CÁC BÀI MỚI VIẾT
10-02 HB10 (2010): Z. (26). CÁC BÀI MỚI VIẾT
1. Trần Xuân An – Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến và ánh sáng mới… (03-02 HB10 [2010])
Đã gửi Hội Nhà văn TP.HCM. (04 & 05-02 HB10)
2. Trần Xuân An – “Thế giới xô lệch” với những khoảng cách đầy bóng tối và gió… (đọc tiểu thuyết của Bích Ngân, 07 — 09-02 HB10 [2010])
Đã gửi nhà văn Bích Ngân để trao đổi (09 & 10-02 HB10)
& và đã gửi đăng trên Tcđt. Sông Cửu Long (16-02 HB10)
& Đã gửi đăng trên TrTTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam (17-02 HB10)
& TranNhuong . com , PhongDiep . net , eVan (20-02 HB10)
Xem trích đoạn (18-02 HB10):
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-5/txa-doc-bichngan
Cập nhật trọn bài: 19:24, ngày 20-02 HB10 (2010)
Trích:
[…]
Và điều cuối cùng của bài viết này lại vẫn là điều thứ nhất. Thật không yên tâm chút nào, vì có thể điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết “Thế giới xô lệch”, theo chủ quan của riêng tôi, nó đã được nhà văn nữ Bích Ngân xác định ở vị trí đôi mắt của một thương binh trẻ bị quả mìn chiến tranh phạt đứt, xé nát đôi cẳng chân đến tận bắp đùi, và hai bắp đùi cũng chỉ còn hai khúc ngắn với hai mõm sẹo. Nhãn quan của nhân vật do đó bị hạ thấp, tuy sắc bén nhưng cũng hơi quá đen tối, lại hơi nặng ẩn ức tính dục, tự ti cùng tự tôn xen lẫn. Và cũng với điểm nhìn nghệ thuật ở vị trí thấp ấy, phạm vi “thế giới xô lệch” vì vậy cũng bị bó hẹp trong quan hệ gia đình, theo tâm lí tự nhiên và theo điều kiện, hoàn cảnh của một người tật nguyền. Cách viết về một nhân vật hiện thực như thế là không sai, nhưng trái với sự suy tôn, đề cao thường thấy theo đạo lí một cách rất sử thi, đối với một người đã hi sinh một phần xương thịt cho Tổ quốc. Tuy nhiên, đó vẫn là hai bình diện khác nhau! Trong cuộc sống thật, vừa có ngày nhớ ơn 27-7, vừa có bệnh án thương binh. Trong văn chương, cũng vừa có khuynh hướng sử thi ca ngợi (3), cũng vừa có khuynh hướng hiện thực nghiêm ngặt (3). Dẫu sao, điều đó, đối với Bích Ngân có thể là hoàn toàn bất ngờ, như nhiều tác giả khác đã bất ngờ trước các phát hiện có tính chất đồng sáng tạo của người đọc, người phê bình. Tôi thấy cần lặp lại điều này như lãnh phần trách nhiệm về mình – người viết bài phê bình này –, chứ không phải đổ lỗi cho Bích Ngân. Vả lại, câu trích đề từ của Bích Ngân đã sáng rõ thế kia: Sự san sẻ cứu giúp “thế giới xô lệch”!
Cũng cần nói thêm một chút nữa: Điểm nhìn của nhân vật không phải là điểm nhìn của tác giả. Tài năng tiểu thuyết của Bích Ngân thể hiện ở khả năng đi sâu vào các trạng thái tâm lí của nhân vật với các ngõ ngách, chiều kích của “thế giới xô lệch”. Trước hết, đó là thế giới nội tâm, tâm – sinh lí song hành, biện chứng, một cách cụ thể, sinh động. Thứ đến, đó là ngoại cảnh với những người thân, bóng dáng xã hội được phản ánh trong thế giới nội tâm ấy. Dĩ nhiên thế giới nội tâm – ngoại cảnh không thể tách bạch như thế. Khi nói đến nội tâm là mặc nhiên bao gồm cả ngoại cảnh được phản ánh, khúc xạ vào đó rồi… Và bản lĩnh của tài năng Bích Ngân là không biến nhân vật trở thành “cái loa của chính tác giả” (cụm từ thường đọc thấy trong lí luận – phê bình trước đây). Với điểm nhìn toàn tri, thấu thị của tác giả, Bích Ngân nhập thân vào nhân vật câu út thương binh, viết thay cho nhân vật ấy, và luôn ý thức rằng nhân vật là hình tượng do Bích Ngân phản ánh, sáng tạo, vừa mang tính khái quát cao, vừa được cụ thể hóa, mang bản sắc riêng như một sinh mệnh riêng, với điểm nhìn riêng, các tầm mức rất riêng của chính nhân vật cậu út thương binh ấy. Cũng theo đó, cách xây dựng một tiểu thuyết không cần đến các mâu thuẫn kịch tính (thậm chí khi mâu thuẫn ấy xuất hiện ở gần cuối sách, chưa đến cao trào, thì tiểu thuyết cũng kết thúc), cùng với lối hành văn theo ngôn ngữ nội tâm của nhân vật, khiến cho tiểu thuyết “Thế giới xô lệch” có chút gì gần với các ngâm khúc cổ điển, trường ca thơ. Ngôn ngữ của một người chuyên viết văn xuôi Bích Ngân ở tiểu thuyết này có nhiều trang cũng đậm đà, lóng lánh chất thơ xuôi.
Trần Xuân An
Khởi viết từ 08:40, ngày 08-02 HB10 (2010)
Viết xong lúc 20:18, cùng ngày.
Chỉnh sửa: 09-02 HB10 (sáng & chiều) + 10 – 15-02 HB10 (mùng 2 Tết Canh dần)
_____________________________
[…]
(3) Khuynh hướng sử thi ca ngợi và khuynh hướng hiện thực nghiêm ngặt: Có thể liên tưởng đến “Truyện một người chân chính” của Bô-rix Pô-lê-vôi (Boris Polevoi), nhà văn Liên Xô cũ (Hồ Thiệu, Hồ Tuyến dịch, Nxb. Thanh Niên, bản in lần 2, 1976): Mê-rê-xép (Aleksei Petrovich Maresyev, 1916-2001) là một nhân vật mang đầy đủ tính duy ý chí của một thời xô-viết đồng thời là tính kiên cường của một anh hùng, chỉ tiêu biểu cho một số ít người. Cũng văn học xô-viết, và cũng có thể xem như thuộc khuynh hướng sử thi ca ngợi, chúng ta còn biết đến “Bức chân dung dở dang”, tiểu thuyết của A. Tsakôpxki (Tsakovsky, Hà Ngọc dịch và giới thiệu, Nxb. Văn Học, 1986), viết về tổng thống Mỹ bị bệnh bại liệt cả hai chân: Franklin D. Roosevelt (1882-1945). F.D.R. được A. Tsakôpxki xem như “bạn của Liên Xô trong khi vẫn là đứa con trung thành của nước Mỹ tư bản chủ nghĩa” (sđd., tr. 11). Cũng trong khuynh hướng sử thi ca ngợi, chúng ta còn được đọc nhiều bài báo, thơ văn viết về nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, một người bị tật nguyền bẩm sinh cả hai tay. Riêng về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, đó là thơ văn thể hiện một ý chí mãnh liệt, bền bỉ vượt lên số phận. Nguyễn Ngọc Ký là một anh hùng trong đời thường. Tuy nhiên, nhân vật cậu út thương binh của Bích Ngân chỉ là một thương binh bình thường như đại đa số các thương binh khác, trong một bối cảnh lịch sử và không khí văn chương đã khác xưa… Vả lại, Mê-rê-xép chỉ bị hoại tử hai bàn chân, phải chịu cưa cụt ngang hai cẳng chân (dưới đầu gối), còn cậu út thương binh lại bị nặng hơn, cụt đến ngang bắp đùi (trên đầu gối), thực trạng bi quan hơn rất nhiều. F. D. Roosevelt chỉ bị bệnh bại liệt (mặc dù từ thắt lưng trở xuống), và dù sao Roosevelt cũng đã là ứng cử viên phó tổng thống (1920), trước khi phải ngồi xe lăn (1921). Nhân vật cậu út thương binh của Bích Ngân lại không có được người vợ tuyệt vời như vợ của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Hơn nữa, Bích Ngân khắc họa nhân vật của mình theo khuynh hướng hiện thực nghiêm ngặt. Tôi gọi đó là khuynh hướng bệnh án trong văn chương – bệnh án đúng nghĩa (chứ không phải bệnh án giả tạo), nên không thể không chân thực, khách quan. Mặt khác, những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa cũng có thể được chấp nhận đối với một nhân vật hoàn toàn hư cấu như cậu út thương binh.
Xem thêm: Thơ về chiến tranh biên giới 1979:
THÁNG NĂM NÀY Ở LÀNG MỚI
làng giữa cánh rừng Tây Nguyên
mỗi tấm lòng vẫn trải ra đến từng ngọn cỏ xanh biên giới
nương khoai chưa mênh mông
dãy nhà còn dựng vội
vẫn vút lên tiếng hát trẻ thơ
từ thăm thẳm nghìn năm
đất nước là lòng mẹ, tiếng cười em
soi vào đấy, thấy mình hoài bé bỏng
soi vào đấy, hiểu mình không thể không khôn lớn!
người lên đường vì một làng mới đang xanh
lịch sử nghìn năm
thấm từng hạt đất Tây Nguyên
yêu làng mới
bằng lưỡi gươm Chi Lăng, Hàm Tử
nương khoai xanh hơn cho biên giới lửa
thì giặc đến, chỉ để núi sông này sống dậy những chiến công
Tổ Quốc gọi lên đường
Tổ Quốc nghìn năm
đây, thác rừng Tây Nguyên hùng vĩ
làng mới dựng trên truyền thống cũ
dọc biên giới, từ trận đầu đã có mặt Hương Lâm.
Lộc Ngãi (Bảo Lộc) – Hương Lâm (Đạ Lây, Đạ Huoai)
1978 – 1979
Trần Xuân An
BÀI VIẾT ĐÃ ĐƯỢC TXA. MANG ĐẾN BÍCH NGÂN,
TẠI NXB. VĂN NGHỆ TP.HCM., SÁNG 09-02 HB10 (2010),
VÀ QUA GMAIL, 12 & 15-02 HB10
Đã gửi SCL online, 14 — 17-02 HB10
& Đã gửi đăng trên TrTTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam (17-02 HB10)
(không có bài thơ về chiến tranh biên giới 1979)
CẬP NHẬT (27-02 HB10):
3. Trần Xuân An – Văn chương và chinh chiến, “giữa đôi bờ hư thực” (đọc tập thơ “Giữa đôi bờ hư thực” của nhà thơ Chinh Văn), viết xong trong ngày 27-02 HB10 [2010]
Đã gửi đăng trên Tạp chí điện tử Sông Cửu Long, sáng sớm 28-02 HB10
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-5/txa-doc-chinhvan
TXA.
27 & 28-02 HB10 (2010)
CẬP NHẬT (11-03 HB10):
4. Trần Xuân An – Chùm thơ 3 bài (06 – 11-03 HB10):
– Trống rỗng, đôi khi
– Một năm, một đời và thiên thu
– Mẹ vô cùng
Đã gửi đăng ở TrTTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, lúc 14:50, ngày 11-03 HB10 (2010)
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-5/txa-chumtho-3bai