Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Chín, 2017

Kính gửi Ông Ken Burns và Bà Lynn Novick (phim “The Vietnam war”, 2017)

Posted by Trần Xuân An trên 27.09.2017

hidden hit counter

 
.
Kính gửi Ông Ken Burns và Bà Lynn Novick,
hai đạo diễn bộ phim “The Vietnam war” (2017), một bộ phim đã và đang có những phản biện trên BBC Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt…
.

Về nội dung cốt lõi: NỘI CHIẾN trong CHIẾN TRANH LẠNH giữa hai Khối ngoại xâm
(ghi chú cô đọng, vắn tắt)

®©®©®©®©

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/k-g_ken-burnslynn-novick.jpg

®©®©®©®©

®©®©®©®©

KHÉP LẠI VẤN NẠN 1945-1975
Trần Xuân An

®©®©®©®©

C.
CƠ SỞ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
TRONG MỘT BÀI THƠ CỦA TÔI
(“SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY”)

1) Ba đoá hoa đào đỏ chiến công:

Triều Nguyễn đã dựa vào Nhật (chính phủ Trần Trọng Kim). Sau đó, Bảo Đại bị truất phế. Vài năm sau, triều Nguyễn lại dựa vào Pháp nhưng thực chất dựa vào Mỹ (Quốc gia Việt Nam). Quốc gia Việt Nam trở thành Việt Nam cộng hoà, tiếp tục dựa vào Mỹ.

Với tiến trình đối kháng, góp phần nhỏ vào việc đánh Nhật với sự hỗ trợ của Mỹ, lực lượng Cộng sản Việt Nam tiếp tục dựa vào Nga Xô, Trung Cộng để đánh thắng Pháp và Quốc gia Việt Nam (nhưng chỉ được làm chủ từ Vĩ tuyến 17 trở ra), lại tiếp tục dựa như thế để đánh thắng Mỹ và Việt Nam cộng hoà (thống nhất toàn quốc). Đó là ba đoá đào đỏ.

2) Hai bông hoa mai vàng chiến công:

Vì lực lượng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh, Đảng Lao động Việt Nam) hình thành, phát triển do sự trang bị ý thức hệ, đào tạo nhân lực, viện trợ vũ khí của Nga Xô, và từ sự phân công của Nga Xô cho Trung Quốc phụ trách, nên dân tộc Việt Nam không hoàn toàn ủng hộ. Một bộ phận lớn, không phải nhỏ, đương nhiên trở thành phe Chính phủ Trần Trọng Kim (quốc hiệu Đế quốc Việt Nam), Quốc gia Việt Nam, rồi Việt Nam cộng hoà.

Nga Xô bành trướng chủ nghĩa Lê-nin của họ bằng cách đó: Trung Quốc và Việt Nam muốn được viện trợ, đào tạo, cố vấn, phải chấp nhận truyền bá và thực thi chủ thuyết của lãnh tụ Lê-nin và cả Sta-lin, kể cả màu cờ, hoạ tiết trên cờ… Sau đó, Trung Quốc lại cũng y theo Nga Xô, buộc Việt Nam tôn sùng thêm cả Mao. Điều đó ghi vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) từ 1930, 1935, rồi cụ thể, đầy đủ, từ 1951, với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam (*).

Do đó, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà chống cộng sản xâm lược, bành trướng (chống Nga Xô, Trung Cộng và trực tiếp chống Việt Nam dân chủ cộng hoà). Dù bại, họ vẫn xem họ có công chống ngoại xâm Nga Xô, Trung Cộng. Đó là hai đoá mai vàng.

Dẫu sao, Quốc gia, Cộng hoà cũng đã tiêu vong, thuộc về quá khứ một đi không trở lại.

T.X.A.
23 & 24-8-2017 HB17

(*) Trích “Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam”, 1951:
1) ” Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”.
2) “Đảng Lao động Việt Nam nhận định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khǎng khít của phong trào hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa thế giới do Liên Xô lãnh đạo”.

D.
CÁCH GỌI MIỆT THỊ “NGUỴ”,
THÔNG TIN TỪ BỘ QUỐC SỬ MỚI
VÀ Ý KIẾN CỦA TÔI

I. Thông tin tóm lược:

Trong bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập (xuất bản 2014, tái bản lần thứ nhất 2017), ban biên soạn vẫn xem Nhà nước Quốc gia Việt Nam (1949-1955) và quân đội của Nhà nước ấy là nguỵ quyền, nguỵ quân. Tuy nhiên, ban biên soạn lại xác định, tuy cũng Nhà nước đó, nhưng sau tháng 7-1954, và khi đã đổi tên thành Việt Nam cộng hoà (1955-1975), thì không còn bị gọi là nguỵ nữa, mà xem như một thực thể nhà nước được nhiều nước trên thế giới công nhận tại Miền Nam Việt Nam, song song tồn tại cùng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Miền Bắc Việt Nam.

II. Theo ý kiến cá nhân tôi:

1) Nhà nước Việt Nam cộng hoà tại Miền Nam Việt Nam có hai giai đoạn chính, xác lập với hai danh xưng: Nền Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963) và Nền Đệ nhị Cộng hoà (1967-1975). Đây là hai nền cộng hoà bị Thiên Chúa giáo tranh đoạt, chiếm dụng và lũng đoạn, ở giai đoạn Ngô Đình Diệm nặng nề hơn giai đoạn Nguyễn Văn Thiệu. Vì sự chiếm dụng đó, mới có cuộc đảo chính (lực lượng quân nhân gọi là cách mạng thật sự) vào năm 1963, lật đổ Ngô Đình Diệm. Thời Đệ nhị Cộng hoà, sự lũng đoạn không còn như thời Đệ nhất, mặc dù Thiên Chúa giáo vẫn còn uy thế ít nhiều.

2) Về Nhà nước Quốc gia Việt Nam: Nhà nước này về mặt danh nghĩa, nó vẫn là Triều Nguyễn, một triều đại nhất thống từ 1802 đến 1955, bao gồm cả giai đoạn khoảng 4 tháng với danh xưng Đế quốc Việt Nam (Chính phủ Trần Trọng Kim), trừ vài ba năm, 8-1945 – 1948/1949. Người đứng đầu nó (quốc trưởng) vẫn là vua chính tông nhà Nguyễn. Nó là Nhà nước chính danh, mặc dù từ 1885 đến 1955 nó bị lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp, và từ 1949, vào viện trợ của Mỹ. Nói rõ là trong giai đoạn 1949-1955, Nhà nước Quốc gia Việt Nam bị lệ thuộc vào Mỹ chứ không phải vào Pháp (Pháp bị Mỹ lợi dụng từ 1947 đến 1954, vì Pháp đã kiệt quệ). Đối với nhân dân, Nhà Nguyễn như chủ nhà chính thống bị bọn cướp khống chế từ 1885 đến 1954/1955, nhưng Nhà Nguyễn vẫn là chủ nhà.

3) Trên cơ sở đó, Việt Nam cộng hoà (1955-1975) chỉ là sự tiếp nối của triều Nguyễn về mọi mặt, từ nhân lực đến vật lực, nhưng về hình thức và cách tổ chức bộ máy nhà nước, chính thể quân chủ lập hiến và ngai vàng không còn mà thôi. Vả lại, nó còn bị chiếm dụng bởi Thiên Chúa giáo (thân Pháp, về sau được Mỹ trọng dụng). Nếu nhận xét khách quan, thì chính Nhà nước Quốc gia Việt Nam bằng 6 năm chống cộng sản Liên Xô, Trung Quốc mà trực tiếp là chống Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới giành lại được nửa nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào). Do đó, nó vẫn chính danh. Không thể gọi nó là nguỵ được, mặc dù nó bị lệ thuộc nặng nề vào Pháp, thực chất là Mỹ. Nhà nước Quốc gia Việt Nam (*), về mặt lí, nó chính danh hơn Việt Nam cộng hoà vốn bị Thiên Chúa giáo lũng đoạn, chiếm dụng. Vậy tại sao lại gọi nó là nguỵ, trong khi Việt Nam cộng hoà thì lại không bị gọi như thế?

4) Nhưng các ý trên là chỉ bàn về một mặt. Còn mặt khác là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước này là gì? Nói thẳng ra, nó chỉ là vệ tinh của Liên Xô, thực chất là Nga Xô, và do Trung quốc được phân công phụ trách viện trợ, chủ yếu là trung chuyển viện trợ, cố vấn, chỉ đạo. Nó cũng chỉ là một nhà nước tay sai, trong quá trình bành trướng của khối Nga Xô. Mặc dù có công góp phần nhỏ đánh Nhật, và đánh thắng Pháp với sự viện trợ, cố vấn, chỉ đạo ấy, nó vẫn chỉ là kết quả của sự bành trướng cộng sản mà thôi.

5) Gọi đúng thực chất, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà cũng như Việt Nam dân chủ cộng hoà đều là nguỵ, tay sai như nhau, vì đều do hai Khối (đứng đầu là Nga Xô và Mỹ) hà hơi, tiếp sức cả vũ khí, quân trang quân dụng, đào tạo nhân lực, và cả ý thức hệ. Tuy vậy, cả hai (1. Quốc gia – Cộng hoà và 2. Cộng sản) đều cố vượt thoát thân phận nguỵ, tay sai của họ, để giành quyền tự chủ; cố thoát bàn tay lông lá, nhầy nhụa của ngoại cường hai Khối, được chừng nào hay chừng ấy. Vì vậy, gọi cả hai là nguỵ, là tay sai, đều oan uổng và chỉ có lợi cho các ngoại cường mà thôi. Xấu mặt ruột thịt Nam thì cũng chẳng đẹp mặt gì cho ruột thịt Bắc, và ngược lại, cũng thế. Thực chất hơn, cả Quốc gia – Cộng hoà và Cộng sản tại Việt Nam đã chống nhau, tức là đã chống cả hai Khối. Cả hai đều dựa vào ngoại xâm để chống ngoại xâm.

6) Thiết nghĩ không cần phải nói thêm, nhưng cũng cần nói cho rõ: Do hoàn cảnh nước ta khốn nghèo, bị dìm trong lạc hậu, nên chống ngoại xâm, phải dựa vào ngoại xâm khác. Trong hai thực thể 1. Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà và 2. Việt Nam dân chủ cộng hoà, thì Việt Nam dân chủ cộng hoà có công chống ngoại xâm lớn nhất và đã thống nhất được Đất nước (chỉ còn khuyết điểm sùng bái lãnh tụ ngoại cường Mác, Lê-nin, và một số khuyết điểm thuộc về chính thể như cơ chế dân chủ…). Mặc dù như vậy, về Nhà nước Quốc gia Việt Nam – Nhà nước Việt Nam cộng hoà, chứ không chỉ riêng Việt Nam cộng hoà, chúng ta vẫn không nên gọi là nguỵ, nếu chúng ta không muốn là những kẻ hàm hồ đối với lịch sử dân tộc giai đoạn ấy.

T.X.A.
sáng 21-08-2017 (HB17)

(*) Từ 1950, Nhà nước Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại đã được khoảng 35 nước trên thế giới công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao.

E.
KHÉP LẠI VẤN NẠN 1945-1975:
SỰ THẬT LỊCH SỬ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU

Cho dù quyển sử 1945-1975 chỉ có độ dày dưới trăm trang hay cả ngàn trang sách, được viết với quan điểm, lập trường nào, trên cơ sở nguồn tư liệu nào, và ban biên soạn nào viết, thì sự thật lịch sử đã cô đọng trong hai vế câu này vẫn không thể khác được:

1) Phe Việt Nam dân chủ cộng hoà: Góp phần nhỏ đánh Nhật, thắng Pháp, thắng Mỹ (chống phát-xít, thực dân cũ, “can thiệp quốc tế” xâm lược);

2) Phe Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà: Chống Nga Xô, Trung Cộng (chống cộng sản xâm lược) (*).

Bởi lẽ, đó là mục tiêu, tôn chỉ vốn được xác định trong những văn kiện cơ bản nhất của mỗi phe, thể hiện ra ở vô vàn bích chương, khẩu hiệu, trên vách, trên sách báo, trên sóng phát thanh, truyền hình, và trong mọi hành động chính trị, quân sự của hai phe…

Cả hai phe rơi vào nội chiến nhưng đều chống ngoại xâm – những ngoại xâm là chỗ dựa của mỗi phe.

Nhà nước Quốc gia Việt Nam từ 1948/1949 đã được Mỹ viện trợ, thực chất đã đồng minh với Mỹ, chứ không phải với Pháp. Pháp chỉ bị Mỹ lợi dụng mà thôi. Can thiệp Mỹ sẽ xua gạt thực dân Pháp, cho dù liên minh Pháp – Quốc gia Việt Nam thắng hay bại. Và sự thể đã diễn ra, sau 1954. Mặc dù là đồng minh yếu thế của Mỹ, nhưng đây là điểm chứng tỏ danh dự của Quốc gia Việt Nam, tức Việt Nam cộng hoà (1955-1975). Mỹ không phải là thực dân như Pháp, Nhật.

Một ưu điểm vượt trội của Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà là không sùng bái cá nhân lãnh tụ chính trị ngoại cường, không tuân thủ chủ nghĩa, tư tưởng của các lãnh tụ ngoại cường. Điều đó chứng tỏ hai thể chế của một thực thể chính trị ấy không nô lệ (có thể phần nào trừ ra Đệ nhất cộng hoà Ngô Đình Diệm, chịu lệ thuộc vào giáo hoàng, Vatican khá nhiều, không những về tôn giáo mà cả về chính trị).

Dựa vào ngoại cường nào cũng nhục, cho dù dựa Mỹ hay Nga Xô – Trung Quốc… Điều đó là vạn bất đắc dĩ, trong hoàn cảnh Đất nước khốn nghèo, bị thực dân dìm trong lạc hậu, đủ thứ ngoại xâm, phân hoá dân tộc (sự “dựa dẫm” ấy khiến sự phân hoá dân tộc nặng nề hơn!). Vấn đề là phải làm cho Đất nước giàu mạnh để giữ nước.

Thiết tưởng cũng cần khẳng định rõ một lần nữa: Dẫu sao, thực thể chế độ chính trị Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà cũng đã tiêu vong, thuộc về quá khứ một đi không trở lại. Sự lãnh đạo trên Đất nước ta thuộc về chế độ hiện hành. Chúng ta mong chế độ hiện hành đổi mới nhiều hơn, tiến đến độc lập thật sự (không còn mang nhãn hiệu ngoại cường Nga Xô vốn đã sụp đổ).

T.X.A.
23 & 24-8-2017 HB17

(*) Tại Miền Nam (1954-1975), sách giáo khoa, tên đường phố, nội dung thông tin ở báo chí, các loại xuất bản phẩm khác, ở đài phát thanh, truyền hình đều thể hiện tinh thần chống thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1901615066779102
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1923221841285091
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1924720854468523

®©®©®©®©

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

HOÀ GIẢI LÀ KÊU ĐÒI (viết sau khi phát hành “Chiếc cầu Chiến tranh Lạnh”)

Posted by Trần Xuân An trên 26.09.2017

hidden hit counter

 
.
Viết sau khi phát hành Chiếc cầu Chiến tranh Lạnh:
HOÀ GIẢI LÀ KÊU ĐÒI
Trần Xuân An

đạn bom, rủa nguyền, bao năm rền nổ
ai chết? Nhà ai tan? Ai nát đời?
kẻ quyền cao lành lặn, chỉ tỏ ra ban phúc
hoà giải là quyền sống! Dân đen đòi

tôi, dân đen mặt trắng, công dân cầm bút
quý đỏ, yêu vàng, chỉ chống ngoại xâm
bút nằm là Cầu Ý Hệ trầm tư Chiến tranh Lạnh
bút đứng là cột thu lôi Trái Đất – Việt Nam.

T.X.A.
25-9-2017 HB17
.

.

Đã công bố trên Facebook:
https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1937531076520834
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Công bố tập thơ CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH

Posted by Trần Xuân An trên 12.09.2017

hidden hit counter

 
.

CÔNG BỐ DẠNG SÁCH PDF

TRỌN VẸN 2 PHẦN

GỒM PHẦN 1 & PHẦN 2


(tổng cộng 60 bài thơ)


TẬP THƠ “CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH”:
https: //txawriter. files. wordpress. com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf
Xin bấm vào đây
hoặc bấm vào 3 kí tự PDF bên dưới:
.
.
.

PDF (ĐỦ 2 PHẦN)

.
.
.
…………………………………………………………………………………………….
.
.
.
Công bố phần 1 tập thơ
CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH

đầu sách thứ năm trong 5 đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC
.
.
Bấm vào 3 kí tự PDF:
.

pdf (phần 1)

.
https :// txawriter. files. wordpress. com/2017/09/ txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb173.pdf

.

Tác giả tự tập hợp lại thành phần 1 tập thơ
và công bố, phát hành trên Facebook,
các điểm mạng toàn cầu cá nhân:
12-09-2017 (HB17)
.
Các đường dẫn (link) đến hai tệp PDF, ngày 12 & ngày 13-9-2017 (HB17):

1) https :// txawriter. files. wordpress. com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb17.pdf


2) https ://txawriter. files. wordpress. com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb171.pdf

.
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/bia-sach_png.jpg
.


Bổ sung ngày 10-12-2017 HB17:
CÔNG BỐ DẠNG SÁCH PDF

PHẦN 2 (thêm 30 bài thơ)


TẬP THƠ “CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH”:
https: //txawriter. files. wordpress. com/2017/12/txa_p-2_30-bai60-bai_chiec-cau-chien-tranh-lanh_10-12hb171.pdf
Xin bấm vào đây
hoặc bấm vào 3 kí tự PDF bên dưới:
.
.
.

PDF (phần 2)

.
.
.
Tập thơ “Chiếc cầu Chiến tranh Lạnh”, phần 1 cộng với phần 2, gồm 60 bài thơ:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/bia-sach_jpeg.jpg


.

MỤC LỤC
30 BÀI
Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh – tập thơ (phần 1, 10-9-2017)

1. bài 1 ~ DÂY HOA MƯỚP ĐẮNG VÀ LỌ GỐM
2. bài 2 ~ KHÁT VỌNG THUẦN VIỆT
3. bài 3 ~ BẢN SẮC VIỆT
4. bài 4 ~ TRẦU CAU, RƯỢU – BÁNH THÁNH
& CHUÔNG CHÙA
5. bài 5 ~ TRẦN GIAN KHỔ ĐAU KHÔNG LỐI THOÁT
VÀ CÁNH CỬA TÔN GIÁO
6. bài 6 ~ TẤT YẾU VÀ LẠC QUAN
7. bài 7 ~ MẶN THƯA VỀ CHAY
8. bài 8 ~ 20-7-2017, CẦU Ý HỆ
9. bài 9 ~ GỖ MÀU ĐẤT, NƯỚC MÀU TRONG
10. bài 10 ~ BỤI MẦM, LINH HỒN ĐẦU THAI
11. bài 11 ~ CHIÊU TUYẾT LÍNH ĐỎ, LÍNH VÀNG
12. bài 12 ~ GHI CHÉP MỘT CÂU HỎI
THÁNG BẢY ÂM DƯƠNG
13. bài 13 ~ THƯA CÁC BÁC TIỀN BỐI
14. bài 14 ~ THOÁT CHIẾC CẦU Ý HỆ LỊCH SỬ
15. bài 15 ~ HAI CÂU
16. bài 16 ~ THẤP THOÁNG NGÂM KHÚC THỜI MÌNH
17. bài 17 ~ BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI
18. bài 18 ~ NGẪM VỀ CÁC BIA MỘ DI TÍCH, LIÊN TƯỞNG
19. bài 19 ~ NỖI NHỚ CÔ GÁI THUỞ ĐÓ BÂY GIỜ
20. bài 20 ~ SỬ TRONG RẰM THÁNG BẢY
21. bài 21 ~ THUỞ ẤY, MIỀN NAM
22. bài 22 ~ GIÁ MẶC CẢ CỦA NGA XÔ
23. bài 23 ~ HOA VONG ƯU, ĐỔI MỚI VÀ ĐỔI MỚI
24. bài 24 ~ NGÀY TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NĂM NAY
25. bài 25 ~ NGÔI ĐÌNH PHAN HUYÊN
26. bài 26 ~ THƯỚC ĐO CỦA SỬ VÀ VĂN
27. bài 27 ~ MÙA HOA HỒNG BÁO HIẾU
28. bài 28 ~ BIỆN CHỨNG ĐỎ – VÀNG
29. bài 29 ~ HAI CHIẾC CẦU, HAI CHIẾC CÂN
30. bài 30 ~ BÌNH TÂM VỚI THƠ HOÀ GIẢI
~~~ Chú thích cần thiết
~~~ Danh mục tác phẩm của tác giả
~~~ Trân trọng mời xem

MỤC LỤC
30 BÀI
TẬP THƠ “CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH” (phần 2, ngày 10-12-2017)

31. bài 31 ~ HOÀ GIẢI LÀ KÊU ĐÒI
32. bài 32 ~ TỰ HÀO, MONG CÙNG TẠ LỖI
33. bài 33 ~ THÔI RỦA NGUYỀN NHAU NGỤY VÀNG, TAY SAI ĐỎ
34. bài 34 ~ KHI ĐỌC BÌNH LUẬN ĐẠI HỘI ĐẢNG TRUNG QUỐC XIX, VỀ BIỂN ĐÔNG
35. bài 35 ~ HÌNH TƯỢNG NỮ, LỜI QUÊ KHÔNG GÓP NHẶT
36. bài 36 ~ ĐÚC KẾT
37. bài 37 ~ LỚP TRẺ VIỆT NAM SAU 30-4-1975
38. bài 38 ~ NGÀY GIỖ, MẸ VỀ CHÙA
39. bài 39 ~ NGÀY GIỖ, MẸ VỀ NHÀ
40. bài 40 ~ BÃO LŨ CHIẾN TRANH
41. bài 41 ~ NGÀN NĂM LỊCH SỬ, KHỞI NGHĨA, CÁCH MẠNG
42. bài 42 ~ HAI GỌNG KÌM LỊCH SỬ ĐÃ GÃY
43. bài 43 ~ BẢY MƯƠI TƯ NĂM ĐỎ NGA
44. bài 44 ~ QUY LUẬT TỰ NHIÊN NHƯNG TRONG XÃ HỘI
45. bài 45 ~ LẠI GIẬT MÌNH, KIẾN NGHỊ
46. bài 46 ~ ĐẮNG CAY THÀNH ĐẤT NƯỚC
47. bài 47 ~ NẾN SINH NHẬT, HÌNH DUNG THEO ƯỚC LỆ
48. bài 48 ~ TUỔI THỜI ĐỎ VÀNG
49. bài 49 ~ HOÀNG SA, CỜ ẢO PHẢI THẬT
50. bài 50 ~ NHÀ-GIÁO-LƯƠNG-TRI TRONG MỖI NGƯỜI
51. bài 51 ~ LỌ HOA LOA ĐÀI, VÒNG TAY CHE CHỞ
52. bài 52 ~ ĐỘC LẬP THẬT, SAO ĐẾN NAY CÒN KHÁT VỌNG!
53. bài 53 ~ NẾP SỐNG GIỮA ĐỜI ĐA DẠNG
54. bài 54 ~ TỰ CHẨN BỆNH
55. bài 55 ~ VIẾT VỚI QUYỀN CÔNG DÂN
56. bài 56 ~ KẾT LUẬN TÔI LÀ NGƯỜI DẠI DỘT
57. bài 57 ~ QUỐC NGỮ ABC, YÊU KHÔNG ĐAU LÒNG
58. bài 58 ~ CHỮ THỊ QUỐC NGỮ
59. bài 59 ~ ÂM & DƯƠNG
60. bài 60 ~ GỬI VÀO NGÀN NĂM

61. Phụ lục: KHÔNG SỢ HÃI SỰ THẬT LỊCH SỬ,
Ý THỨC HỆ, DÙ GỐC ĐỎ HAY VÀNG (bài luận)

~~~ Danh mục tác phẩm của tác giả
~~~ Trân trọng mời xem

Tại http://www.tranxuanan-poet.net & http://www.tranxuanan-writer.net:

https: //sites. google. com /site/tranxuananpoet/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh
http://www.tranxuanan-poet.net/

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 1 Comment »

Tập thơ 17 + các bài 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 & 30

Posted by Trần Xuân An trên 12.09.2017

hidden hit counter

 
.
Tập thơ 17 + các bài 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 & 30

23. bài 23 ~ HOA VONG ƯU, ĐỔI MỚI VÀ ĐỔI MỚI
24. bài 24 ~ NGÀY TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NĂM NAY
25. bài 25 ~ NGÔI ĐÌNH PHAN HUYÊN
26. bài 26 ~ THƯỚC ĐO CỦA SỬ VÀ VĂN
27. bài 27 ~ MÙA HOA HỒNG BÁO HIẾU
28. bài 28 ~ BIỆN CHỨNG ĐỎ – VÀNG
29. bài 29 ~ HAI CHIẾC CẦU, HAI CHIẾC CÂN
30. bài 30 ~ BÌNH TÂM VỚI THƠ HOÀ GIẢI
.
Đã công bố trên Facebook
.
bài 23
HOA VONG ƯU,
ĐỔI MỚI VÀ ĐỔI MỚI
Trần Xuân An

chiến tranh là biện chứng
hoà bình màu hoa huyên (*)
phủ định của phủ định
quá khứ đào mai nguyên

trổ thêm nhánh Ý Hệ
vươn về thời xa xôi
nhìn chiến tranh cho thật
vẫn trên thân cây tôi

trổ vươn cành Đổi Mới
mọi chân trời xa xôi
năm ngoại xâm thành bạn
tôi trên đất nước tôi

tôi cũng là biện chứng
bình tâm màu hoa huyên
mới để mới hơn nữa
sách viết cành cũ nguyên.

T.X.A.
31-8-2017 (HB17)

(*) Cũng có nơi gọi là hoa hiên. Loại hoa này có màu sắc đặc trưng, tiêu biểu như màu nghệ, màu gạch nung, nhưng tươi sáng (sắc độ trung hoà giữa đỏ nguyên và vàng nguyên).

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1927219937551948

bài 24
NGÀY TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NĂM NAY
Trần Xuân An

con đường vàng, Mỹ còn đang lợi dụng Pháp
con đường đỏ, Nga và Tàu ngồi trong đầu
chín năm, trước ngày cầu Hiền Lương chia cắt…
Tuyên ngôn Độc lập để dành cho mai sau

hoà giải là thấu hiểu vì sao như vậy
lịch sử hỡi ơi, chất chứa mạch buồn sâu
Luận cương Xô viết? (1) Đồng minh sao có Pháp?
như rắn ngành y, dấu hỏi vợi lòng đau! (2)

Quốc khánh nước mình cứ như Ngày Thầy thuốc
cũng Ngày Nhà thơ, bút nhả mực – dấu than
Tuyên ngôn Độc lập, nếu thật, là hoà giải
hiển hiện sống trong đời, không phải nghĩa trang

Tuyên ngôn Độc lập không phải con đường đỏ
quốc hiệu – con đường vàng, dân chủ quốc gia
cùng quốc kì Tháng Tám đỏ màu cộng sản
Chiến tranh Lạnh lưu vào Quốc khánh nước ta

trật tự lưỡng cực Yalta hình thành trước (3)
hai Khối chia nhau, sẽ chia cắt Việt Nam?
đau vận nước, trách ngoại cường và tự vấn
Tuyên ngôn Độc lập vẫn ngời sáng nghìn năm

dứt nội chiến – chống chéo ngoại cường xâm lược
tôi mười chín tuổi, Ngày Tuyên ngôn đã xa
mừng hoà bình, dù chỉ một bên toàn thắng
viết cho người đã khuất, người chưa sinh ra…

T.X.A.
01-9-2017 (HB17)
.
(1) Luận cương 1930 do TBT. Trần Phú viết, mang đậm chất Xô viết, như phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 1930-1931.
(2) Biểu trưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO: World Health Organization): Rắn nhả nọc độc; thuốc vừa có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là chất độc…
(3) Từ sau ngày 4 – ngày 11 tháng 02-1945, Việt Nam thuộc khu vực bị phân chia, mà khu vực Đông Nam Á này sẽ chịu sự chi phối của Mỹ và Phương Tây (trong đó có thực dân Pháp). Nhưng rồi cũng hình thành theo trật tự lưỡng cực – hai Khối, đứng đầu là Nga và Mỹ.

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1928004364140172

bài 25
NGÔI ĐÌNH PHAN HUYÊN
Trần Xuân An

mười ba tuổi, xa quê đi học
điển huyên đường khiến mắt rưng nhoà (*)
nhớ quán nhà, bên đình phố huyện
tâm con khuây khoả – vong ưu hoa

ngực con thành ngôi đình thờ sống
mẹ sao đành cỏ phía bắc vườn
chiến tranh, đổ nhà, mơ hoá gạch
xây sinh từ của mẹ kính thương

lòng hiếu thuở học trò ngông ngạo
nên bút danh, nghĩa Người Mẹ thôi
con cầm bút, chăm lo, thương chữ
sách không là lũ trẻ mồ côi

tuổi nhỏ, học sách xưa, báo hiếu
xa mẹ, bút danh huyên ấm hồn
nay đình không đạt, đền không đạt
mộ mẹ hương khói trong thơ con.

T.X.A.
02-9-2017 (12-7 Đinh Dậu HB17, mùa báo hiếu)

(*) Theo điển tích xưa, trong văn chương cổ, hoa huyên (hoa hiên, kim châm, vong ưu – quên hết mọi phiền lo), trồng ở phía bắc ngôi nhà, là biểu tượng về Người Mẹ.
     Cụ thể hơn, HUYÊN ĐƯỜNG (đường: 堂): nhà có trồng hoa huyên, thường được rút gọn thành một từ ghép là nhà huyên; HUYÊN ĐÌNH (2 chữ đình: 亭, nhà nhỏ, ngôi đình làng ; 庭, sân trước), thường được dùng với chữ huyên thứ hai: sân có trồng hoa huyên. Cả hai từ đều có nghĩa là người mẹ.
     Tôi cảm thấy xúc động hơn với nghĩa: ngôi đình làng có trồng hoa huyên. Do đó, tôi lấy bút danh là Huyên Đình, Phan Huyên Đình (trong tâm tôi, có ngôi đình thờ sống người mẹ họ Phan).

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1928030010804274

bài 26
THƯỚC ĐO CỦA SỬ VÀ VĂN
Trần Xuân An

đo thực chất nhân vật lịch sử
biết lấy thước gì?
có kẻ cam chịu tiếng tay sai
nhưng cháy bỏng lòng cứu nước
đo nhân cách chăng?
kẻ vì lợi, xa hoa, kẻ vì danh, trong sạch
giết hại người yêu nước chăng?
yêu nước vẫn đối phương chăng
nếu chính kiến khác?
đo tôn giáo, trào lưu tư tưởng, gốc gác?
hậu thuẫn bên ngoài, hậu thuẫn nhân dân?
chỉ biết đo bằng thành quả cuối cùng?
nhưng thành quả cuối cùng chưa đạt?
để đo được
phải gộp lại tất
thước đo hẳn muôn nơi, muôn thuở chung
đặt trong bối cảnh xa, gần, và thế nước

có những nhân vật anh hùng trong sử
khiến đời sau khóc thét
bàn tay nhuốm máu, kinh hoàng
có những tên như thể chân tu
nhưng phản quốc
không giết một ai
nhưng dìm chết dân tộc
bút sử lạnh lùng
cần lời bình chăng?
bút văn chương cảm xúc
cần chăng tỉnh người
đôi khi tự giật tóc?
đạo đức học cho tuổi học trò ngây thơ?
đạo đức học cho người trưởng thành, bản lĩnh?
có đạo đức học riêng về giới làm chính trị?
văn ơi, sử ơi, đừng loạng choạng, hư vô
và nhà chính trị ơi, đừng hòng lừa hậu thế.

T.X.A.
04-9-2017 (HB17)
.
Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1928823670724908

bài 27
MÙA HOA HỒNG BÁO HIẾU
Trần Xuân An

Vu lan mới với bông hồng
đỏ hay trắng vẫn tấm lòng rằm nguyên

nhớ cụ bà thầy Kiền Liên
đau con quý tộc, nẻo thiền tìm đi
oán y bát, hoá sân si
bà mẹ hiền bỗng khác gì quỷ ma

nếu rằm để kể tội bà
thì Vu lan tự xưa xa vắng chùa
thầy Liên cứu mẹ bao mùa
là cứu trăng, ố vì chưa hiểu thiền

nguyệt cầm chịu án đảo huyền
vì thương con, mẹ Kiền Liên chống chùa
chuông chùa rộng tiếng hương đưa
tâm bà trăng sáng dẫu mưa, quên phiền

ơn phúc hậu mẹ ta hiền
mẹ còn, hồng thắm, mẹ thiêng, trong hồng.

T.X.A.
04-9-2017 (14-7 Đinh dậu HB17)

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1929053980701877

bài 28
BIỆN CHỨNG ĐỎ – VÀNG
Trần Xuân An

không phải chiêu hồn bao người lính vàng
các anh bị lịch sử phủ định rồi,
          nhưng chưa ai thôi thở
tôi thấy ở bao người lính đỏ
mỗi người sống một nửa các anh

không phải chiêu hồn nền kinh tế vàng
mọi doanh nhân nhỏ to bị phủ định rồi,
          lại đầy sinh khí
lớn mạnh lên ở bao người diệt vàng như quỷ
tôi thấy không còn đỏ đã úa, mà ửng màu hoa hiên

nói nội chiến đỏ – vàng, chống chéo ngoại xâm
là biện chứng
tôi cố nhìn nhận máu xương oan hận
dù sao cũng qua rồi, thành sức bật mới nước mình

biện chứng đỏ – vàng, phủ định đỏ lẫn vàng
là khẳng định màu hoa hiên, gạch hay nghệ
màu Đổi mới thật ra là thế
cho dù ai kia còn rực đỏ, rực vàng

các anh hai phe, hai miền
vẫn còn nguyên quá khứ, đúng như sự thật
đỏ phủ định vàng,
          đỏ phải phủ định mình thành khác
chỉ thương mấy triệu hương hồn chiến tranh

lịch sử dân tộc không bao giờ có thể quên
trong lịch sử loài người, ý hệ thành bom đạn
30 năm trong 46 năm, Chiến tranh Lạnh
dù sao quả đất xanh cũng chín, ửng màu

tôi chẳng phải nhẫn tâm đâu
khi nói dân tộc ta luận chiến bằng xương máu
biện chứng bằng khổ đau, oan hận,
          thét gào chiến đấu
bởi giờ nói đều vô nghĩa thì chỉ thêm đau!

dù sao quả đất xanh cũng chín, ửng màu
quả cam? quả bưởi? quả nho đen? quả táo đỏ?
thật ra chỉ màu lá cây, màu biển xanh rực rỡ
thấm đậm sắc nắng ngời chính ngọ,
          hoàng hôn, hừng đông

nếu các cặp tình nhân hôn nhau trên mặt trăng
chắc chắn thấy quả đất cũng phản quang sắc nắng
màu hoa hiên, màu gạch, màu nghệ, màu môi thắm
hay quả đất là vầng nguyệt của trăng?

tháng bảy chiêu hồn chi thực thể vàng
các anh đều còn sống trong hiện hành đỏ
thực thể đỏ đâu còn đỏ nữa! Biện chứng đó
đỏ thành màu nghệ, màu gạch, màu hoa hiên

nói vậy nhưng đâu phải thế, ơi ruột thịt hai miền
mấy triệu người chết, trong hôm nay, hồn còn sống
xin chiêu hồn họ,
          là chiêu hồn chúng ta, hồn nòi giống
1945-1991, dựng bia màu gạch nung
          trong mỗi người Việt Nam.

T.X.A.
sáng 06-9-2017
(16-7 Đinh dậu HB17, mùa báo hiếu)

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1929681280639147

bài 29
HAI CHIẾC CẦU, HAI CHIẾC CÂN
Trần Xuân An

có hàng vạn người dựng ven đường lều trại
từ bờ sông này đến giáp ranh tỉnh kia
bồn chồn, xót xa hay quyết rời nơi chôn nhau cắt rốn
họ bạc phơ, lếch thếch, mắt trẻ thơ đầm đìa

họ vào theo phe Đồng Minh có Mỹ
sau khi mừng vui Pháp tàn mộng tái xâm lăng?
họ vào theo Quốc gia Việt Nam triều Nguyễn
chiến đấu hơn sáu năm, giành lại nửa nước vàng?

họ vào theo chân Thiên Chúa
Chúa đã rời nửa nước đỏ từ đây?
họ vào theo chân Đức Phật
bên kia sông, chùa còn hương khói đêm ngày?

sông Bến Hải của Quảng Trị quê hương đó
bây giờ tôi mới tin, còn gánh thêm nỗi đau này
sách cũ lược ghi, di cư bằng đường không, đường biển
thật ra còn đường bộ, ùn tắc bên cầu đắng cay!

sông Bến Hải hỏi ai đánh tan giặc Pháp
gió trả lời, lưỡng cực Yalta,
          Đông Nam Á đỏ đâu
cầu Hiền Lương buồn hai miền chống chéo
bắn chéo hai phía ngoại cường chỗ dựa phía sau

cầu Hiền Lương thành chiếc cân lịch sử
cân ấy lại là cầu Ga qua sông Thạch Hãn trong kia
cân nào cũng gãy,
          Đại lộ Kinh hoàng, thoát vào, đẫm máu
Mỹ cũng cuốn cờ. Người vượt biên theo di tản, xa lìa

sự thật lịch sử rõ ràng thế đó
cầu Hiền Lương, cầu Ga thêm một nét đau
tôi muốn đem bài thơ hai mai vàng, ba đào đỏ (*)
đặt trên hai chiếc cân lịch sử là hai chiếc cầu.

T.X.A.
trước 05:12 chiều 08-9-2017 HB17
.
(*) Xem bài “Sử trong Rằm tháng bảy” trong tập thơ này:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1922507501356525

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1930596427214299

bài 30
BÌNH TÂM VỚI THƠ HOÀ GIẢI
Trần Xuân An

chiến tranh,
          nhiều nỗi đau cùng nỗi đau xương máu
nhưng bên thắng, dịu vơi, bay quá núi cao
bên bại, đào sâu vực sâu té xuống
thôi, hưu lâu rồi, họ rủ nhau,
          ra bình nguyên trà rượu đi nào

rất dân dã, cởi hết áo, đánh trần cho chân thật
mặt phải đây, lộn trái chiến tranh đây
tôi cũng đọc thơ tôi viết về
          bên đỏ thắng nhiều giặc ngoại
cả thơ tôi viết về
          bên vàng chống các ngoại xâm
          từ phía khác,
          trắng tay

các anh cựu đỏ, cựu vàng thất thập
mỗi bên chống bốn ngoại xâm (*),
          tôi chưa cầm súng bao giờ
các anh chừa Mỹ hoặc Nga Xô, tôi chống tất
để hoà giải đỉnh cao, vực sâu…
          Xin bình tâm với thơ.

T.X.A.
trước 22:01 tối 08-9-2017 HB17
.
(*) Xem bài thơ “Thuở ấy, Miền Nam” trong tập thơ này:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1925986454341963

Đã công bố trên Facebook:
https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1930731950534080
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »