Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tám, 2017

GIÁ MẶC CẢ CỦA NGA XÔ (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 29.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 22
GIÁ MẶC CẢ CỦA NGA XÔ
Trần Xuân An

Nga Xô đã cùng Phan Bội Châu mặc cả
từ năm hai mươi, chính trị như đức tin
viện trợ, huấn luyện người, cấp vũ khí
đổi lại, là truyền bá, thực thi chủ nghĩa Lê-nin

khô khốc. Lạnh lùng.
            … Nga Xô bành trướng làn sóng đỏ
với điều kiện kia, nâng Nga cao uy thế vượt tầm
rồi chiến tranh Đông Dương kéo sa lầy Mỹ
Nga Xô rảnh tay khi tràn xương máu Việt Nam

hoành tráng biểu ngữ trước Dinh Độc Lập
là sáng ngời chủ nghĩa Mác – Lê
tiếp bao năm Lê-nin trong đầu, trong tim Việt
thì giá mặc cả ngày xưa đâu phải rẻ rề!

tôi phải đứng trên lập trường dân tộc
chữ không nghiêng bên đỏ, không ngả bên vàng
để vết thương một thời Chiến tranh Lạnh
không còn xót đau hoà bình, dân chủ Việt Nam

tôi cũng nhìn tương lai với viễn vọng kính
xã hội đại đồng, thế giới đại đồng!
xây xí nghiệp bằng gạch hoà bình, cộng sản
nhưng thật có bao giờ thôi bạo lực không?

Phan Bội Châu từ chối, nhưng Bác Hồ chấp nhận
với giá mặc cả năm hai mươi xưa,
               nay độc lập gần trọn rồi
con đường đỏ, máu xương, vang lừng thế giới
không chỉ hai, mà đến năm đế quốc,
               đụng đầu, rụng rơi (*)

nhưng trực tiếp, trí tuệ và máu xương người Việt
biện chứng bằng đạn mìn giữa đào đỏ với mai vàng
Đổi Mới lâu nay phải chăng từ biện chứng đó
độc lập là mạnh giàu,
               không nhờ cậy,
               không tôn thờ lãnh tụ ngoại bang

tôi từng rủa nguyền Mỹ là thực dân mới
nhưng như Mỹ ngồi bên, Nga Xô ngồi cả trong đầu
Mỹ đổ máu, Nga Xô vay máu
dù sao cũng độc lập sắp trọn rồi,
               Nga Xô còn đâu

Pháp vẫn tham tàn,
               dù chỉ tay sai trong Chiến tranh Lạnh
Đất nước ta khốn nghèo,
               không một cường quốc sáng trong
Nhật phát xít, Trung Quốc khác chi thực dân cũ…
mừng độc lập còn khuyết, phải làm đầy lại,
               chung lòng.

T.X.A.
29-8-2017 (HB17)
.
(*) Nhật (1945), Pháp (1954), Mỹ (1973), Trung Quốc (1979/1988), và đặc biệt Nga Xô (1991).

T.X.A.
29-8-2017 (HB17)
.
(*) Nhật (1945), Pháp (1954), Mỹ (1973), Trung Quốc (1979/1988), và đặc biệt Nga Xô (1991).
.
Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1926406970966578
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/bieu-ngu-chu-nghia-mac-lenin_google-search.jpg
.

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/nga-xophan-boi-chau_tu-phan.jpg

Ảnh chữ lớn hơn
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

THUỞ ẤY, MIỀN NAM (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 28.08.2017

hidden hit counter

 
.
THUỞ ẤY, MIỀN NAM
Trần Xuân An

1

thuở ấy ở Miền Nam
sách giáo khoa
chỉ ra bản chất xâm lăng, lòng tham Pháp, Nhật
một phần sách báo
và tất cả băng tần sóng, loa đài
đều tố cáo quan thầy Nga Xô, Trung Cộng
báo đối lập và trung lập
không ngừng lên án Mỹ
vì thế
bất kì con đường nào
bất kì khóm hoa, gốc cây nào
cũng đều biết nước mình ngày đêm máu đổ
suốt ba mươi năm
nội chiến đỏ – vàng là chống chéo xâm lăng
không ngu muội về năm tên giặc ngoại
Pháp, Nga, Nhật, Tàu, Mỹ ấy
đó là sự thật
sự thật bông mai

2

giá như thuở đó Miền Bắc nước ta
cũng tương tự vậy
cũng tương tự vậy sách giáo khoa
cũng tương tự vậy báo chí, loa đài
cũng có đối lập, trung lập
thì hẳn hoà bình, thống nhất
đến sớm hơn hai mươi năm
bớt ba phần tư xương máu
khỏi cần hoà giải dân tộc làm chi
vì trí tuệ và tấm lòng mỗi người
đều sáng trưng, cửa mở
nhưng vận nước, không đơn giản thế
nên đành phóng theo mũi lao…
ôi bức màn tre, bức màn sắt, nhồi sọ
khủng khiếp vậy sao
bốn mươi năm sau ngày hoà bình
vẫn còn phím bút sặc mùi
người máy chiến binh, chiến binh người máy!
đó là sự thật
sự thật hoa đào

3

hoa mai vàng thua
vì màu nắng quá mênh mang
đào đỏ thắng, bởi cây cành như củi khô
treo bao giọt máu
may thay cả hai loài hoa đều đẹp
mùa xuân, muôn thuở mùa xuân
đỏ và vàng đều chống giặc
đủ thứ ngoại xâm
bên này bên kia chiến hào nội chiến
nhưng mai là mai và đào là đào
tôi là người làm thơ
nắm bắt bao điều, chưng cất thành khái quát
lại viết bằng màu hoa
đào đâu phải độc tài sáng suốt
quản lí khẩu, chủ nghĩa lí lịch, độc đạo xông lên
mai đâu phải tự do quá mức, duy hoà bình
còn hiện sinh, phi lí, đồi truỵ, trầm thống suy tư
dẫu sao, đào và mai đều hoa danh dự
danh dự một thuở đỏ – vàng…
Nam – Bắc đều người Việt Nam.

T.X.A.
sáng 28-8-2017 (HB17)
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/m16ak47.jpg
.
Nguồn ảnh: Google search
.
Đã công bố trên Facebook — ®©®©®©®© :
https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1925986454341963
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

KHÉP LẠI VẤN NẠN 1945-1975

Posted by Trần Xuân An trên 25.08.2017

hidden hit counter

 
.
KHÉP LẠI VẤN NẠN 1945-1975
Trần Xuân An

®©®©®©®©

C.
CƠ SỞ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
TRONG MỘT BÀI THƠ CỦA TÔI
(“SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY”)

1) Ba đoá hoa đào đỏ chiến công:

Triều Nguyễn đã dựa vào Nhật (chính phủ Trần Trọng Kim). Sau đó, Bảo Đại bị truất phế. Vài năm sau, triều Nguyễn lại dựa vào Pháp nhưng thực chất dựa vào Mỹ (Quốc gia Việt Nam). Quốc gia Việt Nam trở thành Việt Nam cộng hoà, tiếp tục dựa vào Mỹ.

Với tiến trình đối kháng, góp phần nhỏ vào việc đánh Nhật với sự hỗ trợ của Mỹ, lực lượng Cộng sản Việt Nam tiếp tục dựa vào Nga Xô, Trung Cộng để đánh thắng Pháp và Quốc gia Việt Nam (nhưng chỉ được làm chủ từ Vĩ tuyến 17 trở ra), lại tiếp tục dựa như thế để đánh thắng Mỹ và Việt Nam cộng hoà (thống nhất toàn quốc). Đó là ba đoá đào đỏ.

2) Hai bông hoa mai vàng chiến công:

Vì lực lượng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh, Đảng Lao động Việt Nam) hình thành, phát triển do sự trang bị ý thức hệ, đào tạo nhân lực, viện trợ vũ khí của Nga Xô, và từ sự phân công của Nga Xô cho Trung Quốc phụ trách, nên dân tộc Việt Nam không hoàn toàn ủng hộ. Một bộ phận lớn, không phải nhỏ, đương nhiên trở thành phe Chính phủ Trần Trọng Kim (quốc hiệu Đế quốc Việt Nam), Quốc gia Việt Nam, rồi Việt Nam cộng hoà.

Nga Xô bành trướng chủ nghĩa Lê-nin của họ bằng cách đó: Trung Quốc và Việt Nam muốn được viện trợ, đào tạo, cố vấn, phải chấp nhận truyền bá và thực thi chủ thuyết của lãnh tụ Lê-nin và cả Sta-lin, kể cả màu cờ, hoạ tiết trên cờ… Sau đó, Trung Quốc lại cũng y theo Nga Xô, buộc Việt Nam tôn sùng thêm cả Mao. Điều đó ghi vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) từ 1930, 1935, rồi cụ thể, đầy đủ, từ 1951, với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam (*).

Do đó, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà chống cộng sản xâm lược, bành trướng (chống Nga Xô, Trung Cộng và trực tiếp chống Việt Nam dân chủ cộng hoà). Dù bại, họ vẫn xem họ có công chống ngoại xâm Nga Xô, Trung Cộng. Đó là hai đoá mai vàng.

Dẫu sao, Quốc gia, Cộng hoà cũng đã tiêu vong, thuộc về quá khứ một đi không trở lại.

T.X.A.
23 & 24-8-2017 HB17

(*) Trích “Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam”, 1951:
1) ” Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”.
2) “Đảng Lao động Việt Nam nhận định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khǎng khít của phong trào hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa thế giới do Liên Xô lãnh đạo”.

D.
CÁCH GỌI MIỆT THỊ “NGUỴ”,
THÔNG TIN TỪ BỘ QUỐC SỬ MỚI
VÀ Ý KIẾN CỦA TÔI

I. Thông tin tóm lược:

Trong bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập (xuất bản 2014, tái bản lần thứ nhất 2017), ban biên soạn vẫn xem Nhà nước Quốc gia Việt Nam (1949-1955) và quân đội của Nhà nước ấy là nguỵ quyền, nguỵ quân. Tuy nhiên, ban biên soạn lại xác định, tuy cũng Nhà nước đó, nhưng sau tháng 7-1954, và khi đã đổi tên thành Việt Nam cộng hoà (1955-1975), thì không còn bị gọi là nguỵ nữa, mà xem như một thực thể nhà nước được nhiều nước trên thế giới công nhận tại Miền Nam Việt Nam, song song tồn tại cùng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Miền Bắc Việt Nam.

II. Theo ý kiến cá nhân tôi:

1) Nhà nước Việt Nam cộng hoà tại Miền Nam Việt Nam có hai giai đoạn chính, xác lập với hai danh xưng: Nền Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963) và Nền Đệ nhị Cộng hoà (1967-1975). Đây là hai nền cộng hoà bị Thiên Chúa giáo tranh đoạt, chiếm dụng và lũng đoạn, ở giai đoạn Ngô Đình Diệm nặng nề hơn giai đoạn Nguyễn Văn Thiệu. Vì sự chiếm dụng đó, mới có cuộc đảo chính (lực lượng quân nhân gọi là cách mạng thật sự) vào năm 1963, lật đổ Ngô Đình Diệm. Thời Đệ nhị Cộng hoà, sự lũng đoạn không còn như thời Đệ nhất, mặc dù Thiên Chúa giáo vẫn còn uy thế ít nhiều.

2) Về Nhà nước Quốc gia Việt Nam: Nhà nước này về mặt danh nghĩa, nó vẫn là Triều Nguyễn, một triều đại nhất thống từ 1802 đến 1955, bao gồm cả giai đoạn khoảng 4 tháng với danh xưng Đế quốc Việt Nam (Chính phủ Trần Trọng Kim), trừ vài ba năm, 8-1945 – 1948/1949. Người đứng đầu nó (quốc trưởng) vẫn là vua chính tông nhà Nguyễn. Nó là Nhà nước chính danh, mặc dù từ 1885 đến 1955 nó bị lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp, và từ 1949, vào viện trợ của Mỹ. Nói rõ là trong giai đoạn 1949-1955, Nhà nước Quốc gia Việt Nam bị lệ thuộc vào Mỹ chứ không phải vào Pháp (Pháp bị Mỹ lợi dụng từ 1947 đến 1954, vì Pháp đã kiệt quệ). Đối với nhân dân, Nhà Nguyễn như chủ nhà chính thống bị bọn cướp khống chế từ 1885 đến 1954/1955, nhưng Nhà Nguyễn vẫn là chủ nhà.

3) Trên cơ sở đó, Việt Nam cộng hoà (1955-1975) chỉ là sự tiếp nối của triều Nguyễn về mọi mặt, từ nhân lực đến vật lực, nhưng về hình thức và cách tổ chức bộ máy nhà nước, chính thể quân chủ lập hiến và ngai vàng không còn mà thôi. Vả lại, nó còn bị chiếm dụng bởi Thiên Chúa giáo (thân Pháp, về sau được Mỹ trọng dụng). Nếu nhận xét khách quan, thì chính Nhà nước Quốc gia Việt Nam bằng 6 năm chống cộng sản Liên Xô, Trung Quốc mà trực tiếp là chống Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới giành lại được nửa nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào). Do đó, nó vẫn chính danh. Không thể gọi nó là nguỵ được, mặc dù nó bị lệ thuộc nặng nề vào Pháp, thực chất là Mỹ. Nhà nước Quốc gia Việt Nam (*), về mặt lí, nó chính danh hơn Việt Nam cộng hoà vốn bị Thiên Chúa giáo lũng đoạn, chiếm dụng. Vậy tại sao lại gọi nó là nguỵ, trong khi Việt Nam cộng hoà thì lại không bị gọi như thế?

4) Nhưng các ý trên là chỉ bàn về một mặt. Còn mặt khác là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước này là gì? Nói thẳng ra, nó chỉ là vệ tinh của Liên Xô, thực chất là Nga Xô, và do Trung quốc được phân công phụ trách viện trợ, chủ yếu là trung chuyển viện trợ, cố vấn, chỉ đạo. Nó cũng chỉ là một nhà nước tay sai, trong quá trình bành trướng của khối Nga Xô. Mặc dù có công góp phần nhỏ đánh Nhật, và đánh thắng Pháp với sự viện trợ, cố vấn, chỉ đạo ấy, nó vẫn chỉ là kết quả của sự bành trướng cộng sản mà thôi.

5) Gọi đúng thực chất, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà cũng như Việt Nam dân chủ cộng hoà đều là nguỵ, tay sai như nhau, vì đều do hai Khối (đứng đầu là Nga Xô và Mỹ) hà hơi, tiếp sức cả vũ khí, quân trang quân dụng, đào tạo nhân lực, và cả ý thức hệ. Tuy vậy, cả hai (1. Quốc gia – Cộng hoà và 2. Cộng sản) đều cố vượt thoát thân phận nguỵ, tay sai của họ, để giành quyền tự chủ; cố thoát bàn tay lông lá, nhầy nhụa của ngoại cường hai Khối, được chừng nào hay chừng ấy. Vì vậy, gọi cả hai là nguỵ, là tay sai, đều oan uổng và chỉ có lợi cho các ngoại cường mà thôi. Xấu mặt ruột thịt Nam thì cũng chẳng đẹp mặt gì cho ruột thịt Bắc, và ngược lại, cũng thế. Thực chất hơn, cả Quốc gia – Cộng hoà và Cộng sản tại Việt Nam đã chống nhau, tức là đã chống cả hai Khối. Cả hai đều dựa vào ngoại xâm để chống ngoại xâm.

6) Thiết nghĩ không cần phải nói thêm, nhưng cũng cần nói cho rõ: Do hoàn cảnh nước ta khốn nghèo, bị dìm trong lạc hậu, nên chống ngoại xâm, phải dựa vào ngoại xâm khác. Trong hai thực thể 1. Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà và 2. Việt Nam dân chủ cộng hoà, thì Việt Nam dân chủ cộng hoà có công chống ngoại xâm lớn nhất và đã thống nhất được Đất nước (chỉ còn khuyết điểm sùng bái lãnh tụ ngoại cường Mác, Lê-nin, và một số khuyết điểm thuộc về chính thể như cơ chế dân chủ…). Mặc dù như vậy, về Nhà nước Quốc gia Việt Nam – Nhà nước Việt Nam cộng hoà, chứ không chỉ riêng Việt Nam cộng hoà, chúng ta vẫn không nên gọi là nguỵ, nếu chúng ta không muốn là những kẻ hàm hồ đối với lịch sử dân tộc giai đoạn ấy.

T.X.A.
sáng 21-08-2017 (HB17)

(*) Từ 1950, Nhà nước Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại đã được khoảng 35 nước trên thế giới công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao.

E.
KHÉP LẠI VẤN NẠN 1945-1975:
SỰ THẬT LỊCH SỬ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU

Cho dù quyển sử 1945-1975 chỉ có độ dày dưới trăm trang hay cả ngàn trang sách, được viết với quan điểm, lập trường nào, trên cơ sở nguồn tư liệu nào, và ban biên soạn nào viết, thì sự thật lịch sử đã cô đọng trong hai vế câu này vẫn không thể khác được:

1) Phe Việt Nam dân chủ cộng hoà: Góp phần nhỏ đánh Nhật, thắng Pháp, thắng Mỹ (chống phát-xít, thực dân cũ, “can thiệp quốc tế” xâm lược);

2) Phe Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà: Chống Nga Xô, Trung Cộng (chống cộng sản xâm lược) (*).

Bởi lẽ, đó là mục tiêu, tôn chỉ vốn được xác định trong những văn kiện cơ bản nhất của mỗi phe, thể hiện ra ở vô vàn bích chương, khẩu hiệu, trên vách, trên sách báo, trên sóng phát thanh, truyền hình, và trong mọi hành động chính trị, quân sự của hai phe…

Cả hai phe rơi vào nội chiến nhưng đều chống ngoại xâm – những ngoại xâm là chỗ dựa của mỗi phe.

Nhà nước Quốc gia Việt Nam từ 1948/1949 đã được Mỹ viện trợ, thực chất đã đồng minh với Mỹ, chứ không phải với Pháp. Pháp chỉ bị Mỹ lợi dụng mà thôi. Can thiệp Mỹ sẽ xua gạt thực dân Pháp, cho dù liên minh Pháp – Quốc gia Việt Nam thắng hay bại. Và sự thể đã diễn ra, sau 1954. Mặc dù là đồng minh yếu thế của Mỹ, nhưng đây là điểm chứng tỏ danh dự của Quốc gia Việt Nam, tức Việt Nam cộng hoà (1955-1975). Mỹ không phải là thực dân như Pháp, Nhật.

Một ưu điểm vượt trội của Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà là không sùng bái cá nhân lãnh tụ chính trị ngoại cường, không tuân thủ chủ nghĩa, tư tưởng của các lãnh tụ ngoại cường. Điều đó chứng tỏ hai thể chế của một thực thể chính trị ấy không nô lệ (có thể phần nào trừ ra Đệ nhất cộng hoà Ngô Đình Diệm, chịu lệ thuộc vào giáo hoàng, Vatican khá nhiều, không những về tôn giáo mà cả về chính trị).

Dựa vào ngoại cường nào cũng nhục, cho dù dựa Mỹ hay Nga Xô – Trung Quốc… Điều đó là vạn bất đắc dĩ, trong hoàn cảnh Đất nước khốn nghèo, bị thực dân dìm trong lạc hậu, đủ thứ ngoại xâm, phân hoá dân tộc (sự “dựa dẫm” ấy khiến sự phân hoá dân tộc nặng nề hơn!). Vấn đề là phải làm cho Đất nước giàu mạnh để giữ nước.

Thiết tưởng cũng cần khẳng định rõ một lần nữa: Dẫu sao, thực thể chế độ chính trị Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà cũng đã tiêu vong, thuộc về quá khứ một đi không trở lại. Sự lãnh đạo trên Đất nước ta thuộc về chế độ hiện hành. Chúng ta mong chế độ hiện hành đổi mới nhiều hơn, tiến đến độc lập thật sự (không còn mang nhãn hiệu ngoại cường Nga Xô vốn đã sụp đổ).

T.X.A.
23 & 24-8-2017 HB17

(*) Tại Miền Nam (1954-1975), sách giáo khoa, tên đường phố, nội dung thông tin ở báo chí, các loại xuất bản phẩm khác, ở đài phát thanh, truyền hình đều thể hiện tinh thần chống thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1901615066779102
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1923221841285091
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1924720854468523

®©®©®©®©

Tập 17 + bài 20
SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY
Trần Xuân An

Rằm tháng bảy mơ Tết
sử thơm ba đoá đào
hai bông mai vàng ngát
đỏ, vàng đều công lao?

hoa, đánh năm xâm lược
Đất nước mình khốn nghèo
đuổi giặc phải dựa giặc
nay Sử – Rằm sáng treo?

vàng ngụy, vì dựa giặc
dựa giặc, đỏ tay sai
nhưng đều vượt thân phận
rủa nhau thế, cho ai?

dựa Tàu, thù nghìn thuở
dựa Pháp, thù trăm năm
Chiến tranh Lạnh, Nga – Mỹ
thời đỏ – vàng Việt Nam!

ba mươi năm vàng – đỏ
ba đào và hai mai
đôi bên đều sáng tỏ
sử vạn mùa tương lai

hai Khối thành nội chiến
nỗi đau đến muôn đời
Rằm đầu thu cũng Tết
hứa đào, mai đều tươi?

đào thắng thì đã thắng
mai thua đã thua rồi
nhưng mấy triệu người chết?
ơi hoa – biểu tượng thôi

ước chi bớt giấy mã
để in năm đoá bông
(nội chiến – năm giặc ngoại)
thắng, bại đều chiến công

ba đoá thắng, đào đỏ
hai bông thua, mai vàng
nhưng đều chống xâm lược
năm hoa in Rằm trăng

giặc hết nhưng xiềng xích
vẫn còn trong não ta
tôn sùng lãnh tụ ngoại
Sử trong Rằm mưa sa?

bao giờ mới có sử
rõ năm giặc ngoại cường
Pháp, Nga, Nhật, Tàu, Mỹ?
đành mừng Sử – Rằm sương.

T.X.A.
trước 20:21, 19-8-2017 (HB17)
.

®©®©®©®©

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/sach-su_15-tap_2017.jpg
.

.
https :// txawriter. files. wordpress.com/2017/08/3-doa-dao-2-bong-mai.jpg

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/3-doa-dao-2-bong-mai.jpg

.

Posted in Chưa phân loại | 2 Comments »

SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 25.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập 17 + bài 20
SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY
Trần Xuân An

Rằm tháng bảy mơ Tết
sử thơm ba đoá đào
hai bông mai vàng ngát
đỏ, vàng đều công lao?

hoa, đánh năm xâm lược
Đất nước mình khốn nghèo
đuổi giặc phải dựa giặc
nay Sử – Rằm sáng treo?

vàng ngụy, vì dựa giặc
dựa giặc, đỏ tay sai
nhưng đều vượt thân phận
rủa nhau thế, cho ai?

dựa Tàu, thù nghìn thuở
dựa Pháp, thù trăm năm
Chiến tranh Lạnh, Nga – Mỹ
thời đỏ – vàng Việt Nam!

ba mươi năm vàng – đỏ
ba đào và hai mai
đôi bên đều sáng tỏ
sử vạn mùa tương lai

hai Khối thành nội chiến
nỗi đau đến muôn đời
Rằm đầu thu cũng Tết
hứa đào, mai đều tươi?

đào thắng thì đã thắng
mai thua đã thua rồi
nhưng mấy triệu người chết?
ơi hoa – biểu tượng thôi

ước chi bớt giấy mã
để in năm đoá bông
(nội chiến – năm giặc ngoại)
thắng, bại đều chiến công

ba đoá thắng, đào đỏ
hai bông thua, mai vàng
nhưng đều chống xâm lược
năm hoa in Rằm trăng

giặc hết nhưng xiềng xích
vẫn còn trong não ta
tôn sùng lãnh tụ ngoại
Sử trong Rằm mưa sa?

bao giờ mới có sử
rõ năm giặc ngoại cường
Pháp, Nga, Nhật, Tàu, Mỹ?
đành mừng Sử – Rằm sương.

T.X.A.
trước 20:21, 19-8-2017 (HB17)
.
Xem các ghi chú theo link:
https://txawriter.wordpress.com/2017/08/25/khep-lai-van-nan-1945-1975/
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/3-doa-dao-2-bong-mai.jpg
.
Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1924720854468523
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

NỖI NHỚ CÔ GÁI THUỞ ĐÓ BÂY GIỜ (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 19.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 19
NỖI NHỚ CÔ GÁI THUỞ ĐÓ BÂY GIỜ
Trần Xuân An

hai mươi, cơ chi tuổi ấy
tuổi yêu da diết, trắng trong
bây giờ, đời quen gừng muối
nhớ em xưa, cũng mặn nồng

ta thất lạc nhau, thuở đó
trắng tay chưa nắm tay hồng
ba mươi năm hơn, gặp lại
nhớ sao như nhớ vợ chồng!

tình yêu của người đứng tuổi
khác ngày xưa ta còn không
nhớ sao nhớ hơn chồng vợ
vì hết cơ may vợ chồng!

nhớ em ngát hương da thịt
ngất ngây dăm thoáng mơ mòng
mặn nồng ta chưa có thật
chỉ là tuổi hết trắng trong!

thôi đành, mãi như ngày cũ
trách tóc vẫn chưa trắng lòng
cái chi cũng quen thành nếp
gặp nhau, tim gắng nâu sồng

ta hoá tuổi nàng ngâm khúc
tuổi ca dao chàng mênh mông
làm thơ thay bao người khác
suối sông theo những lối vòng

nếp gấp núi rừng thành suối
thành nếp qua đồng là sông
nàng chảy qua chàng nếp nhớ
tình thành nếp bạn, êm dòng.

T.X.A.
08:15 – 09:55, 18-8-2017 HB17

.
ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN FACEBOOK:
https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1921927741414501
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/txa_noi-nho-co-gai-thuo-do-bay-gio_18-8hb17.jpg

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

NGẪM VỀ CÁC BIA MỘ DI TÍCH, LIÊN TƯỞNG (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 15.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 18
NGẪM VỀ CÁC BIA MỘ DI TÍCH,
LIÊN TƯỞNG
Trần Xuân An

1. TIỂU SỬ

trong “thế kỉ văn…”“kỉ yếu…”
cùng “nhân vật chí…”… – ghi bia chăng?
bao đầu sách một đời, ai lược?
di tích, thảo nào bị hiểu lầm!

bia mộ xưa, đơn dòng chữ khắc
nhưng nghiêm, “Thực lục”, biên bằng tâm…
sách tôi viết, soạn, nguyên danh mục
tiêu chí nghìn năm vượt xoáy trầm

2. NGƯỜI XƯA

xưa đục: bia đăng khoa nghĩa tướng (1)
cắt lìa: “Liệt truyện” nhóm ngoài tầm
bao người nữa, mộ bia xiềng xích
dân chủ, gõ vào những lặng câm

dân chủ, mặt trời soi, cũng rõ
trăng kia, nhân loại đã in chân
đục và cắt, cái nhìn sao trọn
may “Thực lục” nguyên, giữa sáng ngần

tiêu chí ngàn năm là giữ nước
đem sinh mệnh, đối phó xâm lăng
luận anh hùng, khác chi trung nghĩa
chết đảo đày, thương nước nhớ dân

3. SỐNG CHẾT VỚI SÁCH

tôi trải cả đời cùng phím bút
lòng như ai, gắng giữ tròn tâm
che trăng, rằm lại, nhưng đầu sách
thất lạc giữa đời là bặt tăm

so sánh bất ngờ, liên tưởng ngộ
bật cười ơi hỡi bỗng trầm ngâm
bao người muôn thuở, tôi đương kiếp
cũng đọc trọn nhau, đừng lạc lầm

4. GIỚI CẦM BÚT, SÁCH, SINH MỆNH, MỘ CHÍ

mọi tác giả đều in tiểu sử –
là ghi bia – đã soạn nhiều lần
dựng trong mấy bộ sách chung nữa
nhưng chết chắc gì đủ nghĩa trang!

sách sống tuổi đời, sống vượt chết
sống tờ sinh mệnh, ngôi nhà thân
sống bia tiểu sử, lăng hay mộ (2)
chung sống nghĩa trang, sống thế gian.

T.X.A.
sáng 12 & 13
& tối 14-8-2017 HB17

(1) Thời Cần vương, kể từ tháng 7-1885
(2) Hiện nay, trong ngôn ngữ bình thường hằng ngày, mộ có thành quách chung quanh, được gọi là lăng; mộ chỉ có nấm mồ thì vẫn được gọi là mộ (mồ, mả).

Đã công bố trên Facebook:
https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1919602201647055
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/bia_sach_giua_thuo_chuyen_mua_hoanchinh_in-copy-2.jpg
.
Link ảnh minh hoạ
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/04/a_4dausach-txa-ve-nvt_khung-anh1.jpg
.
Link ảnh minh hoạ
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 07.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 17
BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI
Trần Xuân An

lăng bà uy nghi, dù nay rêu cỏ
Sử quán nghiêm minh, Tôn phủ răn mình
có thân vương, công chúa còn rõ tội
nến xưa Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai mưu cày lăng chứng tích
Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà
mặc kẻ thù tung tin như tro trấu
sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hoa

giặc chiếm, vua không quyền, quan hãnh tiến
không truất được Phi, chẳng bản án nào
Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó
Thực lục mới là tấm bia lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc
nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân
trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng
trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A.
trước 06 & 08-08-2017 HB17.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/lang-hoc-phi_np-buu-namnp-vinh-khanh_06-8hb17.jpg
.

“Đại Nam thực lục” là ngọc trong di sản sử liệu. Hậu thế đánh giá nó, theo quan điểm khoa học, dân tộc hơn: nó tối đi hay bừng sáng (tuỳ nhân vật, tuỳ sự việc, tuỳ giai đoạn lịch sử trong đó).

Sách báo bôi nhọ lịch sử, như về Học phi Nguyễn Thị Hương. Nguyên tắc: Không có án đã tuyên, không có quả tang, thì không được bàn.

Về Học phi Nguyễn Thị Hương, chính sử (“Đại Nam thực lục”) đã minh định. Các bài viết hiện nay bôi nhọ bà là phạm pháp.

.

VỤ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Văn minh xã hội cũng thể hiện ở ý thức không suy diễn về các nghi án không có bản án, không quả tang, tang chứng.

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Thông tin ác ý tung ra, cứ thế lan truyền, thành nghi án, không bản án, không quả tang, tang chứng!

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Suy diễn về tin đồn ác ý là vô cùng, không thể có kết luận, nhất là ở các tác giả có tâm địa xấu.

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG tương tự vụ HỌC SĨ NGUYỄN THỊ LỘ đầu độc vua, nhưng khác ở chỗ chính sử đã minh định cho Học Phi.

.

Nguyễn Văn Tường được Hàm Nghi (& Tôn Thất Thuyết) nhận định: “Người trung nghĩa từ xưa tưởng không hơn được” (Dụ, Tân Sở).

Trung nghĩa tận cùng, xưa nay, là đặt sinh mạng trước nguy cơ cầm chắc cái chết để thực hiện nhiệm vụ lịch sử (05-7-1885).

Trung nghĩa, ở mọi tình huống chỉ có thể giảm bớt thiệt hại cho đất nước, vẫn là trung nghĩa (“Đừng đem thành bại luận anh hùng”).

— — Đây là vài câu ngắn gọn, trả lời bạn trẻ Brian Wu (ở Mỹ, phandong .org) — —

.
Tập thơ 17 + bài 17
BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI
Trần Xuân An

lăng tẩm bà uy nghi, dù nay rêu cỏ
nghiêm minh, Sử quán, Phủ Tôn nhân,
                    luật buộc răn mình
có thân vương, công chúa còn rõ tội
thắp xưa sau, Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai đó mưu toan
                    cày lăng Học Phi chứng tích
Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà
mặc kẻ thù tung tin như bôi tro trát trấu
sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hương hoa

dù giặc chiếm xong,
                    vua không quyền, quan hãnh tiến
vẫn không truất được thái phi —
                    chẳng bản án nào
Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó
Thực lục mới là tấm bia
                    dựng sáng lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc
nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân
trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng
trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A.
trước 06 & 08-08-2017 HB17.

.
Ảnh: Lăng Học Phi (h.1); sơ đồ quần thể Lăng Tự Đức, trong đó có Lăng mộ bà Học Phi (h.2).
Nguồn ảnh: Facebook của anh Nguyễn Phước Bửu Nam, anh Nguyễn Phước Vĩnh Khánh.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/lang-hoc-phi_so-do-bai-xe_np-buu-namnp-vinh-khanh_06-8hb17.jpg
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

HAI CÂU & NGÂM KHÚC (2 bài thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 05.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 15
HAI CÂU
Trần Xuân An

câu đối, dù vui hay buồn
rơi xuôi cũng đôi dòng khắc
lục bát, môi vơi mặn chát
nằm ngâm, nước mắt chảy ngang

câu đối treo giữa thế gian
lục bát thường ngân sâu lắng
nay vẫn đôi dòng, bất tận
lời ngỏ, nỗi niềm, đều vang

âm dương song song câu đối
ngược nghĩa vẫn bổ nghĩa nhau
cũng chỉnh thể là lục bát
dẫu gì, vần chẳng lạc đâu

chàng yêu nàng như câu đối
thanh thản dạo phố sánh vai
hông bát cõng vần chân lục
đời trăng mật, lúc chông gai…

trăm năm nhịp mùa ngâm khúc
song thất bớt đối, thêm vần
lục bát lắm khi tiểu đối
mãi còn, dấu đối là nhân.

T.X.A.
trước 11:05, 02-8-2017 HB17

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1915149998758942
.

Tập thơ 17 + bài 16
THẤP THOÁNG NGÂM KHÚC THỜI MÌNH
Trần Xuân An

              tặng anh Khaly Cham (nhà thơ)

hồn thuần Việt long lanh ngâm khúc
cũng lụa tơ quốc phục ngàn xưa
kêu thương trót át nhịp mùa
áo thi nhân cổ có vừa tình nay?

thể ca dao vơi đầy chuốt khắc
vần trắc sâu khi thắt vào lòng
cho nên thanh thoát mênh mông
chỉ còn lục bát phải không hỡi tình?

xưa nội chiến nước mình, hận đó
xưa nhân tài trói bó, oán kia
nhớ xưa trận tối ngục khuya
áo nay ai nhớ xương lìa máu loang?

nội chiến cũ khăn tang đều Việt
bài Kẻ Diên vắng tiệt tráng trai (*)
Chiến tranh Lạnh cạn máu ai?
nội chiến này, giặc nước ngoài hai bên!

bi tráng khúc bút hèn, ngâm lệch
tự khinh nay nhạt thếch hơn xưa
thảm trong hùng, mặc vẫn vừa
thịt da, quốc phục đã thừa rồi sao?

hình thức như bản sao nòi giống
tiếng Việt nguyên, mới giọng thơ riêng
ngoại xâm hai Khối, hai Miền
thời bi kịch ngấm hùng thiêng, thể nào?

hồn thuần Việt mạch trào ngâm khúc
xưa sau như tre trúc mãi xanh:
phụ ngâm vang khúc sử Gianh
cung ngâm vọng khúc kinh thành bút nghiên!

chống hai Khối, hai Miền nội chiến
nội chiến xưa, Nam tiến, lún xa
sông Gianh oán nghẹn, uất oà
Hiền Lương ngâm khúc mãi là núi sông.

T.X.A.
trước 15:40, 03-8-2017 HB17

(*) Bài ca Sức sống Kẻ Diên (bài “Mười cái trứng”).

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1915556978718244
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/txa_nghieng-khongkinh-2.jpg
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

THOÁT CHIẾC CẦU Ý HỆ LỊCH SỬ

Posted by Trần Xuân An trên 01.08.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + bài 14
THOÁT CHIẾC CẦU Ý HỆ
LỊCH SỬ
Trần Xuân An

mình can chi thời ấy
mà hoà giải bão bùng!

bao lần đã khép chặt
bìa bản thảo cứ bung

mười bốn bài viết tiếp
chữ nối dòng rưng rưng

thấy cầu Chiến tranh Lạnh
giữa ngàn năm muôn trùng

tập thơ này vẫn nhỏ
máu xương thì vô cùng!

trót sinh trong thời ấy
không cách nào quay lưng!

phơi trải cầu Ý Hệ
mong đời thôi lao lung.

T.X.A.
trước 17:01, 31-07-2017 HB17
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/08/hue-quang-tri_van-74-78_hien-luong_15-20-03-2017_72.jpg
.
Ảnh: T.X.A. tại Cầu Hiền Lương, Vĩ tuyến 17, ngày 18-03-2017 (photo: Thuận Thư Pháp).
.
Đã công bố trên Facebook:
https :// www. facebook. com /tranxuanan.writer/posts/1914361252171150
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »