Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Chín, 2021

ĐẶNG VĂN VIỆT VÀ ANDRÉ MENDRAS, HAI ÔNG TREO CỜ

Posted by Trần Xuân An trên 28.09.2021

hidden hit counter

        
.
Bài 1 viết thêm vào SBLSLXOBH
ĐẶNG VĂN VIỆT VÀ ANDRÉ MENDRAS,
HAI ÔNG TREO CỜ *
Trần Xuân An

khi Đặng Văn Việt treo cờ Việt Minh
trên kì đài kinh thành Huế
ông chưa hiểu màu đỏ, sao vàng chủ nghĩa
chỉ mong đuổi Nhật, cứu dân mình

đâu ngờ ngôi sao vàng Mác – Lê-nin
cách li “hùm xám” đánh Tây, bên Trung Quốc
mẹ ông nuốt nắm thuốc ngủ, chết uất
khi cha ông bị đấu, chết rũ, chết bệnh vì tù

chủ nghĩa lí lịch và giai cấp, ông đâu ngờ
cha tổng đốc “nguỵ” triều, Việt Minh nâng rồi quật
ông là sinh viên, trung đoàn trưởng đánh Pháp
rồi một đời thất sủng, nghiền ngẫm sao vàng

André Mendras, thầy giáo người Pháp, ngông
trèo tượng treo cờ, đất trời đỏ xanh đảo ngược
trước Quốc Hội ở Sài Gòn, ngây ngô, không biết
đó là phiên bản cờ Cộng hoà xô viết Nga

tôi là người viết sách, có chút hội viên nhà thơ
thuở còn học trò, vội quên, cũng ngâm ngu ngơ thế
nay đọc chuyện hai ông-treo-cờ… Cười khẽ
ôi hai lá cờ bán nước để cứu nước, cứu công nông

đâu cứu lòng yêu chính nghĩa cứu toàn dân
chào cờ Búa liềm Sao Liên Xô, còn đâu độc lập!
sao vàng đè hãm phân số này, nâng lên phân số khác
búa liềm sáng sao, đất trời đảo lộn. Ngấm đòn

sao vàng là chủ nghĩa, là Mác Lê trí thức ròng
trí thức cứu công nông, rõ ràng là thế
nhưng đảo quy luật, nên trầm trệ!
                Xoá câu “tài đức – xuất thân chẳng kể”
“hùm xám” thành đe, thành lúa của búa liềm!

búa liềm vàng vẫn búa liềm, quan đỏ vẫn quan
quan sao vàng vẫn trên, búa liềm đỏ tầng lớp dưới
Đặng Văn Việt nghiền ngẫm sao vàng trong gác tối
cười mình, cười ngất André Mendras kia!

có thể ông nghĩ ra, nhưng vẫn lẫn tránh đi
cờ sao vàng chủ nghĩa, nền đỏ hay xanh đỏ
và nền đỏ búa liềm vàng, là Nga — Liên Xô đó
người chết còn cười chăng, hay khóc đâu đây?

gọi Vàng mình “nguỵ” thì Đỏ ta “tay sai”
còn ông Việt treo cờ theo mệnh lệnh
ông André treo cờ chống Mỹ, đầu Nga — phản chiến
tôi lí giải nội chiến trong Chiến tranh Lạnh, xa rồi.

T.X.A.
trước 10:50, 28-09-2021
(nhân ngày ông Đặng Văn Việt qua đời: 25-09-2021)
………………..

(*) Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Phe Đồng Minh: 15-08-1945, kí chính thức vào văn kiện đầu hàng: 02-09-1945. Ông Đặng Văn Việt đã treo cờ đỏ sao vàng vào ngày 21-08-1945 (22-08-1945, Truman và De Gaulle gặp nhau tại Washington, sau đó kí hiệp ước Mỹ – Pháp về Chiến tranh Đông Dương, bắt đầu Chiến tranh Lạnh tại đây). Ông André Mendras treo cờ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (cờ Mặt trận Giải phóng) trước Trụ sở Quốc hội (Hạ nghị viện) Việt Nam cộng hoà tại Sài Gòn, vào ngày 27-07-1970 (25-07-1970?).

Thông tin tư liệu từ Phan Thuý Hà, “Gia đình”, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 183-184, 190, 206-207 (có ghi chú thêm ở Facebook của tác giả trên).

Trích bài viết tưởng niệm của ông André Mendras trên trang Facebook của ông, khi ông Đặng Văn Việt từ trần:
… “Ông nói: “Kể ra chú với tôi, cả hai chúng ta đều hơi khùng. Chú thì cắm cờ và rải truyền đơn trước Quốc hội Sài Gòn, tôi thì cắm cờ trước hoàng thành Huế với một khẩu súng Colt không đạn”. Tôi trả lời cờ của tôi còn có màu xanh, cờ của ông thì không. Và chúng tôi cả cười”…

Tập thơ “Búa liềm Sao Liên Xô ở Bến Hải” (một trong mười lăm đầu sách hoà giải dân tộc thời hậu chiến) đã khép lại từ cuối tháng 8-2021. Nhưng bất ngờ đọc cáo phó ông Đặng Văn Việt (người treo cờ đỏ sao vàng ở kinh thành Huế, buộc Bảo Đại thoái vị), lại bất ngờ đọc bài tưởng niệm của ông André Mendras (người treo cờ “nửa đỏ nửa xanh” & “ngôi sao chân lí giữa đời” ở Sài Gòn 1970), viết về ông Việt, nên tôi làm thêm bài thơ này.
Tôi có sửa chữa vài câu và đã hoàn chỉnh. Kính cáo. ~ T.X.A. ~

Ảnh: H1: Ông Đặng Văn Việt lúc đã già về lại kì đài kinh thành Huế xưa; H2: Ông André Mendras treo cờ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tại Sài Gòn, 1970.
.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2991243807816217/
.

.

.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Một người ở thivien.net trùng họ tên TRẦN XUÂN AN

Posted by Trần Xuân An trên 27.09.2021

hidden hit counter

        
.
CÓ MỘT NGƯỜI LÀM THƠ MỚI MỞ TÀI KHOẢN Ở THIVIEN.NET TRÙNG HỌ TÊN TRỌN CẢ BA CHỮ TRẦN XUÂN AN!

ĐÓ LÀ ĐIỀU RẤT ĐÁNG TIẾC VÀ KHÔNG NÊN:

https://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-Xu%C3%A2n-An/m-poems-YrICOnTcVxzTyhSwbQCpmA

HỌ TÊN GỒM BA CHỮ TRẦN XUÂN AN CỦA TÔI (NGƯỜI LÀM THƠ, VIẾT TIỂU THUYẾT, TRUYỆN, KÍ, NGHIÊN CỨU – BIÊN KHẢO, PHÊ BÌNH – BÌNH LUẬN) ĐÃ XUẤT HIỆN TRÊN SÁCH BÁO, INTERNET GẦN NĂM MƯƠI NĂM NAY.

MONG AI ĐÓ TRÙNG HỌ TÊN NHƯ TRÊN VUI LÒNG DÙNG BÚT DANH KHÁC ĐỂ TRÁNH NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC. TÔI XIN CẢM ƠN TRƯỚC.

TRÂN TRỌNG KÍNH BÁO.

TRẦN XUÂN AN
(Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế
Quê gốc: Quảng Trị
Tốt nghiệp: Khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế 1974-1978
Thường trú: 71B Phạm Văn Hai, Phường 3, Tân Bình, TP.HCM.
Nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.)
.
Ảnh chân dung tôi do nhiếp ảnh gia, đạo diễn, nhà văn Lê Văn Duy chụp:
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

BẢO ĐẠI “PHỤC QUỐC” RỒI LẠI “VONG QUỐC”

Posted by Trần Xuân An trên 24.09.2021

hidden hit counter

        
.
Chuyện ngày xưa, “một đi không trở lại”:
BẢO ĐẠI “PHỤC QUỐC” RỒI LẠI “VONG QUỐC”
Trần Xuân An

Vua Bảo Đại ở trong tình thế bắt buộc phải thoái vị, chấm dứt vương triều Nhà Nguyễn vào tháng 08-1945. Lịch sử cho thấy ông đã “phục quốc”, từ 1947, với nghĩa ngày xưa là phục hồi vương quyền, mặc dù với danh xưng quốc trưởng — một chính thể chưa hẳn là quân chủ lập hiến (hoàng gia + thủ tướng + quốc hội), nhưng có lẽ sẽ tiến đến đó.

Và sau Hiệp định Genève 20-07-1954, quốc trưởng Bảo Đại đã nhờ vào tình hình quốc tế, trực tiếp nhờ vào Mỹ, để đuổi được tàn quân thực dân Pháp ở Miền Nam, bên này sông Bến Hải. Như thế, ông ta đã lấy lại được một nửa nước, mặc dù chưa trọn vẹn Đàng Trong thuở trước (ranh giới thuở trước là sông Gianh).

Nhưng Ngô Đình Diệm đã truất phế Bảo Đại bằng các thủ đoạn chính trị, để thành lập chế độ cộng hoà Thiên Chúa giáo, với chủ thuyết Cần lao – Nhân vị có căn nguyên Thiên Chúa giáo được cập nhật hoá!

Ở các nước thì khác, nhưng ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo (Công giáo, vốn lệ thuộc Hội Thừa sai Paris từ thuở Pháp cướp nước) không thể có được sự tín nhiệm chính trị. Vả lại, dù thế nào đi nữa, tôn giáo cũng không nên can dự vào chính quyền, nữa là cầm quyền! *

Thế đấy, Bảo Đại “vong quốc” (theo nghĩa cũ là mất triều đại), “phục quốc” được nửa nước, lại “vong quốc” và lưu vong đến chết. Vương triều Nguyễn kết thúc vào tháng 8-1945 và thật sự kết thúc vĩnh viễn vào năm 1955.

T.X.A.
24-09-2021
……………………..

(*) Chế độ cộng hoà Công giáo Ngô Đình Diệm, còn gọi là Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963), đã sụp đổ với cái chết của hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu (Cách mạng 01-11-1963). Nhưng thế lực Công giáo ở Miền Nam còn mạnh, nên tân tòng Nguyễn Văn Thiệu phải đảm nhiệm vai trò tổng thống. Mặc dù xuất thân từ gia đình Phật giáo (mẹ là cư sĩ), Nguyễn Văn Thiệu theo tôn giáo của vợ, trở thành tín đồ tân tòng Công giáo. Ông là tổng thống Đệ nhị Cộng hoà (1967-1975).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2988334254773839/
.

.
Ảnh: Lá cờ đã thuộc về lịch sử “một đi không trở lại” — Google search:
.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

NĂM ĐOÁ ĐỎ HIỂN HÁCH MÀU LIÊN XÔ

Posted by Trần Xuân An trên 23.09.2021

hidden hit counter

        
.
NĂM ĐOÁ ĐỎ HIỂN HÁCH MÀU LIÊN XÔ
Trần Xuân An

Giương ngọn cờ Búa liềm Sao Liên Xô để chiến đấu chống Pháp và Nhật, Đảng Cộng sản Việt Nam có một nguồn lực viện trợ và hậu thuẫn lớn lao, nhưng đồng thời cũng gây ra sự phân hoá dân tộc về phương diện độc lập dân tộc: Đổ máu phơi xương cho Liên Xô chăng?

Và với chủ nghĩa cộng sản chuyên chế, tiêu diệt (thủ tiêu, ám sát, khủng bố, thanh trừng, gạt ra rìa…) các đảng phái, lực lượng yêu nước chống ngoại xâm thuần tuý dân tộc hoặc theo khuynh hướng dân chủ phổ quát, duy tâm – duy linh – tôn giáo (gọi chung là Quốc gia), Đảng Cộng sản Việt Nam không những gây ra sự phân hoá dân tộc mà còn là sự thù hận, dẫn đến nội chiến cờ Đỏ – cờ Vàng.

Vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ cộng hoà (đa nguyên, chung sống bình đẳng) được nhận thức khác nhau, dân tộc ta bị phân hoá và ngả theo hai Khối, một do Nga (thống lãnh Liên Xô) đứng đầu, uỷ nhiệm và lợi dụng Trung Quốc thành tay sai bành trướng, một do Mỹ đứng đầu, lợi dụng Pháp (và Thiên Chúa giáo), biến Pháp (và Thiên chúa giáo) thành lực lượng đánh thuê: Dân tộc ta rơi hẳn vào Chiến tranh Ý thức hệ (hệ tư tưởng), thành Điểm nóng Chiến tranh Lạnh.

Tuy thế, không có một thực thể chính trị – quân sự nào có chiến công hiển hách như Đảng Cộng sản Việt Nam: Góp phần đánh thắng Nhật và là lực lượng chính, trực tiếp, hoàn toàn đánh thắng Pháp, Mỹ (trước 1975), Trung Quốc, Kh’Mer Đỏ (sau 1975), thống nhất và cầm quyền trọn vẹn đất nước Việt Nam. Riêng về màu sắc ý thức hệ cộng sản, hiện nay trên thế giới hầu như đã úa. Ngay năm nước cộng sản còn lại, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cu Ba cũng theo kinh tế thị trường, Bắc Triều Tiên thì tự cô lập, đóng kín.

T.X.A.
23-09-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2987611184846146/
.

.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

SÁCH GIÁO KHOA MÔN SỬ DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ TRƯỚC 1975 (THAM KHẢO)

Posted by Trần Xuân An trên 19.09.2021

hidden hit counter

        
.
CUỐN ‘VIỆT SỬ – LỚP ĐỆ NHẤT’ (12/12) CỦA ÔNG & BÀ TĂNG XUÂN AN,
SÁCH GIÁO KHOA VIỆT NAM CỘNG HOÀ, XUẤT BẢN TẠI SÀI GÒN, 1960

.
Đó là cuốn sách giáo khoa về giai đoạn lịch sử 1884-1954, biên soạn theo chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục chế độ cũ, xuất bản vào năm thứ 5 thời Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963).

Nội dung: chống Pháp, chống Nhật, chống Pháp tái chiếm, chống cộng sản (Việt Minh), đặc biệt đề cập đến Quốc gia Việt Nam…
Dĩ nhiên không thể không ít nhiều sai lạc.

1) Sai lạc về cái chết của vua Kiến Phúc trong sự kiện “Tứ nguyệt tam vương” (1883-1884) và sai lạc ở việc trích thành bài đọc thêm từ bản Chiếu-Cần-vương-giả-mạo trong sách của Phan Trần Chúc. Hai soạn giả Tăng Xuân An bỏ quên ba bản dụ của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ban ra từ Tân Sở…v.v…

(Sách “Lịch sử Việt Nam và thế giới – lớp đệ tứ” của nhà giáo Trần Hữu Quảng, Nxb. Nguyễn Du ấn hành tại Sài Gòn, 1959, tr.5, khẳng định rõ vua Kiến Phúc chết vì bệnh, ông Nguyễn Văn Tường sau 05-07-1885 ở lại Huế để điều đình…

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2983363551937576 )

2) Đề cao quá đáng Ngô Đình Diệm theo văn bản của Bộ Thông tin thời ông Diệm làm tổng thống…v.v….Và vì thế, đánh giá thấp Mặt trận Quốc gia tranh thủ độc lập, thống nhất với biểu tượng triều Nguyễn là Bảo Đại… (Sau 1963, phần về Ngô Đình Diệm bị tước bỏ ở các sách giáo khoa sử học khác).

Điều chính yếu là NỘI DUNG CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT (theo tinh thần Quốc gia) khá đầy đủ. CHỐNG THỰC DÂN, PHÁT XÍT là ưu điểm của sách giáo khoa sử học thời Việt Nam cộng hoà 1954-1975.

T.X.A. (Trần Xuân An)
15-09-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2981783678762230

Dẫn lại mấy cuốn sách giáo khoa môn sử bậc trung học của chế độ VNCH. 1954-1975, về giai đoạn 1884-1954, chỉ để làm rõ NỘI DUNG CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT THEO TINH THẦN QUỐC GIA (1945-1975), còn triều Tự Đức – Hàm Nghi chống Pháp và diễn biến phong trào Cần vương – Văn thân thì đã làm rõ từ hai mươi năm trước (2000…):

Tải sách PDF xuống để đọc:
Xem 4 cuốn sách PDF (1- Lịch sử Việt Nam và thế giới sử lớp đệ tứ [9/12] của Ô. Trần Hữu Quảng, Sài Gòn – 1959; 2- Việt sử lớp đệ nhất [12/12] của Ô.B. Tăng Xuân An, Sài Gòn – 1960; 3- Sử, Địa lớp đệ nhất của Ô. Đỗ Quang Chính, Sài Gòn – 1967; 4- Sử Địa đệ nhất A,B,C,D (12/12) của Lê Kim Ngân, Sài Gòn – 1969):

Bấm vào mỗi dòng chữ link-hoá dưới đây:
.
LINK SÁCH Ô. TRẦN HỮU QUẢNG
.
https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/lichsu-vn-thegioilop-detu-1959.pdf
.
LINK SÁCH Ô. & B. TĂNG XUÂN AN
.
https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/sach-viet-su_lop-de-nhat-1960-61_tang-xuan-an.pdf
.
LINK SÁCH Ô. ĐỖ QUANG CHÍNH
.
https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/su-vn_su-tg_dia-ly_de-nhat-1966-1967_do-quang-chinh.pdf
.
LINK SÁCH Ô. LÊ KIM NGÂN
.
https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/sach-cu_su-dia_lop-de-nhat-1969_le-kim-ngan.pdf
.
Nguồn: tusachtiengviet – Vy Lan – ndclnh-mytho …

THÊM VÀI GHI CHÚ SƠ SÀI:
1) Cuốn thứ nhất:

Sách giáo khoa “Lịch sử Việt Nam và thế giới sử – lớp đệ tứ” (9/12) (Nxb. Nguyễn Du, SG. – 1959) của ông Trần Hữu Quảng viết về sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, nhưng chỉ đề cập đến cái chết vì bệnh của vua Kiến Phúc; và quan trọng nhất là viết rõ Dụ Cần vương phát đi từ Tân Sở, Cam Lộ, Quảng Trị (sđd., tr.5-6).
2) Cuốn thứ hai:
Sách giáo khoa “Việt sử – lớp đệ nhất” (12/12) (Nxb. Tao Đàn, SG. – 1960) của ông bà Tăng Xuân An viết như thế nào về sự kiện “tứ nguyệt tam vương”?
2a) Dục Đức và Trần Tiễn Thành đã vi phạm luật triều Nguyễn là đã tự ý cắt bớt di chiếu của vua Tự Đức, nên Dục Đức đã bị hai phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất (không nói đến tình tiết Dục Đức cho giáo sĩ vào cung cùng những tình tiết Dục Đức vi phạm điển lệ khác).
2b) Vua Hiệp Hoà (Hồng Dật, em vua Tự Đức) bị Tôn Thất Thuyết buộc phải tự tử theo lệ “tam ban triều điển”…
2c) Vua Kiến Phúc bị hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đầu độc.
Đó là lượng thông tin từ sách của ông bà Tăng Xuân An (1960) (sđd., tr.71-72).
3) Cuốn thứ ba:
Sách giáo khoa “Sử, địa – lớp đệ nhất” (12/12) (Nxb. Đường Sáng, tái bản, SG. – 1967) của ông Đỗ Quang Chính viết về sự kiện “tứ nguyệt tam vương” rất giản đơn; đồng thời viết rõ, tinh thần chủ chiến của hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là nguyên nhân Pháp tấn công kinh thành Huế (sđd., tr.27).
4) Cuốn thứ tư:
Sách giáo khoa “Sử – Địa đệ nhất A,B,C,D” (lớp 12/12) (Nxb. Văn Hào, SG. – 1969) của ông Lê Kim Ngân, viết rõ cái chết của vua Kiến Phúc là do bệnh (sđd., tr.37); và về phong trào Văn thân Nghệ – Tĩnh năm 1874 trước đó mười năm, chủ yếu là “sát tả” (giết đốt các làng Thiên Chúa giáo) chứ bấy giờ ở hai tỉnh ấy và cả Quảng Bình, Thanh Hoá không có quan lính Pháp, chỉ có vài cố đạo Pháp (sđd., tr.40).

T.X.A.
16-09-2021
.
Tập thơ 17 + bài 17
BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI
Trần Xuân An

lăng bà uy nghi, dù nay rêu cỏ
Sử quán nghiêm minh, Tôn phủ răn mình
có thân vương, công chúa còn rõ tội
nến xưa Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai mưu cày lăng chứng tích
Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà
mặc kẻ thù tung tin như tro trấu
sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hoa

giặc chiếm, vua không quyền, quan hãnh tiến
không truất được Phi, chẳng bản án nào
Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó
Thực lục mới là tấm bia lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc
nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân
trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng
trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A.
trước 06 & 08-08-2017 HB17
.
“Đại Nam thực lục” là ngọc trong di sản sử liệu. Hậu thế đánh giá nó, theo quan điểm khoa học, dân tộc hơn: nó tối đi hay bừng sáng (tuỳ nhân vật, tuỳ sự việc, tuỳ giai đoạn lịch sử trong đó).
Sách báo bôi nhọ lịch sử, như về Học phi Nguyễn Thị Hương. Nguyên tắc: Không có án đã tuyên, không có quả tang, thì không được bàn.
Về Học phi Nguyễn Thị Hương, chính sử (“Đại Nam thực lục”) đã minh định. Các bài viết hiện nay bôi nhọ bà là phạm pháp.

.
.
Ảnh: Lăng Học Phi (h.1); sơ đồ quần thể Lăng Tự Đức, trong đó có Lăng mộ bà Học Phi (h.2).
Nguồn ảnh: Facebook của anh Nguyễn Phước Bửu Nam.
.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1916964295244179
.
http:// www. tranxuanan-poet. net/…/bong-hien-ro-lang-ba…
.

Ảnh: Nhà bia, tẩm (mộ) bà Học Phi.
Nguồn: FB. anh Nguyễn Phước Vĩnh Khánh
.

.

Bốn đầu sách của Trần Xuân An:
.

.
TÌM PHẦN GIAO GIỮA ĐỎ VÀ VÀNG

Tôi có viết dăm bài thơ, với mục đích hoà giải dân tộc, cụ thể là tìm điểm giao giữa Đỏ và Vàng, Miền Bắc và Miền Nam (1945-1954-1975), và lấy nội dung truyền thụ, giáo dục môn lịch sử làm dẫn chứng, cứ liệu của tư tưởng, cảm xúc thơ. Mặc dù dân tộc ta bị phân hoá, một theo Khối Liên Xô đứng đầu, một theo Khối Mỹ đứng đầu, nhưng cả hai đều CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT xâm lược, thể hiện rõ trong SÁCH GIÁO KHOA MÔN SỬ, nhất là ở bậc trung học — bậc học mà đại đa số thế hệ trẻ bấy giờ đều theo học và họ ở lứa tuổi đủ lớn để có ý thức tiếp thụ, phân tích.

Do đó, tôi có dẫn lại bốn cuốn sách giáo khoa của các ông Trần Hữu Quảng (xb. 1959), Đỗ Quang Chính (xb. 1967), Lê Kim Ngân (xb. 1969), và của ông bà Tăng Xuân An (xb. 1960) *.

Tôi không làm lại việc làm rõ cái chết của vua Kiến Phúc cùng cả sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, nhiệm vụ lịch sử sau ngày 05-07-1885 của Nguyễn Văn Tường, cái chết của ông nơi lưu đày biệt xứ Tahiti, và phong trào Cần vương (1885-1896), vì đã LÀM RỒI (qua bốn đầu sách của tôi về Nguyễn Văn Tường [1824-1886]), mà chỉ nhấn mạnh TINH THẦN CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT NÓI CHUNG CỦA DÂN TỘC TA, thể hiện ở sách giáo khoa cho thế hệ trẻ thuở 1954-1975, ở cả hai miền, bên này và bên kia sông Bến Hải.

Đó là điểm giao lớn nhất, quan trọng nhất, để hoà giải hoà hợp.

T.X.A.
20-09-2021
…………..

(*) Có sách PDF (tôi tìm thấy qua Google search) của bốn tác giả, nhóm tác giả trên. Có thể dễ dàng tải xuống để đọc. Link trên trang này.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN HOÀ GIẢI DÂN TỘC

Posted by Trần Xuân An trên 11.09.2021

hidden hit counter

.
.
GÓC NHÌN HÒA GIẢI DÂN TỘC

I. VIẾT & CÔNG BỐ BẰNG SÁCH PHOTOCOPY BẢN THẢO, SÁCH IN VI TÍNH (1997, bản sửa chữa, bổ sung mới, 2003), ĐĂNG TRÊN MẠNG TOÀN CẦU (tạp chí giaodiem. com …):


Tiểu thuyết MÙA HÈ BÊN SÔNG (bấm vào đây)

Cuốn tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”, do tôi (Trần Xuân An) viết trên lập trường quá đỏ (đậm tính cộng sản), không được xuất bản, nên tôi đã xác lập lại lập trường hoà giải dân tộc là lập trưởng dân tộc, và trên lập trường dân tộc đó, tôi đã viết đền bù bằng 15 đầu sách dưới đây:

II. VIẾT & CÔNG BỐ NGAY TRÊN FACEBOOK
& CÁC ĐIỂM MẠNG CỦA TÁC GIẢ
06-03-2014 — 30-07-2021

MƯỜI LĂM (15) ĐẦU SÁCH HOÀ GIẢI DÂN TỘC:
(Bấm vào mỗi dòng chữ tên sách đã link-hoá dưới đây)
.
1. Để lòng người thôi trầm uất – tập thơ hoà giải thứ 1
. WORD & SÁCH PDF
2. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (6 truyện ngắn liên hoàn)
. WORD & SÁCH PDF
3. Cầu Ý Hệ – tập thơ hoà giải thứ 2
. WORD & SÁCH PDF
4. Độc lập thật, khát vọng! – tập thơ hoà giải thứ 3
. WORD & SÁCH PDF
5. Chiếc cầu Chiến tranh Lạnh – tập thơ hoà giải thứ 4
. WORD & SÁCH PDF
6. Bốn năm Chữ Thập Đỏ – tập thơ hoà giải thứ 5
. WORD & SÁCH PDF
7. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn – tập thơ hoà giải thứ 6
. WORD & SÁCH PDF
8. Danh dự – tập thơ hoà giải thứ 7
. WORD & SÁCH PDF
9. Cái nhìn của người hậu chiến – tập thơ hoà giải thứ 8
. WORD & SÁCH PDF
10. Lí lịch và quốc sử – tập thơ hoà giải thứ 9
. WORD & SÁCH PDF
11. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó – tập thơ hoà giải thứ 10
. WORD & SÁCH PDF
12. Người Mẹ trong chiến tranh (460 câu song thất lục bát) – tập thơ hoà giải thứ 11
. WORD & SÁCH PDF
13. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng – tập thơ hoà giải thứ 12
. WORD & SÁCH PDF
14. “Nguỵ” và “Phiến”, hoà giải thời hậu chiến – tập thơ hoà giải thứ 13
. WORD & SÁCH PDF
15. Búa liềm Sao Liên Xô ở Bến Hải – tập thơ hoà giải thứ 14 (tức là đầu sách hoà giải dân tộc thứ mười lăm)
. WORD & SÁCH PDF

( http://www.tranxuanan-writer.net ):
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/hoa-giai-dan-toc
http://www.tranxuanan-poet.net/trangchu

.

.
TIÊU ĐIỂM — VĂN BẢN & VIDEO TÁC GIẢ DIỄN GIẢI:

KHÉP LẠI VẤN NẠN LỊCH SỬ 1945-1975

.
Bài 14 trong tập “Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng”
(hoà giải dân tộc)
TANG CHẾ RUỘT THỊT
CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN
Trần Xuân An

1
ít năm, sau ngày Tuyên ngôn Độc lập
cuộc Chiến tranh Đỏ – Vàng
mẹ ông bị giết bởi đạn giặc Pháp
máy bay bủa trời, lê-dương lùng đất! Nát tan!

suy tư về phiên bản quốc kì Liên Xô
ông rời Việt Minh, nuốt cay ngậm đắng
về với cờ vàng Quốc gia, cờ triều Nguyễn
(ơn Chúa Nguyễn mở rộng cõi bờ)

quốc kì vàng Quốc gia Việt Nam
không giống cờ thực dân, phát xít
ông về với “Thế giới tự do”
thời thực dân tàn, giặc Pháp sẽ phải cút!

ít năm, sau ngày núi sông thống nhất
cuộc chiến tranh đồng chí Đỏ láng giềng
con trai ông, trong trại sĩ quan Vàng cải tạo
máu tràn biên giới Việt – Miên

gậy gộc chung chiến tuyến, bộ đội, đồng bào
con trai ông chết vì pháo kích
bởi quân Kh’Mer máu cuồng mao-ít
xương cốt chẳng biết tìm đâu!

cuộc chiến 30 năm, rồi chiến tranh biên giới
ruột thịt ông chỉ chết hai người
bởi đạn giặc Pháp và Kh’Mer Đỏ
(đứa con trai khác, chết vì sóng dữ biển khơi)

2
ông là thiếu tá bảo an, quân trấn
thời Mỹ – Nga, hai Khối ngoại xâm, giao tranh
chọn lựa con đường biết ơn Chúa Nguyễn
nửa đường nửa đoạn không thành

trước ngày núi sông thống nhất, hai mốt năm
con cháu ông học sử chống Pháp, đuổi Nhật
Miền Nam bừng sáng Việt Nam
(không phải không còn sai lạc)

học sử mất nước gần trăm năm ấy
Miền Nam (dải đất thuở Đàng Trong)
trả mối nhục phải dựa vào lũ giặc
rõ ràng sử xanh, sáng tỏ ra sách lược, nỗi lòng

thời gian đã qua
cũng là ruột thịt
hoài niệm thời dựa giặc để đuổi giặc
là khói hương

suốt đời ông tự hào mình không sùng bái
lãnh tụ ngoại quốc, như Mác Lê Xta Mao
từ cuốn sử ở nhà ông vẫn sáng ảnh Bác
giũ ngoại cường!
            Người thắng Pháp, khung đặt trên cao

ông là dân đen bình yên
sau ngày núi sông thống nhất
máy bay đoàn tụ đưa ông rời xa Tổ quốc
vầng trán trĩu nặng buồn phiền

tuổi đời đã qua cũng là ruột thịt
hồi ức, lòng không đối phương
Chiến tranh Lạnh, Hàn Triều, Đông Tây Đức
và nỗi nhớ Việt Nam hậu chiến là khói hương

suốt đời ông kiên tâm thờ cúng
Quốc tổ gia tiên
đau nỗi đau: Thập giá áp đặt trên nấm mộ
mộ không phải đất Tổ quốc thiêng liêng

trong tang chế chính mình
xác ông rơi hoài nước mắt
cách nửa vòng Trái Đất
nghe tiếng thở dài huyệt sâu

3
từ bao giờ, trầm tư thành thật
trầm tư sâu, một lịch sử những nẻo đường
mấy thế hệ xa gần đã khuất
tâm trí chúng ta đổi mới, sang chương

thế hệ chúng ta
đã khác
con đường Đỏ, nhìn quanh, muôn phương
cũng tự đổi khác

hơn ba mươi năm trường, tang chế Liên Xô
văn sử Đỏ, với nghìn nhà Đỏ, là ruột thịt
lời ai điếu thời sách báo tuyên truyền tự chết
Nguyễn Minh Châu viết chẳng bất ngờ!

tác phẩm tôi, tôi không tang chế
viết yêu thương, để đất trời tốt nắng tươi mưa
viết chiến tranh, để hoà giải, không thù hận
tôi cũng khát khao Đổi mới, khác xưa.

T.X.A.
09-09-2020 & 13-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2696962107244390/
&
https://txawriter.wordpress.com/2020/09/10/2-bai-tho-13-14-sau-ngam-khuc-va-vai-doan-viet-ngan/
.
.
MÀU SẮC DI TÍCH HIỀN LƯƠNG

HOÀ GIẢI: VẾT THƯƠNG CẦU HIỀN LƯƠNG 1954-1975

KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN HÒA GIẢI DÂN TỘC

30-4, triệu người vui, triệu người buồn, vậy có thơ biểu ngữ rằng……v.v…

.

hidden hit counter

.
.

.
.

Bốn câu thơ và một bài thơ


được nhiều người yêu thích

.
Bốn câu thơ trích và một bài thơ trọn vẹn được nhiều người yêu thích, có lẽ do nội dung hoà giải dân tộc chân thật, chưa một ai dám nhìn nhận sự thật lịch sử như thế vì vì lo sợ, vì bị định kiến che mắt, và có lẽ do ngôn từ giản dị, trong sáng

ĐẤT VÀNG MÀU DA
Trần Xuân An

người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau
bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó
thời gian lắng lòng, mắt nhìn càng rõ
Chiếc cầu Ý Hệ, đôi bờ lấm lầm

(trích)

T.X.A.
08-5 HB15 (2015)

HAI PHÍA RỒI MỘT THƯƠNG YÊU
Trần Xuân An

tôi thương người lính vàng
héo tàn chìm sử cỏ
tôi thương người lính đỏ
bia sao nhoè tàn nhang

nguỵ vàng, tay sai đỏ
đau một thuở thế gian
nến hoa thêm sáng tỏ:
đều xua giặc ngoại bang

phân cách bao nghĩa trang
tình dân không khác mộ
nước mắt mằn mặn gió
bại oan như thắng oan


tôi yêu người lính vàng
thơm danh trang sử mở
tôi yêu người lính đỏ
tuổi dài đến mênh mang.

T.X.A.
19:30 – 20-32, 24-7 HB15 (2015)
.

FACEBOOK:
LINK

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »