Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tám, 2020

Đăng lại khảo luận 2006 về CHÚA NHẬT, CHỦ NHẬT

Posted by Trần Xuân An trên 31.08.2020

hidden hit counter

         
Bạn Vương Trung Hiếu vừa mới viết và đăng một bài rất giống bài dưới đây tôi viết từ 14 năm trước (2006)

Theo đúng tinh thần LIÊM KHIẾT CỦA NGƯỜI CẦM BÚT, khi viết về một đề tài mà đã có người viết trước rồi, và dĩ nhiên người viết sau phải có ý tưởng mới mới viết thêm, thì cũng phải có LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. Nói giản dị là phải chú thích rõ, đề tài đó ai đã viết trước.

TRẦN XUÂN AN
Ý NGHĨA VĂN HÓA, GỒM CẢ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ,
TRONG ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI VỀ DƯƠNG LỊCH (LỊCH CHÚA)

1

Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Không có gì buồn tẻ cho bằng khi thử lắng nghe tiếng tích tắc đều đặn, không đổi khác của đồng hồ. Mỗi người, mỗi gia đình chỉ thật sự lưu tâm đến những phút giây, những ngày tháng đáng nhớ hoặc không thể quên, không nên quên, không dám quên. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc với những dấu mốc lịch sử hào hùng, bi thảm riêng, với những lễ tiết theo phong tục riêng cũng vậy.

… Ngày đầu tiên bước sang năm thứ 6 công nguyên mới, công nguyên của ước vọng hòa bình, làm sao không ngẫm nghĩ về tiếng thời gian; và đáng suy tư nhất vẫn là những tờ lịch ghi ngày tháng! …

Giờ khắc, phút giây đã có đồng hồ đo đếm. Từ các loại đồng hồ cổ xưa được làm bằng bình đựng nước hoặc cát, và báo giờ, báo canh bằng tiếng trống, tiếng chuông ở thành thị, làng quê, hoặc bằng thẻ tre, thẻ gỗ, thẻ ngà ở các công sở, dần dần loài người đã có đồng hồ lên dây cót, dây thiều, rồi đồng hồ tự động dạ quang, cho đến đồng hồ điện tử có đổ chuông…

Lịch cũng vậy. Trong lịch sử đã có nhiều loại lịch, tùy theo khu vực văn hóa, địa lí nhân văn.

Ở nước ta, riêng về lịch, ít ra cũng đã có đến bốn loại lịch thành văn. Đó là lịch của người Việt Kinh, lịch Việt Thái (người Thái Việt Nam), lịch Việt Chăm (người Chăm Việt Nam) và lịch của các cố đạo Thiên Chúa giáo thực dân. Hiện nay, phổ biến trong toàn xã hội vẫn là hai loại lịch:

– Âm lịch, còn gọi là lịch mặt trăng. Mặc dù từ “nguyệt lịch” ít được dùng, nhưng trăng (nguyệt) là biểu tượng phổ biến, đặc trưng nhất của ý niệm âm (trong khái niệm âm – dương). Nguyệt lịch tính theo sự vận hành của mặt trăng, lấy đêm rằm, đêm trăng tròn nhất, làm chuẩn, phối hợp với việc lấy thời tiết, chu kì rụng lá, đâm chồi nẩy lộc của cây cỏ, lấy thời vụ mùa màng làm căn cứ. Có thể xem hình dáng trăng, giờ trăng mọc để biết ngày tháng; có thể nhìn cây cỏ để biết từng mùa trong bốn mùa mỗi năm.

– Dương lịch, còn gọi là Tây lịch, lịch mặt trời (dương: mặt trời). Chữ “nhật” trong từ ghép “nhật lịch” lại mang một ý nghĩa khác: ngày. Nhật lịch là sổ ghi chép sự việc xảy ra từng ngày. Dương lịch là lịch tính theo sự vận hành của mặt trời. Hạn chế của loại lịch này thoạt nhìn là rất rõ, nếu so với lịch mặt trăng. Bởi về đại thể, hầu như mặt trời ngày nào cũng như ngày nào, luôn luôn là một khối lửa tròn vo (1), không khuyết rồi tròn, tròn rồi lại khuyết như mặt trăng, vốn theo một chu kì khá nhất định, do đó, với lịch mặt trời, rất khó biết hôm nào là đầu tháng, hôm nào là giữa tháng. Và xét về phương diện mùa màng, thời tiết ở nước ta và các nước trong khu vực, rõ ràng là sái trật, nếu tính theo Tây lịch. Tất nhiên lịch mặt trời có một ưu điểm là dễ tính toán hơn, vì không có tháng nhuận. Lịch mặt trăng, có năm dôi lên một tháng, thành 13 tháng. Lịch mặt trời luôn luôn là 12 tháng.

Nói cho thật chính xác và đầy đủ, sự phân tích từng loại lịch và so sánh giữa hai loại lịch chủ yếu được người Việt sử dụng phổ biến hiện nay, phải cần đến một quá trình nghiên cứu thấu đáo; và để trình bày cho thật cặn kẽ, khoa học, dĩ nhiên không đơn giản như vậy. Nhưng về đại thể, những dòng ngắn gọn như vậy là không thể sai lầm.

Bài báo nhỏ viết ngay trong ngày đầu năm dương lịch 2006 này chỉ đưa ra một nhận định sơ khởi, nhằm đề xuất một ý kiến nhỏ: Nên chăng suy ngẫm thêm đôi chút về loại lịch phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, trong đó có nước ta.

2

Thực sự những dãy số chỉ năm như 2006 và hai cụm từ: “trước công nguyên Tây lịch (công nguyên Jésus Christ)” (2) và “sau công nguyên Tây lịch (như trên)” là sản phẩm của quá trình thực dân, bành trướng và đầy tính chất áp đặt của Thiên Chúa giáo trong sự liên minh ma quỷ với chủ nghĩa thực dân của các nước Phương Tây, trên toàn thế giới.

Nhưng ở Việt Nam, dương lịch hay Tây lịch còn có một dấu vết “tả đạo” chưa được tẩy rửa, khi so sánh với loại lịch ấy ngay tại các nước thực dân vốn chi phối và áp đặt ảnh hưởng nặng nhất vào Việt Nam.

Mỗi tháng dương lịch được chia làm 4 tuần; tuần gọi là tuần lễ. Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Ngày đầu tuần, theo đầu óc Thiên Chúa giáo, chính là ngày “Chúa nhật” (3). Đó là ngày con chiên phải “kiêng việc xác” (không lao động), phải đi đến giáo đường để dự lễ mi-sa, và hầu hết đều phải chịu phép bí tích rước lễ (“ăn” bánh thánh). Ngày kế tiếp là thứ hai, và tuần tự cho đến ngày cuối tuần là thứ bảy.

Người Việt Nam vốn rất ác cảm với Thiên Chúa giáo. Đó là một phản ứng tâm lí chính đáng. (Và không phải vì ác cảm mà thiếu khách quan). Bất kì nhà nghiên cứu sử học nào, cho dù là người ngoại quốc hay người Việt, với các chính kiến khác nhau, cũng đều thừa nhận sự thật đó với tính chính đáng (lẫn tính khách quan) của nó. Chính sự ác cảm tất nhiên ấy, dưới chế độ thực dân và “tả đạo” thống trị, đại đa số người Việt chân chính đã gọi trại đi, hay chính xác hơn, là đã dùng một âm khác của chữ “Chúa”, để biến ngày “Chúa nhật” thành “chủ nhật” . “Chúa” hay “chủ”, nếu viết theo chữ Hán, thì cùng một chữ. Tuy nhiên, chữ “chủ” thường được dùng với một nét nghĩa mà khi đọc với âm “chúa” thì nét nghĩa ấy không còn nữa. Chẳng hạn, không ai nói là Chủ Jésus cả, mà chỉ nói là Chúa Jésus, mặc dù ai cũng biết: Chủ tể = chúa tể (chúa có nghĩa là vua chúa).

Chủ là chúa, chúa là chủ! Nhưng, trong các từ ghép “chủ kiến”, “chủ thể”, “chủ quan”, lại có nghĩa là “tự mình” hoặc phản nghĩa với “khách”, như “khách thể”, “khách quan”; trong từ “chủ đạo”, “chủ” vẫn ẩn nét nghĩa căn bản là “làm chủ”… Trong cụm từ “con bài chủ”, “chủ” có nghĩa là “chính”, phản nghĩa với “phụ”; trong tiếng Hán Việt thông dụng, chẳng hạn ở câu, “Chúng chỉ chủ vào việc vơ vét tiền bạc, tài nguyên”, “chủ” có nghĩa là “cốt” (cốt yếu, chủ yếu)…

Như vậy, “chủ nhật” có thể hiểu là ngày tự mình hoặc là ngày chính.

Phải chăng như thế là khiên cưỡng, cố “ép” nghĩa, do hoàn cảnh bị thực dân, tả đạo và tay sai thống trị?

Nhưng dẫu sao, không nói, hoặc không đọc, và không viết bằng chữ quốc ngữ là “Chúa nhật”, mà thay bằng “chủ nhật” , thì thực dân, “tả đạo” cũng không bắt bẻ được.

Sự khiên cưỡng, “ép” nghĩa nào cũng oái oăm, có phần trái khoáy. Nếu theo số thứ tự mà tính, đúng là “chủ nhật” là ngày chính (ngày thứ nhất), vì ngày kế tiếp là ngày thứ hai. Tuy nhiên, ai cũng hiểu và đinh ninh thừa nhận đó là ngày cuối tuần (weekend)!

Rõ ràng là có một tình trạng “không ổn”, một “bệnh trạng kì quặc” trong ý thức và nếp sống!

Đành rằng, xem ngày được nghỉ ở nhà là ngày tự mình làm chủ, ngày chính trong một tuần, là một thái độ văn hóa và đồng thời là một thái độ chính trị dưới chế độ áp bức. Sống dưới chế độ áp bức bởi thực dân, tả đạo và phong kiến tay sai, nhân dân mới xem ngày đi ra với cơ quan công quyền, trường học, nói chung là ra với xã hội là những ngày thứ yếu, “kiếm cơm”, “phải đạo”, còn ngày được nghỉ ngơi, ở nhà là ngày chủ yếu, quan trọng nhất.

Lạ một điều là cả ở Miền Bắc, từ “chủ nhật” vẫn nghiễm nhiên tồn tại cùng với tên gọi các ngày trong một tuần, y hệt như dưới thời thực dân, tả đạo thống trị! Đây là một tàn dư chưa thanh toán hết hay là một sự vong thân, tha hóa chưa tự phản tỉnh…

Không nghi ngờ gì nữa, dương lịch, với tên gọi các ngày trong tuần như thế chỉ là “sản phẩm” áp đặt của các cố đạo Thiên Chúa giáo thực dân và bởi thực dân viễn chinh “tả đạo”, đã bị biến nghĩa, “khúc xạ” theo cách của đại đa số nhân dân của dân tộc ta dưới ách nô lệ. Thứ tàn dư ấy ở Việt Nam lại đặc biệt nặng nề, nếu so sánh với Pháp và Anh, Mỹ.

Pháp, Anh, trước khi trở thành lực lượng xâm lược Á – Phi – Mỹ la-tinh, đều là nạn nhân bị xâm thực của đế quốc La Mã – Thiên Chúa giáo thời cổ – trung đại (Anh giáo, Tin Lành cũng chỉ là hai dạng biến thể của Thiên Chúa giáo La Mã, chống lại Vatican trong “vòng kim cô Kinh Thánh” của nó). Mỹ là thuộc địa của Anh thời cận đại. Nhưng trong tiếng Anh cổ – trung đại và tiếng Anh ngày nay (kể từ ngày có dương lịch theo Grégori (4)), kể cả tiếng Mỹ hiện đại, vẫn gọi ngày thứ nhất trong tuần là “sunday” (ngày mặt trời) (5), chứ không gọi là “God-day” (God’s day, Lord’s day). Trong tiếng Pháp, là “dimanche” (6), không có từ tố nào là “chúa” (dieu) cả. Nga cũng trong trường hợp tương tự, mặc dù Chính thống giáo chi phối ảnh hưởng trước 1917 rất sâu rộng (Chính thống giáo là một nhánh Thiên Chúa giáo La Mã, chống lại Vatican).

Như vậy, ngày thứ nhất trong tuần của Pháp, Anh (gồm cả Mỹ)… cũng không phải là ngày của Chúa, vì Chúa, với Chúa.

Với Việt Nam, chỉ có thể kết luận như trên: Vai trò thực dân cố đạo Thiên Chúa giáo và tướng tá thực dân Pháp, vốn là tín đồ Thiên Chúa giáo, đã áp đặt “thần quyền Thiên Chúa giáo” vào thuộc địa và bán thuộc địa; sự áp đặt ấy là rất nặng nề.

Dẫu sao thực trạng về dương lịch, chính xác là lịch Grégory, trên thế giới, kể cả các nước Hồi giáo, và ở nước ta, là như thế.

Do đó, chúng ta không thể không suy nghĩ và chọn lọc.

3

Nên chăng, bên cạnh việc phải duy trì, cải tiến âm lịch (nguyệt lịch) vốn có (lịch ta khác với lịch Trung Quốc), trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo quy luật thời tiết đặc thù của nước ta, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng dương lịch trong hệ thống hành chính, trường học, y tế và trên tất cả mọi lĩnh vực, kể cả trên từng lá thư, trang nhật kí riêng tư nhất, như bao năm nay?

Thật là vô lí và không thể nói là sáng suốt, thông minh và thật sự tự do, độc lập được, nếu không gột rửa dấu vết thực dân “tả đạo”.

Cụ thể hơn, nên chăng mạnh dạn và dứt khoát đổi mới:

Thay vì tiếp tục “công nguyên Jésus Christ”, ta nên gọi năm 2000 là khởi đầu của công nguyên Hòa Bình: 2001 là năm thứ nhất công nguyên Hòa Bình, nói gọn là Hòa Bình 1, viết tắt là HB1; và cứ tuần tự như thế: HB1, HB2, HB3 ….

Sở dĩ chúng ta còn phải dính dấp vào con số của công nguyên Tây lịch là bởi không thể đơn phương quy định lịch pháp trong giao dịch quốc tế được. Muốn thay cũ đổi mới triệt để, cần phải có vai trò Liên Hiệp quốc, để có thể nhất loạt đổi mới trên toàn thế giới.

Đó là về năm.

Về tháng, cũng không có gì phải thay đổi. Một năm mười hai tháng, tên của từng tháng chỉ là số thứ tự từ 1 đến 12 (thường là gọi tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp như lịch ta). Mặc dù tên gọi tháng của từng nước là khác nhau (tương tự như tên gọi thứ trong tuần), nhưng đều thống nhất ở 12 số thứ tự từ 1 đến 12.

Chỉ còn một “vấn nạn” về tên gọi 7 ngày trong mỗi tuần. Gọi là “vấn nạn”, xem ra to tát quá. Thực chất đây chỉ là một sự thay đổi không “ảnh hưởng đến hòa bình thế giới”, chỉ riêng trong phạm vi nước ta mà thôi.

Trên thế giới, khi giao dịch quốc tế, hầu như không nước nào quan tâm đến tên gọi thứ của ngày trong mỗi tuần vì tên gọi ấy mỗi nước mỗi khác (dimanche… trong tiếng Pháp; sunday… trong tiếng Anh…).

Do đó, ta nên mạnh dạn và dứt khoát gột rửa tàn dư thực dân, tả đạo, và gột rửa tính chất tiêu cực cả trong thái độ văn hóa, gồm văn hóa chính trị của chính chúng ta, biểu hiện ở tên gọi 7 ngày trong tuần:

Thứ hai => thứ nhất (monday)
Thứ ba => thứ hai (tuesday)
Thứ tư => thứ ba (Wednesday)
Thứ năm => thứ tư (thursday)
Thứ sáu => thứ năm (friday)
Thứ bảy => thứ sáu (Saturday)
Chủ nhật => thứ bảy (sunday / weekend)

Như vậy, ngày hôm nay, “Chủ nhật, ngày 01 tháng 01 năm 2006” , sẽ được viết là “Thứ bảy, ngày 01 tháng 01 năm HB6” . HB6 là năm thứ sáu công nguyên Hòa Bình (công nguyên Jésus Christ xem như đã thật sự chấm dứt cách đây 5 năm, vào cuối năm 2000). Tuy vậy, một đôi khi, nếu cần thiết, sau HB6, viết thêm: (2006), để giải thích, cho đến khi toàn xã hội đã quen thuộc.

Đó là sự đổi mới tuy nhỏ nhưng trên một bình diện rộng khắp toàn xã hội Việt Nam và tận các vùng có Việt kiều trên toàn thế giới. Hơn nữa, sự đổi mới về lịch pháp ở hai khía cạnh đó, còn có một ý nghĩa về mặt văn hóa, gồm cả văn hóa chính trị, của dân tộc ta: hướng đến xã hội, đất nước, mặc dù không xem nhẹ gia đình, bản thân (thứ bảy mới [chủ nhật cũ] vẫn là weekend). Cho dù thuộc khuynh hướng chính trị và chịu ảnh hưởng văn hóa nào, thì ý thức xem trọng nhân quần, xã hội, Tổ quốc, đặt giá trị Tổ quốc, xã hội, nhân quần trên giá trị gia đình, bản thân vẫn là đạo lí truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, cần gìn giữ, phát huy.

Việc duy trì hai chữ “Chúa nhật” , hay “chủ nhật” , việc xem Chúa nhật là ngày chính, ngày đầu tuần, thực chất là phản văn hóa, gồm cả phản văn hóa chính trị, xét trên cơ sở bản sắc văn hóa truyền thống nói chung của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Ý niệm thời gian, những dấu mốc lịch sử, những ngày riêng tư đáng nhớ, và chiếc đồng hồ, cuốn lịch gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ…

Tôi nghe thấy từ trong sâu thẳm lịch sử một tiếng gọi quyết tâm, dứt khoát: Đổi mới về dương lịch, tuy nhỏ thôi, nhưng có ý nghĩa lớn lao và nghiêm khẩn.

Tuy chấp nhận hai thứ lịch song song với sự cải cách dương lịch tại Việt Nam như thế, âm lịch (lịch mặt trăng) Việt mới thật là văn hóa thuần Việt, khởi sinh từ địa lí Việt với khí hậu, thời tiết đặc thù rất Việt; cho dẫu có những yếu tố nào đó bị ảnh hưởng Hán – Hoa, cũng đã thuần Việt hóa (7). Tết Nguyên đán mới thật là Tết Việt Nam, đúng vào dịp mùa hoa Việt Nam khai nở, lộc biếc Việt Nam đâm chồi và đất trời Việt Nam hừng nắng mới…

Tôi chợt nhớ tập truyện “Cuống rún chưa lìa” của nhà văn Nam bộ Bình Nguyên Lộc. Trong đó, thậm chí bi thảm như một cô me Tây, đến ngày Tết cũng trở về cố hương, thắp hương khấn niệm vào đêm ba mươi Tết, lặng lẽ một mình trong một nhà trọ vắng khách. Tết Nguyên đán Việt Nam, đối với những người đáng thương “dưới đáy xã hội” Việt Nam còn thế, nữa là kẻ sĩ, một phần quan trọng của tinh túy Việt Nam nơi đất khách quê người!

Tôi nghĩ rằng, các giám mục, linh mục Việt Nam, vì lòng thương yêu, kính trọng dân tộc mình, sẽ không phẫn nộ về bài viết này.

TP.HCM., ngày đầu năm, năm thứ sáu công nguyên Hòa Bình
(01-01 HB6)
[Ngày 02 tháng chạp, Ất dậu HB6]
TRẦN XUÂN AN
( Tran Xuan An )

_________________________

Chú thích & tham khảo:

(1) Nhật thực, nếu quan sát kĩ, người ta thấy cũng có tròn – khuyết, nhưng nhật thực là hiện tượng ít xảy ra và không theo chu kì.

(2) Thiên Chúa giáo vốn xem ngày Jésus ra đời (giáng sinh) là ngày khởi đầu của “công nguyên Jésus Christ” trên toàn thế giới.

(3) Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển, (in theo phim sao chụp bản in lần thứ ba, Nxb. Trường Thi, 1957), 2 tập in chung, Nxb. KHXH., 2000; (tập 1), tr. 177 & tr. 179. “Theo giáo Cơ đốc, tức là ngày của chúa” . Nhưng ở nghĩa 1: ngày tinh kì. Một tuần gồm 7 ngày gọi là một tinh kì. Tinh kì nhật là “ngày cuối cùng trong mỗi tinh kì” (sđd., tập 2, tr. 285) . Nếu như vậy, cách vận dụng như trên là không ổn (giải thích như thế nào về những ngày kế tiếp: thứ hai, thứ ba…).

(4) Vụ Bảo tồn bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, (lời giới thiệu của Trần Văn Giáp), bản in lần thứ tư, Nxb. VHDT., Hà Nội, 1999, tr. 9.

(5) Lê Bá Kế và một nhóm giáo viên, Từ điển Anh – Việt, Nxb. TP. HCM., 1991, tr. 643. Với cuốn từ điển phổ thông này, tôi thấy có khoảng 21 từ ghép với từ tố “sun” (mặt trời). Hầu hết đều có nghĩa từ nghĩa căn bản (mặt trời): tắm nắng, rám nắng, khô cứng dưới ánh nắng, đồng hồ mặt trời, hoa mặt trời (hướng dương), chuyện vặt ngày cuối tuần…

Nhìn chung là không có nghĩa nào gắn liền với Thiên Chúa giáo.

(6) Đào Duy Anh, Pháp – Việt từ điển, bản in lần thứ tư, Nxb. Trường Thi, 1957, tr 450. Một lần nữa, ĐDA. xác định bằng 2 chữ “Chúa nhật” .

(7) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb. TP. HCM. 1992, tr. 43 – 46.

Xem thêm: Trần Xuân An, “Sen đỏ, bài thơ hòa bình” , Nxb. Thanh Niên, 2003, tr. 242 – 243; và tại website theo LINK sau đây (xem phần đầu tiết 34):

http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/

______________________

Bài đã đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm
số tháng 12-2005 ( posted: 01.01.2006 )

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_txa-duonglich.htm
[
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_index.htm
]

_________________

Thứ hai (thứ ba cũ), ngày 17-01 HB6 (2006)

Tránh sự vi phạm thể lệ gửi bài đăng trên báo chí, tôi chỉ đăng lại bài viết này của mình trên website cá nhân, sau 15 ngày, kể từ ngày bài đã được đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm.

T.X.A.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai20

Link đăng lại ở Facebook, 30-08-2020:

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Chúa nhật, chủ nhật (bài 12 sau ngâm khúc)

Posted by Trần Xuân An trên 26.08.2020

hidden hit counter

         
Bài 12 sau ngâm khúc
CHÚA NHẬT, CHỦ NHẬT
Trần Xuân An

~~ tặng bạn Vương Trung Hiếu, người vừa mới viết thêm về đề tài Chúa nhật này, đề tài mà tôi đã viết thành khảo luận từ năm 2006 và đã đăng trên tạp chí điện tử giaodiem. com, ngay sau khi viết ~~

Chúa nhật, chỉ của giáo đường
một thời, đặt tên ngày quá lạm
đã thành chủ nhật: ngày riêng mình, tự mình
chủ nhật là ngày cuối tuần, thứ tám

còn thứ nhất, thứ cả ở đâu?

không có, nhưng bàng bạc cả tuần, tri cảm
xem như tứ bất lập, như anh hai là anh đầu *
chủ nhật là ngày riêng tư, yêu đương tươi thắm
gia đình, đầm ấm, bạn bè, bên nhau

Chúa nhật, vết tích áp đặt, ngẫm sử mà đau.

T.X.A.
26-08-2020
……………..

(*) Nhà Nguyễn không lập hoàng hậu, thái tử, trạng nguyên, tể tướng; tập quán Nam bộ không lập con cả, nên con thứ nhất (con đầu) thành con thứ hai.
Xem thêm bài khảo luận cùng đề tài tôi đã viết, đã đăng, 2006:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai20
&
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai21

Năm 1996, tôi đã viết, và 1998, đã xuất bản sách giấy “Quê nhà yêu dấu” (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 1998):
“… sáng sớm
nắng hôm nay hồng tươi
màu tờ lịch đỏ
         pha với màu hồng quả trứng
         soi vào mặt trời
một ý tưởng tinh nghịch nhảy nhót
như hoa nắng tung rơi trên đất
sao không gọi thứ hai là thứ nhất?
sao không gọi chủ nhật là thứ bảy?…”.

Năm 1999, ở tiểu thuyết “Có một nơi lá mãi xanh” (Nxb. HNV.), tôi cũng đề cập ý tưởng này ở một vài dòng chữ:
“… Nếu ngày thứ hai trong tuần sẽ gọi là ngày thứ nhất, hôm nay là thứ bảy, ngày nghỉ cuối tuần. Sáng chủ nhật này Điệp không biết đi đâu…”.

.
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2683656565241611/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

HƯƠNG LINH (bài thơ 11 sau ngâm khúc)

Posted by Trần Xuân An trên 24.08.2020

hidden hit counter

         
HƯƠNG LINH
Trần Xuân An

hương thắp, trầm tư bàng bạc gió
cổ nghìn xưa, mãi mới nghìn sau
bao đời tín niệm, tâm nhìn rõ
chết để tiếng, hồn không mất đâu

thuần khiết nến hương, hoang lạnh cháy
lẽ nào xong một kiếp, hư vô?
niềm tin hương ấm cứu trần thế
vơi tội ác nghìn xưa đến giờ

tôn giáo đều chung nguyên lí ấy:
hương linh, còn Chúa, Phật: người thầy
đạo Gia tiên Quốc tổ đều thế
hương thắp, hồn dân Hồn Nước này

Chúa, Phật là người, đều cát bụi
Vua Hùng cát bụi mấy nghìn năm
đều hương linh vĩnh hằng gần gũi
như mọi phàm nhân hương quyện trầm.

T.X.A.
24-08-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2681349315472336/
.
Tấm ảnh chữ như viết bằng phấn trắng trên bảng đen:
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

BỊ TÂY CƯỠNG CHIẾM MÀ CỨ RÊN LÊN MỘT CÁCH HỂ HẢ LẮM

Posted by Trần Xuân An trên 22.08.2020

hidden hit counter

         
Thuở còn đi dạy học, tôi thường kể cho các đồng nghiệp nam nghe mẩu truyện tiếu lâm chính trị có tính lịch sử này:
THỰC DÂN PHÁP CƯỠNG CHIẾM, THẾ MÀ MỘT SỐ DÂN TA Ở HÀ NỘI “LÚC ẤY (…) CỨ RÊN LÊN MỘT CÁCH HỂ HẢ LẮM”
.

.
TRÍCH: “GIÔNG TỐ”,
tiểu thuyết của VŨ TRỌNG PHỤNG

(Trích:)
“… Sở dĩ tôi nói thế là vì nhân những lý luận của cậu giáo vừa rồi mà chợt nhớ đến một vụ, chính mắt tôi trông thấy, vào lúc người Tây mới hạ thành Hà Nội.

Ông cụ vừa nói đến đấy thì trên hai mươi cái sập, bốn năm mươi người đều xếp cả mọi chuyện lại, không ai ho nữa, không ai ngứa cổ nữa, không ai đằng hắng nữa, hết thảy đều lắng tai nghe. Họ nghe một cách kính cẩn nữa. Ông cụ già bảy mươi kể:

− Hồi ấy tôi còn trẻ tuổi lắm. Mà kể như tôi thì là biết theo thuyết tuỳ thời đến mực, vì người Tây hạ thành Hà Nội buổi sáng thì buổi chiều tôi xách ô đi làm ông phán toà Đốc lý ngay!

Cả tiệm cười rộ một hồi. Pha trò xong, ông cụ điềm nhiên lại nối:

− Lúc ấy vì chưa kịp treo bảng chiêu an, trong lúc hỗn quan hỗn quân thì sao thoát những điều xằng bậy? Cho nên bọn lính Ả-rập mới đi nhiễu đàn bà con gái Việt Nam ta. Ai nấy sợ hãi xanh mắt, nằm chúi xó ở nhà, cài cửa kỹ lưỡng lắm. Ở bên cạnh nhà tôi có một cặp vợ chồng bác thợ nấu kẹo, vì vô ý cứ để cửa ngỏ… Chẳng may một thằng lính Ả-rập chạy xộc ngay vào ôm lấy chị vợ thì anh chồng trèo phăng ngay lên mái nhà! Sau khi bị hiếp thì người vợ mới đi tìm chồng, vì công việc xong rồi thì thằng lính bỏ đi ngay. Chồng ở trên mái nhà tụt xuống là vớ ngay đòn gánh đánh vợ một trận nhừ tử. Lân bang kéo sang can ngăn, kêu chẳng may vợ anh ta bị hiếp thì việc gì mà anh ta xấu hổ, mà ghen vô lý, mà đã không thương vợ lại còn đánh vợ! Thế thì các ngài có biết thằng chồng trả lời hàng xóm láng giềng thế nào không?

Ông cụ nói đến đấy thì im lặng một lúc lâu. Ai cũng chịu không đoán được thì ông cụ mới cười ngặt nghẽo mà tiếp:

− Thưa các ngài, anh chồng vừa khóc mếu vừa nói rằng: “Tôi đánh nó vì rằng lúc ấy nó cứ rên lên một cách hể hả lắm”.

Cả cái tiệm phá lên một chuỗi cười dài. Có người ôm bụng bò dài ra, có anh đương ngồi mà vì cười, ngã nhoài từ giường xuống sàn gác. Người ta hét lên mà cười, gập đôi người lại mà cười. Người ta cười như chưa bao giờ người ta được cười một trận dữ dội như thế…”. *
(Hết trích).
……………………..

(*) NGUỒN: Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, đoạn trích trên chỉ có trong bản A, bản B; còn ở bản C, bản D thì bị cắt bỏ:
[Trích:]
“Bản A: Thị Mịch, VI , xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội báo, số 24 (17 Juin 1936), tr. 26-30.
Bản B: Giông tố, XIV, xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn Thanh, Hà Nội, 1937, tr. 165-174.
Bản C: Giông tố, XIV, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Mai Lĩnh , Hà Nội, 1951, tr. 183-189.
Bản D: Giông tố, XIV, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn Nghệ , Hà Nội, 1956, tr. 193-199”.
[Hết trích]

Nguồn sưu tầm, khảo dị, bản chữ vi tính:
Trang web của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân:
http://lainguyenan.free.fr/GiongTo2/Chuong16.html

….. 0o0o0 …..

XEM THÊM:
CHUYỆN TIẾU LÂM CHÍNH TRỊ

“… Trước bảy lăm, tôi có nghe một chuyện tiếu lâm chính trị thế này. Thằng Tây, tức là bọn Pháp, thời thực dân cũ, hiếp dâm một người đàn bà. Chồng chị ta núp trong bụi cây, thấy, nhưng chả làm gì được vì thằng Tây có súng, có các thằng Tây khác canh chừng. Khi Tây rút khỏi làng, ông chồng lấy roi mây đánh vợ. Vợ khóc kêu oan. Chồng bảo: “Tao không đánh tội bị hiếp dâm, nhưng tao đánh tội “nảy lên” của con đĩ là mày!”. Bọn tay sai của thực dân, chất đĩ của chúng còn tệ hơn thế nữa! Tôi kể chuyện tiếu lâm nhưng kể nghiêm túc…” (…) “- Nhà văn Quyển chợt bật cười -. Nói cho đúng, bọn Tàu sa-đích cũng chẳng kém gì bọn Tây. Bọn Tàu Đại Hán chủ nghĩa, bảo hoàng như Lương Khải Siêu và bao nhiêu tên sử gia Tàu trước Lương Khải Siêu mấy trăm năm nữa, sa-đích cũng khủng khiếp lắm!…” (lời nhân vật nhà văn Quyển ở chương XIV, trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” của Trần Xuân An, 1997 & 2003).

Xem tại đây, gồm cả trích đoạn từ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2679894315617836/
.

.

MỘT ĐOẠN TRÍCH TỪ CHƯƠNG XI TIỂU THUYẾT “MÙA HÈ BÊN SÔNG” CỦA TRẦN XUÂN AN, bản 1997 và bản 2003, chương XI:

“… Nguyên văn lời bôi nhọ ấy còn là thế này: “Cô ấy dạy chính trị, cái nghề cưỡng hiếp lịch sử. Yêu cô Thơm là vô luân”. Anh ta bị bôi nhọ, bị sỉ nhục đau đến vậy. Và anh ta còn bị cho uống hóa chất tâm thần thực nghiệm. Người ta muốn biến anh ta thành một nhân vật tâm thần! […] Rồi anh ta nghĩ, công an đã chủ mưu vụ này, bởi lẽ, đã viết đơn kêu cứu Sở Y tế, Viện Kiểm sát bao lần, nhưng vẫn bặt tăm (có lẽ người ta biết đấy là đơn của người hoang tưởng). Nhân vật đành ở trong thế phải gầm lên, đọc đơn ngay trước chợ, để công khai hóa! Đêm đêm, nhân vật nghe công an đứng sau phên tôn lủng lỗ chỗ miểng đạn của nhà anh ta, ám thị anh ta, lúc thức, cũng như lúc ngủ. Nội dung ám thị là cô Thơm (gái Bắc) đã sa-đích số phận anh ta, mẹ và chị anh ta cũng đã sa-đích số phận anh ta như vậy. Nhân vật “bị trói” trên giường, thành nạn nhân của sa-đích, gầm rú. Thiên hạ hùa nhau sa-đích, buộc đừng “lên” hoặc “chịu”!

Hiền Lương sượng sùng, gượng mỉm cười.

Hành vẫn tiếp tục kể vở kịch cương viết về vết thương chiến tranh ấy:

– Cả cái ghế cũng đè cứng lên cuộc đời anh ta! – Hành nói nhanh và rõ, rồi chậm rãi -. Như đã kể, y bác sĩ ấy bị ám thị để bôi nhọ rằng, anh ta “vô luân” vì chấp nhận sự cưỡng hiếp lịch sử… Trong giấc mơ hoang tưởng, anh ta còn thấy công an ám thị kiểu thôi miên, điều khiển cả giấc mơ. Công an nhảy xổ vào giấc mơ điều khiển sự tùng xẻo, cắn xé kiểu sa-đích và ám thị nhập tâm để bôi nhọ, nhằm kích động chống lại Đảng: đạo diễn “hoang tưởng bị sa-đích, gồm cả bị bôi nhọ”, bị giết về nhân cách, bị tử hình sinh mệnh đạo đức và cả sinh mệnh chính trị!

Hiền Lương ngạc nhiên, nhìn những bóng nắng trên đường làng. Cô cũng chợt thấy Hành kể chuyện quá rối rắm.

– Nhưng tại sao công an lại làm như vậy? Kịch sửa sai? – Hiền Lương hỏi -. Anh có thể nói rõ hơn không?…”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2783498621924071/

BA (+ HAI) BÀI THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT DƯỚI ĐÂY LÀ CỦA TÔI (TRẦN XUÂN AN) NHƯNG TÔI KHÔNG GHI TÊN, GỌI LÀ THƠ KHUYẾT DANH

Xem thêm quyểt định mới 15-12-2020:
https://txawriter.wordpress.com/2020/12/15/toi-ki-ten-duoi-ba-bai-tho-that-ngon-bat-cu/

ĐỪNG KHIÊU DÂM HOÁ
Trần Xuân An


bỏ cái tục tằn trong mĩ học
là xoá Xuân Hương và Tú Xương
Thánh Kinh, cũng đục trắng nhiều đoạn
xin miễn khiêu dâm hoá nõn nường!


T.X.A.
13-12-2020

BÀI THÁCH HOẠ:
“GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,
VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”
Trần Xuân An

hạ thành Hà Nội, nhục sông Hồng
Tây hiếp, sướng rên, phải gậy chồng *
trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt
dưới sân, ông kẹc ngỏng đầu rồng! *
chú Hoàng Hải Thuỷ ghi thành chữ
bác Lại Nguyên Ân chép đủ dòng
sa-đích thời nào đau xé thịt *
ai bình “sướng”, “ngỏng”, máu ròng ròng! *

T.X.A.
09-12-2020
……………

(*) Theo hai website của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ (bài trả lời phỏng vấn, 2011) và nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (công trình nghiên cứu văn bản, 2007): Truyện tiếu lâm chính trị trong “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng (“Thị Mịch”, VI , xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội báo, số 24 (17 Juin 1936), tr. 26-30; in thành sách lấy tên sách là “Giông tố”, XIV, xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb. Văn Thanh, Hà Nội, 1937, tr. 165-174). ~ Gần trọn nguyên văn hai câu thơ của Trần Tế Xương (xin xem tiếp chú thích này). ~ Sadisme: bạo dâm gây đau. ~ Trên Facebook riêng, nhà thơ Thạch Quỳ bình chữ “ngỏng” trong bài “Giễu người thi đỗ”, thơ của Trần Tế Xương. Theo Google, nhà giáo Nguyễn Khắc Phước và vài tác giả khác cũng có bàn về chữ đó ở câu thơ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ấy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2779849132289020/

HOẠ NGUYÊN VẦN, KHẮC LỤC, LUẬT TRẮC & LUẬT BẰNG

HOẠ LẦN 1:
BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,
VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”
Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

sông Cửu, sông Hương chung nhục Hồng
Tây đè, vùng dậy, đứng bên chồng
bà đầm, trên ghế, ngoi trôn vịt
ông cử, dưới sân, chĩa vảy rồng
“Giông tố”, viết văn, luồn lách chữ *
“Giễu thi”, đánh bút, vuốt xoa dòng *
bạo quyền “cởi trói”, thôi sa-đích *
mềm dẻo, nước triều, lớn lại ròng *.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

sông Hương, sông Cửu nhục như Hồng
Tây hiếp, vùng lên, sát cạnh chồng
trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt
dưới sân, ông cử chĩa vi rồng
viết trong “Giông tố”, lách từng chữ *
đánh ở “Giễu thi”, xoa mỗi dòng *
sa-đích, đến thời phải “cởi trói” *
dẻo mềm, triều nước, lớn rồi ròng *.

T.X.A.
12-12-2020
………..

(*) “Giông tố”, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, bản 1937. “Giễu người thi đỗ”, thơ Trần Tế Xương (1870-1907). ~ Xã hội Việt Nam, trong đó có văn học, đã một lần được “cởi trói” trong giai đoạn 1936-1939, khi Mặt trận Bình dân của Léon Blum (1872-1950) lên cầm quyền ở chính quốc Pháp. ~ Đây chỉ là bài hoạ nguyên vần trong khuôn khổ chủ đề thuộc loại “chủ hoà” hoặc “minh xã” (ngầm chống Pháp trong vỏ bọc hợp pháp). Nếu có thể, câu cuối nên chăng là thế này: minh xã thăm tù máu ứa ròng (luật trắc); thăm tù đuổi Pháp, máu tươm ròng (luật bằng).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2780596328880967/

HOẠ LẦN 2
BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,
VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”
Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

Hà Nội Pháp đè, nhục Tản Hồng
Huế truy tội sướng, bị roi chồng
bà đầm trên ghế ngoi trôn vịt
ông cử dưới sân ngỏng trốc rồng
người nuốt thịt người, kinh vạn chữ *
sử bôi máu sử, hãi nghìn dòng *
Lỗ gào địa ngục, Mao thêm ngục *
sa-đích, khoá mồm, máu chảy ròng.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

Pháp đè Hà Nội, nhục dòng Hồng
Huế đánh tội rên sướng quá chồng
thẹn chuyện bà đầm ngoi đít vịt
hổ danh ông cử ngỏng mào rồng
thịt người, người nuốt, kinh từng chữ *
máu sử, sử bôi, hãi mỗi dòng *
Lỗ Tấn thét gào Mao địa ngục
khoá mồm, sa-đích, máu tuôn ròng.

T.X.A.
12-12-2020
…………….

(*) Lỗ Tấn, “Nhật kí người điên” (1918).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2782170198723580/

Xem Facebook Trần Xuân An ngày 09-12-2020 – 12-12-2020.
Cũng có thể xem tại đây:
https://txawriter.wordpress.com/2020/12/10/gieu-nhai-theo-tran-te-xuong-vu-trong-phung-hoa-nguyen-van/

.
XEM THÊM MỘT TRÍCH ĐOẠN VỀ “SADISME VĂN CHƯƠNG, SỬ HỌC”:
https://txawriter.wordpress.com/2020/12/14/trich-tu-chuong-xi-tieu-thuyet-mua-he-ben-song-cua-tran-xuan-an-b-1997-b-2003/
.

GHI CHÚ CHO TIỂU THUYẾT NÀY VÀ CHÙM THƠ NÀY

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

ĐƯỜNG DẪN (LINK) 16 BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC

Posted by Trần Xuân An trên 20.08.2020

hidden hit counter

         
LINK 16 BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC
(“Người Mẹ trong chiến tranh”)
————————————————————
Bài 1
ĐỌC LUẬN CƯƠNG LÊNIN VỀ THUỘC ĐỊA
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2613144278959507/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/05/ban-minh-ban-nuoc-de-chuoc-nuoc-chuoc-minh/ (link bài thơ “Đọc luận cương Lênin về thuộc địa”)

Bài 2
XEM PHIM NGA VỀ PHẢ HỆ LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2633164740290794/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/30/xem-phim-nga-ve-pha-he-lenin/

Xem phim:
.

Bài 3
NHƯ ÔNG BÕ, BÀ VÚ NGÀY XƯA
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2642902689316999/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/12/nhu-ong-bo-ba-vu-ngay-xua/

Bài 4
NHỚ “LỐI THOÁT CUỐI CÙNG”
CỦA CONSTANTIN VIRGIL GHEORGHIU
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651058451834756/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/21/nho-loi-thoat-cuoi-cung-cua-constantin-virgil-gheorghiu/

Bài 5
TÂM THẾ TRÊN VÕ ĐÀI PHÂN THÂN TỰ ĐẤU,
TA ĐỠ ĐÒN THÔI, MÌNH ƠI
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651895728417695/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/22/ta-do-don-thoi-minh-oi/

Bài 6
THƯA BÀN TAY ĐỎ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN,
CHO CHÚNG TÔI SỐNG VỚI
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2653550581585543/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/24/thua-ban-tay-do-chuyen-chinh-vo-san-cho-chung-toi-song-voi/
.
Bài 7
UTOPIA, HÒN ĐẢO KHÔNG TƯỞNG
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654832104790724/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/26/utopia-hon-dao-khong-tuong/

Bài 8
ĐẠI ĐỒNG, UTOPIA, CỘNG SẢN –
BÀI HỌC RÚT RA TỪ LỊCH SỬ
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2656847761255825/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/28/dai-dong-utopia-cong-san-bai-hoc-rut-ra-tu-lich-su/

Bài 9
BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2665822673691667/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/bat-chot-lai-ngam-lenin/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/viet-them-o-bai-dai-dong-utopia-cong-san/ (link như vậy nhưng là bài “Bất chợt lại ngẫm Lênin”; rồi cũng đã sửa link lại như nhan đề bài thơ này)

Bài 10
LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ
GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/11/li-lich-cac-lanh-tu-ghep-anh-chung-voi-lenin/

LINK TRANG GỘP CHUNG
CẢ MƯỜI BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC
(hoà giải dân tộc):
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654364281504173/

……..

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/20/duong-dan-link-10-bai-tho-viet-sau-ngam-khuc/
.

DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,
NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”

Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn…), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận…) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.

T.X.A.
20-08-2020

…… o0o0o0o ……

Viết thêm:
Bài 11
HƯƠNG LINH
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2681349315472336/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/24/huong-linh-bai-tho-11-sau-ngam-khuc/

Bài 12
CHÚA NHẬT, CHỦ NHẬT
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2683656565241611/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/26/chua-nhat-chu-nhat-bai-12-sau-ngam-khuc/

Bài 13 sau ngâm khúc
MỒ HÔI XANH TRONG MỌI ĐỜI TRE
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2692405944366673/

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/10/2-bai-tho-13-14-sau-ngam-khuc-va-vai-doan-viet-ngan/

Bài 14
TANG CHẾ RUỘT THỊT
CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2696962107244390/

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/10/2-bai-tho-13-14-sau-ngam-khuc-va-vai-doan-viet-ngan/

Bài 15 sau ngâm khúc tự sự “Người Mẹ trong chiến tranh” – Hoà giải dân tộc
BỨC THƯ ÔNG CHU ĐÌNH XƯƠNG
THÁNG 2-1983, NAY MỚI ĐỌC ĐƯỢC

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/15/buc-thu-ong-chu-dinh-xuong-viet-02-1983/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2702174273389840/

Bài 16 sau ngâm khúc tự sự “Người Mẹ trong chiến tranh” – Hoà giải dân tộc
SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/23/sac-li-lich-thanh-thuoc-tri-benh/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2709294679344466/
.
XEM TIẾP THEO LINK:
.
https://txawriter.wordpress.com/2020/09/26/duong-dan-link-16-bai-tho-sau-ngam-khuc-tu-su/
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN

Posted by Trần Xuân An trên 11.08.2020

hidden hit counter

         
Bài 10 sau ngâm khúc 460 câu
LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ
GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN
Trần Xuân An

dòng nội và dòng ngoại đều giáo sĩ
cha luật sư, bên mẹ chủ hãng Philips lừng danh
đó là Marx, còn Engels sinh ra từ tư sản dệt
chỉ Stalin gốc thợ giày, học làm linh mục chưa thành

từ bần nông, cha Mao Trạch Đông giàu ruộng đất
Mao cũng theo mẹ vào chùa, Phật tử một thời
trước khi đỏ, họ đều vàng, dù Nga Âu, Tàu Á
đó là những vị trước và sau Lênin, đỏ rực Đất và Trời

đỏ rực Đất, không còn tư sản, chủ đất
đỏ rực Trời, không còn Thượng đế, Thánh Ala
các lãnh tụ cũng xuất thân từ Trời và Đất
ai cũng sinh ra từ biện chứng cõi người ta!

cách mạng, phải căm thù tôn giáo, địa chủ và tư sản
thù ý hệ, giai cấp xuất thân, các lãnh tụ thù sâu
quyết tuyên truyền căm thù, để căm thù thành bạo lực
trong lịch sử, chưa ai tuyên ngôn thù hận thế đâu

căm thù ý hệ, giai cấp xuất thân là bất kính và bất hiếu
vô tổ quốc, nên chỉ trung với Đảng Vô sản toàn cầu
đã tam vô, đâu còn chủ nghĩa lí lịch
nhưng đấu tranh giai cấp, giai cấp lại là cái gốc, cái túi, cái đầu!

thuở bị bóc lột tận xương, nguyên bản Quốc tế ca quá “tả”
Marx đọc, Engels, Lenin hát cho công nhân, máu rực bình minh
tư sản trúng thương bởi từng nốt như từng quả đạn
cực tả ấy khiến chủ nghĩa tư bản đã tự sửa mình

Búa liềm là công nông, Sao dẫn đường là chủ nghĩa
Chiến tranh Lạnh đã làm nhân loại tự vấn, tỉnh người
kính cảm ơn các lãnh tụ, ai thuộc về nước nấy
ngự chi trên quốc kì! Sách trong thư viện, đủ rồi!

bây giờ tôi mới hiểu vì sao Bác Hồ khiêm tốn
xuất thân từ trí thức, tự học suốt đời
vẫn bảo mình không đóng góp gì vào hệ tư tưởng
Bác chỉ cần viện trợ đánh Pháp, rồi thành ra vậy thôi

con đường đỏ thắng bằng máu xương rất thật
cũng thắng bằng ảo vọng xô viết, sụp đổ từ lâu
nghĩ về “Luận cương”, chuyên chính, lí lịch… *
thơ chỉ phân giải cho cõi đời vơi đau.

T.X.A.
10 & 11-08-2020
………………..

(*) Thường gọi tắt là “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, 1920.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

.

.
Trình bày khác:

Bài 10 sau ngâm khúc
LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ
GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN
Trần Xuân An

dòng nội và dòng ngoại
         đều giáo sĩ
cha luật sư,
         bên mẹ chủ hãng Philips lừng danh
đó là Marx,
         còn Engels sinh ra từ tư sản dệt
chỉ Stalin gốc thợ giày,
         học làm linh mục chưa thành

từ bần nông,
         cha Mao Trạch Đông giàu ruộng đất
Mao cũng theo mẹ vào chùa,
         Phật tử một thời
trước khi đỏ, họ đều vàng,
         dù Nga Âu, Tàu Á
đó là những vị trước và sau Lênin,
         đỏ rực Đất và Trời

đỏ rực Đất,
         không còn tư sản, chủ đất
đỏ rực Trời,
         không còn Thượng đế, Thánh Ala
các lãnh tụ
         cũng xuất thân từ Trời và Đất
ai cũng sinh ra
         từ biện chứng cõi người ta!

cách mạng,
         phải căm thù
         tôn giáo, địa chủ và tư sản
thù ý hệ, giai cấp xuất thân,
         các lãnh tụ thù sâu
quyết tuyên truyền căm thù,
         để căm thù thành bạo lực
trong lịch sử,
         chưa ai tuyên ngôn thù hận thế đâu

căm thù ý hệ, giai cấp xuất thân
         là bất kính và bất hiếu
vô tổ quốc,
         nên chỉ trung
         với Đảng Vô sản toàn cầu
đã tam vô,
         đâu còn chủ nghĩa lí lịch
nhưng đấu tranh giai cấp,
         giai cấp lại là
         cái gốc, cái túi, cái đầu!

thuở bị bóc lột tận xương,
         nguyên bản Quốc tế ca quá “tả”
Marx đọc,
         Engels, Lenin hát cho công nhân,
         máu rực bình minh
tư sản trúng thương
         bởi từng nốt như từng quả đạn
cực tả ấy
         khiến chủ nghĩa tư bản
         đã tự sửa mình

Búa liềm là công nông,
         Sao dẫn đường là chủ nghĩa
Chiến tranh Lạnh
         đã làm nhân loại tự vấn, tỉnh người
kính cảm ơn các lãnh tụ,
         ai thuộc về nước nấy
ngự chi trên quốc kì!
         Sách trong thư viện, đủ rồi!

bây giờ tôi mới hiểu
         vì sao Bác Hồ khiêm tốn
xuất thân từ trí thức,
         tự học suốt đời
vẫn bảo mình
         không đóng góp gì
         vào hệ tư tưởng
Bác chỉ cần viện trợ đánh Pháp,
         rồi thành ra vậy thôi

con đường đỏ
         thắng bằng máu xương rất thật
cũng thắng bằng ảo vọng xô viết,
         sụp đổ từ lâu
nghĩ về “Luận cương”,
         chuyên chính, lí lịch… *
thơ chỉ phân giải
         cho cõi đời vơi đau.

T.X.A.
10 & 11-08-2020
………………..

(*) Thường gọi tắt là “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, 1920.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

……..0o0o0………

LINK 10 BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC
(“Người Mẹ trong chiến tranh”)
————————————————————
Bài 1
ĐỌC LUẬN CƯƠNG LÊNIN VỀ THUỘC ĐỊA
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2613144278959507/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/05/ban-minh-ban-nuoc-de-chuoc-nuoc-chuoc-minh/ (link bài thơ “Đọc luận cương Lênin về thuộc địa”)

Bài 2
XEM PHIM NGA VỀ PHẢ HỆ LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2633164740290794/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/30/xem-phim-nga-ve-pha-he-lenin/

Xem phim:
.

Bài 3
NHƯ ÔNG BÕ, BÀ VÚ NGÀY XƯA
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2642902689316999/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/12/nhu-ong-bo-ba-vu-ngay-xua/

Bài 4
NHỚ “LỐI THOÁT CUỐI CÙNG”
CỦA CONSTANTIN VIRGIL GHEORGHIU
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651058451834756/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/21/nho-loi-thoat-cuoi-cung-cua-constantin-virgil-gheorghiu/

Bài 5
TÂM THẾ TRÊN VÕ ĐÀI PHÂN THÂN TỰ ĐẤU,
TA ĐỠ ĐÒN THÔI, MÌNH ƠI
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651895728417695/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/22/ta-do-don-thoi-minh-oi/

Bài 6
THƯA BÀN TAY ĐỎ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN,
CHO CHÚNG TÔI SỐNG VỚI
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2653550581585543/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/24/thua-ban-tay-do-chuyen-chinh-vo-san-cho-chung-toi-song-voi/
.
Bài 7
UTOPIA, HÒN ĐẢO KHÔNG TƯỞNG
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654832104790724/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/26/utopia-hon-dao-khong-tuong/

Bài 8
ĐẠI ĐỒNG, UTOPIA, CỘNG SẢN –
BÀI HỌC RÚT RA TỪ LỊCH SỬ
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2656847761255825/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/28/dai-dong-utopia-cong-san-bai-hoc-rut-ra-tu-lich-su/

Bài 9
BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2665822673691667/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/bat-chot-lai-ngam-lenin/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/viet-them-o-bai-dai-dong-utopia-cong-san/ (link như vậy nhưng là bài “Bất chợt lại ngẫm Lênin”; rồi cũng đã sửa link lại như nhan đề bài thơ này)

Bài 10
LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ
GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN
Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/11/li-lich-cac-lanh-tu-ghep-anh-chung-voi-lenin/

LINK TRANG GỘP CHUNG
CẢ MƯỜI BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC
(hoà giải dân tộc):
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654364281504173/

……..

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/20/duong-dan-link-10-bai-tho-viet-sau-ngam-khuc/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN

Posted by Trần Xuân An trên 07.08.2020

hidden hit counter

         
Bài 9, sau ngâm khúc 460 câu
BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN
Trần Xuân An

ông nội Người thoát phận nông nô
trước cả ngày chế độ nông nô bãi bỏ
bà nội Người quá trẻ và giàu có
cuộc chuyển hoá giai cấp tự bao giờ!
cha Người dạy học, viết sách
quan thanh tra, huân chương quý tộc
ông ngoại Người bác sĩ, chủ nô!
mẹ Người học gia sư đến ba ngoại ngữ

đều thuộc Thánh kinh
gia thế phong lưu
vẫn ám sát vua Nga
anh Người đúng tội tử hình
lí lịch phong lưu
nhưng Người đau nỗi đau thế giới
Lênin cứu đời
bằng mô thức chưa từng thành công nổi
bằng bạo lực chiến tranh
bằng xé bỏ Thánh kinh, thành lửa khói
bằng chuyên chính lạnh mình
sách cách mạng viễn tưởng, mực đỏ chói
Lênin viết trên hiện thực nóng hổi
các giai cấp phản tỉnh, quân bình

bức tranh ai vẽ Lênin
Người đứng cao hơn ngọn cờ như máu xối!
muôn đời, theo lệ thường, sử ghi công và tội
Lênin chỉ của Liên Xô, Búa liềm sao Liên Xô!

T.X.A.
07-08-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2665822673691667/

Xem thêm:
https://txawriter.wordpress.com/2020/07/28/dai-dong-utopia-cong-san-bai-hoc-rut-ra-tu-lich-su/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Tạp chí XƯA & NAY giới thiệu 4 đầu sách về NGUYỄN VĂN TƯỜNG(1824-1886)

Posted by Trần Xuân An trên 02.08.2020

hidden hit counter

        
Tạp chí XƯA & NAY giới thiệu 4 đầu sách về NGUYỄN VĂN TƯỜNG(1824-1886) do tác giả Trần Xuân An nghiên cứu, biên soạn

Tạp chí Xưa & Nay, số 521, tháng 7-2020, đã dành nhiều trang về Lễ Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi và hai Đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cùng các Tướng sĩ Cần vương, ngày 13-07-2020, tại Tân Sở, Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong đó, bốn đầu sách đã xuất bản về Phụ chính Nguyễn Văn Tường, do Trần Xuân An nghiên cứu, biên soạn, được Tạp chí Xưa & Nay trân trọng giới thiệu, ghi nhận. Xin chân thành cảm ơn.

T.X.A.
02-08-2020


.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2661322227475045/
.
Xem thêm: 4 tấm ảnh tang lễ ông Nguyễn Văn Tương (hậu duệ đời thứ ba của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường [1824-1886]):
https://txawriter.wordpress.com/2007/08/30/tra-loi-nguoi-doc-2-xuat-xu-chi-chu-4-tam-anh/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »