ác mộng
trước đoạn đầu đài
đao phủ thủ vang trầm tiếng nói: “người phản đối chuyên chính sử và văn
hãy nói lời trăn trối”
trầm tĩnh tiếng tù nhân: “không phải lời trăn trối
mà là lời đầu tiên như lời cuối cùng:
tôi, người cầm bút, như cầu Hiền Lương
cầu bắc qua sông không thể một bờ
và đất hai bờ đều phải là sự thật
không thì lụt trôi mất
và người cầm bút, cầm bút để làm gì!”
ác mộng, khi mở mắt
không đoạn đầu đài, không đao phủ thủ
vắng ngắt căn phòng
chỉ chùm tia nắng thò qua cửa sổ
bóng của nó như đao cứa cổ
ít hôm sau lại tái hiện giấc mộng
nhưng trong một trưa ngủ bình yên
là cảnh trao giải cao quý
như thể Nobel “người phản đối
chuyên chính sử và văn
hãy đọc diễn từ của lương tâm, tài năng”
trầm tĩnh tiếng vang xa, vọng gần: “tôi, người cầm bút, như cầu Hiền Lương
cầu bắc qua sông không thể một bờ
và đất hai bờ đều phải là sự thật!
đất nước hơn trăm rưỡi năm
chiến tranh, hậu chiến
chẳng ai chân thật xứng đáng
ôi sử và văn!”
trưa, ngủ dậy
viết lại
hai cảnh tượng đối nghịch
duy nhất một lời
cười ngất.
T.X.A.
29-05-2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3445938912346702/
.
.
Ảnh: Trần Xuân An giữa cầu Hiền Lương, sông Bến Hải
.
tương tư thảo cũng là trầm tư thảo
thuở nội chiến đồng bào, ngập máu xương
nay bỏ hút, lồng ngực không sương khói
ngắm tranh sử, mười chống là “Mười thương” *1
thương chống Pháp, và hai thương chống Nhật
thương chống Mỹ, và bốn thương chống Nga
thương chống Tàu… và “Mười thương” thế đó
bình sọ trổ — đỏ, vàng, lam — mười hoa
bỏ hút thuốc, thấy trong mình vẫn vậy
làm thơ đùa niềm-khôn-nguôi, thôi buồn
ngắm kĩ tranh, sử nở hoa “Mười chống”
chống ngoại xâm, nên đều thành “Mười thương”
hoà giải, xưa chống Pháp, Xô, Trung Quốc
tự hào, như chống Pháp, Nhật, Mỹ xưa
cựu lính Vàng công khai tự hào ấy
ngũ cường đều ngoại xâm, quá rõ chưa!
thuở dạy học, cầm phấn như thuốc lá
giảng thơ Đỏ, Bắc thêm ảo, Nam buồn
bụi phấn trắng cũng làm thầy cay mắt
mười chống là “Mười thương”, hết mù sương
năm đoá đỏ, chỉ một nửa sự thật
nửa kia là năm bông lam và vàng
dạy một nửa, viết một nửa là dối *2
đau chứng nhân thời văn gian, sử gian!
bỏ phấn bảng, tay vẫn cầm thuốc lá
bỏ thuốc lá, sáng nay nhớ cả hai
ước giáo cụ trực quan, tranh “Mười chống”
mãi cầm bút, kề râu, râu khói bay
bụi phấn bảng, thôi, thôi tro thuốc lá
mãi cầm bút toả râu trắng khói bay
tương tư thảo, trầm tư thảo thành chữ
chữ đừng thành tro bụi, xưa tới nay…
ai học trò cũng đều học lịch sử
học sử Bắc? Hay sử Nam? Bao giờ?
đến bao giờ học sử thật, hoà giải “Mười chống” là “Mười thương”, không bụi tro.
T.X.A.
23-04-2023
……………
(*1) Bài ca dao “Mười thương”, bắt đầu bằng hai câu: “Một thương tóc để đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…”, kể ra mười nét đẹp về ngoại hình, tính nết của hình tượng nhân vật cô gái.
(*2) Danh ngôn: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật là gian dối hoàn toàn” (A half of bread loaf is still bread but a half of truth is a whole lie).
hát đi, dù đã tan hoang
một trăm mười bảy năm Vàng cờ bay *1
chống Pháp, tả đạo, đắng cay
dựa Nhật, Pháp, Mỹ, không thay Vàng cờ
dựa Nhật lật Pháp, đợi giờ
Mỹ đuổi Nhật! Pháp xác xơ, chưa tàn
Pháp đổ quân, buộc cờ Vàng
cờ Vàng dựa Mỹ, Đỏ càng Mao hơn
toàn bại vong, duy sử còn
tấm lòng thuần Việt với non-sông-này
Nhật, Pháp ngại cờ-Vàng-này
không nịnh Mỹ, cờ Vàng đầy trời Nam
cờ Vàng tơi tả bụi lầm
vì còn thuần Việt, lương tâm không mờ
bại vong, đâu phải bất ngờ
vì chưa bán nước bao giờ, hát đi
trong bi kịch, đẹp chất bi
nắng trên sông sử, còn gì nữa đâu
hát đi, vơi nhẹ nỗi đau
hoà giải là, không nguỵ màu Vàng xưa
hát đi, bớt lậm mê bùa
Đỏ cờ chính thể dù chưa quốc kì
cờ Vàng tan, đừng tự ti
sử và lí lịch mãi ghi Vàng cờ
đỉnh Điện Biên Sao Liên Xô “Thuỵ bất trước”, đến Bác Hồ còn đau
cứng lời, quặn vô thức sâu
thế thời, Hồn Nước đành cau mặt buồn
Liên Xô thắng Sài Gòn luôn
Dinh Độc Lập, bàn cờ giương Sao Vàng
hát đi, cờ Vàng tan hoang
giẫm hồn thuần Việt mãi oan muôn đời
vận nước mình đã vậy rồi
năm đoá Đỏ, chiến công ngời cờ Sao *1
nhưng Hồn Nước ngự nơi nào?
hát đi, thuần Việt tự hào Vàng xưa
chuyện quá khứ, hát cũng thừa
nhưng sử kí, lí lịch chưa công bằng
mong chi quyền bút thẳng băng
tĩnh tâm sống giữa trầm thăng, hiểu đời
đau là đau Hồn Nước thôi “hình của Nước” phải của người Việt Nam *2
đến quốc kì cũng chào lầm
Sao Nga nhìn xuống cười thầm chúng ta
xin treo tranh sử vách nhà
đỏ, vàng, lam, mười đoá hoa, sọ bình
chiếc bình xương máu nước mình
hai sắc cờ, màu chùa đình — khói hương
tranh sử bi hùng máu xương
Đỏ ngời thắng, Vàng tươi buồn bại vong
vĩnh hằng Lam không hư không
tranh thời quá khứ, tỉnh lòng, hát đi
theo Pháp, không thể đồng quy
Pháp làm Thập giá Paris ố rồi
đoạt cờ Vàng, luỵ giống nòi
ăn năn, thuần khiết với Trời, hát đi
ngắm tranh sử, hát thầm thì
Liên Xô xâm lược quốc kì, hiểm sâu
Vàng chống cộng, tội gì đâu “Không ngủ được”, vô thức đau, Bác buồn
phẳng đường cứu nước? Vô phương!
những mặc cả với ngoại cường Liên Xô *3
ngoại cường trong sáng là mơ
hát đi, sử thuở bấy giờ, ngẫm tranh
mặc cả thì khó tâm thành
giương cờ độc lập lại đành Sao Nga! ngoại-tranh-nội-chiến trong ta
hát đi, sử ấy trong gia phả mình
hát đi, lục bát hoà bình
dựa ngoại cường đều tội tình, sọ chong
thuở mười chống, trổ mười bông Chiến tranh Lạnh dứt, mắt trong trẻo nhìn
tôi ngắm tranh thuở bom mìn
hát thơ, giới thuyết này in, kính lồng *4
cờ Tổ quốc đang là không
dân thời-Đỏ-năm-chiến-công, hiểu Vàng
Nam đã bại vong, tan hoang
cờ thuần Việt lưu nắng vàng núi sông
Bắc gặt hái năm chiến công
nhưng cờ Nga, thành ra không vui gì!
thời gian mở lượng từ bi
bảo bên Đỏ, này quốc kì Sao Nga!
Vàng thuần Việt lục bát ca
ngẫm tranh hoà giải mười hoa thuở nào.
T.X.A.
07-05-2023
………………
(*) (*1)~ Một trăm mười bảy năm: 1858-1975. Tính đến 1989/1991, là một trăm ba mươi mốt hoặc một trăm ba mươi ba năm. Sau 1975, Đỏ ta thắng thêm Kh’Mer Đỏ và Trung Quốc Đỏ. (*2)~ “Hình của Nước”, tức là hình tượng của Đất nước — chữ của Chế Lan Viên, trong bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” (tập “Ánh sáng và phù sa”, Nxb. Văn Học, 1960), đặc biệt ở câu thơ “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước”: Búa liềm trong Ngôi sao năm cánh. (*3)~ Xem lại bài thơ “GIÁ MẶC CẢ CỦA NGA XÔ” của tác giả:
“Nga Xô đã cùng Phan Bội Châu mặc cả
từ năm hai mươi, chính trị như đức tin
viện trợ, huấn luyện người, cấp vũ khí
đổi lại, là truyền bá, thực thi chủ nghĩa Lê-nin…”. Sử liệu từ: Phan Bội Châu, “Tự phán”, Nxb. Văn hóa – Thông tin tái bản, 2000, tr.232-234; cũng tác phẩm hồi kí ấy nhưng nhan đề khác: “Phan Bội Châu niên biểu”, in chung trong “Phan Bội Châu toàn tập”, tập 6, Nxb. Thuận Hóa, 1992, tr.270-272. Trích nguyên văn (hai bản dịch hầu như không khác nhau; ở đây lấy trích đoạn bản dịch trong “Phan Bội Châu niên biểu”): “… Tất phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới này:
1) Tín ngưỡng chủ nghĩa Cộng sản.
2) Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông.
3) Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mạng.
Còn những phí tổn chi dụng trong khi học và khi về nước, nhất thiết do chính phủ Lao Nông đảm nhiệm”. (*4)~ Giới thuyết thêm một lần nữa để tránh ngộ nhận: Chục đoá đỏ, vàng, lam chung một bình sọ trắng đất nâu là biểu tượng giai đoạn lịch sử một trăm ba mươi mốt năm (1858-1989/1991): – Cờ Đỏ: chống Pháp, Nhật, Mỹ, Kh’Mer Đỏ, Trung Quốc; – Cờ Vàng: chống Pháp (thời Tự Đức, Tân Sở cần vương), chống Liên Xô, Trung Quốc (chống cộng); – Lam (Chùa, Đình làng…): chống chủ nghĩa vô thần Mác Lê và Thiên Chúa giáo Rôma…
(*) (*1)~ Dĩ nhiên chúng ta đã hiểu Phan Văn Trị phê phán Tôn Thọ Tường. (*2)~ Ngôi sao năm cánh đỏ viền vàng đi đôi với Búa liềm vàng thành một chỉnh thể trên quốc kì Liên Xô, khi sang Trung Quốc, thành Ngôi sao năm cánh vàng với Búa liềm vàng. Thời thủ đô Trung Quốc còn ở Thuỵ Kim (瑞金 Ruijin) thuộc tỉnh Giang Tây, quốc kì Nước Cộng hoà xô viết Trung Hoa chỉ một Ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ, cờ Đảng Trung Quốc là Búa liềm vàng trên nền đỏ, và cũng có loại cờ trên một nền đỏ có cả Ngôi sao năm cánh vàng với Búa liềm vàng. Ở nước ta cũng thế, từ 1941 đến nay. Đó là nguyên nhân nội chiến chống hai Khối xâm lược trong Chiến tranh Lạnh. Tôi nhắc lại để làm thuyên giảm nỗi bệnh “hàng triệu người buồn (khóc)”, “hàng triệu người vui (cười)”, theo tinh thần đồng bào ruột thịt, hoà giải hoà hợp dân tộc. (*3)~ Ngày 01-11-1963 và 07 & 08-10-1987. (*4)~ Mười hai năm: 1975-1987. (*5)~ Bài thơ “Thuỵ bất trước” trong tập “Nhật ký trong tù”. (*6)~ Chục đoá đỏ, vàng, lam chung một bình sọ trắng đất nâu là biểu tượng giai đoạn lịch sử một trăm ba mươi mốt năm (1858-1989/1991): – Cờ Đỏ: chống Pháp, Nhật, Mỹ, Kh’Mer Đỏ, Trung Quốc; – Cờ Vàng: chống Pháp (thời Tự Đức, Tân Sở cần vương), chống Liên Xô, Trung Quốc (chống cộng); – Lam (Chùa, Đình làng…): chống chủ nghĩa vô thần Mác Lê và Thiên Chúa giáo Rôma… (*7)~ Phải chấp nhận con đường hèn vì nước yếu, và “không còn con đường nào khác” (ngoài Liên Xô, không có cường quốc nào khác viện trợ súng đạn để đánh Pháp) — sách tuyên truyền Đỏ thường viết câu này. (*8)~ Trước 1975, phe Quốc gia gọi đối phương là “giặc cộng”, “tay sai Nga Sô” (nguỵ có nghĩa là giặc, tay sai). (9*)~ Thơ Tố Hữu, trong “Nước non ngàn dặm” (1973): “Màu đỏ của đất, màu xanh của trời”. Cờ Mặt trận đảo ngược trời (xanh) đất (đỏ) chỉ là cờ tạm thời. Tư liệu khác: Màu đỏ chỉ Miền Bắc, màu xanh chỉ Miền Nam, như bàn cờ với hai loại quân cờ đỏ và xanh. Thực ra, cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (quốc kì Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) chỉ là biến thể của quốc kì Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.
.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3417437541863506/
. Xem thêm thông tin về Cờ đỏ sao vàng:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3416141858659741/
. Về cờ đỏ sao vàng, trong “Một cơn gió bụi”, Trần Trọng Kim đã viết từ 1949 (Vĩnh Sơn xuất bản, 1969, tr.76), xác định đó là cờ cộng sản (tức là cờ chính thể, không phải quốc kì). Và sớm hơn thế, Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), từ 1945-1946, đã đòi thay đổi “quốc kì” của Việt Minh, vẽ biếm họa đồng nhất chữ thập ngoặc phát-xít với ngôi sao vàng chủ nghĩa Lenin, vì họ đã thừa hiểu đó là cờ chính thể cộng sản mà thôi. Dĩ nhiên trong xã hội, nhiều người cũng biết thông tin đó. Xem: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, “Việt Nam quốc dân đảng trong thời kỳ thoái trào và biến chất (từ 1930 đến 1954)”, đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10, 2010, tr.13. Xin lưu ý: Vấn đề lịch sử này đã được bạch hoá rõ ràng trên sách báo từ lâu; nếu bị kiểm duyệt cắt bỏ, thì không thể sáng tỏ giai đoạn Nội chiến trong Chiến tranh Lạnh (ngoại-tranh-nội-chiến).
. Xem thêm ở bên dưới ba hình, tranh minh họa
.
.
.
.
.
Xem thêm:
CÁC CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA CỜ ĐỎ SAO VÀNG VIỆT NAM, VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ QUỐC KÌ BÚA LIỀM SAO LIÊN XÔ VÀ TỪ BIẾN THỂ Ở THUỴ KIM (1931-1937), TRUNG QUỐC, CHUNG QUY VẪN THỂ HIỆN Ý NGHĨA GỐC: NGÔI SAO NĂM CÁNH (ĐI ĐÔI VỚI BÚA LIỀM) LÀ BIỂU TRƯNG CHỦ NGHĨA LENIN:
Theo tư liệu gốc, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 2, Hồ sơ 15, tờ 62, dẫn theo bài “Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam”, đăng trên báo Nhân Dân điện tử, vào thứ tư, ngày 31/08/2022 lúc 10:25 ( https:// nhandan. vn/ co-do-sao-vang-bieu-tuong-thieng-lieng-dac-biet-cua-dan-toc-viet-nam-post712980. html ):
Nền cờ màu đỏ tượng trưng “tinh thần hy sinh chiến đấu cách mạng của nhân dân Việt Nam”; ngôi sao màu vàng tượng trưng “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng” *.
Chú trọng vào hai cụm chữ nguyên văn trích dẫn tư liệu gốc trong hai cặp ngoặc kép. Còn các dòng gán ghép thêm như năm cánh sao tượng trưng cho sĩ, nông, công, thương, binh là không hợp lí, vì “vai trò lãnh đạo cách mạng” không thể là cả năm thành phần, giai cấp trong toàn dân được (theo chủ nghĩa Marx-Lenin). Rõ hơn, nay đảng kì Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã thay ngôi sao năm cánh bằng hình tượng cuốn sách mở.
Và theo các tư liệu khác:
1)- “Sao vàng phấp phới, dắt giống nòi quê hương qua nỗi lầm than”
Nguồn: Văn Cao, “Quốc ca” (“Tiến quân ca”), 1944.
2)- “Sao vàng soi lối tự do”
Nguồn: Nguyễn Đình Thi, “Mẹ con đồng chí Chanh”, Ngành Văn nghệ trung ương xuất bản, 11/1953.
Trên FB nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
3)- “Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”
Nguồn: Vũ Cao, “Núi Đôi” (1956), Nxb. Hà Nội, 1970.
4)- “Ngôi sao lãnh đạo, ngọn cờ quang vinh”
Nguồn: Huyền Kiêu, “Chị Nụ thôn Cam”, truyện thơ cải cách ruộng đất, Tủ sách Bông Lúa, Nxb. Văn Nghệ, Hà Nội, 1956.
Trên FB nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
5)- “Ngôi sao chân lí giữa đời”
Nguồn: Tố Hữu, “Nước non ngàn dặm”, Nxb. Văn nghệ Giải phóng, 1973.
Đặc biệt, ở bài “Thuỵ bất trước” (“Không ngủ được”), trong tập “Nhật ký trong tù” (1942-1943) của Bác Hồ, Viện Văn học ấn hành, 1960 và nhiều lần tái bản về sau. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh đã tuân theo chủ nghĩa Lenin từ trước (1920), nhưng khi Ngôi sao trên nền đỏ thành quốc kì (cờ Tổ quốc), thì lại là vấn đề khác. Bác Hồ không thể không “trằn trọc, băn khoăn”, “hồn mộng quẩn quanh” — suốt đêm “không ngủ được”, lúc chợp mắt cũng chập chờn như thức *.
T.X.A liệt kê, tổng hợp, bình chú
25-04-2023
…………….
(*) *1~ Theo các từ điển tiếng Việt: “Vai trò: Tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức.
[Ví dụ:]
Vai trò của người cha trong gia đình.
Tri thức giữ vai trò quyết định”.
(Trích từ một trong các từ điển tiếng Việt).
Theo đó, “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng” phải được hiểu là ánh sáng chủ nghĩa Lenin, lãnh tụ Lenin với chức năng, tác dụng soi sáng, lãnh đạo (cẩm nang, kim chỉ nam) trong sự hoạt động, sự phát triển chung của cách mạng vô sản.
*2~ Người ta có thể liên tưởng đến một đoạn trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh. Nhưng thật ra, hai trạng thái “không ngủ được” này khác nhau một trời một vực: Một đằng thao thức vì thương nhớ da diết trong yêu đương, một đằng trằn trọc, băn khoăn, hồn mộng mị loanh quanh vì ngôi sao chủ nghĩa Lenin lại bị ép thành hình tượng Tổ quốc.
bông có hương tự nhiên thơm
tươi mới hoài chân lí cổ
Triều chỉ làm tên lửa đỏ
buộc Hàn quy phục theo mình
hãy thơm hương đời hạnh phúc
ngát hương tự do đa nguyên
trên tất cả, hương độc lập
quốc kì ngoại uế hương thiêng
thế giới sẽ thôi chống Đỏ
và Hàn thống nhất với Triều
sẽ không máu xương oan uổng
thắng bằng tên lửa, ai yêu!
nhưng nguyên lí Đỏ: bạo lực “họng súng đẻ ra chính quyền” *
tên lửa bắn ra hạnh phúc
“nổ” độc lập, tự do riêng
thí nghiệm mất gần thế kỉ
Liên Xô toàn trị tan rồi
chính quyền Đỏ, Triều rực Đỏ
hương mộng chuyên chế tanh hôi
chủ nghĩa xã hội dị biến
hoa nhà chủ thể truyền ngôi
không hương, Hàn không thống nhất
tên lửa Triều rực máu người
chủ nghĩa xã hội mộng mị
nghìn xưa đã mơ đại đồng
nhớ mùi hương ảo vọng Đỏ
sao Đỏ trời cao hư không
đỏ như vàng, sao năm cánh:
Sao Lenin treo trên trời!*
ngoài khí quyển vô Tổ quốc
mộng mị không tưởng chơi vơi
nước mình Điện Biên Phủ đẹp
Sao Lenin nước chia đôi
thống nhất bằng mùi khốn quẫn
nhớ hương mộng mị chưa nguôi
Triều toả hương độc lập nhé
dân chủ, dân không sống quỳ
giàu mạnh gấp đôi Hàn quốc
tự nhiên hương một Cao Ly
thống nhất, Hàn đừng chiến bại
như Nam Việt khổ mấy đời
ngu trong nhồi sọ, thất thế…
… “Cởi trói”, nói hương cũ thôi
thời nối Hiền Lương, mừng lắm
mừng vì chấm dứt chiến tranh
nhưng hương Miền Nam, cũng trói
giấu đau thương, Bến Hải xanh
thời nối Tiên An, ảo vọng *
tôi, nhà thơ trẻ sinh viên
tàu lửa lộng hương thống nhất
Bến Hải “phải đạo”, giấu phiền
Hàn đừng hàng binh lơ láo
thối danh bao đời cháu con
Triều thôi tên lửa hung ác
thắng cũng lưu xú sử son *.
T.X.A.
(Bài thơ cũ không nhớ ngày tháng năm nào, hình như trong 2016.
Chép lại: 21-03-2023, có viết thêm ít khổ thơ)
……………………
(*) ~ Theo chủ nghĩa Marx-Lenin, phải dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền. Nắm chắc chính quyền chuyên chính vô sản mới có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội, bằng biện pháp cưỡng bức đi đôi với thuyết phục. Câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông, đại để là “họng súng đẻ ra chính quyền”. Cũng theo Marx-Lenin, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tình thương và tôn giáo là không tưởng, chỉ là ước mơ đại đồng từng xuất hiện trong thời cổ đại, không bao giờ thành hiện thực. Hiện nay, thực tế cho thấy với bạo lực chiến tranh, chuyên chính, toàn trị cũng không thể, cho dù chiến tranh khốc liệt, tràn ngập xương máu, cho dù con đường chuyên chính, toàn trị như đường hầm dài dằng dặc hơn cả thế kỉ. ~ Về cờ đỏ sao vàng, trong “Một cơn gió bụi”, Trần Trọng Kim đã viết từ 1949 (Vĩnh Sơn xuất bản, 1969, tr.76), xác định đó là cờ cộng sản (tức là cờ chính thể, không phải quốc kì). Và sớm hơn thế, Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), từ 1945-1946, đã đòi thay đổi “quốc kì” của Việt Minh, vẽ biếm họa đồng nhất chữ thập ngoặc phát-xít với ngôi sao vàng chủ nghĩa Lenin, vì họ đã thừa hiểu đó là cờ chính thể cộng sản mà thôi. Dĩ nhiên trong xã hội, nhiều người cũng biết thông tin đó. Xem: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, “Việt Nam quốc dân đảng trong thời kỳ thoái trào và biến chất (từ 1930 đến 1954)”, đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10, 2010, tr.13. Xin lưu ý: Vấn đề lịch sử này đã được bạch hoá rõ ràng trên sách báo từ lâu; nếu bị kiểm duyệt cắt bỏ, thì không thể sáng tỏ giai đoạn Nội chiến trong Chiến tranh Lạnh (ngoại-tranh-nội-chiến). ~ Cầu đường sắt Tiên An bắc qua sông Bến Hải đã có trước thời chia cắt Đất nước, được phục hồi sau 1975. ~ “Lưu phương thiên cổ” hoặc “lưu hương thiên cổ” và “lưu xú vạn niên”.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3401355606805033/
. GHI THÊM VỀ CHỦ NGHĨA ĐỎ
Trần Xuân An
1.
chủ nghĩa xã hội mộng mị
giấc mơ mãi mãi không thành
chiến tranh, chuyên chính dân khổ
thân phận đất đen cam đành.
2.
chất bạo lực Đỏ là thuốc
độc Đỏ trị độc thực dân
(độc Đỏ nguyên trị bóc lột) *
hết bệnh, còn uống, suy tàn.
3.
Nhà nước thành ông trùm chủ
tư nhân cầm hơi, bó tay
quốc doanh độc quyền bóc lột
công sản vơi, tư túi đầy.
4.
buồn vui chuyện xưa: thơ sử
nay nắng hay mưa, mặc trời
người sao ta vậy, gục gặc
Đại đồng hay Đỏ cũng cười *.
T.X.A.
22 — 25-03-2023
…………………
(*) ~ Từ xa xưa, các dân tộc chống thực dân bằng tinh thần yêu nước. Lịch sử nước ta hàng ngàn năm nay cũng thể hiện điều đó. Chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ nhằm chống chủ nghĩa tư bản (và các hình thái chính trị – kinh tế tư hữu nói chung); còn việc chủ nghĩa Lenin ủng hộ các dân tộc bị áp bức thì đó chỉ là phương tiện để đi đến cứu cánh là chủ nghĩa xã hội, cộng sản hoá các dân tộc ấy. ~ Nhân loại nói chung, không riêng dân tộc nào, tôn giáo nào, đều có ước mơ đại đồng (mọi người đều như nhau, giống nhau về thân phận, quyền lợi, nghĩa vụ…). Hiện nay, chủ nghĩa quốc gia – dân tộc với tinh thần thế giới đại đồng gần như phổ biến khắp các nước trên toàn cầu.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3402124043394856/
.
Bài cũ: NHỚ LỄ THÔNG TÀU THỐNG NHẤT
NỐI LIỀN SÔNG BẾN HẢI
Trần Xuân An
~~ Kính tặng anh Võ Quê (nhà thơ),
người đi cùng tôi trên chuyến tàu ấy. ~~
phát quang lau lách đôi bờ
dải mô đường sắt bất ngờ hiện ra
cầu Tiên An đã bắc qua *
có tôi trong buổi nối ta với mình
thuở sinh viên hồn trắng tinh
mây trời sáng ấy thật tình trắng tươi
nắng sông Bến Hải chớp ngời
đầu máy ra, loé hồi còi, tàu vô
cái mừng thống nhất quá thơ
cái đau hậu chiến ai ngờ nay mai
chuyến đầu vào Huế không dài
tiếp ba mươi bảy năm ngoài hình dung
men bia, say chuyện anh hùng
lướt sầu hận, chẳng lạ lùng, phải không
trên đường ray, vui bềnh bồng
ngỡ bay thoát đất đau lòng chung quanh
vẫn trong quy luật chiến tranh
là hậu chiến! Đời đã lành lặn đâu!
tránh lơ, đành cạn nỗi đau
chuyến tàu vui, nhàn nhạt màu văn chương
bấy giờ sợ viết máu xương
Cầu Ý Hệ cùng bi cuồng Tiên An
niềm vui đường sắt bắc ngang
thuở ban sơ đó, ngỡ ngàng giờ đây
thơ tôi dài đến hôm nay
vẫn hồn ngày nọ, sâu dày thời gian
hơn hai mươi năm Tiên An *
nhân đôi, hậu chiến, xanh ngàn bờ đau.
T.X.A.
09:05 – 12:01, 05-11 HB14 (2014)
…………….
(*) Cầu đường sắt Tiên An bắc qua sông Bến Hải, Quảng Trị. Chiếc cầu này cũng là biểu tượng chia cắt đất nước, 1954-1975, nhưng không nổi tiếng bằng cầu đường bộ Hiền Lương. Đúng với sự thật hơn, cầu đường sắt này đã bị giật sập bằng chất nổ trước 1945 (có thông tin khác, là trong tiêu thổ kháng chiến, từ 1946 — sai biệt về năm không đáng kể), và được phục hồi, 1976, theo Quyết định từ 1975. Mặc nhiên, cầu Tiên An là biểu tượng cuộc chiến tranh ba mươi năm, 1945-1975.
.
.
.’
.
Cầu đường sắt Tiên An bắc qua sông Bến Hải, Quảng Trị thời chia cắt Đất nước, 1954-1975.
( Nguồn ảnh: https://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=12706 )
.
yêu Đỏ chỉ một phần này
yêu Vàng cũng một phần đây, xưa giờ
ghét hai mặt trái chất nô
tim ai mìn. Tim tôi thơ, can gì!
hai bờ ý hệ sân si
lập trường Bến Hải xanh rì nước non.
T.X.A.
08:02-08:45, 14-03-2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3396639233943337/
.
. NHỮNG BÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC MỚI VIẾT (tính từ ngày 11-12-2022) — Trần Xuân An
Có thể tìm đọc ở nhan đề hoặc lịch ngáy tháng năm tại cột dọc bên trái
. A.- THƠ TẾT & THƠ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
1)- 05-12-2022: HƯU LÀ LẦN THỨ HAI TUỔI XUÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720408101887/
2)- 07-12-2022: TẾT, TẠ ƠN THIÊN NHIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720821435179/
3)- 11-12-2022: NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/
4)- 16-12-2022: TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
5)- 22-12-2022: NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
6)- 23-12-2022: TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
7)- 24-12-2022: “ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
9)- 31-12-2022: TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
10)- 11-01-2023: KẺ SĨ VÀ QUÝ TỘC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
11)- 16-01-2023: SỌ DỰNG NGƯỢC CẢ HAI MIỀN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3354236084850319/
12)- 22-01-2023: NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN,
VÀNG TRĂNG MẬT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3358815274392400/
13)- 24-01-2023: CÓ TRĂM MÙA ĐỂ YÊU MAI ĐÀO
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3360311264242801/
14)- 26-01-2023: TÁI BẢN TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361740807433180/
15)- 26-01-2023: QUÝT TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361765110764083/
16)- 27-01-2023: MAI KẾT TRÁI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3362573360683258/
17)- 30-01-2023: TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
18)- 03-02-2023: TÔ HỒNG THẮNG, KHUI ĐEN BẠI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3368000463473881/
19)- 04-02-2023: CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3369053946701866/
20)- 07-02-2023: HẬU CHIẾN, KẺ CƯỜI NGƯỜI KHÓC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3371090819831512/
21)- 10-02-2023: BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3373481272925800/
22)- 11-02-2023: ĐỌC “BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3374343566172904/
23)- 14-02-2023: BI TRÁNG CHO NGÀY TÌNH NHÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3376788069261787/
24)- 18-02-2023: THƯ TUYỆT MỆNH HAY DI CHÚC CÔ GIANG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3379726195634641/
25)- 19-02-2023: ĐẢNG CẦN LAO VÀ BA CHÍNH ĐẢNG CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3380982292175698/
26)- 22-02-2023: BỖNG MỘT CÂY SỐNG TỰA Ở BAN CÔNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3382996728640921/
27)- 23-02-2023: SỬ ĐOẠN TRƯỜNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3383791291894798/
28)- 24-02-2023: NHƯỢNG TỐNG (1906-1949)
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385024458438148/
29)- 25-02-2023: NHỚ KINH ĐÔ QUẬT KHỞI, THẤT THỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385115715095689/
30)- 26-02-2023: TRANH CỬ, TUỔI THƠ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385830325024228/
31)- 27-02-2023: CON ĐƯỜNG ĐỎ LẪN VÀNG ĐAU KHỔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3386537518286842/
32)- 28-02-2023: CẢM ƠN ĐẢNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387193661554561/
33)- 01-03-2023: KỈ NIỆM 1983
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387915068149087/
34)- 05-03-2023: CỜ BA ĐẢNG CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3390588607881733/
35)- 06-03-2023: TÔN TRỌNG CỜ CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3391846037755990/
36)- 09-03-2023: NHỮNG KHÚC SÔNG ĐỜI TÔI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3393338407606753/
37)- 12-03-2023: THƯƠNG TIẾC HOẠ SĨ NGUYỄN THÁI TUẤN (1965-2023)
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3395362457404348/
38)- 14-03-2023: LỜI BẠT CHO TẬP THƠ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3396639233943337/
. B.- CÂU ĐỐI:
1)- 20-01-2023: CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3357039501236644/
. C.- MẤY BÀI BÌNH LUẬN:
1)- 18-12-2022: NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
2)- 12-01-2023: NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “PHẠM QUỲNH, PHẠM TUYÊN” CỦA THÁI BÁ TÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3351193855154542/
3)- 13-01-2023: VUA, THẦY, CHA
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
4)- 28-01-2023: 50 NĂM HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973 — 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3363047027302558/
. D.- PHỤ LỤC: THƠ ĐỌC LẠI:
1)- Đọc lại thơ viết về Bác Hồ…:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1944312455842696
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1944600339147241
2)- Đọc lại mấy bài viết về Việt Nam quốc dân đảng và Đại Việt quốc dân đảng, trong năm 2019, ở tập thơ XXII “Cái nhìn của người hậu chiến”:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3394677577472836/
. LẬP TRƯỜNG SÔNG THIÊN NHIÊN BẾN HẢI
tập thơ thứ mười tám
trong mười chín đầu sách hoà giải dân tộc
suốt chín năm vừa qua (2014-2023)
(viết từ ngày 11-12-2022 đến 06-03-2023) — Trần Xuân An
.
.
. PDF bấm vào đây
.
. Phụ đính quan trọng:
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
2)- Đọc lại mấy bài viết về Việt Nam quốc dân đảng và Đại Việt quốc dân đảng, trong năm 2019, ở tập thơ XXII “Cái nhìn của người hậu chiến”:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3394677577472836/
sinh ra ở miền vàng
tuổi mới lớn
trắng giữa Chiến tranh Vàng – Đỏ
mười chín tuổi sông đời tôi thế đó
mùa thống nhất giữa hạ
rơi tan hoang
mọi lá cờ Vàng từ thời Tự Đức – Tân Sở *
biến thể, cờ Đồng Khánh chịu “bảo hộ”
biến thể, cờ thoả hiệp Nhật, Pháp sức tàn
Quốc gia nghiêng về Mỹ, chống Đỏ
hai mươi mốt năm Miền Nam cờ Vàng *
sách báo vạch rõ Pháp Nhật ngoại xâm
lá cờ Vàng sáng tỏ tâm Vàng, đã đổ
tuổi mười chín, sông đời tôi thế đó
vâng, tuổi mười chín, sông đời tôi thế đó
Điện Biên Phủ, sáng chương sử trong trí nhớ
sông đời tôi cũng khúc xạ Đỏ hào quang
thác lí lịch ba tầng oan khổ
sinh viên đỏ, thầy giáo đỏ
hai mươi bảy tuổi, bỏ bục giảng, về quê
sông đời đôi khi còn vực ghềnh phẫn nộ
ngày “Cởi trói”
tôi ba mươi mốt tuổi, đỏ hoe
hồn đỏ hoe ứa nước mắt, sững sờ nắng gió
bốn năm cuối Chiến tranh Lạnh vẫn đỏ
vẫn đỏ sông đời tôi
ba mươi lăm tuổi, tập thơ thứ nhất chào đời
vào lại Sài Gòn tuổi nhỏ
chính kiến vẫn đỏ, dù thơ tình vàng
Đổi mới là về trái tim người muôn thuở
muôn thuở trần gian
lao vào khúc sông văn sử đang rộng mở
sông đời tôi chảy, để sáng tỏ từng trang
bốn tư tuổi, tiểu thuyết, luận bình, biên khảo
sông đời tôi, thuyền bản thảo đầy tràn
tuổi năm mươi tám, sông đời tôi vẫn đỏ
nhìn lại cờ Vàng, hoà giải lòng người
nhiều năm trước, hoà giải dưới cờ Đỏ
cõi miền vàng không bớt khổ, chơi vơi
2014, 2023, chín năm, nhanh đến sợ
sông đời tôi lại trắng trong thơ
bạc tóc đọc sách, trầm tư
trân trọng
thoát sách vở học trò
hoà giải cho bốn lá cờ *
bốn lá cờ chống Pháp, lấm nhọ
chuyển qua đối đầu khét lửa ngún tro Chiến tranh Lạnh, ở điểm nóng nghìn độ
Mỹ với Nga Xô
(Trung Quốc vẫn cờ Đỏ
treo nính của Nga)
Hoàng Sa và những đá đảo Trường Sa
những trận biểu tình, dịch Covid bùng nổ
sông đời tôi, sáu mươi bảy năm rồi đó
sông thì trắng, thẻ công dân, hội viên thì đỏ
ngẫm thật kĩ, thấy đơn giản chăng
trăm triệu dòng sông dọc hay ngang
cho dù đỏ, trắng hay vàng
trước hiển nhiên sự thật lịch sử
cũng một mặt trời, cũng một mặt trăng
(phân biệt những thêu dệt nhân gian)
ngẫm lại, hoà giải đồng bào
phê phán ngũ cường xâm lăng
đủ màu và đỏ
muốn đổi khác quốc kì
chỉ vì Hồn Nước kể từ thời Quốc tổ
dòng sông tôi
mấy khúc, mấy thác ghềnh cũng thế
đỏ mới tốt hơn đỏ đang là đồ cổ
dù trong khúc sông trắng nắng vàng!
cầm bút như rẫy đã phát quang
sử kiến, chính kiến không biểu lộ
(đã chín năm bày tỏ)
dòng sông đời tôi sẽ an nhiên, mênh mang.
T.X.A.
07:39-10:05, 09-03-2023
(kỉ niệm 06-03-2014, tham gia Facebook)
……………………….
(*) ~ Lịch sử chống Pháp của lá cờ Vàng (các biến thể): Triều Tự Đức chống Pháp 1858-1883, Nhóm Chủ chiến chống Pháp 1883-1885, Phong trào Tân Sở – Cần vương chống Pháp 1885-1896 và Việt Nam cộng hoà khẳng định ý chí chống Pháp, chống Nhật bằng sách báo, quan trọng nhất là bằng việc đặt tên đường phố, bằng sách giáo khoa 1954/1955-1975. ~ Bốn lá cờ chống Pháp: 1) Đảng kì Việt Nam quốc dân đảng, 2) Quốc kì Việt Nam dân chủ cộng hoà, 3) Đảng kì Đại Việt quốc dân đảng, 4) Quốc kì Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà (biến thể quốc kì triều Tự Đức – Tân sở Cần vương, và giai đoạn thoả hiệp với Pháp).
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3393338407606753/
.
. NHỮNG BÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC MỚI VIẾT (tính từ ngày 11-12-2022) — Trần Xuân An
Có thể tìm đọc ở nhan đề hoặc lịch ngáy tháng năm tại cột dọc bên trái
. A.- THƠ TẾT & THƠ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
1)- 05-12-2022: HƯU LÀ LẦN THỨ HAI TUỔI XUÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720408101887/
2)- 07-12-2022: TẾT, TẠ ƠN THIÊN NHIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720821435179/
3)- 11-12-2022: NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/
4)- 16-12-2022: TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
5)- 22-12-2022: NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
6)- 23-12-2022: TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
7)- 24-12-2022: “ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
9)- 31-12-2022: TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
10)- 11-01-2023: KẺ SĨ VÀ QUÝ TỘC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
11)- 16-01-2023: SỌ DỰNG NGƯỢC CẢ HAI MIỀN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3354236084850319/
12)- 22-01-2023: NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN,
VÀNG TRĂNG MẬT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3358815274392400/
13)- 24-01-2023: CÓ TRĂM MÙA ĐỂ YÊU MAI ĐÀO
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3360311264242801/
14)- 26-01-2023: TÁI BẢN TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361740807433180/
15)- 26-01-2023: QUÝT TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361765110764083/
16)- 27-01-2023: MAI KẾT TRÁI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3362573360683258/
17)- 30-01-2023: TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
18)- 03-02-2023: TÔ HỒNG THẮNG, KHUI ĐEN BẠI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3368000463473881/
19)- 04-02-2023: CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3369053946701866/
20)- 07-02-2023: HẬU CHIẾN, KẺ CƯỜI NGƯỜI KHÓC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3371090819831512/
21)- 10-02-2023: BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3373481272925800/
22)- 11-02-2023: ĐỌC “BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3374343566172904/
23)- 14-02-2023: BI TRÁNG CHO NGÀY TÌNH NHÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3376788069261787/
24)- 18-02-2023: THƯ TUYỆT MỆNH HAY DI CHÚC CÔ GIANG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3379726195634641/
25)- 19-02-2023: ĐẢNG CẦN LAO VÀ BA CHÍNH ĐẢNG CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3380982292175698/
26)- 22-02-2023: BỖNG MỘT CÂY SỐNG TỰA Ở BAN CÔNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3382996728640921/
27)- 23-02-2023: SỬ ĐOẠN TRƯỜNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3383791291894798/
28)- 24-02-2023: NHƯỢNG TỐNG (1906-1949)
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385024458438148/
29)- 25-02-2023: NHỚ KINH ĐÔ QUẬT KHỞI, THẤT THỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385115715095689/
30)- 26-02-2023: TRANH CỬ, TUỔI THƠ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385830325024228/
31)- 27-02-2023: CON ĐƯỜNG ĐỎ LẪN VÀNG ĐAU KHỔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3386537518286842/
32)- 28-02-2023: CẢM ƠN ĐẢNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387193661554561/
33)- 01-03-2023: KỈ NIỆM 1983
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387915068149087/
34)- 05-03-2023: CỜ BA ĐẢNG CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3390588607881733/
35)- 06-03-2023: TÔN TRỌNG CỜ CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3391846037755990/
36)- 09-03-2023: NHỮNG KHÚC SÔNG ĐỜI TÔI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3393338407606753/
. B.- CÂU ĐỐI:
1)- 20-01-2023: CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3357039501236644/
. C.- MẤY BÀI BÌNH LUẬN:
1)- 18-12-2022: NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
2)- 12-01-2023: NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “PHẠM QUỲNH, PHẠM TUYÊN” CỦA THÁI BÁ TÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3351193855154542/
3)- 13-01-2023: VUA, THẦY, CHA
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
4)- 28-01-2023: 50 NĂM HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973 — 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3363047027302558/
.
Link các trang cùng nội dung này:
1) 30-12-2022: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341402419467019/
2) 03-02-2023: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3367953006811960/
3) 13-02-2023: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3375754092698518/
4)- 04-03-2023: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3389801934627067/
.
.