Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Một, 2011

QUỐC HOA: CHỈNH THỂ BIỂU TƯỢNG MAI+ĐÀO+SEN

Posted by Trần Xuân An trên 28.01.2011

hidden hit counter

QUỐC HOA, DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ CHỌN LỰA TỪ NGHÌN XƯA

 

BA LOẠI HOA ĐƯỢC GỘP THÀNH
MỘT CHỈNH THỂ BIỂU TƯỢNG DUY NHÂT: MAI + ĐÀO + SEN (*)


một sen làm chẳng nên non
đào mai kết núi cao hồn quốc hoa

THẬT QUÁ PHI LÍ, KHI VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI BAO NHIÊU LÀ Ý NGHĨA TỐT ĐẸP, VỐN ĐÃ TRỞ THÀNH TRUYỀN THỐNG NGHÌN ĐỜI, MỌI GIA ĐÌNH CÔNG TI, XÍ NGHIỆP, TRƯỜNG HỌC, DOANH TRẠI, TRỤ SỞ CƠ QUAN CÔNG QUYỀN, ĐÌNH CHÙA VIỆT NAM ĐỀU ĐỒNG LOẠT CHƯNG HOA, LẠI KHÔNG CÓ QUỐC HOA ĐỂ CHƯNG, VÌ NGUYÊN DO: CHỈ DUY NHẤT HOA SEN (NỞ VÀO MÙA HÈ) LÀ LOẠI QUỐC HOA ĐỘC TÔN!

KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CHO THẤY: MỌI CHỌN LỰA SAI VỚI TRUYỀN THỐNG ĐỀU BỊ ĐÀO THẢI.

Hoa mai vàng có phải là quốc hoa?

Đó chỉ là một trong hai loại hoa truyền thống trong Tết Nguyên đán. Ở nước ta, chưa từng chọn quốc hoa một cách chính thức, mà đang bầu chọn theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

Về loại hoa trong Tết Nguyên đán:

– Nam bộ, Trung bộ: hoa mai (cũng trồng đào được);
– Bắc bộ: hoa đào (mai cũng nhiều nơi trồng).

Đó là hai loại hoa mà dân tộc ta đã chọn từ xa xưa.

Tết Nguyên đán rất quan trọng và có ý nghĩa về truyền thống trên toàn quốc. Nếu chỉ chọn hoa sen thì phải đợi đến mùa hạ mới có. Mùa hạ là dịp Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch)…

Nhưng dẫu sao, trong thực tế xã hội, một trong dăm ba ý nghĩa, biểu hiện chính của Tết Nguyên đán là lễ hội hoa toàn quốc. Ngoài ra, không có lễ tiết nào như vậy.

Thật quá phi lí, khi vào dịp Tết Nguyên đán, với bao nhiêu là ý nghĩa tốt đẹp, vốn đã trở thành truyền thống nghìn đời, cũng là dịp mọi gia đình, công ti, xí nghiệp, trường học, doanh trại, trụ sở cơ quan công quyền, đình chùa Việt Nam đều đồng loạt chưng hoa, lại không có quốc hoa để chưng, vì nguyên do: chỉ duy nhất hoa sen (nở vào mùa hè) là quốc hoa độc tôn!

Thậm chí, khi Tết Nguyên đán – Lễ hội hoa đến, khắp nơi trên cả nước đều chưng hoa mai và đào (hai loại hoa tiêu biểu), và hoàn toàn thiếu vắng sen, khiến người ta nghĩ cả nước đều biểu đồng tình phản đối sen là quốc hoa độc tôn.

Kinh nghiệm lịch sử và văn hóa cho thấy: Mọi lựa chon sai với truyền thống, cụ thể là phong tục tốt đẹp, và trái với quy luật thiên nhiên, đều bị đào thải.

Theo tôi, nên chọn 3 loại làm quốc hoa: MAI, ĐÀO & SEN, nhưng gộp lại làm một chỉnh thể biểu tượng duy nhất. Đó là biểu tượng quốc hoa, trưng bày một cách tự nhiên như ngàn đời đã có trong Tết Nguyên đán & Tết Đoan ngọ (theo ý nghĩa thuần Việt) và dùng làm biểu trưng (logos) cho bất kì ngày nào, lễ tiết nào trong năm, kể cả những dịp giao thiệp với nước ngoài về văn hóa…

Mặc dù đó cũng chỉ là một ý kiến trên chín mươi triệu ý kiến, nhưng thực ra toàn dân tộc Việt Nam đã chọn ba loại hoa ấy từ nghìn đời rồi.

Trần Xuân An
28 – 31-01 HB11

(*) Mong các họa sĩ ủng hộ & vui lòng phối trí lại.

Xin xem thêm các ý bổ sung (tạm đặt ở các khung bàn luận)

Cũng có thể xem tại:

www.tranxuanan-writer.net/ … /bai-moi-viet-2/bai-1

Bài đã đăng tại:

Đã đăng bài viết hoàn chỉnh trên Báo Văn hóa Nghệ An
Đã đăng ý kiến sơ khởi trên TranNhuongCom

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 5 Comments »

Phát hành tập “THƠ SỬ…”

Posted by Trần Xuân An trên 25.01.2011

hidden hit counter

“THƠ SỬ & NHỮNG BÀI THƠ KHÁC” — tập thơ thứ mười một của Trần Xuân An — vừa mới xuất xưởng: 24-01 HB11 (2011)

 

Ảnh lớn hơn (mời bấm vào đây)

Sau khi nộp lưu chiểu, trong vài ngày qua, ẩn bản tập thơ cũng đã được kính tặng Văn phòng Liên hiệp các hội VHNT. TP.HCM., Hội Nhà văn TP.HCM., Thư viện KHTH.TP.HCM., các tòa soạn báo chí như VP. phía Nam của Tạp chí Xưa & Nay, Sài Gòn Giải phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao động, Văn nghệ TP.HCM. … và một số anh chị em, bạn bè cầm bút.

Cập nhật ngày 12-02 HB11 (2011):

Ấn bản “Thơ sử và những bài thơ khác” trong những ngày qua, từ giáp Tết Nguyên đán Tân Mão HB11 đến hôm nay cũng đã được gửi kính tặng:
1) Viện Sử học Việt Nam
2) Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
3) Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và tòa soạn chính Tạp chí Xưa & Nay tại Hà Nội
4) Hội Nhà văn Việt Nam và Tttđt. thuộc Hội
5) Tuần báo Văn Nghệ (HNV.VN.)
6) Tạp chí Thơ (HNV.VN.)
7) Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế và Tạp chí Sông Hương
8 ) Liên hiệp các Hội VH.-NT. Thừa Thiên – Huế
9) Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huế và Tạp chí Huế Xưa & Nay
10) Hội Văn Nghệ Quảng Trị & Tạp chí Cừa Việt
11) Báo Quảng Trị
12) Báo Phú Yên
13) Hội Văn Nghệ Phú Yên và Tạp chí Văn Nghệ Phú Yên
14) Tạp chí điện tử Sông Cửu Long
15) Hội Văn nghệ Bến Tre
16) Hội Văn nghệ Lâm Đồng và Tạp chí Lang Bian
17) Nhà Sáng tác Đà Lạt
18) Công ti Sao Việt (khu du lịch sinh thái), Phú Yên
19) Một số thư viện…
20) Hai tạp chí điện tử tự lập TranNhuongCom & PhongDiepNet
21) Các nhà cầm bút, cầm phấn quen biết
22) Bạn bè thuộc nhiều ngành nghề khác nhau…

QUÝ NGƯỜI ĐỌC CÓ THỂ TÌM MUA TẠI NHÀ SÁCH CỦA TẠP CHÍ XƯA & NAY (Văn phòng phía Nam):

181 ĐỀ THÁM
Quận 1, TP.HCM

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

THIỆP CHÚC TẾT TÂN MÃO HB11

Posted by Trần Xuân An trên 20.01.2011

hidden hit counter

THIỆP CHÚC TẾT TÂN MÃO HB11
KÍNH GỬI ĐẾN QUÝ NGƯỜI ĐỌC

Ảnh lớn hơn

Posted in Chưa phân loại | 5 Comments »

BÌA SÁCH: THƠ SỬ & NHỮNG BÀI THƠ KHÁC

Posted by Trần Xuân An trên 20.01.2011

hidden hit counter

20-01 HB11:
Trần Xuân An — THƠ SỬ & NHỮNG BÀI THƠ KHÁC
(tập thơ thứ mười một)

Ảnh bìa lớn hơn

(Bìa do họa sĩ đồ họa Nguyễn Bình Bắc thực hiện)

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »