Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu
Posted by Trần Xuân An trên 22.03.2018
.
Trần Xuân An
BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ
tập thơ
.
.
.
.
https://txawriter.files.wordpress.com/2018/03/txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf
.
.
~~~ O0O0O0O ~~~
.
.
.
.
ĐÂY LÀ TẬP THƠ THỨ 19
TRONG 40 ĐẦU SÁCH VÀ 01 SƯU TẬP TƯ LIỆU
CỦA TRẦN XUÂN AN
Đã được ông bố từ 18-10-2017 HB17 đến 05-03-2018
& công bố bổ sung 8 bài, 20-3-2018 HB18
tại Facebook, các trang web cá nhân,
gửi đăng trên báo giấy, tạp chí giấy, tập san giấy,
trang thông tin điện từ Hội Nhà văn TP.HCM….
Ngày tập hợp lại thành bản thảo:
09-3-2018 & 21-3-2018 HB18
Ngày tạo tệp PDF
cỡ sách 14,4cm x 20,5cm này:
22-03-2018 HB18
CÔNG BỐ TRÊN MẠNG TOÀN CẦU
~~~ O0O0O0O ~~~
TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN
TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG
Tranh chân dung tác giả Trần Xuân An
(Lê Quang Thỉ kí hoạ màu nước, 2016)
.
~~~ O0O0O0O ~~~
LỜI THƯA NGẮN
Thơ, nói chung là văn chương, không phải là y tế. Tuy vậy, văn chương cũng có thể xoa dịu những vết thương tinh thần và cả vết thương thể xác nữa, trong chiến tranh và hậu chiến, theo tôn chỉ Chữ thập đỏ (Trăng liềm đỏ, Pha lê đỏ) – ở nước ta, Miền Bắc cũng như Miền Nam thời chia cắt và sau khi thống nhất, đều gọi chung là Chữ thập đỏ (Hồng thập tự).
“Phong trào này tự giác và phi chính phủ. Mục đích đã được tuyên bố là để bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, để bảo đảm là con người được tôn trọng, và để tránh và giảm bớt khổ sở, họ không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị” (trích từ điển Wikipedia) *.
Điều cần lưu ý là tôn chỉ Chữ thập đỏ đã xác định tính chất căn bản của nó: phi chính phủ (non-governmental organization), nghĩa là mặc dù tuân thủ luật pháp quốc gia, nó vẫn không thuộc vào, can dự vào hệ thống chính quyền quốc gia, do đó, nó không xâm lấn chủ quyền quốc gia với bất kì hình thức nào, kể cả biểu trưng (logos) đặt trên hay đặt ngang quốc kì…
Người cầm bút Việt Nam, cho dù đang làm việc trong cơ quan nhà nước, hội viên của bất kì hội đoàn nào, hoặc làm việc ở các công ti, xí nghiệp tư nhân, hay chỉ là thường dân, làm ăn cá thể, thậm chí không hội viên gì, cũng có thể tự giác, tự nguyện viết, đăng báo, xuất bản sách giấy theo tinh thần Chữ thập đỏ. Chúng ta biết thế và hi vọng thêm như vậy.
Tôi là một người cầm bút theo tinh thần đó, đặc biệt rõ nét trong sáu đầu sách, tôi đã viết trong bốn năm qua, từ 2014 đến nay, 2018.
Trần Xuân An
3-2018 HB18
(*) Mỗi người viết vận dụng 7 nguyên tắc Chữ Thập đỏ (nhân đạo, vô tư, trung lập, độc lập, tự nguyện, thống nhất, toàn cầu) theo tạng chất và ý hướng của mình, không nhất thiết phải tuân thủ một cách cứng nhắc.
Bài 1
NÉT TOÀN DÂN NGÀY TẾT
Trần Xuân An
lát bánh tét tròn mặt trống đồng
bọc nguồn sáng, rõ vành trời đất
chưng lên dĩa, rét đông hoàn tất
đôi đũa – đôi chày – gác đợi xuân
bánh chưng vuông gọn bàn tay mở
gói úp bằng nhau như bánh tày
tay bắt là chưng, tày chắp lại
bánh chầy, sáng mặt trời trên khay *
năm sắc ngọt thơm dưa món mặn
tươi hoài củ trái suốt giêng hai…
thế là Tết! Thắp lên nhang nến
mai gắn đào, đào đính thiệp mai
tranh thiệp xuân và tranh báo xuân
đặc trưng Tết vẫn đào mai đó
nền nếp Tết lưu dài vạn thuở
cổ truyền không thiếu nét toàn dân.
T.X.A.
10:11 – 14:45, 18-10-2017 HB17
……………..
(*) Bánh giầy, ngày xưa vốn được gọi là bánh chì, bánh chầy (xem tuoitre. vn). Ở Quảng Trị, vẫn còn gọi là bánh chì. Có lẽ nên gọi là bánh chầy (chày) vì xôi nếp được giã nhuyễn bằng chày?
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1970839043190037
Bài 2
TẾT THIÊN NHIÊN
Trần Xuân An
mưa phùn bay tóc bạc
cây trổ chồi tháng giêng
bay bay bao khuôn nhạc
nụ xanh những nốt duyên
người cơ hồ không khác
lại xuân cùng thiên nhiên
tiếng hát nào xanh ngát
Tết đâu chia phận riêng
vượt xa mọi lễ lạt
(nhạc riêng làng, riêng thiêng
nhà vang ca, nhà tắt!)
Tết chung tự cổ truyền
vở trăm trang trời đất
bay tơ tóc thiếu niên
người già quên tuổi hạc
Tết thiên nhiên còn nguyên.
T.X.A.
08-12-2017
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1972125339728074
Bài 3
NGÀY TRỞ LẠNH,
SÀI GÒN NHẮC TẾT
Trần Xuân An
sớm mai mở cửa nghe se lạnh
mùa đông, chào nhé, tới phương nam
bông tuyết, bấc phùn từ bắc cực
nhuộm trời ta chút rét xanh lam
mùa đông phả lạnh cho tươi nắng
nhắc nhở Sài Gòn đã cuối năm
gần phố bốn mùa hoa nhiệt đới
chìa tay thêm mát rượi tay cầm
trời đang trở lạnh điều hoà đất
ồn ã điều hoà với lắng trầm
gần Tết sắp vàng mai, lộc biếc
nắng thơm gừng mứt thoáng xa xăm
hăm bảy mùa xuân con đã lớn
mười năm nơi Mẹ thiên thu nằm
bâng khuâng trước quãng thường niên lạnh
chén trà đầm đậm nhớ đăm đăm.
T.X.A.
07:16 – 14:30, 09-12-2017 HB17
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1972723919668216
Bài 4
THÁNG RỘ BÔNG
Trần Xuân An
đón tháng giêng giữa mùa khô
nắng mật ong trên những bờ đường hoa
tháng giêng vào mọi căn nhà
hương bông gần, hương bông xa, hương trời
tháng giêng về lại với người
trang thơ tuổi mãi hai mươi ngát tình
tháng giêng hoa lá tâm linh
mênh mang sâu thẳm trong mình nghìn năm
đón tháng giêng của phương nam
nắng màu trà, ngỡ ướt đầm, không khô
bốn mùa hoa trái trời cho
vẫn rộ bông đến bất ngờ, tháng giêng
tháng giêng hoài niệm lung liêng
xuân miền thả nắng ánh miền mưa rây
hiểu mưa đó nhờ nắng đây:
mùa bông thắp sáng đêm ngày từ bông.
T.X.A.
14:20 – 17:00, 13-12-2017 HB17
.
https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1974628502811091
Bài 5
CHẠP MẢ, HỚT TÓC,
ĐÓN TUỔI MỚI
Trần Xuân An
tháng chạp, đi chạp lại mái đầu
– lớn tuổi thấm câu đùa tuổi nhỏ
hoá ra đầu ta là nấm cỏ
mộ tiền nhân và mộ bể dâu
tháng chạp, ta cùng đi hớt tóc
sợi cỏ xanh, sợi cỏ phai màu
đầu mới lại, khói nhang trên trán
bốn nghìn năm trong đó chứ đâu!
cuối năm, chạp mộ, tươi thêm đất
sử dòng, làng, nước, mới trong nhau
sống phương nam nhớ về nội, ngoại
lặng ngồi hớt tóc mặn chân râu.
T.X.A.
06:14 – 08: 17, 14-12-2017 HB17
.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1974943856112889
Bài 6
LÁ BÚT KHẮC, ĐOÁ MAI NGỌC
Trần Xuân An
chậu mai ai đặt trước hiên nhà
đến tối ba mươi không tới chở
ai tặng ư, sao quên thiệp nhỏ?
khiến hoa nghiêng ngó, lá trông ra
tiếc dăm xuân, chậu gốc trơ khô
năm nọ, giá như khi đảo đất
gặp bút pha lê, ngòi thép sắc
khắc câu thơ cổ, nét không mờ
gốc mai, nếu giấu đoá tình xưa
trót giẫm nát trong cơn phẫn hận
lại kết ngọc năm cùng tháng tận
thì lau rửa đất, xin cười xoà
bạn hay nàng? Kỉ vật niềm hoa
thật, mộng đều trà hương, mứt mật
nguyên đán, giêng, đều tươi mới Nhất
tốt lành kết Tết, tự xưa xa
hoa ai thầm biếu, hẳn không ngờ
tặng cả mấy giao thừa tưởng tượng:
lá bút, đoá duyên rơi rụng xuống
không trong chậu đất mà trong ta.
T.X.A.
14:17 – 22:10, 15-12-2017 HB17
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1975568009383807
Bài 7
VẤN QUYỆN VÀO NHAU
Trần Xuân An
biển gọi xuân rừng, khe kết suối
gặp nhau khe suối tết thành sông
nước non tết quyện hoài Nguyên đán
tết đan giềng mối mãi Tiên Rồng
tết là thắt nút, ghi xuân tiết
đếm bốn mùa, trời trăng, nắng mưa
tóc ai tết bím xanh kim cổ
chữ Tết nay và nghĩa Tết xưa
phường phố rất đời đan kết tết
tết tình làng, nghĩa nước, nhân duyên
tết đất với trời, tươi vũ trụ
vấn vào nhau, bện chặt, thiêng liêng
quấn vào nhau chỉ hồng tơ thắm
tết rất riêng khơi dậy ruộng vàng
âm dương nhật nguyệt tươi rừng biển
trăng mật tình, nàng thụ phấn chàng
tết những gì giêng, nguyên đán nhất
quê nhà Tết Nhất, xoan tràn xuân
Tết định nghĩa bằng muôn thuở Tết
thuần hồn dân tộc của dân gian.
T.X.A.
07:40 – 11:30, 19-12-2017 HB17
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1977489592524982
Bài 8
NHỚ THÀNH PHỐ TRÊN TRỜI CAO
Trần Xuân An
tám năm vắng dịp thăm Đà Lạt
nhớ một nơi quanh năm tháng giêng
Thành-phố-trên-trời-cao, trước nữa
tôi từng gọi suốt thời thanh niên
trời Đà Lạt lạnh, trong như nước
nồng ấm, mắt xưa chạm sắc đào
Nam Bộ, màu lòng tay thiếu nữ
lạnh về, thêm dịu hương ai trao
lạnh về Nam Bộ quanh năm nắng
(sáu tháng mưa chiều vẫn nắng mai)
Đà Lạt bỗng dưng lan toả khắp
những bầu má trẻ ửng đào phai
phố trên trời biếc vẫn trên đất
quả độc, trái lành, nhưng mãi giêng
và bốn mùa giêng cần áo ấm
ủ nồng Đà Lạt sắc đào riêng
tháng giêng suốt bốn mùa Đà Lạt
gửi chút giêng về xứ nắng này
lay thức mai anh đào kỉ niệm:
sắc đào Đà Lạt cứ đâu đây.
T.X.A.
07:18 – 14:40, 20-12-2017 HB17
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1978426219097986
Bài 9
GIÁNG SINH, TRONG TÂM NGƯỜI
CÁI NHÌN MỚI
Trần Xuân An
Tự Đức và đại thần
khát khao bậc cứu tướng
cứu tướng Việt và cứu chúa Giê-su,
đâu phải khác chiều
bi kịch là khác cái nhìn,
cái nhìn khác với giáo dân, cố đạo
một quét ngoại xâm,
một lật đổ đương triều
.
cố đạo, giáo dân ước ao
xô sập hay đục ruỗng,
trơ không Nhà Nguyễn
khẩn cầu cứu chúa,
từ ngoại bang
nên máu đổ,
suốt Cần vương, Văn thân, thuở đó
do khác cái nhìn về Trương Định và về Giê-su,
mà đúng, sai đều tan hoang
.
nếu chung một cái nhìn,
cái nhìn đúng về Giê-su, đấng cứu chúa
thì làm sao giặc Pháp cướp,
ta mất nước tan nhà
mong giáo dân chỉnh lại cái nhìn,
hơn là oán hận thời sát tả
và cả Quốc khánh Ba số Một về sau,
1963 *, với nhiều nguyên nhân gần, xa
.
Chúa cứu nước,
mong quét sạch ngoại xâm La Mã
hay thoả hiệp vì quyền lực,
ngỡ chỉ cứu linh hồn?
sao thần học nghiêng về phản nghịch,
lỗi nghĩa cùng Chúa?
nên Văn thân sát tả
đến Quốc gia 63 Sài Gòn
.
giáng sinh,
hoài niệm về cận sử
không buồn,
mà nội dung mới
kinh “Ăn năn tội” xưa xa
giáng sinh trong tâm người:
cái nhìn đúng về vĩnh hằng Cứu Chúa
về Quốc gia – Cộng hoà một thuở
dù đã tiêu ma
.
Cứu Chúa Giê-su
– biểu tượng của khát vọng độc lập
biểu tượng quét sạch ngoại xâm,
nhưng không thành
còn là biểu tượng tôn giáo của vài tỉ người,
nên không can dự vào chính trị
không ngự ở nước nào,
mà chỉ ở cao xanh.
T.X.A.
sáng 25-12-2017 HB17
(*) 1-11-1963: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn
.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1980150678925540
Bài 10
CHÚA GIÊ-SU, NGƯỜI YÊU NƯỚC
Trần Xuân An
Người yêu nước với lòng lành
chết trên thập giá, máu thành mưa rơi
từ đất Chúa ngự lên trời
thế gian hoài mãi cõi đời khổ nhau
cao xanh Chúa vẫn không màu
một trong ngàn vạn bề sâu loài người
sử Việt là Kinh Thánh tôi
chương buồn Thập giá, rõ rồi, xưa xa
ngàn năm truyền thuyết mù sa
sử Do Thái lại sáng loà Giê-su
đích thực Chúa mỗi câu từ
ngoại xâm La Mã thôi hư huyền lời
linh hồn kiếp kiếp nơi nơi
bao người yêu nước thành Trời Đất thiêng.
T.X.A.
sáng 27-12-2017 HB17
Tham khảo thêm:
Trích thư của hai linh mục Phạm Bá Trực và Vũ Xuân Kỷ gửi giáo hữu nhân dịp Nô-en (Noel) 1953, đăng trên báo Nhân Dân số 155, ngày 21-12-1953: “Hơn 30 năm ở dưới thế, Chúa đã đấu tranh không ngừng chống bọn đế quốc Rô-ma, bọn vua quan Giu-dêu gian ác và bị chúng đóng đanh trên cây thánh giá”… Trong số báo đó, cố chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có viết một bài với bút danh C.B., trong mục “Nói mà nghe” với ngôn từ hiện đại, không cụ thể – lịch sử, có nội dung khẳng định Chúa Giê-su là người lao động yêu nước, đại để tương tự như hai linh mục trên (từ ảnh chụp tư liệu của FB. Nhà văn Đặng Thân; nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, xuất bản lần 3, Nxb. CTQG., 2011, tr.375-376).
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1981019848838623
Bài 11
LỊCH NĂM MỚI
Trần Xuân An
ngày như nhau mặt trời dương lịch
nguyệt lịch mỗi đêm khác dáng trăng
cả vũ trụ tuần hoàn biến dịch
lịch từng tờ, viết thơ từng trang
thời khắc theo đường kim bán kính
quay vòng chữ số tháng và ngày
ta giao thừa mọi ngày, từng tháng
chữ cái ghép âm, mới mỗi bài
vẫn chữ số và kí tự cũ
cũ năm tháng, cũ cả xương da
tốt lành từ cũ sinh tươi mới
ta mới ta, sông núi mới ta
cổ xưa Tây cũng trăng làm lịch
Đông nhuận trăng, bằng lịch mặt trời
nhật nguyệt mọi phương đều toả sáng
mùa văn chương trái đất sinh sôi.
T.X.A.
30 & 31-12-2017 HB17
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1982722158668392
Bài 12
HẠNH PHÚC CUỐI TUẦN
Trần Xuân An
không gọi đầu tuần là Chúa nhật
quên luôn chủ nhật! Cuối tuần thôi
thứ hai, như gọi không anh cả
không thái tử, ngai vua sẵn ngồi
ngày trạng nguyên, thời gian sẽ chọn
ngày hoàng hậu, sắc cuối trăm năm!
ngày tình yêu, giữ lòng đừng khác
vẫn cuối tuần chiều hẹn đến thăm
đùa thôi, Chúa nhật là Ngày Chúa
ngày thánh thiêng đầu tiên của tuần
nay gọi Cuối tuần, trống thứ nhất
thứ hai như gấp đôi thời gian
đùa thôi, thứ nhất chia ra sáu
trong sáu ngày, nhiều lúc nhớ nhau
hạnh phúc cuối tuần dư hưởng thấm
thứ nào cũng thứ nhất, nồng sâu.
T.X.A.
31-12-2017 HB17
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1982921341981807
Bài 13
TẾT TÂY NHOÈ BÔNG
Trần Xuân An
triều đình thuở phải dùng dương lịch
trong kỉ nước ta mất, nhớ không? *
nay thế giới đều đành lịch ấy
Tết Tây, pháo độc lập, nhoè bông!
di sản thực dân nhiều nghẹn đắng
đau khi sực nhớ, cũng cười xoà
đành sàng lọc, nhãn ngoại thay hết
đâu chỉ Tết Tây với pháo hoa!
T.X.A.
14:21 – 15:01, 01-01-2018 HB18
………
(*) Kỉ Đồng Khánh (1885-1889), phàm lệ.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1983588388581769
Bài 14
KINH THÁNH VIỆT NAM
Trần Xuân An
sử Việt Nam, thiêng xương thật máu
đã thành Kinh Thánh, để suy tư
thêm thi tuyển, đậm hồn dân tộc (1)
chống ngoại xâm, lòng chẳng tự tù
Kinh Thánh Việt Nam – quốc sử mới
mấy nghìn năm quét sạch quân Tàu
Hiền Lương bắn chéo năm cuồng ngoại (2)
không lệch bút, tâm không nhuộm màu
văn sử kết tinh và động não
sách tươi mật, đổ mồ hôi tim
không là tín hữu, mà người học
Kinh Thánh Việt Nam xoải cánh chim.
T.X.A.
07:45 – 11:47, 03-01-2018 HB18
(1) “Nhã ca” (hay “Diễm ca”) là tên một quyển sách thơ về yêu đương trong bộ Thánh Kinh (Bible) của dân tộc Do Thái. Ở đây là thơ Việt Nam đậm hồn dân tộc.
(2) Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga Xô…
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1984463301827611
Bài 15
YÊU NHAU,
NGUYỆN CẦU, TƯỞNG NIỆM
VỚI CHÂN LÍ
Trần Xuân An
~ Cảm ơn tấm ảnh Đôi bông bí đỏ
của Thu Nguyệt (nhà thơ) ~
trong tách trà này, có em, vầng trăng sáng
và có cả ai, mặt trời hân hoan
dưới giàn bí đỏ này,
bông phơi phới đang thì nhị nữ
kề bên nhau, bông nhị nam nồng nàn
loài người dâng hoa nguyện cầu,
trên triệu đài tưởng niệm
bông – sinh thực khí cỏ cây,
sự sống truyền đời
bông – yoni linga, lưỡng nghi,
nguyên âm trừ cùng nguyên dương cộng
chân lí giản đơn, thắm tươi
trong tách trà này, dưới giàn bí đỏ này
trong loài người, trước bao đài thờ vọng
cái đẹp ẩn chứa chân lí, chân lí của sự sống
ai đó hình như là tôi, bên em,
hai con người hay hai bóng cây?
T.X.A.
07-01-2018
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1986233118317296
Bài 16
Về tệ nạn đạo chích văn hiện nay
CHỮ KHÔNG PHẢI BÁNH
Trần Xuân An
văn chương, khoa học đâu như bánh
trẻ nhón tay, nhai vội, quẹt môi
bản chữ mãi còn, muôn mắt rọi
háo danh, nhưng nhục cả đời thôi!
T.X.A.
07:14 – 08:50, 23-01-2018
.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1993952044212070
Bài 17
Về tệ nạn đạo chích văn hiện nay
SẸO VÔ TÌNH
Trần Xuân An
làng bút có nhiều bài ảnh hưởng
câu thơ ai đọc, lâu rồi quên
hiện ra vô thức trên trang viết
thành sẹo vô tình, lưu hận phiền!
nếu cây lớn trót lầm tầm gửi *
bám chặt thân thành da thịt luôn
đại thụ, sẹo muôn đời đại thụ
cây xoàng, sẹo ấy máu hoài tuôn!
T.X.A.
08:30 – 09:01, 23-01-2018 HB18
…………..
(*) Hạt mầm cây tầm gửi theo gió bám vào cây lớn (đại thụ) hay loại cây bé hơn (như loại tơ hồng trên chè lá nhỏ) rồi phát triển (xem ảnh 2, nguồn: Blogcaycanh. vn), kí sinh lâu dài trên cây lớn, cây bé ấy, như thể một bộ phận của chúng. Sự thể ấy cũng như một câu thơ, ý văn của tác giả A, do tác giả B đọc, rồi quên, và sau đó, một cách vô thức, rơi vào tác phẩm của tác giả B. Tác giả B vô tình bị ảnh hưởng. Nhưng ảnh hưởng nhiều quá, tỉ lệ lớn, thì tác giả B đích thị là đạo chích. Và dù ở dạng nào, cũng bị sẹo – sẹo ảnh hưởng hay sẹo đạo chích.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1993971124210162
Bài 18
HUẾ BA LẦN LẪN MÁU TRỘN XƯƠNG
Trần Xuân An
Huế ba lần máu ướt đầm
vương cây ngập cỏ đỏ bầm sông Hương
xác quân Lê – Trịnh tràn đường
gươm Tây Sơn chém, dao thường dân vung (1)
uất căm, súng Nguyễn vang lừng
Dụ Tân Sở rõ bi hùng máu xương (2)
Mậu Thân, khói quyện vào hương
Bãi Dâu máu thấm mạch tuôn Đá Mài (3)
sông Gianh trào huyết nơi đây
xương Bến Hải cũng Huế này trắng phơi
nội xâm, ngoại xâm, rạch ròi
chỉ còn mộ Việt muôn đời trộn nhau
cải táng lầm, hoá bớt đau
xương Nam cốt Bắc thơm sâu nhang thờ
giỗ chung những vạn cốt khô
nến Âm Hồn nhớ bốn bờ sông chia (4).
T.X.A.
trước 09:50, 25-01-2018 HB18
…………….
(1) 1786. Trích Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam liệt truyện”, bản dịch Viện Sử học, tập 2, Nxb. Thuận Hoá, 1993, tr. 504 – 505.: “… [Nguyễn] Huệ đem quân vào thành [Phú Xuân], giết rất dữ. Quân miền Bắc [của họ Trịnh] ở trong thành vài vạn người đều [bị] giết hết cả. Người nào chạy ra ngoài thành, thì dân [Thuận Hoá] tranh nhau giết chết…”.
(2) 5-7-1885 (23-5-Ất Dậu 1885). “Dụ Cần vương” và “Dụ Nguyễn Văn Tường”, “Dụ hoàng tộc”. Xem hai bản dụ sau tại: Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục chính biên”, bản dịch Viện Sử học, tập 36, sđd., Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 226., tr. 226 – 228. Chính thực dân Pháp đã thảm sát tại Huế sau khi kinh đô Huế bị thất thủ.
(3) Tết Mậu Thân 1968. Xem: Lê Minh, “Huế Xuân 1968”, sách Nhiều tác giả, Thành uỷ Huế tái bản, 2002, tr. 76. Xem thêm: Nguyễn Đắc Xuân, bài “Anh Tư Minh” (1918-1990):
http: //www. gactholoc. com/c19 /t19-452/ anh-tu-minh- 19181990. html
(4) Đàn và Miếu Âm Hồn tại Huế là hai điểm thờ và giỗ tưởng niệm ngày Thất thủ Kinh đô (1885), nhưng nên chăng phối thờ và hiệp kị, tưởng niệm thêm 1786 (thời giới tuyến sông Gianh) và 1968 (thời giới tuyến sông Bến Hải).
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1995059427434665
Bài 19
TRÁI BANH BỊ VỠ
Trần Xuân An
những cành hoa nhan sắc
thành thú sừng dơ, đầy son phấn bụi
bụi thành bùn
khi mồ hôi cầu thủ còn đông tuyết trên vai
không hoan hô
vẫn muôn năm đường cong, cơ bắp
nhưng phải ở đâu
lúc nào, uốn lượn với ai
nhan sắc mặc kiểu chi
ai cũng dục càng thêm khát dục
thể thao lành thành quả bóng
xì hơi một tiếng thở dài!
hoặc giả, vì tự đề cao á quân quá lố
là tự bóc trần, khôi hài
nên có nhiều trò cởi truồng “giải thiêng” giữa phố
và cả trên khoang hàng không, trên mây
sao nhan sắc không vận áo dài quốc phục
choàng những vòng hoa thơm ngát nhân tài
để thêm yêu Việt Nam, lúc này, yêu nhất
thiên thần, máy bay, quả bóng, chàng trai?
T.X.A.
trưa 30-01-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1997623577178250
Bài 20
KHÓC, NHÌN VỀ PHÍA NỘI CHIẾN
Trần Xuân An
người thắng thì đã thắng rồi
tiếc chi nước mắt khóc người đã thua (1)
thắng cũng khóc mình ngày xưa
Chiến tranh Lạnh, bão xoáy lùa, vong thân!
“hai gọng kìm” đã gãy dần
độc lập đi, khóc với dân tộc mình
mai, đào, một nước, trung trinh
thắng là gộp lại, mọi đình làng xuân
chiến tranh bão vặn mưa giằng
không ai thảm sát mai vàng được đâu
nước mắt làm thắng thêm sâu
thắng là ôm trọn, bền lâu mai đào
thảm sát được quy luật sao?
thắng là đào nở ngọt ngào bên mai
nước mắt tự thắng chảy dài
vượt lên mình, ôm trọn hai nửa mình
đào, mai đều khóc tự khinh
thế cờ hai Khối hành hình núi sông
quét ngoại xâm, tự quét lòng
mai, đào mùa mới khóc trong sáng nhìn
thắng rồi, chưa thắng yêu tin
thì đào, mai nở, khắc in vào đời
bắn chéo hai Khối, chia đôi
thắng, thua, cộng tiếng khóc cười, thiên thu
năm ngoại xâm, thôi là thù (2)
nhưng còn biển đảo và vu khoát nào
đừng khóc, cùng sóng thét gào
khóc nỗi mai, khóc niềm đào này thôi
đào, mai, khí hậu đất trời
nước, hai Khối chém, một thời chẻ thân
cuối cùng chiến thắng là dân
thêm Đổi mới, thêm sáng sân mai / đào.
T.X.A.
06-2-2018
…………….
(1) Tập Kiều của Nguyễn Du.
(2) Pháp, Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô…
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2001060310167910
Bài 21
NHẮC TẾT MẬU THÂN,
LIÊN TƯỞNG THÀNH CỔ
Trần Xuân An
Huế Mậu Thân – bản nháp cho Thành Cổ
năm mươi năm, hoa cỏ Tết khoả tràn
mỗi mùa hè, chuông Âm Hồn cùng vọng
La Vang, Trí Bưu, Đại lộ Kinh hoàng (1)
trải một thời đạn bom, suy tư sử
hiểu máu xương là tất yếu chiến tranh
vài chữ hiệp định hoà bình: vạn xác!
sông Hương, sông Hãn hoài trôi, cũng lành
trong chiến công có những điều vu khoát (2)
phù hiệu đỏ vàng, xương trắng cả thôi
dừng thảm sát đời nhau, mai đang nở
Hương, Hãn ngọt lành, nhờ thời gian trôi
mai vô tư, Huế Mậu Thân báo nhắc
Thành Cổ ơi, tiệc Thượng Hải linh đình! (3)
một Tết khởi đầu, một Hạ kết thúc…
máu lặp máu, đau thường dân hi sinh
xưa hơn nữa? Ai tội? Ai vô tội?
mở trong sử, xin đừng hỏi khói nhang
ai vì đất nước? Ai vì ngoại nhập?
Tết vô tư mai, mùa hè chuông lan.
T.X.A.
trước 11:10, 08-02-2018 HB18
(25 tháng chạp, sắp Tết Mậu Tuất HB18)
…………….
(1) Huế Mậu Thân, 1968. Đại lộ Kinh hoàng, Thành Cổ (Quảng Trị), 1972. Xưa hơn: Ở Huế, sau sự kiện Thất thủ kinh đô (1885), có miếu, đàn Âm Hồn; ở Quảng Trị: La Vang, 1798, và Trí Bưu, 1885.
(2) Vu khoát: viển vông, không thực tế.
(3) Trước Hiệp định Paris 1973, đã có “Thông cáo Thượng Hải 1972” giữa Mỹ với Trung Quốc, có thoả thuận giữa Mỹ với Liên Xô.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2002932049980736
Bài 22
HUẾ KHOAN DUNG,
LẮNG TRONG OÁN HẬN
Trần Xuân An
Huế, thành phố mưa
mưa thâu đêm dài tháng
mưa cầm chân, người trầm ngâm, sâu lắng
Huế, kinh sư của chúa và vua
chúa mở cõi, vua nhất thống
người lịch lãm qua nhiều biến động
Huế, thành phố đại học, đình chùa
sách thực nghiệm, chuông nâng hồn thoát tục
khoan dung, trí thức
Huế, thành phố sông, vườn xanh bốn mùa
người lành như hoa trái
khoan thai, thư thái
Huế, thành phố không hận mới, oán xưa
sáu tám Mậu Thân, bảy lăm Ất Mão
sông Hương lắng trong, dù nhiều giông bão
Huế, thành phố thơ ca, hội tụ cày bừa
cách mạng mồ hôi, phất cờ sách vở
ruộng lại ưu tư, bút tra, khoá mở…
T.X.A.
trước 20:50, 09-02-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2003148839959057
Bài 23
TẾT VUI TÌNH CỜ
Trần Xuân An
nàng ước xinh nhỏ nhánh mai
chụm chân, dang tay, mở cánh
đứng nghiêm, chàng làm đòn bánh
gộp nhau thành Tết, để cười!
bạn có tin không, một thời
Tết, chỉ hình dung ra Tết
dăm tuổi rơi đâu không biết
vì không bánh tét cành mai
hoá ra đơn giản vậy thôi
Tết là gì mà tính tuổi?
bánh tét thơm, mai tươi rói
từ điển nàng giống của tôi
định nghĩa đó do đất trời
và do lưu dân mở cõi
bánh tét đường dài không đói
cây mai Đàng Trong – hoa khôi
(phong tục bánh tét cành mai
hướng Nam ngót ngàn năm ấy
muốn ôm chầm rồi quỳ lạy
lịch sử lưu dân là đây!)
bây giờ có cả chậu mai
bánh tét xếp chồng quá ngọn
ta rủ nhau cười thật lớn
cười ví von thuở khổ dài.
T.X.A.
14:20, 12-02-2018
(27 tháng chạp, áp Tết)
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2003985916542016
Bài 24
VUI VUI NHỚ VỀ CỬA HIỂN NHƠN
Trần Xuân An
~~ thân tặng nhà thơ Nguyễn Văn Hùng
(sống và viết tại Vinh) với bài thơ “Tự bạch” của bạn ~~
chó thân thương đã trở nên linh vật
sen Hiển Nhơn, hương lay lòng đá đen
nơi quán cóc, có nhiều đôi mắt ngóng
cung thành trường, tranh, nhạc, dáng ai quen
quán cóc góc đường sinh viên nghệ sĩ
mộng ngang tầm vũ trụ trống đồng xưa
còn nghê đá khi đã nên linh vật
chỉ trung thành, không trung thực, gió lùa!
thi sĩ bạn ta, Tết này, trăn trở
gác cửa triều đình, dự báo trời mưa
trăn trở, khiến vật thường thành linh vật
nữa là nhà thơ, mắt thấu sau xưa
cóc ngồi trống đồng, chó ngồi đỉnh trụ
Hiển Nhơn ơi, nhớ quán cóc, tượng nghê
sinh viên khổ tâm, nhạc, tranh bất hủ
nữa là Nguyễn Du, mặc cảm tái tê (1)
quan tận trung thơ, chết đang tại chức
trung hiếu nào buộc trung hiếu Nguyễn Du
cóc nhạy nỗi đời, chó trung sự thật
lương tâm, lương tri đều được xoá mù
cửa Hiển Nhơn, dấu chân thi hào mất
mỗi bước, nở bèo hai bến sông Gianh (2)
quán cóc mất luôn, chỉ còn nghê đá?
cóc, bèo vào tác phẩm mãi lưu danh.
T.X.A.
trước 15:05, 18-2-2018
(Mùng 3 Tết Mậu Tuất HB18)
………….
(1) Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, tham tụng (tể tướng Phủ chúa Trịnh, tương đương thủ tướng hiện nay). Trong hai năm 1774-1775, ông từng thân chinh cầm quân đánh đuổi chúa Nguyễn và hoàng thân, trong đó có Nguyễn Ánh, chạy khỏi thành Phú Xuân (Huế). Về sau, Nguyễn Du lại làm tham tri (thứ trưởng) triều Nguyễn Ánh (Gia Long).
(2) CHÓ, CÓC, BÈO
TRÊN MỘT BÌNH DIỆN CAO QUÝ
Trần Xuân An
Trong bài “Vui vui nhớ về cửa Hiển Nhơn” *, tôi có sử dụng hình ảnh bèo (lục bình) mà Nguyễn Du đã dùng đến 15 lần (ứng với 15 năm bạc mệnh của nhân vật chính) trong Truyện Kiều để biểu đạt thân phận lưu lạc, hèn mọn. Tôi nghĩ bèo tuy thế, nhưng vẫn tươi xanh và nở hoa đẹp cho đời, đặc biệt là ít khi cô độc, mà thường nối kết với nhau (kết bè, lập thành “giề/dề” với nghĩa tốt). Đồng thời, tôi vận dụng luôn hình ảnh trong sự tích Đức Phật đản sinh, mặc dù ai cũng biết bèo không thể bằng sen, để viết “mỗi bước, nở bèo hai bến sông Gianh” nhằm thể hiện thân phận mà Nguyễn Du tự nghĩ về bản thân ông: thân phận lưu lạc, “mười năm gió bụi”, “thợ săn núi Hồng”, trôi giạt vào giới quan chức triều Nguyễn. Điều quan trọng trong bài thơ, ấy là tôi đã đặt 3 biểu tượng CHÓ, CÓC và BÈO trên một bình diện thân phận hoặc bình diện đặc tính tiêu biểu. Ở khía cạnh thứ ba này, tôi cũng liên hệ đến cóc trên trống đồng, chó thành nghê linh vật trên trụ cổng cao, bèo trong tâm thức Nguyễn Du. Đó là sự tôn vinh. Có đặc tính nào cao cho bằng khả năng cảm ứng với trời, mẫn cảm với nỗi đời; địa vị nào sang trọng cho bằng ngồi trên trống đồng! CÓC đó! Ngồi trên trụ cổng cao, cao hơn cả bàn thờ vua, thành hoàng, nhân thần, nhờ đức tính vừa trung thành vừa trung thực, có ai đáng kính nể hơn! CHÓ (NGHÊ) đó! Không có gì cao quý hơn được làm biểu tượng của đại thi hào dân tộc! BÈO đó!
T.X.A.
26-02-2018 HB18
Bị chú:
Cóc trên trống đồng, biểu tượng sáng chói nhất của văn minh Việt Nam. Thời cổ, trống đồng là biểu tượng quyền uy, đoàn kết. Đến đời Trần, vua quan đều tham dự tế lễ tại đền Đồng Cổ (trống đồng).
Nên phân biệt ba khái niệm: “Thơ con cóc”, “con cóc” (bình thường), “con cóc trống đồng” (linh vật). 1) Thơ con cóc: theo dân gian, bài thơ viết về con cóc, trong truyện tếu, thuộc loại thơ dở. 2) Con cóc bình thường, cũng theo dân gian, là “Cậu ông Trời”, vì có khả năng báo trước trời chuyển mưa, tâu trình với Trời về tình hình khô hạn để Trời cho mưa xuống. 3) Con cóc linh vật trên trống đồng là thiêng hoá khả năng dự báo mưa, cảm ứng với Trời, đồng thời thể hiện nguyên lí âm dương, phồn thực…
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2007325576208050
Bài 25
THƠ HẬU CHIẾN CỦA NGUYỄN DU
Trần Xuân An
không ngợi ca bên nào, sầu luỹ tuyến
lá vàng bay hay kim tiền huân chương?
lặng xót cốt tàn vùi hoang vu cỏ (1)
ông làm quan, vì sông Gianh – vết thương
nếu Miền Nam này, tỉnh huyện đều thế
làm tân triều, giúp dân cũ, như ông
sau chéo ngoại xâm, vơi đau nội chiến…
Bắc đừng xâm thực! … Hàn Quốc ngại không? (1)
tứ thơ Tết bỗng vượt mười thế hệ
bay lên vĩ tuyến ba tám xa xôi
Nguyễn Du viết thật, nay không dám thật
Bến Hải đau bao thuở, mấy chân trời?
Tết Mậu Thân, tự hào khơi oán hận
kỉ niệm nghiêng Bắc là giết Nam thêm
thảm sát lí lịch vạn lần hơn thế
triệu Nam Nguyễn Du, Bến Hải êm đềm
Tết Mậu Thân, trong nội chiến, chống Mỹ
cũng chiến tranh ý hệ, chống Xô – Trung
Vàng, Đỏ tự hào lẫn buồn cốt nhục
nếu lệch một bên, oán hận nổ bùng
đau xót, tìm Nguyễn Du, tôi đọc lại
ước triệu người Nam: Nguyễn Du tân triều
nội chiến buồn. Chống ngoại xâm hai Khối
Đỏ cũ, Vàng xưa đều Trương Hán Siêu (2)
mạng là ảo, tự hào, oán hận ảo?
Tết Mậu Thân, kỉ niệm, mạng thật không?
thơ Nguyễn Du xa hơn hai thế kỉ
nỗi niềm Gianh, mong Bến Hải dịu lòng.
T.X.A.
06:11-07:40, 21-02-2018
(mùng 6 Tết Mậu Tuất HB18)
…………..
(1) Xem bài “Độ Linh giang” của Nguyễn Du:
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2008372956103312
(2) Trương Hán Siêu với “Bạch Đằng giang phú”.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2008554089418532
Bài 26
VĨ THANH TẾT
Trần Xuân An
vừa chống chéo ngoại xâm hai Khối
vừa rơi vào nội chiến hai miền
vừa bi hùng lại vừa bi thảm
Tết Mậu Thân, kỉ niệm sao nghiêng?
T.X.A.
Mùng 7 Tết Mậu Tuất HB18
(22-02-2018)
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2009485569325384
Bài 27
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ KHU GIỚI TUYẾN
Trần Xuân An
“luỹ cũ ba quân bay lá úa
xương tàn trăm trận vùi lau xanh” *
hàng rào điện tử, bom dày hố
thơ Nguyễn nhắc hoài thuở ngợp tranh
thơ buồn Nhật Lệ ngâm Ba Dốc *
dựng giáo Xiêm thì dựng mác Thanh
hai Khối cũng đều phơi nhãn súng
qua sông Bến Hải hay sông Gianh?
từ nội chiến, cầu xin giặc ngoại
khác xua giặc, dựa giặc tranh giành
luỹ tre, rào điện, thơ đều thấu
đều nội chiến buồn, nội chiến hành!
thơ phía hàng căm như độc dược
thơ hăng máu thắng hẳn nghe tanh
ngoại xâm thuở đóng trong đầu óc
hậu chiến buồn cho vết hận lành
hoà giải phải vin thơ Nguyễn cổ
chất người, nay Bắc, Nam, hiềm ganh?
cũng rào luỹ thủ, sông chia cắt
“hai gọng kìm” đều gãy, tan tành
xung lực Tây Sơn tan đối cực
thế thời vẫn thấm Quang Trung nhanh
Nguyễn Du đứng giữa nâng bèo giạt
Nguyễn Ánh khoan dung thơ chí thành
thời chúng ta, ai cấm nổi mạng!
thế gian, bay khắp, vẫn cam đành
thua tiền nhân đến hai mươi kỉ
thẳng bút công bằng sao quẩn quanh!
T.X.A.
trưa Mùng 8 Tết Mậu Tuất HB18
(23-02-2018)
(*) “Qua sông Gianh” (Nguyễn Du, 1765-1820), ngoài việc đề cập đến sông Gianh, còn đề cập đến Luỹ Thầy ở lưu vực sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Ba Dốc (Quảng Trị) là nơi hàng rào điện tử McNamara giăng ngang qua.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2008554089418532
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2012104202396854
Bài 28
VĂN HỌC SỬ,
BIỂN TÊN ĐƯỜNG
Trần Xuân An
khi không gặp lại Nguyễn Du
nhớ đường, biển dựng bia ngu trung nào:
Lý Trần Quán tự chôn sao! *
thà như Phạm Thái thét gào thầm khuya
Nguyễn Công Trứ ruột như bìa
bút vung, lấn biển, gươm lia thói đời
tru di Cao Bá Quát rồi
may con cháu sót ngâm lời “nguỵ thư”
kính chào Nguyễn Khuyến giả mù
khóc Dương Khuê, tự cười bù Tú Xương
khi không đi mấy con đường
sau Quang Trung, sau ngôi trường đổi tên
hai Đàng nhất thống, sáng lên
Nguyễn Du ở giữa mấy bên, bằng tài?
hay bằng tâm? hay vì ai?
sáng nào lướt phố, phố dài trăm năm
.
mắt nhìn toàn cảnh thăng trầm
biển nghìn đường mới, thiếu, lầm, bỏ ai?
có ai thờ giặc nước ngoài
trong thời này, đường tương lai, tên ngời?
và tôi cũng tự mỉm cười
ngẫm văn học sử, nên người, phải không?
sông Gianh, chia nước một sông
văn chương mấy nẻo khác lòng còn kia
một thời Bến Hải chẻ lìa
văn chương mấy ngả còn kia khác lòng
ai thờ giặc nước ngoài không?
xe ra khỏi phố, bao vòng sóng lan
lòng và sông đã mênh mang
Tôn Thọ Tường nguỵ biện càng xoáy nhơ
ngân lan chuông vọng chùa thờ
về Cần Giuộc, nhớ Cụ Đồ Chiểu xưa.
T.X.A.
06:21-10:30, 27-02-2018 HB18
…………
(*) Từ xưa đến nay, sách báo đã nhận định Lý Trần Quán là ngu trung, nhưng cũng có một ít người cùng thời với ông cho rằng ông là người có lòng trung tuyệt đối. Tại Sài Gòn, trước 1975 vẫn có đường mang tên Lý Trần Quán; và sau 1975, không rõ năm nào, tên đường thành Thạch Thị Thanh. Từ khoá Google: “ngu trung”, “Lý Trần Quán”.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2012170125723595
Bài 29
SAU HAI NGÀY
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG QUA ĐỜI
Trần Xuân An
không biết cây đàn ngân trong im lặng
trước căn nhà ấy, tôi vạn lần đi ngang
mấy mươi năm nhạc nhiều nơi, chỉ còn trên mạng
ông mất đi, hiểu ra ông chỉ là cây đàn vàng
cảm thông sách lược cheo leo bên vực nhơ phản quốc
thiếu thời vào lính Pháp, hướng ra vua
rồi đồng minh với Mỹ và hơn nửa nhân loại
chống Xô, Trung nửa đời, nửa đời níu Đất nước ngàn xưa
đất nước và thế giới này một thời đã vậy
đâu riêng gì cây đàn kia, khẩu súng ngày xưa
đỏ chiến thắng rồi hội tụ vàng, chung đau biển đảo
phút ông mất, hẳn mừng nước non hoà thuận nắng mưa
và tôi nhớ hoài Hà Thanh truyền cảm hát
chưa có giọng ca nào lay động, ngấm sâu hơn
ông tiếc nuối chăng, bốn mươi năm lơi tay nhạc
chỉ hát mươi bài, Hà Thanh còn nặng ơn
rồi mọi người sẽ quen đi, như quen mai vàng, đào đỏ
sông Bến Hải rồi như sông Gianh thôi
ai thờ giặc ngoại xâm, lịch sử chép
khi ông mất, thoáng cười trên môi?
T.X.A.
07:13-09:20, 28-02-2018
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2012662425674365
Bài 30
THẲNG MÃI
Trần Xuân An
thời tấm bé
suy tư theo đường thẳng
thuở trưởng thành
thấy mọi con đường đều gấp gãy, cong queo
đường lịch sử rẽ ngã ba, chui hầm tối
càng khuất khúc, cheo leo
hai bên đều bảo không còn đường nào khác
con đường nào cũng dựa giặc
vì giáo gươm lạc hậu, khoai lúa khốn nghèo
người cuối cùng thắng hiểu người cuối cùng bại
độc lập bây giờ tự mình, sao còn lo ngại
sao còn giặc ngự não teo!
lịch sử gấp gãy, vòng vèo
chỉ ý chí độc lập chúng ta thẳng mãi
bốn nghìn năm
đánh giặc xâm lăng không dựa dẫm nước ngoài
chỉ cuộc chiến hai Khối cuồng ngoại
khiến Đất nước giằng xé hoài
bốn nghìn năm suy tư theo đường thẳng
ba mươi năm, ngoắt ngoéo
luồn lách hai đường bắn nhau, đánh chéo
(hai bên chống hai phía ngoại xâm)
hoá dài
lạ mặt nhau, lầm lẫn
bất ngờ, đến đích độc lập, vẫn loay hoay
bao người đau xót, đắng cay
bốn nghìn năm
đánh đuổi ngoại xâm không dựa dẫm ngoại cường
dân tộc chúng ta suy tư theo đường thẳng mực
kẻ nào mặc quân phục Pháp là giặc Pháp
ai treo cờ Xô-viết là giặc Liên Xô
kẻ nào đeo gươm Nhật là giặc Nhật
ai tôn thờ Mao là tay sai của giặc Trung Quốc tay sai
kẻ nào cầm súng Mỹ là giặc Mỹ
rõ ràng, rạch ròi xưa nay
đường thẳng tư duy vạch rõ
nhưng con đường Chiến tranh Lạnh đối đầu ý hệ
trượt ngoài nếp gấp tư duy bốn nghìn năm
đến chung cục, đậy nắp quan tài mới hiểu
(ngoại trừ thập giá chực sẵn, đặt trên xác lặng câm)
Đất nước khổ đau, giẫy giụa, bi tráng, khóc thầm
chia phe, đánh chéo hai Khối ngoại xâm
bốn nghìn năm suy tư theo đường thẳng
ba mươi năm, đường lịch sử khuất khúc, cong queo
bao dấu hỏi còn treo
trong bóng mờ hiểu lầm
người thắng cứ giữ thắng
nhưng ngọn cờ độc lập thật, không mượn vay
chiêu hồn nước, cờ mới, tung bay
không chỉ cho chúng ta
cho nghìn sau, rạng rỡ
không còn di căn nô lệ nước non này.
T.X.A.
sáng 03-03-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2014381428835798
Bài 31
ĐỀU DÍNH VẾT NHƠ
THỜI THUỘC ĐỊA
Trần Xuân An
thời khởi nghĩa bị dìm trong máu
những chàng trai tìm học ở thực dân
học làm bồi, thơ tình, khố xanh, lính thợ
rồi bước ngoặt lịch sử, nếu không, chí tàn!
ở Đông Quan, mười năm, Nguyễn Trãi
Người làm chi? Học giặc? Đợi thời cơ?
thời thuộc Pháp, hẳn cũng nhiều Nguyễn Trãi
đành nhẫn nhục để giành lại cơ đồ
đều học giặc Pháp, rồi kẻ vàng, người đỏ
người theo Nga, kẻ về Việt, khôn nguôi
quãng rất dài trước Cách mạng Tháng Tám
nhật thực đời, sấm sét Đỏ xé trời
tướng tá vàng xuất thân từ lính Pháp
cùng Mỹ, giúp vua: Quân đội Quốc gia
ai yêu nước thương dân, ai xa hoa, nhũng nhiễu
lính ước chính danh quân chủ cộng hoà
đỏ hay vàng đều mang vết nhơ thuộc địa
thuộc địa là vũng bùn, tranh ngói đều bùn
rồi có người thành núi, bi hùng toả lửa
có kẻ mãi hoá giun! Đừng xéo lắm phận giun
một đường khổ nhục mưa bùn, chia hai hướng
đương đầu hai Khối. Bỗng đường hội tụ một đường
rồi hai phía già, chết theo thời hậu chiến
trẻ nhận ra, cùng chung một sức sống cội nguồn.
T.X.A.
trước 17:30, 04-03-2018
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2015061572101117
Bài 32
TỪ NAY,
TÔI TÍNH TUỔI TÔI CÁCH KHÁC
Trần Xuân An
như mai, hoa còn nở
dù đã qua nguyên tiêu
vâng, đang mười tám tuổi
đến ba mươi còn yêu
(từ một đến mười lăm
kính đất trời, cha mẹ
học yêu ba tuổi kế
tương tư em lặng thầm)
tôi tính tuổi bằng ngày
một năm mười hai kiếp
trăm năm, xanh tha thiết
tóc tôi, ngàn kiếp xanh
đừng hỏi tôi cuộc chiến
hơn năm trăm kiếp rồi
(bốn ba năm thiên hạ)
với tôi, xin xa xôi
vâng, đang mười tám tuổi
ba mươi tuổi, tái sinh
tính tuổi khác mọi lịch
để yêu, quên chiến chinh!
bốn năm chữ thập đỏ
dịu vết thương Hiền Lương
nay cách tính tuổi khác
yêu cho quên máu xương
đừng khinh tôi, đời hỡi
nay như Tiền chiến thôi *
yêu đương như thuốc lú
một yêu, nghìn luân hồi.
T.X.A.
trước 21:02, 05-03-2018 HB18
(18 tháng Giêng, Mậu Tuất HB18)
(*) Văn chương Tiền chiến: 1930-1945.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2015715835369024
Bài 33
TẶNG NHÀ NHIẾP ẢNH TÊN LÀ BIỂN CẢ
Trần Xuân An
tặng anh Trần Bá Đại Dương (Biển Cả)
cha mạ sinh ra em thuở mới lọt lòng
thiên nhiên sinh ra em từ bộng đá rừng chùa Huế
anh chàng ấy – biển cả – trước mặt em đó hỉ
nhưng không phải biển cả đâu mà bát ngát tâm hồn.
T.X.A.
chiều 09-3-2018
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2017879371819337
Bài 34
KÍNH TẶNG ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH LÊ VĂN DUY
Trần Xuân An
người đàn ông có đôi môi mãi mười tám tuổi
bảy mươi, trời cho vẫn đỏ như son
nhưng chỉ có một nàng thơ biết rõ
anh bao giờ cũng thắm nụ hôn.
T.X.A.
chiều 13-03-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2020520644888543
Bài 35
HOÀNG SA, GẠC MA VÀ NHÀ ĐẤT
Trần Xuân An
Trung Quốc vẫn chiến tranh biển người
chiếm Biển Đông, trong bờ mua đất
Việt Nam biểu tình, sưu tầm, điêu khắc
làm đủ điều, nhưng giặc vẫn tràn lan!
phố phường bàn tán có lẽ kẻ gian
cho chúng mua đất liền, xây thêm đảo
Trung Quốc tràn ngập rồi, không phải ảo
chiến tranh biển người này, liệu còn Việt Nam?
gió từ mạng thổi vào chiều hoang mang?
ở đâu “kẻ lạ” không thể mua bằng tiền bạc?
chẳng lẽ sai mắt nhìn, báo loé sai sự thật?
giấu bưng, khi biết mất Gạc Ma, muộn rồi!
nội chiến thời chống chéo hai Phe, nước chia đôi
đảo mất, và đảo mất thêm, khi Phe Đỏ rã
Trung Quốc xây tàu sân bay, lại mua rừng, phố xá
hòng tràn ngập biển người! Nước ta không thể muộn hơn!
trước tiên và sau cùng là gìn giữ nước non
yêu nước thương dân là nhìn thẳng vào sự thật
ta giành lại từng li biển đảo, từng phân rừng đất
chiến tranh biển người quật ngược, đế chế mới tan hoang!
T.X.A.
tối 13-3-2018
tưởng nhớ 14-3-1988
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2020310431576231
Bài 36
CHỮ VÀ NƯỚC MẮT THÀNH ĐẠN TỬ HÌNH
Trần Xuân An
trong những hàng cây xanh đẹp tươi
cũng có cây làm nên tội ác
do gió giông, do không chống nổi loài sâu
cành đè, người xe tan xác
nhưng con người có bộ óc, trái tim, văn hoá nghìn năm
lại thảm sát, xưa sau còn rợn lạnh
William Calley, báo chí Mỹ với đạn chữ vạn lần
tử hình y, nhiều hơn số đạn y đã bắn
William Calley và dăm gã lính Hàn
sa vào chiến tranh nhân dân, ác cá biệt bùng lên man rợ
nước mắt bao người Hàn, người Mỹ ăn năn thay
cũng là đạn tử hình đám tội nhân kia, muôn thuở
nhân loại vẫn yêu dân chủ, vì không thể không công khai
án bởi cây xanh, cũng điều tra người, quy trách
xin tôn vinh thành liệt sĩ bao nạn nhân như Mỹ Lai
bị buộc phải rơi vào trận, khi quê nhà thành trận mạc
những mái tranh xác xơ, những manh áo mặn mùi bùn đất
thành hầm mật, công sự du kích, Giải phóng quân
trẻ thơ, goá phụ, cụ già, giữa hai làn đạn
những William Calley độc ác cũng phải đầu hàng.
T.X.A.
14:32 – 17:15, 17-03-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2022788934661714
Bài 37
CÂU HỎI KHÔNG CÓ TRONG SỬ HỌC?
Trần Xuân An
chiến tranh, dấu hỏi móc néo vào kí ức
có chiến tranh nào không đổ máu cụ già, trẻ thơ?
trận địa chiến thời cổ đại, quân hai phía
không trà trộn vào làng thôn, phố thị bao giờ?
quân lẫn vào dân, dân thành lá chắn sống
khai báo, bên này xử; lặng im, bên kia bắt lao tù
chiến tranh là tàn bạo
chỉ ngọn cờ nào chính nghĩa thôi ư?
pháo kích, thảm sát
ném bom, mìn nổ xe đò
đều dân chết!
cũng là quy luật gươm giáo cổ sơ?
chiến tranh, có toà án binh xử tội nhân thảm sát
có lễ đài tôn vinh cao cả anh hùng
vẫn thê thảm những phố làng thành chiến địa
bao cái chết thường dân rơi vào im lặng mịt mùng.
T.X.A.
14:12 – 15:15, 18-03-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2023300067943934
Bài 38
KHÔNG BIẾT LẦN MẤY
NGHĨ VỀ CHỮ QUỐC NGỮ ABC
Trần Xuân An
thuở đứng trước bảng đen phấn trắng
nói với học trò về chữ quốc ngữ ABC
nhắc đến các cố đạo Bồ và De Rhodes
liên tưởng Yersin với Đà Lạt! Họ vì ai, xưa kia?
sử ghi tên họ, đâu hẳn ân, nhưng nặng oán
chữ quốc ngữ ABC là những khẩu súng tây
Pháp bắn vào dân tộc ta! Thôi xưa rồi, quên thù hận
chỉ nhớ ơn những Cao Thắng rèn chữ quốc ngữ này.
T.X.A.
06:14 – 08:10, 19-03-2018 HB18
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2023718917902049
Bài 39
VỚI TÔI, LỤC BÁT
Trần Xuân An
khi nỗi xen niềm, ngổn ngang
điệu ru lục bát dịu dàng ru tôi
hiểu hồn đất nước mình rồi
nghìn câu cũng trọn như đôi câu tròn
nghe lòng lắng lại, trong hơn
sôi sục nóng, đông đá giòn, đã thôi
tôi sơ sinh hé đôi môi
bú dòng lục bát bầu trời ấm nghiêng
lục bát như râu tóc tiên
hồn tôi như bụt không phiền luỵ chi
nỗi chen niềm, xáo động gì
tôi làm lục bát lắng đi lòng mình.
T.X.A.
13:43 – 15:20, 19-03-2018 HB18
https: //www. facebook .com/tranxuanan.writer/posts/2023839964556611
Bài 40
ĐỀN HÙNG Ở VƯỜN NON NƯỚC – TP.HCM. *
(nhớ buổi sáng tiễn ba tôi, 1982)
Trần Xuân An
dâng hương, trước chuyến đi xa
người rời Tổ quốc bay qua biển buồn
đất này thành đất cội nguồn
vẫn Vua Hùng ngự miếu đường Hùng vương
xoá thời Pháp dựng súng cuồng
Sài Gòn thu gọn một vườn nước non
bảo tàng lịch sử vàng son
bốn ngàn năm đó, cháu con trước Ngài
dâng hương, nước mắt chảy dài
như lưu đày tận nước ngoài xa xăm
người rời Tổ quốc, khóc thầm
chuyến bay, chim Lạc hướng tâm bay vòng!
người đi, quyến luyến núi sông
nơi đoàn tụ lại là không nước mình!
bình yên, từ độ hoà bình
bay rời nước, lòng trùng trình, ngấm đau
ba cây nhang thắp trên đầu
một Quốc Tổ, một xưa sau, một người
tôi thầm vái sống cha tôi
xin Vua Hùng, xin giống nòi, chung nhang
vườn nước non, sâu bảo tàng
thiêng Đền Hùng, mặn nắng vàng sáng kia
ba mươi sáu năm xa lìa…
chưa về thăm kịp, mộ bia dựng rồi
sẽ thành đất của nước tôi
đời tôi, cha dặn, trọn đời Việt Nam
vườn non nước bốn ngàn năm
trao khai sinh gốc, khóc thầm cha đi
cha đi, không lao cải gì
một mai trắng nở, vô vi tận hồn
cha mừng đời mới cho con
Đền Hùng, vẫn giữa Sài Gòn, nghiêm tên *.
T.X.A.
06:23 – 09:47, 19-03-2018 HB18
………..
(*) Thảo cầm viên ở TP.HCM., hiện nay vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc, tên gọi “Bảo tàng Lịch sử Việt Nam” và “Đền thờ Vua Hùng”, rất trang nghiêm. Thảo cầm viên có nghĩa là vườn cây cỏ chim muông, còn được hiểu là vườn thiên nhiên non nước.
https: //www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2024221404518467
DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TRẦN XUÂN AN
I. Thơ
1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.
10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.
12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.
13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.
14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.
16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.
17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018
II. Tiểu thuyết, truyện kí:
20. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.
21. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
22. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
23. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
24. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
25. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
26. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
27. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.
28. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016
III. Nghiên cứu, khảo luận:
29. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.
30. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
31. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp…(Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
32. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
33. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
34. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
35. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.
IV. Phê bình & bình luận:
36. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.
37. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
38. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.
39. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.
40. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.
41. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.
.
MỤC LỤC
Bài 1 ~ NÉT TOÀN DÂN NGÀY TẾT
Bài 2 ~ TẾT THIÊN NHIÊN
Bài 3 ~ NGÀY TRỞ LẠNH, SÀI GÒN NHẮC TẾT
Bài 4 ~ THÁNG RỘ BÔNG
Bài 5 ~ CHẠP MẢ, HỚT TÓC, ĐÓN TUỔI MỚI
Bài 6 ~ LÁ BÚT KHẮC, ĐOÁ MAI NGỌC
Bài 7 ~ VẤN QUYỆN VÀO NHAU
Bài 8 ~ NHỚ THÀNH PHỐ TRÊN TRỜI CAO
Bài 9 ~ GIÁNG SINH, TRONG TÂM NGƯỜI CÁI NHÌN MỚI
Bài 10 ~ CHÚA GIÊ-SU, NGƯỜI YÊU NƯỚC
Bài 11 ~ LỊCH NĂM MỚI
Bài 12 ~ HẠNH PHÚC CUỐI TUẦN
Bài 13 ~ TẾT TÂY NHOÈ BÔNG
Bài 14 ~ KINH THÁNH VIỆT NAM
Bài 15 ~ YÊU NHAU, NGUYỆN CẦU,
TƯỞNG NIỆM VỚI CHÂN LÍ
Bài 16 ~ CHỮ KHÔNG PHẢI BÁNH
Bài 17 ~ SẸO VÔ TÌNH
Bài 18 ~ HUẾ BA LẦN LẪN MÁU TRỘN XƯƠNG
Bài 19 ~ TRÁI BANH BỊ VỠ
Bài 20 ~ KHÓC, NHÌN VỀ PHÍA NỘI CHIẾN
Bài 21 ~ NHẮC TẾT MẬU THÂN, LIÊN TƯỞNG THÀNH CỔ
Bài 22 ~ HUẾ KHOAN DUNG, LẮNG TRONG OÁN HẬN
Bài 23 ~ TẾT VUI TÌNH CỜ
Bài 24 ~ VUI VUI NHỚ VỀ CỬA HIỂN NHƠN
Bài 25 ~ THƠ HẬU CHIẾN CỦA NGUYỄN DU
Bài 26 ~ VĨ THANH TẾT
Bài 27 ~ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ KHU GIỚI TUYẾN
Bài 28 ~ VĂN HỌC SỬ, BIỂN TÊN ĐƯỜNG
Bài 29 ~ SAU HAI NGÀY NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
QUA ĐỜI
Bài 30 ~ THẲNG MÃI
Bài 31 ~ ĐỀU DÍNH VẾT NHƠ THỜI THUỘC ĐỊA
Bài 32 ~ TỪ NAY, TÔI TÍNH TUỔI TÔI CÁCH KHÁC
Bài 33 ~ TẶNG NHÀ NHIẾP ẢNH TÊN LÀ BIỂN CẢ
Bài 34 ~ KÍNH TẶNG ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH LÊ VĂN DUY
Bài 35 ~ HOÀNG SA, GẠC MA VÀ NHÀ ĐẤT
Bài 36 ~ CHỮ VÀ NƯỚC MẮT THÀNH ĐẠN TỬ HÌNH
Bài 37 ~ CÂU HỎI KHÔNG CÓ TRONG SỬ HỌC?
Bài 38 ~ KHÔNG BIẾT LẦN MẤY NGHĨ
VỀ CHỮ QUỐC NGỮ ABC
Bài 39 ~ VỚI TÔI, LỤC BÁT
Bài 40 ~ ĐỀN HÙNG Ở VƯỜN NON NƯỚC – TP.HCM.,
NHỚ BUỔI SÁNG TIỄN BA TÔI, 1982
~~~ Danh mục tác phẩm của tác giả Trần Xuân An
.
TRÂN TRỌNG MỜI XEM
Bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:
1) Tuổi học trò của tôi
(hồi kí – tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự thuật về bản thân
qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan
2) Ngôi trường tháng giêng
(tiểu thuyết – hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003
Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân
qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,
Lộc Biếc
3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”
(truyện – hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình
4) Giữa thuở chuyển mùa
(truyện – hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên
TRÂN TRỌNG MỜI XEM
Sáu đầu sách có chuyên đề hoà giải dân tộc:
1) Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
2) Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng toàn cầu của tác giả, 2016.
3) Sáng đều hai nửa gương mặt, truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), công bố tại Facebook & các điểm mạng toàn cầu của tác giả, 2016.
4) Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng toàn cầu của tác giả, 2016.
5) Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng toàn cầu của tác giả, 2017.
6) Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng toàn cầu của tác giả, 3-2018.
Đặc biệt,
đây là 6 đầu sách,
tác giả đứng trên lập trường
thuần tuý dân tộc Việt Nam
để suy tư và viết
(và vui lòng xem thêm lời ngỏ ngắn đầu tập thơ này).
.
NHÀ XUẤT BẢN
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng biên tập
Chịu trách nhiệm nội dung:
Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập
Biên tập & sửa bản in:
Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:
Bìa 1: Tranh bìa của tác giả:
Cầu Hiền Lương & Chữ thập đỏ, Trăng liềm đỏ, Pha lê đỏ
Đơn vị liên kết: Tác giả.
Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.
Số ĐKKH:
Quyết định xuất bản số:
ngày tháng năm
In 500 cuốn, tại XN. In
In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .
Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:
.
Bìa 4:
ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ
(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 2-2018)
.
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Trần Xuân An
Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.
Nguyên quán: Quảng Trị (Gio Linh và Triệu Phong)
Dân tộc: Kinh (Việt Nam)
Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).
Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.
Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình…
Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..
Là tác giả của 40 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.
Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.
Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.
.
Phần gấp bìa 4:
.
GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:
Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:
1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).
2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).
3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).
4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).
5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).
6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên,1998).
7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).
8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)
9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…
Địa chỉ tác giả:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam
(028) 38453955 & 0908 803 908
tranxuanan.writer@gmail.com
Điểm mạng toàn cầu cá nhân:
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.tranxuanan-poet.net
http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn
https://txawriter.wordpress.com
http://youtube.com/user/AnTranXuan
https://facebook.com/tranxuanan.writer
.
& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản
.
Tác giả tự tập hợp lại thành tập thơ
và công bố, phát hành trên Facebook,
các điểm mạng toàn cầu cá nhân:
09-03-2018 (HB18)
& bổ sung 8 bài thơ, 20-03-2018 HB18
.
TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN
TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG
.
ĐÃ CÔNG BỐ LẦN LƯỢT THEO NGÀY VIẾT TỪNG BÀI
VÀ CẢ TẬP TẠI FACEBOOK,
MỘT SỐ BÀI TRÊN TRANG THÔNG TIN HỘI NHÀ VĂN TP.HCM.,
CÁC BÁO, TẠP CHÍ, TẬP SAN IN GIẤY…
.
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2018339685106639
.
Trả lời