Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười Hai, 2022

TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?

Posted by Trần Xuân An trên 31.12.2022

hidden hit counter

.
TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
Trần Xuân An

.

.
phía quan phương chỉ một chiều
nửa phần sự thật cũng điêu mất rồi
tự tôn Miền Bắc lỗi thời
tuyên truyền còn đắng lòng người Miền Nam

nội chiến hai Khối ngoại xâm
thời “Cởi trói”, đỡ giam cầm lòng dân
giả ngu phù phiếm sử văn
thắng oan và bại oan dằng dặc oan

quan phương – sự thật, chưa gần
đọc thời chuyên chế dân cần thẳng ngay
thưa rằng tôi chẳng thơ ngây
nhưng viết rồi hoá mây bay cũng buồn

mạo nhân dân vẫn quan phương
Khối kia ghét nửa Hiền Lương Khối này
thuỷ phần Bến Hải vạch đây
hai bờ, đứng giữa giãi bày hai bên

bao giờ lòng được bình yên
toàn tập tôi giấy y nguyên mọi dòng
hội nhà văn quan phương không?
chối nhân-dân-thật, sợ còng, buồn ơi!

nước mình cờ Đỏ lâu rồi
tôi công dân Đỏ giữa đời, nào ngông
tách màu, dân bớt rầu lòng
huyết tương: vàng, huyết bào: trong, tím, hồng *

máu và cờ ngỡ tương đồng
quan phương xô viết đỏ trông vào cờ
máu người đỏ tự cổ sơ
tách màu trong máu văn thơ nhiều màu

đời đa trường phái, lạ đâu!
đỏ tôi đỏ máu đỏ sâu tính người *
Miền Nam vui, tôi vui rồi:
Chiến tranh Lạnh nội chiến phơi trải lòng

xưa uỷ mị là bị còng
viết sự thật, mục xiềng gông trại rừng
nay không giam nhốt bít bùng
quan phương “Cởi trói”, hơi mừng núi sông

bút nhà văn thân dân không?
nhãn nhân dân nhưng bộ lòng quan phương
hiệu quan phương, tim dân thường *
hành vi cộng với văn chương, rõ người.

T.X.A.
05:37-08:09, 31-12-2022
………………

(*) ~ Trong máu người, có huyết tương màu vàng, và huyết bào gồm ba loại: hồng cầu màu đỏ, bạch cầu màu trắng trong suốt, tiểu cầu màu tím sẫm. ~ Tính người (tính nhân loại) là một thuật ngữ lí luận văn học. Hiện nay văn chương nước ta tính người chiếm ưu thế, so với tính giai cấp, tính đảng vô sản, kể cả văn chương của các nhà văn đảng viên. ~ Các hội nhà văn (một hội trung ương và mấy hội địa phương) ở nước ta không có định ngữ “nhân dân” hay “nhà nước” (quan phương). Đây chỉ là một cách nói đùa cho vui.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
.
Xem thêm: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
Trần Xuân An
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/

TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN, KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH, NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?


.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN, KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH, NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?

Posted by Trần Xuân An trên 28.12.2022

hidden hit counter

.

Bài thơ này mặc dù ở thể loại thơ nhưng vẫn khái quát được sự thật lịch sử Nội chiến trong Chiến tranh Lạnh ở nước ta (1945-1975, nhất là 1954-1975). Đây là cốt lõi của sự hoà giải dân tộc thời hậu chiến. Văn học và sử học có giá trị hay không cũng là ở đó.

.

.

.
TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
Trần Xuân An

Mỹ khuynh loát Miền Nam, chính danh mất
khi Thập giá đoạt cờ triều Nguyễn Vàng
đành Cách mạng Ba số Một. Họ nghĩ *
phải tự vệ, Sao Lenin xâm lăng

Chiến tranh Lạnh, khổ đau nhất: Nội chiến
Miền Nam chặn cờ Liên Xô tấn công
(Miền Bắc đội Sao Lenin, vượt tuyến!)
khổ đau ấy, sử sách ghi nhận không?

bắt tay Xô, Mỹ chuyển hoá Trung Quốc
Mỹ tự thị, khiến phản ứng Miền Nam
cờ Vàng đổ, Miền Bắc vào thống trị
than “mất nước”, Sao Lenin ngoại xâm

Miền Bắc nghĩ, đánh Pháp, can thiệp Mỹ
Sao Lenin giải phóng cả loài người
vô tổ quốc, tổ quốc là Trái Đất!
vô gia tộc, vô thần. Giai cấp thôi!

các dân tộc bị áp bức, đoàn kết!
là phương tiện cho vô sản toàn cầu
nhưng Liên Xô vẫn Nga và Nga hoá
đế quốc Đỏ khống chế cả Đông Âu

ở Miền Bắc chỉ đánh máy bay Mỹ
(dăm ba toán biệt kích Nam, đáng chi!) *
cả Miền Nam thành chiến trường nội chiến
tự vệ. Tan hàng, vượt biển, ra đi

lính ruột rà Bắc vào, Nam tự vệ
buộc nồi da xáo thịt, đau xé lòng
nỗi khổ lớn, cả trong thời hậu chiến
vô sản hoá, sử sách bù đắp không?

hoà giải và hoà hợp là thế đó
trải nỗi lòng, sự thật đừng tô hồng
thôi ra vẻ đức khoan dung độ lượng
“Cởi trói” rồi, bút nhà văn đừng cong

thơ hoà giải, tám năm gần đây nhất
tôi vô tư sông Bến Hải đôi bờ
ơn Bác Hồ chiến công Điện Biên Phủ
nhưng quốc kì thật hồn nước, bao giờ?

(Điện Biên Phủ, ơn muôn đời thắng Pháp
Sao Lenin thành cờ Tổ quốc. Đau!
Bắc nghèo khốn, đánh vào Nam, nội chiến
ơn Điện Biên, lệ thuộc Đỏ bạc đầu)

thơ hoà giải, thấm nỗi đau Tổ quốc
hơn trăm năm, hai hướng hai sóng thần
đánh giặc Pháp, rơi vào Chiến tranh Lạnh
ngả hai Khối, hai Miền đều vong thân

tôi có xứng nhà văn, nhà viết sách?
được sinh ra, lớn lên ở Miền Nam
mười chín tuổi thời nội chiến, thấy rõ
hậu chiến, càng rõ hai Khối ngoại xâm

tôi có xứng là nhà thơ chân thật?
hai nỗi đau hai Miền, tôi cưu mang
nguyền rủa nhau, hai bờ, tôi thấu hiểu
công dân Đỏ khi nước Đỏ, thương Vàng.

T.X.A.
06:23-08:45, 28-12-2022
………………..

(*) ~ Cách mạng 1-11-1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn (“ba số một”, 1-11). Ngày 1-11 thành Ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa thuộc Việt Nam cộng hòa cho đến 1975. ~ Cũng có những tiếng nói đơn lẻ, trên báo chí hoặc trên diễn đàn, Miền Nam cần “Bắc tiến” (đưa đại quân ra đánh cộng sản ở Miền Bắc), nhưng trong thực tế, chưa bao giờ trở thành chính sách có tính chiến lược, thậm chí chỉ là chiến thuật. Việt Nam cộng hoà chưa hề vượt tuyến tấn công ra Miền Bắc. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng Trong chỉ có duy nhất một lần phản công ra đến Nghệ An, trong bảy trận giao tranh; còn Miền Nam thì chỉ tự vệ trên lãnh thổ Miền Nam, trong suốt 21 năm (1954-1975).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/

Bị chú:
Trích nguyên văn “Vài nét về hoạt động của biệt kích dù tại Bắc Việt” của trung tá VNCH. Nguyễn Văn Vinh (trang web ngothelinh. tripod. com):

“Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán [năm toán — T.X.A. chua thêm] là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), Ares (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt – Mỹ thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares”.

Xem thêm, đối chiếu: GS. Vũ Đình Hiếu, “Cuộc chiến bí mật — hồ sơ lực lượng biệt kích quân Nguỵ”, Nxb. Lao Động, 2009, tr. 68-71:

Không kể số biệt kích quân hoạt động trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, Lào, Kampuchia, thì từ tháng 02-1961 đến 18-10-1967, có 52 toán xâm nhập Miền Bắc Việt Nam (01 bằng đường biển và 51 bằng cách thả dù), tổng cộng lượt/người là 332, không kể 28 nhân viên bị tử nạn máy bay vì lí do kĩ thuật tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tuyệt đối đều là người gốc Bắc và Bắc Trung bộ (Quảng Bình trở ra), hầu hết là người dân tộc thiểu số (vì giọng nói, sự quen thuộc địa hình rừng núi, thuỷ thổ ngoài Bắc Vĩ tuyến 17). Nhưng nhiệm vụ của các toán biệt kích này là thám thính, có thể gồm việc phá hoại đường chuyển quân của quân đội Miền Bắc vào Nam, kể cả đường sang Lào trước khi vào Nam, nhiều khi chỉ trong thời hạn một tuần, rồi được trực thăng bốc về Nam; chỉ có khoảng 8 toán (tám toán) có hoạt động dài hạn, “nằm vùng”, chưa bị phát hiện, bị bắt ngay lúc xâm nhập mà phải ba, bốn năm sau mới bị, hoặc còn liên lạc được với Trung tâm ở Miền Nam đến năm 1969. Ở bài trên, trung tá VNCH. Nguyễn Văn Vinh cho là chỉ còn 5 toán (năm toán), rồi rốt cục chỉ còn một toán là khả dĩ, nhưng không chắc chắn.
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

“ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ

Posted by Trần Xuân An trên 25.12.2022

hidden hit counter

.
Trong bối cảnh Miền Nam thuở đất nước còn bị chia cắt, chúng ta (trong đó có tôi) đã được sinh ra, lớn lên…
.

.
“ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
Trần Xuân An

do tam vô, Chiến tranh Lạnh, nội chiến *
Điện Biên Phủ cầm quyền nửa nước non
Xanh và Đỏ, hai sóng thần chà nghiến
Sao Lenin mị quốc kì, vô hồn!

Vàng khẩu hiệu, đài phát thanh Vàng toả
không ngớt lời, tố “cộng sản xâm lăng”
Búa liềm Sao Liên Xô tràn Trung Quốc
giương cờ Đỏ, người Việt còn Việt chăng?

lật Thập giá, Cách mạng Ba số Một *
Nam tự vệ, bom chặn Bắc, máu xương
Thập giá lỗi, Búa liềm Sao cũng lỗi
Điện Biên Phủ lịch sử tiến trọn đường

mươi năm cuối Sài Gòn đổ Thập giá
nhưng vẫn còn Thập giá kín, che nhìn
mười chín tuổi, nước “cuốn theo chiều gió” *
Điện Biên Phủ đỏ gió Sao Lenin

Sao Lenin đã thống nhất, toàn thắng
cờ chính thể, không quốc kì như không
công dân Đỏ viết trên Đất nước Đỏ
quốc kì mới, thật quốc hồn, trông mong

Thập giá đổ, hẳn là theo ý Chúa
để tôn giáo là tôn giáo đơn thuần
Búa liềm Sao chỉ là cờ chính thể
quốc kì mới: hồn quốc sử, ý dân

sách giáo khoa Miền Nam chống Pháp, Nhật
bạn hỏi tôi, tôi Đỏ tự bao giờ?
Đỏ từ lúc chưa sinh: Điện Biên Phủ!
nhưng Đỏ đánh thực dân, không phải cờ

công dân Đỏ vì Điện Biên Phủ Đỏ
— Điện Biên Phủ vào thắng tận Sài Gòn
tuổi sinh viên, vận nước đã là thế
công dân Đỏ khi Đỏ cả nước non

người cầm bút không làm nên vận nước
chỉ là người hoà giải hậu chiến thôi
tuân Hiến pháp nhưng hồn nguyên dân tộc
cầu Hiền Lương ở giữa, hoà giải rồi

đã biết rồi, khổ quá, nói nhàm, nhạt
tôn giáo không chính trị, thanh khiết hồn
Chúa quá buồn trăm năm thực dân Pháp
hai sóng thần lừa mị, công Đỏ hơn.

T.X.A.
07:45-10:10, 24-12-2022
……………….

(*) ~ Với tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc, để thấu hiểu, cảm thông, tôi trích từ sách dưới đây, coi như tư liệu tham khảo hoặc vật chứng của thời Chiến tranh Lạnh – nội chiến. Xem tham khảo: Ô & B. Tăng Xuân An, “Việt sử lớp đệ nhất”, Nxb. Tao Đàn, Sài Gòn, 1960: Trích: “Nhờ thắng lợi trên, Chính phủ Việt Minh được Trung Cộng và Liên Sô công nhận (15 và 30-01-1950). Từ đó Hồ Chí Minh hạ mặt nạ Quốc gia, đứng hẳn vào Khối Cộng sản” (sđd., tr.285). “Về phía Việt Nam, sự tai hại về người cũng như về tiền của không thể ước lượng được. Nhưng cái tai hại lớn nhất là chiến tranh đã đưa Việt Cộng lên nắm chính quyền để có dịp gieo rắc thuyết tam vô (vô gia đình [vô gia tộc, đúng hơn — T.X.A. chua thêm], vô tôn giáo, vô tổ quốc), làm đảo lộn cả luân lý cổ truyền của dân tộc Việt” (sđd., tr.290). Ghi nhận này cũng tương tự như Trần Trọng Kim trong “Một cơn gió bụi”, viết 1949, Nxb. Vĩnh Sơn ấn hành 1969 tại Sài Gòn. Lưu ý: Sách của Ô. & B. Tăng Xuân An là sách giáo khoa bậc phổ thông nên mức độ phổ biến là rộng khắp. ~ Cách mạng 1-11-1963 tại Miền Nam (Việt Nam cộng hoà). ~ “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the wind), tiểu thuyết của Margaret Mitchell, xuất bản 1936.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336384286635499/
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
.
Ảnh trích dẫn sách giáo khoa chế độ cũ VNCH.:

.
SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ BẬC PHỔ THÔNG Ở MIỀN NAM (VIỆT NAM CỘNG HÒA) TRƯỚC 1975

SÁCH GIÁO KHOA MÔN SỬ DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ TRƯỚC 1975 (THAM KHẢO)


.
PDF: Sách giáo khoa lớp đệ nhất (lớp 12 riêng cho ban C & các ban A, B, C, D) của các nhà biên soạn: Ông và bà Tăng Xuân An (1960), TS. Lê Kim Ngân (1969) về ĐIỆN BIÊN PHỦ. Đây là sách giáo khoa chương trình trung học phổ thông, nên học sinh thời Việt Nam cộng hoà đều phải học. Do đó, mức độ phổ biến là rộng khắp.
Ảnh chụp cờ Sao Lenin trên hầm chỉ huy của thực dân Pháp — chiến thắng Điện Biên Phủ 1954:
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI

Posted by Trần Xuân An trên 23.12.2022

hidden hit counter

.
TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
Trần Xuân An

.

.
khi lặng lẽ, ngồi trên bờ cỏ xanh
yêu dòng sông, xanh lam loang loáng nắng
dãy núi đồi đậm xanh, mây choàng trắng
ngoảnh lại phố phường, yêu đến vô cùng

thử nhìn sâu đáy sông, hẻm núi rừng
cá nuốt cá, cọp nhai nai ăn lá
thử nhìn sâu phố phường, kinh sợ quá
người tham lợi, tranh quyền, bức hiếp người

ta ngồi lặng, sợ thiên nhiên, cõi đời
kiến cắn chân, ong sà vào mặt đốt
đành tự vệ, xoa vết đau. Chim hót
thải xuống đầu, phân mùi châu chấu xanh

thấm quy luật tự nhiên, gắng làm lành
làm lành với quy luật ấy, người ngợm
không thể bay vượt trời, nhổ bọt, tởm
cố làm lành với thiên nhiên, yêu đời

ngồi trên cỏ, ngẫm yêu tình yêu thôi
cô gái nào cũng xinh bụng cứt thối
máu chiến tranh, cách mạng, tanh, sám hối
luật Nhân quyền, Tổ quốc là chất người

lại trẻ thơ đôi mắt đã trải đời
luật sinh tồn đương nhiên với thú vật
thiên nhiên đẹp quên thiên nhiên dâm ác
luật Nhân quyền, Tổ quốc là chất người

lừa dối nhau bằng ảo vọng đỏ tươi
người ăn thịt người, người đòi quyền sống
tệ cực tả tam vô tạo mầm chống
Tổ quốc thêm vĩnh cửu, nhờ Nhân quyền

bờ cỏ xanh, ngồi lặng ngắm thiên nhiên
người vẫn còn “sadisme” nhau, kinh sợ *
công dân Đỏ ngoảnh nhìn về thành phố
Hiến pháp rồi thôi tam vô, người hơn.

T.X.A.
08:23-10:04, 23-12-2022
…………

(*) Sadisme (sadisme, n; sadique, adj) là một thuật ngữ văn học, sử học… Nhà thơ Nguyên Sa phiên âm là sa-đích và dùng từ ở dạng phiên âm.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

NHÀM NHẠT CHĂNG, CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG

Posted by Trần Xuân An trên 22.12.2022

hidden hit counter

.
NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
Trần Xuân An

.

.

năm nào, giấy sót rơm, in sách
thơ với thư, ai nắn nót yêu!
giấy mỏng hồng thừa trong tiệm sách
được cho không giữa phố tiêu điều

xin về, viết những trang gia phả
ba nghẹn lòng, trầm tư tháng ngày
nội huyết thống và nội đạo nghĩa
Nguyễn — An Cư, thế cuộc, oan cay *

nếu chiến tranh không tro bụi hết
còn gia phả cũ đã thiêng liêng
chính danh đến cắt chia, Nam – Bắc
viết lại, ba truyền miệng nỗi riêng

gia phả nguyên màu hồng giấy lụa
còn đây nét chữ ba ngày xưa
họ Trần Xuân suốt, giấu đi Nguyễn
giấu đáy tim con, tránh nắng mưa

Biên giới, Chiến tranh Lạnh đã tắt
trước mươi năm, trục gốc trong trường
ngẩng đầu, chấm Bến Hải, ngòi bút
Đổi mới, Hiền Lương thôi đặc sương

gia phả, thành nhàm nhạt, nỗi cũ
chuyện thời thế, chẳng phải niềm riêng
niềm riêng, hai họ nội đều rõ
ba giấu, trong thời quốc sử nghiêng

quốc sử, trăm ba năm thuở ấy *
Trần làng Trúc, Nguyễn làng An Cư *
ngẫm từ gia phả giấy hồng lụa
ba viết trong nhà, tâm thế tù

Đổi mới, núi sông reo “Cởi trói”
trăm ba năm thuở ấy, soi rồi
viết nghiên cứu sử và thơ sử
thẳng chuyện nước, niềm nhà, góp đời

từ độ Miền Nam bị gọi “nguỵ”
trùng trùng gia phả thành oan khiên
biết rồi, khổ quá, nói nhàm, nhạt
chuyện thế thời đâu chỉ nỗi riêng.

T.X.A.
07:12-11:50, 22-12-2022
………….

(*) ~ Làng An Cư, xã Triệu Phước, Triệu Phong, và làng Trúc là Trúc Lâm, xã Gio Quang, Gio Linh, đều thuộc tỉnh Quảng Trị. ~ Trăm ba năm: 1858-1989/1991.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ

Posted by Trần Xuân An trên 18.12.2022

hidden hit counter

        
.
NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
Trần Xuân An

.

.
Bác Hồ, người lãnh đạo anh hùng đánh bại thực dân Pháp (1954), đúng là người quốc tế tam vô. Đó là mẫu người cộng sản thời quá tả, cực tả trong điều kiện lịch sử – cụ thể thuở bấy giờ. Đương thời và hậu thế, quần chúng nhân dân vốn theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, nhất là giáo dân Thiên Chúa giáo, tín hữu Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Đạo Mẫu, Nho giáo, Lão giáo, Đạo Thờ cúng Gia tiên ở nước ta khó hiểu nổi về Bác Hồ.

1) Nước ta đến nay chỉ có cờ Chủ nghĩa (Sao) và cờ Giai cấp (Búa liềm), chưa có cờ Tổ quốc. Bác xác định cả cuộc đời Người phục vụ cách mạng vô sản thế giới. Đó là vô tổ quốc.

2) Chủ nghĩa vô thần, duy vật biện chứng thành tư tưởng chính thống, thống trị xã hội. Đó là vô tôn giáo.

3) Bản thân Bác Hồ không cúng giỗ hằng năm vào các huý nhật, không thờ phụng với ban thờ gia tiên truyền thống. Đó là vô gia tộc *.

Chúng ta cần thấu suốt về điều kiện lịch sử – cụ thể, thời phong trào cộng sản quốc tế còn cực tả. Từ một người yêu nước, muốn cứu nước, Bác Hồ phải trở thành người quốc tế tam vô như thế đó.

Dẫu vậy, chiến công Điện Biên Phủ mãi mãi rực sáng tên tuổi lãnh tụ Hồ Chí Minh. Mọi phê phán mặt trái, cho dù chính xác chăng đi nữa, thì cũng không thể xoá nhoà được chiến công Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh.

Và cho dẫu thời thế nào đi nữa, cũng không thể phủ nhận lòng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc truyền thống của hàng chục triệu người thuộc chính thể Quốc gia Việt Nam, Việt Nam cộng hoà — lực lượng thuộc chiến tuyến chống Tam vô.

T.X.A.
18-12-2022
………………


(*) Trích: “Từ ngày đi xa Tổ quốc, lần này ngày giỗ mẹ chẵn hai mươi năm anh mới bày biện một chút lễ bạc lòng thành cúng mẹ, còn hàng năm anh chỉ là “tâm hương tưởng niệm”…” (Thu Hiền, bài “Người mẹ vĩ đại”, bqllang. gov. vn, tác giả viết theo lời kể của Đào Nhật Vinh, về ngày giỗ mẹ của Bác vào năm 1921 ở Paris, trong: Sơn Tùng, “Hoa râm bụt”, Nxb. Thông Tấn, H.2007, tr.84-85; tr.87-88).
https:// bqllang. gov. vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/10443-nguoi-me-vi-dai.html
Trích: “Sau này trong quá trình đi tìm đường cứu nước và khi đã là lãnh tụ của dân tộc, Bác Hồ thường nén nỗi đau vào lòng, ít khi thể hiện cảm xúc về người mẹ yêu quý của mình, có chăng là những lúc Bác ngồi một mình lặng lẽ trong căn phòng nhỏ ngắm những bông huệ trắng – thứ hoa trong sáng, thuần khiết có hương thơm nhẹ nhàng, ngọt dịu, và là loài hoa được bà con lối xóm mang đến viếng mẹ mình ngày mẹ qua đời…” (Trần Thị Bích Thuỷ, “Cảm ơn bà – người Mẹ làng Sen”, vanhoanghean. com. vn).
http:// vanhoanghean. com. vn/dat-va-nguoi-xu-nghe/dat-nuoc-xu-nghe/14990-cam-on-ba-nguoi-me-lang-sen

Link Facebook bài này:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330908107183117/
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
Xem lại:
2016, ĐỌC LẠI 4 BẢN DI CHÚC QUÁ TẢ CỦA BÁC HỒ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1726096180997659/
.

.
2016,
ĐỌC LẠI 4 BẢN DI CHÚC QUÁ TẢ CỦA BÁC HỒ
Trần Xuân An

đang làm thơ, tôi lại tìm xem Di chúc Đỏ
hiểu Bác mãi ở nơi nào cùng cụ Mác, cụ Lê
cõi có các đàn anh cách mạng khác
Việt Nam, Nam Đàn, hồn Bác chẳng về! (1)

Bác chỉ theo tổ tiên trong thơ Tố Hữu (2)
tổ tiên nào? Các vị tổ học thuyết chăng?
có một thời, lãnh tụ say men quá tả
Việt Nam nhân vào Quốc tế, xương máu gấp ngàn lần!

ôi công sức Bác góp vào cách mạng vô sản thế giới (3)
làm đau thương dân tộc đến vậy đó ư?
sử học mai sau hiểu rõ, nhưng làm sao hiểu nổi
con người quốc tế tam vô (4)! Sai cộng thêm, sai cả loại trừ

hậu thế hiểu vì sao chia đôi đất nước
mấy chục triệu dân đã chống lại Người
không chống một-nửa-Hồ-Chí-Minh thắng Pháp
nhưng chống nửa-kia-Hồ-Chí-Minh chỉ đổi ách tôi đòi?

hậu thế hiểu, không thể tay không đánh đuổi giặc Pháp
Bác phải thành cộng sản, giương ngọn cờ hồng
ngọn cờ hồng thách thức hai phần ba thế giới
nên can thiệp Mỹ nhảy vào, bom dội nát non sông

duy nhất đúng, đánh tan giặc Pháp
bao sai lạc kia là cái giá phải trả cho thế cho thời
học lịch sử, tri ân song song phê phán
Bác Hồ là danh nhân, cũng là con người của một thuở qua rồi.

T.X.A.
06-7-2016 (HB16)
…………….

(1) Trích: “Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột” (nguyên văn Di chúc của HCM., bản công bố 1969; câu này ở các bản khác vẫn y như thế, chỉ khác ít chữ nhưng ý vẫn tuyệt đối giống nhau). Trong Di chúc, HCM. không một lần đề cập đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên, khi viết về “nơi sẽ đến” sau khi chết, mà chỉ là cụ Mác, cụ Lê-nin, các vị cách mạng đàn anh khác (cách mạng vô sản).

ĐỐI CHIẾU 4 BẢN DI CHÚC HỒ CHÍ MINH:

1) Bản 15-5-1965: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”.

2) Bản không ghi ngày tháng năm (có lẽ 1968): “Vì vậy, tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”.

3) Bản 5-1969: “Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”.

4) Bản 10-5-1969: “Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”.

Nguồn:
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12 (1966 – 1969), xuất bản lần thứ hai, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Bản PDF: http:// dangcongsan. vn /data/0/upload/392220152551956-hochiminh-tap12.pdf

(2) Trích:
“Bác đã lên đường, nhẹ bước tiên
Mác – Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!”
(Thơ Tố Hữu, bài “Bác ơi!”, Nxb. Văn học giải phóng, 10-1975, tr. 221)
Xin lưu ý, ở một vài bản khác, câu thứ nhất của khổ thơ này là: “Bác đã lên đường theo tổ tiên”.

(3) Trích: “VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI – là một người suốt đời phục vụ cách mạng… (….)…” (Di chúc HCM.). Ở đây là cách mạng vô sản thế giới.


(4) Tam vô, nhị các. Xem:
http:// www. tranxuanan-writer. net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai3
.


.

Mọi người dân từ trẻ đến già, biết chữ hay không, đều trực nhận ra những điều tôi viết. Thuở bấy giờ, trong hiện thực, đối diện với sự thật, có thể một cách lờ mờ, có thể rõ rệt thành ý thức, nhưng rồi trong số họ, hơn một nửa đã chống lại Tam vô (cộng sản). Đó là nói về thuở còn Chiến tranh Lạnh – nội chiến (1945-1975-1991). Những điều tôi viết là về thuở đó — sự thật lịch sử và tâm trạng, nhận thức của con người thuở đó. Bây giờ, chỉ là chiêm nghiệm lại. Mong rằng, nhờ hồi ức lại, sẽ có sự hoà giải trong tâm trí người đang còn sống, an ủi người đã chết trong chiến tranh. Không còn mặc cảm tự tôn, mặc cảm tự ti do tuyên truyền một chiều.
T.X.A.
21 & 22-12-2022

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”

Posted by Trần Xuân An trên 16.12.2022

hidden hit counter

        
.
TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
Trần Xuân An

Hinh là thành ra, là nên
Hinh còn thơm ngát tuổi tên lưu truyền *
“Linh nghiệm”, một nửa, bị phiền
vô ngôn nửa khác — Điện Biên mãi hồng

mạng bay hương khói hư không
ảnh cười nụ giễu, dim tròng mắt ơn
gươm Rùa, “tìm cái này” hơn? *
thủ thuật xưa, nén cười giòn, giải thiêng

anh lên thế giới người hiền
Người quốc tế tam vô nghiêng đầu chào
tìm trên đất chân lí Sao
Sao ngoài khí quyển trời cao. Hoàn thành

Trần Huy Quang, vui nghe anh
ơn Điện Biên, đất nước xanh biển rừng
thơ tôi sử luận tận cùng
Cầu Ý Hệ, giải thiêng chung hai bờ *.

T.X.A.
12:11-15:20, 16-12-2022
……………….

(*) ~ 侀 Hinh ; 馨 Hinh (Từ điển Hán Việt), tên nhân vật trong truyện ngắn “Linh nghiệm” (tuần báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, số 27 [1695], ra ngày thứ bảy 04-07-1992). ~ Theo truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm, vua Lê Lợi thuở trước khi khởi nghĩa đánh giặc Tàu triều Minh, ông đã được Long vương trao cho thanh gươm; sau đại thắng, ông trả lại cho Rùa thần. Ngày xưa, để thu phục lòng dân, các cuộc khởi nghĩa thường được tuyên truyền bằng các chuyện có yếu tố thần linh. Đó là thủ thuật chính trị. ~ Truyện ngắn “Linh nghiệm” thuộc loại sử dụng biểu tượng hai mặt: tôn giáo (thiên đường trên trời) và chủ nghĩa cộng sản (thiên đường trên mặt đất), và rõ rệt là “tìm cái này” trên mặt đất. Tuy thế, tác giả (nhà văn Trần Huy Quang) biện minh là chỉ viết về tôn giáo. Dẫu vậy, ông vẫn bị phạt về kỉ luật do yếu tố chính trị trong truyện. Rồi kết cục, trong một bài ghi chép, ông thừa nhận: “Liên Xô Đông Âu không phải thất vọng trước bỏ về trước hay sao”, trong chặng đường dài “tìm cái này”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
.

.

.

Xem thêm:
TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG (Phần 2)
GHI CHÉP CỦA TRẦN HUY QUANG
(Đăng lại trên Facebook của nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, ngày 16-12-2022)
(Trích)
[…]
“… Chiều hôm ấy, thứ tư, Tổng biên tập Hữu Thỉnh cho người sang nhà gọi tôi sang tòa soạn gặp ông. Cơ quan đã về hết chỉ còn vài cô làm trị sự. Hữu Thỉnh đóng sập cửa lại và đưa cho tôi bản đánh máy và bảo đọc đi với vẻ mặt cực kì nghiêm trọng khác thường ngày. Bản đánh máy đó như sau:
Hà Nội, ngày 6-7-1992

Kính gửi: Anh Hữu Thỉnh
Tổng biên tập báo “Văn nghệ”

Tôi tự xem mình là một độc giả trung thành của báo Văn nghệ, hơn nữa từ cách đây hơn 20 năm, có lúc tôi cũng đã từng là cộng tác viên của báo. Tôi vui mừng vì trong sự nhộn nhạo của báo chí đủ loại, Văn nghệ vẫn là tờ báo đẹp, phong phú, trang nhã, cao sang và trí tuệ, được lòng cả những trí thức khó tính nhất.

Mấy năm gần đây, báo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp Đổi mới của đất nước trên nhiều mặt, không chỉ riêng văn nghệ. Các bài bút kí, phóng sự, tin văn hóa văn nghệ, bình luận… đều khá sắc sảo và tâm huyết, thể hiện được lương tâm và trách nhiệm của giới cầm bút trước hiện tình của đất nước. Nhiều bài đã diễn tả, nói hộ được những suy nghĩ và cảm xúc của độc giả. Vì vậy tôi thường đọc báo Văn nghệ kĩ hơn nhiều loại báo khác. Nhân đây xin hoan nghênh và cảm ơn các anh.

Cũng chính vì vốn quí mến, trân trọng các anh và tờ báo mà tôi rất ngạc nhiên, bực bội, cảm thấy bị xúc phạm khi đọc truyện ngắn “Linh nghiệm” của Trần Huy Quang đăng trong số 27 ra ngày 4-7-1992 vừa qua.

Tôi chưa biết Trần Huy Quang là ai, chỉ biết anh được chú ý sau mấy bài viết về “ông vua lốp”, còn truyện ngắn thì chưa có gì đáng chú ý, nên tôi không đọc, dù đã đọc gần hết các bài chính của tờ báo ngay từ hôm thứ sáu. Tình cờ tối qua, sau bữa cơm, cầm tờ báo lên chỉ liếc qua bài còn lại, thế rồi phải đọc kĩ lại lần nữa. Tôi thật tình chưa hiểu tác giả định nói gì đây? Tôi tự nhủ lòng, phải tỉnh táo, tránh suy diễn chủ quan, chớ áp đặt cho tác giả những điều mà họ không nghĩ đến, v.v. Đã có biết bao nhiêu cách thưởng thức văn học một cách méo mó, thô thiển đã bị lên án? Nhưng rồi để tránh thô thiển, tôi buộc phải cố đọc lại để hiểu điều tác giả muốn nói đắng sau những câu chữ mà tôi cho là cũng chỉ rất tầm thường và thô thiển.

Vậy nó được đăng vì lẽ gì? Phải chăng vì nhân vật và vấn đề mà nó chuyển tải đang cần đặt ra với người đọc hôm nay? Đành phải theo câu chữ của tác giả mà tóm tắt ra đây:

1. Nhân vật Hinh là ai?

“Là con thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo, chẳng giàu”. Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan, nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố, nên đã bỏ quan, khi dạy học, khi bốc thuốc. Hinh sáng dạ, có chí, hai mươi tuổi biết làm thơ chữ Hán, đọc Rousseau, Montesquieu bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm một dạ xuất ngoại, còn lập thân bằng văn chuơng thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi… Hinh ngước cái nhìn mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông… để đưa về cho chúng sinh.

Đọc đến đây người đọc bình thường cũng đã có thể đoán được Hinh là ai rồi!

2. Hinh đi tìm cái gì?

Bằng một giấc mơ, tác giả cho Hinh gặp được bậc Chí Thánh, đấng lập Đạo trao cho một Đạo Thư, qua đó anh tìm được chân lí. Và đây là phút anh bắt gặp chân lí: “Hinh sung sướng hét toáng lên… Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. Ôi, chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sang đường chúng ta đi…”.

Hinh đã đi theo đạo thư, từ chối mọi đam mê, cám dỗ dọc đường và đã đến được vườn hoa Mùa xuân, “Lòng như ngất ngây hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống… Rồi anh chợt tỉnh lại: “Tìm cái này” là tìm cái gì? Anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri… Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì nhưng anh trung thành với lời chỉ giáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi để “Tìm cái này”.

3. Kết của việc tìm kiếm.

Sự kì lạ đã lôi kéo được những người qua đường đi theo. Bắt đầu là một nhóm học sinh hiếu kì và hiếu động rồi đến đám dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê đang đói rách bỏ ra thành phố kiếm cơm, rồi tiếp đến dân xích lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi… nói gọn lại là đám vô sản du côn dần đông như một đàn kiến, bu lại xung quanh Hinh.

Vì người đi tìm cũng không biết mình “tìm cái gì” nhưng khi nhận ra có đám đông đi theo, khớp với đạo thư, nghĩa là “được thiên hạ”, thế là Hinh “rơm rớm nước mắt, mãn nguyện ra về”.

Còn cái đám đông đi theo thì thất vọng, “tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hi vọng có chút ấm no mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trở thành một dòng nước. Trưa. Rồi chiều. Và… vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.

Một giấc mơ hão huyền, vô nghĩa, vô vọng vì mù mịt, bởi người đi tìm chân lí cho chúng sinh nào đã biết mình tìm cái gì, cho nên cái đám đông hi vọng có một chút no ấm mờ mờ trong cái vườn hoa gọi là Mùa Xuân (của Nhân loại) ấy đã thất vọng. “Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau”. Đó liệu có phải là bức thông điệp mà tác giả định gửi đến cho bạn đọc hay chăng?

Thưa các anh.

Truyện ngắn này được đăng vào số kỉ niệm 35 năm thành lập Hội Nhà văn, vào lúc anh Vũ Tú Nam, Tổng thư kí Hội khẳng định trong diễn văn của mình rằng những hành động cực đoan, quá khích, chia rẽ, bè phái, cơ hội chủ nghĩa rốt cục chỉ đem lại sự mất ổn định và rối loạn trong xã hội, khiến những người cầm bút cũng tan rã theo… Vậy truyện ngắn này có góp phần vào dòng suy nghĩ đó không? Báo Văn nghệ duyệt, cho đăng truyện ngắn này có còn trung thành với tôn chỉ “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” của nó nữa không?

Riêng tôi, tôi thành thật nghĩ rằng đây chỉ là một sơ suất của khâu biên tập, một bài viết lạc điệu không trung thực với chính mình của Trần Huy Quang, nó phản lại truyền thống tốt đẹp của báo Văn nghệ, phản lại lí tưởng và tâm huyết của bao thế hệ nhà văn yêu nước và cách mạng của chúng ta, họ đã hi sinh không phải là vô ích cho một mùa xuân thật sự của đất nước và nếu được sống lại, họ cũng sẽ giết hết những kẻ cầm bút nào dám phỉ báng quá khứ, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của cả một dân tộc và của loài người tiến bộ đối với lãnh tụ kính yêu của mình.

Kính thư
Trần Tiến Đức
56b Quốc Tử Giám – Hà Nội”.

Đọc xong, tôi nghĩ, để anh theo được đến bao giờ, Liên Xô Đông Âu không phải thất vọng trước bỏ về trước hay sao, nhưng nhìn thấy Hữu Thỉnh mặt mày xanh mét nên chỉ im lặng thở dài, rồi hỏi, ông viết này là ai? Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh đấy, Hữu Thỉnh dài giọng ra. Giờ là cơn bão hiểu chưa, bão cấp 15, cấp 20… đổ đến ầm ầm, giờ là lúc phải nằm bẹp xuống, nằm dưới đất làm con giun, con dế, có bị giẫm đạp cũng mặc, cho bão lướt qua, nhổm lên là chết. Nhổm lên là hứng đạn, hiểu chưa?…”.
[…]
(Hết trích)
Đã đăng trước ở Văn Việt:
http:// vanviet. info /van/tan-man-van-chuong-1/

.
Ảnh nhà văn Trần Huy Quang, tác giả “Linh nghiệm”:
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ

Posted by Trần Xuân An trên 12.12.2022

hidden hit counter

        
.
NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ *
Trần Xuân An

núi Quỳ đá, khiêm xưng đá núi Quỳ
quê kề rú Cuồi, anh mê say đá
Cuồi là cồi? Quanh cồi nhiều múi quả?
mỗi tảng đá thơ – mỗi múi mít thơm

cứ tạm gọi cồi bắp, bắp thay cơm
chứ mít thơm khó ngày ngày no bụng
bánh tráng thật hơn trăng ngà lơ lửng *
thơ chắc như bắp, thơ đá, trèo chơi

tôi viết hoa quỳ chạm đá, tặng rồi *
hiểu sai anh, như tưởng không thờ cúng
nay anh về rú Cuồi, đá mộ cứng
ngộ ra anh tâm linh – lõi Quỳ sơn

trăng ngà đẹp, yêu với cả tâm hồn
Nam Cao đói, cười ánh trăng lừa dối *
không muốn cái thật tráng men vời vợi
thật – ảo, Thạch Quỳ không đánh tráo nhau

thầy giáo toán, thi sĩ, thầy cúng cầu
thơ ca trội lên, gửi đời, còn mãi
đá núi Cuồi bền nghìn đời dầu dãi
thơ dãi dầu, không gác chức lầu quan.

T.X.A.
14:01-16:35, 11-12-2022
…………….

(*) ~ Xem: Chuyên mục Tiếng nói nhà văn, tuần báo Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26-12-1988. Trong bài viết ấy, nhà thơ Thạch Quỳ thấy cần phải “phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan”. Ông là nhà thơ theo Đạo Mẫu, đạo mà ở Huế gọi là Tiên thiên Thánh giáo. ~ Một ý thơ của nhà thơ Thạch Quỳ, trong bài “Với con”. ~ Trong tập thơ “Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn” (2018) của Trần Xuân An. ~ Nam Cao, truyện ngắn “Trăng sáng”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/

Xem thêm:

TRANH THƯ PHÁP KHẮC ĐÁ
Trần Xuân An

~~ kính tặng anh Thạch Quỳ (nhà thơ) ~~

một đoá hoa quỳ hoá thạch
in vào vách núi nghìn năm
cùng đôi câu thơ khí phách
thạch anh của dó đọng trầm.

T.X.A.
sáng và trưa 27-6-2018 HB18

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2080387028901904
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ (năm mươi ba đầu sách, tính đến 03-12-2022)

Posted by Trần Xuân An trên 03.12.2022

hidden hit counter

        
.
DANH MỤC TÁC PHẨM — Phụ đính cần thiết vào đầu sách 31/53 (số thứ tự xếp theo thể loại, thơ) dưới đây: Tập thơ “Thơ về ngoại tranh nội chiến — Miền Nam tự vệ, thời tôi có sống” (tức là tập sách 18/18 tập trung vào đề tài hoà giải dân tộc).

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN (năm mươi ba đầu sách, kể cả đầu sách sưu tập tư liệu từ “Đại Nam thực lục”, tính đến 30-11-2022)

I. Thơ

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.
10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.
12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.
13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.
14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.
16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.
17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018
20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018
21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018
22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019
23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019
24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ 30 bài, 02-2020 & bổ sung 06 bài mới + 02 bài cũ, 18-03-2020 & 15-04-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.
25. Người Mẹ trong chiến tranh, ngâm khúc tự sự, 460 câu song thất lục bát, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 4 & 5-2020
26. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng, tập thơ 41 bài, viết và công bố đến ngày 10-11-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả
27. “Nguỵ” và “phiến”, hoà giải thời hậu chiến, tập thơ 44 bài (viết và công bố đến ngày 05 & 06-03-2021; ngày bổ sung 02 bài mới viết, 01 bài cũ ở tập trước, đọc lại: 30-03-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả
28. Búa liềm Sao ở Bến Hải, tập thơ 55 bài (viết và công bố từ ngày 06-04 đến 28-07-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả.
29. Hoà giải, bát nước lại đầy, tập thơ 64 bài (viết và công bố từ ngày 28-09-2021 đến ngày 28-01-2022 & 17-02-2022, 11-03-2022; 26-03-2022), Facebook & các điểm mạng của tác giả.
30. Máu Việt cờ Xô — chiến tranh, tập thơ 36 bài (từ 09-04-2022 đến 20 & 27-08-2022 & 04-09-2022), công bố trên Facebook & các điểm mạng của tác giả.
31. Thơ về ngoại tranh nội chiến — Miền Nam tự vệ, thời tôi có sống – tập thơ 40 bài, công bố (ngay ngày viết, từ 26-09 đến 30-11-2022) trên Facebook & các điểm mạng của tác giả.

II. Tiểu thuyết, truyện kí:

32. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.
33. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
34. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
35. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
36. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
37. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
38. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
39. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.
40. Sáng đều hai nửa gương mặt, truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016.

III. Nghiên cứu, khảo luận:

41. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.
42. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
43. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
44. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
45. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
46. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
47. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.

IV. Phê bình & bình luận:

48. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.
49. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
50. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.
51. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.
52. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.
53. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.

XIN LƯU Ý:

1) Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi (tác giả T.X.A.) đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM., cụ thể là gửi trực tiếp tại NXB. cho cô Hoạ Mi.

2) Trong đó, có hai đầu sách phê bình & bình luận, “Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận” và “Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương”, tôi đã gửi cả bản in giấy A4 và bản chữ vi tinh cho Chi nhánh NXB. Văn Học – anh Trương Đình Chiến – để xin giấy phép xuất bản dạng sách in giấy, nhưng chưa được cấp giấy phép.

3) Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười lăm (15) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC lại liệt kê riêng dưới đây (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), được viết trước ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy:
nhaxuatbantudo@hushmail.com

4) Bốn (04) đầu sách biên khảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), tôi đã xuất bản thành sách in giấy, 2004, 2006 & 2008, qua hai nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM. và Thanh Niên. Vào ngày 12-03-2020, tôi đã kí hợp đồng tái bản KHÔNG SỬA CHỮA cả bốn đầu sách ấy với Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), tại Văn phòng phía Nam (Đề Thám, TP.HCM.), theo đề nghị của Tạp chí. Tôi đã trao bốn bản chữ vi tính và phụ liệu hình ảnh đã được dàn trang, quét chụp (scan) để xuất bản lần thứ nhất, của cả bốn đầu sách. Xin ghi nhớ ở đây.

5) MÁY VI TÍNH HƯ, CỨU & LƯU ĐƯỢC DỮ LIỆU (đã xuất bản trên WEB): nhân viên Trần Tuấn Anh, cty Huy Hoàng, 264 Huỳnh Văn Bánh, p.11, q. Phú Nhuận, TP.HCM.
Kết quả sửa chữa máy tính: Máy hư hẳn, chỉ cứu được dữ liệu. CŨNG MAY LÀ DỮ LIỆU GỐC ĐÃ TỰ LƯU Ở USB, VÀ ĐÃ XUẤT BẢN TOÀN BỘ TRÊN WEB (được bảo hộ về bản quyền theo luật pháp Việt Nam & quốc tế).
28-02-2022
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3101030993504164/
https:// txawriter. wordpress. com/2022/02/28/may-vi-tinh-hu-cuu-luu-duoc-du-lieu/

TRÂN TRỌNG MỜI XEM
bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:

1) Tuổi học trò của tôi
(hồi kí – tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự thuật về bản thân
qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan

2) Ngôi trường tháng giêng
(tiểu thuyết – hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003
Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân
qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,
Lộc Biếc

3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”
(truyện – hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình

4) Giữa thuở chuyển mùa
(truyện – hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013
Tác giả tự khắc họa bản thân
qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên

……………………………………

MƯỜI CHÍN (19) ĐẦU SÁCH,
TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN VIẾT
TRONG GẦN TÁM NĂM TRÊN FACEBOOK,
06-03-2014 — 30-11-2022
(kể cả tập thơ tình cảm “TUỔI NHỚ”, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM. ấn hành, 2016)
……………………………………
.
Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy:
17 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ HOÀ GIẢI DÂN TỘC SAU CUỘC NỘI CHIẾN – CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1945-1954-1975 — 1989/1991)
(tập thơ tình cảm TUỔI NHỚ đã được ấn hành qua Nxb. Văn hoá – Văn nghệ):

1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ (45 bài thơ)
PDF:

Click to access 0_best_txa_tap-tho-14_bo-sung-tuyen-ngon-loi-the-vn-18-9hb15-copy.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/txa-de-long-nguoi-thoi-tram-uat

2) SÁNG ĐỀU HAI NỬA GƯƠNG MẶT, truyện vừa gồm 6 truyện ngắn
PDF:

Click to access txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat_19-01hb16.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/dau-sach-36-txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat

3) CẦU Ý HỆ, tập thơ (46 bài thơ)
PDF:

Click to access txa_cau-y-he_arial_co-sach__tap-tho-thu-16_04-11hb16.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/cau-y-he-txa-dau-sach-37

4) ĐỘC LẬP THẬT, KHÁT VỌNG!, tập thơ (88 bài thơ)
PDF:

Click to access 4_for-layout_doc-lap-that-khat-vong_20-6hb17.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-thu-17_muc-luc

5) CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH, tập thơ (60 bài thơ)
PDF:
https://txawriter.files.wordpress.com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf (trọn tập, 2 phần)
http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh

6) BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ, tập thơ (40 bài thơ)
PDF:

Click to access txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bon-nam-chu-thap-do_tap-tho19-tren-41
https:// txawriter. wordpress. com/2018/03/22/cong-bo-tap-tho-thu-19-trong-40-dau-sach-cua-t-x-a-va-01-suu-tap-tu-lieu/

7) TRONG TÔI BẾN HẢI VÀ THẠCH HÃN, tập thơ (57 bài thơ)
PDF:

Click to access 00_txa_final_frint_trong-toi-ben-hai-va-thach-han_25-7hb18.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457
https:// txawriter. wordpress. com/2018/07/04/t-x-a-da-viet-va-cong-bo-tap-tho-thu-xx-dau-sach-thu-7-hoa-giai-dan-toc/

8 ) DANH DỰ, tập thơ (71 bài thơ)
PDF:

Click to access 00_bo-sung-2056_txa_final_frint_danh-du_19-01hb19.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2173507112923228
https:// txawriter. wordpress. com/2018/11/02/danh-du-tap-tho-voi-chu-de-hoa-giai-dan-toc-cua-tran-xuan-an/

9) CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HẬU CHIẾN, tập thơ (60 bài thơ)
PDF:

Click to access 000_4-bai_2-pages-per-sheet_cai-nhin-nguoi-hau-chien_29-04-10-06hb19.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2265975710343034
https:// txawriter. wordpress. com/2019/04/29/cong-bo-dau-sach-thu-9-ve-hoa-giai-dan-toc-dau-sach-10-tren-facebook/

10) LÍ LỊCH & QUỐC SỬ, tập thơ bốn mươi bảy (47) bài thơ
PDF:

Click to access 00_2-pages_47-bai_li-lich-quoc-su-chien-tranh-lanh_18-10hb19.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2339134639693807/
https:// txawriter. wordpress. com/2019/07/24/cong-bo-dau-sach-thu-10-ve-hoa-giai-dan-toc-tap-tho-li-lich-quoc-su/

11) SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN, ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ, tập thơ ba mươi sáu (30+2+4) bài thơ và hai bài thơ viết trước
PDF:

Click to access 00_sau-hai-dot-song-than_bo-sung-62_23-04-2020.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2529568823983720/
https:// txawriter. wordpress. com/2020/02/23/tap-tho-10-hoa-giai-dan-toc-sau-hai-dot-song-than/

12) NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH, ngâm khúc tự sự, song thất lục bát 460 câu:
PDF:

Click to access 12_final_txa_nguoi-me-trong-chien-tranh_ngam-khuc-460-cau-song-that-luc-bat_45-2020.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2613404895600112/
https:// txawriter. wordpress. com/2020/06/06/sach-pdf-nguoi-me-trong-chien-tranh-hoa-giai-dan-toc-cuon-12/
https://txawriter.files.wordpress.com/

13) TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG, tập thơ 41 bài thơ
PDF:

Click to access 1-final_to-quoc-oi_19-11-2020.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tho-sau-ngam-khuc-469-cau
https:// txawriter. wordpress. com/2020/09/26/duong-dan-link-16-bai-tho-sau-ngam-khuc-tu-su/

14) “NGUỴ” VÀ “PHIẾN”, HOÀ GIẢI THỜ HẬU CHIẾN, tập thơ 44 (42 + 2) bài thơ
PDF:

Click to access txa_book-size_44bai_nguy-va-phien-hoa-giai-trong-chien-tranh_12-03_add-01-04-2021.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tho-viet-noi-tiep-tap-26
https:// txawriter. wordpress. com/2021/02/02/tap-tho-27-trong-49-dau-sach-tac-gia-tran-xuan-an/

15) BÚA LIỀM SAO Ở BẾN HẢI, tập thơ gồm 55 bài thơ
PDF:

Click to access txa_book-size_for-pdf_57bai_bua-liem-sao-lien-o-ben-hai_06-09-2021_bai-57-them-8-cau.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tu-thang-4-2
https:// txawriter. wordpress. com/2021/07/30/muc-luc-tap-tho-bua-liem-sao-lien-xo-o-ben-hai-49-50/

16) HOÀ GIẢI, BÁT NƯỚC LẠI ĐẦY, tập thơ gồm 58 bài thơ
PDF:

Click to access 642essay_final_best-all_hoa-giai-bat-nuoc-lai-day_2pages-1sheet.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3069931193280811/
https:// txawriter. wordpress. com/2022/01/15/muc-luc-tap-tho-hoa-giai-bat-nuoc-lai-day/

17) MÁU VIỆT CỜ XÔ — CHIẾN TRANH, tập thơ gồm 35 bài thơ, 20 & 27-08-2022
PDF: New! New!

Click to access 1_in-giay-36-bai-tho_best-final_book_mau-viet-co-xo_2pages-1sheet_04-09-2022.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3230958120511450/
https:// txawriter. wordpress. com/2022/08/17/mau-viet-co-xo-chien-tranhtap-17-hoa-giai-dan-toc/

MÁU VIỆT CỜ XÔ — CHIẾN TRANH, tập 17 hoà giải dân tộc

18) THƠ VỀ NGOẠI TRANH NỘI CHIẾN — MIỀN NAM TỰ VỆ, THỜI TÔI CÓ SỐNG, tập thơ gồm 40 bài thơ (viết từ 26-09 đến 30-11-2022) và một phụ lục
PDF: New! New!

Click to access txa_tho-ve-ngoai-tranh-noi-chien-mien-nam-tu-ve-thoi-toi-co-song_tap-tho_30-11-2022.pdf

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3277997675807494/

ĐẦU SÁCH HÒA GIẢI DÂN TỘC THỨ 18

………………
………………

19) TUỔI NHỚ, tập thơ (45 bài thơ), NXB. Văn hoá – Văn nghệ ấn hành, 12-2016
(đây là tập thơ không thuộc đề tài hoà giải dân tộc):
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453

……………………..
………………………

RIÊNG VỀ ĐỀ TÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
TỒNG CỘNG MƯỜI TÁM (18) TẬP THƠ GỒM TÁM TRĂM BẢY MƯƠI BẢY (877) BÀI THƠ (kể cả tập thơ “Tuổi nhớ”, 45 bài thơ), cộng với MỘT (01) NGÂM KHÚC 460 CÂU & MỘT (01) TẬP TRUYỆN NGẮN LIÊN HOÀN gồm sáu (06) truyện như một truyện vừa, cùng một ít bài luận.

……………………..
……………………..

Đặc biệt, tám năm vừa qua, 18 đầu sách về đề tài hoà giải dân tộc (không kể tập thơ tình cảm “Tuổi nhớ”), tác giả đứng trên lập trường thuần tuý dân tộc Việt Nam để suy tư và viết.
……………………..
……………………..

Ghi chú lần thứ hai:
Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12 (kể cả tập truyện ngắn), trong mười tám (18) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC này (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy
nhaxuatbantudo@hushmail.com

NHÀ XUẤT BẢN
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng biên tập
Chịu trách nhiệm nội dung:
Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập
Biên tập & sửa bản in:
Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:
Đơn vị liên kết: Tác giả.
Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.
Số ĐKKH:
Quyết định xuất bản số:
ngày tháng năm
In 500 cuốn, tại XN. In
In xong và nộp lưu chiểu tháng năm.

Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:

Bìa 4:
ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ

Bìa 4:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Trần Xuân An
Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.
Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)
Dân tộc: Kinh (Việt Nam)
Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).
Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.
Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình…
Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..
Là tác giả của 52 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.
Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.
Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Phần gấp bìa 1:
ĐĂNG BÀI TRÊN BÁO CHÍ:
Tuổi Ngọc (1973), Văn nghệ Giải phóng (từ 1975), Văn nghệ Bình Trị Thiên, Văn hoá Bình Trị Thiên, Văn nghệ TP.HCM., Nhân Dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Kiến thức Ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Thơ…v.v…
Các tập san: Tình Quê, Văn nghệ Tam Kỳ, Hàm Nghi Yêu Dấu, Quán Văn…v.v…
Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện từ, Trang TTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, Trang TTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM., Trang TTĐT. Quê nhà (báo Tổ Quốc), Trang TTĐT. Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long…v.v…
Giaodiem. com, Chimviet. free. fr, BBCVietnamese. uk. com …v.v…
phongdiep. net , trannhuong. com, Văn chương Việt…v.v…
Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM., Đài Phát thanh Bình Trị Thiên, Đài Phát thanh Lâm Đồng…v.v…

Phần gấp bìa 4:
GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:
Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:
1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).
2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).
3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).
4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).
5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).
6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên, 1998).
7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).
8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)
9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…

Địa chỉ tác giả:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam
(028) 38453955 & 0908 803 908
tranxuanan.writer@gmail.com
Điểm mạng toàn cầu cá nhân:
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.tranxuanan-poet.net
( https://sites.google.com/site/tranxuananpoet )
http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn
http://tranxuanan-writer.blogspot.com
https:// txawriter. wordpress. com
http://youtube.com/user/AnTranXuan
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/
& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản

30 THÁNG 11-2022
~~ viết công bố trên Facebook
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/
từ ngày 26-09-2022 đến ngày 30-12-2022 ~~
~~ công bố trên web https:// txawriter. wordpress. com…
cũng theo các ngày trên (dưới mỗi bài) ~~

Thực hiện tệp PDF hoàn chỉnh 40 bài mới & một phụ lục:
12-2022


TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG
.
Link trang này:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3231555527118376/
……………………………………

THÀNH THẬT CẢM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ ĐÃ LƯU TRỮ GIÚP

…………………………………..
.
.

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »