TÁC QUYỀN: NHÀ HÁN NGỮ TRẦN VĂN CHÁNH & TIẾN SĨ NGUYỄN MẠNH HÙNG
.
Hơn mười năm trước đây, báo chí nước ta đã “quét đèn pha” để làm sáng tỏ vụ Hương Trà “thuổng” thơ từ sách báo cũ Sài Gòn trước 1975, kế đến là vụ PTS. Đỗ Lai Thúy đạo chích văn cũng từ nguồn sách báo ấy… Và bây giờ, thuộc lĩnh vực nghiên cứu sử học, giữa hai ông Nguyễn Mạnh Hùng & Trần Văn Chánh, hiện cùng đang sống và làm việc tại TP.HCM. … Nói chung, WebTgTXA. hoan nghênh việc vạch trần, phê phán thói đạo chích văn chương, nghiên cứu, làm sáng tỏ sự thật (sự thật cũng có thể oan trái? …?), để bảo vệ công lí về quyền sở hữu trí tuệ của người cầm bút. Góp phần truyền tải thông tin này, WebTgTXA. cũng xin thưa trước, cuốn kỉ yếu Hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (10-2008) và 2 bài viết được đề cập dưới đây trong bài báo của Lam Điền, người phụ trách WebTgTXA. cũng chưa kịp mua để đọc. Một điều khác, WebTgTXA. cũng không thể đọc hết tất cả mọi sách báo, website, webblog, kể cả một số cuốn sách, trang web được giới thiệu, dẫn link trên WebTgTXA. bé mọn này, nên rất mong được được quý người đọc và giới cầm bút liên lạc, mách bảo thêm bằng điện thoại, thư tín, kể cả điện thư. Thành thật cảm ơn.
.
Thứ hai, 17/11/2008, 06:25 (GMT+7)
Sự giống nhau kỳ lạ của hai bài nghiên cứu
.
TT – Ðó là tham luận “Khảo sát văn bản sắc phong thuộc triều đại nhà Nguyễn” của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – hiệu trưởng Trường đại học Hồng Bàng tại TP.HCM trong hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI-XIX”, tổ chức tại Thanh Hóa hồi tháng mười vừa qua. Tham luận trên của ông Nguyễn Mạnh Hùng in trong tập kỷ yếu hội thảo, do NXB Thế Giới cấp phép xuất bản vào ngày 9-10-2008 (từ trang 567-569).
.
Trước đó, vào tháng 3-2008, trên tạp chí Nghiên Cứu Và Phát Triển (Sở Khoa học – công Nghệ Thừa Thiên – Huế), số 1 [66] năm 2008, có đăng bài “Bước đầu khảo sát văn bản các sắc thần ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Chánh (trang 54-58). Ông Trần Văn Chánh là chuyên gia Hán ngữ tại TP.HCM, tác giả các bộ sách: Từ điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Ngữ pháp Hán ngữ cổ và hiện đại, Toàn thư tự học chữ Hán… So sánh tham luận của ông Hùng và bài báo của ông Chánh, có thể thấy hai văn bản giống nhau đến lạ kỳ. Thậm chí có nhiều đoạn giống đến từng câu từng chữ, như một sự cắt dán. Ở tham luận của ông Hùng, có thêm bốn dòng đầu giới thiệu “qua bộ sưu tập gồm 642 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn – kéo dài từ các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức và đặc biệt là Thành Thái, chúng tôi đã phân loại về mặt văn bản và biên dịch để có thể chú giải về mặt lịch sử văn hóa VN trong giai đoạn cận hiện đại”; phần tiếp theo giống y như bài báo của ông Chánh, kể cả tên các tiểu đề mục, cách phân đoạn bố cục và những đoạn định nghĩa, bình luận… (ảnh). Bài tham luận của ông Hùng chỉ khác bài viết của ông Chánh ở chỗ: không có các chữ Hán nguyên văn để chú thích, và không có một đoạn phân tích các cụm từ chuyên môn trong bản sắc phong. Và nữa, trong bài viết của ông Trần Văn Chánh có dẫn chứng một bản sắc phong niên hiệu Thành Thái nguyên niên ban cho xã Lỗ Hà, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội, thì trong tham luận của ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng dẫn và biên dịch đúng bản sắc phong này. Ðằng sau sự giống nhau kỳ lạ của hai bài nghiên cứu này là chuyện gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc trong số báo sau.
LAM ĐIỀN
Nguồn: Tuổi Trẻ trực tuyến (online), 17/11/2008, 06:25 (GMT+7)
________________________
WebTgTXA. trân trọng mời xem lại:
NỖI LO ÂU THỜI @ VÀ “LIỀU MẠNG” LIÊN THÔNG TOÀN CẦU:
http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/…
Trả lời người đọc về vấn đề bản quyền nói chung (WebTgTXA.):
https://txawriter.wordpress.com/category/…ban-quyen/ (lưu ý các lời bàn luận [comments])
Trại sáng tác, trại nghiên cứu (Thanh Niên trực tuyến):
https://txawriter.wordpress.com/category/…trai-sang-tac… (lưu ý các lời bàn luận [comments])
Khẳng định quyền sở hữu trí tuệ và quyền xuất bản tác phẩm:
http://tranxuanan.writer.googlepages.com/banquyen