN TRẮNG THÀNH ĐEN, ĐỔI ĐEN RA TRẮNG. NẾU VIẾT Ở THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT, HƯ CẤU CŨNG PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC, ÍT RA CŨNG PHẢI ĐỔI TÊN HỌ, QUÊ QUÁN NHÂN VẬT.

NGUYỄN ÁI QUỐC (PAUL THÀNH) LÀ MỘT CON NGƯỜI CÓ THẬT, LẠI LÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LỚN, NÊN NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT CÀNG PHẢI NÓI LÀ RẤT TIẾC. VIẾT VỀ BÁC HỒ MÀ LỠ SAI MỘT CHÚT LÀ ĐỦ ĐỂ MANG HOẠ MẤY ĐỜI!

T.X.A.
30-10 HB15 (2015)

BÁC HỒ CÓ ĐI LÍNH PHÁP TRONG THẾ CHIẾN 1 (1914-1918),
THÔNG TIN MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ

Theo bài viết của Quốc Phong (bài “Về một quãng thời gian “trống” trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xưa & Nay, số 464, tháng 10-2015, tr.4-8.): Nguyễn Tất Thành đi lính thay cho con trai của một người Pháp, Escoffier, trưởng bếp của một nhà hàng ở Anh, trong Chiến tranh Thế giới lần I (1914-1918). Hình như Nguyễn Tất Thành đào ngũ vào năm 1917, trốn tại Pháp. Sau đó, không biết do đâu, ông Paul Thành có sang Réunion gặp vua Thành Thái, 1918 (có thể bị bắt lính lại, và phải sang đó? không rõ!). Tiếp đến, Paul Thành sang Mỹ, làm bồi bàn trong một nhà hàng ăn uống (1918-1919), rồi lại về Pháp, làm thợ sửa ảnh (1919-1921).

Theo đó, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 chỉ tác động đến Nguyễn Tất Thành vào thời điểm khoảng 1919-1920.

Cuộc đời của Bác Hồ cũng li kì thật!

Theo tôi, cho dù lí lịch thế nào đi nữa, Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh…) mãi mãi vĩ đại, vì ông ấy đã đánh đuổi được thực dân Pháp khỏi nước ta.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1634312903509321

Tìm thấy ở Google sau khi đọc bản đăng trên tạp chí in giấy:
“VỀ MỘT QUÃNG THỜI GIAN ‘TRỐNG’ TRONG TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH”
— TOÀN VĂN BÀI BÁO CỦA QUỐC PHONG, ĐĂNG Ở TẠP CHÍ XƯA & NAY, SỐ 464, THÁNG 10-2015:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2015/10/ve-mot-quang-thoi-gian-trong-trong-tieu.html

Tác giả Quốc Phong viết: (trích) “Cũng liên quan đến khoảng thời gian này, có một tư liệu có giá trị và chứa đựng một thông tin rất quan trọng được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm từ các cơ quan lưu trữ ở Nga (12-2006) và được công bố trong cuốn sách “Hồ Chí Minh với nước Nga”do Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức xuất bản năm 2013 (sách có lời giới thiệu của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh). Đó là Bản khai lý lịch được lập theo lời củachính Nguyễn Ái Quốc khai ngày 16-9-1934 để đến tháng 10 năm đó được nhập học Trường Quốc tế Lênin. Với bí danh Linôp (Linof) có năm sinh là 1894, bản khai này đề cập tới nhiều chi tiết (xem ảnh 1&2) trong đó có một chi tiết đáng chú ý tại mục khai về công việc (nghề nghiệp) qua từng thời gian hoạt động : “Làm lính (tại) Pháp (vào thời gian) 1914-1918 (xem ảnh 3& 4)”.” (hết trích)

Như vậy, bản lí lịch này đã được sưu tầm từ 2006, công bố chính thức vào năm 2013, với lời giới thiệu của ông Đinh Thế Huynh (UV.BCT.).

Bài viết cũng kể lại lời tiết lộ của ông Vũ Kỳ (thư kí riêng, thân cận hằng ngày với Hồ Chí Minh): Ông Vũ Kỳ đã nghe Bác Hồ kể với Nguyễn Lương Bằng từ những năm cuối thập niên 60/XX; trước khi chết, ông Vũ Kỳ có triệu tập cán bộ Bảo tàng HCM. lại, để ghi âm lời chính Vũ Kỳ thuật lại việc đó (2004).

.

.
.

.
.

.
.

.
.

NHÂN BÀN CHUYỆN LÍ LỊCH BẢN THÂN TỰ KHAI CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC,
CHỢT NGHĨ VỀ CÁC CỤM TỪ THUỘC “CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH”
Trần Xuân An

Trong những năm sau Ngày 30-4-1975, vấn đề lí lịch bản thân (không những chỉ bản thân mà cả ba đời nội ngoại!) bị đặt ra một cách nặng nề. Trong những tính chất nặng nề đó, có khía cạnh từ ngữ thể hiện quan điểm, lập trường. Đặc biệt, trong những năm tôi đi dạy học, có dịp nhìn thấy hay phải quản lí lí lịch của các học sinh thuộc các lớp học tôi có giảng dạy, chủ nhiệm, tôi thấy có nhiều học sinh dùng từ ngữ do cán bộ hộ khẩu địa phương yêu cầu, theo dạng nói trên. Ví dụ: lính Pháp, lính Mỹ (với nghĩa là lính ngụy nói chung) (*)… Thực chất, đó là cách nói tắt, viết rút gọn mang màu sắc cực tả (“cách mạng cực đoan”), từ các cụm từ “lính thời Pháp thuộc”, “lính thời Mỹ ‘can thiệp'”…

Nhân bàn về bản lí lịch tự khai (cán bộ Nga ghi) của Nguyễn Ái Quốc (chủ tịch Hồ Chí Minh) khi vào học Trường Quốc tế Lê-nin tại Nga, năm 1934, tôi đề nghị, nên sử dụng các cụm từ dưới đây, thay vì những cụm từ kể trên:

1) Giai đoạn trước 1945:
—- 1a) Tham gia tổ chức Cộng sản
—- 1b) Tham gia các chính đảng chống thực dân khác
—- 1c) Công chức hay lính thời thực dân – nửa phong kiến
2) Giai đoạn 1945-1954:
—- 2a) Công chức hay lính thời Việt Minh (1945-1952-1954)
—- 2b) Tham gia các chính đảng chống thực dân khác
—- 2b) Công chức hay lính thời Quốc gia Việt Nam (1949-1954-1955)
3) Giai đoạn 1954-1975:
—- 3a) Tham gia tổ chức Cộng sản
—- 3b) Tham gia các chính đảng khác tại Miền Nam
—- 3c) Công chức hay lính thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Miền Bắc (1954-1975)
—- 3d) Công chức hay lính thời Việt Nam cộng hòa tại Miền Nam (1954-1955-1975)

Dĩ nhiên, trong xã hội còn có nhiều thành phần khác nữa, nhưng ở đây, chỉ nêu ra trường hợp vốn bị xem là có tính chất chính trị nhất.

T.X.A.
31-10 HB15 (2015)
——————————
(*) “Lính Pháp” nếu hiểu đúng nghĩa, chính xác là lính người Pháp thuộc quân đội Pháp, cũng có thể hiểu là lính có quốc tịch nhiều nước khác Pháp, nhưng trực thuộc quân đội Pháp, khác với lính Nam triều (triều đình Đại Nam), lính Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại làm quốc trưởng). Còn lính Việt Nam cộng hoà (quân đội Việt, toàn người Việt) thì khác với “lính Mỹ” (lính thuộc quân đội Mỹ, toàn là người Mỹ). —- Về thông dịch viên: thông dịch viên người Việt có thuộc quân đội Pháp, quân đội Mỹ, đoàn cố vấn Trung Quốc, đoàn chuyên gia Liên Xô không, hay chỉ biệt phái vào?
.
.
FACEBOOK:

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 1 Comment »

BÀ THUỴ KHUÊ VIẾT VỀ BỘ SÁCH “PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG” CỦA TÔI (TRẦN XUÂN AN)

Posted by Trần Xuân An trên 27.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
BÀ THUỴ KHUÊ VIẾT VỀ BỘ SÁCH “PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG” CỦA TÔI (TRẦN XUÂN AN):

“Ở trong nước, Trần Xuân An, hậu duệ đời thứ năm của Nguyễn Văn Tường có viết bộ truyện ký tựa đề Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (nxb Văn Nghệ tpHCM, 2004) theo lối lịch sử tiểu thuyết, dựa trên những sự kiện có thật ghi trong Đại Nam Thực Lục, tiếc rằng bộ sách này không mấy giá trị”. — (http :// thuykhue. free. fr / thumucindex. html).

Câu văn của bà Thuỵ Khuê khiến người đọc phân vân không hiểu là bộ sách do tôi viết và xuất bản hay bộ sách “Đại Nam thực lục”, theo bà, là “không mấy giá trị”!

Mục đích của tôi là làm sáng tỏ oan khuất của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Do đó, tôi đặt nặng tính sử học, nên sau quá trình nghiên cứu, khảo luận (3 cuốn sách khác của tôi, cùng đề tài, hoàn tất bản thảo, 1999-2000 & 2002, Nxb. Thanh Niên 2006 & 2008), tôi không viết tiểu thuyết lịch sử như dự định ban đầu mà chuyển sang viết truyện kí lịch sử (bộ sách 4 tập này, hoàn tất bản thảo 2003, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004).

Tôi nhận thấy, trong “Đại Nam thực lục” (tập 36 và tập 37, tính theo bộ sách do Nxb. KHXH. xuất bản lần thứ nhất) có những tư liệu thuộc loại văn kiện rất có giá trị sử học, đủ để thanh minh cho Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Những tư liệu dưới đây, nhất là cáo thị (ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 247) của giặc Pháp khi bắt Nguyễn Văn Tường (1824-1886), đặc biệt là bản án chung thẩm (ĐNTL.CB., tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 35), chưa được các nhà nghiên cứu trước tôi khai thác, vì họ không ngờ trong tập 37 (kỉ Đồng Khánh) lại có nó! Họ cứ đinh ninh là hành trạng của Nguyễn Văn Tường đã chấm dứt ở tập 36 (kỉ Kiến Phúc – Hàm Nghi).

Đạt mục đích yêu cầu về sử học là thanh minh trọn vẹn cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), bằng các tư liệu có giá trị, là bộ sách 4 tập của tôi đã có giá trị rồi. Việc này, trước tôi, chưa ai làm được như thế.

NHỮNG TƯ LIỆU RẤT CÓ GIÁ TRỊ TRONG BỘ SÁCH “ĐẠI NAM THỰC LỤC” (KỈ KIẾN PHÚC – HÀM NGHI & KỈ ĐỒNG KHÁNH):

1) Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát Dụ Cần vương, 02.6. Ất dậu (13.6.1885):

“… Tôn Thất Thuyết còn giữ giá vua còn đóng ở Phòng Quảng Trị, đã kèm vua ra Lệnh dụ Thiên hạ cần vương, lại sẽ dụ bảo Nguyễn Văn Tường và yên ủi những người họ mạc ở trong kinh, đều một đạo, do đường dịch lộ chuyển chạy về kinh. (Khi ấy tự Phòng đến kinh ống trạm còn chuyển đệ được). Đó đều là việc từ mồng 7 tháng này trở về trước.

Ngày mồng 2 dụ Văn Tường, lược nói:

“Y [Cô-ra-xy (De Courcy) – TXA. ct.] thấy ta càng khuất, y càng ngày càng lấn, khiến Triều đình không còn mặt mũi nào, vạn bất đắc dĩ mà ta mới phải làm cái kế bỏ thành đi ra ngoài. Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải “thỏa hiệp vô nguyên tắc” – TXA. ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy.

Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh. Ta duy có chọn đất lánh ở, sợ trời vui trời, rường cột cương thường, cả nước cùng thế, không đâu không phải là Triều đình và không phải là tôi con vậy. Trẫm quyết không cùng với họ tranh được thua vậy.

Tình thế ví lại không thôi, trẫm nguyện phái thêm cán viên, lấy đường đi khắp các nơi, nghiêm sắc cho Ninh Bình trở về phía bắc, bao nhiêu quan tỉnh, phủ, huyện đều để ấn lại mà đi, người nào như có trung nghĩa tài lược không kể quan hay dân, đều cho được tiện nghi làm việc [nhân dân, sĩ phu khởi nghĩa – TXA. ct.], cốt không phụ tấm lòng tốt của triều đình dưỡng dục, tác thành, yên được bóng thiêng liêng ở trời của liệt thánh, và đáp phó được nguyện vọng [khởi nghĩa chống Pháp – TXA. ct.] tha thiết của thần dân trong nước. Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì””.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 226).

2) Mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về hoàng tộc, ngày 07.5 Ất dậu (18.7.1885):

“Ngày mồng 7, dụ các người trong họ, đại lược nói:

“Dụ Thọ Xuân vương, phụ chính Hoài Đức công và các bọn hoàng phiên, công chúa nghĩ coi: Nước Nam ta nhiều lần bị kẻ khác bức hiếp nhiều khoản, phàm có tai mắt khí huyết không ai là không uất ức buồn rầu, chẳng riêng người trong họ ta mà thôi. Trẫm vâng di mệnh của tiên quân, và các vương công phụ thần cùng suy tôn lên quyền giữ việc nước. Phàm có trăm điều đều duy kiến nghị, phải ấy thì theo. Trẫm tuổi trẻ, kiến thức chưa rộng, dám đâu chuyên trái việc gì, cho nên hễ khi tiếp được thư của nước Đại Pháp gửi đến khoản gì, nếu quá lăng nhục và yêu sách quá đáng, nhân tình không thể chịu được, mật nghe vương công và các phụ chính khuyên bảo, không đâu là không cưỡng tự đau đớn nín náu, chịu theo êm việc, vì muốn bảo toàn xã tắc, để họ mạc lâu dài hưởng tôn quý giàu sang vậy. Không ngờ sứ Pháp ngang ngược ngày thêm, không còn được chút quốc thể, cúi xuống đất, ngửa lên trời, xiết bao hổ thẹn, vạn bất đắc dĩ mà phải làm ra việc này; quay nhìn nơi lăng miếu và các bậc ý thân, thực không biết bao nhiêu là tưởng nhớ, chả biết trong tôn tộc từng có tin đến sự lo xuôi nghĩ ngược của ta không? Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh [tức là Nguyễn Văn Tường – TXA. ct.] ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé, thế thì ta mới yên lòng””.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 226 – 228).

3) Dụ của Từ Dũ và 2 cung, đánh giá cao cuộc Kinh Đô Quật Khởi, tháng 7 Ất dậu (cuối tháng 8 bước sang đầu tháng 9.1885):

“… Từ điều ước tái định [Patenôtre – TXA. ct.] đã được phân minh, khiến nước Pháp trước tự bại hòa gây biến, thì phàm ai ở đất vua, cũng đều thù ghét [giặc Pháp – TXA. ct.], ai bảo là không nên. Không gì bằng cuộc nghĩa cử đêm 22 tháng 5 năm nay …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, cuối tr. 244).

4) Bản án của thực dân Pháp về Nguyễn Văn Tường, do De Courcy, De Champeaux cáo thị, ngày 27.7 Ất dậu (05.9.1885):

“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – TXA. ct.] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.

Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux – TXA. ct.] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [: vốn – TXA. ct.] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [nước Pháp – TXA. ct.]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – TXA. ct.] cho hai tháng [nhằm để – TXA. ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – TXA. ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh Tả kỳ về phía nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [:NÊN ; PHẢI – TXA. ct.] kết tội lưu.

Hôm ấy chở đem Văn Tường đến cửa biển Thuận An. Buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.

(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti – TXA. ct.]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tầu, buông xác xuống biển) …”.

(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 247).

5) Bản án chung thẩm của ngụy triều Đồng Khánh (có chữ kí của De Courcy) về Nguyễn Văn Tường và 3 thành viên khác của nhóm chủ chiến Triều đình Huế, tháng 8 Ất dậu (tháng 9.1885):

“Tôn nhân phủ và đình thần dâng sớ tâu bày tội trạng của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, xin tước hết quan tước và tịch thu gia sản; tham tri Trương Văn Đễ đã quá cố, và chưởng vệ Trần Xuân Soạn, đều là bè đảng làm loạn, cũng tước cả quan chức. Trong bọn ấy, thì Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, xin do quan địa phương xét bắt bằng được và chém ngay, để tỏ rõ hiến pháp trong nước. Vua nghe theo”.

(ĐNTL.CB., tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 35).

Xem thêm tư liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn:

6) Về năm mất của Nguyễn Văn Tường:

“Nguyễn Văn Tường, người xã An Cư, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị […]; làm quan tới chức Cần Chánh điện đại học sĩ, phụ trách đại thần, tấn phong Kì Vĩ quận công. Sau sự biến năm Ất dậu (1885), chết ở bên Tây” [*].

(Cao Xuân Dục và Quốc sử quán triều Nguyễn, “Quốc triều hương khoa lục”, bản dịch, Nxb. TP.HCM., 1993, tr. 297).

[*] Đảo TAHITI, thuộc địa của Pháp. Xem thêm: Aldophe Delvaux, bài “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam”, Những người bạn cố đô Huế (BAVH.,1923), bản dịch, sđd., tr. 478 – 485. Chúng tôi (Trần Xuân An) đã có ý kiến ở bài nghiên cứu “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7.1885” về bài báo xuyên tạc và đầy thù hận này, đồng thời vẫn tiếp nhận để sử dụng các tư liệu gốc (ở đây là văn bản hành chính) của thực dân Pháp trong bài báo ấy. TXA.

Xem các tư liệu trên tại đây:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-9

Cũng nên xem thêm hai mật dụ vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) gửi về từ Tân Sở:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-8
.
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

BẢO VỆ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHÓ ĐĂNG, KHÓ XUẤT BẢN

Posted by Trần Xuân An trên 24.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
VẤN ĐỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHÓ ĐĂNG, KHÓ XUẤT BẢN HIỆN NAY
Trần Xuân An

THÊM MỘT Ý KIẾN RẤT NGẮN VỀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN:

NHỮNG TÁC PHẨM NGHIÊM CHỈNH NHƯNG THUỘC LOẠI ÍT NHIỀU KHÁC BIỆT VỀ QUAN ĐIỂM, LẬP TRƯỜNG VỚI NHÀ CẦM QUYỀN (TÍNH PHẢN BIỆN CAO HƠN, CẤP TIẾN HƠN, TÍNH DÂN TỘC ĐẬM HƠN NHƯNG PHI TÍNH ĐẢNG, HAY QUAN ĐIỂM ĐỊCH – TA TRONG NỘI BỘ DÂN TỘC THOÁNG HƠN…), HẲN LÀ KHÔNG THỂ ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN TẠI CỤC BẢN QUYỀN NHÀ NƯỚC ĐƯỢC.

NHỮNG TÁC PHẨM ẤY CŨNG KHÓ XUẤT BẢN QUA NHÀ XUẤT BẢN NHÀ NƯỚC, DO ĐÓ CHÚNG CHỈ XUẤT HIỆN TRÊN MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU.

NẾU MÔI TRƯỜNG CHỮ NGHĨA, SÁCH BÁO ĐẦY RẪY NHỮNG BÀN TAY ĐẠO VĂN, THÌ BIẾT LÀM THẾ NÀO ĐÂY?
TỰ DO, DÂN CHỦ CHẮC PHẢI CẦN ĐẾN TRUNG THỰC, LIÊM KHIẾT TRÍ TUỆ.

T.X.A.
22-10 HB15 (2015)

16 lượt thích 9 bình luận
Thích Bình luận Chia sẻ
Lephuocsinh Lephuocsinh, Ngoc Dung Tran, Dạ Lữ Kiều và 13 người khác thích điều này.
Bình Luận
Trần Xuân An Cảm ơn anh Thái Thăng Long đã xem
Thích · Trả lời · 22 Tháng 10 lúc 20:42
Trần Xuân An Cảm ơn anh Huỳnh Trung
Thích · Trả lời · 22 Tháng 10 lúc 20:43
Sy Sau Pham Tôi nghĩ, đăng ký bản quyền và xuất bản là 2 lĩnh vực khác nhau. Bản viết tay hoặc đánh máy là có thể đăng ký được rồi. Còn xuất bản hay không lại là chuyện khác. Đăng ký là biện pháp hành chính để bảo vệ quyền tác giả của mình thôi bạn Trần Xuân An ơi.
Thích · Trả lời · Hôm qua lúc 9:23
Dạ Lữ Kiều Đừng nghe lời dụ khị của cái hội này nhé…Tôi đã bị mời lên làm việc 3 ngày tai PA25 vì bài thơ gởi cho Hội Văn học nghệ thuật Đăk lăk rồi tịch thu (mượn khéo không trả) tập thơ viết tay và những lời bình của nhà thơ Lữ Phương (bạn thân cùng quê) trong tập NHỮNG CỌNG RƠM MÀU VÀNG gần 100 bài thơ này giờ biết lưu lạc nơi đâu?! Chúc TXA vui, sức khỏe.
Thích · Trả lời · 22 giờ
Trần Xuân An Cảm ơn anh Dạ Lữ Kiều đã khuyên bảo. Thời internet này có đỡ khổ hơn anh à. Toàn bộ tác phẩm của tôi đều đã phơi trên web của tôi.
Thích · Trả lời · 18 giờ
Trần Xuân An Cảm ơn bạn quý Phạm Sỹ Sáu ( Sy Sau Pham ). Trong thực tế, một số bản thảo sách của mình, mình đã đăng kí ở Văn phòng Miền Nam Cục Bản quyền tác giả tại TP.HCM., họ không chịu . Ở đó, họ cũng đọc, xét duyệt, thấy nội dung thuộc loại “phải đạo”, họ mới đồng ý; nếu nội dung có gì đột phá, họ trả lại, lắc đầu! Khổ thế đó! Nếu CBQTG. cho mình đăng kí, thì ổn quá.
Thích · Trả lời · 19 giờ
Trần Xuân An Trừ tập thơ ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT (2014-2015), có nội dung hòa giải dân tộc đúng thực chất, với lập trường dân tộc, phê phán mọi loại ngoại xâm, chỗ dựa của Đỏ hoặc của Vàng (trong chiến tranh 1945-1954-19750 và một ít đầu sách khác mà trong đó có ít nhiều trang cũng tương tự. Ngoài ra, tất cả những đầu sách còn lại của tôi đều cũng đã xuất bản chính thức rồi. Cảm ơn anh đã quan tâm, có lời khuyến cáo. Kính mời anh xem 10 đầu sách đó tại đây: http://www.tranxuanan-writer.net/dang-ki-ban-quyen

Đăng kí quyền tác giả và chủ sở hữu tại Cục Bản quyền (Bộ VH. – TT. & DL.) – HẬU…
TRANXUANAN-WRITER.NET
Thích · Trả lời · Xóa xem trước · 19 giờ

Trần Xuân An Bạn Sy Sau Pham ơi, cái trạng thái (status) trên là mình viết cho nhiều người, còn mình, ngay cả tập thơ ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, có nhiều bài đột phá, mạnh dạn nói thẳng nói thật để giải oan cho Miền Nam nhằm hoà giải dân tộc đúng thực chất của từ ngữ và lịch sử với mục đích đoàn kết dân tộc, nhưng tập thơ cũng thể hiện tinh thần CHỊU SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN HIỆN HÀNH đó chứ, ví dụ rõ nhất như ở bài NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT và VIẾT SAU TỜ LỊCH NGÀY ÔNG NGUYỄN BÁ THANH VÀO CÕI VĨNH HẰNG v,v,..
Thích · Trả lời · 18 giờ

Trần Xuân An http://www.tranxuanan-writer.net/Home/hoa-giai-dan-toc/txa-nhin-thang-vao-su-that-viet-dung-su-that

Trần Xuân An – Nhìn thẳng vào sự thật, viết đúng sự thật (thơ) – HẬU CHIẾN & QUYỀN…
TRANXUANAN-WRITER.NET
Thích · Trả lời · Xóa xem trước · 18 giờ

Trần Xuân An Bài thứ 3 của chùm thơ trên trang này: http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-4/txa–chum-tho-3-bai-ve-van-viet-loc-me-va-nguyen-ba-thanh

Trần Xuân An – Chùm thơ 3 bài về anh Văn Viết Lộc, về Mẹ, về ông Nguyễn Bá Thanh -…
TRANXUANAN-WRITER.NET
Thích · Trả lời · Xóa xem trước · 18 giờ

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632832526990692
.
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

VẤN ĐỀ SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

Posted by Trần Xuân An trên 21.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
1

VẤN ĐỀ SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, CÓ VI PHẠM LUẬT BẢN QUYỀN KHÔNG? NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY LÀ ĐÃ VI PHẠM LUẬT PHÁP, VÌ QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ LÀ BẤT KHẢ CHUYỂN NHƯỢNG, TỐI THIỂU LÀ ÔNG THIỀU ĐÃ MẮC LỖI DUNG TÚNG CHO THÓI THIẾU TRUNG THỰC? BIẾT ĐÂU ÔNG THIỀU SẼ BỊ MANG TIẾNG LÀ ĐÃ ĐẦU CƠ CHO MỘT MƯU ĐỒ LẬT LẠI VẤN ĐỀ, NHẮM VÀO VIỆC SẼ NHẬN VƠ BẤT KÌ TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ NÀO, TRONG TƯƠNG LAI?

TRÍCH ĐOẠN BÀI PHỎNG VẤN CỦA PHÓNG VIÊN TÌNH LÊ – VIETNAMNET — NGUYỄN QUANG THIỀU (NHÀ THƠ):
—–“Trong quá trình làm việc và sáng tác, ông đã từng gặp trường hợp nào mà hội viên Hội Nhà văn đạo văn, thơ một cách trắng trợn mà xử lý lại đi vào ngõ cụt, để lâu hòa cả làng không? Và cá nhân ông đã bị đạo văn thơ bao giờ chưa ?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi đã tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ thứ 2, tôi chưa thấy vụ nào liên quan tới việc tố nhau đạo văn, đạo thơ mà bị xử lý trên phương diện pháp luật. Còn việc tôi có bị đạo tác phẩm của mình không ? Tôi đã không định nói ra nhưng chị hỏi tôi xin chia sẻ thế này, bản thân tôi đã từng 3 lần bị đạo văn : một tiểu thuyết, một truyện ngắn và một bài thơ, nhưng tôi đã im lặng. Tôi im lặng là có lý do của tôi – lý do nhân đạo. Nghe chuyện này có thể nhiều người thấy khó tin. Nhưng đó là sự thật và đó là việc riêng của tôi.

Trong ba trường hợp bị đạo văn thì có một trường hợp tôi đã quyết định trao bản quyền cho người đã dùng bài thơ của tôi thành của họ. Bởi tôi đã hiểu lý do tại sao người kia lại làm thế. Chính vậy mà tôi đã tuyên bố một cách hạnh phúc rằng, tôi chuyển quyền sử dụng vĩnh viễn bài thơ cho người đó. Cái tôi được lớn gấp trăn ngàn lần giá trị của bài thơ nhỏ bé tôi đã viết. Bởi người này dùng bài thơ của tôi không vì mục đích in sách, không vì mục đích mua danh hay lợi ích vật chất mà dùng bài thơ này cho một mục đích tình cảm vô cùng đặc biệt và thiêng liêng”.
—– HẾT TRÍCH ĐOẠN BÀI PHỎNG VẤN.

Quý mến gửi đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/268736/thu-hoi-giai-thuong-cua-phan-huyen-thu-chua-hop-tinh-hop-ly.html

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632469433693668?pnref=story
Trần Xuân An Quý mến gửi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Thích · Trả lời · 3 giờ
Trần Xuân An Cảm ơn hai anh Tạ Ba Han , Khaly Cham may xưa
Thích · Trả lời · 3 giờ
Trần Xuân An Trường hợp T.T.Kh. trong văn học sử, chúng ta đã biết về tình huống tương tự như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn. Thuở bấy giờ, có vài ba nhà thơ tên tuổi cứ nói mơ mơ hồ hồ như ông Thiều, để rồi công luận cứ tưởng là một trong các ông này mới đích thực là T.T.Kh….. Trong những năm về trước, khoảng thập niên 90/XX, có một bà nào đó ở Pháp, lại công khai mình là T.T.Kh., với nhân chứng cùng thời sống tại Việt Nam., theo motif “CHUYÊN BÂY GIỜ MỚI KỂ”. Thật không thể tin nổi!
Thích · Trả lời · 17 phút · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An Có trường hợp bán quyền nhân thân (quyền danh tính tác giả trên tác phẩm) để kiếm tiền. Một anh làm nhạc có tay nghề, sáng tác ra vài bài hát, thậm chí một tập bài hát tàm tạm, bán cho người khác quyền tác giả (cả quyền chủ sở hữu lẫn quyền nhân thân), để lấy vài chục triệu. Người mua ấy bỗng dưng trở thành nhạc sĩ, mặc dù cả đời chưa làm được bản nhạc nào, mà chỉ võ vẽ nhạc lí.
Thích · Trả lời · 1 · 2 giờ
Trần Xuân An Ăn cắp hoặc nhìn lạm (nhận vơ) thơ văn của người khác, vì TÌNH YÊU TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG. Mỉa mai quá !

Trường Đinh Hữu Ôi dào. Dài dòng quá!!!
Hôm qua lúc 1:47
Nhan Nguyen Nói chung văn nghệ sĩ ăn cắp tác phẩm của người khác là một nổi nhục lớn , một vết nhơ trong đời khg thể tẩy rửa sạch
2 · Hôm qua lúc 2:46
Trần Xuân An Tôi không bàn về vụ Phan Huyền Thư, mặc dù bài phỏng vấn trên của Tình Lê (VietNamNet) và ông Nguyễn Quang Thiều có chủ đề chính là vụ ấy. Tôi chỉ bàn về một đoạn trích từ bài phỏng vấn ấy mà thôi. Anh Trường Đinh Hữu à
Hôm qua lúc 4:08
Trường Đinh Hữu Ồ không. Là tôi nói bài viết của ViêtNamNet dai dòng không cần thiết, khi việc đã rõ. Nói thực, tôi không đủ dũng cảm đọc hết bài…
22 giờ
Trần Xuân An Xin làm rõ các thuật ngữ: 1) ĐẠO VĂN (ăn cắp nguyên văn toàn bộ một tác phẩm hay một trích đoạn, một số câu hàm chứa ý tưởng độc sáng trong tác phẩm…v.v…): người ăn cắp văn lấy danh tính của anh ta ghi trên tác phẩm, xóa bỏ hoàn toàn danh tính tác …Xem thêm
10 giờ · Đã chỉnh sửa
Le Van Hieu Biểu tượng cảm xúc like
11 giờ
Trần Xuân An https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632716320335646

2

CÓ TÌNH TRẠNG LẪN LỘN NỘI HÀM CỦA CÁC THUẬT NGỮ CHĂNG?

Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo điện tử VietNamNet ngày hôm qua, 20-10-2015, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết nguyên văn như sau: (trích) “… Trong ba trường hợp bị đạo văn thì có một trường hợp tôi đã quyết định trao bản quyền cho người đã dùng bài thơ của tôi thành của họ. Bởi tôi đã hiểu lý do tại sao người kia lại làm thế. Chính vậy mà tôi đã tuyên bố một cách hạnh phúc rằng, tôi chuyển quyền sử dụng vĩnh viễn bài thơ cho người đó…” (hết trích nguyên văn).

Xin làm rõ các thuật ngữ:

1) ĐẠO VĂN (ăn cắp nguyên văn toàn bộ một tác phẩm hay một trích đoạn, một số câu hàm chứa ý tưởng độc sáng trong tác phẩm…v.v…): người ăn cắp văn lấy danh tính của anh ta ghi trên tác phẩm, xóa bỏ hoàn toàn danh tính tác giả thật ;

2) BẢN QUYỀN, gồm 2 quyền cơ bản:
a. Quyền nhân thân, mà trong đó, chủ yếu là quyền danh tính tác giả trên tác phẩm; có thể kể thêm: quyền đặt nhan đề cho tác phẩm; quyền giữ tính toàn vẹn của tác phẩm;
b. Quyền chủ sở hữu tác phẩm (tác giả có thể chuyển nhượng quyền sở hữu, chủ yếu là quyền sử dụng tác phẩm, chứ không phải quyền nhân thân).

Lưu ý: Việc tùy tiện sử dụng tác phẩm của một tác giả nào đó nhưng vẫn ghi danh tính tác giả ấy trên tác phấm đó, thì không phải là đạo văn. Ví dụ: Ông X lấy một bài thơ của bà Y để đưa vào tuyển thơ tình Việt Nam do ông X làm chủ biên, mà không xin phép bà Y, thì không gọi là đạo văn, mà chỉ gọi là vi phạm quyền sử dụng tác phẩm. Việc này hiện nay khá phổ biến, “bình thường” thôi, thậm chí tác giả còn vui mừng, vì tác phẩm mình kèm danh tính mình được quảng bá.

BẢN QUYỀN (1) (2) có nghĩa là quyền đối với một văn bản nhất định về mặt trí tuệ và về mặt tài sản vật chất, tức là BẢN QUYỀN TÁC GIẢ hay QUYỀN TÁC GIẢ (bao hàm quyền nhân thân đối với tác phẩm và quyền chủ sở hữu tác phẩm). Bản quyền rộng hơn, bao gồm QUYỀN ẤN HÀNH và vì thế, khác với QUYỀN ẤN HÀNH.

Trần Xuân An
sáng 21-10 HB15 (2015)

—————————————–

(1) Tham khảo định nghĩa trong “Từ điển Hán – Việt” của Đào Duy Anh, Nxb. KHXH. tái bản, 2001, tr.36: Bản quyền là “quyền sở hữu của người xuất bản hoặc trước tác về sách vở, tuồng hát, hoặc bức vẽ (droit d’auteur)”; bản quyền sở hữu là “quyền bộ sách thuộc về tác giả, người khác không được in lại hoặc dịch lại (tous droits réservés)”. Dĩ nhiên, muốn in lại, dịch lại, phải xin phép tác giả hoặc nhà xuất bản, nếu nhà xuất bản đã được tác giả nhượng quyền sở hữu.

Tham khảo thêm định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, Nhiều tác giả, Hoàng Phê chủ biên, bản in lần thứ ba, Nxb. KHXH – Trung tâm Từ điển học, 1994, tr. 29: “d. Quyền tác giả hay nhà xuất bản về một tác phẩm, được luật pháp quy định”. Ví dụ: “Tôn trọng bản quyền tác giả”.

Như vậy, ở cả hai từ điển, bản quyền bao gồm cả hai quyền: 1) quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm và 2) quyền chủ sở hữu của tác giả đối với tác phẩm đó; nhưng quyền chủ sở hữu cũng có thể được tác giả sang nhượng lại cho nhà xuất bản.

(2) Tham khảo “Luật Sở hữu trí tuệ 2005”
Điều 18, 19, 20 thuộc chương II, mục 1, nguyên văn như sau:
“Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

&
Khoản 2 thuộc Điều 47 bộ luật trên ghi rõ: “2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm”
.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK &TXAWRITER.WORDPRESS.COM:

3

Ý KIẾN NHỎ VỀ CHUYỆN ĂN CẮP VĂN
(nhân báo chí, mạng xã hội đang chung sức phê phán các vụ “đạo văn”)

1) Kính đề nghị các chuyên gia về bản quyền, luật sư, giới cầm bút đề ra một văn bản quy định rõ, cụ thể, có ví dụ điển hình, về những trường hợp phải xem là đạo văn (ăn cắp văn) và có khung hình phạt rõ ràng, minh bạch. Từ văn bản quy định trên, phải kiến nghị Quốc hội để trở thành luật, ít nhất cũng là văn bản có giá trị pháp lí (triển khai Luật hình sự) của Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch (và liên bộ?). Trên cơ sở đó, truy tố ra toà án.

2) Kiến nghị Bộ VH. – TT. – DL., cụ thể là Cục Bản quyền tác giả, và các cấp trực thuộc ngành này, các hội nghề nghiệp (như các hội nhà văn, hội văn học – nghệ thuật, hội sử học, và các hội khoa học tự nhiên, công nghệ…), các đại học, trung học, và mỗi tác giả, mỗi người đọc, thường xuyên lưu tâm về tệ nạn đạo văn, luôn ý thức cần thiết phải tố giác, khuyến khích tố giác công khai trên báo, đài, mạng xã hội, điểm mạng cá nhân, vì sự liêm khiết trí tuệ. Việc phát hiện ra sự đạo văn không thể không có sự đóng góp của toàn xã hội, và có thể có cả sự góp phần của độc giả người nước ngoài. Đặc biệt, báo chí in giấy, điện tử (công lập) có vai trò rất quan trọng.

T.X.A.
20-10 HB15 (2015)

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632278857046059?pnref=story

4

CỞI TRÓI CHO NGƯỜI TỰ HỐI LỖI ĐỒNG THỜI TỰ KHAI BÁO ĐÃ BÁN QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM
Trần Xuân An

—— Quý mến gửi anh Nguyễn Quang Thiều (nhà thơ) ——

Trong phần bàn luận của một khung bài có nhan đề tạm gọi là “SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, CÓ VI PHẠM LUẬT BẢN QUYỀN KHÔNG?”, nêu ý kiến kiểu Facebook về một trích đoạn trong bài trả lời phỏng vấn của anh Nguyễn Quang Thiều (nhà thơ, P.chủ tịch HNV.VN.), cách đây vài ngày, tôi có đưa ra 2 ví dụ:

1) “… Trần Xuân An: Trường hợp T.T.Kh. trong văn học sử, chúng ta đã biết về tình huống tương tự như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn. Thuở bấy giờ, có vài ba nhà thơ tên tuổi cứ nói mơ mơ hồ hồ như ông Thiều, để rồi công luận cứ tưởng là một trong các ông này mới đích thực là T.T.Kh….. Trong những năm về trước, khoảng thập niên 90/XX, có một bà nào đó ở Pháp, lại công khai mình là T.T.Kh., với nhân chứng cùng thời sống tại Việt Nam., theo motif ‘CHUYÊN BÂY GIỜ MỚI KỂ”. Thật không thể tin nổi!”
“Thích · Trả lời · 21 Tháng 10 lúc 14:17 · Đã chỉnh sửa”

2) “Trần Xuân An: Có trường hợp bán quyền nhân thân (quyền danh tính tác giả trên tác phẩm) để kiếm tiền. Một anh làm nhạc có tay nghề, sáng tác ra vài bài hát, thậm chí một tập bài hát tàm tạm, bán cho người khác quyền tác giả (cả quyền chủ sở hữu lẫn quyền nhân thân), để lấy vài chục triệu. Người mua ấy bỗng dưng trở thành nhạc sĩ, mặc dù cả đời chưa làm được bản nhạc nào, mà chỉ võ vẽ nhạc lí…”
“Thích · Trả lời · 1 · 21 Tháng 10 lúc 9:11…”.

Tôi muốn phê phán việc SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, như một cách thách thức tranh luận cho vui, cho vỡ lẽ, sáng tỏ thêm vấn đề.

Bây giờ, sáng ngày 23-10 HB15 (2015) nay, tôi muốn nói thêm: Để tháo mở sự trói buộc đối với người đã trót phạm phải lỗi ấy, nói rõ ra là những người đã lỡ bán quyền nhân thân tác phẩm của mình cho người khác như trường hợp một anh làm nhạc có tay nghề kể trên, đề nghị công luận và những cơ quan hữu trách:

1) Khuyến khích sự tố giác, nhất là sự tự hối lỗi, khai báo của người đã bán quyền danh tính đối với tác phẩm của mình cho kẻ khác, bằng sự khen thưởng, có thể có tiền thưởng;

2) Người tố giác hay người tự hối lỗi, tự khai báo có quyền đề nghị cơ quan hữu trách giấu tên. Sự vụ sẽ phải được đưa ra công luận ngay sau đó.

3) Những ai tự thú nhận và tự khai báo về sự phạm luật của bản thân họ về trường hợp này sẽ được hưởng quyền miễn trả lại số tiền đã nhận từ người mua quyền danh tính đối với tác phẩm nào đó. Họ sẽ không bị một ảnh hưởng xấu sẽ xảy ra, sau khi đã tự hối lỗi, tự khai báo.

Ba điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho người tố giác và người tự hối lỗi bằng cách tự khai báo.

Trân trọng,
T.X.A.
7:30, 23-10 HB15 (2015)

Xin xem lại ý kiến trước theo link: https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632469433693668

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632960833644528
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Mười bản thảo sách của tác giả (Trần Xuân An)

Posted by Trần Xuân An trên 19.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
Tôi (tác giả Trần Xuân An)
đã giao NGUYÊN VẸN MƯỜI BẢN THẢO SÁCH dưới đây
(mỗi đầu sách một file [tệp] WORD và một tệp PDF;
trong đó có bốn đầu sách
được gửi thêm bốn bản thảo in giấy, ĐỂ ƯU TIÊN XÉT DUYỆT TRƯỚC)

cho Cty YBOOK (Nxb. Trẻ, TP.HCM.)
vào ngày 13-10-2015
để xin giấy phép và phát hành
theo dạng sách điện tử của YBOOK.

BẤM VÀO ĐÂY

FACEBOOK:

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Bốn câu thơ và một bài thơ được nhiều người yêu thích

Posted by Trần Xuân An trên 17.10.2015

hidden hit counter

 
.
.

.
.

Bốn câu thơ và một bài thơ

được nhiều người yêu thích

.
Bốn câu thơ trích và một bài thơ trọn vẹn được nhiều người yêu thích, có lẽ do nội dung hoà giải dân tộc chân thật, chưa một ai dám nhìn nhận sự thật lịch sử như thế vì vì lo sợ, vì bị định kiến che mắt, và có lẽ do ngôn từ giản dị, trong sáng

ĐẤT VÀNG MÀU DA
Trần Xuân An

người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau
bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó
thời gian lắng lòng, mắt nhìn càng rõ
Chiếc cầu Ý Hệ, đôi bờ lấm lầm
(1)

(trích)

T.X.A.
08-5 HB15 (2015)

HAI PHÍA RỒI MỘT THƯƠNG YÊU
Trần Xuân An

tôi thương người lính vàng
héo tàn chìm sử cỏ
tôi thương người lính đỏ
bia sao nhoè tàn nhang

nguỵ vàng, tay sai đỏ
đau một thuở thế gian
nến hoa thêm sáng tỏ:
đều xua giặc ngoại bang

phân cách bao nghĩa trang
tình dân không khác mộ
nước mắt mằn mặn gió
bại oan như thắng oan

tôi yêu người lính vàng
thơm danh trang sử mở
tôi yêu người lính đỏ
tuổi dài đến mênh mang.

T.X.A.
19:30 – 20-32, 24-7 HB15 (2015)
.

FACEBOOK:

Bích Võ Ngọc, Trái Tim Băng Giá, Hai Nguyen và 17 người khác thích điều này.
Bình Luận
Trần Xuân An
Trần Xuân An Cảm ơn cô My Thanh, may xưa!
Thích · Trả lời · 20 giờ
My Thanh
My Thanh Tôi là một lão già, gần 70 rồi ạ !!!
Thích · Trả lời · 20 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An Vâng, thưa anh (vì tôi cũng đã 60)
Thích · Trả lời · 20 giờ · Đã chỉnh sửa
My Thanh
My Thanh Anh em đi, đừng gọi tôi là chú !!!
Thích · Trả lời · 19 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An Vâng, thưa anh
Thích · Trả lời · 19 giờ
My Thanh
My Thanh Rất cám ơn bạn !!!
Bỏ thích · Trả lời · 1 · 19 giờ
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Trần Xuân An
Trần Xuân An Cảm ơn anh Huỳnh Trung , anh Khaly Cham …
Thích · Trả lời · 20 giờ · Đã chỉnh sửa
Lanhx Tran
Lanhx Tran Mất quan điểm, không phân biệt ta địch, ai là kẻ bán nước, ai là người bán đất!
Thích · Trả lời · 19 giờ
Lephuocsinh Lephuocsinh
Lephuocsinh Lephuocsinh Hai mặt của Đồng Xu: Bên có Hình,Bên có Số.
Thích · Trả lời · 18 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An 4 câu thơ và bài thơ trên thể hiện cái nhìn tổng thể, khái quát đối với hai phe, Quốc gia và Cộng sản (tuy đều là đồng bào, cùng một dân tộc Việt Nam), chứ không phải đối với một số cá nhân riêng lẻ. Bi kịch là cả hai phe đều rơi vào tình huống phải dựa vào giặc ngoại xâm để chống giặc ngoại xâm.
Thích · Trả lời · 18 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An 1) Pháp, Nhật (2), Mỹ là giặc ngoại xâm. Pháp là thực dân cũ, bóc lột tài nguyên, sức lao động và cướp chủ quyền lãnh thổ. Nhật là phát-xít. Nhưng Mỹ là thực dân mới, không cướp chủ quyền lãnh thổ, không cướp tài nguyên, sức lao động, chỉ đổ tiền bạc và xương máu vào Việt Nam để lũng đoạn, khuynh loát VNCH., một cách khá sô-vanh (thái độ tự thị nước lớn) nhằm mục đích chống cộng, chặn làn sóng Đỏ. —– 2) Liên Xô là đế quốc đỏ, thống trị về hệ tư tưởng, buộc sùng bái Lê-nin, Sta-lin, cung cấp vũ khí và cả hàng chục ngàn chuyên viên, chuyên gia, nhằm bành trướng đế quốc đỏ theo kiểu thực dân mới, mưu đồ biến VN. thành chư hầu, lệ thuộc. Trung Quốc được Liên Xô uỷ nhiệm, có dã tâm kiểu thực dân cũ, lũng đoạn ban lãnh đạo Bắc Việt, đưa cố vấn Tàu xuống tại Bắc Việt, mưu đồ di dân xuống VN. và Đông Nam Á (bàn chuyện trực tiếp với đại diện Bắc Việt về mưu đồ đó), “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, buộc sùng bái Mao; và cả vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông… Chính Đảng và Nhà nước CHXHCN.VN. thú nhận điều đó qua các cuốn sách trắng, bị vong lục (NXB. Sự Thật, 1979). —-
Thích · Trả lời · 18 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An Việt Nam mình chỉ thực sự độc lập khi Liên Xô (và Đông Âu Đỏ) sụp đổ, nhưng tiếc thay, ban lãnh đạo Việt Nam lại chạy sang Trung Quốc ngay khi đó (Hội nghị Thành Đô 1990)!
Thích · Trả lời · 18 giờ
Trần Xuân An
Trần Xuân An Anh Lanhx Tran đã theo dõi tài khoản FB của tôi hơn một năm nay. Trong thời gian đó, tôi trình bày vấn đề tuy sơ sài (vì nhạy cảm) nhưng cũng đã khá rõ. Anh muốn nói mỉa khi nhắc quan điểm địch – ta. Còn việc anh kết án cả hai đều phản quốc (bán đất/bán nước = bán Tổ quốc) thì vừa không đúng bản chất vừa khiến người khác hiểu lầm anh thiếu thiện chí hoà giải dân tộc
Thích · Trả lời · 18 giờ
Lanhx Tran
Lanhx Tran Từ “bán nước, bán đất” không phải của tôi, còn bản chất là quyền lợi. Làm sao bên thắng, thua hoà giải với nhau được, chưa nói đến việc đưa nhau đến trường học tập cải tạo hết sức nhân văn!
Thích · Trả lời · 16 giờ
Triết An Vi
Triết An Vi “Hòa giải” là sáo ngữ…xảo ngôn…mà gọi là khúc ruột thừ ngâm dấm!
Thích · Trả lời · 11 giờ
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Trần Xuân An
Trần Xuân An 1) Sự thật đã trong 40 năm qua, chưa có sự hòa giải đúng nghĩa, đúng thực chất. Đảng cầm quyền và Nhà nước VN hiện hành chưa bao giờ có chủ trương, chính sách hòa giải như nội dung tôi đã viết như ở 4 câu thơ và bài thơ trên. Sự thật là phe Đỏ thắng trấn áp phe Vàng bại, bằng trại cải tạo, bằng chủ nghĩa lí lịch, bằng đạn đồng (sát thương thể xác) và đạn mực (xuyên tạc bản chất Miền Nam, sát thương phẩm giá). Cũng đúng là từ “hòa giải” chỉ là xảo ngôn, chỉ có nội dung là khoan hồng, thậm chí là trịch thượng, muốn phe Vàng bại phải biết ơn phe Đỏ thắng, cho dù bị sỉ nhục, đày đọa, phân biệt đối xử thế nào đi nữa. Nhưng cũng may là chưa dám “tắm máu”, như KhMer Đỏ ———– 2) Nhưng là người viết sách, làm thơ, tôi viết ra nhận thức của chính tôi về sự thật lịch sử (4 câu thơ trên), về 2 phe đều dựa vào giặc ngoại xâm này để chống giặc ngoại xâm khác; về sai lầm, sai lệch của ý thức hệ của hai phe trong chiến tranh ý thức hệ (căn cứ “thực tiễn là thước đo chân lí”, chân lí phải có nội dung thực tiễn, giá trị thực tiễn; do dó Miền Nam thắng về kinh tế, nhân quyền, dân quyền). Đồng thời, tôi là người viết sách, lảm thơ, nên tôi cũng thể hiện tâm tư, ý nguyện của người dân (ở bài thơ trên), chứ không phải của phe Đỏ thắng, cũng không phải của phe Vàng bại. ————– Thưa rằng, tôi chỉ mong muốn thể hiện được thiên chức của người cầm bút
Thích · Trả lời · Vừa xong · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An
Trần Xuân An Hai anh Lanhx Tran và Triết An Vi vui lòng xem phần trả lời, bàn luận cùng hai hai ở khung lời bình phía trên. Xin xác định, thơ của tôi thể hiện nội dung hòa giải dân tộc của người dân và của chính tôi (tôi chưa từng cầm súng cho phe nào), chứ không phải của phe Đỏ thắng, hiện đang cầm quyền! Còn sự phê phán, mỉa mai của hai anh là nhắm vào giới cầm quyền hiện hành
Thích · Trả lời · 1 giờ

——————–

(1) Trong câu thơ “Chiếc cầu Ý Hệ, đôi bờ lấm lầm”, có hai từ LẤM LẦM. —- “Lấm” (dấu sắc): giây bẩn (lấp lem, lấm láp, lấm lem lấm luốc…) (tính từ); bùn nhão ở ruộng đã cày bừa (danh từ). “Lầm” (dấu huyền): vẩn đục (tính từ); bùn (danh từ); phủ một lớp bụi (động từ). Có một từ “lầm” đồng âm dị nghĩa nhưng có lẽ cùng một nghĩa gốc. “Lầm”: nhận thức, nhìn thấy, nghe thấy không đúng sự thật do chủ quan hay do khách quan, như “sai lầm” (phát âm theo giọng Bắc: sai nhầm, nhầm lẫn. —- Trong ngữ cảnh của câu thơ, LẤM LẦM có nghĩa giây phải bùn, dính phải bùn với một tình trạng lem luốc, nhơ bẩn; nhưng nghĩa chính vẫn là: dính phải sai lầm, giây phải sai lầm.

(2) Danh sách Nội các Trần Trọng Kim trong thời phát xít Nhật xâm chiếm (trong đó, có nhiều người thật lòng yêu nước):
1. Trần Trọng Kim, giáo sư
2. Trần Văn Chương, luật sư
3. Trần Đình Nam, bác sĩ
4. Trịnh Đình Thảo, luật sư
5. Hoàng Xuân Hãn, thạc sĩ Toán
6. Vũ Văn Hiền, luật sư
7. Phan Anh, luật sư
8. Lưu Văn Lang, kĩ sư
9. Vũ Ngọc Anh, bác sĩ
10. Hồ Tá Khanh, bác sĩ
11. Nguyễn Hữu Thi (Thí), cựu y sĩ
*. Phan Kế Toại, tổng đốc
*. Nguyễn Văn Sâm, nhà báo
*. Trần Văn Lai, bác sĩ
*. Đặng Văn Hướng, phó bảng
*. Vũ Trọng Khánh, luật sư
*. Kha Vạng Cân, kĩ sư
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRƯỚC MARX VÀ CỦA MARX

Posted by Trần Xuân An trên 12.10.2015

hidden hit counter

 
.
.

.
.
LẠI NGHĨ VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRƯỚC MARX VÀ CỦA MARX
Trần Xuân An

Nếu chỉ nói sơ lược vài nét chính về mục tiêu lí tưởng của phong trào cộng sản, có lẽ nhiều người dễ bị lôi cuốn vào nó như trôi vào một giấc mộng đẹp về xã hội tương lai của dân tộc và nhân loại. Thời cổ sơ, người ta gọi giấc mộng đẹp ấy là thiên đường, là tây phương cực lạc ở cõi vĩnh hằng, một cõi không thuộc chốn ta bà, địa ngục trần gian này, hoặc giả, nếu trên cõi trần ai này, thì đó là xã hội đại đồng.

Đó là chủ nghĩa xã hội không tưởng, viễn mơ, của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Thiên Chúa giáo, của Thomas Moore, Owen, Fourier, Saint Simon, trước Marx.

Ở Việt Nam, hầu hết những ai đã trải qua thời học trò trung học rồi đại học, kể cả tại Miền Nam trước 1975, đều ít nhiều biết chủ nghĩa xã hội là gì, tối thiểu cũng biết kinh tế hoạch định là gì và Karl Marx là ai.

Chủ nghĩa xã hội theo Marx được những người cộng sản thế kỉ trước quyết tâm khẳng định là chủ nghĩa xã hội khoa học, chứ không còn là không tưởng, viễn mơ nữa!

Đó là hình thái kinh tế xây dựng trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất, nhà máy, hầm mỏ, công cụ lao động) với phương thức sản xuất chủ yếu là xã hội chủ nghĩa – quốc doanh – ở cả ngành công nghiệp lẫn nông nghiệp, do các tập thể công nhân bầu ra các ban giám đốc, và phân phối sản phẩm (quy thành lương tiền) theo phương châm “làm theo lao động, hưởng theo phân phối” (xã hội chủ nghĩa), “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” (cộng sản chủ nghĩa); song song với chế độ sở hữu tập thể với hình thức sản xuất là hợp tác xã mà người lao động là xã viên. Dĩ nhiên, công hữu vẫn là chủ đạo.

Theo đó, một khi tất thảy ruộng đất, nhà máy, cửa hàng mậu dịch đều thuộc sở hữu nhà nước, sẽ không còn giai cấp nữa. Công hữu cũng là cơ sở để xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.

Đó cũng là hình thái văn hoá từng bước một đi đến chủ nghĩa vô thần (thế giới quan mệnh danh là khoa học).

Về lịch sử loài người, Karl Marx và các đệ tử của ông cho rằng, từ công xã nguyên thuỷ, loài người tiến đến các hình thái xã hội có giai cấp. Trước hết, là nông nô, rồi phong kiến và kế đó, tư bản. Từ đó, “nhảy vọt” sang chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản văn minh. Nói cách khác, trước xã hội tư bản chủ nghĩa đều là tư hữu (xã hội có giai cấp), và hữu thần là chính; sau chế độ tư bản chủ nghĩa, là công hữu (vô sản hoá toàn thể, để phi giai cấp) và vô thần.

Karl Marx cũng tiên đoán rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa (giai đoạn sơ khởi của xã hội cộng sản chủ nghĩa) chỉ có thể hình thành một khi những nền kinh tế nhất định đã chín muồi về điều kiện vật chất, và trình độ văn hoá người lao động (chủ lực là công nhân đại công nghiệp) đã ở mức cao, giác ngộ sâu về lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là lúc phương thức sản xuất cũ phải bùng vỡ vì lực lượng sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động) đã phát triển cao hơn, mạnh hơn, đòi hỏi phải có một phương thức sản xuất mới, phù hợp. Như vậy, theo đó, chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến mức quá cao, mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể kham nổi, đồng thời trình độ người lao động đã đủ sức quản lí, điều hành sản xuất, phân phối, tiêu thụ và tái sản xuất, cũng như lãnh đạo xã hội. Do đó, cuộc cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa) chỉ nổ ra như con gà con đã đến ngày phá vỡ cái vỏ trứng để chào đời. Quy luật là vậy. Và hẳn cũng êm đẹp mà thôi. Chú gà con chẳng gây đổ máu bằng chiến tranh, chẳng giết chóc, thanh trừng, thủ tiêu, chẳng lập trại cải tạo tập trung không cần xét xử…

Như thế là đẹp, chứ còn gì đẹp hơn thế nữa! (1)

Tuy nhiên, Karl Marx và cả F. Engels hầu như quên phắt bản chất con người nói chung là tư hữu, mà tiến bộ hơn, là vừa tư hữu vừa công hữu, biết phân định rạch ròi với nhau trên văn bản luật pháp, cái gì là thuộc về của công, cái gì thuộc về của riêng. Thậm chí, tư hữu còn là động lực cạnh tranh để thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học – công nghệ, tư liệu sản xuất và cải tiến phương thức sản xuất, văn hoá xã hội… Nếu quả thực như thế, thì Karl Marx, Engels cũng là hai nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như các tiền bối của họ.

Nhưng dẫu sao, Marx và Engels cũng chỉ là hai nhà lí thuyết. Lênin (Lénine) mới là người thực hiện cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa), 1917, bằng bạo lực chiến tranh, lật đổ, cướp chính quyền, và bằng bạo lực của chính quyền chuyên chính vô sản (cực quyền đảng trị…), áp đặt, bắt buộc toàn dân phải chấp nhận chủ nghĩa xã hội. Lénine còn phát triển thêm chủ nghĩa Marx – Engels bằng sự đề ra luận điểm: cách mạng vô sản có thể chưa nổ ra ở các nước tư bản phát triển, mà vẫn nổ ra ở các nước chưa phát triển chủ nghĩa tư bản, hay chỉ mới là chủ nghĩa tư bản sơ khai; và cũng có thể nổ ra ở các nước thuộc địa, nghèo nàn, lạc hậu. Thực chất, Lénine nóng vội, đốt giai đoạn và lợi dụng phong trào độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát-xít, để bành trướng đế quốc kiểu mới: đế quốc đỏ. Máu lửa, chết chóc, đàn áp, cưỡng bức là do Lénine và những người kế tục ông (Staline), tay sai của Liên Xô (Mao Trạch Đông [2]…)… Nhân dân các nước phụ thuộc Nga Sô cũ và Đông Âu kéo đổ tượng Lénine là muốn chấm dứt chủ nghĩa xã hội và, hơn thế nữa, là xô ngã, đập tan đế quốc đỏ Nga Sô.

Ở Việt Nam, phong trào cộng sản, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Minh, giải tán Đảng (1941-1945-1949-1952), đã huy động được sức mạnh dân tộc, chống thực dân Pháp tái xâm lược; và thực chất là đã đánh thắng Pháp nhờ vũ khí, quân trang, quân dụng của Liên Xô, Trung Quốc (Trung Quốc được sự ủy nhiệm của Liên Xô, bành trướng xuống Đông Nam Á). Sự thể đó, tất yếu đã gây ra sự phân hóa dân tộc, tạo ra thế đối đầu giữa phe Quốc gia với phe Cộng sản, đồng thời tất yếu dẫn đến sự đối đầu với Mỹ, khiến đất nước rơi vào điểm nóng cuộc Chiến tranh lạnh (1945-1991) giữa hai khối.

Sau khi Liên Xô đỏ và Đông Âu đỏ sụp đổ (1989-1991), cũng như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam chúng ta lại rơi vào bi hài kịch “bảo hoàng hơn vua”: Chúng ta vẫn đỏ trong khi hai nước gốc của phong trào cộng sản là Đức (Marx, Engels) và Nga (Lénine, Staline) không còn đỏ nữa!

Phải chăng chủ nghĩa xã hội là một món ăn “bị buộc ăn kèm”, như thể thuở nào chưa Đổi mới, muốn uống một li bia hơi trong cửa hàng mậu dịch quốc doanh ăn uống, bị bắt buộc phải mua thêm phiếu “ăn kèm” một món ăn nhạt nhẽo, cho dù đói bụng vẫn cứ phấn đấu mới nuốt nổi vài miếng? Thậm chí, có người phải lặng lẽ bỏ về vì phải “ăn kèm” thói cửa quyền do nạn độc quyền của mậu dịch viên quốc doanh!

Kháng chiến và chiến thắng thực dân Pháp (1954) đã tạo nên công lao to lớn của Đảng Lao động Việt Nam (thực chất là Đảng Cộng sản Việt Nam), và cả uy tín cho vai trò lãnh đạo đất nước, kể cả hiện nay (2015), nhưng việc cứ mãi giương cao ngọn cờ “bị ăn kèm”, khiến Việt Nam chúng ta “bảo hoàng hơn vua”, đỏ hơn vua đỏ, trở nên lố bịch vì mặc nhiên khinh Nga, các nước lệ thuộc Nga trong Liên Xô cũ, và Đức, cũng như các nước Đông Âu khác còn ngu dại hơn chúng ta. Và chẳng lẽ, kết án ai phản động, phải nói thêm cho đủ là phản động như Nga, như Đức hiện nay!

T.X.A
sáng 12-10 HB15 (2015)

(1) Dĩ nhiên, tất cả các tôn giáo đều chống cộng. Tuy vậy, vẫn có ít nhiều tín đồ, đạo hữu cũng mong rằng, nếu dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa vẫn tồn tại tôn giáo, các tôn giáo không ngừng vươn tới văn minh, tiến bộ, thì vô cùng tốt đẹp!

(2) Xem thêm: Trần Xuân An, “NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC (TÀU NGỤY ĐỎ?)”, faecbook & các WebTXA.

NHỮNG BIỆN PHÁP CÁCH MẠNG VÔ SẢN (XÃ HỘI CHỦ NGHĨA)
TRONG “TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN” CỦA MARX & ENGELS
Lời ngỏ, 15-10 HB15 (2015): Bây giờ, sau 61 năm trải nghiệm ở Miền Bắc, 40 năm trải nghiệm ở Miền Nam, người Việt Nam chúng ta đọc lại, thấy rùng mình rởn gáy, quyết giũ bỏ ý hệ Đỏ, hay tiếc nuối, hoài cổ, trông ngóng phục hồi thời thực hiện ý hệ Đỏ ấy? Chỉ biện pháp thứ 10 là tạm được, nhưng cần bàn thêm?

[….]
Xem thêm: Trần Xuân An — Đọc lại “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (1847-1848)

Về biện pháp cách mạng?

Cũng trong chương II này, Mác và Ăng-ghen viết về biện pháp cách mạng: “bằng cách xâm phạm một cách chuyên chế vào quyền sở hữu và chế độ sản xuất tư sản” (sđd., tr. 78). Nói trắng ra là bằng bạo lực cách mạng, bằng chuyên chế vô sản (xin lưu ý: tôi dùng lại hai chữ “chuyên chế” trong bản dịch “Tuyên ngôn” – TNP. [*]).

Về các biện pháp chuyên chế vô sản sẽ thực hiện ở các nước tiên tiến, xin trích nguyên văn:

“…
1.Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của Nhà nước.

2.Đánh thuế theo mức độ luỹ tiến thật cao.

3.Xoá bỏ quyền thừa kế.

4.Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn.

5.Tập trung tín dụng vào tay Nhà nước, bằng một ngân hàng quốc gia mà vốn liếng sẽ thuộc về Nhà nước, và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

6.Tập trung các phương tiện vận tải vào tay Nhà nước.

7.Tăng thêm số công xưởng quốc doanh và công cụ sản xuất; vỡ đất hoang và cải tạo đất trồng trọt, theo một kế hoạch chung.

8.Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người; tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là cho nông nghiệp.

9.Kết hợp lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp; thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn 1*.

10.Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xoá bỏ việc dùng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất…” (sđd., tr. 79 – 80).

“Tuyên ngôn” còn viết thêm về quyền lực chính trị:

“Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” (sđd., tr. 80).

—————–
[*] TNP. = Trần Nguyễn Phan, một bút danh của tôi (Trần Xuân An).

[….]

.
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/lai-nghi-ve-chu-nghia-xa-hoi-truoc-marx-va-cua-marx/1630411310566147

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC (TÀU NGỤY ĐỎ?)

Posted by Trần Xuân An trên 11.10.2015

hidden hit counter

 
.
.

.
.

NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC (TÀU NGỤY ĐỎ?)
Trần Xuân An

Có thể khẳng định chính thể Trung Quốc (tức Tàu Đỏ) hiện nay (1949-2015) là một dạng ngụy quyền Đỏ chăng?

1) Về hệ tư tưởng: tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai, thực chất là hệ tư tưởng vốn là sản phẩm của Nga Đỏ (Nga – Liên Xô Đỏ), với cốt lõi là chủ nghĩa Lê-nin (nền tảng là chủ nghĩa Mác -Ăng-ghen). Một chế độ chính trị lãnh đạo một dân tộc, một đất nước, mà tôn thờ tư tưởng của lãnh tụ chính trị của nước khác, và nước khác đó (Liên Xô) hà hơi tiếp sức cho mình về mọi mặt (từ 1921 đến giữa thập niên 60/XX) để cướp chính quyền, thì chẳng là NGỤY VỀ TINH THẦN, còn biết gọi là gì!

2) Về quốc kì: Quốc kì vốn là một vật biểu trưng về tinh thần của quốc gia. Ở Trung Quốc, quốc kì vốn lấy mẫu từ quốc kì, quân kì của Nga – Xô. Đó chẳng phải là cờ ngụy sao?!?

3) Súng ống, quân trang, quân dụng của Trung Quốc là do ngoại bang Nga – Xô cung cấp từ đầu. Như vậy là không chỉ về mặt tinh thần, mà cả VẬT CHẤT cũng là NGỤY nốt.

4) Trung Quốc Đỏ gây ra nội chiến, chống đánh chính quyền do Tôn Trung Sơn thành lập (Trung Hoa dân quốc). Đó là tôi ác, nhân danh cách mạng, đấu tranh giai cấp (hậu quả lớn gấp mười lần thành quả). Giai đoạn liên minh Quốc – Cộng để chống phát-xít Nhật là có thật (chống ngoại xâm) nhưng không phải Trung Quốc Đỏ buộc được phát-xít Nhật đầu hàng. Việc chiến thắng được phát xít Nhật là do Mỹ, Liên Xô (phe Đồng Minh) tạo nên.

Một chế độ chính trị mà từ TINH THẦN đến VẬT CHẤT đều do ngoại bang vốn là cường quốc cung cấp cho, chỉ xương máu là của dân tộc mình, và cũng không làm lợi gì cho dân tộc, đất nước, lại gây nên giết chóc hàng chục triệu người vô tội, thì không là NGỤY QUÂN ĐỎ, NGỤY QUYỀN ĐỎ sao?

Quý thành viên FB. nghĩ thế nào? Xin vui lòng phản hồi. Thành thật cảm ơn.

T.X.A.
05-10 HB15 (2015)

Xem thêm: TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HOÀNG SA THUỘC VỀ AI?
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1628492527424692

.
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1628504954090116&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | 3 Comments »

TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HOÀNG SA THUỘC VỀ AI?

Posted by Trần Xuân An trên 11.10.2015

hidden hit counter

 
.

TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HOÀNG SA THUỘC VỀ AI?
Trần Xuân An

(trả lời ông TAV – thành viên Facebook, với ngôn từ lạnh tanh theo phong cách sử – khách quan)

A.
Mặc dù tôi không có thì giờ và cũng không muốn mất thì giờ viết lại những điều đã viết (xem http://www.tranxuanan-writer.net/…/txa-hat-moc-voi-bien-dao… .v.v..), ở FB này, nhưng tôi vẫn có ít dòng trả lời ông TAV.. Xác định trước, tôi chỉ nói về Hoàng Sa, còn Trường Sa (đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm 1956, Gạc Ma và các bãi, đá ngầm khác do Trung Quốc Đỏ chiếm 1988, 1995), xin ông vui lòng tự tìm hiểu thêm.

B.
—- I) Diễn biến:

1) Chỉ tính từ 1956, Trung Quốc (Tàu Đỏ) đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa phía đông bắc. Đó là thời điểm Miền Nam (VNCH.) đang phải bước đầu củng cố chính quyền; Ngô Đình Diệm soán quyền của Triều Nguyễn bằng thủ thuật trưng cầu dân ý, khiến lòng dân Miền Nam li tán; Miền Bắc (VNDCCH.) vạch kế hoạch, chuẩn bị tấn công Miền Nam (Đề cương cách mạng Miền Nam của Lê Duẩn).

2) 1974, Tàu Đỏ chiếm nốt phần còn lại. Đây là thời điểm Miền Bắc (VNDCCH.) quyết liệt tấn công Miền Nam, trong khi Mỹ đã rút từ 1973.

—- II) Bình luận:

1) Mặc dù quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lí của Miền Nam (Hoàng Sa nằm ở phía nam Vĩ tuyến 17), nên việc để mất Hoàng Sa, mới nhìn vào hiện tượng, thì rõ là Miền Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, nhưng Miền Nam không phải không đánh trả sự xâm lược của Tàu Đỏ (1956, 1959, 1974), không phải không quyết giữ quần đảo Hoàng Sa.

2) Nếu tập trung hết quân lực VNCH. ở Hoàng Sa (1956, 1959, 1974) thì mắc mưu Tàu Đỏ và Miền Bắc Đỏ, vì Miền Bắc Đỏ mà sau lưng là Tàu Đỏ, Xô Đỏ sẽ đánh chiếm cả Miền Nam (theo lập luận Miền Nam tạm chịu thất bại ở “hòn non bộ” Hoàng Sa trước “sân nhà” Biển Đông, để lo giữ 1/2 ngôi nhà Miền Nam đang bị “anh em ruột thịt” Miền Bắc đánh chiếm, có nghĩa là gác cái nhỏ lại, lo giữ cái lớn). Vậy bản chất của vấn đề là ở nguyên nhân: do Miền Bắc tấn công Miền Nam từ sơ khởi đến tổng lực, nên Miền Nam phải chịu mất Hoàng Sa (chưa quyết liệt tái chiếm). Theo logic đó, Miền Bắc đã tạo tình thế thuận lợi cho Tàu Đỏ chiếm Hoàng Sa, mặc dù điều đó cũng ngoài ý muốn của Miền Bắc (không thể xem Công thư Phạm Văn Đồng 1958, mà điểm mấu chốt là hải phận 12 hải lí — vốn sai luật quốc tế –, là đúng theo sự xuyên tạc của Tàu Đỏ)
(xem: https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1628516677422277 ).

—- III) Kết luận:

1) Quy luật chung rút ra từ mấy ngàn năm lịch sử là nước Tàu luôn chờ dịp nước ta chủ quan, lục đục nội bộ, để xâm lược nước ta, mà Tập Cận Bình là tên giặc đầu sỏ mới đây dám tuyên bố ngạo ngược ở Mỹ (tháng 9-2015).

2) Miền Nam hay Miền Bắc đã trực tiếp (nhưng hiện tượng), gián tiếp (nhưng bản chất) làm mất Hoàng Sa, thì sau 1975, Miền Bắc (VNDCHC.), tức là CHXHCNVN. (từ 1976) cũng phải có trách nhiệm lịch sử phải lấy lại Hoàng Sa…

3) Cần phải hòa giải dân tộc, để đoàn kết dân tộc ở chiều sâu và thực chất, chứ không chỉ là đầu môi chót lưỡi. Dân chủ, dân quyền – nhân quyền, tự do, công bằng, văn minh là nền tảng của của sự đoàn kết dân tộc đó. Không được lợi dụng khái niệm đoàn kết để thực thi độc tài, ngu dân, do tham quyền cố vị, lợi dụng quyền lực để áp bức Miền Nam… Điều đó đã lạc hậu trong thời đại bùng nổ thông tin, và chỉ gây sự bức xúc, chia rẽ trong cộng đồng dân tộc mà thôi.

C.
Tôi không có thì giờ, nên ông TAV. vui lòng tự luyện thao tác tư duy “tổng hợp – phân tích – tổng hợp với kết luận mới”, ông à. Tôi đã nói là chưa có vấn đề lịch sử nào được mổ xẻ tường tận như vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông, trên báo chí và mạng vi tính toàn cầu.

Xin chào ông.

T.X.A.
lúc 8:15, ngày 5 Tháng 10 HB15 (2015)

(*) PHẢN ĐỐI TẬP CẬN BÌNH VỪA MỚI PHÁT BIỂU VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI MỸ
Phản đối Tập Cận Bình. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đảng cầm quyền và Nhà nước hiện hành tại Việt Nam nước ta còn mắc nợ nhân dân Miền Trung và cả nước việc để mất Hoàng Sa, những bãi, đá ở Trường Sa. “Giải phóng Miền Nam” nhưng khiến Miền Nam mất biển, đảo là tội rất lớn. Bất cứ giá nào Đảng cầm quyền, Nhà nước hiện hành cũng phải lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa cho bằng được.

—————————–

THỬ NÊU RA MỘT ĐIỂM MẤU CHỐT
TRONG CÔNG THƯ PHẠM VĂN ĐỒNG 1958

Không thể xem Công thư Phạm Văn Đồng 1958, mà điểm mấu chốt là hải phận 12 hải lí — vốn sai luật quốc tế –, là đúng theo sự xuyên tạc của Tàu Đỏ (T.X.A., trích từ bài trên).

Tôi muốn nói: Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lí với những bờ biển nào, đảo nào có quyền xác lập 12 hải lí cho hải phận. Với đảo, đó là những đảo có người ở. Còn Hoàng Sa, Trường Sa, không được phép xác định hải phận 12 hải lí (*). Điều đó có nghĩa là Công thư Phạm Văn Đồng không nói gì, dù trực tiếp hay gián tiếp, đến quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Tôi nhấn mạnh: Thử nêu vấn đề như thế, nhưng thật sự vào năm 1958, ông Phạm Văn Đồng và cả Đảng Lao động VN., Chính phủ Miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hoà) không trực tiếp quản lí Hoàng Sa, Trường Sa, vốn thuộc quyền quản lí của Miền Nam (Việt Nam cộng hoà). Vả lại, Trung Quốc (trải qua các triều đại Trung Hoa) không có hồ sơ chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa, thì Việt Nam dân chủ cộng hoà công nhận chủ quyền cho Trung Quốc ở hai vùng đảo đó thế nào được!

T.X.A.
05-10 HB15 (2015)

(*) Theo một số luật gia, những đảo lớn ở Hoàng Sa, Trường Sa, là các (a) “vùng đất tự nhiên”, (b) “có nước bao bọc”, (c) “ở trên mặt nước khi thủy triều lên”. Các đảo thuộc loại lớn ấy chỉ đáp ứng được 3 tiêu chí (a, b, c) còn tiêu chí (d) “thích hợp cho con người đến ở hay có một đời sống kinh tế riêng” thì không đáp ứng được. Do đó chúng chỉ có lãnh hải tối đa là 12 hải lí. —– Nhưng đây là theo điều 121 Công ước Luật Biển 1982. Còn theo Công ước 1958, liệu những đảo loại đó có thể có hải phận 12 hải lí không?

.

.
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1628492527424692
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Bản đã chỉnh sửa: XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ

Posted by Trần Xuân An trên 07.10.2015

hidden hit counter

 
.


.
.

.
.

XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ
Trần Xuân An

      kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?
nhưng Quan Âm lim dim, tinh mắt Phật?
bên sông Hương nước muôn đời trong vắt
Huế thương ơi, xin điểm nhãn, sáng đời

dẫu sao, cô gái Việt vẫn rạng ngời
điểm mù cụ Phan – vẫn người-muôn-thuở
kẻ tạo – Ngáo ư? phơi đầu nắng gió? (*)
anh cũng xin nâng bệ tượng bán thân

đôi khi đục, danh sông Hương trong ngần
nữa là gái Việt cổ cao – như đuốc
và sách cụ Phan, ai chèn nhem nhuốc!
mắt hai pho tượng lẽ nào không ngươi?

T.X.A.
sáng & chiều 02-10 HB15 (2015)

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là “cụ Ngáo”.

.
.

.
.

XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ
Trần Xuân An

      kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?
nhưng Quan Âm lim dim, phải chăng tinh mắt Phật?
bên sông Hương muôn đời trong vắt
xin Huế thương, Huế ơi, điểm nhãn, sáng đời

dẫu sao, cô gái Việt Nam vẫn rạng ngời
điểm mù cụ Phan lớn, vẫn danh nhân muôn thuở
trách người tạo hình là cụ Ngáo ư? (*)
       chôn sống phơi đầu nắng gió?
nhưng anh cũng xin nâng bệ tượng bán thân

vẩn đục đôi khi, danh sông Hương muôn thuở trong ngần
nữa là cụ Phan, ai chèn bút, cô gái Việt cổ cao – như đuốc
(những phút đời, trang sách mực nhòe nhem nhuốc!)
lẽ nào hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

T.X.A.
sáng & chiều 02-10 HB15 (2015)

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là “cụ Ngáo”.

Về việc ĐIỂM NHÃN cho hai pho tượng ở Huế
(xem tiếp từ: https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1627779254162686 )

Rất đơn giản, chỉ cần mài hai miếng đá thạch cao (cho tượng “Cô gái Việt Nam”) và hai miếng đồng (cho tượng “Phan Bội Châu”) thành 4 hình tròn dẹt, hình con ngươi trong con mắt, với tỉ lệ tương ứng tuỳ kích cỡ con mắt của từng pho tượng, rối gắn vào (hay dán vào bằng loại keo tốt). Thế là xong. Nhưng cũng cần làm lễ điểm nhãn, có nhiều người chứng kiến, quay phim, chụp ảnh cho thật long trọng.

Phan Bội Châu dẫu có những hạn chế, sai lầm lớn, nhất là trong một vài trang viết (có thể do Lương Khải Siêu viết thêm), nhưng HỮU NHÃN VÔ CHÂU thì tội cho Phan Bội Châu quá! Chỉ cần khắc sâu sự kiện ĐiỂM NHÃN là đủ rồi.

Khi tôi viết bài thơ XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ, chính pho tượng “Cô gái Việt Nam” khiến tôi liên tưởng đến Nhất Chi Mai (người Tây Ninh) với câu thơ của bà, “xin đem thân làm đuốc” và cụm từ cổ ngắn trời cao” (bấm vào link-hóa) bà sử dụng trong một bức di thư. Đồng thời, tôi cũng nhớ đến những Nhất Chi Mai khác từ 1963 đến 1967 tại Miền Nam Việt Nam.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1629223277351617&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&theater
.

.
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/xin-diem-nhan-tho-tran-xuan-an/1627804034160208
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , | 3 Comments »