Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Hai, 2014

CÁI NHÌN THƠ DẠI (thơ)

Posted by Trần Xuân An trên 18.02.2014

hidden hit counter

 

CÁI NHÌN DƯỚI NÓN TRĂNG NGÀY RẰM
(CÁI NHÌN THƠ DẠI)
Trần Xuân An

(Ảnh: Đức Phật Thích Ca – Google search)


.

sau nhiều năm tháng trôi qua
ngoảnh lại, mới giật mình
sao cái nhìn thăm thẳm trầm tư
lại thoáng hiện trong đôi mắt sáng tươi thơ dại

trước ban thờ Phật nhà em
chiếc mõ gỗ, cơ chừng
tạc theo dáng sọ người, xưa sau vạn thuở?
chiếc chuông đồng, trông khác chi
bình bát đựng thức ăn nước uống muôn đời?
và ở giữa, chiếc chuông rung, nhỏ bằng nắm tay
y hệt trái tim mọi kiếp?

cái trí, cái tình, cái ăn
ba cốt tuỷ của phận người và căn nghiệp
trước lư nhang toả khói
như cội bồ đề toả bóng

kề sau đó là ban thờ gia tiên nhà em
cũng lư nhang toả khói
cũng nom như gốc cây
nhưng gốc cây toả phả hệ và quốc sử



Lư nhang ở bàn thờ gia tiên
— Ảnh vẽ minh hoạ của T.X.A. —
Xem ảnh cỡ lớn hơn


nguồn sáng Phật
khúc xạ, chan hoà
vào nguồn sáng Việt bốn ngàn năm
ngỡ hiển hiện thiền sư, thiền dân
cùng vua quan, cả nước cầm gươm ra trận
Phật dạy từ bi
và từ bi nhất là giết quân xâm lược
Phật dạy diệt dục
và diệt dục nhất là đánh tan lòng tham ngoại xâm
còn miếng ăn, miếng ăn no chất, theo lẽ tự nhiên
song mang tính Phật, tâm hoài chay tịnh
sống thật hôm nay, hướng tới mai sau
trái chín rụng rơi đủ vị cho đời

sau nhiều năm tháng trôi qua
bây giờ tôi gõ điểm nhịp, bình tâm tỉnh thức
vào hình tượng sọ người của chính tôi trước mặt
bây giờ tôi gõ điểm đoạn, thanh thản suy tư
vào hình tượng bát cơm tôi trước mặt
nhưng đầu tiên, bạn thân yêu
bây giờ tôi an nhiên rung hình tượng trái tim tôi
dưới lòng bàn tay mình
trên bàn thờ trước mặt
để học lại cái nhìn của em
cô bạn lụa trắng thuở nào thơ dại

Chiếc chuông rung & những sóng tròn âm thanh
— Ảnh vẽ minh hoạ của T.X.A. —

 

duy có một điều
tôi chỉ muốn thầm thì cùng em
hình tượng trái tim mọi người
mở ra tiếng chuông
gọi chim muông, cỏ cây khấn niệm
sao hình tượng trái tim tôi
lại lắm khi vỡ ra tiếng thơ
ngân vang gọi thời thơ dại
thanh lắc mang hình giọt nắng,* giọt sương
gõ vào vách chuông tim
sóng tròn âm thanh lan ra, lan ra
thành chiếc nón chưa đầy mười sáu vành trăng
chiếc nón hào quang thân quen, bình dị
lam ngọc mềm thơm quai lụa sông Hương…
ảo hoá, lung linh kỉ niệm
tình bạn hay niềm tương tư, xao xuyến
để lòng mãi mãi còn thương.

T.X.A.
Tiết rằm tháng giêng, 16-02 HB14

* Ở đoạn thơ cuối, T.X.A. tự nhuận sắc thêm dăm chữ và một dòng thơ (màu nâu), 23-02 HB14.

.
.

Xem thêm:
BUỔI CHIỀU BEN HUR & THẬP TỰ GIÁ SPARTACUS VÀ SÔNG HƯƠNG (thơ, 2 bài)
TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI
.
.

Đã gửi: Các TTTĐT. & tâp chí in giấy: 16-02 HB14 (2014): HNV.TP.HCM., HNV.VN., Văn hoc quê nhà (báo Tổ quốc), Sông Hương; TranNhuongCom, PhongDiepNet, ChimViet, …
Đã đăng:
http://trannhuong.com/tin-tuc-17383/cai-nhin-tho-dai.vhtm
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19073
http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-cai-nhin-tho-dai.html
http://chimvie3.free.fr/54/txat154_CaiNhinThoDai.htm
.
.

Xem thêm thơ tự do, không vần:
Trường ca thơ “QUÊ NHÀ YÊU DẤU” của Trần Xuân An (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 1997):

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/que-nha-yeu-dau
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/que-nha-yeu-dau/tep-1a
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/que-nha-yeu-dau/tep-1b
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/que-nha-yeu-dau/tep-2
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/que-nha-yeu-dau/tep-3

.

 

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

GHI NHỚ NGÀY TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG XÂM LƯỢC, 17-02-1979

Posted by Trần Xuân An trên 17.02.2014

hidden hit counter

 

 

GHI NHỚ NGÀY TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG XÂM LƯỢC, 17-02-1979


Tù binh quân xâm lược Trung Quốc, trận chiến tại biên giới phía Bắc nước ta,
17-02 — 18-03-1979

Ảnh: Google search

.
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

BUỔI CHIỀU BEN HUR & THẬP TỰ GIÁ SPARTACUS VÀ SÔNG HƯƠNG (thơ, 2 bài)

Posted by Trần Xuân An trên 10.02.2014

hidden hit counter

BUỔI CHIỀU BEN HUR
Trần Xuân An

tỉnh lị xinh xinh bên bờ sông lớn
nơi nhà cũ nhìn ra bát ngát sóng phù sa
chiếc cầu trắng quanh năm toả nắng
nối hai bờ nhánh nhỏ như chồi tơ
lao xao lá thuyền
chiếc cầu ấy
thường nâng bước chân tuổi thơ tôi
và bất ngờ, có một buổi chiều
đứa bé lớp tư được gặp Ben Hur
từ cổ đại vào phim như sống lại (*)

nhưng rạp chiếu bóng không làm ai mất bóng
khi bước ra dưới ánh nắng phố phường
mặc dù không ít tiếng sập ghế bất bình
trước cái kết thúc phim
không như mong đợi
cái kết thúc tầm thường
hạnh phúc gia đình
là trái tim chín bầm cay đắng
khi cả dân tộc của Ben Hur
bao thân rau oằn lưng dưới gót giày La Mã
nếu đức tin làm nên phép lạ, nhiệm mầu
có phép lạ nào
chữa thực dân khỏi bệnh xâm lăng?
cứu trái đất thoát khỏi lòng tham bá chủ?

quê ở ấu thơ, quê ở ấu thơ
nơi nhà cũ nhìn ra bát ngát sóng phù sa
cho dù bát ngát máu hồng
vẫn bất khuất
chiếc cầu trắng cho dù thành dải khăn tang
vẫn bất khuất
nhánh sông nhỏ như chồi tơ cho dù gãy đổ
ngàn lá thuyền bay tung
vẫn bất khuất
sau buổi chiều Ben Hur!
Ben Hur đành gục đầu nhẫn nhục, cầu an
nhưng với quê ở ấu thơ, nổi lên chống bão
bất khuất bùng lên từ tiếng sập ghế bất bình

quê ở xa xưa, quê ở xa xưa
tuổi thơ tôi cảm nhận mơ hồ, không rõ
chí chống chỏi với bão táp đạn gươm vô hình kia
từ thực tại hay từ bài thuộc lòng quốc sử?
nỗi bất bình hồn nhiên vô tư.

T.X.A.
Tết Giáp Ngọ, 01 – 04-02 HB14 (2014)

(*) Phim được sản xuất năm 1959; trình chiếu tại Việt Nam sau đó mấy năm.

 Ảnh từ phim (google search)


Xem ảnh cỡ lớn hơn

Ảnh từ phim (google search)


Xem ảnh cỡ lớn hơn

Ảnh từ phim (google search)


Xem ảnh cỡ lớn hơn

.
.

THẬP TỰ GIÁ SPARTACUS
VÀ SÔNG HƯƠNG
Trần Xuân An

sông mềm thơm quai lụa nón bài thơ
biểu tượng Huế lung linh:
gương mặt cô bé láng giềng thuở nhỏ
sông lấp loáng cuộn phim
giăng ngang núi rừng – biển khơi
kỉ niệm Huế không mờ:
in bóng người anh hùng nô lệ

rời trang thơ mộng tưởng học trò
sửng sốt ngẩng đầu trông bức tranh vòi vọi
cắt theo dáng hình người nô lệ vung gươm
Spartacus lồng lộng, ngỡ chạm mây trời
cao vời, cao vượt đỉnh nhà hát lớn nguy nga
cao vời, cao vượt ngọn ngô đồng lực lưỡng
được vẽ bởi chàng hoạ sĩ phất dọc vẩy ngang
những nét chổi màu, tài hoa, phóng túng (1)

thập niên sáu mươi thế kỉ vừa rời xa
hình tượng Spartacus công cụ khai thác mỏ
và đấu sĩ nô lệ
vẫn Spartacus tủi nhục và anh hùng
vẫn Spartacus trong sạch và cao thượng (2)
đế chế La Mã xâm lăng rạn nứt lung lay
trước mấy năm quật khởi rền vang động đất
hàng chục vạn nô lệ máu trào núi lửa

xem phim xong ra đứng cạnh bờ sông
lặng mình
ngắm hình tượng Spartacus
trước hành lang nhà hát
bóng anh hùng nô lệ cổ xưa
in vào lòng tuổi nhỏ
in vào dòng Hương – cuộn phim
giăng ngang thành phố Huế

dăm hôm sau
trên trang vở cô bạn học láng giềng
rực rỡ Spartacus lồng lộng cao vời
trước nhà hát lớn
được vẽ lại bằng đôi tay ngòi bút mảnh mai
nhưng cây ngô đồng, bất ngờ, thành thập tự giá
như trong phim, Spartacus bị đóng đinh
bởi đế quốc La Mã

Spartacus! Spartacus!
ông đích thực là đấng cứu rỗi
nở sinh từ khát vọng muôn triệu nô lệ khốn cùng
đã biết cùng ông, theo gương ông, tự cứu
nhà hát lớn Hưng Đạo suốt cả hai tuần
trở thành giáo đường nghệ thuật
giáo đường hình tượng Spartacus

chiếc nón bài thơ cô bạn học láng giềng
quai lụa sông Hương mềm thơm
giữa mười sáu vành chằm lá trắng ngà
có cây thập tự và chữ Spartacus
khi soi lên dưới ánh nắng trời

còn tôi
tôi muốn cầm dòng sông Hương lên trên tay
soi lên dưới ánh nắng trời
chiêm ngưỡng hình tượng Spartacus
và thập giá của chính ông
(chứ không phải Jésus!)
in bóng vào dải lụa màu lam ngọc đó
in bóng vào dải phim giăng ngang Huế đó

cho dù bao nhiêu năm xa xôi
tôi còn nhớ quãng đường, một chiều tuổi nhỏ
từ Hưng Đạo không quay vô Thượng Tứ
tôi bước về Đông Ba
để được đi trên đường Mai Thúc Loan
(anh hùng nô lệ nước mình thời cổ đại)
để khóc trên đường Âm Hồn
(Huế quật khởi, bi hùng máu chảy
ngày quảy chung 23 tháng năm)
trời nơi đây xưa buồn tím tái
thuở hẹn một ngày bừng sáng nước non
sáng bừng Đất và Nước
con đường bốn ngàn năm.

T.X.A.
Tết Giáp Ngọ, 06-02 HB14 (2014)

(1) Hoạ sĩ chuyên vẽ tranh quảng cáo ở các rạp chiếu bóng tại Huế thuở đó, kí tên là Lê Vinh. Nghe nói hoạ sĩ này bị cụt một tay (?).
(2) Chú thích quan trọng: Phim “Spartacus, anh hùng nô lệ” được sản xuất vào đầu những năm 60/XX, trình chiếu tại Huế vào khoảng cuối thập niên ấy; không phải là những phim cùng đề tài được sản xuất gần đây, đầy rẫy những yếu tố không lành mạnh.

Đã gửi: Các TTTĐT. & tâp chí in giấy: 1) 06-02 HB14 (2014): HNV.TP.HCM., HNV.VN., Văn hoc quê nhà (báo Tổ quốc), Sông Hương; 2) TranNhuongCom, PhongDiepNet, ChimViet, …

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19034

http://chimvie3.free.fr/54/txat154_BenHur_Spartacus.htm#buoichieubenhur & http://chimvie3.free.fr/54/txat154_BenHur_Spartacus.htm#thaptugiaspartacus

http://trannhuong.com/tin-tuc-17330/chum-tho-tran-xuan-an.vhtm
http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-cai-nhin-tho-dai.html
Cũng có thể xem tại: http://www.tranxuanan-writer.net…

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »