Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười, 2021

CA DAO THƯƠNG VUA HÀM NGHI

Posted by Trần Xuân An trên 31.10.2021

hidden hit counter
        
.

Bài 7 – viết thêm sau BLSLXOBH.
TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG HÀM NGHI
VANG VỌNG TỪ TÂN SỞ
Trần Xuân An

.
Bài 8 – viết thêm sau BLSLXOBH.
CA DAO THƯƠNG VUA HÀM NGHI
Trần Xuân An

chuyện đời thường lễ giáo ruộng đồng
“lấy chồng như gông đeo cổ”
chuyện biệt xứ lưu đày
lấy vợ Tây thay cổ đeo gông
vua Hàm Nghi “rửa tội” là thêm tròng
thân tù phải chịu, hết trông ngày về!
vợ-gông, đạo-tròng ở đất Alger!

hiểu Chúa khác với giặc kia
Chúa như Ngài, mất nước tê tái buồn!
Thánh giá trên mộ, máu tuôn *
ướt luôn huyệt Dụ Cần vương không “hoà”!

xét chi khí tiết, xót xa
“chết” từ góc núi đày ra chân trời
con không tiếng Việt giống nòi *
đi xem lễ, siêu hình rồi nước non!

thân Ngài quốc phục vẫn còn
vẫn tròn búi tóc, chít tròn vành khăn
năm mươi sáu năm, sống tàn *
vợ gông tròng đạo, màu khằng hồn tranh *.

T.X.A.
07:25-10:10, 30-10-2021
……………

(*) ~ Chúa Jesus là người vong quốc (mất nước), có ý hướng về một nước Do Thái (Israel) độc lập, bị đế quốc La Mã tử hình trên thập giá với tấm biển ghi rõ trên đầu. “Nước” trong Kinh thánh có ý nghĩa kép: Đất nước Do Thái và Nước Thiên Chúa (Nước Trời). ~ “Chưa bao giờ vua Hàm Nghi từ chối cho các con mình học tiếng Việt. Ngài kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, trước khi Nhà thờ và Nhà nước tách rời nhau tại Pháp. Và trong bối cảnh xã hội thực dân tại thời điểm đó ở Algérie, con cái của ngài buộc phải được dạy dỗ như những người Pháp nếu muốn hoà nhập được vào xã hội. Và chính người vợ của vua Hàm Nghi nài nỉ để con cái của họ nói tiếng Pháp. Có lẽ vua Hàm Nghi cũng rất muốn dạy con học tiếng Việt, nhưng ngài không thể làm được. Một phần vì vợ ngài muốn dạy con tiếng Pháp, nhưng một phần cũng do những sức ép của xã hội trong giai đoạn đó. Trong bối cảnh thuộc địa tại Alger khá khép kín, con cái của họ cần phải được coi như những người Pháp” (trích bài trả lời phỏng vấn của hậu duệ vua Hàm Nghi, Amandine Dabat, đài và web RFI, 31-12-2014). ~ Vua Hàm Nghi bị đày từ 1888 đến ngày mất, 1944: Đằng đẵng 56 năm bị lưu đày. ~ “Vợ gông tròng đạo” là nỗi khổ tâm sâu xa của vua Hàm Nghi. Theo Judith Gautier, vợ Hàm Nghi là “một kẻ cai ngục”; theo chị vợ Hàm Nghi, vợ Ngài là “viên sen đầm” (cảnh sát, mật vụ) (trích dẫn tư liệu Amandine Dabat trong bài viết của nhà báo Phạm Cao Phong, BBCVietnamese, 08-12-2019). Ngài khổ tâm như vậy ta mới kính yêu Ngài, Ngài mới xứng đáng để ta thương nhớ.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3015705178703413/
.

Ý KIẾN VIẾT THÊM CỦA TÔI DƯỚI BÀI THƠ “CA DAO THƯƠNG VUA HÀM NGHI”, XIN TẬP HỢP LẠI ĐỂ TRÁNH NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC
Trần Xuân An

1) Về Chúa Jesus:
Nước Do Thái của Chúa Jesus bị đế quốc cổ đại La Mã xâm chiếm. Tôi kính yêu Chúa Jesus là một người vong quốc (mất nước), có ý hướng về một nước Do Thái độc lập. Và vì ý thức độc lập cho tổ quốc, Chúa Jesus đã bị đế quốc La Mã đóng đinh trên thập giá, với biển ghi chữ trên đầu: “Jesus thành Na-za-ret, vua dân Do Thái” (nguyên ngữ tiếng La-tinh, sau này được viết tắt là I.N.R.I.). Tôi viết lại ý này để nhấn mạnh, và để hoà giải dân tộc: Giáo hội Công giáo Việt Nam, giáo dân Công giáo người Việt Nam gắn bó, hiệp thông với đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam qua hình tượng Chúa Jesus yêu nước, chống đế quốc cổ đại La Mã xâm lược với ý thức chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc, như mới trình bày lại ở mấy dòng trên.

