Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười, 2014

Hòa giải dân tộc: KHUYNH HƯỚNG PHAN CHÂU TRINH & KHUYNH HƯỚNG HỒ CHÍ MINH

Posted by Trần Xuân An trên 25.10.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc:
KHUYNH HƯỚNG PHAN CHÂU TRINH
& KHUYNH HƯỚNG HỒ CHÍ MINH
Trần Xuân An

Hai ngày qua, tôi đã tự trách mình, sao lại viết bài vè chế giễu tất thảy các đảng phái chính trị, kể cả bộ phận tôn giáo làm chính trị, đồng thời cười cợt cả công lí của sử học:

Kẻ theo Pháp, kẻ theo Nga
Kẻ theo Tàu, có kẻ là Nhật nô
Kẻ theo cả Mỹ, ô hô
Khổ nhục kia, chẳng bao giờ nữa nghe!
(Vè thêm, vè vẻ vè ve
Làm cha đạo, chớ học nghề Việt gian!)
Có cân công – tội thì cân
Cái cân thủng dĩa, gãy cần từ lâu!

Trong bài vè này, tôi cũng đã thể hiện niềm ao ước thay các thế hệ trẻ: “khổ nhục kia, chẳng bao giờ nữa nghe!”.

Ai cũng hiểu rằng sự thể khổ nhục bị cướp nước bởi thực dân Pháp (ban đầu Pháp liên minh với Tây Ban Nha) là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khổ nhục “dựa vào ngoại bang” để cứu nước, giành độc lập cho dân tộc.

Chống Pháp nhưng bất đắc dĩ phải dựa vào Pháp để cải cách, canh tân đất nước cho đến khi dân trí cao, dân khí vững, thế nước đủ mạnh mới có thể đánh đuổi Pháp, là chủ trương của Phan Châu Trinh.

Phan Bội Châu tìm cách dựa vào Nhật Bản, phát động phong trào Đông Du. Rồi đến vài ba năm trước 1945, cũng có kẻ dựa vào Nhật phát-xít, như Trần Trọng Kim, Trương Tử Anh, một bộ phận Cao Đài…

Dựa vào Nga, vào Tàu (Cộng sản và Quốc dân đảng), nổi bật nhất vẫn là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) (1)…

Ngô Đình Diệm dựa vào Mỹ, và trước đó, đã dựa vào Vatican, toàn tâm toàn ý phục vụ Tòa thánh tại La Mã (Rome) với đức tin đã thành cuồng tín của một tín đồ, và với mưu đồ gia đình trị…

Sơ lược một ít tên tuổi cùng với những khuynh hướng chính trị như trên để gút lại hai nhân vật tiểu biểu nhất cho hai khuynh hướng chính trị điển hình nhất trong công cuộc chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc:

1) Phan Châu Trinh, dựa vào giặc Pháp để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, nhằm mưu tính đánh đuổi Pháp về sau.

2) Hồ Chí Minh, dựa vào Nga cộng sản và Tàu cộng sản để đánh đuổi Pháp. Ban đầu, chỉ với chủ nghĩa dân tộc – quốc gia, có ý nguyện là sẽ tranh thủ và chuyển hướng được Quốc tế Cộng sản III vào mục tiêu chống thực dân hơn là đấu tranh giai cấp, nhưng rồi trong thế cuộc phân liệt tư bản – cộng sản trên toàn cầu, Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) ngả hẳn về phía cộng sản.

Hai khuynh hướng tiêu biểu ấy có thể còn được phát triển trong giai đoạn sau, 1954-1975, thời đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Genève 1954. Liên Xô (gồm Nga Xô và các nước phụ thuộc) và Trung Quốc cộng sản vẫn là chỗ dựa, tham mưu cố vấn cho Miền Bắc Việt Nam. Trong khi đó, ở Miền Nam Việt Nam, khuynh hướng dựa vào thực dân Pháp để xây dựng chính thể Quốc gia Việt Nam, cộng hòa, tư bản chủ nghĩa, chống cộng, trước 1954 vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn sau, mặc dù từ 1956, Pháp không dính líu gì đến nữa. Điều đó có nghĩa là, từ 1955, Mỹ (và khối đồng minh các nước tư bản chủ nghĩa) ở Miền Nam cũng đóng vai trò tương tự Liên Xô, Trung Quốc tại Miền Bắc Việt Nam. Đại để, Miền Nam Việt Nam cũng tương tự Tây Đức, Hàn Quốc, Đài Loan. Có điều, do sự tấn công của Bắc Việt Nam, nên can thiệp Mỹ (không phải thực dân Mỹ) và đồng minh (như Hàn Quốc, Canada, Úc…) đã trực tiếp đổ quân tham chiến trực tiếp với mục đích chống cộng, bình định “phiến quân cộng sản”, bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu khuynh hướng Hồ Chí Minh (nội hàm đã giới thuyết bên trên) vẫn còn được thực thi bởi chính Hồ Chí Minh và người kế tục là Lê Duẩn, tại Miền Bắc, thì tại Miền Nam, khuynh hướng Phan Châu Trinh (nội hàm đã xác định ở trên) không có nhân vật lịch sử nào là tiêu biểu và xứng đáng làm nhân vật lịch sử điển hình. Thật ra, khuynh hướng Phan Châu Trinh đã phát triển với nội hàm mới. Nói rõ hơn, Mỹ không phải thực dân, mà chỉ là nước đứng đầu khối tư bản tự do, đảm đương trách nhiệm chính trong công cuộc chống cộng, cụ thể là lập phòng tuyến chặn sự lan tràn “làn sóng đỏ” xuống Đông Nam Á. Ở Miền Nam, quân đội, công chức không những dựa vào Mỹ để xây dựng đất nước mà còn phải đồng thời chống cộng; xây dựng đất nước và chống cộng là vì chính thể Quốc gia Việt Nam (không còn quân chủ), về sau thành chính thể Việt Nam cộng hòa (tổng thống chế), tức là chính thể cộng hòa, dân chủ, tự do, tư bản chủ nghĩa, chứ không sùng bái cá nhân quốc trưởng, tổng thống, thủ tướng hay tướng lĩnh nào.

Thực ra, về chiều sâu thực chất, hai khuynh hướng, gọi là khuynh hướng Phan Châu Trinh, khuynh hướng Hồ Chí Minh, có nội dung thứ nhất và cốt lõi nhất là dựa vào nước mạnh (cường quốc, thực dân với tham vọng siêu cường, đế quốc) để cứu nước, nhưng nội dung thứ hai và không cốt lõi là ý thức hệ (cộng sản chuyên chính hay tư bản tự do).

Sự dựa dẫm vào nước mạnh là ngoại bang như ở bài vè kia là có thật. Nhưng phải chăng đó chỉ là phương tiện của các chính đảng, các lực lượng chính trị Việt Nam, để hướng đến cứu cánh (mục đích cuối cùng) (2) là cứu nước, cứu dân, đánh đuổi ngoại bang thống trị. Tuy nhiên, một khi thế giới rơi vào thế cuộc Chiến tranh Lạnh (1945-1991), thì đất nước ta cũng không thể thoát khỏi sự phân liệt – thảm họa đó.

Hiểu như thế, để thực sự xóa bỏ mặc cảm tự tôn, mặc cảm tự ti do các phương tiện nghe nhìn tuyên truyền và sách báo, nhà trường nhồi sọ một chiều gây nên, nhằm mục đích có ích lợi hơn cho cả dân tộc Việt Nam chúng ta, đó là hòa giải dân tộc, tận thực chất, bề sâu của sự hòa giải dân tộc đó. Hòa giải dân tộc là lí giải, phân giải vì sao Miền Nam Việt Nam chống Miền Bắc Việt Nam, và ngược lại, vì sao Miền Bắc Việt Nam chống Miền Nam Việt Nam, tại sao chống “Quốc gia” và tại sao chống “Cộng sản”, đồng thời chỉ ra những sai lầm, những ngộ nhận, thậm chí cả những tội ác của cả hai Miền, hai Khối… Hòa giải dân tộc không phải là thái độ trịch thượng, ban ơn khoan hồng, hay thái độ hèn hạ, cầu xin tha tội…

Hòa giải dân tộc cũng chỉ nhằm đoàn kết dân tộc, trước sự bành trướng, xâm lược và uy hiếp của Trung Quốc, vì độc lập dân tộc thực sự, vì sự toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm biển đảo), và vì sự trường tồn nhất thống của dân tộc Việt Nam từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau…

Dĩ nhiên, chúng ta vẫn là công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với ước vọng dân tộc ta sẽ thực sự “thoát Trung”, thực sự độc lập, tự do, dân chủ… Ý thức hệ chỉ là phong trào. Đó cũng chỉ là điều kiện, thuộc thời đoạn trước 1954, để được sự viện trợ, chủ yếu từ Liên Xô, nhằm giành độc lập, tự do, và trước 1975, để chiến thắng Miền Nam. Nay tình hình thế giới đã khác, rất cần sự tỉnh táo để tự cởi trói khỏi sự bó buộc của ý thức hệ — thứ ý thức hệ đã được thực tiễn chứng minh là hoang đường — như Nga và các nước Đông Âu; tự cởi trói khỏi ý thức hệ cộng sản để đưa đất nước lên những bước phát triển mới, với sự giữ vững chính quyền hiện hành, với sự thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là của dân Miền Nam, như đã nói về hòa giải dân tộc bên trên (3).

T.X.A.
25-10 HB14 (2014)

(1) Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân đảng trước 1930 (khởi nghĩa Yên Báy), tuy có tiếp thu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Hoa dân quốc) nhưng thực sự không hề có mối liên lạc nào với Trung Hoa Quốc dân đảng. Lãnh tụ Nguyễn Thái Học và các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng dưới sự lãnh đạo của ông hoàn toàn tự lực trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Cần phân biệt với Việt Nam Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh (dựa vào Trung Hoa dân quốc) về sau.

(2) Hiện nay, trên sách báo và phương tiện truyền thông nghe nhìn, nhiều người sử dụng từ “cứu cánh” với nghĩa sai lạc là “điều kiện hỗ trợ, trợ giúp”. Ví dụ như “cơm áo là cứu cánh để học sinh, sinh viên học tập”. Thật là sai lạc quá đáng! Đúng ra, nghĩa chính xác của “cứu cánh” là “mục đích cuối cùng”. Ví dụ, “dựa vào thực dân Pháp để nâng cao dân trí, dân khí, dân sinh, và xem đó chỉ là phương tiện, là điều kiện, nhằm vào cứu cánh là toàn dân đủ khả năng đánh đuổi Pháp để giành độc lập dân tộc (chứ không đuổi voi cửa trước rước cọp cửa sau)”. Độc lập dân tộc là cứu cánh (mục đích cuối cùng).

(3) Về ý thức hệ cộng sản, chúng ta hãy chờ đợi bao giờ tất cả các nước lớn trên thế giới (như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức, Canada, Úc, Nhật…) tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản một cách bền vững, bấy giờ chúng ta lại cùng tiến bước như các nước lớn ấy. Là một nước trung bình, còn nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam chúng ta không thể tự làm thí điểm để thí nghiệm một học thuyết đã thất bại ngay từ sinh quán, nguyên quán của nó, Đức và Nga, và nói chung là cả châu Âu…

Xem trên Facebook:
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/khuynh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-phan-ch%C3%A2u-trinh-khuynh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/1483480795259200
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc: CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG PHẢI LÀ CÁ NHÂN TỔNG THỐNG HAY “TẬP ĐOÀN” CHÍNH PHỦ, TỈNH TRƯỞNG

Posted by Trần Xuân An trên 22.10.2014

hidden hit counter

 

.

1

CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG PHẢI LÀ CÁ NHÂN TỔNG THỐNG HAY “TẬP ĐOÀN” CHÍNH PHỦ, TỈNH TRƯỞNG…
(phần đầu)
Trần Xuân An

Thân gửi nhà giáo Ngô Vưu (Huế)

1) … Nói trắng ra, nhân dân Miền Nam phần lớn không thích Bảo Đại, nhưng triều Nguyễn vẫn còn chính danh. Nhân dân Miền Nam càng không thích tổng thống và các người giữ chức vụ quan trọng vốn là tín đồ Thiên Chúa giáo. Đó là một nguyên nhân trong vài nguyên nhân khiến Ngô Đình Diệm bị lật đổ, nền đệ nhất cộng hòa cũng sụp đổ theo. Nguyễn Văn Thiệu (đệ nhị cộng hòa) cũng là tín đồ Thiên Chúa giáo, tuy không quá tệ, lệ thuộc Vatican đến mức như Ngô Đình Diệm, nhưng người dân cũng không hài lòng. Cũng còn nhiều tướng lĩnh, chính khách khác, không ai tín nhiệm, mặc dù họ không phải là tay sai của ngoại bang.

2) Nhưng tôi thấy rõ ĐẠI ĐA SỐ NHÂN DÂN MIỀN NAM VẪN MUỐN SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TỰ DO (thực chất là chủ nghĩa tư bản tự do, như Tây Đức, Hàn Quốc, Đài Loan…) và HỌ HI VỌNG SẼ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN TỰ QUYẾT DÂN TỘC TẠI MIỀN NAM ĐỂ CHỌN RA MỘT CHÍNH PHỦ DÂN CHỦ TỰ DO ĐƯỢC HỌ THẬT LÒNG TÍN NHIỆM, nhưng điều đó đã không xảy ra được trong giai đoạn ấy (1954-1975), do sự tấn công của Miền Bắc Việt Nam, dẫn đến sự can thiệp thô bạo của Mỹ. MỌI NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỀU NHẬN THẤY NHÂN DÂN MIỀN NAM ở thời đoạn đó KHÔNG CHỌN LỰA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

3) Và cốt yếu vấn đề ở đây là:

Công chức, sĩ quan, quân lính Miền Nam mặc dù không tâm phục khẩu phục các tổng thống và số tướng lĩnh, quan chức nào đó, nhưng họ vẫn chiến đấu chống cộng trong cuộc “CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ”.

Xin nhấn mạnh: Ở VẤN ĐỀ NÀY, CHỈ NÓI ĐẠI THỂ VỀ CHÍNH THỂ, CHỨ KHÔNG NÓI ĐẾN CÁC CÁ NHÂN TỔNG THỐNG, TƯỚNG LĨNH, QUAN CHỨC NÀO CẢ.

4) Trên đây là nhận định của bản thân về Miền Nam Việt Nam trong giai đoạn lịch sử 1954-1975 và về cuộc chiến tranh ý thức hệ thuộc giai đoạn đó, giữa hai miền Nam – Bắc nước ta. Đó là nhận thức có tính chất lịch sử về một giai đoạn đã trở thành lịch sử. Nhận định này cũng thuộc về những luận điểm để hòa giải dân tộc nhằm đoàn kết dân tộc về thực chất. Bản thân người viết những dòng chữ này vẫn là công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”…

T.X.A.
21-10 HB14 (2014)

2

CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG PHẢI LÀ CÁ NHÂN TỔNG THỐNG HAY “TẬP ĐOÀN” CHÍNH PHỦ, TỈNH TRƯỞNG…
Trần Xuân An
(tiếp theo)

Thân gửi nhà giáo Ngô Vưu

1) Tôi cũng như bạn, đều là công dân Nước CHXHCN. Việt Nam. Nhưng điều đó không cấm chúng ta nghiên cứu, chí ít là tìm hiểu, và phát biểu nhận định của mình về một giai đoạn lịch sử đã qua cách đây gần tròn 40 năm. Trong đó, có Miền Nam Việt Nam (1954-1975) với chính thể cộng hòa, thực chất là chính thể xây dựng chủ nghĩa tư bản tự do, đối lập với chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc Việt Nam.

2) Chúng ta thường hay đồng nhất người lãnh đạo cao nhất và chính phủ với chính thể. Thực sự không phải như vậy. Chính thể là thể thức tổ chức một nhà nước, theo một cách thức và một (hoặc những) hệ tư tưởng cụ thể nào đó (ví dụ chính thể phong kiến tập quyền, chính thể quân chủ lập hiến, chính thể dân chủ cộng hòa, chính thể xã hội chủ nghĩa…). Một chính thể có thể tồn tại với nhiều đời lãnh đạo tối cao và nhiều chính phủ (nội các); hơn thế nữa, trong quá trình tồn tại một chính thể, chính thể đó có nhiều cải cách, tu chính, chỉnh lí để thành nhiều “nền” khác nhau — khác nhau về bản chất, tài đức nhân sự — nhưng vẫn kế tục nhau (nền đệ nhất cộng hòa, đệ nhị cộng hòa, rồi tiếp nối bằng đệ tam, đệ tứ…. đệ bát cộng hòa….).

3) Tôi muốn nói: quân lính, công chức và hầu hết nhân dân Miền Nam Việt Nam không thích chế độ xã hội chủ nghĩa như chế độ ở Miền Bắc Việt Nam (1954-1975), nên quân đội, công chức chống cộng. Họ chống cộng là vì chính thể dân chủ cộng hòa tự do (thực chất là chủ nghĩa tư bản tự do, như Tây Đức, Hàn Quốc, Đài Loan…), chứ không phải vì các chính phủ lạm quyền (như Ngô Đình Diệm…). HỌ CHỐNG CỘNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ, CHỨ KHÔNG PHẢI HỌ BÁN NƯỚC. Họ chịu “tội” chống cộng, chứ không chịu tội bán nước (phản quốc). Họ chống cộng vì chính thể dân chủ tự do, chứ bản thân họ chẳng phải ngụy quân, ngụy quyền như bị bôi xấu. Trong thế bị Miền Bắc tấn công, họ đành chịu đại diện Thiên Chúa giáo lạm quyền, đành chịu lệ thuộc vào Mỹ và các nước đồng minh mà thôi. Nếu Miền Bắc không tấn công, họ sẽ giành quyền tự quyết dân tộc (như đã lật đổ Ngô Đình Diệm), lập ra chính phủ như họ mong muốn (nhưng chưa thực hiện được), họ không phải chịu lệ thuộc Mỹ và đồng minh tư bản chủ nghĩa.

Tôi muốn làm sáng tỏ cho họ, để hòa giải dân tộc, nhằm đoàn kết dân tộc trong DANH DỰ, NHÂN PHẨM KHÔNG BỊ CHÀ ĐẠP (như bị gọi là ngụy…).

T.X.A.
21-10 HB14 (2014)

Xem phần đầu tại Facebook:

Xem tiếp phần sau tại Facebook:

3

NẾP MÒN ĐỒNG NHẤT CHÍNH THỂ
VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐI CAO,
VỚI CHÍNH PHỦ

Sự đồng nhất chính thể (chế độ chính trị, thể thức tổ chức một loại hình thái nhà nước) với người lãnh đạo cao nhất và với chính phủ là thứ thuộc về nếp mòn tư duy và tâm lí thời phong kiến (vua là đất nước, đất nước là triều đại!), đặc biệt trong thời các nước xã hội chủ nghĩa mắc phải tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ và tín ngưỡng đảng cầm quyền. Biểu hiện cụ thể như anh Nguyễn Văn Trỗi, trước khi bị đội hành quyết của đối phương bắn trên pháp trường, anh ấy không hô Tổ quốc Việt Nam thống nhất muôn năm mà chỉ hô muôn năm Hồ Chí Minh. Như thế, Nguyễn Văn Trỗi chỉ chết vì cá nhân chủ tịch Hồ Chí Minh mà thôi! Sử học sẽ xếp anh Trỗi vào loại nào đây? Tôi không chê bai anh Trỗi nhưng chỉ dẫn ra để thấy nếp mòn tư duy, tâm lí đồng nhất CHÍNH THỂ VỚI LÃNH TỤ ấy! Tôi là công dân Nước CHXHCN. VN., nhưng vẫn rất khách quan, không a dua, mù quáng!

T.X.A.
23-10 HB14 (2014)
Xem từ:

— với Ngô Vưu.

Bàn thêm:

Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có công rất to đối với dân tộc Việt Nam. Công ấy to đến mức chưa một triều đại nào có công to đến thế trong lịch sử mấy ngàn năm.

(Thậm chí, tội làm mất nước vào tay thực dân Pháp, nhân dân cũng châm chước. Sự châm chước ấy cũng có phần hợp lí trước sự hung hãn, hùng hậu về vũ khí của các nước châu Âu, thuở bấy giờ! …).

Vì thế, người Việt Nam, đặc biệt là dân từ Phú Yên đến Cà Mau ghi nhớ công ơn các chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn là đúng. Họ không thích Bảo Đại, nhưng vẫn hi vọng có một vị vua anh minh xuất thân từ Nhà Nguyễn, thay thế Bảo Đại, lãnh đạo Quốc gia Việt Nam (Việt Nam cộng hòa).

Nhưng dẫu sao nếp mòn tư duy với nội dung vua là đất nước, đất nước là triều đại, cũng đã quá lạc hậu, phi dân chủ, ngược với xu thế thời đại.

T.X.A.
23-10 HB14 (2014)

4

Trần Xuân An đã thêm một bài viết từ 23 Tháng 10 2014 lúc 14:00 vào dòng thời gian của anh ấy.
23 Tháng 10 2014 lúc 14:00 · Đã chỉnh sửa · ·
TẠI SAO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BỊ MANG TIẾNG LÀ TAY SAI NGOẠI BANG?

CÁC LÃNH TỤ THUỘC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN NƯỚC TA ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI DO LIÊN XÔ ĐÀO TẠO, LÀ SĨ QUAN HỒNG QUÂN NGA, ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ, ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC…

ĐÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN MỘT BỘ PHẬN LỚN NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG CỘNG (1930-1954) VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TIẾP TỤC CHỐNG CỘNG. LỊCH SỬ CÓ THỂ CHÊ TRÁCH BỘ PHẬN NHÂN DÂN ĐÓ VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM KHÔNG? CHẮC LÀ KHÔNG THỂ.

Hồ Chí Minh: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

Trần Phú: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Ph%C3%BA

Lê Hồng Phong: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_H%E1%BB%93ng_Phong

Hà Huy Tập: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_Huy_T%E1%BA%ADp
____________________________

BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN XÁC NHẬN THÔNG TIN:
1) HÀ HUY TẬP LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN BÔN-SÊ-VÍCH LIÊN XÔ
2) LÊ HỒNG PHONG LÀ SĨ QUAN HỒNG QUÂN NGA VÀ LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC, CŨNG LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ

Trích nguyên văn:

“…Ban lãnh đạo Trường đại học Phương Đông biết rõ năng lực và triển vọng của Hà Huy Tập, nên đã động viên, khích lệ anh rất nhiều. Sau khi vào trường học một thời gian, Hà Huy Tập được xét kết nạp vào Đảng Cộng sản (b) Liên Xô. Anh đã viết đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản (b) Liên Xô. Các đề nghị của tổ đảng – nơi anh đang sinh hoạt và của các đảng viên Đảng Cộng sản đều xác nhận Hà Huy Tập là một đồng chí học tập nghiêm túc, có kỷ luật, luôn nhất quán về chính trị, đoàn kết tốt, tích cực trong mọi công việc và nhất trí đề nghị kết nạp Hà Huy Tập vào Đảng Cộng sản. Đề nghị của tổ đảng thuộc nhóm 8 ghi: “Đồng chí Xinhitrơkin nhất quán với đường lối chính trị của Đảng, công tác xã hội cũng như quan hệ với các đồng chí, đồng chí Xinhitrơkin là một đồng chí tốt, tích cực”56. Đề nghị của nhóm dân tộc ghi: “Đồng chí Xinhitrơkin nhất quán về chính trị, trong quan hệ với các đồng chí tốt, là người có kỷ luật và tích cực trong công việc”57.

A. Nikôlai, đảng viên Đảng Cộng sản toàn Nga từ năm 1917, đảng viên Đảng Cộng sản Rumani từ năm 1907, đã giới thiệu Hà Huy Tập vào Đảng: “Tôi được biết đồng chí Xinhitrơkin từ đầu năm học 1929-1930 tại Trường đại học Phương Đông như một sinh viên của nhóm đặc biệt. Đồng chí học nghiêm túc, có kết quả tốt, quan tâm và nghiên cứu đặc biệt là các vấn đề phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Trong một năm, anh đã học được lối tư duy mác xít và đã nghiên cứu sâu thực tế của Liên Xô và Đồng Cộng sản (b) Liên Xô. Tôi giới thiệu đồng chí ấy vào đảng viên dự bị Đảng Cộng sản (b) Liên Xô”58. Ianôvxiki, đảng viên Đảng Cộng sản (b) Liên Xô từ năm 1920, giới thiệu: “Tôi được biết đồng chí Xinhitrơkin từ năm học trước, cùng làm việc và học trong một tổ và ở nhóm như một đồng chí tích cực nhất, tự chủ và có kỷ luật. Về mặt chính trị, đồng chí ấy đã được đào tạo đầy đủ và luôn bảo vệ đường lối của Đảng. Vì vậy, tôi giới thiệu đồng chí vào đảng viên dự bị Đảng Cộng sản (b) Liên Xô”59.

Ngày 1-9-1930, Hà Huy Tập chuyển cho Ban Chấp hành chi bộ Trường đại học Phương Đông hồ sơ gia nhập Đảng Cộng sản (b) Liên Xô. Hồ sơ gồm: 1 bản tự khai, 5 đề nghị của các đảng viên Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, 1 đề nghị của nhóm dân tộc, 1 đề nghị của tổ đảng.

Ban Bí thư Trường đại học Phương Đông đã gửi công văn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, đề nghị kết nạp Hà Huy Tập vào Đảng. Công văn viết: “Ban Bí thư Phương Đông biết đồng chí Xinhitrơkin như một đồng chí tích cực, tự chủ, đã được đào tạo tốt về chính trị. Đề nghị đồng chí tiếp nhận đồng chí ấy vào đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản (b) Liên Xô. Đồng chí Xinhitrơkin – là một chiến sĩ tích cực của xứ Đông Dương”60.

Ngày 23-10-1930, Hội nghị toàn thể chi bộ Đảng Cộng sản (b) Liên Xô đã quyết định kết nạp Xinhitrơkin là đảng viên dự bị. Ngày 25-4-1931, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) Liên Xô ký Quyết định số 10444, công nhận đồng chí Xinhitrơkin là đảng viên dự bị hai năm kể từ ngày 25-4-1931….”.

— Hết trích đoạn.

Nguồn: http://123.30.190.43:8080/…/tulie…/tulieuvedang/details.asp…
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT1361254815

Trích nguyên văn:

“…Từ tháng 8-1924 đến hết năm 1925, Lê Hồng Phong tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố của Chính phủ dân quốc. Đồng chí được chuyển sang Trường Hàng không ở Quảng Châu. Tại đây, tháng 2-1926, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Do học xuất sắc, đồng chí được Chính phủ Quảng Châu và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học từ tháng 10-1926 đến tháng 12-1927 và tốt nghiệp Trường Lý luận quân sự không quân ở Lêningrát. Sau đó, đồng chí vào học Trường Đào tạo phi công quân sự tại Bôrítxgơlépxcơ. Học chưa xong khoá, thì tháng 10-1928, đồng chí được cử về học ở Trường Đại học Cộng sản Phương Đông. Ở đây, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô và tham gia trong Uỷ ban tổ chức Đảng nhóm Đông Dương. Sau ba năm học, đồng chí tốt nghiệp Trường Đại học Cộng sản Phương Đông. Đồng chí vào học tiếp năm thứ nhất nghiên cứu sinh, đang học dở dang thì tháng 11-1931, đồng chí được cử về nước để tham gia công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ Liên Xô, Lê Hồng Phong lên đường về nước vào cuối năm 1931. Việc cần thiết là phải định hướng cho phong trào hoạt động. Lê Hồng Phong đã tham gia soạn thảo Chương trình hành động của Đảng, được Quốc tế Cộng sản thông qua…”.

— Hết trích đoạn.

Nguồn:
http://123.30.190.43:8080/tiengv…/tulieuvankien/details.asp…
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/details.asp?topic=104&subtopic=210&leader_topic=504&id=BT920662131

12 lượt thích10 bình luận1 lượt chia sẻ

FACEBOOK:

Thích Bình luận Chia sẻ
Duong Tran Van, Mừng Nguyễn Đặng, Nguyễn Trọng Phúc và 9 người khác thích điều này.
1 chia sẻ
Bình Luận
Trần Xuân An
Trần Xuân An Kính và thân gửi đến: Nguyễn Chiến, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Phú Yên, Mừng Nguyễn Đặng, Nguyễn Giỏ, CổThư Nguyễn, Nguyễn Đăng Trình, Ngô Vưu, Huyền Trang Ngô , Phan Văn Quang , Phan Huyền Thư , Pham Duong Nam , Thang Pham Hong , Song Nguyên , …Xem thêm
23 Tháng 10 2014 lúc 14:16 · Thích
Trần Xuân An
Trần Xuân An Anh chịu nhục được, nhưng đại đa số nhân dân Miền Nam không chịu nhục. Họ muốn thanh minh cho họ, để con cháu hiện nay, sau này hiểu được sự thật lịch sử, tâm trạng trước thời cuộc đương thời của họ.
23 Tháng 10 2014 lúc 14:33 · Thích
Lanhx Tran
Lanhx Tran Anh em cùnt mot giuoc cả!
23 Tháng 10 2014 lúc 14:45 · Thích
Trần Xuân An
Trần Xuân An Kẻ theo Pháp, kẻ theo Nga
Kẻ theo Tàu, có kẻ là Nhật nô
Kẻ theo cả Mỹ, ô hô
…Xem thêm
25 Tháng 10 2014 lúc 9:46 · Đã chỉnh sửa · Bỏ thích · 2
Lanhx Tran
Lanhx Tran Khong chỉ cha co!
23 Tháng 10 2014 lúc 16:08 · Thích
Nguyen Phuc Vinh Ba
Nguyen Phuc Vinh Ba Đâu phải là MANG TIẾNG.
23 Tháng 10 2014 lúc 16:11 · Thích · 2
Ngô Vưu
Ngô Vưu Bác Nguyen Phuc Vinh Ba chỉnh rất chuẩn !!!
23 Tháng 10 2014 lúc 17:58 · Thích · 1
Trần Xuân An
Trần Xuân An Wikipedia: “Đệ Tam Quốc Tế tức là Comintern hay Quốc Tế Cộng Sản do Lênin lập năm 1919 tại Moskva và giải tán theo lệnh của Stalin năm 1943”. Như vậy, Quốc tế Cộng sản III được thành lập hay bị giải thể đều theo lệnh của lãnh tụ Liên Xô (Lénine, Staline) —————— http://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BB%87_tam_Qu%E1%BB…

Đệ tam Quốc tế – Wikipedia tiếng Việt
Đảng cộng sảnĐệ nhất Quốc tếĐệ nhị Quốc tếĐệ tam Quốc tếĐệ tứ Quốc tếPhong trào Cộng sản Thế…
VI.WIKIPEDIA.ORG
23 Tháng 10 2014 lúc 19:01 · Đã chỉnh sửa · Thích · Xóa xem trước
Trần Xuân An
Trần Xuân An Mục đích là để HÒA GIẢI DÂN TỘC thôi, các anh, các bạn à
23 Tháng 10 2014 lúc 22:14 · Thích

5

Trần Xuân An đã thêm một bài viết từ 23 Tháng 10 2014 lúc 10:00 vào dòng thời gian của anh ấy — với Ngô Vưu.
23 Tháng 10 2014 lúc 10:00 · Đã chỉnh sửa · ·
NẾP MÒN ĐỒNG NHẤT CHÍNH THỂ
VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐI CAO,
VỚI CHÍNH PHỦ

Sự đồng nhất chính thể (chế độ chính trị, thể thức tổ chức một loại hình thái nhà nước) với người lãnh đạo cao nhất và với chính phủ là thứ thuộc về nếp mòn tư duy và tâm lí thời phong kiến (vua là đất nước, đất nước là triều đại!), đặc biệt trong thời các nước xã hội chủ nghĩa mắc phải tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ và tín ngưỡng đảng cầm quyền. Biểu hiện cụ thể như anh Nguyễn Văn Trỗi, trước khi bị đội hành quyết của đối phương bắn trên pháp trường, anh ấy không hô Tổ quốc Việt Nam thống nhất muôn năm mà chỉ hô muôn năm Hồ Chí Minh. Như thế, Nguyễn Văn Trỗi chỉ chết vì cá nhân chủ tịch Hồ Chí Minh mà thôi! Sử học sẽ xếp anh Trỗi vào loại nào đây? Tôi không chê bai anh Trỗi nhưng chỉ dẫn ra để thấy nếp mòn tư duy, tâm lí đồng nhất CHÍNH THỂ VỚI LÃNH TỤ ấy! Tôi là công dân Nước CHXHCN. VN., nhưng vẫn rất khách quan, không a dua, mù quáng đâu nghe!

T.X.A.
23-10 HB14 (2014)

9 lượt thích2 bình luận1 lượt chia sẻ
My Thanh, Khaly Cham, Huỳnh Trung và 6 người khác thích điều này.
1 chia sẻ
Bình Luận
Lanhx Tran
Lanhx Tran Trung quan là tam lý pho bien, thay vì trung voi nuoc.
23 Tháng 10 2014 lúc 10:45 · Thích
Trần Xuân An
Trần Xuân An Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có công rất to đối với dân tộc Việt Nam. Công ấy to đến mức chưa một triều đại nào có công to đến thế trong lịch sử mấy ngàn năm. (— Thậm chí, tội làm mất nước vào tay thực dân Pháp, nhân dân cũng châm chước. Sự …Xem thêm
23 Tháng 10 2014 lúc 10:59 · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Xem từ:

6

Trần Xuân An
24 Tháng 10 2014 lúc 9:50 · Đã chỉnh sửa · ·
BÁC HỒ CÓ PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN BÔN-SÊ-VÍCH LIÊN XÔ KHÔNG?
HIỂU THẾ NÀO VỀ BÀI THƠ “TỨC CẢNH PÁC BÓ” CỦA TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH?

Tức cảnh Pắc Bó
Hồ Chí Minh

Sớm ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang!

H.C.M.

Cách đây 17 năm, khi viết tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”, tôi đã để cho hai nhân vật tên Hành và tên Hiền Lương bàn về bài thơ đó, chủ yếu là ở câu thứ ba, như sau:

“Có một vấn đề nhiều người thắc mắc. Đó là câu thơ Bác Hồ viết vào tháng hai năm một chín bốn mốt (1941): “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” với câu chú thích cuối bài thơ thế này: “Đảng Cộng sản bôn-sê-vích Liên Xô”. Trong tiếng Việt, tính từ sở hữu không có, chỉ có đại từ làm chức năng ấy thôi. Cái gì của mình thì thường khiêm tốn nói trổng. Do đó, có phải Bác là thành viên của Đảng Cộng sản “b” Liên Xô? Rất nhiều văn kiện để lại, cũng thường nói đến người bôn-sê-vích Việt Nam, hay các tiếng bôn-sê-vích được dùng với nghĩa tương tự”.

(trích: Chương XV, tiểu thuyết “MHBS”)
Phải chăng, câu thứ ba ấy có thể viết: “Bàn đá ghềnh, dịch sử Đảng bạn”, hay “Bàn đá, dịch nhanh sử Đảng bạn” (“Tì đá, dịch nhanh sử Đảng bạn”)

T.X.A.
24-10 HB14 (2014)
______________________

Xem lại:
TẠI SAO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BỊ MANG TIẾNG LÀ TAY SAI NGOẠI BANG?
CÁC LÃNH TỤ THUỘC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN NƯỚC TA ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI DO LIÊN XÔ ĐÀO TẠO, LÀ SĨ QUAN HỒNG QUÂN NGA, ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ, ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC…

Trần Xuân An
23 Tháng 10 2014 lúc 14:00 · Đã chỉnh sửa · ·
TẠI SAO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BỊ MANG TIẾNG LÀ TAY SAI NGOẠI BANG?

CÁC LÃNH TỤ THUỘC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN NƯỚC TA ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI DO LIÊN XÔ ĐÀ…
Xem thêm
3 lượt thích12 bình luận
Thích Bình luận Chia sẻ
Thang Pham Hong, Hong Cuc Nguyen và Ngô Vưu thích điều này.
Bình Luận
Xem thêm 8 bình luận khác
Trần Xuân An
Trần Xuân An BÁC HỒ CÓ PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN BÔN-SÊ-VÍCH LIÊN XÔ KHÔNG? Chưa có tư liệu chính thống nào công bố về việc này. Ai biết tư liệu đó ở đâu, xin chỉ giúp. Tôi rất khao khát biết sự thật lịch sử. —– Cũng gửi đến bạn Nguyễn Chiến .
24 Tháng 10 2014 lúc 14:13 · Thích · 1
Trần Xuân An
Trần Xuân An BÙI TÍN là nhà báo kì cựu của cơ quan ngôn luận trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tức báo Nhân Dân; đào thoát ra nước ngoài; hiện sống tại Mỹ. Ông ta viết trên blog của chính ông ta, tại trang thông tin điện tử VOA. Tiếng Việt, ngày 25.09.2012, về vấn…Xem thêm
25 Tháng 10 2014 lúc 9:39 · Thích
Trần Xuân An
Trần Xuân An TRÍCH NGUYÊN VĂN trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An (online), bài
“CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1959-1969”
của tác giả TÔ VĨNH: “… ở bài viết này (báo Nhân Dân, 1/7/1961, số 2.658), Hồ Chủ tịch cho biết Người đã hai lần đứng trong h…Xem thêm
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Quốc trong những năm 1959-1969
Trung Quốc, Hồ Chí Minh, ngoại giao
VANHOANGHEAN.COM.VN|BỞI TÔ VĨNH
1 Tháng 12 2014 lúc 16:25 · Thích · Xóa xem trước
Trần Xuân An
Trần Xuân An Bài “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1959-1969” là của Hà Văn Thịnh (giảng viên ĐHKH. Huế) hay của Tô Vĩnh?
1 Tháng 12 2014 lúc 19:38 · Thích

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc: CHÂN THẬT NHỚ, ĐỪNG QUÊN – thơ T.X.A.

Posted by Trần Xuân An trên 22.10.2014

hidden hit counter

 

.

CHÂN THẬT NHỚ, ĐỪNG QUÊN
Trần Xuân An

quên chăng? Chẳng quên được đâu
chân thật nhớ, sẽ bớt đau sử dày!

mừng – hận chi, Đất Mẹ đây
thời bom đạn, nổ bên này, bên kia
thây lính nát, xác dân lìa
thuở cuồng ý hệ, giờ chia đều buồn

nỗi phân liệt “hai con đường”
chẳng bên nào bán cội nguồn! Đừng quên.

T.X.A.
21-10 HB14 (2014)
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

Xem trên Facebook:
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/chan-that-nho-dung-quen-tho-tran-xuan-an/1481547808785832
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Hòa giải dân tộc – NÓI THÊM VỀ CHIẾC CẦU Ý HỆ

Posted by Trần Xuân An trên 13.10.2014

hidden hit counter

 

.
Xem tiếp từ:

1) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/06/hoa-giai-dan-toc-chum-tho-gui-ve-hien-luong-thach-han-thanh-co/

2) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/10/hoa-giai-dan-toc-di-tich-do-txa/

3) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/11/hoa-giai-dan-toc-dat-them-ten-cho-cau-hien-luong-chiec-cau-y-he/

4) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/13/txa-tai-sao-di-ung-voi-chien-tranh-y-thuc-he/

************************

NÓI THÊM
VỀ CHIẾC CẦU Ý HỆ
Trần Xuân An

Dĩ nhiên sách sử đã, đang và sẽ ghi nhận hai vấn đề lớn, cốt tủy, chủ yếu của giai đoạn lịch sử 1930-~-1945-1954-1975-~-1991, đó là chiến tranh chống ngoại xâmchiến tranh ý thức hệ (tức là vấn đề giành độc lập dân tộc và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa). Nhưng việc đặt thêm tên cho chiếc cầu Hiền Lương, Bến Hải, tại Quảng Trị — CHIẾC CẦU Ý HỆ — là một cách ghi nhớ hết sức cụ thể, sinh động, trực quan.

Hơn nữa, việc đặt tên chiếc cầu ấy, cầu Ý Hệ, là nhằm mục đích nhấn mạnh dân tộc Việt Nam ta, Miền Nam cũng như Miền Bắc, đều yêu nước, đều chống thực dân Pháp, nhưng bị phân hóa, chia rẽ do sự khác biệt về hệ tư tưởng (ý thức hệ = ideology): Miền Bắc yêu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội chuyên chính; Miền Nam yêu nước và xây dựng chủ nghĩa tư bản tự do, trong bối cảnh CHIẾN TRANH LẠNH trên toàn thế giới. Bấy giờ, thế giới hình thành hai hệ thống đối đầu: một do Mỹ đứng đầu, một do Liên Xô đứng đầu, mà nước ta là nước nhỏ, yếu, lạc hậu, không thể không bị chi phối (*).

Ghi nhớ và thấu hiểu như vậy để hòa giải dân tộc: không Miền nào khinh chê Miền nào là bán nước, tay sai, cho Mỹ hay cho Nga, Trung Quốc.

T.X.A.
13-10 HB14 (2014)

————————————————————–

Chú thích:

(*) Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu viện trợ súng đạn, thuốc thang, quân trang, quân dụng cho Việt Nam dân chủ cộng hòa (cộng sản) vào năm 1950, và chủ yếu do Trung Quốc phụ trách. Cũng vào năm 1950, Mỹ bắt đầu viện trợ y như thế cho Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại, về sau là Việt Nam cộng hòa) nhưng lại thông qua Liên hiệp Pháp. Mãi đến 1955, Mỹ mới trực tiếp viện trợ cho Việt Nam cộng hòa (quốc gia). Đến tháng 5-1956, Pháp hoàn toàn rút khỏi Miền Nam Việt Nam. Trước đó một năm, 1955, Pháp đã rút hết quân khỏi Miền Bắc. Pháp không còn dính líu gì đến hai Miền Việt Nam nữa. Từ đó, Miền Bắc tiếp tục lệ thuộc viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô; còn Miền Nam trực tiếp lệ thuộc viện trợ Mỹ… Sự chia cắt này là tương tự như Đông Đức (Cộng hòa dân chủ Đức) – Tây Đức (Cộng hòa liên bang Đức); Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc; Trung Quốc – Đài Loan.

Xem trên Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1477718895835390

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc – TẠI SAO CÓ SỰ “DỊ ỨNG” ĐỐI VỚI CỤM TỪ “CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ”?

Posted by Trần Xuân An trên 13.10.2014

hidden hit counter

 

.
Xem tiếp từ:

1) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/06/hoa-giai-dan-toc-chum-tho-gui-ve-hien-luong-thach-han-thanh-co/

2) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/10/hoa-giai-dan-toc-di-tich-do-txa/

3) https://txawriter.wordpress.com/2014/10/11/hoa-giai-dan-toc-dat-them-ten-cho-cau-hien-luong-chiec-cau-y-he/

************************

TẠI SAO CÓ SỰ “DỊ ỨNG”
ĐỐI VỚI CỤM TỪ “CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ”?
Trần Xuân An

Có một điều khá khó hiểu là nhiều tác giả thuộc các ban tuyên giáo từ cấp tỉnh đến trung ương ở nước ta lại rất ghét cụm từ “chiến tranh ý thức hệ”. Thậm chí họ còn xem nội dung của cụm từ đó là luận điệu phản cách mạng!

Như thế, phải chăng họ tự mâu thuẫn với chính mình?

Bởi lẽ, hơn ai hết, các đảng cộng sản chính thống chính là những lực lượng chủ động phát động chiến tranh cách mạng, với phương châm “giải quyết cuộc đấu tranh “AI THẮNG AI” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa cách mạng và phản cách mạng”. Cuộc đấu tranh giữa “HAI CON ĐƯỜNG”, cộng sản và tư bản, cũng là cụm từ họ thường xuyên sử dụng. Thêm nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn công khai tuyên bố “Đảng ta luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, mà ngọn cờ chủ nghĩa xã hội là gì, nếu không phải là đấu tranh về hệ ý thức (ideology), tức là về ý hệ, hệ tư tưởng, nhằm truyền bá và thực thi hệ ý thức marxist – leninist trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – giáo dục, chính trị, xã hội…?

Như vậy, rõ ràng là các đảng cộng sản đều chủ trương “chiến tranh ý thức hệ”.

Thực ra, các vị tuyên giáo chỉ ghét “chiến tranh ý thức hệ” đơn thuần, vì theo họ, ở nước ta, phải tiến hành song song, đồng thời hai cuộc chiến tranh (hai nhiệm vụ chiến lược) là độc lập dân tộc (đánh đuổi ngoại xâm) và chủ nghĩa xã hội (xây dựng đất nước theo mô hình Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu).

Thế nhưng, thiết tưởng cũng cần lưu ý: Lê-nin (Lénine) tiến hành Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) chỉ giương cao duy nhất một ngọn cờ chủ nghĩa xã hội mà thôi, chứ nước Nga có ngoại xâm đâu vào thời điểm ấy để giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc? Rõ ràng Lê-nin chỉ làm chiến tranh cách mạng để lật đổ chế độ quân chủ Tsa-hoàng và chính quyền tư sản Ke-ren-sky (Alexander F. Kerensky), chứ không có ngoại xâm nào để phải đồng thời tiến hành chiến tranh chống thực dân, giành độc lập (*).

Chúng ta có thể đi đến kết luận: “Chiến tranh ý thức hệ” chính là chiến tranh cách mạng, đánh đổ chế độ cũ (quân chủ, tư sản) để xây dựng chế độ mới, xã hội chủ nghĩa. Còn ở nước ta, trước 1945, là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên mới giương cao hai ngọn cờ (hai nhiệm vụ chiến lược): độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế cho nên, tôi muốn nói:

“MỘT MẶT CHỦ YẾU CỦA VẤN ĐỀ: CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ

Để nhận thức đúng và đủ về cuộc chiến tranh 1945-1954-1975, không nên quên một trong hai khía cạnh chủ yếu, cốt tủy của nó: Chiến tranh ý thức hệ (điểm nóng “Chiến tranh lạnh” giữa hai Khối). Chính khía cạnh ý thức hệ (chiến tranh “hai con đường”, chiến tranh “ai thắng ai”) khiến cuộc chiến trở nên dài dằng dặc và quá phức tạp, gây nên vô vàn vết thương tinh thần khủng khiếp bên cạnh bao núi xương sông máu…

T.X.A. — 10-10 HB14 (2014)”.

(Xem tại:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1476007932673153 )

12-10 HB14 (2014)
T.X.A.

————————————-

(*) Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nga xô-viết mới bị Đức đe dọa, tấn công. Nhưng rốt cục, Lénine đã kí hòa ước Brest – Litovsk với Đức, 3 tháng 3 năm 1918, nhường cho Đức nhiều lãnh thổ vốn là thuộc địa của Nga Tsa-hoàng.

.
Xem ở Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1477238602550086

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | 1 Comment »

Hòa giải dân tộc: Đặt thêm tên cho cầu Hiền Lương: CHIẾC CẦU Ý HỆ

Posted by Trần Xuân An trên 11.10.2014

hidden hit counter

 

.
Xem tiếp từ:

https://txawriter.wordpress.com/2014/10/06/hoa-giai-dan-toc-chum-tho-gui-ve-hien-luong-thach-han-thanh-co/

https://txawriter.wordpress.com/2014/10/10/hoa-giai-dan-toc-di-tich-do-txa/

ĐẶT THÊM TÊN CHO CẦU HIÊN LƯƠNG:
CHIẾC CẦU Ý HỆ

Tôi xin được đặt thêm tên mới cho cầu Hiền Lương:
Chiếc cầu ý hệ (chiếc cầu chiến tranh ý thức hệ): cầu Ý Hệ

T.X.A.
10-10 HB14 (2014)

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | 2 Comments »

Hòa giải dân tộc: DI TÍCH ĐỎ – CHIẾC CẦU Ý HỆ

Posted by Trần Xuân An trên 10.10.2014

hidden hit counter

 

.
Xem tiếp từ:
https://txawriter.wordpress.com/2014/10/06/hoa-giai-dan-toc-chum-tho-gui-ve-hien-luong-thach-han-thanh-co/

Bài 5
Hòa giải dân tộc:
DI TÍCH ĐỎ
Trần Xuân An

thuở nhân loại chia hai con đường
Bến Hải bắn nhau triệu vết thương
thời nhất thể nay thành biểu tượng
nghìn di tích đỏ đều Hiền Lương.

T.X.A.
09-10 HB14 (2014)
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

Bản 2 (bài 5):

DI TÍCH ĐỎ – CHIẾC CẦU Ý HỆ
Trần Xuân An

thuở nhân loại chia hai con đường
Bến Hải bắn nhau triệu vết thương
nhất thể, đừng quên cầu ý hệ
nghìn di tích đỏ đều Hiền Lương.

T.X.A.
09-10 HB14 (2014)

MỘT MẶT CHỦ YẾU CỦA VẤN ĐỀ:
CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ

Để nhận thức đúng và đủ về cuộc chiến tranh 1945-1954-1975, không nên quên một trong hai khía cạnh chủ yếu, cốt tủy của nó: Chiến tranh ý thức hệ (điểm nóng “Chiến tranh lạnh” giữa hai Khối). Chính khía cạnh ý thức hệ (chiến tranh “hai con đường”, chiến tranh “ai thắng ai”) khiến cuộc chiến trở nên dài dằng dặc và quá phức tạp, gây nên vô vàn vết thương tinh thần khủng khiếp bên cạnh bao núi xương sông máu…

T.X.A.
10-10 HB14 (2014)

Đọc thơ trên Facebook:
https://www.facebook.com/notes/…[txa]…/di-tich-do-tho-tran-xuan-an/1475706619369951

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

.
.

Tôi xin được đặt thêm tên mới cho cầu Hiền Lương:
Chiếc cầu ý hệ (chiếc cầu chiến tranh ý thức hệ): cầu Ý Hệ
T.X.A.

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | 3 Comments »

Hòa giải dân tộc: THÊM MỘT BÀI THƠ GỬI VỀ HIỀN LƯƠNG & THẠCH HÃN – THÀNH CỔ

Posted by Trần Xuân An trên 07.10.2014

hidden hit counter

 

.
Xem tiếp từ:
https://txawriter.wordpress.com/2014/10/06/[…] hien-luong-thach-han-thanh-co/

Hòa giải dân tộc:
THÊM MỘT BÀI THƠ THƠ GỬI VỀ HIỀN LƯƠNG & THẠCH HÃN – THÀNH CỔ

Bài 4
SAO NẶNG HỒN CHUÔNG?
Trần Xuân An

tiếng chuông Thành Cổ cứ hoài nặng trĩu (*)
không thể mênh mang siêu thoát ngân vang

linh Bắc linh Nam, hồn thôi vướng víu
chỉ văn sử đời, bút thiên lệch chăng?

tử sĩ vơi oan, nợ ai ai chịu
đừng khiến tay đời cắm nghiêng nén nhang!

vong Bắc vong Nam thương nhau bồng bíu
trong veo Thạch Hãn như tiếng chuông lan.

T.X.A.
06-10 HB14 (2014)
[13-9 Giáp Ngọ HB14]

(*) Theo thông tin trên báo Pháp luật Việt Nam & báo điện tử Kiến Thức, chiếc chuông đồng tại tháp chuông Thành Cổ, Quảng Trị không phát ra âm thanh ngân vang như các chuông cùng loại khác, nghe như tắc nghẹn, nên được gọi là chiếc chuông than khóc.

http://baophapluat.vn/xa-hoi/thuc-hu-chiec-chuong-bi-ma-am-phat-loi-than-khoc-156144.html
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Thuc-hu-tin-don-chiec-chuong-dong-bi-am-boi-hang-chuc-oan-hon-post42967.gd
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

https://www.facebook.com/notes/ …[…]…/1473939826213297

.

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

https://txawriter.files.wordpress.com/2014/11/txa_nghe-nhu-co-dan-te-chung-o-thanh-co-thach-han_co-them-3-chu_01-11hb14.jpg

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

Hòa giải dân tộc: CHÙM THƠ GỬI VỀ HIỀN LƯƠNG & THẠCH HÃN – THÀNH CỔ

Posted by Trần Xuân An trên 06.10.2014

hidden hit counter

 

.
Hòa giải dân tộc:
CHÙM THƠ GỬI VỀ HIỀN LƯƠNG & THẠCH HÃN – THÀNH CỔ

Bài 1
HUÂN CHƯƠNG CHIẾN THƯƠNG
Trần Xuân An

khi đeo tấm huân chương
nghe ngực ràn rụa máu

hỏi, cảm, phun hai dấu
hai lỗ đạn, vết thương
ngơ ngác “hai con đường”
một thời không hiểu thấu!
bốn mươi năm đau đáu
đồng bào sao đối phương?

ai, tay bưng ngực giấu
khi qua cầu Hiền Lương.

T.X.A.
30-9 & 02-10 HB14 (2014)

Bài 2
NGHE NHƯ THỂ CÓ ĐÀN TẾ CHUNG
Ở THÀNH CỔ – THẠCH HÃN
Trần Xuân An

nỗi đau ta vơi nỗi đau mình
sóng bờ ni vỗ về bờ tê rứa đó
ai thả nến sáng sen Thành Cổ
thương bạn mình, thì nhớ tiếc bạn ta

mình với ta bắn giết nhau thuở nọ
xương thịt lẫn vào nhau cũng một ruột rà
ai thắng bại vàng vàng đỏ đỏ
ta cùng mình buồn tím khúc dân ca

Thạch Hãn ơi, mồ-hôi-đá ròng ròng tuôn đổ (*)
thành sông nước mắt trôi, ngọt lại rồi, khi chung oan nợ
nến hương ngoài nớ vô, đèn hoa trong tê ra
mũ cối, mũ đồng cùng hành khúc hồn ma

ánh mắt vui mình không làm môi ta lệ vỡ
văn sử nước nhà, đâu đau mình, mừng ta
sóng bờ ni vỗ về bờ tê rứa đó
Hiền Lương ơi, thương lắm sông Gianh à…

T.X.A.
chiều 02-10 HB14 (2014)

(*) Thạch Hãn, trong các văn bản chữ Hán, có nghĩa miêu tả thiên nhiên, là sự hung tợn (của ghềnh) hay sự cản chặn của đá. Dọc nguồn sông, có nơi mang địa danh dân dã thuần Việt là đập Đá Đứng. Tuy vậy, Thạch Hãn với nghĩa là mồ hôi đá, có chất thơ hơn, và thể hiện được tính cách đặc trưng của Quảng Trị hơn.

Bài 3
THẮP HƯƠNG NHỚ QUÊ
Trần Xuân An

thơ như chút hương hoa trước tuần rằm trăng sáng
thơm từ tâm đất nước quê nhà
thuở trại tạm cư, chiến tranh, bỏ xứ
đều nguyện cầu, liền sông núi ông cha

suốt hơn ba mươi năm, đã hòa bình, lại ngầm đau Bến Hải
hai đường cái quan qua làng mạc chưa nguôi
loa chiến thắng rủa ngày đêm cỏ cây cúi đầu chiến bại
người người xót lòng lệ đắng môi cười

thì cũng chỉ biết cười thôi, nỏ làm răng được
dân thắng làm dân; thua, chịu tiếng giặc thôi
đều ruột thịt Bắc – Nam, có ngày ai kia tự tâm ngẫm lại
thơ như khói hương, hồn Đất sáng soi

triệu trẻ con, vạn già nua khác
chào đời, khuất bóng, lòng có yên đâu
hiểu điều chi, khiến người người ước thà chia cắt
phải chăng văn sử, sắc lẹm cái nhìn giết nhau…

T.X.A.
tối 02-10 HB14 (2014)

Đã gửi đến HNV.TP.HCM. & HNV.VN.:
http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-thap-huong-nho-que.html

*

https://www.facebook.com/notes/……/1472363329704280

https://www.facebook.com/notes/……../1472482946358985

https://www.facebook.com/notes/………/1472618369678776

.
Xem thêm bài “SAO NẶNG HỒN CHUÔNG?”:
https://txawriter.wordpress.com/2014/10/07/hoa-giai-dan-toc….

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 6 Comments »

Hòa giải dân tộc: ĐỂ TÁC PHẨM CÓ LƯƠNG TRI VÀ CÓ GIÁ TRỊ LÂU DÀI

Posted by Trần Xuân An trên 01.10.2014

hidden hit counter

 

ĐỂ TÁC PHẨM CÓ LƯƠNG TRI VÀ CÓ GIÁ TRỊ LÂU DÀI
KHÔNG PHẢI LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

THỜI ĐIỂM CUỐI CỦA GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 1930-1945-1954-1975 CÁCH ĐÂY CŨNG ĐÃ HƠN 39 NĂM. NẾU TÍNH CẢ THỜI ĐIỂM 1991, THÌ CŨNG ĐÃ 23 NĂM TRÔI QUA. DO ĐÓ, VIỆC NHẬN THỨC LẠI, THỂ HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU, SÁNG TÁC VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT VỀ GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ ẤY CHO THẬT KHOA HỌC, ĐÚNG VỚI SỰ THẬT LỊCH SỬ, TRONG TINH THẦN HÒA GIẢI DÂN TỘC, LẤY DÂN TỘC VIỆT NAM LÀM TRỌNG, KHÔNG PHẢI VỚI LẬP TRƯỜNG MIỀN BẮC, CŨNG KHÔNG PHẢI VỚI LẬP TRƯỜNG MIỀN NAM, VÀ CŨNG KHÔNG PHẢI CHỦ NGHĨA HAY TÔN GIÁO VỐN GẮN LIỀN VỚI QUÁ TRÌNH BỊ XÂM LƯỢC VÀ CHỐNG XÂM LƯỢC ẤY, HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI LÀ SỰ VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.

T.X.A.
30-9 HB14 (2014)

.

Xem ảnh chữ lớn hơn, rõ nét

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »