Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Một, 2021

B29 thêm vào t26: ĐỎ

Posted by Trần Xuân An trên 31.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 29 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
ĐỎ
Trần Xuân An

cọ xát vào thực tiễn,
                đỏ còn năm đoá chống xâm lăng
chống thực dân, phát xít, thực dân mới
chống cộng sản Trung Quốc bá quyền, đỏ chói
chống đỏ chói cộng sản diệt chủng Kh’Mer

đỏ ngầm chống Mao, từ độ Huế Tháng Ba *
kinh tế – chính trị mặc dù rất “xô-viết Nghệ – Tĩnh”
nhưng thực tế là lãn công,
                 quan liêu hơn hành chính
đánh chủ nghĩa tư hữu,
                ruộng đồng thành thị xác xơ

đỏ ở hội trường vẫn lãnh tụ ngoại quốc Mác – Lê
vẫn sùng chủ nghĩa cộng sản Nga, dù Liên Xô rã
uy thế, mức sống thời Đổi mới,
                nhờ không còn cực tả
từ độ chạm súng Kh’Mer Đỏ, Tàu Đỏ,
                đã “bung ra” *

chỉ còn chuyên chính độc đảng cầm quyền, bây giờ
Đất nước chúng ta đỏ bây giờ thế đó
nơi đặt tượng Quốc tổ Hùng vương,
                Mác Lê còn chiếm chỗ!
đỏ năm đoá chống xâm lăng, đỏ luôn đi:
                Gỡ cờ và ảnh lãnh tụ ngoại cường!

45 năm là công dân đỏ của Đảng cầm quyền
cảm giác vong nô rõ hơn dưới chế độ cũ
đã có chính thể nào như đế quốc Liên Xô,
                trong hàng ngàn năm lịch sử?
công dân biết là biết thế, nhưng vẫn tuân hành!

xung đột ý hệ, bị lướt tới bằng chiến tranh
lịch sử lưu lại đó, đợi thời hoà giải
tôi cắm vào bình sọ, năm đoá đỏ chiến công vĩ đại
cùng bốn đoá vàng, lam, sáng tỏ mãi nghìn sau!

– “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”
– “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau
                với đế quốc to nào cả”
*
độc lập không đổ máu, tốt hơn quá nhiều máu đổ
nhưng thế Đất, vận Nước không giống nhau.

T.X.A.
trước 09:12, 31-01-2021
………………

(*) ~ “Huế Tháng Ba”: 26-03-1975, ngày quân đội Miền Bắc vào quản lí Huế. ~ Kinh tế “bung ra”, bước đầu chấp nhận chủ nghĩa tư hữu, xem tư hữu là động lực kinh tế, từ 1979. ~ Theo Huy Đức (“Bên thắng cuộc”): “Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả””. Ba đế quốc to chắc hẳn là Pháp, Mỹ, Trung Quốc, còn Phát-xít Nhật, người Việt chỉ góp phần đánh đuổi, khi Nhật sắp đầu hàng và khi Nhật đã đầu hàng. Có lẽ đó là thủ tướng Anand Panyarachun, người trả lời thủ tướng Võ Văn Kiệt.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2818628441744422/
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

B26,b27,b28 thêm vào t26: Nhân mùa bầu cử ở Mỹ HB20-21

Posted by Trần Xuân An trên 26.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 26 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
NHÂN MÙA BẦU CỬ Ở MỸ HB20-21,
NGHĨ VỀ SỬ SÁCH NƯỚC MÌNH
Trần Xuân An

người đứng đầu nghiễm nhiên vào sách sử
lễ đăng quang cả nước chói ngai vua
sử trăm vua, chỉ dăm vua được quý
nghìn năm bầu, mươi tác gia vạn mùa!

sử lịch đại, tộc phả và gia phả
hẳn còn lưu hay tro bụi mịt mờ
tất cả rồi thời gian sàng lọc hết
tên tuổi nào không chỉ vết mực khô?

sao chữ tâm gấp ba chữ tài nhỉ?
luyện sáng tâm gấp ba luyện sáng tài
trò hư danh, trò quyền lực, muôn thuở
thời gian rõ tâm và tài trên ngai

không là vua. Tướng anh hùng, nghĩa sĩ
quan yêu nước, lính dũng cảm cũng nhiều
chưa thi hào, thì nhà thơ, nhà sử
nhà tiểu thuyết, nhà tiểu luận, không điêu.

