.
Bài thứ 57,
bổ sung vào tập thơ hoà giải dân tộc
“Búa liềm Sao Liên Xô ở Bến Hải”
“DÃI THÂY TRĂM HỌ” *
Trần Xuân An
vua chết bệnh, tướng chết già, dù kính
sao quý bằng cái chết hàng triệu lính!
Vàng và Đỏ, một trăm ba mốt năm *
chỉ nhân dân đổ máu chống ngoại xâm
cả nước Vàng đoạn đầu, đoạn cuối Đỏ
chống hai Khối, nội chiến đoạn giữa đó *
dù súng đạn, cố vấn của ngoại cường
vì nước mình, nhân dân đổ máu xương
bốn nghìn năm, có thời đoạn lạ lùng
cầm súng giặc thắng ngũ cường tàn hung
đến quốc kì cũng đỏ quốc kì ngoại
nên kính lính như dân thôi, mãi mãi!
khi nói đến chống Pháp, công máu dân
khi nói đến chống Nhật, công máu dân
chống Trung Quốc, công máu dân, nói tới
chống Liên Xô, chống Mỹ, dân máu xối…
(tuy chiến bại mười sáu năm trước đó *
vẫn lính Vàng thắng Liên Xô, sụp đổ
dù đại thắng, Hà Nội Đỏ thị trường
Đỏ cầm quyền, ảo vọng Đỏ: vết thương!
bóp cò xong, Sài Gòn Vàng buông súng
đạn bay dài ba năm, mười sáu năm *
bung Trung Quốc, rã Liên Xô, cờ rụng
chống cộng thắng, Sài Gòn Vàng tiêu trầm!)
khi đánh giá danh nhân, sử công bằng
ghi cố vấn, đạn mìn, cờ ngoại bang
và Tự Đức, Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp…
cả Lê Duẩn đều chết già, ấm áp…
khi đánh giá nhân vật ở Miền Nam
không thể ngoài chương sử Ba-mươi-năm
họ chống cộng xâm lăng, rồi chiến bại *
lưu vong (sướng?), chết già (ai khảng khái?)…
tôi kính thương bao lính Đỏ, lính Vàng
tuy nội chiến nhưng chống mọi xâm lăng
ghét, phải dựa bên này, chống bên khác
Chiến tranh Lạnh, đói, mả hoang, thương tật…
câu thơ cổ, “dãi thây trăm họ” buồn
thương lính Đỏ, lính Vàng, cầu Hiền Lương
phẳng lặng tâm, thơ sử khách quan lạnh
hẳn mắt ai quen một chiều, cau ánh
nội chiến trong Chiến tranh Lạnh, máu trào
triệu lính Vàng, triệu lính Đỏ — đồng bào
nên Bến Hải nhớ sông Gianh Trịnh – Nguyễn
thơ phản chiến thì rụng rời cung kiếm…
mắt dân lính cách xa Chiến tranh Lạnh
Điện Biên Phủ, đủ để nhìn toàn cảnh
sông Bến Hải, hai bờ chống ngoại xâm
cả nhân loại chống cộng, chống thực dân…
như dân thường, triệu lính Vàng, lính Đỏ
sống có tên, chết vùi, còn gia phổ
bàn cờ tướng, tướng không ra khỏi thành
cờ không tên, lẽ nào sử vô danh!
tốt gọi tốt? Vô danh, tướng gọi tướng!
bởi Chiến tranh Đỏ – Vàng là nghiệp chướng?
bia, quốc sử, đỏ Tổ quốc ghi công
vàng Tổ quốc ghi ơn, tên đủ dòng.
T.X.A.
10:11-11:20, 26-08-2021
……………..
(*) ~ Thơ Tào Tùng (830-?, thời Vãn Đường, Trung Hoa): “Bằng quân mạc thoại phong hầu sự / Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. T.X.A. tạm dịch thơ: “xin anh đừng luận phong hầu / nên công một tướng, vạn đầu sọ khô”. Nguyễn Du (1765-1820) đã tập cổ câu cuối, đưa vào “Văn Chiêu hồn”: “Dãi thây trăm họ, nên công một người”. ~ Thời cận – hiện đại, chiến tranh chống ngoại xâm, giai đoạn đầu: 1858-1896; giai đoạn giữa: 1945-1975; giai đoạn cuối: 1975-1989. ~ Ba năm: 1975-1978; mười sáu năm: 1975-1991.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2967539996853265/
.
Hai khổ thơ tám câu được bổ sung thêm:
(…)
(tuy chiến bại mười sáu năm trước đó *
vẫn lính Vàng thắng Liên Xô, sụp đổ
dù đại thắng, Hà Nội Đỏ thị trường
Đỏ cầm quyền, ảo vọng Đỏ: vết thương!
bóp cò xong, Sài Gòn Vàng buông súng
đạn bay dài ba năm, mười sáu năm *
bung Trung Quốc, rã Liên Xô, cờ rụng
chống cộng thắng, Sài Gòn Vàng tiêu trầm!)
(…)
.
.
.
Dịch thơ Tào Tùng:
NĂM KỈ HỢI
nguyên tác: Tào Tùng (830-?, thời Vãn Đường)
miền sông, mưu ngập chiến tranh
dân sao vui sống củi cành cỏ sâu
xin anh đừng luận phong hầu
nên công một tướng vạn đầu sọ khô.
T.X.A. dịch thơ
28-08-2021
Dưới đây, bản chữ Hán, bản dịch nghĩa của Thivien . net:
己亥歲(僖宗廣明元年)其一
澤國江山入戰圖,
生民何計樂樵蘇。
憑君莫話封侯事,
一將功成萬骨枯。
Kỷ Hợi tuế (Hy Tông Quảng Minh niên) kỳ 1
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
Nhất tướng công thành vạn cốt khô.
Dịch nghĩa:
Xứ có nhiều sông hồ rơi vào cơn chiến loạn,
Dân đen làm sao có thể yên vui sinh sống?
Các ông đừng có nói về chuyện phong hầu nữa,
Vì một tướng vinh danh thì có vạn xương khô vì loạn lạc.
(Thivien. net)