.
GIAI CẤP HAY SỰ HỌC
Trần Xuân An
đất nước mình là xã hội bằng cấp
tự nghìn xưa
sự học là bậc thang
đổi thay thân phận, đổi thay giai cấp
học trên lưng trâu khi đỗ đạt, vinh quy
bước lên giới thượng lưu
nắm quyền nghiêng trời lệch đất
tôn thất, hoàng phái dù cơ ngơi biệt phủ
cũng chẳng nhiều người làm quan
giàu – nghèo, quý tộc – cùng đinh là có thật
nhưng không phải giai cấp
mà chính là bằng cấp
ai chăm học cũng có thể thay phận, đổi đời
nông dân nhiều chữ, làm quan
quý tộc ít chữ, lang thang
ai sinh ra cũng không bị tắc đường
vì thành phần, giai cấp
cấm phường hát rồi cũng không cấm nữa
quyền tiến thủ, không ai oán thán
xã hội thái bình
thay đổi triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ
chỉ là những cuộc cướp ngôi
trong triều đình, cung cấm
hay được ngai vàng như Lê Lợi hậu Lê
nhờ thắng ngoại xâm
có nhiều cuộc khởi binh của dân
theo lẽ thường dưới mọi chính thể
chỉ độc nhất phong trào Tây Sơn
nổi dậy, cách mạng, chiến thắng
nhưng nhờ công xoá bỏ cắt chia hai Đàng
đánh tan viện binh ngoại xâm
nhưng xuyên suốt các triều đại, nghìn năm
từ khi có khoa cử
mọi giai cấp đều có người đổi đời bằng chữ
đất nước mình tự nghìn xưa
bằng sự học
ai cũng có thể thay phận đổi đời
hạ lưu dân, thượng lưu quan là có thật
nhưng đổi thay giai cấp, nhờ sự học thôi
không phải nhờ nhiều ruộng đất
không phải nhờ hoàng phái, tôn thất
xã hội thái bình
công bằng xã hội
là con đường tiến thân như nhau
và chỉ bằng sự học
cho dù cùng đinh hay quý tộc
xã hội hiện thời của chúng ta
lạ lùng nhất
lí lịch công nông ba đời
lí lịch ba đời cán bộ
mới được cho đi học cao, được cấp bằng cao
được sẵn đường tiến thân
còn các thành phần, giai cấp khác
phải ba đời chịu cải tạo trong nước mắt!
cải tạo giai cấp, thành phần
dù máu năm mươi năm
nước mắt trăm năm
(còn hơn máu và bùn chủ nghĩa tư bản)
để xây dựng xong thiên đường trên đất
thiên đường cộng sản chủ nghĩa
là vô sản hoá tất thảy mọi giai cấp
mọi ngành nghề
tất thảy đều là công nhân
công nhân công nghiệp
công nhân nông nghiệp
công nhân thương nghiệp
công nhân binh nghiệp
công nhân hành chính sự nghiệp
đồng đẳng
đồng tâm
đồng chí
và trong giờ lao động đều đồng phục
kể cả tổng bí thư, chủ tịch nước
(đúng ra không còn Đảng, Nhà nước)
phương thức sản xuất đại công nghiệp
sẽ bao trùm, thấm sâu cả nước
không còn giai cấp
nên không còn hạn chế giai cấp khác
mọi người dân đều tự do đi học
thế đó
không phải đổi đời thay phận bằng chữ
mà bằng cách mạng vô sản!
không phải thay đổi thân phận cá nhân
mà giải phóng giai cấp, loài người
nhưng người Nga, người Đông Âu bảo
đó là xã hội trại lính
thiên đường trại lính
nhưng thiên đường cộng sản
chỉ mới vẽ vời, mộng ảo
chưa từng có thật
Liên Xô, Đông Âu sụp đổ
thì như mọi người trong loài người
chúng ta cũng có khát vọng cá nhân
mỗi người cố đổi đời bằng sự học
mọi người cố đổi đời bằng sự học
không từ chương, mà thực học
hệ thống quan chức trí thức
nền kinh tế tri thức
hàng hoá tốt đẹp, con người tốt đẹp
như các nước dân chủ, tự do, tiên tiến nhất
Nga và Đông Âu đã tự lật mình, bước theo
dù bao triệu người tàn lụi tan nát
ước mơ đổi đời
bằng sự học
do thành phần, giai cấp
họ cũng cần hiểu khát vọng cộng sản
là do lòng tham giới chủ
bóc da lột xương công nông
do lòng tham của thực dân, phát xít
bóc da lột xương dân tộc
họ cũng cần hiểu sự nhẫn tâm
ích kỉ cộng sản
vì bị giáo dục lòng căm thù giai cấp!
đường lối, chủ trương
xa lạ với truyền thống nghìn năm
bị siết trói, mặc cả vì chưa độc lập!
người cầm bút hướng đến giá trị vĩnh cửu
là những tác phẩm được quyền sống ở đời
thở hơi thở của thời đại mình và muôn thuở
người cầm bút không đồng loã
biện minh cho tội ác
đây là bài thơ hoà giải
kêu gọi nhân quyền!
đọc lại bài thơ sử luận này
chạnh thương Nguyễn Công Trứ
vì ý thơ đề cao kẻ sĩ
người đầy ắp chữ
người trí thức
ông bị chìm lỉm
trong thời chuyên chính búa liềm sao.
T.X.A.
trước 09:35, 30-09-2019
& 01-10-2019
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2396972773909993/
.
Ảnh tình cờ, chụp màn hình khi xem phim cũ:
Ngôi trường ngày xưa tôi học
.