Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười, 2009

KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI, LỘ TRÌNH DÂN CHỦ – CÔNG KHAI NÊN CHĂNG CẦN HOÀN THIỆN THÊM

Posted by Trần Xuân An trên 24.10.2009

hidden hit counter
 

Bài thứ nhất: KẾT NAP HỘI VIÊN MỚI,
LỘ TRÌNH DÂN CHỦ – CÔNG KHAI
NÊN CHĂNG CẦN HOÀN THIỆN THÊM

Bài thứ hai: TẠI SAO NHIỀU TÁC GIẢ MUỐN VÀO HỘI NHÀ VĂN?

Bài thứ ba: GÓP THÊM LỜI BÀN LUẬN: CHUẨN VÀ QUYỀN VÀO HỘI NHÀ VĂN

Bài thứ tư: THÊM HAI Ý KIẾN NHỎ SAU KHI ĐỌC BÀI BÁO CỦA ÔNG PHẠM THÀNH CHUNG

_____________

Bài thứ nhất:

KẾT NAP HỘI VIÊN MỚI,
LỘ TRÌNH DÂN CHỦ – CÔNG KHAI
NÊN CHĂNG CẦN HOÀN THIỆN THÊM
Trần Xuân An

Trước khi viết bài này, tôi cũng được một nhà thơ bạn bè cho hay, chưa có tên tôi trong danh sách sơ tuyển đợt này. Nhưng tôi cũng chưa tin lắm, vì biết đâu anh bạn thơ ấy cũng bị lầm. Khi khởi viết bài này, Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn (Tr.Ttđt. HNV.VN.) chưa đăng “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, các ban văn học đề nghị Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam xem xét kết nạp năm 2009”. Theo ngày giờ đăng, được ghi ở Tr.Ttđt. HNV.VN.: lúc 02:29:08 chiều 23-10-2009. Đó là lúc tôi đang viết bài dở chừng. Viết xong, gửi xong khá lâu, tôi mới biết. Vả lại, về chủ quan, tôi cũng hơi cả tin, tưởng rằng việc bầu chọn vòng 1 (sơ tuyển) ở các hội đồng và các ban văn học chủ yếu là căn cứ vào tiêu chí chất lượng và số lượng ở danh mục sách xuất bản. Nếu thế, cũng như một ít người, tôi vượt tiêu chuẩn khá xa. Mặt khác, về khách quan, tôi và nhiều người khác rất cần Hội Nhà văn Việt Nam công khai “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. HNV.VN. xem xét kết nạp năm 2009” với niềm tin, hi vọng sẽ có ý kiến phản hồi từ công luận xã hội, trong đó có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình – lí luận không có mặt trong các hội đồng, các ban sơ tuyển. Bởi lẽ, “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. xem xét kết nạp năm 2009” cũng có thể được các hội đồng, các ban văn học điều chỉnh, bổ sung, một khi ý kiến phản hồi từ công luận là rất xác đáng, trong tinh thần xây dựng. Nếu không, thì dân chủ – công khai có nghĩa lí gì! Hoặc giả, dân chủ – công khai có cũng bằng thừa, thì hết nói!
Như thế, dẫu sao, bài viết này vẫn có điểm bổ ích: đánh động ý thức và tinh thần dân chủ – công khai…
TXA.

Công cuộc Đổi mới (1986), theo tinh thần dân chủ và công khai, công bằng và văn minh, đã diễn ra 23 năm. Thế nhưng, mãi cho đến năm nay, lộ trình đợt kết nạp hội viên mới hằng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, mặc dù chưa hoàn tất, nhưng xem ra đã có những đoạn đường, theo công luận, là lần đầu tiên thấy được những biểu hiện đáng mừng.

Trước hết, đó là việc lần đầu tiên danh sách các nhà văn, nhà thơ (nói chung là các tác giả) có đơn tự nguyện gia nhập Hội đã được công bố, và đang tiếp tục được công bố trên Trang Thông tin điện tử của Hội Nhà văn Việt Nam. Trong đó, có một số người được Ban biên tập chọn lọc, giới thiệu dăm dòng, vài đoạn nhưng rất trang trọng, cùng với ảnh chân dung, tiểu sử văn học và một ít tác phẩm tự chọn. Chắc hẳn sau khi tập hợp thư từ phản hồi, nhà văn Văn Chinh (một trong những thành viên chính của Ban biên tập) tổng kết trên một bài báo gần đây rằng, đó là một việc đều được mọi người đọc, mọi người cầm bút tán thưởng. Tôi nghĩ, sự tán thưởng đó vừa dành cho tinh thần dân chủ và công khai (công khai để đẩy mạnh dân chủ, và dân chủ phải công khai như thế mới không phải là dân chủ suông), vừa dành cho những thông tin về các tác giả được giới thiệu.

Thông tin trong các buổi làm việc của Hội nghị Công tác Hội đồng & Ban văn học (20 – 21-10-09) cũng đã được phản ánh trên các báo chí (điện tử, in giấy) như của FCC ở Web Sông Cửu Long, của Hòa Bình ở Web VietNamNet, của Nguyễn Trường Văn ở Web Công an Nhân dân, của Văn Chinh ở Web Hội Nhà văn Việt Nam… Các trang thông tin điện tử, điểm mạng toàn cầu có nhiều người đọc khác như Phong Điệp Net, Trần Nhương Com, Lê Thiếu Nhơn Com, Xuân Đức Com (Trúc Sơn Trang) cũng đều có bài phản ánh (hoặc đăng lại, góp phần phổ biến sâu rộng). Tất nhiên, mỗi tác giả của từng bài báo có cách viết khác nhau, chi tiết có điểm chưa thật đúng (như bài của Hòa Bình, chi tiết về danh mục sách của các tác giả), nhưng nhìn chung là đã góp phần vào tiến trình dân chủ và công khai.

Tuy vậy, vẫn còn đáng tiếc một điều, nếu danh sách các tác giả (nhà văn, nhà thơ) đã được các hội đồng, các ban sơ tuyển, nhưng chưa được công bố.

Trong hai ngày qua, sau khi Hội nghị Công tác Hội đồng và Ban văn học bế mạc (21-10-2009), các danh sách ấy vẫn chưa thấy trên trang báo điện tử, điểm mạng toàn cầu hay báo giấy nào. Lộ trình dân chủ hóa đi đôi với công khai hóa của việc kết nạp hội viên mới, đến đoạn đường này, chừng như bị ổ gà, ổ voi xuất hiện hay bị bão lũ cuốn trôi cầu cống.

Đành rằng, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các lá phiếu của các thành viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng kết quả vòng sơ tuyển ở các hội đồng, các ban văn học vẫn rất quan trọng.

Mọi người cầm bút, người đọc và toàn xã hội đều cần được cung cấp thông tin cụ thể về vòng sơ tuyển vừa qua (*). Đó là danh sách các ứng viên (có đơn gia nhập Hội) do các hội đồng, các ban văn học bầu chọn, đưa ra. Cũng có thể nói thêm, toàn thế giới, ít ra là các cá nhân, tổ chức cầm bút của các nước, cũng đang theo dõi tiến trình này.

Tôi nghĩ, sửa chữa ổ gà, ổ voi trên đường hay xây lại cầu cống bị bão lũ cuốn trôi mới hơi khó, chứ việc công bố danh sách các ứng viên (có đơn gia nhập Hội) do các hội đồng, các ban văn học sơ tuyển, trình lên, không có gì khó.

Lẽ nào, cứ để tình trạng “im lặng đáng sợ” diễn ra! Lẽ nào, lộ trình dân chủ – công khai lần đầu tiên khởi sắc trong năm 2009 này, vốn phải được ghi vào lịch sử Hội Nhà văn Việt Nam như một sự kiện chưa từng có trước đây, lại bị ách tắc. Công luận lấy đâu ra thông tin xác thực, công minh (**) để góp ý, phản hồi. Sự quyết định của mỗi thành viên Ban Chấp hành Hội thể hiện qua lá phiếu, mặc dù không dễ bị lung lạc bởi một số ý kiến nào đó không phải lẽ, hẳn sẽ không có điều kiện để công minh. Nói rõ hơn, có dân chủ – công khai, các thành viên Ban Chấp hành mới có thể cẩn trọng nhiều lần hơn, và do đó mới công bằng, sáng suốt. Con đường dân chủ – công khai cũng cần được soi sáng bởi ánh sáng của dân chủ – công khai. Mọi lá phiếu quyết định dưới ánh sáng bao giờ cũng công minh, trung chính hơn trong bóng tối.

Cuối cùng, xin có thêm một ý kiến nhỏ: Hằng năm, có thể bầu chọn, phong danh hiệu “Nhà văn nhân dân” cho các hội viên nhà văn kì cựu hoặc có nhiều đóng góp, để phân biệt với các nhà văn mới được kết nạp. Đây là việc ở các ngành khác, như ngành Giáo dục & Đào tạo đã làm, cho các nhà giáo lớn trong giới nhà giáo nói chung.

Nhưng trước hết, lộ trình dân chủ – công khai trong việc kết nạp hội viên mới rất cần thông suốt, không bị ách tắc ở đoạn đường nào, và cần đầy đủ ánh sáng của chính tinh thần, cơ chế dân chủ – công khai.

Trần Xuân An
Khoảng 13:00 đến 14:49, ngày 23-10 HB9

(*) Mặc dù có đơn gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng tôi cũng mù tịt thông tin.
(**) 24-10 HB9, lúc 07:01: Tôi cả tin, nên phỏng đoán là công minh!

_______________________________________________

Trân trọng mời xem tại Phong Điệp Net:

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8738
Thành thật cảm ơn Phong Điệp Net đã đăng tải.
(Bài viết chưa được bổ sung lời ngỏ trước)
23 & 24-10 HB9: ĐÃ GỬI PHẦN LỜI NGỎ TRƯỚC KHI VÀO BÀI RA PHONG ĐIỆP NET VỚI YÊU CẦU ĐƯỢC ĐĂNG BỔ SUNG, KẺO GÂY RA NHIỀU NGỘ NHẬN.

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai15

( http://www.tranxuanan-writer.net/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-24 )

24-10 HB9:
http://trannhuong.com/news_detail/2861/KẾT-NAP…

Cảm ơn TranNhuong Com đã đăng với lời ngỏ (trước khi vào bài), Trần Xuân An đã viết thêm.

Tối 24-10 HB9:
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=923&nhom=6
( http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=923&nhom=1 )

Cảm ơn nhà văn Xuân Đức đã đăng tải.

____________________________

Bài thứ hai:

TẠI SAO NHIỀU TÁC GIẢ MUỐN VÀO HỘI NHÀ VĂN?

Trần Xuân An

Gần đây, đọc một số bài báo viết về “mùa kết nạp hội viên mới vào Hội Nhà văn Việt Nam”, đậm chất thế thái nhân tình, đậm chất hành chính quan phương đặc thù ở nước ta, tôi cũng ngẫm nghĩ xem vì sao như vậy.

Có lẽ điều dễ thấy nhất, tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam là một nơi duy nhất công nhận danh hiệu nhà văn, nhà thơ cấp quốc gia cho các tác giả. Còn các hội nhà văn địa phương như ở TP. HCM., Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ… chỉ công nhận danh hiệu ấy ở cấp của mình: nhà văn, nhà thơ cấp địa phương (thành phố, vùng…). Các nhà báo khi viết bài, cũng phải căn cứ vào việc tác giả cụ thể nào đó có thẻ hội viên hay không và thẻ ở cấp nào, nếu không thì cũng bị ban biên tập của tòa soạn chỉnh sửa cho hợp lệ, hợp thể thức. Thậm chí, nhiều nhà cầm bút chân chính, sáng suốt, trình độ thẩm định văn chương thuộc loại tinh tế, cũng rất lúng túng, nên cứ gọi theo cái thẻ hội viên của tác giả theo kiểu chức vụ hành chính, cấp hàm quân đội, công an cho khỏe. Sự lúng túng chung là khi đề cập đến một số nhà văn, nhà thơ (gọi chung là nhà văn chương = nhà văn) hiện đang sống và viết, tuy thành danh từ lâu với nhiều tác phẩm giá trị, được nhiều người yêu mến, nhưng không được vào hội nhà văn nào cả. Các vị thẩm định văn chương tinh tế còn lúng túng như vậy, nữa là đại đa số trong xã hội, vốn thuộc nghề nghiệp khác, phần lớn chỉ đọc văn thơ trong khi đi học phổ thông, còn sau khi đã học xong, có thì giờ đâu mà đọc văn, đọc thơ. Trong xã hội, phần đông thấy báo chí, người viết sách gọi sao thì họ gọi vậy (1).

Đó là về phía ứng xử của người khác, của xã hội nói chung, đối với các tác giả được đề cập đến trong bài viết, trong cuộc họp mặt nào đó… Còn về phía các tác giả trong trường hợp như vậy thì như thế nào? Tôi thấy phần lớn là rất khó chịu. Có tác giả bực bội muốn khùng lên, khi trên một bài báo, trong một cuộc họp mặt, vài kẻ không ra gì có tấm thẻ hội viên, được gọi là nhà văn, còn ông ấy tuy đã sáng tác hàng chục đầu sách dày cộp, chỉ bị gọi như một kẻ vô danh tiểu tốt. Tác giả ấy nổi khùng trong bụng, tái mặt đi hoặc đỏ mặt lên, theo phản ứng tâm lí tự nhiên, cũng chính đáng chứ đâu phải không.

Vì thế, thôi thì cứ thuận theo sự đời, xem hai loại thẻ hội viên hội nhà văn như bằng cấp học vị, cấp bậc hành chính, quân đội, công an (2), làm đơn vào hội nhà văn quách đi cho đỡ bị tổn thương tâm lí (stress), có hại đến sức khỏe.

Điều thứ hai, báo chí của ta đều của Nhà nước. Đâu phải báo chí đăng bài chỉ căn cứ vào chất lượng bài viết. Một khi đã sàng lọc tác giả trong công tác kết nạp hội viên, thì đăng bài của hội viên chắc ăn hơn, đỡ bị “sơ sẩy” hơn. Tâm lí các ban biên tập tòa soạn là vậy. Tâm lí này hình thành từ cơ chế ấy. Chưa nói đến các lẽ khác liên quan hữu cơ với điều này.

Điều thứ ba, thuộc về giao lưu văn chương, học thuật giữa các nước. Nhiều chính phủ, nhiều hội nhà văn của các nước chỉ giao thiệp văn chương với các hội nhà văn nước ta, đứng đầu hệ thống là Hội Nhà văn Việt Nam. Nếu họ muốn giao thiệp với cá nhân tác giả, Hội Nhà văn nước ta (với động tác lấy ý kiến ngành công an) không cho phép, họ cũng chịu. Về một số giải thưởng cũng vậy, như giải ASEAN hằng năm, đều phải được Hội Nhà văn Việt Nam đề cử (3). Trong giai đoạn hội nhập, giao tế có tính chất kinh tế hiện nay, nhiều nước muốn thuyết phục Việt Nam theo con đường tư bản, họ sợ “mất lòng” Đảng và Nhà nước, nên thấy chẳng có lợi gì khi giao thiệp với các tác giả mà bỏ qua vai trò của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngay cả vụ “thư viện Google” gần đây cũng thế. Cái hợp đồng của Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC, The Vietnam literary Copyright Center) với các tác giả, thực chất xem các tác giả là con số không. Google cũng muốn chỉ tranh thủ với một nhóm người trực thuộc TTQTGVHVN. (VLCC.) hơn là với từng tác giả. Nói rõ hơn, các nước, các tập đoàn kinh tế, văn hóa có khuynh hướng muốn tranh thủ, “chuyển hóa” từ chóp, chứ không phải từ chân nền, vì như thế khỏe công, nhẹ việc hơn cho họ.

Trong ba điều trên, điều thứ nhất là tình trạng phổ biến nhất, xét trên các mặt cơ chế – xã hội – tâm lí.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút về thủ đoạn li gián hiện nay, cụ thể là sự tranh chấp giữa hai đối cực. Các thế lực muốn chống chế độ, lật đổ Đảng và Nhà nước hiện hành đang tìm mọi cách để đưa những tác giả dễ bảo, có thể điều khiển được hoặc hữu khuynh, đặc biệt nhắm tới loại hữu khuynh gốc đỏ, vào các hội, mặc dù họ không phải không biết hội viên hội nhà văn thuộc loại “lính trơn” (không ủy viên hội đồng, chấp hành này kia) chả bao giờ có dịp bén mảng đến cơ quan hội. Trong khi đó, những người có bản lĩnh, không dễ bị mua chuộc, sai khiến, họ tìm cách li gián, tung tin bất lợi, để không vào hội được. Mặt khác, các thế lực chống Đảng và Nhà nước còn tìm cách tạo ra một lực lượng cầm bút đối kháng trong nước. Họ nghĩ, nếu mọi tác giả đều vào hội hết, lấy đâu ra nhân lực để tạo lực lượng đối kháng ấy.

Điểm nói thêm này, tôi xin dè dặt nêu lên ở cuối bài vậy thôi. Có thể đúng nhưng cũng có thể sai, xin tùy nhận định trên cơ sở thông tin xác thực, có kiểm chứng, trên cơ sở văn bản tác phẩm là chính. Ở nước ta có câu, “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng, công an nhìn đâu cũng thấy phản động”, nên nói thêm như vậy không khéo lại củng cố tâm lí nghề nghiệp của công an, loại tâm lí ở một số công an là đã trở thành bệnh đa nghi hoặc bệnh máy móc lí lịch chủ nghĩa.

Về mặt tổ chức hội viên, các hội nhà văn cũng khôn khéo lắm (4)…

Ở bài viết này, tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều: Xin đừng căn cứ vào tấm thẻ hội viên hội nhà văn để phân loại, xếp hạng chất lượng tác phẩm. Các nhà làm văn học sử nước ta xin lưu ý giúp điều đó. Và chắc hẳn do ngôn ngữ bất đồng, ít nhà văn ngoại quốc tinh thông tiếng Việt, nên cũng mong các nhà văn, tổ chức cầm bút ở các nước lưu tâm giúp: các loại thẻ hội viên các hội nhà văn tại nước chúng tôi chỉ có giá trị như giấy chứng nhận danh nghĩa nhà văn mà thôi, chứ không phải chứng nhận chất lượng văn chương trong tác phẩm.

Đối với tôi, tôi vẫn xem chất lượng văn chương trong tác phẩm (tư tưởng triết học & văn hóa, lịch sử hòa quyện với sự thấu hiểu sâu sắc con người, xã hội – phong cách nghệ thuật) là quan trọng duy nhất. Tuy vậy, tôi vẫn là con người sống trong một xã hội cụ thể, tôi cũng phải thuận theo sự đời. Do đó, tôi cũng muốn vào Hội Nhà văn Việt Nam, như các tác giả khác.

Trần Xuân An
Viết từ khoảng 7:00 đến 9:45.

(1) Sau Đổi mới, nhất là khi học hàm, học vị được đặt ngay trước danh tính cá nhân (như GS.TS. Lê H. H. X…), vấn đề danh hiệu nhà văn lại càng bức xúc và do đó, cũng có “thoáng” hơn. Riêng tôi, để giải quyết lúng túng, tôi xem tất cả những ai có 2 đầu sách xuất bản là nhà văn cả, mặc dù họ chưa là hội viên hội nhà văn nào. Nếu không như vậy, thì làm mất lòng, xúc phạm nhiều người một cách vô lí quá sức.

Bổ sung chú thích, 28-10 HB9: Nhà văn chương không phải tương đương với từ tiếng Anh là literator (nhà văn học, thiên về nghiên cứu, giảng dạy văn chương). Nhà văn chương, gọi tắt là nhà văn, như trong cụm từ hội nhà văn, gồm cả nhà văn [xuôi], nhà thơ, nhà lí luận – phê bình văn chương. Đối với nhà văn [xuôi], nhà thơ, nếu đúng nghĩa, phải là người chuyên về sáng tác và đã có tác phẩm ít nhiều có giá trị, đồng thời cũng phải có trình độ và năng lực viết lí luận – phê bình văn chương, nghĩa là đã vượt qua trình độ sáng tác cảm tính.

(2) Một nhà văn trào phúng nổi tiếng ở Ba Lan đã châm biếm rất sâu cay về sự thể này.

(3) Các giải thưởng khác, thường có tính chất thời sự, chính trị đối kháng, cụ thể là chống chế độ, nhà nước, tôi không nói đến.

(4) Tôi chưa nói đến sự khôn khéo thể hiện ở cơ cấu “mặt trận”, hội tụ đủ các tác giả thuộc mọi thành phần xã hội, để không ai bắt bẻ vào đâu được. Thực chất, vấn đề là tỉ lệ thành phần.

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai16

( http://www.tranxuanan-writer.net/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-24 )

https://txawriter.wordpress.com/2009/10/24/ket-nap-hoi-vien-hnvvn-2009/

Viết từ khoảng 7:00 đến khoảng 9:40, ngày 25-10 HB9
Trân trọng mời đọc trọn vẹn ở các trang thông tin, báo chí in giấy và điện tử…

______________________________________________________

Bài thứ ba:

GÓP THÊM LỜI BÀN LUẬN: CHUẨN VÀ QUYỀN VÀO HỘI NHÀ VĂN

Trần Xuân An

Bàn về văn chương, nhất là về lĩnh vực sáng tác, có lẽ nên đặt trên hai bình diện:

1) Văn chương là tác phẩm phát ra từ tâm hồn (gồm cả tâm linh – sự giao cảm với người xưa, trời đất) với tất cả chân thành. Do đó, văn chương là cõi riêng và là cõi thiêng liêng, cho dù thiêng liêng với ý nghĩa gần gũi, nhân bản (1) nhất.

2) Văn chương tự ngàn xưa còn là một phương cách góp phần vào xã hội, tác động đến xã hội. Trong thời đại xuất bản, báo chí nở rộ cùng kĩ thuật in ấn, làm văn chương còn là một nghề nghiệp, tuy kiếm sống bằng nhuận bút là chuyện hiếm hoi.

Bàn đến việc vào hội nhà văn, ở đây là Hội Nhà văn Việt Nam, chúng ta chắc hẳn đã nghiêng về bình diện thứ hai (nghề nghiệp), mặc dù hai bình diện kể trên, ngay cả trong thời hiện đại, phải là một. Tôi không nói đến trường hợp viết theo đơn đặt hàng của báo chí hay cơ quan tuyên truyền, thường là lí trí hơn là tâm hồn với tất cả chân thành của trái tim (2).

Khi đã bàn đến nghiệp vụ và bàn đến việc gia nhập hội nhà văn (chủ yếu là một tổ chức nghề nghiệp của các nhà văn chương, gồm nhà thơ, nhà văn, nhà lí luận – phê bình văn chương) là bàn đến mức độ nhất định về sự tinh thông nghề nghiệp (kĩ thuật văn chương), trình độ tri thức (nhận thức về con người, xã hội, văn hóa, lịch sử, triết học…), tất nhiên không thể không kể đến điều quan trọng, có tính quyết định là tài năng, tâm năng. Tất cả đều thể hiện ở tác phẩm. Cũng có thể kiểm định nhau trong trại sáng tác và suốt cả cuộc đời của nhau, trên văn đàn, từ vài chục năm đến dăm bảy chục năm cầm bút.

Bàn đến tổ chức nghề nghiệp như nghiệp đoàn lao động cầm bút là xét đến quyền và nghĩa vụ công dân hành nghề: Có quyền vào Hội và có nghĩa vụ với tổ chức Hội.

Về tác phẩm, người cùng thời công nhận giá trị tác phẩm của nhau là khó, nhất là trong bối cảnh lịch sử hậu chiến và trong sự tranh chấp giữa những bộ phận xã hội khác nhau về quyền lợi.

Nếu đặt ra yêu cầu quá cao về chất lượng tác phẩm, Hội Nhà văn Việt Nam không còn mấy người. Nếu đặt ra yêu cầu quá thấp, Hội Nhà văn không còn là Hội Nhà văn nữa.

Vì thế, tôi mạnh dạn đề xuất một cách cụ thể:

Đối với nhà văn [xuôi], nhà thơ, nếu đúng nghĩa, phải là người chuyên về sáng tác và đã có tác phẩm ít nhiều có giá trị, đồng thời cũng phải có trình độ và năng lực viết lí luận – phê bình văn chương, nghĩa là đã vượt qua trình độ sáng tác cảm tính (3).

Lẽ ra, các nhà lí luận – phê bình, nghiên cứu văn chương cũng nên tự yêu cầu phải biết sáng tác văn chương. Biết sáng tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí sẽ giúp người lí luận, phê bình, nghiên cứu hiểu sâu, hiểu đúng hơn về nhà văn, nhà thơ và lao động nghệ thuật của họ, đặc biệt là tác phẩm của họ.

Nếu hội đủ điều kiện trên với hai đầu sách (cùng một số bài khác chuyên ngành trên báo hoặc bài lẻ khác trên các điểm mạng toàn cầu, cụ thể là các bài lí luận – phê bình của nhà thơ, nhà văn; các bài sáng tác của nhà lí luận – phê bình) là có quyền vào Hội Nhà văn Việt Nam với quyền và nghĩa vụ của những công dân cầm bút văn chương.

Điều quan trọng nhất là chất lượng tác phẩm. Chất lượng, giá trị tác phẩm, về lâu về dài, phải có sự thẩm định của thời gian. Mọi thẩm định cùng thời chỉ có giá trị trước mắt và tương đối mà thôi, tuy cần thiết nhưng không thể xem đó là sự thẩm định tuyệt đối.

Xin tạm kết như thế này:

Về bình diện tác phẩm xuất phát từ tâm hồn, khi bàn đến một cách thô bạo, rạch ròi như đong đếm thì quá phi nhân và phi văn chương. Nhưng về bình diện thứ hai, nghề nghiệp với trình độ nghiệp vụ nhất định, thì chỉ dám bàn như trên, cụ thể là phải đạt chuẩn, vượt qua trình độ sáng tác cảm tính hay lí luận – phê bình kiểu quan liêu, máy móc, sách vở. Về quyền gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam, phải được khẳng định mạnh mẽ ấy là quyền công dân cầm bút, nhân quyền của người cầm bút. Như vậy, cơ chế dân chủ – công khai là vô cùng cần thiết. Dân chủ – công khai là một trong những thành tựu văn minh của nhân loại ngày nay.

Trần Xuân An
Từ khoảng 06:00 đến 07:40, ngày 30-10 HB9.

_________________

(1) Lấy con người làm gốc.

(2) Có một ít nhà văn, nhà thơ “gặp may”, khi đơn đặt hàng hợp với tạng chất, đặc biệt là trùng hợp với vấn đề đã và đang nung nấu trong tâm trí. Nhờ vậy, một số tác phẩm loại này vẫn rất có giá trị về văn phong, tư tưởng và hàm lượng hiện thực…

(3) 30-10 HB9: Bài đã được đăng tải trên 2 trang thông tin điện tử Trúc Sơn Trang (XuanDuc Vn) & TranNhuong Com:
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=925&nhom=6
http://trannhuong.com/news_detail/2892/TẠI-SAO…

31-10 HB9: Bài đã đăng trên Tr.Ttđt. Phong Điệp Net:
http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8810
Cảm ơn nhà văn Phong Điệp.

31-10 & 01-11 HB9: Bổ sung vài ý nhỏ vào bài “GÓP THÊM LỜI BÀN LUẬN: CHUẨN VÀ QUYỀN VÀO HỘI NHÀ VĂN” của Trần Xuân An (Bài đã đăng trên Tr.Ttđt. Phong Điệp Net: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8810 )

1) Vấn đề là cơ chế và tư duy. Đổi mới cơ chế, từ “xin – cho” trở thành “chuẩn – quyền & nghĩa vụ”, và đổi mới tư duy, từ thiếu dân chủ, bưng bít thông tin trở thành dân chủ – công khai (“dân/nhà văn biết; dân/nhà văn bàn; dân/nhà văn làm; dân/nhà văn kiểm tra”), thì tất thảy đều thành công, và thành công hơn trước, khỏi bị ai oán thán; ai cũng được bình đẳng nhìn thẳng vào nhau, thoát khỏi cảnh mất phẩm giá, thế thái nhân tình… (*). Giới cầm bút thời nào cũng đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh mạnh mẽ nhất, mà nay lại thiếu dân chủ – công khai, cũng ở trong vòng cơ chế “xin – cho” thì … kì cục quá!

2) Nếu theo cơ chế nghiệp đoàn lao động nhà văn mà tôi đề xuất, thì ai hội đủ điều kiện, đạt chuẩn, đều có quyền đăng kí vào Hội Nhà văn Việt Nam, đương nhiên trở thành hội viên của Hội. Nếu ai đã giải nghệ, gác bút, thì ra khỏi Hội, trở thành cựu (nguyên) nhà văn. Còn những nhà văn có quá trình đóng góp cho nền văn chương dân tộc lâu dài, có nhiều thành tựu, tất nhiên phải được phong danh hiệu Nhà văn nhân dân, để phân biệt với những người mới được kết nạp.

Nhưng đó là đề xuất, chưa phải cơ chế hiện hành. Chúng ta ý thức là đang sống trong hiện tại, chấp nhận thực tại chưa tốt và cố gắng cải tiến thực tại trong chừng mức có thể, nhưng cũng có tầm nhìn hướng đến tương lai gần, tương lai xa và mạnh dạn đề xuất giải pháp.

Trần Xuân An

_____________________

(*) Nói như thế là mới trách cứ điều kiện khách quan. Đúng ra, còn phải xét đến yếu tố chủ quan tự thân mỗi con người trong hoàn cảnh khách quan đó nữa… Dĩ nhiên ai cũng chê trách cơ chế, người trong guồng cơ chế, đồng thời chê trách hội viên nhà văn cấp quốc gia nào đó mà CAND. online đưa ra trong một bài báo gần đây…

03-11 HB9: Bài đã đăng trên Tr.Ttđt. Trần Nhương Com:
http://trannhuong.com/news_detail/2915/…CHUẨN-VÀ-QUYỀN…
Cảm ơn nhà văn Trần Nhương.

______________________________________________________

Bài thứ tư:

THÊM HAI Ý KIẾN NHỎ
SAU KHI ĐỌC BÀI BÁO CỦA ÔNG PHẠM THÀNH CHUNG

Trần Xuân An

Thảo luận trong tình huống mình bị thất thế, thì không nên thảo luận. Không khéo, lại bị rơi vào bẫy, bị hạ thấp trong cái hố người ta đào sẵn! Tuy biết vậy, nhưng tôi cũng nêu ra câu hỏi nhỏ: Liệu ông Phạm Thành Chung đã đọc toàn bộ hay chí ít là vài tác phẩm chính của tôi chưa nhỉ? Hỏi như vậy để thảo luận thêm một đôi điều, kẻo mang tiếng là người cầm bút không dám đấu tranh bằng ngọn bút. TXA.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-18/vietve-tpham-txa
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-18/vietve-tpham-txa-2

Khi nêu vấn đề ra trước công luận, có báo in giấy hay trang thông tin điện tử nào đó đăng bài, đã là một điều đáng ghi nhận và cảm kích. Bài báo lại có phản hồi một cách lịch sự (có thể còn chứa đựng ý ngầm thế nào đó, chưa nói), cũng nên xem đó là biểu hiện của “thông tin hai chiều” trong thời dân chủ, bùng nổ thông tin. Vì vậy, khi đọc bài “Ứng viên Hội nhà văn Việt Nam: Những điều ngộ nhận” của Phạm Thành Chung (có lẽ là nhà thơ trẻ Phạm Khải), trên Báo điện tử Công an Nhân dân, trước hết, tôi nghĩ mình nên trao đổi thêm một vài ý kiến:

1) Tôi viết ba bài về vấn đề kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, gửi đăng ở các điểm mạng toàn cầu Phong Điệp, Trúc Sơn Trang (xuanduc vn), Trần Nhương. Tôi cũng có gửi đến Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam, Sông Hương, Sông Cửu Long, nhưng các cơ quan ngôn luận này không đăng. Cùng với lời cảm ơn nhà báo Phạm Thành Chung khi biết ông có đọc bài thứ nhất, tôi mong ông vui lòng đọc thêm hai bài kế tiếp.

2) Bài báo của Phạm Thành Chung đã cho tôi rõ thêm một số thông tin:

— Vai trò của hai người giới thiệu khi nộp đơn gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam chỉ có ý nghĩa về mặt thủ tục. Theo đó, phải chăng lời giới thiệu của hai vị này thế nào đi nữa thì các Hội đồng chuyên ngành, các Ban đề tài cũng chỉ tham khảo mà thôi. Sự quyết định là ở các Hội đồng, các Ban và Ban Chấp hành Hội.

— Có những thông tin cần lưu tâm, xin trích nguyên văn như sau:

“Lại có những tác giả rất tự tin mà ngộ nhận rằng, việc xứng đáng hay không xứng đáng trở thành Hội viên Hội Nhà văn đều là những thứ có thể đo được một cách dễ dàng”;

“Kỳ thực, đối với vấn đề xét kết nạp hội viên, “người đọc và xã hội” cũng không thật chú ý lắm đâu”;

“Về tiêu chí chất lượng (tác phẩm – chua thêm) thì để người ngoài bình xét, như vậy mới khách quan”;

“Một điều “ngộ nhận” nữa của một số tác giả có đơn xin gia nhập Hội Nhà văn là họ thường nghĩ rằng, thành viên trong các Hội đồng phải có trách nhiệm biết đến tác phẩm của họ, biết đến năng lực của họ. Về lý thuyết thì như vậy, song thực tế chúng ta đều biết, sách báo hiện nay được in ra rất nhiều. Sự phát hành lại rất manh mún, nhiều khi địa bàn nào biết địa bàn ấy”;

“Hơn thế, các thành viên trong các Hội đồng, các Ban Văn học, kể cả trong Ban Chấp hành Hội đa phần đều kiêm nhiệm. Bởi vậy, thời gian để họ đầu tư vào việc đọc và tìm hiểu về các tác giả chắc chắn không được nhiều”;

“Việc ai đó mơ ước về một Hội đồng có thể đánh giá chân xác, vô tư về năng lực của tất cả những người sáng tác trong cả nước thì Hội đồng đó “phải gồm các… thiên thần trên đỉnh Olympia”” (nhắc lại ý của nhà văn Võ Thị Xuân Hà – ct.);

“Có những Hội đồng, theo tôi biết có người trước đây từng không bỏ phiếu kết nạp hội viên cho một người khác hiện cũng tham gia Hội đồng với họ. Điều đó chứng tỏ đến bản thân họ còn chưa “thừa nhận” nhau, thì việc giữa họ có độ “vênh” nào đó trong thẩm định giá trị của một tác giả mới có đơn xin gia nhập Hội, âu cũng nên xem là chuyện bình thường”;

“Thử hỏi, đến những vị nổi tiếng trong làng văn như vậy, mà họ (các tác giả có đơn gia nhập Hội – ct.) còn biết một cách rất lỗ mỗ như thế, đòi hỏi làm sao những người “cầm cân nảy mực” kia nhất nhất phải biết đến văn nghiệp của họ?”…

Trước sự thể với các hạn chế như vậy, thiết tưởng chỉ có phương thức dân chủ – công khai mới có thể khắc phục được những hạn chế ấy (đúng hơn, đó là những khuyết điểm). Tôi đã bàn đến trong ba bài báo đã viết, nên xin khỏi lặp lại ở đây.

Vài ý kiến nhỏ, xin đóng góp thêm:

1) Cơ chế giới thiệu vốn đã có. Nên chăng cần vận dụng thêm cơ chế tiến cử. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến nước ta, các triều đại thường ban bố quy chế tiến cử. Việc phát hiện được nhân tài, mặc dù đã có nền nếp thi cử (thi hương, thi hội, thi đình) sàng lọc, vẫn rất được các triều đại quan tâm. Tại sao như vậy? Xin suy nghĩ vấn đề này. Tất nhiên, chúng ta chỉ vận dụng trong phạm vi phát hiện, tiến cử nhân tài văn chương (sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật…) mà thôi. Lời giới thiệu, tiến cử cũng nên công khai đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ vậy, không ai dám viết bừa vào đơn gia nhập, vào văn bản tiến cử.

2) Không biết các vị thành viên Hội đồng chuyên ngành, thành viên Ban đề tài sau khi đọc tác phẩm của các tác giả có đơn gia nhập Hội, họ có ghi bản nhận xét, đánh giá của cá nhân mình hay không. Câu hỏi cũng xin đặt ra như vậy với các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Nếu không có các bản nhận xét, đánh giá ấy, tôi e rằng sự nghi ngại của nhiều người đọc về sự thể ấy là có cơ sở. Nếu có, thì cũng nên công khai trên báo chí, điểm mạng nốt. Đây là một việc hết sức quan trọng và thiết thực, cụ thể. Việc công bố các bản nhận xét (kể cả các lá phiếu của mình, nếu có thể, càng quý) sẽ khiến cho các thành viên Hội đồng, thành viên Ban không thể qua loa, chiếu lệ, cảm tính (*)… Danh dự, uy tín tên tuổi của họ sẽ được công chúng, giới cầm bút văn chương hôm nay và cả mai sau nhận định.

Trần Xuân An
09:30, ngày 13-11 HB9 (2009)

____________________________

(*) Chú thích bổ sung: Là người sống chết với nghiệp dĩ văn chương, suốt đời lao tâm khổ tứ với lao động sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật văn chương… tất nhiên các nhà văn chương phải đọc nhiều, đọc cả những trường phái, trào lưu mình không yêu thích. Do vừa lao động văn chương vừa đọc văn chương (chưa nói các ngành khoa học, các lĩnh vực liên quan…), nên trình độ thẩm thức văn chương của nhà văn chương càng ngày càng tinh tế và rộng mở, cụ thể là thẩm định được cái hay, cái dở, cái mới, cái cũ về các mặt ngôn từ, kết cấu, ý tưởng, tư tưởng, thẩm mĩ… của mỗi tác phẩm, tác giả, đặc biệt là thẩm định với cơ sở lí luận và có thể diễn giải sự thẩm định một cách tinh tế, minh bạch, đầy thuyết phục. Nói một cách giản dị, tác phẩm, tác giả nào hay hay dở, cũ hay mới, đọc vào là biết ngay. Nói cụ thể hơn, thậm chí cũng có thể thừa nhận cái hay, cái mới về ngôn từ và các kĩ thuật khác trong việc xây dựng tác phẩm văn chương, nhưng không tán thành về ý tưởng, tư tưởng, hoặc ngược lại, thừa nhận nội dung là tốt nhưng chê về ngôn từ, kĩ thuật sáng tác khác. Hiếm có trường hợp thẩm định nhầm, trừ phi đối với những sáng tạo quá mới mẻ hoặc quá táo bạo, thuộc loại vượt thời đại (xin đừng đánh đồng với loại lập dị, vi phạm thuần phong mĩ tục). Nếu không có trình độ thẩm thức tốt, làm sao viết được văn chương hay!

Đó là lời bàn về những nhà văn chương đích thực (không phải là những người được gọi là “nhà văn chương” do yếu tố ngoài văn chương) và cũng chỉ bàn về văn chương giai đoạn Đổi mới, hội nhập quốc tế và hòa hợp, hòa giải dân tộc hiện nay (không nói đến giai đoạn trước).

Tuy vậy, đó chỉ mới là cái tài. Vấn đề còn là cái tâm, là đức tính trung thực, công bằng, không có óc bè cánh, không thèm nghĩ đến cái lợi quyền cá nhân trước mắt… Chính những người có tài, nhưng thiếu cái tâm, là những kẻ gây hại cho nhiều người khác.

Ai không có tài mà chỉ do các yếu tố ngoài văn chương nên cũng được gọi là nhà văn chương, ai chỉ có tài, không có tâm, ai vừa có tâm vừa có tài, nếu công khai hóa, thì công chúng, giới cầm bút biết ngay, và hậu thế sẽ định luận về họ.

TXA., 15:00, 13-11 HB9
(trong bản này tác giả có tự chỉnh sửa thêm vài lỗi gõ phím, mặc dù không đáng kể, 14-11 HB9)

13 & 14-11 HB9: Bài đã đăng trên 2 Tr.Ttđt. Trần Nhương Com & Phong Điệp Net:
http://trannhuong.com/news_detail/2999/THÊM-HAI-Ý-KIẾN-NHỎ…
http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8942
Cảm ơn nhà văn Trần Nhương, nhà văn Phong Điệp.

Trả lời người đọc:

(Phần trả lời này tôi tự thấy gần như một chú thích, nên xin đặt tại đây, thay vì ở khung bàn luận).

Xin nói rõ hơn như sau:

Mỗi tác giả muốn vào Hội Nhà văn Việt Nam (hay các hội nhà văn địa phương), theo điều lệ, cần có hai nhà văn hội viên viết lời giới thiệu, kí tên ngay trong đơn gia nhập Hội. Đó là quy định về thủ tục giới thiệu.

Còn cơ chế tiến cử tôi đề xuất trong bài viết trên là cách vận dụng quy chế tiến cử dưới các triều đại ngày xưa, mặc dù thuở bấy giờ đã có các kì thi hương, thi hội, thi đình sàng lọc. Sở dĩ có quy chế tiến cử bên cạnh các kì thi là bởi các triều đại ngày xưa lo sợ bỏ sót nhân tài. Có tình trạng bỏ sót nhân tài là do giám khảo trường thi chấm bài không nghiêm túc, cho điểm không xứng đáng hoặc do các quan lại địa phương trù úm nhân tài… v.v… Các vị vua thường nhắc nhở, đại để: Ai tiến cử được người tài, sẽ được thưởng hậu, như phong thăng hàm, tước, lương bổng; ai che giấu người tài, sẽ bị phạt nặng, có thể đến mức tử hình.

Ở đây, chỉ vận dụng trong lĩnh vực sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật văn chương. Theo đó, bất kì nhà văn hội viên nào phát hiện được nhân tài văn chương, với sự tìm hiểu, thẩm định kĩ lưỡng, đều có nghĩa vụ tự viết văn bản tiến cử, gửi cho Ban Chấp hành Hội. Nếu đơn gia nhập Hội do tác giả muốn vào Hội tự viết, thì văn bản tiến cử này hoàn toàn do người tiến cử tự viết, tự gửi hoàn toàn (chỉ cần có chữ kí thể hiện sự đồng ý của người được tiến cử?). Cũng xin minh định: tiến cử để trở thành hội viên Hội Nhà văn (với ý nghĩa là đã quyết chí trọn đời viết văn chương và đã có một số tác phẩm chứng tỏ triển vọng không nửa đường buông gánh, thì phải có nghiệp danh tương thích), chứ không phải tiến cử để làm quan chức gì.

Đây là biện pháp có thể dễ dàng vận dụng trong điều kiện hiện thời, như thêm một cách cải tiến thực trạng chưa tốt. Nhưng cũng chỉ là một đề xuất… Theo tôi, các hội nhà văn (địa phương, toàn quốc) cải cách, đổi mới để thể hiện rõ tính chất nghiệp đoàn lao động nhà văn với cơ chế “chuẩn — quyền & nghĩa vụ”, vẫn tốt hơn. Nhưng đó là một đề xuất hơi xa (một khi điều lệ Hội đã được sửa đổi).

(Chỉ có đề xuất này là có khả năng thực hiện, sau khi “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. xem xét kết nạp năm 2009” được công bố: “sẽ có ý kiến phản hồi từ công luận xã hội, trong đó có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình – lí luận không có mặt trong các hội đồng, các ban sơ tuyển. Bởi lẽ, “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. xem xét kết nạp năm 2009” cũng có thể được các hội đồng, các ban văn học điều chỉnh, bổ sung, một khi ý kiến phản hồi từ công luận là rất xác đáng, trong tinh thần xây dựng) [trích từ bài thứ nhất].

15-11 HB9
(& 16-11 HB9, có thêm một câu)
TXA.

__________________________________________

BẢN HOÀN CHỈNH BÀI THỨ TƯ:

THÊM HAI Ý KIẾN NHỎ SAU KHI ĐỌC BÀI BÁO “Ứng viên Hội nhà văn Việt Nam: Những điều ngộ nhận”

Trần Xuân An

Thảo luận trong tình huống mình bị thất thế, thì không nên thảo luận. Không khéo, lại bị rơi vào bẫy — bị hạ thấp trong cái hố người ta đào sẵn! Tuy biết vậy, nhưng tôi cũng nêu ra câu hỏi nhỏ: Liệu ông Phạm Thành Chung đã đọc toàn bộ hay chí ít là vài tác phẩm chính của tôi chưa nhỉ? Hỏi như vậy để thảo luận thêm một đôi điều, kẻo mang tiếng là người cầm bút không dám đấu tranh bằng ngọn bút. TXA.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-18/vietve-tpham-txa
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-18/vietve-tpham-txa-2

Khi nêu vấn đề ra trước công luận, có báo in giấy hay trang thông tin điện tử nào đó đăng bài, đã là một điều đáng ghi nhận và cảm kích. Bài báo lại có phản hồi một cách lịch sự (có thể còn chứa đựng ý ngầm thế nào đó, chưa nói), cũng nên xem đó là biểu hiện của “thông tin hai chiều” trong thời dân chủ, bùng nổ thông tin. Vì vậy, khi đọc bài “Ứng viên Hội nhà văn Việt Nam: Những điều ngộ nhận” của Phạm Thành Chung (có lẽ là nhà thơ trẻ Phạm Khải), trên Báo điện tử Công an Nhân dân (Văn Nghệ CAND., 12-11-‘’09), trước hết, tôi nghĩ mình nên trao đổi thêm một vài ý kiến:

1) Tôi viết ba bài về vấn đề kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, gửi đăng ở các điểm mạng toàn cầu Phong Điệp, Trúc Sơn Trang (xuanduc vn), Trần Nhương. Tôi cũng có gửi đến Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam, Sông Hương, Sông Cửu Long, nhưng các cơ quan ngôn luận này không đăng. Cùng với lời cảm ơn nhà báo Phạm Thành Chung khi biết ông có đọc bài thứ nhất, tôi mong ông vui lòng đọc thêm hai bài kế tiếp.

2) Bài báo của Phạm Thành Chung đã cho tôi rõ thêm một số thông tin:

— Vai trò của hai người giới thiệu khi nộp đơn gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam chỉ có ý nghĩa về mặt thủ tục. Theo đó, phải chăng lời giới thiệu của hai vị này thế nào đi nữa thì các Hội đồng chuyên ngành, các Ban đề tài cũng chỉ tham khảo mà thôi. Sự quyết định là ở các Hội đồng, các Ban và Ban Chấp hành Hội.

— Có những thông tin cần lưu tâm, xin trích nguyên văn như sau:

“Lại có những tác giả rất tự tin mà ngộ nhận rằng, việc xứng đáng hay không xứng đáng trở thành Hội viên Hội Nhà văn đều là những thứ có thể đo được một cách dễ dàng”;

“Kỳ thực, đối với vấn đề xét kết nạp hội viên, “người đọc và xã hội” cũng không thật chú ý lắm đâu”;

“Về tiêu chí chất lượng (tác phẩm – chua thêm) thì để người ngoài bình xét, như vậy mới khách quan”;

“Một điều “ngộ nhận” nữa của một số tác giả có đơn xin gia nhập Hội Nhà văn là họ thường nghĩ rằng, thành viên trong các Hội đồng phải có trách nhiệm biết đến tác phẩm của họ, biết đến năng lực của họ. Về lý thuyết thì như vậy, song thực tế chúng ta đều biết, sách báo hiện nay được in ra rất nhiều. Sự phát hành lại rất manh mún, nhiều khi địa bàn nào biết địa bàn ấy”;

“Hơn thế, các thành viên trong các Hội đồng, các Ban Văn học, kể cả trong Ban Chấp hành Hội đa phần đều kiêm nhiệm. Bởi vậy, thời gian để họ đầu tư vào việc đọc và tìm hiểu về các tác giả chắc chắn không được nhiều”;

“Việc ai đó mơ ước về một Hội đồng có thể đánh giá chân xác, vô tư về năng lực của tất cả những người sáng tác trong cả nước thì Hội đồng đó “phải gồm các… thiên thần trên đỉnh Olympia”” (nhắc lại ý của nhà văn Võ Thị Xuân Hà – ct.);

“Có những Hội đồng, theo tôi biết có người trước đây từng không bỏ phiếu kết nạp hội viên cho một người khác hiện cũng tham gia Hội đồng với họ. Điều đó chứng tỏ đến bản thân họ còn chưa “thừa nhận” nhau, thì việc giữa họ có độ “vênh” nào đó trong thẩm định giá trị của một tác giả mới có đơn xin gia nhập Hội, âu cũng nên xem là chuyện bình thường”;

“Thử hỏi, đến những vị nổi tiếng trong làng văn như vậy, mà họ (các tác giả có đơn gia nhập Hội – ct.) còn biết một cách rất lỗ mỗ như thế, đòi hỏi làm sao những người “cầm cân nảy mực” kia nhất nhất phải biết đến văn nghiệp của họ?”…

Trước sự thể với các hạn chế như vậy, thiết tưởng chỉ có phương thức dân chủ – công khai mới có thể khắc phục được những hạn chế ấy (đúng hơn, đó là những khuyết điểm). Tôi đã bàn đến trong ba bài báo đã viết, nên xin khỏi lặp lại ở đây.

Vài ý kiến nhỏ, xin đóng góp thêm:

1) Cơ chế giới thiệu vốn đã có. Nên chăng cần vận dụng thêm cơ chế tiến cử. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến nước ta, các triều đại thường ban bố quy chế tiến cử. Việc phát hiện được nhân tài, mặc dù đã có nền nếp thi cử (thi hương, thi hội, thi đình) sàng lọc, vẫn rất được các triều đại quan tâm. Tại sao như vậy? Xin suy nghĩ vấn đề này. Tất nhiên, chúng ta chỉ vận dụng trong phạm vi phát hiện, tiến cử nhân tài văn chương (sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật…) mà thôi. Lời giới thiệu, tiến cử cũng nên công khai đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ vậy, không ai dám viết bừa vào đơn gia nhập, vào văn bản tiến cử.

Xin nói rõ hơn: Mỗi tác giả muốn vào Hội Nhà văn Việt Nam (hay các hội nhà văn địa phương), theo điều lệ, cần có hai nhà văn hội viên viết lời giới thiệu, kí tên ngay trong đơn gia nhập Hội. Đó là quy định về thủ tục giới thiệu.

Còn cơ chế tiến cử tôi đề xuất là cách vận dụng quy chế tiến cử dưới các triều đại ngày xưa, mặc dù thuở bấy giờ đã có các kì thi hương, thi hội, thi đình sàng lọc. Sở dĩ có quy chế tiến cử bên cạnh các kì thi là bởi các triều đại ngày xưa lo sợ bỏ sót nhân tài. Có tình trạng bỏ sót nhân tài là do giám khảo trường thi chấm bài không nghiêm túc, cho điểm không xứng đáng hoặc do các quan lại địa phương trù úm nhân tài… v.v… Các vị vua thường nhắc nhở, đại để: Ai tiến cử được người tài, sẽ được thưởng hậu, như phong thăng hàm, tước, lương bổng; ai che giấu người tài, sẽ bị phạt nặng, có thể đến mức tử hình.

Ở đây, chỉ vận dụng trong lĩnh vực sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật văn chương. Theo đó, bất kì nhà văn hội viên nào phát hiện được nhân tài văn chương, với sự tìm hiểu, thẩm định kĩ lưỡng, đều có nghĩa vụ tự viết văn bản tiến cử, gửi cho Ban Chấp hành Hội. Nếu đơn gia nhập Hội do tác giả muốn vào Hội tự viết, thì văn bản tiến cử này hoàn toàn do người tiến cử tự viết, tự gửi hoàn toàn (chỉ cần có chữ kí thể hiện sự đồng ý của người được tiến cử?). Cũng xin minh định: tiến cử để trở thành hội viên Hội Nhà văn (với ý nghĩa là đã quyết chí trọn đời viết văn chương và đã có một số tác phẩm chứng tỏ triển vọng không nửa đường buông gánh, thì phải có nghiệp danh tương thích), chứ không phải tiến cử để làm quan chức gì.

Đây là biện pháp có thể dễ dàng vận dụng trong điều kiện hiện thời, như thêm một cách cải tiến thực trạng chưa tốt. Nhưng cũng chỉ là một đề xuất… (*). Theo tôi, các hội nhà văn (địa phương, toàn quốc) cải cách, đổi mới để thể hiện rõ tính chất nghiệp đoàn lao động nhà văn với cơ chế “chuẩn — quyền & nghĩa vụ”, vẫn tốt hơn. Nhưng đó là một đề xuất hơi xa (một khi điều lệ Hội đã được sửa đổi).

2) Không biết các vị thành viên Hội đồng chuyên ngành, thành viên Ban đề tài sau khi đọc tác phẩm của các tác giả có đơn gia nhập Hội, họ có ghi bản nhận xét, đánh giá của cá nhân mình hay không. Câu hỏi cũng xin đặt ra như vậy với các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Nếu không có các bản nhận xét, đánh giá ấy, tôi e rằng sự nghi ngại của nhiều người đọc về sự thể ấy (không đọc nhưng vẫn bình xét!) là có cơ sở. Nếu có, thì cũng nên công khai trên báo chí, điểm mạng nốt. Đây là một việc hết sức quan trọng và thiết thực, cụ thể. Việc công bố các bản nhận xét, đánh giá (kể cả các lá phiếu của mình, nếu có thể, càng quý) sẽ khiến cho các thành viên Hội đồng, thành viên Ban không thể qua loa, chiếu lệ, cảm tính (*)… Danh dự, uy tín tên tuổi của họ sẽ được công chúng, giới cầm bút văn chương hôm nay và cả mai sau nhận định.

Là người sống chết với nghiệp dĩ văn chương, suốt đời lao tâm khổ tứ với lao động sáng tác, lí luận – phê bình, dịch thuật văn chương… tất nhiên các nhà văn chương phải đọc nhiều, đọc cả những trường phái, trào lưu mình không yêu thích. Do vừa lao động văn chương vừa đọc văn chương (chưa nói các ngành khoa học, các lĩnh vực liên quan…), nên trình độ thẩm thức văn chương của nhà văn chương càng ngày càng tinh tế và rộng mở, cụ thể là thẩm định được cái hay, cái dở, cái mới, cái cũ về các mặt ngôn từ, kết cấu, ý tưởng, tư tưởng, thẩm mĩ… của mỗi tác phẩm, tác giả, đặc biệt là thẩm định với cơ sở lí luận và có thể diễn giải sự thẩm định một cách tinh tế, minh bạch, đầy thuyết phục. Nói một cách giản dị, tác phẩm, tác giả nào hay hay dở, cũ hay mới, đọc vào là biết ngay. Nói cụ thể hơn, thậm chí cũng có thể thừa nhận cái hay, cái mới về ngôn từ và các kĩ thuật khác trong việc xây dựng tác phẩm văn chương, nhưng không tán thành về ý tưởng, tư tưởng, hoặc ngược lại, thừa nhận nội dung là tốt nhưng chê về ngôn từ, kĩ thuật sáng tác khác. Hiếm có trường hợp thẩm định nhầm, trừ phi đối với những sáng tạo quá mới mẻ hoặc quá táo bạo, thuộc loại vượt thời đại (xin đừng đánh đồng với loại lập dị, vi phạm thuần phong mĩ tục). Nếu không có trình độ thẩm thức tốt, làm sao viết được văn chương hay!

Đó là lời bàn về những nhà văn chương đích thực (không phải là những người được gọi là “nhà văn chương” do yếu tố ngoài văn chương) và cũng chỉ bàn về văn chương giai đoạn Đổi mới, hội nhập quốc tế và hòa hợp, hòa giải dân tộc hiện nay (không nói đến giai đoạn trước).

Tuy vậy, đó chỉ mới là cái tài. Vấn đề còn là cái tâm, là đức tính trung thực, công bằng, không có óc bè cánh, không thèm nghĩ đến cái lợi quyền cá nhân trước mắt… Chính những người có tài, nhưng thiếu cái tâm, là những kẻ gây hại cho nhiều người khác.

Ai không có tài mà chỉ do các yếu tố ngoài văn chương nên cũng được gọi là nhà văn chương, ai chỉ có tài, không có tâm, ai vừa có tâm vừa có tài, nếu công khai hóa, thì công chúng, giới cầm bút biết ngay, và hậu thế sẽ định luận về họ.

Với hai ý kiến đóng góp như thế, tôi hi vọng thực trạng phi lí và bất nhẫn như nhà báo Phạm Thành Chung (và cả nhà văn Võ Thị Xuân Hà) dửng dưng nêu ra cùng với nỗi âu lo, nghi ngại của các tác giả chưa được chính thức có nghiệp danh nhà văn về sự tắc trách, chiếu lệ, qua loa của những thành viên các hội đồng chuyên ngành, thành viên các ban đề tài và cả những ủy viên Ban Chấp hành trong việc đọc tác phẩm của họ (các tác giả có đơn gia nhập Hội) sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, quy chế với những ràng buộc nhất định trong công việc (như buộc phải có nghĩa vụ tiến cử người tài, buộc phải có văn bản nhận xét, đánh giá cụ thể trong việc đọc thẩm định…) chỉ có tác dụng tối ưu một khi người thực thi, đảm trách phần việc của mình có ý thức trách nhiệm, có tấm lòng thật sự với văn chương và văn tài. Cái tâm vẫn rất quan trọng. Bàn về nhà văn chương mà còn nhấn mạnh đến cái tâm, tôi e rằng thế cũng là xúc phạm! Tuy nhiên, thực trạng vô tâm, dửng dưng, quan liêu, thậm chí hãnh tiến của một bộ phận trong giới cầm bút phải chăng là có thật… Tôi hi vọng thực trạng sẽ được khắc phục và sẽ không đến nỗi cứ tiếp diễn như vậy.

Trần Xuân An
09:30, ngày 13-11 HB9 (2009)
& 08:00, 16-11 HB9

____________________________

(*) Chỉ có đề xuất này là có khả năng thực hiện, sau khi “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. xem xét kết nạp năm 2009″ được công bố: “sẽ có ý kiến phản hồi từ công luận xã hội, trong đó có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình – lí luận không có mặt trong các hội đồng, các ban sơ tuyển. Bởi lẽ, “Danh sách tác giả đã được các hội đồng, ban văn học đề nghị BCH. xem xét kết nạp năm 2009″ cũng có thể được các hội đồng, các ban văn học điều chỉnh, bổ sung, một khi ý kiến phản hồi từ công luận là rất xác đáng, trong tinh thần xây dựng).
[trích từ bài thứ nhất: TXA. — “Kết nạp hội viên mới — lộ trình dân chủ – công khai, nên chăng cần hoàn thiện thêm”]..
15-11 HB9
TXA.

______________________________

ĐÍNH CHÍNH (đã sửa trong bài):

1) “Còn cơ chế tiến cử tôi đề xuất trong bài viết trên là cách vận dụng quy chế tiến cử dưới các triều đại ngày xưa, mặc dù thuở bấy giờ đã có các kì thi hương, thi hội, thi đình sàng lọc”.

Xin bỏ 4 chữ “trong bài viết trên” ở câu trên.

2) “Tôi hi vọng không và sẽ không đến nỗi như vậy”.

Xin thay câu trên bằng câu sau đây: “Tôi hi vọng thực trạng sẽ được khắc phục và sẽ không đến nỗi cứ tiếp diễn như vậy”.

Vì để tránh mất lòng, tôi viết cho nhẹ lại. Nhưng đôi khi viết nhẹ lại, thì lại không đúng thực trạng.

TXA.

Xin vui lòng lưu ý về bốn bài viết trên:
HÒA NHÃ TRAO ĐỔI, ĐẤU TRANH, VỚI TINH THẦN XÂY DỰNG

Posted in KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI, LỘ TRÌNH DÂN CHỦ - CÔNG KHAI NÊN CHĂNG CẦN HOÀN THIỆN THÊM | Thẻ: | 9 Comments »

Một số bài mới viết (8 & 10 HB9)

Posted by Trần Xuân An trên 10.10.2009

hidden hit counter
 

► Cập nhật (22-8 HB9): Bài phản hồi của Trần Xuân An đã đăng trên Tạp chí HUẾ XƯA & NAY số 94 (tháng 7 & tháng 8 2009):

Bìa 1 tạp chí Huế Xưa & Nay, số 94, tháng 7 & tháng 8 2009 | 1. Trang 41 | 2. Trang 42 | 3. Trang 43 | 4. Trang 44 | 5. Trang 45 | 6. Trang 46 | 7. Trang 47 | 8. Trang 48 | 9. Trang 49 | 10. Trang 50 | 11. Trang 51 | 12. Trang 52 | 13. Trang 53 | 14. Trang 54 | 15. Trang 55 |

► Cập nhật (27 & 28-8 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — THƠ TRỊNH BỬU HOÀI, DÒNG SUỐI TRONG TRẺO TRÊN SƯỜN NÚI CỦA VÙNG ĐẤT PHÙ SA ( đang gửi đăng trên các báo, tạp chí in giấy & điện tử Mới! ):

http://lh6.ggpht.com/_HTtozhP6bR4/SpdPuuvwDPI/AAAAAAAASD0/xWIhfCNFnMY/s288/biasach-trinhbuuhoai-webtgtxa.JPG

http://www.vannghesongcuulong.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5576
Thành thật cảm ơn Ban biên tập Trang Ttđt. Sông Cửu Long đã đăng tải.

► Cập nhật (31-8 & 01-9 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — TRẦN DZẠ LỮ VÀ THƠ CỦA MỘT ĐỜI LẬN ĐẬN ( đang gửi đăng trên các báo, tạp chí in giấy & điện tử Mới! ). Tạm xem tại đây: http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai6

Thông tin mới: Chiều ngày 05-9 HB9, bài viết trên đã được đăng trên điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang của nhà văn Xuân Đức:
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=899&nhom=6
Thành thật cảm ơn nhà văn Xuân Đức.

► Cập nhật (02-9 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — QUÊ NHÀ, KỈ NIỆM & CON-NGƯỜI-BÊN-TRONG HÀ NGUYÊN DŨNG ( đang gửi đăng trên các báo, tạp chí in giấy & điện tử Mới! ):


http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8323
Thành thật cảm ơn PhongĐiệp.Net đã đăng tải.

► 06-9 HB9: Ba bài viết về thơ của ba nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, Trần Dzạ Lữ và Hà Nguyên Dũng, cũng có thể xem tại đây:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4 . TXA. mới đưa lên WebTgTXA.

► Cập nhật (08 — 09-9 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — INRASARA LÀM SÁNG TÊN NĂM ĐÓA HOA CHAMPA CỦA RIÊNG ANH (đã hoàn tất phần 1, đang viết tiếp phần 2 [09-9 HB9]; hoàn tất cả hai phần, tách ra thành 2 bài [tối 09-9 HB9])
10-9 HB9: Bài viết đang được gửi đăng trên các điểm mạng / trang thông tin, các báo, tạp chí in giấy & điện tử Mới nhất!

http://lh3.ggpht.com/_HTtozhP6bR4/Sqbu3FwkTGI/AAAAAAAASEc/Gjn8W_OzYV8/s400/biasach-inrasara_phototxa.JPG

11-9 HB9:

… Đoá hoa sứ trắng thứ nhất: Tháp nắng —- Từ những năm còn học trung học, do một cơ duyên sách báo, mỗi lần trông thấy tháp Chăm ven đường quốc lộ hay nhìn thấy bất kì tấm ảnh tháp Chăm nào, hai chữ “Tháp” và “Nắng” đều vang lên trong tôi như vọng âm từ Panduranga (Phan Rang), vùng đất đặc trưng về tháp và nắng… Vì thế, phải nói là tôi xúc động như thể gặp lại một người thương mến cũ, khi đọc thấy tập thơ “Tháp nắng” của Inrasara.

“Tháp nắng” của Inrasara “như dấu lặng”, “âm thanh câm” giữa hoang vu đồi và hoang vu cát, những không gian trống không, và nơi ấy, “thời gian vắng mặt”. Cái không-thời-gian ấy cũng chính là “hoang mạc lòng nhân gian lạnh”, không lời ca, tiếng thơ nào ca ngợi – anh viết.

Chính anh, Inrasara, cũng vậy. Anh từng viết trong một lần ngỡ mình đã đốn ngộ đến mức tuyệt đỉnh nhất, “Đứa con của đất” [1990]: Tháp hoang vu như là một tất yếu của thời gian.

Và lần này, nói theo cách nói của một nhà thơ tiền chiến, “từ tôi phút trước sang tôi phút này” là một chuyển đổi toàn diện, triệt để, thì ở Inrasara, hốt nhiên, bật lên tiếng nói, không thể hoang vu vậy mãi…

Trần Xuân An lược dẫn & trân trọng mời xem tiếp:

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8402

Cảm ơn Phong Điệp Net đã đăng tải phần 1.

12-9 HB9:

Trân trọng mời xem tiếp:

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8403

Một lần nữa, cảm ơn Phong Điệp Net đã đăng tiếp phần 2.

13-9 HB9:

Điểm mạng toàn cầu inrasara.com cũng đã đăng:

http://inrasara.com/?p=1755 (phần 1), kì 1

(đoạn giản lược cũng là những dòng mời đọc bên trên đã được sử dụng ở bản này)

http://inrasara.com/?p=1757 (phần 2), kì 2

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4

14-9 HB9:

Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam đã đăng tải:

http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=33&scat=&id=1802

(trọn bài, cả 2 phần)

Xin thành thật cảm ơn Ban biên tập.

► Cập nhật (17-9 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — GẶP LẠI BÀI THƠ “THÁP NẮNG” TRONG THƯ VIỆN (mạn phép bình lại, khác với nhà thơ Huy Trâm trong cuốn “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại (1933-1963)”, Nxb. Sáng, S.- 1969, 225 tr., kể cả 2 tr. đính chính) — Bài viết đang được gửi đăng trên các điểm mạng / trang thông tin, các báo, tạp chí in giấy & điện tử Mới nhất!

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai10 Mới!


 

1. Tháp Po Klong Grai (Po-Klong Garai) – Phan Rang (xứ Tháp Nắng) – Ảnh: Diemcuoituan . com

2. Có tượng nhập định & gốm trang trí (lá nhĩ) trông như gai cây xương rồng

3. Chiêm nữ — Ảnh: Sim Viet (Google search)

?

“Tháp nắng”, do những khối mây chiều tụ nắng thành hình tháp trên nền trời? “Tháp nắng” là ảnh ảo của Tháp Chăm Phan Rang?

20-9 HB9:

Tcđt. CVCN.Bài viết đã được đăng trên Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam (Tcđt. CVCN.):

http://chimviet.free.fr/36/TXA_thapnang.htm

Thành thật cảm ơn ông Lại Như Bằng (chủ biên Tcđt. CVCN.).

► Cập nhật (26-9 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — KHƠI TRONG DĂM NGỌN NGUỒN VĂN HỌC QUÁ KHỨ (đọc luận văn của tiến sĩ tân khoa Trần Hoài Anh), khởi viết từ 08:15, 26-9 HB9

Trong một lần gặp nhau cách đây mấy năm, khi Trần Hoài Anh còn lặn lội vào thành phố Sài Gòn – Gia Định cũ này để tìm kiếm tài liệu, một nơi vốn là đất khởi xuất hàng vạn cuốn sách, hàng trăm tờ báo, tạp chí của 21 năm chia cắt đất nước (1954-1975), bấy giờ đang rất cần thiết cho luận văn tiến sĩ của anh, tôi đã cảm thấy anh đang làm một công việc khá dũng cảm với đề tài hơi quá to tát.

Bấm vào đây: Ảnh lớn, rõ nét

Một lần nữa, cách đây chỉ hơn một tuần, tôi lại được anh tìm đến nhà tặng sách. Trân trọng và cảm động cầm cuốn sách vừa mới xuất xưởng, in nguyên vẹn luận văn tiến sĩ, Trần Hoài Anh đã bảo vệ thành công trong cách đây mấy tháng tại Hà Nội, tôi chúc mừng anh nhưng cũng không giấu được một thoáng âu lo cho anh, khi anh vẫn còn phải đặt mình trước những thách đố. Mừng Trần Hoài Anh đã làm được đề tài thuộc loại dài rộng ấy, và đã trích đăng trên báo chí, lại xuất bản thành sách hẳn hoi. Lo Trần Hoài Anh sau khi vượt qua những thách đố trong quá trình bảo vệ luận văn, lại phải đối đầu với các tiếng nói đương sự ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Dẫu sao, tiến sĩ tân khoa Trần Hoài Anh cũng đã đồng cảm với Nguyễn Du (cũng là Thuý Kiều) thuở nào. Anh đã ít nhiều “gạn đục”, nhưng trọng tâm vẫn là “khơi trong”. Trần Hoài Anh hẳn đã rất thấm thía lời Kiều, một cô Kiều thời đất nước thống nhất Đàng Trong, Đàng Ngoài sau hai trăm năm phân tranh, máu lửa: …“là nhờ quân tử khác lòng người ta” (Truyện Kiều, 3181-3182).

(Đã viết xong lúc 16: 47, ngày 26-9 HB9
Trân trọng mời đọc tiếp trên các báo, tạp chí, mạng vi tính toàn cầu)
_______________________

(1) Trần Hoài Anh, “Lý luận – phê bình văn học đô thị Miền Nam 1954-1975”, Nxb. Hội Nhà văn, 2009, 316 trang (14,5 x 20,5 cm).

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai11 Mới nhất!

27-9 HB9:
Bài viết đã được đăng trên Điểm mạng toàn cầu Trần Nhương . Com:
http://trannhuong.com/news_detail/2680/KHƠI-TRONG-DĂM-NGỌN-NGUỒN-VĂN-HỌC-QUÁ-KHỨ
Thành thật cảm ơn nhà thơ Trần Nhương.

29-9 HB9:
Bài viết đã được đăng trên Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam (Tcđt. CVCN.):
http://chimviet.free.fr/36/TXA_vanhoctranhoaianh5475.htm
Thành thật cảm ơn ông Lại Như Bằng (chủ biên Tcđt. CVCN.)

► 30-9-2009

THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ÔNG VŨ ĐỨC SAO BIỂN & ÔNG TRẦN VIẾT NGẠC
KHÔNG ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN VỀ PHẦN HÀNH TÁC GIẢ CỦA HAI ÔNG ẤY
TRONG ĐẦU SÁCH “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG” (Trần Xuân An biên soạn & khảo cứu [với trách nhiệm chủ biên, đảm đương xuất bản, ấn phí], Nxb. Thanh Niên, 2008)

Xem: Thông báo cập nhật trang 19

► Cập nhật (05-10 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — THƠ THÁI THĂNG LONG – CON ĐƯỜNG VÀ HOÀI NIỆM —– Khởi viết:
14:45, ngày 05-10 HB9 (2009):

 

Cách đây vài hôm, nhà thơ Thái Thăng Long đưa cho tôi bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ anh, và nói, trong đó có một câu rất đúng, anh “lúc nào cũng như một người đi lạc trong chính thế hệ mình”. Tôi cảm thấy có điều gì đó, và chưa kịp nói lời ngạc nhiên, chỉ nhìn vào bìa tập thơ mới nhất của anh: “Đồng hành thế kỷ” (01-2009). Đồng hành nhưng vẫn là người đi lạc giữa những người cùng trang lứa, đồng đội và giới cầm bút sao? Tối hôm đó, khi đang đọc ngay vào tập “Đồng hành thế kỷ”, chứ chưa phải là “Ám ảnh” (1992), “Thời gian huyền thoại” (2000), cũng không phải đọc lại “Chiều Phủ Tây Hồ” (1994), bất ngờ anh gọi điện thoại đến tôi. Được dịp, tôi hỏi anh về hình ảnh con đường anh thường nhắc đến trong tập, với câu hỏi trớ đi, và thầm hi vọng anh sẽ nói đúng như tôi cảm nhận. Quả thế, anh nói, con đường chúng ta đi đấy. Vâng, và cả con đường của riêng anh, đường bay của cánh chim “lạc đàn” nữa: con đường thơ ca của Thái Thăng Long.

Cũng cách đây vài hôm, hôm ấy, anh còn nói, anh đã xuất bản trước tập “Ám ảnh” (1992) ba tập thơ và một trường ca thơ, không kể truyện dài, một tập văn xuôi in chung, nhưng đáng để đọc lại vẫn là từ “Ám ảnh” (1992) trở về sau. Chưa kịp nghĩ ngợi, tôi chào anh và ra về, sau khi nghe tiếng gõ vào cửa kính, bất chợt nhìn thấy bóng dáng của một người khách nữ (một phóng viên truyền hình thì phải). Cũng tối hôm đó, trước khi chuyện trò đôi câu trong một cuộc điện thoại ngắn, tôi đã để ý xem ở các phần bìa sách cũng như những trang khác, cũng chỉ thấy anh ghi lại trên phần gấp bìa 1 tên bốn tập thơ kia mà thôi. Thậm chí, trong bài tự đề tựa, anh chỉ nhắc đến ba tập, trừ luôn cả “Ám ảnh”! Tuy vậy, anh vẫn viết ở mấy dòng kết bài tự tựa ấy: “Tôi yêu những gì tôi đã viết, viết tặng người thân, bạn bè và những nỗi buồn nhân thế mà tôi thấy hàng ngày. Tôi đồng hành cùng thế kỉ, để chiêm nghiệm, để “trả” cái phần nợ của mình với đất nước, quê hương yêu dấu” (sđd., tr. 6). Như vậy, tập “Ám ảnh” vẫn còn như một phân vân, một “bước ngoặt”. Tôi tự hỏi, phải chăng anh nhận thấy trái tim thi ca của anh thực sự chín muộn, ở tuổi trên dưới bốn mươi, cái tuổi “bất hoặc”, thời điểm “Ám ảnh” được xuất bản, gồm những bài thơ anh viết trước đó (1992) vài năm? Một khi trái tim thơ ca chín muộn, thì những bài thơ đẹp nhất, sâu lắng nhất của Thái Thăng Long phải là những kết tinh hoài niệm, hoài niệm của người đàn ông đứng tuổi về tình yêu đương, hoài niệm của người xa xứ về bao hình ảnh quê nhà, trong đó có cả sự chiêm nghiệm về tâm linh, nẻo Phật. Vâng, nhà Phật, điều anh gần như nhấn mạnh ở lời tự tựa (sđd., tr. 6)…

Và đó là cảm nhận ban đầu của tôi: Thơ Thái Thăng Long – con đường và hoài niệm.

Đang viết tiếp (05-10 HB9)

&

Đã viết xong:

Viết phần 1 từ 14:45, ngày 05-10 HB9 (2009) đến 10:40, ngày 06-10 HB9

Viết phần 2 từ 06:56 đến 16:16, ngày 08-10 HB9 (2009)

Trân trọng mời đọc ở các trang thông tin, báo chí in giấy và điện tử…

07 & 08-10 HB9: Bài viết đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu do nhà thơ Trần Nhương phụ trách:

http://trannhuong.com/news_detail/2772/THƠ-THÁI-THĂNG-LONG-–-CON-ĐƯỜNG-VÀ-HOÀI-NIỆM

07 & 08-10 HB9: Bài viết cũng đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu do nhà văn Phong Điệp phụ trách:

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8613

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8626

Thành thật cảm ơn Tran Nhuong . Com & Phong Diep . Net

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai12 Mới nhất!

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai13 Mới nhất!

10 & 11-10 HB9: Bài viết cũng đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang do nhà văn Xuân Đức phụ trách:
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=917&nhom=6
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=918&nhom=6
Thành thật cảm ơn nhà văn Xuân Đức.

► Cập nhật (05-10 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An — TẬP TRUYỆN MỚI CỦA VÕ NGUYÊN NHƯ NGỌN GIÓ LÀNH? — Viết từ 13:58, ngày 12-10 HB9 (2009) đến 18:02, cùng ngày

Trong tập truyện “Khát mùa chim di trú”, còn có những truyện được Võ Nguyên mở rộng ra xã hội. “Nước mắt ngàn xanh” tố cáo nạn bán rừng của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cũng là nạn phá rừng của bọn khai thác gỗ phi pháp. Chúng bất chấp đó là rừng phòng hộ đầu nguồn, nên dẫn đến hậu quả, không những khí hậu ngày càng nóng bức, lũ lụt hàng năm còn tàn phá ruộng đồng, phố thị đến mức khủng khiếp. Và chính một anh cán bộ chân chính, vốn bị bọn cán bộ hư hỏng trù dập, sa thải, đã tự mình đi thu thập tài liệu, chứng cứ để trực tiếp phản ánh lên cấp trung ương. Con người trung thực đơn độc ấy đã chiến thắng. Cũng cùng đề tài về sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, công chức trong guồng máy nhà nước, còn có truyện ngắn “Ông nội”. Ở Nam Bộ và các tỉnh Nam Trung phần ngày xưa, trong thời khẩn hoang, vốn có tập tục thể hiện sự hào hiệp, hoàn cảnh đơn côi, xa cách họ hàng bản quán, nên “bà con xa láng giềng gần”, “chén rượu thề kết nghĩa nghìn đời”. Cán bộ tập kết trước đây khi ra Bắc cũng còn duy trì, phát huy tập quán tốt đẹp này. Ngày nay, đối với kẻ xấu, kết nghĩa cha con (nghĩa phụ, nghĩa tử) chỉ là một trò dựa hơi chức quyền, nhằm kiếm chác quyền lợi, đầu cơ chức vụ hay tạo bè cánh tiêu thụ “quà biếu”. Một nhân vật trong truyện ngắn còn bỉ ổi đến mức có rất nhiều “cha nuôi” và ghẻ lạnh với cha ruột của mình, vốn chỉ là một nông dân. Võ Nguyên tỏ ra có nhiều vốn sống về lĩnh vực “cán bộ, công chức”, khi sử dụng nhiều chi tiết vừa chua cay vừa hài hước để lên án, đặc biệt là thông qua những đứa trẻ, trong đó có đứa có nhiều “ông nội”, vì nó là con trai của nhân vật có quá nhiều “nghĩa phụ”, bỉ ổi và bất hiếu kia.

Một truyện ngắn khác, “Mùa hoa bươm bướm”. Ngòi bút của Võ Nguyên lại viết về hồi ức của một người đàn bà Việt kiều, di tản bất đắc dĩ trong cuộc “chạy loạn” hồi 1975. Anh lần dở bao trang hồi kí không bao giờ viết, vì chúng chỉ nằm im đâu đó trong trí nhớ, thỉnh thoảng trở thành những tấm gương vỡ sắc cạnh cứa vào tâm hồn của nhân vật. Khi nhân vật trở về thăm quê, gặp lại bạn bè cũ, nay đều đã hai thứ tóc trên đầu, các tấm gương vỡ kí ức ấy lại có lúc trở thành những cánh quạt làm dịu đi từng vết cứa ròng ròng máu bởi cạnh sắc trong kí ức. Trong truyện ngắn này, ta lại bắt gặp một Võ Nguyên hơi quá quắt về “lập trường” như nhiều nhà văn hồi trước “Đổi mới”. Có lẽ, Võ Nguyên nghĩ như thế là “quân bình” khi anh đã có vài truyện trong tập thuộc loại phê phán nội bộ cán bộ, công nhân viên chức hơi nặng tay. … Xem tiếp

 

Đã viết xong
Trân trọng mời đọc ở các trang thông tin, báo chí in giấy và điện tử…

13-10 HB9: Bài viết đã được đăng trên 2 điểm mạng toàn cầu do nhà thơ Trần Nhương, nhà văn Phong Điệp phụ trách:

http://trannhuong.com/news_detail/2793/TẬP-TRUYỆN-MỚI-CỦA-VÕ-NGUYÊN-NHƯ-NGỌN-GIÓ-LÀNH?

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8661

Thành thật cảm ơn nhà thơ Trần Nhương & nhà văn Phong Điệp

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai14 Mới nhất!

(Có trao đổi ý kiến giữa Võ Nguyên với Trần Xuân An)

_________________________

ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN TẠI CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
(THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH)
SỐ SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CHÍNH THỨC QUA CÁC NHÀ XUẤT BẢN
& ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/cac-trang-phu-khac/ban-quyen/dang-ki-ban-quyen

__________________________

Posted in Mot so bai viet moi | 2 Comments »