2) Về hoàng đế Hàm Nghi:
Nói thật ra, nhân vật lịch sử Hàm Nghi có hai giai đoạn khác nhau: 1885-1888 và 1888-1944. Giai đoạn đầu, Ngài là biểu tượng tối cao của phong trào Cần vương (chống Pháp và tả đạo Thiên Chúa giáo tiếp tay cho Pháp, giúp vua khôi phục chủ quyền đất nước). Giai đoạn sau, Ngài bị lưu đày sang Algerie, tại thành phố Alger. Trong giai đoạn hai này, nhất là từ lúc Ngài thành hôn với cô gái Pháp (1904), vấn đề nảy sinh! Cô ta là con của thẩm phán người Pháp thực dân tại Alger. Và dĩ nhiên vua Hàm Nghi phải chịu phép rửa tội thành tín đồ Công giáo.
Vấn đề là vị đứng đầu phong trào Cần vương (chống Pháp, chống tả đạo) lại trở thành người lấy con gái thực dân Pháp, trở thành tín đồ Công giáo!
Thế là phản bội, đầu hàng, ít ra là thoả hiệp trong thế thua, thế yếu, tình huống bị bắt làm tù nhân lưu đày biệt xứ!
Vậy thì sao chúng ta đặt tên trường, tên đường, kính yêu vua Hàm Nghi?
Tôi lí giải vấn nạn đó, như đã viết trong bài thơ này.
Xin thưa thêm:
Trong vấn đề đó, có khía cạnh Công giáo (một bộ phận tiếp tay cho thực dân Tây Ban Nha, Pháp xâm lược, bị sĩ dân và sử cũ gọi là tả đạo, gồm cố đạo thực dân và dữu dân). Sử sách Đông Tây kim cổ đều đã bàn luận, vì Công giáo là một trong hai tác nhân thật sự xâm lược các thuộc địa. Không phải mới mẻ gì. Không có gì phải ngần ngại viết thẳng ra. GS. Nguyễn Văn Trung là tín đồ Công giáo, mà ông cũng đã viết cuốn “Chủ nghĩa thực dân Pháp, thực chất và huyền thoại”. Tiến sĩ linh mục Trần Tam Tỉnh cũng đã viết cuốn “Thập giá và lưỡi gươm”. GS. Tsuboi cũng viết cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”… Đó là chưa kể đến học giả Trần Trọng Kim, sử gia Phan Khoang… GS. Trần Văn Giàu, GS. Nguyễn Văn Kiệm, GS. Cao Huy Thuần…

3) Về sử học và tôn giáo:
Chúng ta không thể không phân biệt sử học và tôn giáo. Một khi tôn giáo bị can dự vào chính trị thì tôn giáo là một tác nhân chính trị trần thế, phải được sử học nghiên cứu, đánh giá như một thế lực chính trị trần tục. Cũng như X là một giáo viên, thì chỉ thuần tuý dạy học; nhưng nếu X còn tham dự cướp đất, giết người, thì không thể vì “tôn sư trọng đạo” mà không truy tố thầy giáo X ra toà án, tuyên án bị cáo X! Vấn đề gây thắc mắc cũng tương tự như thế.

4) Về thiết chế Nhà nước Pháp và Nhà thờ Công giáo Pháp, thời còn liên kết làm một:
Nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ Amandine Dabat (chắt chít của vua Hàm Nghi) đã nói: “Ngài kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, trước khi Nhà thờ và Nhà nước tách rời nhau tại Pháp”. Sự liên kết làm một giữa Nhà nước Pháp và Công giáo Pháp là sự thật. Linh mục viện sĩ tiến sĩ sử học Trần Tam Tỉnh có viết cuốn sách nhan đề: “Thập giá và lưỡi gươm” (tức là Nhà thờ và Nhà nước). Thế đó, rõ ràng Hội Thừa sai Paris tại hải ngoại và quân thực dân Pháp viễn chinh xâm lược thuộc địa là một (hỗ trợ và tiếp tay cho nhau). Đối phó lại, thời Tự Đức – Hàm Nghi có phong trào “Bình Tây sát tả” (đánh Pháp, dẹp Công giáo Roma). Đó là sự thật lịch sử.

5) Về khổ hình “vợ gông tròng đạo”:
Tôi dùng cụm từ “vợ gông tròng đạo” là để thanh minh cho vua Hàm Nghi. Quý vị vui lòng xem lại lời bàn luận ở trên. Hàm Nghi là người đứng đầu phong trào Cần vương (bình Tây sát tả) mà lấy vợ Tây, vào đạo Công giáo, chịu kềm thúc, thì hoá ra Hàm Nghi phản bội, đầu hàng à? Đúng là Hàm Nghi rất khổ tâm, vì vợ là gông, đạo là tròng. Gông và tròng ấy đều do Nhà nước và Nhà thờ Pháp, thời thực dân, áp đặt, và tù nhân bị lưu đày Hàm Nghi không thể không chịu đựng. Tù nhân bị gông, bị tròng, thật khổ tâm, cho dù bằng cách đó, thì mới đáng trọng, chứ hân hoan, hạnh phúc thì thuộc loại bất thường, bị xem khinh!

6) Lời cảm ơn:
Xin cảm ơn các anh chị và các bạn đã bấm nút bày tỏ cảm xúc, thái độ. Xin cảm ơn các vị đã tham gia bàn luận để sáng tỏ bài thơ hơn: Nguyễn Đức Kim Long, Chân Lv., Văn Thanh, Nguyễn Tài, Bích Võ Ngọc, Kỳ Bảo… (tại: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3016526045287993/ ).

T.X.A.
01-11-2021

Xem trọn vẹn bài thơ:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3015705178703413/

.
Nguồn ảnh: Express. vn / Google search:
.

.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

THẬP GIÁ VÀ TÊN THÁNH PHÊ-RÔ TRÊN MỘ PHẦN TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ

Posted by Trần Xuân An trên 24.10.2021

hidden hit counter

        
.

THẬP GIÁ VÀ TÊN THÁNH PHÊ-RÔ TRÊN MỘ PHẦN TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ
.
Người 68 năm đi tìm mộ Tổng Bí thư Trần Phú

13/04/2012, 11:06
https://congly.vn/nguoi-68-nam-di-tim-mo-tong-bi-thu-tran-phu-36630.html

0o0o0

Trích nguyên văn từ bài báo của phóng viên Linh Giang bên dưới: “… Tổng Bí thư Trần Phú mất ngày 6-9-1931. Ông Thược kể: “Khi nghe tin chú Phú mất thì ba tôi cùng chú Trần Đường và chồng cô Lang liền vào Sài Gòn, lén thuê người giữ nhà xác và quản trang họ đạo, chôn cất chú Phú tại nghĩa trang Chợ Quán Sài Gòn (nay là khu vực công viên Lê Thị Riêng)…””.

0o0o0

Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi có cuộc hành hương về xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh để thăm và dâng hương lên mộ phần cùng nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú – người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Mộ phần của cố Tổng bí thư Trần Phú cùng với mộ phần của hai cụ thân sinh đặt nằm trên núi Quần Hội, hướng ra ngã ba Tam Soa – nơi hội tụ của hai chi lưu: Ngàn Sâu v�

Qua trò chuyện với anh Lê Doãn Thắng, cán bộ Ban quản lý di tích Trần Phú, chúng tôi được biết: ở Tp. Hồ Chí Minh hiện có người cháu gọi cố Tổng bí thư Trần Phú là chú ruột, ông còn sống và là người đã tìm ra mộ của Trần Phú vào ngày 4-1-1999, sau 68 năm. Chúng tôi cất công “săn tìm”. Và rồi, trong một ngôi nhà nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, P.15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Thược, người cháu gọi Tổng bí thư (TBT) Trần Phú là chú ruột.

Ông Trần Văn Thược sinh năm 1935 (Ất Hợi), là người cao tuổi nhất của dòng họ Trần còn sống. Ông Thược có khuôn mặt gầy xương, hao hao khuôn mặt TBT Trần Phú. Ông Thược đưa cho chúng tôi xem cuốn “Trần tộc phổ ký”, trong đó phần về cố TBT Trần Phú được ghi như sau: “Đời thứ 18. Trần Phú, sinh ngày 1- 5- 1004. Ông học ở Huế, đậu đầu trong kỳ thi thành chung, được bổ làm giáo học ở Vinh, dạy tại trường Cao Xuân Dục. Sau ông thoát ly hoạt động cách mạng, xuất dương du học ở nước ngoài, về lãnh đạo cao trào cách mạng 1930- 1931. Sau đó, ông bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Sài Gòn, bị tra tấn cực hình, thành bệnh nặng, mất ngày 6- 9- 1931 tại nhà thương Chợ Quán. Lúc đó ông mới 27 tuổi, làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương”.

[Ảnh:
Tác giả bên mộ của cố Tổng Bí thư Trần Phú tại Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.]

Theo gia phả, gia đình TBT Trần Phú có 6 anh em: hai chị gái đầu là Trần Thị Quang, Trần Thị Lang; thứ ba là Trần Kim Tương (bố của Trần Văn Thược); thứ tư là Trần Đường; thứ năm là Trần Phú và người em út là Trần Ngọc Dân. Cha của TBT Trần Phú là ông Trần Văn Phổ, làm tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Vào năm 1914 ông Phổ đã tự vẫn để chống lại sưu cao, thuế nặng của bè lũ thực dân. Tiếp đó, bà Hoàng Thị Cát, mẹ của Trần Phú cũng qua đời. Sau biến cố đau thương của gia đình, các anh chị em dắt díu nhau ra Quảng Trị, nơi người chị cả là Trần Thị Quang đang lấy chồng, sinh sống ở đó. Lúc này, Trần Phú đi học ở Quảng Trị và sau đó học ở Huế.

[Ảnh:
Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Công lý đến thăm và dâng hương ở khu mộ phần cố TBT Trần Phú (ngày 13- 2- 2012)]

Ông Thược cho biết: cha mẹ ông, lúc sinh thời thường kể cho ông nghe nhiều chuyện về chú Trần Phú. Trong đó có câu chuyện: vào năm 1922, ông Trần Phú lúc này 18 tuổi, đến giã từ anh chị (bố mẹ ông Thược) để đi làm cách mạng. Trần Phú nói: “Em đi tìm “mỏ vàng”, anh chị đừng đi tìm, khi nào tìm được “vàng” thì em trở lại thăm anh chị và các cháu”. Trước khi giã từ, Trần Phú đưa cho chị dâu 60 đồng bạc Đông Dương với nguyện vọng phụ giúp anh chị nuôi các cháu và cho cháu Trần Xuân Mai (anh ruột của Trần Văn Thược) một chiếc kiềng bạc. Không ngờ, từ đó Trần Phú đi, không còn dịp nào trở lại thăm anh chị và các cháu. Bố mẹ của ông Thược còn kể lại: lúc Trần Phú ở Quảng Trị, có nhiều người mai mối, có nhà giàu muốn gả con gái nhưng Trần Phú đều từ chối với lý do “muốn phụ giúp cho anh chị lo cho các cháu”.

Tổng Bí thư Trần Phú mất ngày 6-9- 931. Ông Thược kể: “Khi nghe tin chú Phú mất thì ba tôi cùng chú Trần Đường và chồng cô Lang liền vào Sài Gòn, lén thuê người giữ nhà xác và quản trang họ đạo, chôn cất chú Phú tại nghĩa trang Chợ Quán Sài Gòn (nay là khu vực công viên Lê Thị Riêng). Khi tôi lớn lên, mẹ tôi luôn nhắc nhở địa điểm chôn cất chú Phú và mong mỏi tôi cố gắng tìm được mộ của chú. Có dịp vào Sài Gòn, tôi đều tìm đến nghĩa trang này, tìm kiếm dấu tích và hỏi thăm những người quản trang. Nhưng do thời gian đã lâu, mộ không còn nấm, chỉ biết ở góc nghĩa trang, nên chưa xác định được mộ cụ thể. Hơn nữa, chiến tranh kéo dài, khó có điều kiện tìm mộ của một cán bộ cấp cao của cách mạng giữa trung tâm đầu não chính quyền Mỹ ngụy”.

[Ảnh:
Ông Trần Văn Thược – người cháu gọi TBT Trần Phú là chú ruột.]

Sau năm 1975, gia đình ông Thược chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Từ đây, ông lên một kế hoạch tìm mộ gia đình. Trước tiên, ông tìm mộ của bố ông và mộ bà nội. Thành công mỹ mãn. Từ đó, ông Thược nung nấu quyết tâm tìm mộ của chú ruột là Trần Phú. Thêm vào đó, thời gian này, tại khu mộ tù chính trị ở nghĩa trang Chợ Quán, chính quyền đã tìm được mộ của các nhà cách mạng Lý Chính Thắng, Trần Quốc Thảo…Năm 1998, khi chuẩn bị nghỉ hưu, ông Thược đã xúc tiến việc tìm mộ chú Trần Phú. Để tìm mộ của TBT Trần Phú, ông Thược phải ra Hà Nội xin phép Bộ Chính trị. Bộ Chính trị giới thiệu ông qua Văn phòng Trung ương Đảng. Sau khi làm đơn, khoảng một tháng sau thì có giấy phép gửi vào.

Ông Trần Văn Thược tâm sự: “Tôi là một Đảng viên, tôi không mê tín nhưng có những điều về tâm linh, mình chưa lý giải được”. Ngày 4- 1- 1999, ông Thược đã tìm được mộ của cố TBT Trần Phú, người chú ruột của mình. Ông Thược cho biết: quá trình tìm mộ Trần Phú, Văn phòng Trung ương Đảng luôn theo suốt. Di hài của cố TBT Trần Phú được quàn hơn một tuần ở Tp. Hồ Chí Minh, đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đến viếng. Ngày 12- 1- 1999, di hài của cố TBT Trần Phú được đưa về an táng tại quê nhà ở Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh- nằm bên dưới mộ của hai cụ thân sinh của cố TBT. Như vậy là sau 68 năm từ ngày TBT Trần Phú hy sinh (năm 1931), di hài của cố TBT đã được tìm ra và quy cố hương.

Ông Trần Văn Thược giãi bày: chi phí trong quá trình đi tìm mộ của cố TBT Trần Phú đều do một mình ông lo. Văn phòng Trung ương Đảng có xuất kinh phí nhưng ông và gia đình không nhận. Ông nói: “Đây là công việc tâm nguyện của tôi, gia đình tôi và dòng họ”. Trên bàn thờ nhà ông Thược có lư hương và di ảnh của cố TBT Trần Phú. Khi chia tay ông, chúng tôi xin phép được thắp một nén hương tưởng niệm người Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, một trong những người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Linh Giang
Hà Tĩnh – TP.HCM, 16-2-2012.

https:// congly. vn/ nguoi-68-nam-di-tim-mo-tong-bi-thu-tran-phu-36630.html

Xem lại:

MỘ PHẦN TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ: TÍN ĐỒ THIÊN CHÚA GIÁO TÂN TÒNG (CẢI ĐẠO KHI BỊ TÙ, SẮP CHẾT).

https:// www. facebook. com/100007918808885/posts/3008851509388780/

MỘ PHẦN TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ: TÍN ĐỒ THIÊN CHÚA GIÁO TÂN TÒNG (CẢI ĐẠO KHI BỊ TÙ, SẮP CHẾT)

Lưu ý: Chỉ xem xét lượng thông tin khách quan trong đó. Đây là thông tin về tư liệu lịch sử, không rõ sự thật đã được xác minh chưa. Cảm ơn ông Nguyễn Vy Tuý và anh Lê Văn Quy đã cung cấp thông tin này.
Xem thêm, bài trên báo Công lý điện tử (báo của Toà án nhân dân tối cao):

https://congly.vn/nguoi-68-nam-di-tim-mo-tong-bi-thu-tran-phu-36630.html

– 0o0o0 –
Bí ẩn về ngôi mộ của ông Trần Phú

Trước năm 1975, ngoại ô Sài Gòn có một nghĩa trang rộng lớn, được đặt tên là “Nghĩa trang Đô Thành”, nằm trên đường Lê Văn Duyệt (nối dài Sài Gòn) – đối diện là trại lính Nhảy dù Nguyễn Trung Hiếu, và sau lưng là Cư xá Sĩ Quan Chí Hòa (Bắc Hải).

Nghĩa trang này bị giải tỏa vào năm 1998, một phần đất phía sau bị chia chác biến thành nhà ở, còn một phần mặt tiền trở thành Công viên Lê Thị Riêng.

Khi làm việc đào phá tại nghĩa trang này vào ngày 4.1.1999, lao công bất ngờ tìm thấy mộ của ông Trần Phú (Tổng bí thư đầu tiên của đảng CSVN).

Qua đó, sau 68 năm ngày ông Trần Phú chết, nhà cầm quyền ở thành Hồ mới “phát giác” ra một “chứng tích lịch sử” vô cùng quan trọng – để rồi ngày 12.1.1999 vội vã đưa số xương cốt này về tái an táng tại quê nhà của ông ở tỉnh Hà Tĩnh.

Câu chuyện “bí ẩn’ là ở chỗ, tại sao mộ của một Tổng bí thư đảng CSVN lại nằm trong khu Nghĩa trang Công Giáo, ở phía sau Nghĩa trang Đô Thành (sát với con rạch của Cư xá Sĩ quan Chí Hòa). Nơi dành riêng cho những người có đạo (có tên Thánh) mới được chôn cất.

Và tại sao tư liệu và lịch sử Đảng CSVN chỉ viết ông bị bắt và mất vào cuối năm 1931, ngoài ra “không ai biết ông mất trong hoàn cảnh nào và chôn cất ở đâu”.

Theo lịch sử hình thành Đảng Cộng Sản ở VN, thì ông Trần Phú là “học trò xuất sắc của Chủ tịch HCM”, được ông Hồ đưa về từ Quảng Châu vào tháng 4 năm 1930.

Cuộc đời làm “Kách Mệnh” của Trần Phú thật ngắn ngủi. Vào ngày 18.4.1931 ông Phú bị Pháp bắt giam, nhưng đến ngày 6.9.1931 (tức chỉ sau 5 tháng) đã qua đời tại bệnh viện Chợ Quán vì bệnh lao, lúc mới 27 tuổi (như vậy khó mà có thể tạo hào quang cho ông Phú là đã bị Thực dân hành hạ dã man đến chết trong tù).

Mới đây trên facebook của ông Trần Đăng Phiệt có nói đến việc mộ của ông Trần Phú được tìm thấy ở Đất Thánh họ đạo Chợ Quán nằm sau Nghĩa trang Đô Thành, với mộ bia và tên tuổi đầy đủ.

Nhà cầm quyền CSVN cũng bán tín bán nghi, nhưng sau khi thử DNA thì xác nhận đây chính là hài cốt của ông Trần Phú nên mới cho đem về Bắc, để lập khu tưởng niệm.

Câu chuyện ly kỳ ở chỗ: “Một cụ già lão thành Cách mạng (bị giam chung với ông Trần Phú) ở Trà Vinh khi tình cờ biết tin “tìm được mộ TBT Trần Phú” trên báo SGGP đã viết một lá thư dài tường thuật đầy đủ quá trình bị giam giữ, theo đạo, rửa tội, chết và an táng của ông Trần Phú tại nhà thương Chợ Quán rồi gởi cho Cha sở xứ đạo Chợ Quán vào ngày 03.7.2018″.

Cha sở họ đạo Chợ Quán lúc đó là Linh mục FX Lê Văn Nhạc; Ngài đã kiểm tra lại tài liệu lưu trữ của Giáo xứ giai đoạn 1930-1940 thì phát giác sổ rửa tội năm 1931 có ghi tân tòng Phê-rô Trần Phú. Sau đó ngài cho sao chụp hồ sơ lưu sổ rửa tội, và bức thư của cụ lão thành Cách mạng Trà Vinh ra làm ba bản. Một gởi cho Chính quyền TP, một gửi lên tòa Tổng Giám mục SG, một lưu tại giáo xứ.

Hiện nay tại bệnh viện Nhiệt Đới (nhà thương Chợ Quán cũ) số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5; bước vào cổng phía tay trái có một công viên nhỏ và tượng đài Đức Mẹ nay vẫn còn lưu giữ, là nơi các dì phước thời xưa mỗi buổi chiều đến thăm nom, chăm sóc bệnh nhân và đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân có đạo được rước Chúa. Vào các chiều thứ bảy, các dì tổ chức dạy Giáo lý và có các Cha đến giải tội.

Ông Trần Phú là một trong những bệnh nhân được cảm hóa, tin Chúa và cảm mến Chúa để được rửa tội tại đây. Đi vào hành lang bên tay phải, nhà cầm quyền cho dựng lại “một chuồng cọp” nói là nơi giam giữ ông Trần Phú lúc được đem đến đây chữa bệnh. Người ta cũng dựng lên một bức tượng của ông tại đó.

Một nữ y tá làm việc lâu năm tại nơi này cho biết: “Cái nhà đá nói là nơi giam giữ ông Trần Phú là chuyện tưởng tượng. Bởi thời đó Bệnh viện là bệnh viện, và nếu là phạm nhân thì họ chỉ cần còng tay vào giường và có người canh gác là đủ”.

Riêng Cha sở Lê Văn Nhạc nay đã 80 tuổi. Ngài đang nghỉ hưu tại GX Hạnh Thông Tây, Gò Vấp”. (Hết trích).

Cần biết, một người trưởng thành xin rửa tội vào đạo Công Giáo thủ tục còn khó hơn đứa trẻ sơ sinh. Giáo hội đòi hỏi người tân tòng phải học đạo, có người “đỡ đầu”, và trí óc còn minh mẫn (nếu là bệnh nhân).

Câu chuyện trên, chắc chắn không được nhà cầm quyền CSVN công nhận, bởi Lm Lê Văn Nhạc cho biết, ngài từng được Cán bộ CS đến hỏi thăm khi nhận được “hồ sơ” về việc rửa tội xin vào đạo Công Giáo của ông Trần Phú, và yêu cầu ngài không phổ biến tin tức này.

Và nếu phải nói về việc “ngoài dự kiến” không hay ấy, các văn nô viết lịch sử Đảng cũng sẽ nói “bọn thực dân và tay sai” đã ép buộc Đ/c Trần Phú vào đạo, để phá bỏ hình ảnh “vô thần” của Tổng Bí Thư.

Cho đến nay CSVN đã có 12 người làm TBT, nhưng rất nhiều ông khi chết đã bị hé lộ chuyện vẫn tin tưởng có thế giới bên kia, chứ không “vô thần” như lúc tuyên thệ vào Đảng.

Ông HCM cũng nói khi chết sẽ đi gặp Các Mác và Lê Nin. Ông Lê Khả Phiêu trong nhà có bàn thờ Phật to tướng, và khi hạ huyệt có nhiều sư tụng kinh gõ mõ..v.v.

Hiện nay, khi đi vào Công viên Lê Thị Riêng, người ta sẽ thấy phía bên trái có một tượng đài được xây dựng vào tháng 9.2005 dành cho ông Trần Phú với phù điêu mang hình cờ Đảng, cùng câu nói “nổi tiếng” của ông: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Cần biết, trước 1975 đây là nơi đầy “oan khiên, chướng khí”.

Vào năm 1963, gần trăm xác của các binh lính trung thành với TT Ngô Đình Diệm bị quân đảo chính bắn chết, và được đưa về đây.

Đến năm 1968 hơn 2 ngàn xác của Cộng quân bị hạ sát trong trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân cũng được “tập kết” thành một lỗ.

Thê thảm hơn, vào ngày 30.4.1975 trên 3 ngàn xác chết của binh lính hai bên, và thường dân cũng được kéo về bỏ chất đống ở nghĩa địa, khiến dân chúng quanh vùng Ngã Ba Ông Tạ phải “ngộp thở” vì mùi tử khí trong nhiều ngày.

Và tất cả những người xấu số chết vào giờ thứ 25 này, đều đã được vùi chung trong một hố chôn tập thể.

Chưa hết, sau Tháng Tư Đen 1975, nhiều chuyến vượt biên không thành với vài chục xác chết của dân vượt biển (ở ấp Hàng Dầu) cũng được chở về đây, chờ người thân đến nhận.

Bên trong Công viên Lê Thị Riêng hiện nay còn có một hồ nước, nhưng không ai dám cho con em đến gần, bởi “các hồn ma nghĩa địa” đã kéo nhiều em chết chìm khi chơi dưới hồ, dù nước không sâu!

Nguyễn Vy Tuý
❤ ❤

https:// www. facebook. com/100007918808885/posts/3008799822727282/

Trích nguyên văn từ bài báo của phóng viên Linh Giang bên trên: “… Tổng Bí thư Trần Phú mất ngày 6-9-1931. Ông Thược kể: “Khi nghe tin chú Phú mất thì ba tôi cùng chú Trần Đường và chồng cô Lang liền vào Sài Gòn, lén thuê người giữ nhà xác và quản trang họ đạo, chôn cất chú Phú tại nghĩa trang Chợ Quán Sài Gòn (nay là khu vực công viên Lê Thị Riêng)…””.

Trích tư liệu khác / 1:

“Ai có thể ban Bí tích Rửa tội?
Thừa tác viên thông thường của Bí tích Rửa tội là các giám mục, linh mục và phó tế. Trong trường hợp thật cần thiết, mọi người (kể cả người chưa được rửa tội) đều có thể ban Bí tích này, miễn là họ có ý làm theo điều Hội thánh làm”.

https:// lavangchurch. org/phung-vu/bi-tich/bi-tich-rua-toi/giao-ly-co-ba%CC%89n-ve-bi-tich-ru%CC%89a-to%CC%A3i/

Trích tư liệu khác / 2:
“… Cha Sở Chợ Quán FX. Lê Văn Nhac đã tìm trong Sổ Rửa Tội của Họ Đạo Chợ Quán vào khoảng năm 1930 – 1940 và đã tìm thấy một trang chỉ ghi : Ông Phêrô Trần Phú, không có thêm chi tiết nào khác. Bên dưới có chữ ký của một Linh mục người Pháp…”,

Viết tại Họ Đạo Chợ Quán, ngày 03.07.2018
Linh mục FX.Lê Văn Nhạc
Nguồn: Facebook “Công giáo: Đạo vào đời”, đăng ngày 04-07-2018, link:
https:// www. facebook. com/1784712298415052/posts/2186758754877069/

Tạm lí giải:
Có các khả năng xảy ra:
1) TBT. Trần Phú đã tin theo Công giáo; cố đạo Tây trực tiếp rửa tội cho TBT.
2) Trong phút lâm chung, TBT. Trần Phú đã hôn mê, ai đó đã làm phép rửa tội cho ông (xem tư liệu khác / 1), ông không hay biết, và cố đạo Tây đã hợp thức hoá trong sổ rửa tội.
3) Không có rửa tội gì cả, mà chỉ do thân nhân TBT. Trần Phú “lén thuê” (từ ngữ nguyên văn) người giữ nhà xác, người quản trang, rồi cha cố Tây theo đó, hợp thức hoá trong sổ rửa tội — một động tác có tính chính trị.

… Trong ba khả năng xảy ra đó, khả năng thứ 3 là cao nhất, thoả các dữ liệu. TBT. Trần Phú là lãnh tụ cộng sản, nhất là cộng sản người Việt, nên có thể có chút ít tín ngưỡng tâm linh theo đạo nào đó, chứ không phải là phải Công giáo. Thân nhân ông “lén thuê”, vậy là không có lí do gì để gây tai tiếng rằng ông bị cưỡng ép cải đạo. Vả lại, phải hợp thức hoá như thế mới chôn được ở nghĩa trang Công giáo. Mặt khác, Công giáo hoá được kẻ ngoại đạo, nhất là TBT. Cộng sản nữa, thì có tác dụng chính trị chống cộng to lớn.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

GIỖ MẸ, CUỐI TRẬN ĐẠI DỊCH 2021

Posted by Trần Xuân An trên 19.10.2021

hidden hit counter

.
Bài 6 – viết thêm sau BLSLXOBH.
GIỖ MẸ, CUỐI TRẬN ĐẠI DỊCH 2021
Trần Xuân An

giỗ mẹ, mừng vơi đại dịch
phố phường nới lỏng cách li
cổng chùa còn niêm, đóng kín
điện thoại, sóng vẫn từ bi

con đến trước chùa xin lễ
tụng kinh, chuông mõ, lệ thường
cúng mẹ – lá qua bông gió
gió đến nhà ta trầm hương

trong chùa, các thầy trước Phật
và trước bài vị mẹ thôi
ở nhà, hoa tươi đèn sáng
tượng trưng nhang vẫn mây trời

dự lễ, tâm thêm kính cẩn
đại dịch, đành vậy, mẹ ơi
sáng qua, con lên thăm mộ
đã thấy ảnh mẹ mỉm cười.

T.X.A.
09:23-12:01, 16-10-2021
(11-09 âm lịch, Tân Sửu)

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3005087556431842/
.

.

.
.
Xem thêm:
NHỮNG BÀI THƠ TRONG HAI NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2936825039924761/

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC

Posted by Trần Xuân An trên 15.10.2021

hidden hit counter

        
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

ANH HÙNG LIỆT SĨ TÌNH THƯƠNG

Posted by Trần Xuân An trên 09.10.2021

hidden hit counter

        
.
Bài 5 viết thêm – BLSLXOBH.
ANH HÙNG LIỆT SĨ TÌNH THƯƠNG
Trần Xuân An

ni cô, dì phước trải tâm *
làm khăn lau, quạt mát, chăm sóc người
cầm ca ngộ khổ não đời
bón cơm, dưỡng khí nâng hơi thở tàn

thiện tâm tiễn đến vĩnh hằng
giao bình tro cốt, hoa tang, tên người
bao xe chở bốn tháng trời
trăm kho lạnh, lửa thiêu rồi, vạn thân!

có anh hùng gươm cứu dân
anh hùng chất xám, trán tràn mồ hôi
thì chống Covid, thương người
có anh hùng liệt sĩ ngời tình thương!

T.X.A.
09:01-11:10, 09-10-2021
…………..

(*) Dì phước hay chị phước, dịch và ghép nghĩa, tạo nghĩa theo tiếng Việt từ “soeur” (chị), “ma soeur” (chị tôi), hai từ ngữ tiếng Pháp giáo hội Việt Nam dùng để gọi các nữ tu Thiên Chúa giáo. Nhưng cũng tuỳ địa phương. Có nơi chỉ gọi là xơ, ma xơ. Ở Quảng Trị gọi là chị, các chị.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2999446426995955/

Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ (Google search):


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

HAI CON ĐƯỜNG CHẠY TRỐN

Posted by Trần Xuân An trên 08.10.2021

hidden hit counter

        
.
Bài 4 viết thêm – BLSLXOBH.
HAI CON ĐƯỜNG CHẠY TRỐN
Trần Xuân An

xưa người chạy đạn rời quê
nay người chạy dịch thoát về cố hương
xưa ôm chầm xác dọc đường
nay sơ sinh khóc, dù thương, ngại gần
xưa ta gào, thế giới an
nay toàn nhân loại khẩu trang chung buồn
sau còn lũ lượt chân bươn
chạy xa tâm dịch, chiến trường, nhớ nay.

T.X.A.
13:34-17:10, 08-10-2021

https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2998864357054162/

Ảnh: Báo Thanh Niên điện tử (tháng 07 và tháng 10-2021):


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

HOÀ GIẢI + HOÀ HỢP (CỤ THỂ HOÁ)

Posted by Trần Xuân An trên 07.10.2021

hidden hit counter

        

HOÀ GIẢI + HOÀ HỢP (CỤ THỂ HOÁ)
(Hiệp định Paris 27-01-1973, nhưng trong thời Hậu chiến, thống nhất)

Bạn hỏi tôi có vào Hội Nhà văn Việt Nam không? Thưa rằng: Có. Tôi đã làm đơn năm 2003. Mười năm sau đó có bổ sung: 25 đầu sách xuất bản chính thức. Tôi mới gọi điện thoại ra Hội xác định vẫn giữ ý định vào Hội. Tôi là công dân Việt Nam mà!

T.X.A
06-10-2021

https:// www. facebook. com/100007918808885/posts/2997212430552688/


.

Nếu không có PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, CHỬI RỦA TRONG SÁCH SỬ thì cũng không có nhu cầu có tính lịch sử là HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC, cũng không cần LÍ GIẢI VỀ LÍ LỊCH trong tương quan với QUỐC SỬ làm gì. Lô-gích là vậy.
.
Nhà văn chương ở nước ta khó đạt giải quốc tế vì tâm địa phân biệt đối xử, miệt thị đồng bào chế độ cũ. Tôi viết hoà giải hoà hợp dân tộc để mong thấu hiểu rồi viết ra tác phẩm có tính nhân văn, chân thật lịch sử, may ra… Tôi giữ bản quyền khai phá…
.
Người làm văn chương, học thuật nào cũng khát vọng tạo ra được từ trường và trường ảnh hưởng, đồng thời được tôn trọng bản quyền.

.

.

.

.

Đây là một phép toán: Hoà giải + hoà hợp = đoàn kết.
Bạn đừng tầm thường hoá phép toán nhỏ bé, cụ thể này!
Nó, theo cách của tôi, có thể được chấp nhận hay không được chấp nhận, nhưng tôi tin nó đúng.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

OÁN HẬN AI GIỮA THIÊN TAI COVID?

Posted by Trần Xuân An trên 06.10.2021

OÁN HẬN AI GIỮA THIÊN TAI COVID?

hidden hit counter

        

Bài 3 viết thêm – BLSLXOBH
OÁN HẬN AI GIỮA THIÊN TAI COVID?
Trần Xuân An

kẻ xe người bộ rã rời ruột
đầy bụng cả tin giờ rỗng không
chủ trọ giảm tiền, phòng cũng trả
Sài Gòn bốn tháng như tù xong!

về quê, xe bộ chốt đều chặn
ùn tắc mặt đường, mệt đổ kềnh
que ngoáy mũi hầu, bắn nhiệt độ
hai ngày đêm, trẻ khóc già rên

ngả nam, ngả bắc đều dồn ứ
trước siết cách li đã chạy cuồng
nới lỏng cách li, lại đợt mới
chạy về quê quán mà vô phương!

bơi trong phòng kín, dài ngày, đuối
túi gạo bó rau cấp cứu thôi
cảnh sát chặn đường, lo nhiễm khắp
tiêm ngừa, vi rút vẫn đeo người!

oán ai, nào biết ai gây hận!
Covid thiên tai thế giới tang!
tháo chạy, bắc, nam, về lại xứ
bao bình tro cốt, người gùi mang.

T.X.A.
13:01-15:15, 05-10-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2996659980607933/

Ảnh: H1: Sáng sớm 01-19-2021, người tháo chạy về Miền Tây Nam Bộ – Nguồn: Getty Images – BBCVietnamese. H2 + H3: Trợ giúp bà con cô bác trốn dịch, về quê – Nguồn ảnh: Cù Mai Công.


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

SỬ KÍ Y DƯỢC: COVID-19

Posted by Trần Xuân An trên 05.10.2021

hidden hit counter

        
.
Bài 2 viết thêm vào SBLSLXOBH
SỬ KÍ Y DƯỢC: COVID-19
Trần Xuân An

bảy trăm ngàn rụng khẩu trang
thành cờ ngay lối thẳng hàng, tiếc thương
hai vạn bình tro đau buồn
cây nhang lá khói, phố phường vắng hoe
lửa hoả táng, than lập loè
hằng hà sa số mắt nhoè, hụt hơi
giáo đường đen tuyết tang trời
cháy rừng triệu phổi tắc thời dịch lan
siêu vi Vũ Hán toả tràn
sử y dược thêm ngàn trang cứu đời.

T.X.A.
08:21-09:40, 04-10-2021
(Ghi nhớ ngày TP.HCM. nới lỏng cách-li-xã-hội
sau bốn tháng: 01-01-2021)

https ://www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2995985010675430/

Ảnh: H1: Giáo đường nổi tiếng thế giới Notre Dame de Paris bị cháy rụi, 15 & 16-04-2019. H2: Trảng khẩu trang tưởng niệm ở Mỹ. H3: An táng người chết vì Covid-19 ở Nga. H4: Hoả táng nạn nhân Covid-19 ở Ấn Độ. H5: Bình tro cốt nạn nhân Covid-19 tại TP.HCM. H6: Ngã ba trước mặt nhà sau 4 ngày nới lỏng cách-li-xã-hội (04-10-2021).
— Nguồn: Google search.


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »