
Về một trong những lề lối làm việc của công an
đối với người yêu nước biểu tình,
nhận thấy & góp ý
Trần Xuân An
Qua những điểm mạng (như www. xuandienhannom. blogspot. com. www. boxitvn. blogspot. com …) hay báo chí, nhất là báo chí thuộc ngành công an, nhận thấy và góp ý như sau:
1) Khi “làm việc với công an”, theo lệ thường, có các việc phải làm:
a) Công dân bị triệu đến, bị câu lưu tự làm bản tự thuật; có chữ kí của người tự thuật.
b) Công an hỏi – ghi và người bị triệu đến, bị câu lưu trả lời bằng miệng; có chữ kí của cả hai bên.
c) Công an hỏi – ghi về lí lịch công dân bị triệu đến, bị câu lưu; có chữ kí của cả hai bên.
d) Người bị triệu đến, bị câu lưu viết bản cam kết; có chữ kí của người cam kết.
2) Một số góp ý về lề lối làm việc:
a) Các văn bản này chỉ có mỗi thứ một bản, và đều do công an lưu giữ mà thôi. Như vậy là có thể xảy ra tình trạng văn bản sẽ bị sửa chữa, thêm vào, bị cố ý đánh mất…
b) Trên các văn bản có chỗ để trống, như ở các đoạn sau dấu chấm xuống hàng, cách đoạn, ở các mục khoản trên mẫu in sẵn. Những chỗ trống sau dấu chấm xuống hàng, cách đoạn đó thường để trống, không có dấu dấu gạch nghiêng và kéo dài, biểu thị đã ngắt đoạn. Những mục khoản không điền vào thì chỉ được gạch một đường chéo ngắn hoặc cứ để trống như vậy. Những chỗ trống đó có thể sẽ bị viên công an viết thêm sau khi người bị triệu đến, bị câu lưu đã kí tên xong.
c) Các viên công an lại sử dụng bút xóa bằng sơn trắng trong các văn bản. Đây là điều tối kị. Theo lệ thường, phải gạch ngang các chữ viết không chính xác rồi viết lại ngoài lề hay phía cuối trang giấy (Tôi sửa chữa như sau:…). Nếu có bổ sung, phải đánh dấu tương tự như dấu bị chú (Tôi bổ sung như sau:…). Có hai bên cùng kí tên vào chỗ sửa chữa hay bổ sung ấy.
Lẽ ra, bốn văn bản này phải được viết trên giấy trắng có lót giấy than tốt, hay phải được sao chụp bằng máy photocopy (hay máy chụp ảnh); mỗi bên giữ một bản.
3) Thêm một góp ý quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất. Đó là về yêu cầu của viên công an, buộc công dân bị triệu đến, bị câu lưu viết đi viết lại bản tường thuật… Nếu ngày này viết bản tường thuật không đạt yêu cầu của viên công an nào đó là sẽ bị mời tiếp ngày sau, hoặc bị tạm giam (câu lưu) đến ba ngày ba đêm, thậm chí bị tạm giam nhiều đợt, mỗi đợt là ba ngày ba đêm, cho đến khi viên công an ấy đồng ý mới thôi. Như vậy, người bị triệu đến, bị câu lưu sẽ dần dần mệt mỏi, buông xuôi, đành chấp nhận viên công an gợi ý gì thì viết nấy (như trường hợp anh Nguyễn Chí Đức [*] chăng?). Về thực chất, đây là cũng cách bức cung.
Về bản cam kết, riêng trong việc biểu tình phản đối Trung Quốc, thực sự cũng là cưỡng bức cam kết [**]. Bởi lẽ, đó không phải là hành vi phạm pháp, mà chính là hành vi yêu nước, thực hiện quyền dân chủ (nhắc nhở, kiến nghị) đối với Đảng và Nhà nước, có tác động đối với công luận trong nước cũng như trên quốc tế.
Trên đây là những góp ý xây dựng.
Nếu đúng, mong các anh công an sửa đổi lề lối làm việc cho công dân được nhờ.
TXA.
06-8 HB11
[*] Anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 17-7-2011.
Xem video về những lời phẫn nộ của anh Nguyễn Chí Đức sau khi báo Hà Nội Mới đưa tin về vụ việc:
Bấm vào đây
( http:// banghinh. blogspot. com /2011/07/ hat-moc- ve-lo-gic-lich-su -hinh-anh-minh_25. html )

Ảnh lớn hơn
Báo Thanh Niên: “KHÔNG CÓ CHỦ TRƯƠNG TRẤN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC” (trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội, 02-8-2011) — Nguồn ảnh: Google search
[**] Theo các thông tin về anh Phan Nguyên:

Ảnh lớn hơn

Ảnh lớn hơn
Anh Phan Nguyên, người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc, tại TP.HCM., ngày 12-6-2011 — Nguồn ảnh: BBC & Google search

Ảnh lớn hơn
Về “vụ Phan Nguyên”, có thể tạm xem tại hai khung “bàn luận” ngay dưới khung chính văn này: Bấm vào đây
GÓP Ý NÀY CŨNG TRÂN TRỌNG GỬI ĐẾN TẤT CẢ CÁC NGÀNH KHÁC.