Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Một, 2022

BA CẶP CÂU ĐỐI TẾT NHÂM DẦN HB22

Posted by Trần Xuân An trên 31.01.2022

hidden hit counter

        
.
CÂU ĐỐI 1 TẾT NHÂM DẦN 2022 (HB22)

Hổ oai hùng nhưng nhỏ thua trâu,
trâu mãn nhiệm, nhường sân xuân nay,
chào tranh hổ đến

Hùm uy dũng mà tinh kém mỉu,
mỉu đăng quang, leo nêu tết tới,
tiễn tượng hùm đi

T.X.A.
30-01-2022 (28-12 năm Tân Sửu HB21/22)

Tranh Cọp Nhâm Dần 2022 (như chữ triện) do bạn học Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (Úc) gửi chúc Tết.

….. 0o0o0 …..

CÂU ĐỐI 2 TẾT NHÂM DẦN 2022 (HB22)

Trâu ăn cỏ ăn rơm, hiền lành,
tròn trái sim Tân Sửu,
oai đầu, treo kèn cứng

Cọp nuốt xương nuốt thịt, hung dữ,
chắc bánh tét Nhâm Dần,
uy vằn, buộc lạt mềm

T.X.A.
06:45-08:44, 31-12-2022 (29 tháng chạp thiếu, năm Tân Sửu HB21/22)

….. 0o0o0 …..

CÂU ĐỐI 3 TẾT NHÂM DẦN 2022 (HB22)

để ruộng vườn lại, nhà cửa ổn,
dĩa bàn hoa: bánh chưng,
Đàng Ngoài hỡi! Chành bành nhỉ

mở bờ cõi thêm, đường sá xa,
ruột tượng gạo: bánh tét,
Đàng Trong ơi! Gọn gàng thay

T.X.A.
11:30-12:15, 31-12-2022 (29 tháng chạp thiếu, năm Tân Sửu HB21/22)

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3080395468901050/

Ảnh trên Google search và FB Quảng Trị


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

PHỤ ĐÍNH ĐẦU SÁCH 50/51: DANH MỤC TÁC PHẨM TRẦN XUÂN AN

Posted by Trần Xuân An trên 30.01.2022

hidden hit counter

.
.
PDF
.
.

.

.
Phụ đính cần thiết vào đầu sách 50/51
DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN
(năm mươi đầu sách, không kể đầu sách sưu tập tư liệu từ “Đại Nam thực lục”, tính đến 28-01-2022 & 03-02-2022; & 26-03-2022)

I. Thơ

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.
10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.
12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.
13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.
14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.
16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.
17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018
20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018
21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018
22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019
23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019
24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ 30 bài, 02-2020 & bổ sung 06 bài mới + 02 bài cũ, 18-03-2020 & 15-04-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.
25. Người Mẹ trong chiến tranh, ngâm khúc tự sự, 460 câu song thất lục bát, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 4 & 5-2020
26. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng, tập thơ 41 bài, viết và công bố đến ngày 10-11-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả
27. “Nguỵ” và “phiến”, hoà giải thời hậu chiến, tập thơ 44 bài (viết và công bố đến ngày 05 & 06-03-2021; ngày bổ sung 02 bài mới viết, 01 bài cũ ở tập trước, đọc lại: 30-03-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả
28. Búa liềm Sao ở Bến Hải, tập thơ 55 bài (viết và công bố từ ngày 06-04 đến 28-07-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả.
29. Hoà giải, bát nước lại đầy, tập thơ 64 bài (viết và công bố từ ngày 28-09-2021 đến ngày 28-01-2022 & 17-02-2022, 11-03-2022; 26-03-2022), Facebook & các điểm mạng của tác giả.

II. Tiểu thuyết, truyện kí:

30. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.
31. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
32. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
33. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
34. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
35. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
36. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
37. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.
38. Sáng đều hai nửa gương mặt, truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016

III. Nghiên cứu, khảo luận:

39. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.
40. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
41. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
42. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
43. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
44. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
45. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.

IV. Phê bình & bình luận:

46. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.
47. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
48. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.
49. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.
50. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.
51. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.

XIN LƯU Ý:

1) Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi (tác giả T.X.A.) đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM., cụ thể là gửi trực tiếp tại NXB. cho cô Hoạ Mi.

2) Trong đó, có hai đầu sách phê bình & bình luận, “Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận” và “Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương”, tôi đã gửi cả bản in giấy A4 và bản chữ vi tinh cho Chi nhánh NXB. Văn Học – anh Trương Đình Chiến – để xin giấy phép xuất bản dạng sách in giấy, nhưng chưa được cấp giấy phép.

3) Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười lăm (15) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC lại liệt kê riêng dưới đây (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), được viết trước ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy:
nhaxuatbantudo@hushmail.com

4) Bốn (04) đầu sách biên khảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), tôi đã xuất bản thành sách in giấy, 2004, 2006 & 2008, qua hai nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM. và Thanh Niên. Vào ngày 12-03-2020, tôi đã kí hợp đồng tái bản KHÔNG SỬA CHỮA cả bốn đầu sách ấy với Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), tại Văn phòng phía Nam (Đề Thám, TP.HCM.), theo đề nghị của Tạp chí. Tôi đã trao bốn bản chữ vi tính và phụ liệu hình ảnh đã được dàn trang, quét chụp (scan) để xuất bản lần thứ nhất, của cả bốn đầu sách. Xin ghi nhớ ở đây.

TRÂN TRỌNG MỜI XEM
bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:

1) Tuổi học trò của tôi
(hồi kí – tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự thuật về bản thân
qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan

2) Ngôi trường tháng giêng
(tiểu thuyết – hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003
Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân
qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,
Lộc Biếc

3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”
(truyện – hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình

4) Giữa thuở chuyển mùa
(truyện – hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên

……………………………………

MƯỜI BẢY (17) ĐẦU SÁCH,
TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN VIẾT
TRONG GẦN TÁM NĂM TRÊN FACEBOOK,
06-03-2014 — 28-01-2022
(kể cả tập thơ tình cảm “TUỔI NHỚ”, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM. ấn hành, 2016)
……………………………………
.
Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy:
16 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ HOÀ GIẢI DÂN TỘC SAU CUỘC NỘI CHIẾN – CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1945-1954-1975 — 1989/1991)
(tập thơ tình cảm TUỔI NHỚ đã được ấn hành qua Nxb. Văn hoá – Văn nghệ):

1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ (45 bài thơ)
PDF:

Click to access 0_best_txa_tap-tho-14_bo-sung-tuyen-ngon-loi-the-vn-18-9hb15-copy.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/txa-de-long-nguoi-thoi-tram-uat

2) SÁNG ĐỀU HAI NỬA GƯƠNG MẶT, truyện vừa gồm 6 truyện ngắn
PDF:

Click to access txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat_19-01hb16.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/dau-sach-36-txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat

3) CẦU Ý HỆ, tập thơ (46 bài thơ)
PDF:

Click to access txa_cau-y-he_arial_co-sach__tap-tho-thu-16_04-11hb16.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/cau-y-he-txa-dau-sach-37

4) ĐỘC LẬP THẬT, KHÁT VỌNG!, tập thơ (88 bài thơ)
PDF:

Click to access 4_for-layout_doc-lap-that-khat-vong_20-6hb17.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-thu-17_muc-luc

5) CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH, tập thơ (60 bài thơ)
PDF:
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb173.pdf (phần 1)
PDF tại txawriter.wordpress.com:
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf (trọn tập, 2 phần)
http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh

6) BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ, tập thơ (40 bài thơ)
(Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu)
PDF:

Click to access txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bon-nam-chu-thap-do_tap-tho19-tren-41

Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu

7) TRONG TÔI BẾN HẢI VÀ THẠCH HÃN, tập thơ (57 bài thơ)
PDF:

Click to access 00_txa_final_frint_trong-toi-ben-hai-va-thach-han_25-7hb18.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457

8 ) DANH DỰ, tập thơ (71 bài thơ)
PDF:

Click to access 00_bo-sung-2056_txa_final_frint_danh-du_19-01hb19.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2173507112923228

9) CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HẬU CHIẾN, tập thơ (60 bài thơ)
PDF:

Click to access 000_4-bai_2-pages-per-sheet_cai-nhin-nguoi-hau-chien_29-04-10-06hb19.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2265975710343034

10) LÍ LỊCH & QUỐC SỬ, tập thơ bốn mươi bảy (47) bài thơ
PDF:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2339134639693807/

Công bố đầu sách thứ 10 về HOÀ GIẢI DÂN TỘC: tập thơ LÍ LỊCH & QUỐC SỬ

11) SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN, ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ, tập thơ ba mươi sáu (30+2+4) bài thơ và hai bài thơ viết trước
PDF:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2529568823983720/

Tập thơ 10 HOÀ GIẢI DÂN TỘC: SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN…

12) NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH, ngâm khúc tự sự, song thất lục bát 460 câu

Sách PDF NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH (hoà giải dân tộc, cuốn 12)

Click to access 12_final_txa_nguoi-me-trong-chien-tranh_ngam-khuc-460-cau-song-that-luc-bat_45-2020.pdf

13) TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG, tập thơ 41 bài thơ
http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tho-sau-ngam-khuc-469-cau

Tập thơ TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG

14) “NGUỴ” VÀ “PHIẾN”, HOÀ GIẢI THỜI HẬU CHIẾN, tập thơ 42 bài thơ

Tập thơ 27 trong 49 đầu sách: “NGUỴ” & “PHIẾN”, HOÀ GIẢI THỜI HẬU CHIẾN


http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tho-viet-noi-tiep-tap-26

15) BÚA LIỀM SAO Ở BẾN HẢI, tập thơ gồm 55 bài thơ
http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tu-thang-4-2

MỤC LỤC tập thơ BÚA LIỀM SAO LIÊN XÔ Ở BẾN HẢI (49/50)

16) HOÀ GIẢI, BÁT NƯỚC LẠI ĐẦY, tập thơ gồm 58 bài thơ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3069931193280811/

Mục lục tập thơ HOÀ GIẢI, BÁT NƯỚC LẠI ĐẦY

……………………..
………………………

17) TUỔI NHỚ, tập thơ (45 bài thơ), NXB. Văn hoá – Văn nghệ ấn hành, 12-2016
(đây là tập thơ không thuộc đề tài hoà giải dân tộc):
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453

……………………..
………………………

TỒNG CỘNG MƯỜI SÁU (16) TẬP THƠ GỒM BẢY TRĂM CHÍN MƯƠI CHÍN (799) BÀI THƠ (kể cả tập thơ “Tuổi nhớ”, 45 bài thơ), cộng với MỘT NGÂM KHÚC 460 CÂU & MỘT (01) TẬP TRUYỆN NGẮN LIÊN HOÀN gồm sáu (06) truyện như một truyện vừa, cùng một ít bài luận.

……………………..
……………………..

……………………..
……………………..

Đặc biệt,
gần tám năm vừa qua,
16 đầu sách về đề tài hoà giải dân tộc
(không kể tập thơ tình cảm “Tuổi nhớ”),
tác giả đứng trên lập trường
thuần tuý dân tộc Việt Nam
để suy tư và viết.

……………………..
……………………..

Ghi chú lần thứ hai:
Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12 (kể cả tập truyện ngắn), trong mười sáu (16) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC này (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy
nhaxuatbantudo@hushmail.com

NHÀ XUẤT BẢN
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng biên tập
Chịu trách nhiệm nội dung:
Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập

Biên tập & sửa bản in:
Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:
Đơn vị liên kết: Tác giả.

Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.
Số ĐKKH:
Quyết định xuất bản số:
ngày tháng năm
In 500 cuốn, tại XN. In
In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .

Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:

Bìa 4:
ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ
(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 2-2018)

Bìa 4:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Trần Xuân An
Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.
Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)
Dân tộc: Kinh (Việt Nam)
Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).
Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.
Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình…
Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..
Là tác giả của 50 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.

Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.
Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Phần gấp bìa 1:
ĐĂNG BÀI TRÊN BÁO CHÍ:
Tuổi Ngọc (1973), Văn nghệ Giải phóng (từ 1975), Văn nghệ Bình Trị Thiên, Văn hoá Bình Trị Thiên, Văn nghệ TP.HCM., Nhân Dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Kiến thức Ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Thơ…v.v…
Các tập san: Tình Quê, Văn nghệ Tam Kỳ, Hàm Nghi Yêu Dấu, Quán Văn…v.v…
Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện từ, Trang TTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, Trang TTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM., Trang TTĐT. Quê nhà (báo Tổ Quốc), Trang TTĐT. Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long…v.v…
Giaodiem. com, Chimviet. free. fr, BBCVietnamese. uk. com …v.v…
phongdiep. net , trannhuong. com, Văn chương Việt…v.v…
Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM., Đài Phát thanh Bình Trị Thiên, Đài Phát thanh Lâm Đồng…v.v…

Phần gấp bìa 4:
GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:
Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:
1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).
2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).
3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).
4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).
5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).
6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên, 1998).
7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).
8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)
9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…

Địa chỉ tác giả:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam
(028) 38453955 & 0908 803 908
tranxuanan.writer@gmail.com

Điểm mạng toàn cầu cá nhân:
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.tranxuanan-poet.net
( https://sites.google.com/site/tranxuananpoet )
http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn
http://tranxuanan-writer.blogspot.com
https://txawriter.wordpress.com
http://youtube.com/user/AnTranXuan
https:// Trần Xuân An

& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản

THÁNG 02-2022
~~ viết công bố trên Facebook
từ ngày 28-09-2021 đến ngày 28-01-2022 & 17-02-2022 ~~
~~ công bố trên web txawriter.wordpress.com…
http://www.tranxuanan-poet.net
cũng theo các ngày trên ~~

Thực hiện tệp PDF hoàn chỉnh 54 bài mới và một bài (viết & đăng 1978) ở một trong những tập trước:
28-01-2022 & 17-02-2022; & 26-03-2022
Thực hiện tệp PDF hoàn chỉnh 64 bài + 01 tiểu luận + 01 thảo luận, 11-03-2022, 26-03-2022

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN
TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG

.
Link trang này:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3080175425589721/

……………………………………
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

TRANH CHÍN ĐOÁ CŨ

Posted by Trần Xuân An trên 28.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 52 – viết thêm sau BLSLXOBH.
TRANH CHÍN ĐOÁ CŨ
Trần Xuân An

đỏ vàng lam, chín đoá
bình xương sọ chiến tranh
vẫn cắm chung — hoà giải
ai còn hận cũng đành

xin khép tập thơ lại
ba ngày nữa Tết rồi
có ai in vào đá
treo lên tường muôn đời

muôn đời văn, sử thật
bức tranh có đáng chi
chỉ nhắc nhau hoà giải
đỏ vàng lam, công ghi

lính đỏ nguyên hoa đỏ
lính vàng sáng bông vàng
(xanh cũng cờ vàng ấy)
đình chùa lam khói nhang

đất màu da, bút nhóm *
đỏ thống nhất, thương vàng
vàng — ca dao muôn thuở
lam đình chùa mênh mang.

T.X.A.
20:11-21:14, 28-01-2022
(26 tháng chạp năm Tân Sửu HB21/22)
………….

(*) “Đất Vàng”, xuất phát từ điệp khúc bài dân ca: “Trên đất vàng mình trồng dưa gang / Trên đất giồng mình trồng khoai lang”.
Nguyên bài dân ca:
— Giọng nam:
cô kia gánh nước đường xa
còn bao đôi nữa
đưa qua gánh giùm
ĐK
— Giọng nữ:
tiếc thay con khỉ ở lùm
cuốc không lo cuốc
lo giùm cho ai
ĐK
— Giọng nam:
cô kia con gái nhà ai
cái miệng thì méo
như quai chèo đò
ĐK
— Giọng nữ: Xí… xí…
ĐK
— Giọng nam:
lại đây qua nắn giùm cho
nắn qua nắn lại
tròn vo lại tròn
ĐK
Tên của nhóm bút hồi trung học, 1971-1972, là Đất Vàng. Đất Vàng, do Nguyễn Tấn Sĩ đặt, ngẫu hứng từ bài dân ca trên, rồi cả nhóm nâng lên ý nghĩa như CA KHÚC DA VÀNG: ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DA VÀNG.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3079217892352141/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Tài liệu: TT. NHẤT HẠNH VẬN ĐỘNG HAI KHỐI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VN.

Posted by Trần Xuân An trên 28.01.2022

hidden hit counter

        
.
Tài liệu nghiên cứu lịch sử
TT. THÍCH NHẤT HẠNH VẬN ĐỘNG HAI KHỐI, CỘNG SẢN (XÔ – TRUNG) & CHỐNG CỘNG (HOA KỲ), CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VIỆT NAM, 1966

Lời kêu gọi của Thượng toạ Thích Nhất Hạnh nhân ngày kỷ niệm Quốc Khánh Việt Nam [VNCH.] 1966

(Lời kêu gọi này đã được nhiều hãng thông tấn tại Melbourne truyền đi đúng vào sáng mồng một tháng mười một năm 1966).

Đây là một lời kêu gọi hướng thẳng đến những người anh em của tôi trong Mặt trận Dân tộc giải phóng *.

Lời kêu gọi này đã tới sau lời kêu gọi của tôi đối với các nhà trí thức, nhân bản và tôn giáo trên thế giới, yêu cầu họ, lên tiếng chống đối ý định kéo dài cuộc tranh chấp ở Việt Nam giữa những người Hoa Kỳ và những người Cộng sản. Quốc khánh mồng 1-11 của Việt Nam có giá trị tượng trưng cho một sự đoàn kết của mọi người Việt Nam dù là Mặt trận hay không phải Mặt trận, trong cuộc chiến đấu chống độc tài trong tinh thần cách mạng dân tộc và trong ý chí dân tộc tự quyết. Tôi muốn nhân tinh thần quốc khánh để kêu gọi sự đoàn kết trong giới những người Việt Nam yêu nước để tranh đấu cho nền hoà bình và độc lập của Quốc gia Việt Nam. Không một người Việt Nam nào lại từ chối cuộc tranh đấu này, và vì vậy, không có lý do gì để những người anh em một nhà phải đi chém giết lẫn nhau.

Có những người Việt Nam ủng hộ Mặt trận vì tin tưởng rằng Mặt trận đang lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập và tự quyết, và cũng có những người Việt Nam chống lại Mặt trận vì nghi ngờ Mặt trận đang lái dần dân tộc về con đường Cộng sản. Điều lo ngại này đang mỗi ngày mỗi tăng bởi vì cuộc chiến tranh càng kéo dài và người Mỹ càng tăng vũ khí quân lực thì Mặt trận càng phải dựa vào khối Cộng sản để chiến đấu chống lại Hoa Kỳ và như thế càng ngày càng trở nên công cụ của Cộng sản.

Chúng tôi chống đối Hoa Kỳ bởi vì người Hoa Kỳ đã xâm phạm tới chủ quyền Việt Nam và đang trực tiếp nhúng tay vào việc tàn sát người Việt *. Chúng tôi cũng lên án âm mưu của những người Cộng sản, lợi dụng tình yêu nước và ý chí chống ngoại bang của người Việt Nam, để thực hiện chủ nghĩa của họ *. Nhưng chúng tôi nghiêng mình kính phục tất cả những người Việt Nam yêu nước đang tranh đấu cho hoà bình, độc lập và tự do dân tộc và đặt những mục tiêu ấy lên trên tất cả mọi ý thức chủ nghĩa.

Tôi kêu gọi những người anh em của tôi trong Mặt trận Giải phóng nhìn nhận sự có mặt của khối Lực lượng những người Việt Nam yêu nước không nằm trong Mặt trận, chống Cộng nhưng vẫn chống chính sách Hoa Kỳ, cấp tốc tìm cách đối thoại hợp tác và đoàn kết với họ để người Việt có đủ sức tự mình giải quyết vấn đề Việt Nam, một mặt chấm dứt được sự nương tựa vào khối Cộng sản để ngăn chận âm mưu sử dụng Mặt trận như một công cụ thực hiện chủ nghĩa Cộng sản ở Miền Nam và để ngăn chận hữu hiệu sự can thiệp của người Hoa Kỳ trong nội bộ Việt Nam, đang xâm lấn và tước đoạt quyền tự quyết của người Việt.

Cuộc đối thoại và hợp tác đó chắc chắn sẽ thiết lập và bình đẳng được một nền trung lập thực sự ở Việt Nam cộng hoà, loại ra ảnh hưởng của khối Cộng sản cũng như khối Hoa Kỳ và thực hiện nền hoà bình mà dân tộc ta đang khao khát.

Tôi kêu gọi những người anh em của tôi sớm hành động để kịp thời chận đứng được nguy cơ diệt vong do Hoa Kỳ đem tới và nguy cơ Cộng sản do sự lệ thuộc càng ngày càng nhiều của Mặt trận vào khối Cộng sản. Chỉ có sự đoàn kết giữa những người Việt mới có thể tìm được lối thoát cho dân tộc. Tôi cầu nguyện cho tình thương được thực hiện giữa những người cùng một huyết thống và cho tất cả chúng ta nhận định rằng tương lai và sự sinh tồn của dân tộc không tuỳ thuộc Hoa Kỳ hay Nga Xô hay Trung Cộng mà tuỳ thuộc nơi sự đoàn kết của chính người Việt Nam.

Thích Nhất Hạnh
Melbourne, 1.11.1963 *
…………………

(*) ~ Về Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam, chính thượng toạ Thích Nhất Hạnh đã viết ngay trong cuốn sách này (“Hoa sen trong biển lửa”, chương 4):
“Trong kỳ Đại hội thứ 3 của Đảng Lao động Bắc Việt tại Hà Nội, Lê Duẩn, Tổng thư ký của Đảng, cũng báo tin về sự thành lập của Mặt trận và cho rằng Mặt trận là do Đảng lãnh đạo, mục đích để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, huỷ bỏ hiến pháp Miền Nam, và tiến tới thống nhất [với] Miền Bắc” ( https :// langmai. org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/hoa-sen-trong-bien-lua/chuong-04-doi-dien-iii/ ).
“Những người anh em của tôi trong Mặt trận Giải phóng” có nghĩa là người đồng bào cùng nòi giống Việt Nam nói chung một cách thân thiện, nhưng cũng có nghĩa là những người Quốc gia không Cộng sản, ở trong Mặt trận GPMNVN. ~ Thật ra, người Hoa Kỳ chỉ tự ý đổ quân vào Miền Nam Việt Nam (1965) trong bối cảnh rối loạn ở hàng ngũ lãnh đạo sau Cách mạng 01-11-1963 và tạo sức ép đối với hàng ngũ lãnh đạo Miền Nam Việt Nam ấy bằng viện trợ, chứ không vi phạm chủ quyền về lãnh thổ. Người Hoa Kỳ muốn chủ động chống Cộng tại chiến trường Việt Nam (hành quân, tác chiến bằng lính Hoa Kỳ, thiết lập hệ thống cố vấn ở Miền Nam và ném bom Miền Bắc). Người Hoa Kỳ cũng chủ động đàm phán với Bắc Việt mà người Hoa Kỳ biết chắc chắn rằng sau lưng Bắc Việt là Liên Xô, Trung Quốc: Hoa Kỳ đàm phán với Khối Cộng sản (Nixon đã gặp trực tiếp Mao Trạch Đông, Brezhnev). Đó là nội hàm của mệnh đề “người Hoa Kỳ đã xâm phạm tới chủ quyền Việt Nam và đang trực tiếp nhúng tay vào việc tàn sát người Việt”, mặc dù lời kêu gọi này được viết từ 1966. ~ “Người Cộng sản”, “thực hiện chủ nghĩa của họ”, là Liên Xô, theo ngữ cảnh cụ thể, và ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản là của Liên Xô, từ Liên Xô (chủ nghĩa Lenin kế thừa chủ nghĩa Mác và sáng tạo mới, thành chủ nghĩa cộng sản hiện thực đầu tiên tại Liên Xô. Xem thêm câu cuối lời kêu gọi này, có chỉ đích danh Nga Xô. ~ Lỗi gõ phím, đúng ra là 1966. ~ Cuối chú thích này, tôi xin thêm tám câu thơ, mong suy ngẫm thêm về giai đoạn lịch sử trên:
“ta cần viện trợ đánh Pháp và Thập giá Pháp
Lênin buộc phải chống dân chủ tư sản toàn cầu
phải chống tôn giáo cùng người Quốc gia – dân tộc
khác nào tuyên chiến với Mỹ, nên bom nổ dài lâu!”
(…)
“con đường vàng, dù sao, cũng đã bại
và dù sao, đường đỏ thắng lâu rồi
chỉ phân giải sử Chiến tranh Vàng – Đỏ
hiểu vì đâu mình bắn giết nhau thôi!”
.
(T.X.A., bài “Đọc luận cương Lênin về thuộc địa”:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2613144278959507/

Bán mình, bán nước để cứu nước, cứu mình


trong tập thơ “Tổ quốc ơi, con xin thưa lời nói thẳng”)
( — T.X.A. chú thích —).

KHI CHÚ GIẢI
LỜI KÊU GỌI NHÂN 1-11 (1966)
Trần Xuân An

di thể Thầy đã tro than, xá lợi
Tết mới rồi, sao lòng vẫn cảm hoài
gửi Mặt trận, ngoại giao trong từ ngữ
ý rõ ràng nhưng kín đáo hương mai

(…)

KHI CHÚ GIẢI LỜI KÊU GỌI NHÂN 1-11 (1966)

T.X.A.
03-02-2022
(Mùng 3 Tết Nhâm Dần HB22)


https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3083116655295598/

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3078797259060871/

Nguồn:

https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/hoa-sen-trong-bien-lua/phu-luc/

PDF: thuvienhoasen. org

https://txawriter.files.wordpress.com/2022/01/9255f899-9fc0-4527-bee5-4883fe3f50a3.jpeg?w=500

https://txawriter.files.wordpress.com/2022/01/14b44957-ec24-4e24-b6e8-111c791d5989.jpeg?w=500

https://txawriter.files.wordpress.com/2022/01/13179297-1b33-46c1-923d-7e3277148778.jpeg?w=500
.


Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

PHẢN CHIẾN, HOÁ RA CHỈ RÃ RỜI MỘT PHÍA

Posted by Trần Xuân An trên 26.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 51 – viết thêm sau BLSLXOBH.
PHẢN CHIẾN,
HOÁ RA CHỈ RÃ RỜI MỘT PHÍA
Trần Xuân An

nghe hết nhạc Trịnh Công Sơn
nói anh đỏ? Tai mèo hơn đá đồi
bảy lăm, thoáng ảo tưởng thôi
và hai biên đỏ giặc rồi, xâm lăng!

bản chất người ở giọng văn
Thầy Nhất Hạnh có đỏ phần nào đâu?
khế cơ, thoả hiệp, lòng đau
về, khi “Cởi trói” đã lâu, tuổi tàn

Đỏ bạo lực, Chúa cũng tan
quét thù giai cấp, Phật, Thần, sầu bi (!)
tình thương tôn giáo, rác gì?
rác gì, yêu nước, sợ khi đỏ đường? *

oán chi phản chiến thêm buồn
làm sao thuyết phục Đỏ buông súng mìn
thét biểu tình, hát nguyện xin
Đỏ hưởng lợi, rã lòng tin phía Vàng!

phản chiến, thương triệu khăn tang
(súng ngoại cường, ta nã càn vào ta)
phản chiến, từ bi, xót xa
Đỏ bạo lực, Đỏ hùng ca thắng rồi

Đỏ chỉ một, một chiều thôi
cần người-đỏ, chẳng cần người thật đâu
nghĩ khác đi là mất đầu
không đài, phản chiến, tưởng màu đỏ xa *

hậu chiến rồi, ta thương ta
ta thương nhau, thương thật thà: Việt Nam
ngăn hai Khối, họ thật tâm
lính và dân ngoài Bắc lầm, xung phong

thiền sư, nhạc sĩ thật lòng
phong trào phản chiến Đỏ lồng Đỏ vô
Vàng trấn áp, họ không ngờ
đảo trời đất, theo ngọn cờ đỏ xanh

trời ơi, nghệ thuật chiến tranh…
theo thế trận, chìa tay giành trung dung
“Làng Mai” ngoài nước không cùng
rã riêng trong nước bập bùng đỏ riêng.

T.X.A.
13:21-15:32, 26-01-2022
………………

(*) ~ “Chiến dịch quét sạch văn hoá phẩm đồi truỵ và phản động sau 04-1975” (từ ngữ trước Đổi mới). ~ Đài, viết hoặc nói đầy đủ là đài bán dẫn (Bắc), tức là máy thu thanh (Nam): Radio.
XEM THÊM TƯ LIỆU:

Tài liệu: TT. NHẤT HẠNH VẬN ĐỘNG HAI KHỐI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VN.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3077702925836971/


.
Ảnh, Google search
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

LẮNG NGHE LẠI THỜI PHẢN CHIẾN TRONG TÂM TANG

Posted by Trần Xuân An trên 25.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 50 – viết thêm sau BLSLXOBH.
LẮNG NGHE LẠI THỜI PHẢN CHIẾN
TRONG TÂM TANG
Trần Xuân An

phản chiến, mong yên hai Miền
và hai Khối thôi gây phiền nước non
nhưng hoà bình, Thầy đắng hồn
người lưu vong oán đổ dồn Thầy không?

oán — phản chiến là chịu còng
cam lao cải, đành long đong xứ người
thì “Máu chảy ruột mềm” đời
“Làng Mai” vàng đắp y vơi oán hờn

“Làng Mai” về nước buồn hơn
Đỏ Nga rã, Đỏ mình còn cờ xua
dũng khí, tách Đỏ khỏi chùa
Thầy đột quỵ, Tổ đình xưa, phải về

về Huế, nắng nghe tiếng ve
mưa nghe tiếng gió, chuông kề tâm ngân
trung dung, phản chiến, vì dân
dân thua một phía để dần đổi thay

viên tịch, tâm tang, lắng thay
lắng vào lòng giọng văn Thầy yêu thương
sức mạnh từ bi thì buồn
mãn phần bại, từ bi thường hằng thôi

Tết Thiên nhiên thường hằng ơi
đạo thuần khiết, Phật đã rời ngai xưa *
từ bi tốt nắng tươi mưa
bao triều đại đổ nhưng chùa còn nguyên.

T.X.A.
09:01-11:50, 25-01-2022
………………..

(*) Điểm thứ nhất trong “Bảy điểm đề nghị của Thiền sư Nhất Hạnh về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo” — “(7 điểm này đã được thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25.03.2005): 1. Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
Ngày xưa vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ đạo Phật xây dựng cơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị. Nhưng vua không chen vào để kiểm soát Phật giáo và thiền sư cũng không nhận trách vụ gì trong guồng máy chính trị. Nhà nước bảo đảm là từ nay các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, trở nên thành viên hội đồng nhân dân các cấp và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc trở nên đảng viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào. Xen vào lãnh vực chính trị như thế các vị xuất gia sẽ phạm giới, làm mất uy tín của giáo đoàn Phật giáo và cũng làm cho chính quyền mang tiếng là sử dụng những vị ấy để kiểm soát tôn giáo. Từ nay các vị xuất gia sẽ không còn nhận huân chương của chính quyền. Vị cao tăng nào làm cố vấn giỏi, đề nghị được những biện pháp cụ thể lợi nước lợi dân thì chỉ có quyền nhận một chiếc y màu tím như các vị cao tăng quốc sư đời trước.”
(Hết trích)
Xin lưu ý điểm này nói đến Đảng cầm quyền, chính quyền hiện hành đối với giáo quyền (hệ thống các tăng ni), chứ không phải là các đạo hữu Phật giáo (tín đồ Phật giáo không xuất gia thành tu sĩ). — T.X.A.
Nguồn trích:

Bảy điểm đề nghị của Thiền sư Nhất Hạnh về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo


.
XEM TƯ LIỆU:

Tài liệu: TT. NHẤT HẠNH VẬN ĐỘNG HAI KHỐI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VN.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3076862919254305/
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

THẦY LÊ MẠNH THÁT

Posted by Trần Xuân An trên 25.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 49 – viết thêm sau BLSLXOBH.
THẦY LÊ MẠNH THÁT
Trần Xuân An

thượng toạ, chuyên viết sách
thiền sư, nhưng tóc xanh
trường chay, không vuông áo
tu sĩ, lừng thế danh

tử hình thành cấm cố
mười bốn năm lao tù
vẫn sử gia Phật giáo
Thầy lạ nhất thiên thu

bù mười bốn năm ấy
Thầy thọ đến ngoài trăm
chồng sách cao lên mãi
nghiêng bóng xuống nghìn năm.

T.X.A.
20:19-22:10, 24-01-2022

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3076496209290976/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

ĐỌC ĐIỂM MẠNG LÀNG MAI, TIỄN BIỆT THẦY NHẤT HẠNH

Posted by Trần Xuân An trên 24.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 48 – viết thêm sau BLSLXOBH.
ĐỌC ĐIỂM MẠNG LÀNG MAI,
TIỄN BIỆT THẦY NHẤT HẠNH
Trần Xuân An

“Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc”
“Lục Vân Tiên” đất Phương Nam
có vọng về làng quê cũ
Thành Trung – Hoá Châu, xa xăm? *

nhà thơ hẳn thôi giọng Huế *
rặt chất Nam Bộ hồn mình
cách Thầy sáu đời rồi đó
không phai dòng máu Nguyễn Đình

cha, quan khai hoang cuối Nguyễn
ấu thơ Thầy choáng núi Na
bước theo truyền kì đạo sĩ
gặp giếng, ngọt vị Thích Ca

quê mẹ gần sông Bến Hải
Hà Trung ra đó cũng gần
cùng làng công thần mở cõi
Trần Đình có phải nhân thân? *

mười sáu tuổi, chùa Từ Hiếu
Thầy khai sinh lại đời mình
không hẳn, nhưng mang họ Thích
báo Tiến Hoá bên sách kinh

Huế, Sài Gòn rồi thế giới
đại thọ, chín mươi sáu năm
Từ Hiếu, nơi Thầy viên tịch
di nguyện tâm tang lặng thầm

tâm tang, giáo hội, thế giới
báo đài tưởng tiếc nơi nơi
Từ Hiếu, ngôi chùa Huế ấy
thành nguyên quán Phật sống đời

không xa Hà Trung quê ngoại
gốc nội Thành Trung càng gần
tiếng chuông từ chùa Từ Hiếu
cả hành tinh sâu xa ngân.

T.X.A.
14:32-17:46, 23-01-2022
…………….

(*) ~ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Theo tài liệu phổ biến lâu nay, ông được sinh ra tại Gia Định (mẹ là người Gia Định) nhưng từ 11 tuổi ra Huế học cho đến năm 18 tuổi (07 năm, 1833-1840). Thân phụ ông người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên, cũng không xa làng Thành Trung, huyện Quảng Điền cùng tỉnh của Thầy Nhất Hạnh. Họ Nguyễn Đình hai làng này là một. Theo điểm mạng Làng Mai (langmai. org), Nguyễn Đình Chiểu thuộc đời thứ 9, Thầy Nhất Hạnh (Nguyễn Đình Lang) thuộc đời thứ 15. ~ Làng Hà Trung, nay thuộc xã Gio Châu, huyện Gio Linh, Quảng Trị có hai tộc Trần là họ Trần Đình và họ Trần Ngọc. Họ Trần Đình có công giúp các chúa Nguyễn, từ đó nhiều đời làm quan, mãi cho đến cuối vương triều Nguyễn. Điểm mạng Làng Mai không xác định bà thuộc họ Trần nào. Xem thêm theo link:

Thời thơ ấu

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3075651276042136/

Chùa Bão Đông (Chùa Bình Trung), Hà Trung, Gio Linh, Quảng Trị, quê ngoại của thiền sư Nhất Hạnh. — Ảnh, Google search.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

KHI KHỞI THUỶ KHÔNG PHẢI LÀ LỜI

Posted by Trần Xuân An trên 22.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 47 – viết thêm sau BLSLXOBH.
KHI KHỞI THUỶ KHÔNG PHẢI LÀ LỜI
Trần Xuân An

vật chất trùng trùng, tỉ tỉ năm tương tác
khoa học không còn tin khởi thuỷ là Lời
sự sống hình thành sau vô vàn duyên hợp
đơn bào rồi đa bào, ngẫu nhiên hợp duyên thôi

tiến hoá, tiến hoá, triệu triệu năm tiến hoá
thực vật, động vật âm dương, sau cùng – thông
đều tứ đại — cũng là đất và nước
cũng là khí trời và lửa ngọn, nhiệt ấm nồng

siêu linh cũng hình thành theo sự sống
trong thế giới vật chất luân hồi
là gien đồng thời là hương ấm
nghiệp quả thành người hay thú vật, sinh sôi

siêu linh, hương ấm, luân hồi, nghiệp quả
và tôn giáo tất yếu phải hình thành
ta từ đâu, sống ra sao, đâu là nơi đến
tôn giáo tiến hoá, khoa học tiến hoá nhanh

hư vô thì lạnh lắm và không phải thế
chẳng lẽ sống một kiếp rồi hư vô?
mọi ý nghĩ, việc làm: trần gian thêm lành hay ác
Trời-Nhân-quả, lời Phật dạy tự bao giờ

trong vũ trụ, không gì không tiến hoá
tôn giáo còn tiến hoá mãi không ngừng
nhận thức “Kinh Thánh” đến nay đã khác
“Tân ước” đổi thay “Cựu ước”, đã từng.

T.X.A.
14:54-17:45, 22-01-2022

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3074972256110038/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

“VÌ SAO CON KHÓC?” LÀ GIỌNG VĂN THẦY NHẤT HẠNH

Posted by Trần Xuân An trên 22.01.2022

hidden hit counter

        
.
Bài 46 – viết thêm sau BLSLXOBH.
“VÌ SAO CON KHÓC?”
LÀ GIỌNG VĂN THẦY NHẤT HẠNH
Trần Xuân An

Bụt đến với dân tộc mình
mấy nghìn năm xưa huyền thuyết
tóc trắng phơ, quần áo trắng tinh
trong cổ tích sương mờ lung linh
bên oan khổ trẻ con thơ dại
“vì sao con khóc?” – dịu dàng ngọt mãi

hai nghìn năm Bụt đến rõ dáng hình
ở tượng chùa vàng, ở Thầy Nhất Hạnh
quần áo nâu, để hoà nhập cõi thế này
nghiêm tăng giới, phút xuôi tay còn gọt tóc
luôn dịu ngọt giọng văn thiền sư, đến nay:
“vì sao con khóc?” – Thầy mây trắng bay.

T.X.A.
05:23-11:01, 22-01-2022
(Thầy Nhất Hạnh viên tịch lúc
01:30, 20.12 năm Tân Sửu HB21/HB22, Phật lịch 2566, sắp đến năm Nhâm Dần HB22)

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3074789546128309/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »