
.
RỬA TỘI & RƯỚC LỄ, HAI BÍ TÍCH CỐT LÕI NHẤT, NÓI LẠI CHO RÕ, KẺO MÍCH LÒNG THIÊN CHÚA GIÁO
Trần Xuân An
Có hai sự thật lịch sử kinh khủng trong quá trình tiến hoá hàng triệu năm của muôn loài, trong đó có loài người. Đó là sự loạn luân (tạp hôn, quần hôn) và ăn thịt, uống máu (ăn thịt, uống máu đồng loại và ăn thịt, uống máu khác loài, gồm cả ăn uống thực vật). Loài người đã tiến hoá đến mức độ thoát ra gần khỏi giới sinh vật (động vật và thực vật), nhưng thực trạng ăn thịt và ăn thực vật vẫn còn tiếp diễn.
Đó là hai tiên đề vô thần luận hoặc hữu thần luận.
Đó là hai vấn nạn gây ra sự thao thức, khắc khoải nhất, đặc biệt là về đạo đức, về siêu hình: Liệu có Thiên Chúa hay không, khi tạo hoá ra gia đình Adam – Eva và gia đình Nô-ê (tổ tông nguyên thuỷ, khởi nguyên) loạn luân như thế? Liệu có Thiên Chúa hay không, khi tạo hoá ra muôn loài ăn thịt, uống máu nhau như thế? Có phải “Mình Thánh Chúa và Máu Tân ước” của Chúa Jesus chỉ là ẩn dụ cho tư tưởng, đức tin cứu chuộc linh hồn hay mang ý nghĩa kép, vừa là tư tưởng, đức tin tôn giáo cứu rỗi, vừa là chuộc tội ăn thịt thật, uống máu thật của đồng loại, của khác loài? *
Với quan điểm hữu thần luận, từ khi loài người có trí khôn, biết phân biệt thiện – ác, họ tiến hoá nhanh hơn, biết tội lỗi, khổ đau, dằn vặt, thánh thiện, hạnh phúc, an lạc… theo tính chất, trình độ mới ở mức độ tiến hoá ấy. Nói thế, có nghĩa là sinh vật tiến hoá ở mức độ nào, chủng loại nào thì có tri giác, cảm giác ở trình độ đó, chủng loại đó. Và riêng loài người từ khi trí khôn đạt đến “tính người nguyên thuỷ”, mà Adam – Eva là biểu tượng huyền thoại của Do Thái, mới có cảm thức thiện – ác, nhưng cũng chỉ ở mức độ “tính người nguyên thuỷ” mà thôi. Tiêu chí đạo đức, luân lí của Adam – Eva (hình tượng ước lệ) khác xa với loài người đầu thế kỉ XXI. Và loài người không ngừng khám phá, nhận thức về Đấng Tạo hoá (Thiên Chúa, Thượng Đế) từ thời đoạn ấy cho đến muôn triệu năm về sau. Đến nay, chưa có một nhận thức nào về Đấng Tạo hoá là hoàn hảo, vì Đấng Tạo hoá không phát ngôn, không hiển lộ bao giờ. Kinh Thánh Thiên Chúa giáo chỉ là một trong những hình dung, khám phá về Đấng Tạo hoá mà thôi. Nhưng rõ ràng là thế gian này, sản phẩm của Đấng Tạo hoá ấy, là bất toàn, có âm song hành, tương sinh tương khắc với dương (nam – nữ; tốt – xấu; thiện – ác…). Thế gian có một mặt cực kì bi đát, mà tựu trung lại là ở hai thực trạng loạn luân phổ biến (tạp hôn, quần hôn) và ăn uống động thực vật đồng loại, động thực vật khác loài. Loài người tiến bộ hơn các loài khác, nhưng lại có trí tuệ, lương tri để nhận thức ra tình trạng bi đát chưa có lối thoát của họ, cụ thể là miếng ăn, ngụm uống… Đấng Tạo hoá muốn thế, và chỉ cứu giúp bằng cách cho mỗi khu vực cư dân lớn một tôn giáo (đến nay, có khoảng mười tôn giáo lớn trên thế giới). Đấng Tạo hoá không cứu giúp hoàn toàn, mà vẫn đặt loài người trong thực trạng bi đát để loài người còn tự tu dưỡng, trau giồi đạo đức trong điều kiện sống, tình thế sống thường trực cạnh tranh sinh tồn, buộc phải khôn ra, mạnh lên, và còn sáng tạo khoa học – kĩ thuật… Đó là ý nghĩa của tiến trình sống của loài người. Thế gian hoàn hảo quá thì chẳng còn tiến trình nào, ý nghĩa gì.
Nếu hữu thần luận được hiểu là không thừa nhận có Đấng Tạo hoá nhưng vẫn tin có siêu linh – hương ấm của mỗi sinh linh, có các vị Phật và Bồ tát thuộc cõi siêu linh mắt trần không thấy được, thì thế gian muôn loài vận hành theo quy luật nhân quả, luân hồi – đầu thai, nghiệp báo, theo chân lí Phật giáo đã giác ngộ được. Và sự vận hành đó cũng trong tiến trình tiến hoá chung.
Vô thần luận duy vật phủ nhận Đấng Tạo hoá và linh hồn – hương ấm, chỉ thừa nhận thuyết tiến hoá vật chất, tạo ra muôn loài.
Lại nói về hai bí tích cốt lõi của Thiên Chúa giáo! Thiên Chúa giáo đã phản ánh hai vấn nạn đó bẳng huyền thuyết, vào huyền thoại Adam – Eva, huyền thoại Nô-ê, truyền thuyết Jesus, trong Kinh Thánh và trong nghi thức tôn giáo — hai bí tích quan trọng nhất trong bảy bí tích: Rửa tội (Tổ tông) và Rước lễ (Bánh Thánh và Rượu Lễ).
Loài người có nhiều loại hình phản ánh sự thật lịch sử (hiện thực lịch sử), như văn học nghệ thuật, luật pháp, triết học, sử học… Tôn giáo là một trong những hình thái thượng tầng kiến trúc xã hội, là một loại hình phản ánh, lí giải, giải toả thao thức, khắc khoải của loài người.
Người ta tìm đến tôn giáo để được nhẹ lòng — nói theo từ ngữ Thiên Chúa giáo là được cứu rỗi, trong tình cảnh bi đát, kinh khủng, và còn chưa lối thoát về miếng ăn, ngụm uống… Họ thường xuyên nghe giảng và chứng kiến nghi lễ rửa tội, rước Mình Thánh Chúa. Họ nghe trong họ có vọng âm nhắc nhở: Rửa tội là đã sạch tội loạn luân của nguyên tổ (tổ tông nguyên thuỷ) rồi, đừng bao giờ phạm tội ấy. Chúa Jesus đã chịu chết treo trên thập giá, bởi đinh đóng, mũi thương xuyên tim, và bởi vương miện gai nhọn niềng thít vào đầu, để chuộc tội cho nhân loại về miếng ăn, ngụm uống, vốn hình thành từ sự sát sanh rồi. Họ được xoa dịu, nhẹ lòng, được cứu rỗi ngay trong thực tại sinh thời.
Trong ngũ giới quy y của Phật giáo, cũng có hai giới quy y: Không sát sanh (không giết hại sinh linh, khuyến khích ăn chay); không tà dâm (không quan hệ tình dục bất chính, phi pháp). Và bao trùm lên tất cả là ý thức tứ diệu đế — ý thức về cái khổ và giải thoát khỏi khổ não trong đời sống và sau khi chết.
Cuối cùng, phải nhấn mạnh rằng hai sự thật lịch sử trong hàng triệu năm tiến hoá của muôn loài, trong đó có loài người — loạn luân và ăn thịt đồng loại, khác loài — là khủng khiếp nhất, nghiêm trọng nhất, đến mức chúng trở thành hai bí tích cốt lõi của Thiên Chúa giáo, thành tiên đề vô thần luận của người này hay hữu thần luận của người kia. “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn và cả trích đoạn “Y bác sĩ Lê Đất Lành với nạn sadisme lịch sử, sadisme giai cấp” trong tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu “Mùa hè bên sông” của tôi cũng thuộc hai tiên đề cốt lõi đó, dù nhiều hay ít về mặt từ ngữ đơn thuần, và chỉ với tính biểu tượng (sadisme chỉ là cách dùng từ ẩn dụ, với nghĩa là bạo hành, bức hiếp, xuyên tạc tàn bạo để thoả mãn thú tính độc ác), nhưng được thể hiện với thái độ lên án mạnh mẽ, khốc liệt.
Đây là một trong những vấn nạn ngay giữa cầu Hiền Lương, Bến Hải — Chiếc Cầu Ý Hệ — thuở đó. Với cảm quan lịch sử, văn chương, tôi nhận thấy.
Lời cuối bài: Đức Phật sáng lập ra Phật giáo, Chúa Jésus sáng lập ra Thiên Chúa giáo, chỉ để cứu độ chúng sinh, cứu rỗi con người khỏi khổ não trần thế, khỏi sa xuống địa ngục, để tu dưỡng đạo đức, thấm nhuần luân lí. Tư duy tôn giáo nói chung, do đó, không phải là tư duy chính trị. Tuy vậy, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã bị Pháp lợi dụng, rồi sau đó, đoạt quyền của Quốc gia Việt Nam. Thiên Chúa giáo vì lí do thế quyền và thần quyền tôn giáo, đã lấn lướt, thực thi chính sách bất bình đẳng đối với Phật giáo, đồng thời chống Cộng mãnh liệt. Còn Phật giáo, trước nguy cơ bị tấn công, kìm kẹp, dần dà sẽ bị tiêu diệt, Phật giáo đã chống đỡ bằng đấu tranh bất bạo động. Phật giáo chống chế độ Ngô Đình Diệm (tổng thống 1955-1963), chống Thiệu – Kỳ (Nguyễn Cao Kỳ) và ít nhiều cũng chống Nguyễn Văn Thiệu (tổng thống 1967-1975), đồng thời cũng chống chủ nghĩa vô thần Cộng sản. Tuy nhiên, hữu thần Thiên Chúa giáo xung đột với hữu thần Phật giáo và hữu thần tôn giáo đối đầu với vô thần Cộng sản, mặc dù quan trọng, nhưng chưa phải là toàn bộ nội dung Chiến tranh Lạnh (Chiến tranh Ý thức hệ), trong chiến tranh chống hai Khối ngoại xâm, mà còn là đấu tranh giai cấp về kinh tế, chính thể (dân chủ đa nguyên, đa đảng với chuyên chính vô sản)… Trong tình thế lịch sử đó, trận đồ chiến tranh ý thức hệ đã diễn ra (1945-1954-1975…) — cầu Hiền Lương, Bến Hải là biểu tượng. Bài viết này được viết với ý định để các bạn trẻ hiểu thêm cuộc chiến tranh ý thức hệ và với ý muốn hoà giải cuộc chiến tranh ý thức hệ đó.
T.X.A.
11-02-2022
……………..
(*) Huyền thoại Adam – Eva và Nô-ê đã có trích dẫn. Ở đây, chỉ trích dẫn về Máu & Thịt Chúa Jesus:
1 . MÁU & THỊT JESUS
GIĂNG 6 (Gioan / John
Bản Văn Tin Mừng: Ga 6,51-58
“51 “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” 53 Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.””
https:// catechesis. net/ga-651-58-su-song-xuat-phat-tu-hanh-dong-trao-ban-su-song/#ftn1
Văn bản Kinh Thánh:
https:// www. bible. com/vi/bible/151/JHN.6.VIE2010

BẢN DỊCH KHÁC, 1925:
“48 Ta là bánh của sự sống. 49 Tổ phụ các ngươi đã ăn ma-na trong đồng vắng, rồi cũng chết. 50 Đây là bánh từ trời xuống, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. 51 Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta.
52 Bởi đó, các người Giu-đa cãi lẽ với nhau, mà rằng: Lẽ nào người nầy lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao? 53 Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. 54 Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. 55 Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. 56 Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. 57 Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy. 58 Đây là bánh từ trên trời xuống. Bánh đó chẳng phải như ma-na mà tổ phụ các ngươi đã ăn,… rồi cũng chết; kẻ nào ăn bánh nầy sẽ sống đời đời”.
https:// kinhthanh. httlvn. org/doc-kinh-thanh/gi/6?v=VI1934
2 . TIỆC BIỆT LI (TIỆC THÁNH):
Ma-thi-ơ 26:26-29
(Mac 14:12-21; Lu 22:7-13,21-23; Gi 13:21-30)
“26 Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. 27 Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; 28 vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. 29 Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.”
https:// kinhthanh. httlvn. org/doc-kinh-thanh/mat/26?v=VI1934
Lu 22:14-20
“14 Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. 15 Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. 16 Vì, ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời. 17 Ngài bèn cầm chén, tạ ơn, rồi phán rằng: Hãy lấy cái nầy phân phát cho nhau. 18 Vì, ta nói cùng các ngươi, từ nay ta sẽ không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi. 19 Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. 20 Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra…”
https:// kinhthanh. httlvn. org/doc-kinh-thanh/lu/22?v=VI1934
Mac: 14:22-24
“22 Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn, đoạn bẻ ra trao cho các môn đồ, mà phán rằng: Hãy lấy, nầy là thân thể ta. 23 Ngài lại cầm chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đồ, và ai nấy đều uống. 24 Ngài phán rằng: Nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người”.
https:// kinhthanh. httlvn. org/doc-kinh-thanh/mac/14?v=VI1934#23
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3088774334729830/
.
Tham khảo thêm: Sách kinh điển của chủ nghĩa Mác – Ănghen – Lênin do F. Engels viết về tạp hôn, quần hôn và người ăn thịt người
https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1880s/nguon_goc_cua_gia_dinh/phan_3.htm
.
Ảnh: Chúa Jesus bị đóng đinh TREO trên thập giá và bị NIỀNG đầu bằng vương miện gai nhọn – Google search

.
Ảnh (Google search):
Cầu Hiền Lương – Vĩ tuyến 17
.