T.X.A.
05:12-07:15, 26-01-2021

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2814918208782112/
.
Bài 27 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
NỮ THẦN TỰ DO DA ĐEN
TRÊN ĐỒI CAPITOL
Trần Xuân An

Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp
nhà thơ nữ da đen
hậu duệ xa đời người Phi Châu nô lệ
nỗi đau nước Mỹ ở Châu Mỹ, chưa quên

bài thơ Amanda vọng vang âm hưởng
Lincoln, Luther King, Obama
người giải phóng nô lệ, người đòi quyền sống
người tổng thống Mỹ đầu tiên đen màu da

Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp
nhà thơ nữ da đen hậu duệ nô lệ da đen
đọc thơ chào tổng thống trắng đã quỳ xuống
trước thét gào đen “Cho thở với!, Chauvin!

thơ Amanda vọng vang tiếng búa thanh toán
đập vỡ tượng nhân vật sử buôn bán da đen
và màu sơn bôi xoá tượng, mặc Covid-19
mắt Nữ thần Tự Do mở lớn, lệ hoen

thơ nói thay Kalama Harris, nữ phó đắc cử
biểu tượng sắc Ấn, nửa món nợ Đế quốc Anh
Đế quốc Anh là mẫu quốc của nước Mỹ
của người Mỹ thời khai khẩn khai canh

nhà thơ nữ Amanda đọc thơ đoàn kết
có tiếng bay chim câu điểm xuyết trắng đen
tiếng thép dựng xây và luật thép cấm phá
chỉ dựng bia tố cáo tàn sát ”Red Indian” *

Amanda Gorman, trẻ trung và xinh đẹp
biểu tượng đoàn kết: nhà thơ nữ da đen
hậu duệ xa đời người Phi Châu nô lệ
thành Nữ thần Tự Do, tiếng thơ lớn, lệ hoen.

T.X.A.
14:23-16:15, 27-01-2021
…………..

(*) “Red Indian” có nguyên nghĩa là người Ấn Độ đỏ. Nguyên do là thổ dân Châu Mỹ vốn có màu da vàng hơi sẫm, không sẫm như người Ấn Độ, nhưng giông giống màu da người Ấn Độ, khi ra trận thường tự tô phẩm đỏ lên mặt để uy hiếp đối phương, nên thực dân Anh ban đầu ngỡ họ là người Ấn Độ, bèn gọi là Indian, hay American-Indian, Red Indian. Ngữ danh từ “Red Indian” có tính phản cảm đối với các tộc da vàng thổ dân Châu Mỹ. Họ không phải là người Ấn, màu da họ cũng không đỏ! Nhưng ngữ danh từ ấy vẫn còn được dùng trong những ngữ cảnh nhất định.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2815995575341042/

(đã đăng tặng ở Facebook của nhà thơ nữ trẻ Amada Gorman)

Ảnh nhà thơ Amada Gorman đọc thơ trong lễ nhậm chức của Joe Biden và Kalama Harris — Google search

Bài 28 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
VƯỚNG MẮC XƯƠNG LỊCH SỬ,
NGƯỜI MỸ ĐÃ THÔNG MINH
Trần Xuân An

khai mở ra Tân Thế giới bằng máu
và mồ hôi, đất và nhân phẩm thổ dân
người Châu Phi nô lệ thành công cụ biết nói
chương sử ghê tởm ấy, may có Lincoln

may có Luther King, Obama, Harris nữa
Toni Morrison, và thơ Gorman, vừa mới đây
toả sáng lui lịch sử, sử dễ coi hơn trước
sử Mỹ không khác, chỉ nối thêm hiện tại, tương lai

dân tộc ăn thịt dân tộc, đất nước nuốt đất nước
cổ đại hay cận đại, đều thế cả! Thời đó đã qua
ngày nay, luật dân chủ có thể truất tổng thống
hoà giải quá khứ, biết sắp xếp màu da

liên danh đen trắng là thông minh, thấu tình đạt lí *
đủ sức mạnh, nói về độc lập Tây Tạng, Tân Cương
chặt giúp khỏi Biển Đông “lưỡi vạch” Trung Quốc
thoát ngọng nghịu vì sử Mỹ, vướng xương!

bầu cử Mỹ chả liên quan gì nước mình hậu chiến
hai trận sóng thần Xanh rồi Đỏ, 131 năm! *
cơ chi thống nhất, vẫn hai Miền,
                 Miền Nam tự quyết *
Miền Nam chỉ của người Miền Nam

bầu cử Mỹ chẳng liên quan gì nước mình
Thiên Chúa giáo Rôma xâm lược
Chủ nghĩa Marx-Lenin xâm lược
một phe dựa vào thực dân
“khai hoá” là mị dân
một phe dựa vào độc lập dân tộc
“giải phóng” là mị dân
cả hai đều dùng súng đạn bạo lực
áp đặt gông cùm vào Việt Nam
áp đặt, áp đặt, cưỡng bức, cưỡng bức
đó là sự thật
sử sách chẳng thế nào nói khác hơn!

hai phần bài thơ này chẳng liên quan
nhưng đều thể hiện cái nhìn
“nhìn thẳng vào sự thật
nói đúng sự thật!”

còn lại năm đoá đỏ chống xâm lăng
(lẽ ra chỉ có kẻ thù là Pháp và Nhật!).

T.X.A.
14:23-17:31, 28-01-2021
……….

(*) Liên danh đen trắng cũng như liên danh trắng đen (bao gồm cả da vàng thổ dân, chủ nhân Châu Mỹ cả vạn năm trước). ~ 131 năm: 1858-1989. ~ Hiệp định Paris 27-01-2021 về Miền Nam Việt Nam.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2816780545262545/
.
Ảnh: Condoleezza “Condi” Rice, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ (2005-2009), thời tổng thống George Walker Bush (Bush con) –
Google search:


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

B25 thêm vào t26: CHÍ ĐỘC LẬP BÌNH SINH THỜI LƯỠNG CỰC

Posted by Trần Xuân An trên 20.01.2021

hidden hit counter

        
.
.

.
.
Bài 25 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
CHÍ ĐỘC LẬP BÌNH SINH
THỜI LƯỠNG CỰC
Trần Xuân An

bước vào tuổi sáu lăm, lại tự hỏi
đời ta sao? Từ Huế thuở lọt lòng
dòng sống chảy tương tác cùng thế Đất
vận Nước là hai Khối chẻ dòng sông

sáng Nam Tư, Tito nhân vật sử *
đau, cầm súng cho Đế quốc Áo – Hung
buồn, cầm súng cho nước Nga xô-viết
chống hai Khối, đỏ riêng sắc trung dung

du kích quân Cu Ba từ Nam Mỹ
thắng, ngồi cao, ghê máu chảy hoà bình
Che tự thành hòn đá của Sisyphe *
tự lăn lên rồi tự thả, hiện sinh!

tuổi trung học, hai người như đất sét
ta nhào nặn một thần tượng nước mình
vào đại học, ta đỏ màu sáng tạo
a ha ha, chí độc lập bình sinh!

sau mấy năm Việt Minh, quãng độc lập
cha hồi quy chính danh, về Quốc gia
mạ tản cư, bị bắt, rồi được cứu
nhưng tư tưởng, ta tự sáng tạo ta

đỏ thống nhất, thật lòng ta cũng đỏ
đùa đỏ ớt, đỏ cà chua, cay chua
bị chối từ vào Đoàn (nói chi Đảng!)
vẫn thành tâm nhà giáo đỏ lạc mùa

ta từng viết ta như giáo sĩ đỏ
“Kẻ tuẫn đạo” của Unamuno *
(ông làm lễ, nhưng lướt câu kính tín!)
lãnh tụ ngoại, Nga – Trung, ta phớt lờ

ba bảy năm, dân đen công dân đỏ
thời “Cởi trói”, văn sử đỏ, đỏ vàng
ta vẫn vậy, họ Trần nhưng gốc Nguyễn
sách ta đỏ, sắc đỏ Trần Xuân An

thời trẻ tuổi, ta nhà thơ, nhà giáo
mất một nhà, chỉ còn lại một nhà
may “Cởi trói”, ta xây thêm nhà sử
nhà tiểu thuyết, nhà luận — xương máu ta

Đảng cầm quyền muốn đỏ thì cứ đỏ
Đảng vẫn đỏ, ta công dân đỏ thôi
Đảng dân tộc, ta mừng thuần dân tộc
học trăm phương văn minh của loài người

trong đời thường, dân đen công dân đỏ
với hiến pháp, luật pháp, ta tuân hành
trước trang viết, ta một chí độc lập
bóng lãnh tụ ngoại cường đè, sao đành!

cuộc đời ta, bao giờ cũng minh bạch
tác phẩm ta cũng giấy trắng mực đen
cống hiến đời gần năm mươi đầu sách
sự nghiệp còn, vượt thắng mọi lãng quên.

T.X.A.
20-01-2021
…………..

(*) Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967). ~ Sisyphe, nhân vật thần thoại, bị hình phạt của Thượng thần chúa tể Zeus, cứ phải lăn đá lên đỉnh núi rồi thả xuống chân núi. Đó là một hình phạt khiến nạn nhân cảm thấy vô nghĩa, phi lí, nên đành phải tìm ý nghĩa sống trong tình cảnh chung thân, muôn kiếp vô nghĩa, phi lí của kiếp người, của trần gian. Albert Camus, nhà văn, triết gia hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh, đã viết lại thần thoại này. Chủ nghĩa phát-xít Hitler từng vận dụng hình phạt ấy, ở giếng nước (múc lên, đổ xuống), khiến nhiều tù nhân tự tử vì không thể chịu đựng nổi sự vô nghĩa, phi lí. ~ “Kẻ tuẫn đạo” (“San Manuel Bueno, Mártir” – Thánh Manuel Bueno, tuẫn đạo) của Unamuno, tác giả người Tây Ban Nha, Trần Xuân Kiêm dịch, Nhà xuất bản Quế Sơn – Võ Tánh, Sài Gòn, 1971: Nhân vật giám mục trong truyện được phong thánh sống, nhưng ông không bao giờ đọc câu kinh thể hiện đức tin về sự tồn tại Đức Chúa Trời. Ông không tin có Chúa Trời, mặc dù đó là điều răn số một, cơ bản nhất của Thiên Chúa giáo.
.
Xem thêm:

NỢ CẦM BÚT VÀ TƯỞNG NIỆM GORBACHYOV


.
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2810820145858585/
.

sau mấy năm Việt Minh, quãng độc lập
cha hồi quy chính danh, về Quốc gia
mạ tản cư, bị bắt, rồi được cứu
nhưng tư tưởng, ta tự sáng tạo ta

.

.

Ảnh: Google search

NÓI LẠI CHO RÕ:
Hồi còn là sinh viên và dạy học, dĩ nhiên tôi tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền và truyền giảng theo tinh thần chủ nghĩa xã hội, nhưng tránh đến mức tối đa việc nhắc đến các lãnh tụ ngoại, như Marx, Lenin, Stalin, Mao, vì chí độc lập bình sinh của người Việt nói chung. Việc đó cũng như giám mục được phong thánh trong “Kẻ tuẫn đạo” không đọc câu kinh thể hiện điều răn số một của Thiên Chúa giáo, vì giám mục ấy không tin có Đức Chúa Trời.
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2810820145858585/

.
Để ghim ở đầu web, thêm vào bài thơ dưới đây (thuộc đầu sách thứ 18 hòa giải dân tộc):
BỐN CHỮ NGOẠI TRANH NỘI CHIẾN
Trần Xuân An

tôi là ai, sống nơi đâu
lớn lên, Thạch Hãn thay cầu Hiền Lương

nhưng trước đó, Tết tang thương
tuổi thơ dại đã ngấm buồn chiến tranh
tro than, Quảng Trị rụi xanh
vào Huế học, Huế còn tanh máu người

Tam Kỳ bốn phía lửa ngời
xứ thơ ca, ba năm trời, lớn lên
Vàng màu Đất cát nâu phèn *
“Tiếng chuông xưa”, chùa toả đèn thềm sao *

khói đen Thạch Hãn túa vào
pháo bom Thành Cổ xác xao sông Hàn
nội chiến ngoại tranh, tan hoang
tú tài Đà Nẵng, đắng Hoàng Sa, căm

nửa năm đại học, đói thầm
cũng mừng thầm, nước và tâm hoà bình
Thạch Hãn nối Quảng Trị mình
Hiền Lương biểu tượng thôi kình chống nhau

hoà bình đỏ rực một màu
tôi ảo tưởng, dần ngấm đau, tỉnh người
ngoại tranh nội chiến, sự đời
tràn qua hậu chiến, lệch trời một bên

hậu chiến đỏ, Hiệp định quên
đỏ dài đến bạc tóc đen, không đành
tám năm gần đây trôi nhanh
bút hai Khối, máu Cổ Thành, nhớ chăng?

lớn lên, khi nhìn thẳng băng
ngoại tranh nội chiến, tôi giằng xé tôi.

T.X.A.
06:12-08:55, 30-11-2022
………………….

(*) ~ Bút nhóm “Đất Vàng” thời trung học, 1971-1972. ~ “Tiếng chuông xưa”, bài thơ tâm đắc của tác giả, cũng viết trong thời trung học (1973).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3315058612101400/

BỐN CHỮ NGOẠI TRANH NỘI CHIẾN


.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , | Leave a Comment »

B22&23&24: HOÀ GIẢI ĐỂ HOÀ HỢP, KHÔNG PHẢI CHIA RẼ

Posted by Trần Xuân An trên 19.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 22 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
HOÀ GIẢI ĐỂ HOÀ HỢP,
KHÔNG PHẢI ĐỂ CHIA RẼ
Trần Xuân An

hiệp ước nào cũng chỉ là cưỡng ước
kí bằng bút, nhưng bằng xích xe tăng
Pháp cưỡng ước, vẫn đấm thép vào Huế
hoà giải ư, Dinh Độc Lập đầu hàng

quá thấu hiểu, còn làm thơ hoà giải!
chửi rủa nhau hậu chiến, chưa hoà chăng?
ít chỉ chỏ, nhưng lại nhiều yêu mến
mến nhưng lo, vì báo giấy chưa đăng

Tito đỏ, trung lập giữa hai Khối *
Che cũng đỏ, ghế cao, thất vọng sâu *
ảnh hưởng bút học trò, rồi thầy giáo
thiên chức thơ, hoà giải để thương nhau

Pháp thực dân, Đỏ mình là người Việt
(chống Cam đỏ, Tàu cộng, Nga hoàn Nga)
“hãy cứu mình, trước khi Trời Đất cứu”
hoà giải để hoà hợp, ta với ta!

trong Hiệp ước, hoà giải là pháp lí *
là công lí và đạo lí Việt Nam
Trung Quốc cướp Hoàng Sa là xâm lược
chỉ Hiệp ước Đồng bào mới muôn năm.

T.X.A.
07:34-09:01, 18-01-2021
…………..

(*) Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967). ~ Hiệp định Paris 27-01-1973 về Miền Nam Việt Nam.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809340002673266/

Ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp

Bài 23 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
KHÍ KHÁI ĐÀNG TRONG
Trần Xuân An

người Quảng Nam, người Đàng Trong khí khái *
chất người này do đất thoáng người thưa
trời cao tiếp Trường Sơn, Biển Đông rộng
một bất bình, đứng dậy, ghế cũng lùa

đất sông Hồng nguồn cội, thông cảm nhé
(nhớ Đàng Ngoài, “Gái Bắc” Nguyễn Tất Nhiên!)
Đàng Trong hỡi, mềm mỏng cho nhờ chút
đất mở cõi hết rồi, giữ cương yên!

nói thẳng ra, Miền Nam người Nam giữ
vỗ bàn chi, lùa xô ghế làm chi
người xưa bảo đất nào nên cọp nấy
Miền Bắc ơi, ruột thịt cũng nhớ ghi!

học Tito, học Che, ta thất thế *
vàng lí lịch cha ông, thủ phận rồi
nhưng khổ nỗi, máu lại ưa cầm bút
sợ giải phóng thành xâm lược, sử cười!

văn muôn thuở từ bi kịch thời đại
người thất thế không viết, ai viết đây?
người Miền Nam có quyền hành, cũng đỡ
kiểm duyệt ta, lẽ nào nghiệt hơn Tây!

tuy Miền Nam cũng có sâu trong gạo
nắm quyền hành – đao phủ chém gốc Nam
nhưng bạn ta: Người Miền Nam khí khái
sao xô ghế, thoát thân về nhà nằm?

T.X.A.
09:19-10:45, 18-01-2021
…………..

(*) Xứ Quảng Nam, Đàng Trong, Miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Miền Nam, tính từ sông Bến Hải trở vào Nam). ~ Josip Broz Tito (1892-1980); Che Guevara (1928-1967).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809379096002690/
.

(…)
Tito đỏ, trung lập giữa hai Khối *
Che cũng đỏ, ghế cao, thất vọng sâu *
ảnh hưởng bút học trò, rồi thầy giáo
thiên chức thơ, hoà giải để thương nhau

(…)

Bài 24 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
NGÀY “HỮU NGHỊ” VIỆT – TRUNG
Trần Xuân An

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, vì “hữu nghị”
mười tám tháng giêng nào, ta nhớ không? *
hai biên giới, Gạc Ma, vì “đại cục”
chiêu bài treo súng xâm lược đỏ nòng!

T.X.A.
trước 06:45, 19-01-2021
…………

(*) 18-01-1974, Trung Quốc đã khiêu chiến. Sau đó một ngày, 19-01-1974, hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc thật sự xâm lược.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2809921942615072/

Mượn ảnh từ FB Đăng Bình

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

KHẮC PHỤC KHÔNG KHÍ GIẢ TẠO HOẶC LÙM XÙM: HAI PHƯƠNG ÁN BẦU CỬ

Posted by Trần Xuân An trên 16.01.2021

hidden hit counter

        
KHẮC PHỤC KHÔNG KHÍ GIẢ TẠO HOẶC LÙM XÙM:
HAI PHƯƠNG ÁN BẦU CỬ
Trần Xuân An

Tôi không quan tâm đến các cuộc bầu cử ở các đại hội cơ sở, nhưng bỗng dưng tự đưa ra câu hỏi, vì sao lại có một không khí hết sức giả tạo thời mới thống nhất sau 1975 và hiện nay, lại quá lùm xùm, chưa thật lịch sự?

Tôi thử mạo muội, mạn phép vẽ vời hai phương án:

1) Ví dụ như ở một hội nhà văn thành phố trực thuộc trung ương chẳng hạn (không phải là hội cụ thể nào), trước ngày đại hội, khoảng một đến hai tháng, ban tổ chức bầu cử của hội ấy gửi tthông báo đến toàn thể hội viên, trong đó đưa ra các điều kiện ứng cử, có thể ứng cử đơn danh tất hoặc liên danh tất (một trong hai hình thức). Đến một ngày nhất định là hạn chót nộp đơn ứng cử. Nếu hợp lệ, các ứng cử viên đơn danh (hoặc các liên danh) có thể vận động tranh cử. Nội dung tranh cử là nội dung công việc sẽ làm nếu đắc cử và tự giới thiệu lí lịch trích ngang của các ứng cử viên. Như vậy toàn thể hội viên đều biết tiểu sử các ứng cử viên và cân nhắc mình sẽ bỏ phiếu cho ai (hoặc liên danh nào), vì nội dung mục tiêu, đầu việc gì. Đến ngày đại hội, thời gian bỏ phiếu bầu cử sẽ rất ngắn, không khí cũng nhẹ nhàng, lịch sự, văn minh.

2) Nếu các hội chuyên ngành (xin giới hạn như thế) vẫn phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ (hay dân chủ tập trung) thì vẫn như phương án trên. Tuy vậy, phải có thêm các điều kiện ngoài điều kiện tuân thủ hiến pháp, pháp luật, điều lệ hội chuyên ngành, là điều kiện ứng cử viên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lí lịch tư pháp (*) mới nhất (ngay trong quãng thời gian tranh cử) hoặc hội đủ bao nhiêu chữ kí của hội viên đồng ý về việc ứng cử của ứng cử viên, nếu chưa vào Đảng, vào Đoàn. Nếu với hình thức liên danh, trong mỗi liên danh phải hội đủ tỉ lệ đảng viên, đoàn viên nhất định nào đó. Như vậy, cũng với phương án 1 trên nhưng có thêm các điều kiện thuộc nguyên tắc tập trung dân chủ ấy, ở các đại hội, thời gian bầu cử rất ngắn và không khí rất văn minh, lịch sự.

Cũng xin nói thêm: Từ trước đến nay, việc ban chấp hành cũ giới thiệu số ứng cử viên ra ứng cử để hình thành ban chấp hành mới, chỉ chừa tỉ lệ 35% cho ứng cử, đề cử tại đại hội là thuộc nguyên tắc dân chủ tập trung nghiêm ngặt. Nếu đã thế, thì việc ứng cử, đề cử trong phạm vi tỉ lệ 35% ấy cũng nên tiến hành trước đại hội vài tháng qua việc nộp đơn tại văn phòng hội. Trong đại hội, ban tổ chức chỉ báo cáo lại công đoạn nhận đơn, xét đơn ứng cử, đề cử đó một cách minh bạch, cụ thể mà thôi.

Theo đó, phương án 1 là khá dân chủ; phương án 2 (dân chủ tập trung) chỉ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; phương án 2 nếu như cũ (ban chấp hành cũ giới thiệu ban chấp hành mới, có thêm 35% linh động ở đại hội), ít dân chủ nhất. Nhưng trọng tâm bàn ở đây là cách nào để đại hội không mất thì giờ, không lùm xùm, chứ không dám lạm bàn.

Trong thực tế, không phải hội viên nào cũng thích ứng cử vào ban chấp hành hội. Phần lớn, các hội viên chú trọng vào sáng tác, nghiên cứu, dịch thuật và cũng bận bịu nhiều công việc khác, họ không ứng cử. Nếu không ai ứng cử, thì ban tổ chức và Đảng bộ hội phải vận động, thuyết phục các hội viên, và các hội viên cũng đề cử trước, với cách thức người đề cử phải trao đổi với người được đề cử (công đoạn thuyết phục, đề cử này phải tiến hành trước ngày đại hội). Dù sao, các hội đều phải có bầu cử để có các ban chấp hành. Và không khí dân chủ giả tạo (sắp xếp rồi, chỉ bầu cử cho có vẻ) hoặc lùm xùm, tốn nhiều thì giờ (ứng cử tại chỗ bằng cách đưa tay, đề cử – từ chối đề cử cũng tại chỗ…) là có thật. Tôi mạo muội đề xuất hai phương án như trên với ý thức xây dựng.

T.X.A.
15:12-17:45, 15-01-2021
………..

(*) Lí lịch tư pháp là cụm từ chỉ loại giấy chứng nhận về mặt tư pháp của công dân (không có tiền án, tiền sự; có tiền án hay đang chấp hành án hoặc đã chấp hành án xong, được phục hồi trọn vẹn quyền công dân…). Đây là loại giấy chứng nhận của ngành Tư pháp, chế độ cũ Việt Nam cộng hoà gọi là PHIẾU SỐ 3 (về mặt tư pháp), mà ngay cả việc nộp đơn xin tuyển dụng làm việc, thi vào đại học cũng phải có.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2807432306197369/

“LÙM XÙM” CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Lùm xùm: Nghĩa đen: Lùm (bụi cây gồm nhiều cây cành; đống lớn như lùm cây); xùm (xùm xoà, có nghĩa là rậm rạp, um tùm): Bụi cây rậm rạp, cành lá đan vào nhau. Nghĩa bóng là rối rắm, rắc rối, xôn xao, ồn ào, mất trật tự… như cái lùm xùm xoà.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

B21 thêm vào t26: HỪNG ĐÔNG CỘNG SẢN TỪ KHOA HỌC – KĨ THUẬT

Posted by Trần Xuân An trên 14.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 21 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
HỪNG ĐÔNG CỘNG SẢN
TỪ KHOA HỌC – KĨ THUẬT
Trần Xuân An

một trăm năm, hai trăm năm, năm trăm năm
có thể, và cũng có thể ngàn năm sau nữa
hồng hoang nguyên thuỷ lại hừng đông Đỏ
lúc máy tự động làm thay hoàn toàn cho loài người

đó là lúc không còn nạn cướp đoạt mồ hôi
bóc lột xương máu, chiến tranh xâm lược
của cải vật chất thừa mứa trên Trái Đất
loài người hoàn toàn có máy tự động làm thay

loài người không chỉ có duy nhất Trái Đất này
tài nguyên vô cùng tận, tỉ năm chưa dùng hết
ít ra ở những hành tinh gần nhất
chiến tranh xâm lược làm gì, nhân loại ơi!

văn minh cơ khí, điện tử đều khắp nơi nơi
hàng loạt nước tối tân, chứ không phải một nước
bừng hừng đông cộng sản đều khắp Trái Đất
chính tiến bộ khoa học công nghệ sáng cõi đời!

131 năm chiến tranh gần đây thôi
cả dân tộc, kể cả khi hai Miền nội chiến thảm khốc
chỉ vì Độc lập, Tự do, Dân chủ như trăm đất nước
Việt Nam mình độc lập, tự do thật sự chưa?

T.X.A.
07:01-07:55, 13-01-2021

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2805876933019573/

Ảnh Google search

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

B20 thêm vào “Tổ quốc ơi…”: TÔI KHÔNG “TRỪ ĐI”

Posted by Trần Xuân An trên 12.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 20 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
TÔI KHÔNG “TRỪ ĐI”
Trần Xuân An

đời cầm bút như dòng sông
dòng sống
từ khởi nguồn đến biển
tác phẩm là nước, thong dong giữa đồng
sau khúc hai bờ đá nghiến
chảy lách, chảy vòng
sau quãng đá hụt hẫng, thành thác
đá lô nhô, thành ghềnh
bị sức ép nào, được tự do nào
hiện thực cưỡng bức ngấm ngầm ra sao
dòng sông chữ
vẫn nguyên dòng sông chữ
toàn bộ tác phẩm tôi, nguyên dòng sống
tôi chẳng “trừ đi” như Chế Lan Viên
mặc dù ông “trừ đi” chỉ là cách nói
toàn bộ tác phẩm ông còn vẹn nguyên
nguyên chứng tích
đoạn sông nào bị bức, hiếp!
không, tôi chẳng “trừ đi”!
nguyên vẹn dòng sống dòng sông.

T.X.A.
06:45-09:12, 12-01-2021

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2805259419747991/
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

B19 thêm vào “Tổ quốc ơi…”

Posted by Trần Xuân An trên 11.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 19 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
CON & NGƯỜI,
CÁI CHÍNH LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ
Trần Xuân An

“Con Người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh” *
ai tách ra phần “Con” và phần “Người”
“Con” là động vật tham sân si, giữa đời u tối *
“Người” là cao cả, tốt lành, được sáng soi

tham sân si mức nào mới thành tội phạm
cao cả, tốt lành mức nào thì được tôn thờ
không phần “Con”, phần “Người” không nốt
không sâu sắc hiện thực, lãng mạn cũng ngây thơ

cái quan tâm chính là sự thật lịch sử
chỉ là sự thật lịch sử 131 năm
sự thật Đỏ sau “bức màn sắt”
trăng Mỹ kém tròn thua trăng Trung Quốc chăng *

và Con Người, ai kia đòi hạ bệ
vốn đắm chìm tham sân si, khoái lạc, đau thương
theo họ: Con Người, vang lên kiêu hãnh quá
nên cứ thét gào đòi cách mạng vĩ cuồng!

cánh tả! Cánh tả! Maiakovsky: “Quay trái!”
Chế Lan Viên “lộn trái”, thì “phải, phải”, được khen
con người may máy, thành máy may thì công cụ *
thơ không độc giả, thi sĩ Chế cũng “mình ên”! *
– ơi hỡi buồn tênh!

bút từng là công cụ chuyên chính sắc bén
thi sĩ như khẩu súng nã đạn đỏ nòng
ông từng bảo, hoà bình, chất tâm linh và trần tục
thơ sâu rộng tình đời, di dưỡng nội lực, thưa ông?

đọc “Lộn trái” và cả ngàn bài thơ “Di cảo”
đâu chỉ nhằm hiểu thế nào hai chữ Con Người
cái chính là hiểu một nhà thơ với sự thật lịch sử
Miền Bắc trong “Di cảo”, lưu tiếng khóc, tiếng cười

“Lộn trái”, rồi nghĩ cho cùng, “Trừ đi”, ông trăn trối *
bởi đâu chỉ viết nghĩa vụ cho Miền Bắc nước mình
vô hình trung, còn viết theo lệnh Liên Xô, Trung Quốc
nếu kháng chiến như Nguyễn Trãi, đâu phải tự khinh!

nhưng lịch sử đã thế, không cách nào bảo khác
ông từng viết cả dân tộc đành chịu như Kiều
– đúng ra, nương hai Khối, đuổi hai Khối ngoại xâm – hai Miền sám hối
để lòng tự trọng dân tộc hồi sinh, đáng kính yêu.

T.X.A.
12:34-17:01, 10-01-2021
…………..

(*) Gia đình cha mẹ và bản thân nhà thơ Chế Lan Viên vốn theo Phật giáo. Tham sân si (thuật ngữ Phật giáo): Tham: tham tài sản, danh vọng, chức quyền, sắc dục, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi… Sân: nóng giận, thù oán, trả thù, ghen tị… Si: mê đắm, không biết phải trái… ~ Câu văn nổi tiếng của Maxim Gorki (1868-1936). ~ Ý thơ Việt Phương. ~ Hai bài thơ “Lộn trái” (1988) và “Trừ đi” của Chế Lan Viên. ~ Mình ên, tiếng Nam bộ, gốc tiếng Kh’Mer: một mình, cô đơn, lẻ loi.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2803995876541012/
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

B17-18 thêm vào tập “Tổ quốc ơi…”

Posted by Trần Xuân An trên 09.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 17 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
PHÉP MẦU Ở CAMPUCHIA
Trần Xuân An

lịch sử biến quân đội cộng sản Việt Nam
thành lực lượng chống cộng độc đáo nhất
trong mười năm
đánh Kh’Mer Đỏ
để tái thiết chế độ lập hiến – quân chủ
hiến pháp dân chủ được thượng tôn
trên đất nước Campuchia sư sãi áo vàng
thảo nào
Campuchia gọi đó là “Quân Nhà Phật” *
phép mầu chăng?
một thế cờ tàn, khi Thiên An Môn đầy xác
khi rã Liên Xô, Đông Âu, không thể khác
khi mấy triệu xương khô khắp ruộng rừng hoang
lên tiếng kêu đòi cùng Biển Hồ mặn nước mắt *
khi bão lửa chủ nghĩa Mao lụi tắt!
khi khúc hùng ca
kết nốt lặng Gạc Ma
giữa Biển Đông sóng gầm, sóng thét!
lịch sử biến quân đội cộng sản Việt Nam
bảo vệ Tổ quốc chuyển sang kinh tế thị trường
quân đội nhân dân dân tộc
quân đội nhân dân học rộng mười phương
lại thuần tuý dân tộc
sẵn sàng chống mọi ngoại xâm.

T.X.A.
13:23-14:20, 08-01-2021
…………

(*) Thủ tướng Campuchia Hun Sen: “Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên, Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật” (theo báo Quân đội nhân dân, 06-01-2019). ~ Tonlé Sap (Sông lớn, Hồ lớn), xưa nay được sách địa lí Việt Nam gọi là Biển Hồ, ở Campuchia.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2802754249998508/

Bài 18 thêm vào “Tổ quốc ơi…”
LỘN TRÁI MAY LẠI ÁO QUẦN
Trần Xuân An

sự thật đời, bạn thân yêu ơi
tôi thấy lắm khi như bao tấm vải
không thể duy nhất mặt phải
cũng không bao giờ là mặt trái đơn thuần
phải chăng, đó là phương cách tồn tại
của mọi thực thể trần gian!

những năm rời bục giảng, khó khăn
tôi làm nghề vắt sổ
quán may giao hàng
nhiều áo, nhiều quần
bạc màu do nắng mưa, sương gió
phải tháo ra, may trở
mặt trái ra ngoài, nguyên màu, đón xuân *

vậy đó, niềm tin trong ngần
ở đời, sự thật như lá, lá đều hai mặt
cũng có nhiều mặt trái lá, sâu ăn
dù mặt phải lá, vẫn còn tươi, xanh ngắt
nhưng muôn cây mãi tốt, đại ngàn
ruộng vườn bát ngát

tôi vắt sổ áo quần
lộn trái còn nguyên sắc
dù vải che người, không bằng
lá ruộng vườn, lá rừng nguyên hai mặt
cũng đủ ấm lòng tin sự thật
sao bạn còn chút gì băn khoăn
chút gì kinh ngạc
về hầu hết nhân vật hiện thực
thời hai bên nương hai Khối, chiến tranh
thời hậu chiến, hoà bình, thời thôi đói rạc
trong thơ và tiểu thuyết tôi, tốt lành!
như “lá xanh, bông trắng, nhị vàng”
lật lại, không khác
“nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. *

T.X.A.
13:21-16:02, 08-01-2021
…………

(*) Tính toàn diện, toàn bộ của sự thật: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì đó là giả dối” (danh ngôn / ngạn ngữ Nga [?]); “Một nửa sự thật thường là điều dối trá to lớn” (Half a truth is often a great lie) Benjamin Franklin (1706 – 1790). ~ Chế Lan Viên, bài “Lộn trái”, 15-09-1988, Vũ Thị Thường sưu tầm, biên soạn, xuất bản (Chế Lan Viên toàn tập, Nxb. Văn Học, 2002).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2802471206693479/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

B.16 sau tập thơ 26: BÚT NHƯ NGỰA VỀ ĐƯỜNG CŨ

Posted by Trần Xuân An trên 06.01.2021

hidden hit counter

        
Bài 16 sau “Tổ quốc ơi…”
BÚT NHƯ NGỰA VỀ ĐƯỜNG CŨ
Trần Xuân An

đầu năm lịch mặt trời, khai bút
tìm tứ yêu đương cho trẻ trung
hai trái tim, sao còn bối cảnh?
thoát li chăng? Chỉ trời vô cùng!

bút không sợ chạm vào niềm sử
và thể loại nào cũng chuyện tình
lạc tứ, bút quay về Bến Hải
gặp Brecht vạch trắng rùng mình *

thơ rung tim ấm, khi đầu sáng
gián cách, lạnh lùng, viết lắm rồi
về lại Phương Nam bằng ngọn bút
tận cùng hiểu sử, yêu nhân đôi!

hát ngâm, đời hiểu thơ tiền chiến
Tổ quốc vong, thơ tình thoát li
nội chiến, ngoại xâm – hai Khối giặc *
xới cày sử, giới tuyến mà chi!

thoát li sử – đã nằm lòng sử
nếu chỉ thơ tình, đất giống trời
hai trái tim, cần chi bối cảnh
thơ yêu đương: thế giới hai người!

T.X.A.
14:34-17:33, 05-01-2021
………..

(*) Bertolt Brecht (1890-1956), kịch gián cách và thơ trí tuệ. Xem thêm hai bài thơ của Trần Xuân An: “Bốn mùa thể loại”, “Nội chiến tranh giành Đất Mẹ” (01 & 02-01-2021). ~ Xem: “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua”, tài liệu Bộ Ngoại giao, Nxb. Sự Thật, 1979.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2800146380259295/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »