Bài thơ này đã gửi đăng trên báo chí qua đường bưu điện và thư điện tử, 12-12 HB13 (2013)…
Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, xin thưa trước:
Đây là chùm thơ ba bài, tôi viết về Nguyễn Du (1765/1766-1820), biểu hiện tâm thế, hành trạng của thi hào trong thời đại của ông.
TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI
Trần Xuân An
lầm bả chiêu hàng của triều đình Nhà Minh
sao Nguyễn Du thương quý Kiều đến thế?
thấy bao nỗi trần ai bất bình
Hải liều thân vẫy vùng sông bể
thành anh hùng trên lưng ngựa chiến chinh
rồi luỵ vì Kiều, lỏng giáp, tan binh
đến chết đứng, còn ngã ra vì dòng lệ
cũng của Kiều, với ảo vọng thường tình!
sao Nguyễn Du thương quý thế?
phải chăng Nguyễn Du rợn mình
thu thân trong xích xiềng vô hình hạn chế
sau bao tang thương tim bầm ruột xé
thấy triều đại nào cũng ma quỷ hiện hình?
phải chăng mãi mãi u minh
thế gian buồn như kinh kệ
mong siêu thoát cõi phù sinh
Nguyễn Du cùng hiện hữu loài người chưa thể?
nội loạn, đầu hàng, nhân dân nhẫn nhục, yên bình
ngoại xâm, đầu hàng, dân tộc mang gông nô lệ
hình tượng Hồ Tôn Hiến
và quan quân sâu mưu độc kế
trên đất nước Trung Hoa,
không phải lũ ngoại quốc viễn chinh!
câu trả lời phải chăng là thế?
đinh ninh, và đúng lẽ
sự thật lịch sử không như “Truyện Kiều” đã kể
chết gươm cắt đầu? chết sông trầm mình?
dù Hải không là Mị Châu,
Hải anh hùng, xiêu lòng vì vợ trẻ?
dù Kiều không là Trọng Thuỷ,
Kiều giữ chút trung trinh?
nhưng “Truyện Kiều” là văn chương:
bi kịch thiên tài, số phận con người nhỏ bé
uất ức, thê thảm giữa trùng trùng điêu linh
trùng trùng tàn tệ
ước mơ tội nghiệp, chân tình…
Kiều tái sinh trong xích xiềng vô hình hạn chế
tự cứu và được cứu giữa cõi tồn sinh
Nguyễn Du cũng là “Truyện Kiều”,
là “Đọc kí Tiểu Thanh”,
sáng bừng trái đất: sâu xa, tinh tế
hàng trăm bài thơ “Đoạn trường tân kinh” (1)…
đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
tác phẩm sử của tôi mãi mở sáng lòng mình (2).
T.X.A.
16: 10-12 – 10:11, 11-12 HB13 (2013)
(1) Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi gọi là “Đoạn trường tân kinh”.
(2) Tái bút cuối bài thơ “Truyện Kiều và dấu hỏi của tôi”:
1
mượn chuyện nước người nói chuyện nước ta,
lấp loé, lung linh
viết phải lách, thuở đứng tim tránh né
để người đọc yên tâm ngâm to, ru khẽ
lục bát chữ Nam, sông sâu nghìn sóng rộng rinh
Đường luật chữ Tàu, trải lòng sau từng khung cửa hé
bi kịch Tiên Điền, thiên tài Việt kết tinh
2
đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
sử vênh nhau, văn khác sử…
phải phân minh!
để hiểu vì sao Nguyễn Du làm tiểu thuyết thơ,
thương quý hình tượng Hải – Kiều đến thế
và chữ nghĩa muôn đời xem khinh
trước ngoại xâm,
không ít kẻ đầu hàng,
nô lệ!
nhưng chẳng cách nào lương tri nín thinh
nếu người cầm bút ngày nay ngoảnh lại ngày xưa,
xuyên tạc sử, sử và văn không nhất thể
tác phẩm sử của tôi (*) mãi mở sáng lòng mình.
(Trần Xuân An)
(*) Chú thích cho đoạn thơ tái bút: Trần Xuân An, “Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta” (2004), đã đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Đặc biệt là bốn đầu sách biên soạn, khảo cứu, khảo luận và truyện kí của tác giả Trần Xuân An về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), với tư liệu chuẩn cứ là “Đại Nam thực lục chính biên” (ĐNTL.CB.), dưới ánh sáng khoa học, độc lập, tự chủ: “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, (2003), Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004; “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa – khảo luận một vài khía cạnh sử học”, (2002), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp”, biên soạn từ ĐNTL.CB., (2000), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng”, biên soạn và khảo cứu, (1999), Nxb. Thanh Niên, 2008…
TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH
http://www.tranxuanan-writer.net
Kính mời đọc 2 bài thơ thuộc chùm thơ mời viết về Nguyễn Du:
Ngày Nhân quyền thế giới: VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI
KHI BIẾT TIN NĂM NGUYỄN DU TOẢ SÁNG KHẮP THẾ GIỚI
trên điểm mạng này & điểm mạng chính của T.X.A.
Bản hoàn chỉnh:
TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI
Trần Xuân An
1
lầm bả chiêu hàng của triều đình Nhà Minh
sao Nguyễn Du thương quý Kiều đến thế?
thấy bao nỗi trần ai bất bình
Hải liều thân vẫy vùng sông bể
thành anh hùng trên lưng ngựa chiến chinh
rồi luỵ vì Kiều, lỏng giáp, tan binh
đến chết đứng, còn ngã ra vì dòng lệ
cũng của Kiều, với ảo vọng thường tình!
sao Nguyễn Du thương quý thế?
phải chăng Nguyễn Du rợn mình
thu thân trong xích xiềng vô hình hạn chế
sau bao tang thương tim bầm ruột xé
thấy triều đại nào cũng ma quỷ hiện hình?
phải chăng mãi mãi u minh
thế gian buồn như kinh kệ
mong siêu thoát cõi phù sinh
Nguyễn Du cùng hiện hữu loài người chưa thể?
nội loạn, đầu hàng, nhân dân nhẫn nhục, yên bình
ngoại xâm, đầu hàng, dân tộc mang gông nô lệ
hình tượng Hồ Tôn Hiến
và quan quân sâu mưu độc kế
trên đất nước Trung Hoa,
không phải lũ ngoại quốc viễn chinh!
câu trả lời phải chăng là thế?
đinh ninh, và đúng lẽ
2
sự thật lịch sử không như “Truyện Kiều” đã kể
chết gươm cắt đầu? chết sông trầm mình? (*)
dù Hải không là Mị Châu,
Hải anh hùng, xiêu lòng vì vợ trẻ?
dù Kiều không là Trọng Thuỷ,
Kiều giữ chút trung trinh?
nhưng “Truyện Kiều” là văn chương:
bi kịch thiên tài, số phận con người nhỏ bé
uất ức, thê thảm giữa trùng trùng điêu linh
trùng trùng tàn tệ
ước mơ tội nghiệp, chân tình…
Kiều tái sinh trong xích xiềng vô hình hạn chế
3
tự cứu và được cứu giữa cõi tồn sinh
Nguyễn Du cũng là “Truyện Kiều”,
là “Đọc kí Tiểu Thanh”,
sáng bừng trái đất: sâu xa, tinh tế
hàng trăm bài thơ “Đoạn trường tân kinh” (1)…
mượn chuyện nước người nói chuyện nước ta,
lấp loé, lung linh
viết phải lách, thuở đứng tim tránh né
để người đọc yên tâm ngâm to, ru khẽ
lục bát chữ Nam, sông sâu nghìn sóng rộng rinh
Đường luật chữ Tàu, trải lòng sau từng khung cửa hé
bi kịch Tiên Điền, thiên tài Việt kết tinh
4
đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
sử vênh nhau, văn khác sử…
phải phân minh!
để hiểu vì sao Nguyễn Du làm tiểu thuyết thơ,
thương quý hình tượng Hải – Kiều đến thế
và chữ nghĩa muôn đời xem khinh
trước ngoại xâm,
không ít kẻ đầu hàng,
nô lệ!
nhưng chẳng cách nào lương tri nín thinh
nếu người cầm bút ngày nay ngoảnh lại ngày xưa,
xuyên tạc sử, sử và văn không nhất thể
tác phẩm sử của tôi (2) mãi mở sáng lòng mình.
T.X.A.
16: 10-12 – 10:11, 11-12 HB13 (2013)
(*) Theo một số tư liệu lịch sử thuộc loại cận chuẩn cứ, như “Hồ Tôn Hiến liệt truyện” (chưa phải “Minh thực lục”), “Trù hải đồ biên”: a) Từ Hải bị kế li gián của Hồ Tôn Hiến trước khi xiêu lòng bởi Thuý Kiều. Nhưng chính Thuý Kiều cũng bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc, hứa hẹn để dụ hàng Từ Hải. Từ Hải chết do tự nhảy xuống sông tự vận ngay sau khi trúng kế li gián, dụ hàng của Hồ Tôn Hiến và bị Hiến đánh úp. Từ Hải bị cắt đầu (hay chém đầu) ngay dưới sông. Sử chính thống của triều Minh (Trung Hoa) không viết gì về cái chết của Thuý Kiều. Thật ra, Thuý Kiều không phải là một nhân vật quan trọng trong sự kiện lịch sử ấy, mà chỉ là một người bị lợi dụng để dụ hàng Từ Hải, và cũng không phải là người duy nhất bị lợi dụng trong việc dụ hàng đó. Vương Trực (hay Uông Trực, một thủ lĩnh thuộc hàng đàn anh của Từ Hải) đáng kể hơn. Và cái chết của Từ Hải chủ yếu là do Từ Hải bị sa vào kế li gián, nghi kị với Trần Đông, Ma Diệp… b) Về Thuý Kiều, Mao Khôn (1512-1601) là người đầu tiên viết hành trạng Thuý Kiều và về cái chết chính Kiều: Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Nhưng chi tiết này lại được viết trong một văn bản có nhan đề là “Sự tích Vương Thuý Kiều”, đặt trong quyển “Kí tiễu trừ Từ Hải bản mạt” của Mao Khôn (bản dịch Đào Duy Anh, 1958), với những chi tiết khác mà chắc chắn bản thân Mao Khôn cũng không phải tận mắt thấy, tận tai nghe. Quả thật, đó chỉ là sự tích mà thôi, đúng nghĩa của từ. Dư Hoài về sau, đầu triều Thanh (Trung Hoa) cũng viết là Thuý Kiều tự tử ở sông Tiền Đường, và cũng thế là hết truyện. Nhưng “Truyện Vương Thuý Kiều” trong “Ngu sơ tân chí” của Dư Hoài (bản dịch Thượng Chi Phạm Quỳnh, 12-1919) chỉ là một “bài truyện” (truyện kể ngắn) góp nhặt từ sự tích, có phần hư cấu… Xem: Thanh Tâm Tài Nhân, “Truyện Kim Vân Kiều”, bản dịch Nguyễn Khắc Hanh, Nguyễn Đức Vân, lời giới thiệu của Nguyễn Hữu Sơn, có phần tư liệu phụ lục (kể trên), Nxb. Hải Phòng, 12-1994.
(1) Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi gọi là “Đoạn trường tân kinh”.
(2) Trần Xuân An, “Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta” (2004), đã đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Đặc biệt là bốn đầu sách biên soạn, khảo cứu, khảo luận và truyện kí của tác giả Trần Xuân An về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), với tư liệu chuẩn cứ là “Đại Nam thực lục chính biên” (ĐNTL.CB.), dưới ánh sáng khoa học, độc lập, tự chủ: “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, (2003), Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004; “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa – khảo luận một vài khía cạnh sử học”, (2002), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp”, biên soạn từ ĐNTL.CB., (2000), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng”, biên soạn và khảo cứu, (1999), Nxb. Thanh Niên, 2008…
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /txa-truyen-kieu-va-dau-hoi-cua-toi