Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tư, 2021

VÀI MẨU RỜI 30-04-2021

Posted by Trần Xuân An trên 29.04.2021

hidden hit counter

        
VÀI MẨU RỜI 30-04-2021

A. ~~~~~~~

Góp ý có tính chất xây dựng:
VÈ VẼ ĐỒNG DAO 30-04
Trần Xuân An

Đánh, chiếm Dinh Độc Lập
Lại treo cờ Liên Xô
Tạm nghĩ là hình thức
Bản chất đâu phải nô

Cờ Mặt trận, cờ ngược
Tố Hữu viết, chưa mờ
Búa liềm, viền sao đỏ
Cũng một chân-lí-mơ:
Sao vàng, đâu khác được! *

“Bán nước” để cứu nước
Sử hồng còn vết dơ
Nguyên nhân nội chiến ấy
Vè vẽ nghĩa không mờ.

T.X.A.
28-04-2021
…………

(*) Tố Hữu, “Nước non ngàn dặm” (1973):
”… Lá cờ nửa đỏ, nửa xanh
Màu đỏ của đất, màu xanh của trời
Ngôi sao – chân lí của đời
Việt Nam – vàng của lòng người hôm nay…”.

Lưu ý: Cờ Mặt trận đảo ngược, màu xanh trời ở dưới, màu đỏ đất ở trên! Và NGÔI SAO là CHÂN LÍ CỦA ĐỜI, tức là chủ nghĩa Marx-Lenin.
.
Về cờ Tổ quốc:
Búa liềm vàng khối (công nông), ngôi sao năm cánh viền vàng (chủ nghĩa) trên nền cờ đỏ (màu chiến đấu) là cờ Liên Xô. Cờ Tổ quốc và cờ Đảng ở nước ta cũng thế (ngôi sao năm cánh viền vàng hay vàng khối cũng là chủ nghĩa Mác-Lê, chân lí). Cờ Tổ quốc chính là cờ chủ nghĩa. Tôi nói: CỜ TỔ QUỐC CHÍNH LÀ CỜ CHỦ NGHĨA (HỌC THUYẾT). BIỂU TRƯNG LÀ NGÔI SAO (CHỦ NGHĨA) DẪN ĐƯỜNG. Xin nhấn mạnh.
.
Cứ liệu khác:
Không phải dân tộc, đất nước, mà “chủ nghĩa xã hội […] là Tổ quốc” (Từ điển triết học”, bản tiếng Việt, Nxb. Tiến Bộ, Mát-x-cơ-va, 1975, liên kết với Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1986, tr. 712-713.).
Chủ nghĩa xã hội là toàn thể hệ thống xã hội chủ nghĩa macxit-leninit trên thế giới, trong đó có Tổ quốc cụ thể, chứ không chỉ là Tổ quốc cụ thể.
.
Theo đó, 1) Chủ nghĩa xã hội là học thuyết xã hội chủ nghĩa khoa học macxit-leninit; 2) Chủ nghĩa xã hội là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đứng đầu là Liên Xô. Ngoài ra, có một nghĩa nữa: 3) Chủ nghĩa xã hội là hiện thực xã hội, mức độ phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa (ví dụ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.”).
.
Do đó, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc rất dài lâu, vì bị lệ thuộc vào Liên Xô (và Trung Quốc, nước được uỷ nhiệm), rơi hẳn vào Chiến tranh Ý thức hệ (Chiến tranh Lạnh): Phải chiến đấu cho cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (theo khái niệm Tổ quốc xã hội chủ nghĩa), đụng đầu với Khối phi-đỏ do Mỹ đứng đầu. Nếu vì độc lập, thì đến nay chưa có quốc kì độc lập dân tộc – quốc gia. Nếu vì lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, thì hãy còn chiến đấu đến nghìn năm…

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2883009751972957/

B.~~~~~~~

Lực lượng, bộ phận nhân dân nào muốn được hoà giải với phe thắng thì phải có thực lực nào đó khiến phe thắng nể sợ, chứ phe thua Miền Nam như con cá nằm trên thớt thì phe thắng nể sợ gì mà hoà giải!

Còn tôi, tôi hoà giải dân tộc là NÓI CHO HAI BÊN HIỂU NHAU, “VÌ SAO BẮN GIẾT NHAU”, VÀ GÓP Ý SỬA SAI THÔI, để hoà hợp dân tộc, không hãnh tiến, đè ép, không nhẫn nhục, lép vế… Ai muốn hiểu thì hiểu, không muốn hiểu thì thôi…

T.X.A.
28-04-2021

——0o0o0——

Anh Bình Lê, bạn Na Le, anh Chương Lâm!
Khi thế và lực mạnh (Liên Xô và các nước Đông Âu còn tồn tại, chưa sụp đổ…), Đảng CSVN. không hoà giải, hoà hợp mặc dù đã kí Hiệp định Paris 27-01-1973. Sau 1975, họ cũng nói hoà giải hoà hợp nhưng thật ra là trở lại danh xưng Đảng Cộng sản chứ không còn là Đảng Lao động, và đặt quốc hiệu mới, CHXHCN.VN. chứ không còn là VNDCCH. và CHMNVN. (cũng là họ ở ngoài Hà Nội chỉ đạo vào), tức là tiến hẳn lên phía Khối Cộng sản (kinh tế hoàn toàn Đỏ, chính trị chuyên chính Đỏ, văn hoá-tư tưởng Đỏ…) đồng thời không chia sẻ quyền lực cho dù chỉ một chức vụ nào cho phía VNCH. và thành phần thứ ba.
ĐÚNG SỰ THẬT LÀ HỌ KHÔNG HOÀ GIẢI HOÀ HỢP GÌ THEO HIỆP ĐỊNH PARIS 1973.

Nhưng sau khi Liên Xô cải tổ, cởi mở (1986) rồi giải thể (1991), ĐCSVN. cũng đổi mới, vì LX đã thế, Trung Quốc từ 1978 đã cải cách rồi. NHƯ THẾ, ĐCSVN. ĐÃ CHẤP NHẬN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (tư bản tư doanh, đầu tư từ nước ngoài…) VÀ CỞI TRÓI VĂN HOÁ VĂN NGHỆ (gồm cả tôn giáo, tín ngưỡng…). Do thế buộc, họ đã “hoà giải, hoà hợp”, thừa nhận sai lầm về kinh tế Đỏ, về chính sách văn hoá-tư tưởng và tôn giáo Đỏ, để chấp nhận kinh tế, văn hoá-tôn giáo tự do của Miền Nam cũ, duy chức vụ lãnh đạo thì họ không nhường ghế nào cho VNCH. và thành phần thứ ba, mà càng siết chặt hơn.
HỌ CHỈ BỊ TÌNH THẾ QUỐC TẾ MÀ “HOÀ GIẢI, HOÀ HỢP” như thế thôi, chứ BẢN THÂN HỌ KHÔNG TỰ GIÁC HOÀ GIẢI HOÀ HỢP THEO HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2883195781954354/

C.~~~~~~~

ÔNG NÔNG DÂN NÓI
VỚI ĐỨA CHÁU BÍ THƯ TỈNH UỶ HAY CẤP TO HƠN

Ông nông dân nói: “Mi là cộng sản, mi thắng rồi, nắm chắc chính quyền rồi, mi ưng mần chi mi mần, tụi tau không ưng cũng phải chịu. Nhưng tau nói phải trái cho mi hiểu, chơ không phải tau ngu mô, không phải bọn Quốc gia, Cộng hoà tụi nó ngu mô! Nói cho mi biết, để mi bớt làm tàng, bớt chửi bới thiên hạ, bớt tự cao tự đại, bớt hiếp đáp bọn trẻ, bớt bắt tụi văn nghệ sĩ bôi nhọ bọn cũ, ca ngợi mi đi, và để mi biết mà sửa sai, không thì lịch sử đời sau sẽ chửi mi thúi mồ thúi mả. Rứa thôi! Còn tau, tau CHẤP HÀNH LỆNH MI lâu rồi, từ 30-04-1975 thê”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2883234835283782/

D. ~~~~~~~

Tôi thương kính Quốc gia, Cộng hoà nhưng kính nể Cộng sản Việt Nam. Chín đoá đỏ vàng lam trên bình sọ, CSVN có đến năm đoá đỏ.
T.X.A. ~ 29-04-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2883824298558169/
.

.
T.X.A.
28 – 29-04-2021

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

THƠ THÁNG TƯ 2021

Posted by Trần Xuân An trên 26.04.2021

hidden hit counter

        
THƠ THÁNG TƯ 2021
Trần Xuân An

~ bại, tù, qua Mỹ, u sầu
thắng, nhưng Nga ngự trên đầu ông cha!
ngẫm bốn nghìn năm, xót xa
lính còn cội rễ, thương ta thương mình!
(T.X.A.) ~

lệ thuộc ngoại xâm,
          để chống ngoại xâm,
          thành nội chiến |
thành điểm nóng Chiến tranh Lạnh,
          thật ra hai bên chỉ Mỹ với Nga: |
ý hệ và súng đạn |
bại, mãn tù, bứt gốc, qua Mỹ,
          thắng, nhưng Nga trên đầu ông cha! |

không Minh Mạng,
          hẳn Gia Long nghìn đời tủi nhục |
mừng thống nhất, hoà bình,
          khóc đau mà lại ha ha |
hãy tin đi,
          hai trận sóng thần từ Châu Âu ấy |
chỉ còn bình sọ với chín đoá hoa |

bình sọ bảy đoá trong tôi,
          thời còn đi dạy học |
ai đó bảo, Bác Hồ là Gia Long,
          Lê Duẩn là Minh Mạng,
          nhưng không… |
chỉ một nửa Minh Mạng:
          đánh đuổi mao-isme |
hiểu “nguỵ” và “phiến”,
          sông Hiền Lương chỉ một màu trong |

thương thay Lý Trần Quán, Phạm Thái |
và cả Cao Bá Quát phù Lê đã tiêu vong |
tháng tư, tháng tư, dân tộc ta là một,
          mọi người là Minh Mạng |
gội rửa bùn
          sóng thần Nga đỏ,
          còn dơ tóc, còn đọng triệu lòng |

tôi chỉ là hạt cát trắng |
chưa từng cầm súng bao giờ |
hiểu rằng tuy lệ thuộc, trong thế cờ,
          Bác Hồ, Lê Duẩn mãi hoài đáng kính |
thương hai vị như dân tộc mình,
          vết ngoại cường, còn cặn, còn dơ |

tôi thương
          bao người Quốc gia, Cộng hoà cũ |
nghe, đọc quá nhiều, nội chiến nội tâm |
trầm uất, thoát li đời, đau nhược tiểu |
hào hùng, về say đổ quán, lệ thầm |

tự vệ gì nổi, hỡi các bác, các anh,
          trước nửa đồng bào Miền Trại lính! |
chuyên chính với từng câu văn, giọng ngâm |
Quốc gia, Cộng hoà đành thua Cộng sản |
dù cũng như nhau
          — đều lệ thuộc ngoại xâm —
          chống hai phía ngoại xâm! |

tháng tư, tôi lại làm thơ hoà giải |
sau bảy năm dài,
          để trong nước mình,
          hoà hợp với nhau |
kính tặng bức tranh bình xương sọ |
chín đoá đỏ vàng lam,
          viết sách cho hôm nay,
          nghìn sau |

Quốc gia, Cộng hoà,
          bao người lính cũ |
không dắt dìu cháu con,
          lìa Tổ quốc, lưu vong |
mừng mãi còn nơi cội rễ,
          còn Nắng vàng tiểu sử |
dựa ngoại xâm, để chống ngoại xâm,
          khác chi lính Cộng sản Mưa hồng. |

T.X.A.
06:36-08:01, 26-04-2021
……………

(*) Lý Trần Quán, Phạm Thái trung với vua Lê, chúa Trịnh, thời Quang Trung bình Bắc; Cao Bá Quát, thời vua Tự Đức triều Nguyễn.

https :// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2881487202125212/

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

YÊU CẦU CỤ THỂ THEO HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973

Posted by Trần Xuân An trên 25.04.2021

VIẾT Ở PHẦN BÀN LUẬN CỦA FACEBOOK NHÀ THƠ THẠCH QUỲ (24 & 25-04-2021)
Trần Xuân An

1.

Chính tác phẩm chứng tỏ và xác lập mức độ tài năng của tác giả. Đó là chân lí. Nhưng xã hội đâu phải ai cũng có mắt xanh thẩm định thơ, văn. Đại đa số cứ theo thi hàm, văn hàm, như thể quân hàm, học hàm và cả học vị, hoặc theo cấp giải thưởng, hoặc theo tuyên truyền của báo chí có chỉ đạo. Các loại hàm, vị, giải ấy cũng rất đáng ngờ, phần lớn hữu danh vô thực (chỉ để làm oai, làm nghề…).

Do đó, nếu vàng phải được thử bằng lửa, thì tác phẩm văn chương phải được thử thách bằng thời gian.

Vấn đề là QUYỀN CÔNG BỐ TÁC PHẨM (quyền xuất bản, phát hành) và THƯ VIỆN NHÀ NƯỚC, TƯ NHÂN CÓ BỔN PHẬN LƯU TRỮ, CÓ QUYỀN LƯU TRỮ (quyền lưu trữ cả những tác phẩm không được Nhà nước bằng lòng).

2.

Có tác giả thời thượng (viết trúng thị hiếu, tâm lí nhất thời…), có tác giả ăn khách (bán chạy, best-seller), có tác giả lừng danh nhờ quyền chức chính trị, nhờ mua chuộc báo chí, phê bình…
nhưng rồi bị thời gian đào thải

3.

Tôi phải nói thêm: Người cầm bút chỉ là “cây sậy biết tư duy”, cảm xúc. Cây sậy mọc ở đâu? Trên đất mình. Vậy thì phải chấp nhận thực tại. Tôi đã viết rằng các bạn làm thơ, viết văn nên làm đơn vào hội nhà văn, nên gửi bài đăng báo giấy, xuất bản sách giấy có giấy phép… như bình thường, nhưng phải giữ cốt cách, dù là cốt cách cây sậy — cây sậy có tư tưởng.

Những người trẻ còn cần phải học cho có bằng cấp, học vị, phải nghiên cứu, cho có công trình để có học hàm.

VỚI PHẬN NGƯỜI, PHẢI CHẤP NHẬN THỰC TẠI VÌ KHÔNG THỂ LÀ MÂY TRỜI CŨNG KHÔNG PHẢI BỤI LẤM BÙN LẦY!

T.X.A.
24 & 25-04-2021
…………….

Cũng cần nói thêm: Hoà giải dân tộc để hoà hợp dân tộc, tôi đã hoà giải rồi, cụ thể và đậm nét trong bảy năm qua (xem 14 đầu sách về đề tài này tại http://www.tranxuanan-poet.net hay tại https://txawriter.wordpress.com). Ai không hoà giải, hoà hợp theo Hiệp định Paris 27-01-1973 thì thế giới và lịch sử lên án họ. Có thể vắn tắt về hoà giải như thế này: NÓI CHO CÁC ANH, CÁC CHỊ VÀ CÁC BẠN (ĐANG CẦM QUYỀN…) HIỂU SỰ THỂ CHIẾN TRANH LÀ NHƯ THẾ ĐÓ! MUỐN HIỂU HAY KHÔNG THÌ TUỲ.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2880905528850046/
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

ĐẤT CỌNG QUE, HỒI CƯ 12-1973, 05-1975…

Posted by Trần Xuân An trên 20.04.2021

hidden hit counter

        
ĐẤT CỌNG QUE *,
HỒI CƯ 12-1973, 05-1975…
Trần Xuân An

đất cọng que, thời chiến tranh, Quảng Trị
thương ruột thịt, xôi đậu cả tâm tình
chạy rồi chạy… Hồi cư luôn, là phước
dù bo bo, khoai sắn độn hoà bình

“nguỵ” và “phiến”, cọng và que, một thuở
Quảng Trị ơi, đâu chỉ Quảng Trị mình
cả đất nước không đâu không xôi đậu
nỗi cọng que, xôi đậu, tận tâm linh

hãnh tiến chi, “nguỵ” xưa như “phiến” cũ
đất đồng bào, cọng cũ như que xưa
nếp nhân dân, đậu vàng như đậu đỏ
thuận hoà mưa mùa nắng, nắng mùa mưa.

T.X.A.
20-04-2021 (09-03 âl.)
…………..

(*) Từ ngữ có tính lịch sử, xuất hiện phổ biến từ trước 1975: Đất Que Cọng hay Đất Cọng Que: Các nơi chốn Quốc gia và Cộng sản xen kẽ nhau. Xôi đậu cũng có nghĩa như vậy. Theo từ điển Hán – Việt (online, “Hán -Việt tự điển” của Thiều Chửu, Nxb. TP.HCM., 1999): “Phiến” (xúi giục, giúp kẻ ác): phiến quân, phiến cộng; “nguỵ” (giả dối, bù nhìn, giặc): nguỵ quân, nguỵ quyền.
Bổ chú:
Ở Miền Bắc có cụm từ “tác phẩm trong ngăn kéo tủ”. Thì ra, tâm hồn, tư tưởng nhà văn chương cũng có nhiều ngăn: đỏ, vàng, xanh, lam, tím… Các ngăn đó được xếp hàng ngang theo thời điểm, thời đoạn và được xếp hàng dọc theo năm tháng tuổi đời, theo tiến trình nhận thức, theo chuyển biến chính trị, xã hội, khiến họ thấy rõ thực tiễn. Tâm hồn, tư tưởng họ cũng xôi đậu, cọng que. Chế Lan Viên là rõ nhất… Cũng không ai ngờ Nguyễn Khải lại có những tác phẩm cuối đời như vậy… Còn nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ngay từ trước hoặc sau năm 1980 chút ít, ông ấy đã nói thật là “có nhiều ngăn kéo” như thế, mà hồi đó, tôi đã nghe nói!… 30 năm qua, sau Cởi trói, tất cả các vị hẳn đã công bố hết!

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2877235932550339/

Ảnh sông Thạch Hãn (2018):

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

HỘI NHÀ VĂN “CỞI TRÓI”, HỘI VĂN NGHỆ “CỞI TRÓI”

Posted by Trần Xuân An trên 17.04.2021

TỪ 1987/1991,
CÓ TÊN GỌI LÀ HỘI NHÀ VĂN “CỞI TRÓI”,
HỘI VĂN NGHỆ “CỞI TRÓI”
Trần Xuân An

.

.
Trong các xã hội văn minh, hiện đại, mọi ngành nghề đều có hội nghề nghiệp (nghiệp đoàn) để người trong nghề bảo vệ nhau. Với người cầm bút, điều quan trọng nhất là bảo vệ tác quyền (quyền về nhân thân, quyền về sở hữu) và quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác – nghiên cứu, xuất bản – phát hành tác phẩm… mà hiến pháp nước nào cũng ghi rõ.

Nước ta theo chính thể xã hội chủ nghĩa, chủ trương chuyên chính vô sản, do đó, các hội nghề nghiệp (nghiệp đoàn) đều tuyệt đối thuộc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và mỗi ngành nghề chỉ có một hội nghề nghiệp cấp toàn quốc duy nhất. Hội Nhà văn Việt Nam là một hội trong Liên hiệp toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội viên của Hội này được gọi là nhà văn cấp toàn quốc hay “nhà văn Việt Nam”.

Ở các tỉnh, có liên hiệp các phân hội văn nghệ, gọi chung là hội văn nghệ tỉnh, trong đó có phân hội văn học (không gọi là phân hội nhà văn cấp tỉnh). Hội viên các phân hội cấp tỉnh chỉ được gọi là tác giả, không được gọi là nhà văn.

Ở các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, như TP.HCM., Hà Nội, Huế *, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, có hội nhà văn thành phố địa phương (danh xưng là hội nhà văn một cách chính thức), nhưng hội nhà văn thành phố địa phương lại trực thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật của thành phố đó. Hội viên hội nhà văn thành phố trực thuộc Trung ương dĩ nhiên là nhà văn địa phương, như “nhà văn Huế”, “nhà văn Hải Phòng”, “nhà văn TP.HCM.”…

Đó là hệ thống thể chế (thiết chế) nói riêng về các hội nhà văn, các phân hội văn học. Chắn chắn hệ thống thể chế là do quyết định của Bộ Nội vụ.

Điều cực kì quan trọng là giới cầm bút bảo vệ nhau về các quyền liên quan mật thiết nhất của người cầm bút như đã liệt kê trên, cụ thể nhất là quyền tác giả (quyền của người sáng tạo nên tác phẩm và đương nhiên có quyền sở hữu tác phẩm đó). Do đó, mọi người cầm bút văn chương nên vào hội nghề nghiệp văn chương (văn học).

Có một điều quan trọng hơn cả việc bảo vệ tác quyền là tự do tư tưởng, tự do sáng tác – nghiên cứu, xuất bản – phát hành. Nhưng viết dưới chính thể chuyên chính vô sản, toàn trị, nên nhiều bi kịch xảy ra. Tuy vậy, từ 1987, 1991, đã được Cởi trói, không còn độc nhất phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa hay nói đúng hơn, phương pháp sáng tác ấy đã cáo chung. Đó là điều đáng mừng. Vấn nạn còn lại là “nhìn thẳng vào sự thật, viết đúng sự thật”. Vô hình trung, đó cũng chính là trọng tâm hoà giải hoà hợp dân tộc. Tôi đã tập trung viết về vấn nạn này trong bảy năm nay (2014-2021), chưa kể trước đó.

Tôi hi vọng mọi người cầm bút đều vào hội nghề nghiệp tuỳ theo địa phương sinh sống và tuỳ theo tay nghề, số lượng, chất lượng tác phẩm của từng người. Nếu có gì chưa hợp lí về hệ thống thể chế, nên gửi đơn, viết bài phản biện. Nếu có sự mờ ám như hối lộ, mua chuộc, “chạy” phiếu, trù dập cá nhân, các vị cầm bút nên khiếu kiện, tố cáo, đề nghị truy tố ra toà án, mà đối tượng là bất kì kẻ nào, chức trách gì trong hội.

Các đồng nghiệp khiếu kiện, tố cáo, truy tố như thế, bản thân tôi cũng được nhờ – nhờ đó mà không bị trù dập, phân biệt đối xử, nhất là không bị cướp đoạt tác phẩm sáng tác, tác phẩm nghiên cứu…

Một mình tôi, lẻ loi, thì làm được gì trong vấn đề hội nghề nghiệp này! **

T.X.A.
trước 10:05, 17-04-2021
……………
(*) Huế là thành phố chưa phải trực thuộc Trung ương, nhưng là thành phố hội tụ nhiều yếu tố văn hoá lâu đời, xưa nay đều xem như trung tâm văn hoá Trung phần nước ta.
(**) Kết thúc bài viết ngắn này ở câu này, khi đọc lại, tôi cũng ngại rằng sẽ có người ngộ nhận nọ kia, không tốt. Ý tôi muốn nói là: 1) về hệ thống thiết chế liên hiệp các hội văn học nghệ thuật, trong đó có các hội nhà văn, các phân hội văn học, nếu có gì bất cập thì các hội viên hoặc người chưa vào hội nên viết bài góp ý xây dựng, hoặc viết đơn kiến nghị; 2) về các dư luận cho rằng các hội có gì đó mờ ám, như mua chuộc, hối lộ, cậy thế, “chạy” phiếu tán thành đơn vào hội… , và cả vấn đề đạo văn, bản quyền, mà nhiều bài viết nêu ra, thì nên khiếu kiện, tố cáo, thậm chí đến mức truy tố đúng theo luật pháp… Những động tác minh bạch, đúng thể lệ, đúng luật pháp đó của các đồng nghiệp khác, đều làm cho các hội và nói chung là cả xã hội được phần nào công minh, tốt đẹp hơn, trong đó, bản thân tôi cũng được nhờ (người ta đấu tranh, mình cũng được hưởng thành quả). Xin minh định rõ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2874993642774568/
.

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

TỰ DO, ĐỘC LẬP

Posted by Trần Xuân An trên 13.04.2021

hidden hit counter

        

TỰ DO, ĐỘC LẬP
Trần Xuân An

.


.

đầu đội trời, mây bay,
            chân đạp đất, bụi lầy
nhà giáo, nhà sử, nhà văn chương,
            bút cày,
            giữa đời thanh cao xen ô trọc
không để kẻ nào ngồi trên tóc
không đạp ai dưới chân,
             thương giun kiến cõi này!

huyết thống thuần Kinh,
             Tổ quốc Việt tôi đây
phận người, công dân,
             không là mây bay, bụi lầy
viết hoà giải theo Hiệp định Paris,
             hoà hợp, tôi vẫn hội viên
             Hội Nhà văn Thành phố Bác
phận người thì không thể bụi lầy, mây bay.

T.X.A.
09:23-09:45, 13-04-2021

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/287215396305856/
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

VỀ BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA TÒNG VĂN HÂN

Posted by Trần Xuân An trên 13.04.2021

VỀ BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA TÒNG VĂN HÂN
Trần Xuân An

Đã gọi là chửi, và chửi có người nghe được, ngữ điệu phải đúng là chửi: gay gắt, gầm hoặc rít. Theo từ điển, chửi là dùng lời lẽ cay độc xúc phạm đối tượng, hạ nhục đối tượng cho hả giận. Nhưng trong bài thơ, ngữ điệu là ngữ điệu kể, nội dung lời chửi mà tác giả khẳng định là lời chửi, lại là lời cầu mong, khuyên chăn nuôi, chúc giàu. Như vậy, phải chăng tác giả đã lược bớt lời chửi (đồ siêng ăn nhác làm, trời tru đất diệt mày, công an cùm chân còng tay mày, chẳng hạn), chỉ để lại phần “có hậu” của lời chửi ấy thôi? Bài thơ ”Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân chắn hẳn cần được các nghệ sĩ diễn ngâm, đọc diễn cảm thể hiện cho đúng ý tác giả ở hai đoạn chửi (chửi-có-chúc-lành, chửi-có-chúc-phúc) *.
.

.
Đây là bài thơ mộc, không một chút tu từ, như lời văn xuôi thô có xuống dòng như thơ. Nó có cái xương sống là tứ: Mẹ chửi kẻ trộm nhưng chửi có hậu nên con gái bà mẹ ấy được làng xóm quý mến, muốn hỏi làm dâu, cho dù con gái bà cũng tầm tầm các mặt. Thật ra, do tác giả không thêm các câu lập luận, chuyển mạch cho logic, mà kết đột ngột, nên cũng có thể gọi các ý thơ đã tạo nên tứ thơ, ít ra cũng gây cảm giác là có tứ thơ (có cấu tứ).

Thời sinh viên, dạy học và mãi về sau này, đến lúc này, tôi yêu thích đến say mê trường ca – truyện thơ ”Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) của nhân tộc Thái Tây Bắc nước ta. Bản dịch ra tiếng Việt phổ thông sao mà tinh tế, tràn đầy thi ảnh mới lạ (đối với người Kinh và thế giới) đến thế. Nhưng Tống Văn Hân lại thiên về thi pháp mộc. Phải chăng nhà thơ trẻ muốn dễ dịch ra tiếng nước ngoài trong thời kì hội nhập quốc tế này?

T.X.A.
11:12, 13-04-2021

……………

(*) Báo Thanh Niên ngày 12-04-2021, đăng lời Tòng Văn Hân, theo đó, anh lại cho rằng nhân tộc Thái không bao giờ chửi ở trường hợp này (sợ uế miệng, vía bỏ đi, sinh bệnh), và nếu biết chắc kẻ trộm, họ lẳng lặng đi báo trưởng bản. Ở đây tôi chỉ theo văn bản bài thơ. Và căn cứ vào cả hai (bài thơ và lời phát biểu ấy), hẳn tác giả muốn nói, “mẹ tôi chửi kẻ trộm” nhưng chửi mà không chửi gì cả, lại chỉ cầu chúc, khuyên bảo. Xin lưu ý rằng đây là chuyện nhỏ ở mường bản, và mường bản có trưởng bản xử lí vụ việc. Ý thức luật pháp, ý thức chống tham nhũng và chống xâm lược đất biên giới, biển đảo, không mộc mạc như vậy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2872186709721928/

Ảnh: Google search

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

NGHĨ VỀ “LẤY ÂN BÁO OÁN, OÁN TIÊU TAN” TRONG BÀI THƠ ĐƯỢC TRAO GIẢI, 04-2021

Posted by Trần Xuân An trên 11.04.2021

NGHĨ VỀ “LẤY ÂN BÁO OÁN, OÁN TIÊU TAN” TRONG BÀI THƠ ĐƯỢC TRAO GIẢI, 04-2021
Trần Xuân An

Văn chương, sử học và các ngành khác, thuộc khoa học xã hội xã hội chủ nghĩa, luôn luôn thể hiện đồng thời giáo dục lòng căm thù giai cấp, chính quyền, quân đội Quốc gia, Cộng hoà (bị gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền), cộng với lòng căm thù xâm lược truyền thống. Trong chiến tranh, đã thế. Thời hậu chiến, vẫn thế, để truy đoạt, truy kích, hạ uy thế đối phương còn sót lại, trong thực tại, trong nhận thức, tình cảm quần chúng. Thậm chí, như trong thực tế hành chính, còn tru di bằng chủ nghĩa lí lịch đến ba đời, trong văn nghệ, học thuật. Sách báo, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, trường học… luôn luôn sục sôi lòng căm thù. Mặt khác, luôn luôn đồng thời tự ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi chân lí Marx, Lenin, Stalin, và trước 1979 có cả chân lí Mao Trạch Đông, bất kể đúng, sai.

Chỉ nói riêng về lòng căm thù giai cấp, căm thù đối phương là Quốc gia, Cộng hoà người Việt, đồng bào Việt, trong chiến tranh: đúng là “hận thù ngút trời”.

Đúng, sai, tự phán xét và phán xét, trong nội chiến Đỏ – Vàng vốn lệ thuộc ngoại chiến hai Khối (1945-1975-1989/1991), tôi đã viết nhiều. Ở đây chỉ nói về câu nói của Lão Tử và cũng là câu nói tương tự trong kinh sách Phật giáo (hai tôn giáo này giao thoa từ nghìn xưa): “Lấy ân báo oán, oán tiêu tan; lấy oán báo oán, oán trập trùng”. Trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (bản 1997, bản 2003), tôi đã đề cập đến câu kinh điển tôn giáo này.

Đó là chân lí đạo đức học, muôn đời đúng: chân lí vĩnh cửu. Tuy nhiên, vận dụng chân lí đạo đức học đó vào từng trường hợp cụ thể, không phải đơn giản. Có thể sẽ bị xem là mù quáng, vì chưa thấu triệt, tinh tường chân lí ấy và cách vận dụng nó. Nói chung, hiểu và vận dụng đúng đắn, đúng đến mức nào chăng nữa, cuối cùng vẫn bảo đảm minh triết của chân lí đạo đức học “ân báo oán”, chỉ loại trừ sự hiểu và vận dụng sai lầm.

Nhân cuộc trao giải thơ cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân, tôi nghĩ, tư tưởng (chỉ bàn về mặt tư tưởng – cái tư tưởng theo ý của người có thẩm quyền *) trong bài thơ là sự vận dụng sai lầm chân lí đạo đức học đang đề cập. Từ viết, giáo dục lòng “căm thù ngút trời”, để căm thù biến thành sức mạnh chiến tranh, để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”… đến “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ hàm hồ này đến hồ đồ khác.

Không chửi — không chửi bới ba đời bảy họ, chửi sập bàn thờ gia tiên, chửi vu, chửi bịa, chửi nộp **, chửi trù ẻo, trù dập, chửi cho tàn mạt, không ngóc đầu lên nổi… Không chửi là tốt nhất, chính nhân quân tử nhất. Chỉ cần bình tĩnh phân giải đúng, sai, thiện, ác. Nếu kẻ bị chửi đích thực là kẻ trộm gà, trộm lợn, thì thay vì chửi, nhà mất trộm báo công an, công an bắt giam nó, thu hồi giúp tài sản bị trộm, truy tố nó ra toà án, giáo dục nó, cải tạo nó, tuỳ mức án, rồi phóng thích nó, cho nó về làm ăn lương thiện, và hơn thế, mọi người liên quan tạo điều kiện làm ăn cho nó, đừng bịt đường tiến của nó cũng như thân nhân nó. Đó là cách xử lí đối với kẻ trộm đúng pháp luật văn minh, nhân đạo. Đó là “lấy ân báo oán, oán tiêu tan…”. Nếu nghiệt ngã, hà khắc quá, thù hận sẽ khôn nguôi, mà chồng chất thêm chất chồng, đến đời con, đời cháu… Đó là “lấy oán báo oán, oán trập trùng”!

Dĩ nhiên lấy nội chiến Đỏ – Vàng trong ngoại chiến hai Khối (Chiến tranh Lạnh toàn cầu mà Việt Nam là một điểm nóng của Chiến tranh Lạnh ấy) để so sánh với bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” thì quá vô lí, như quả núi so với hạt cát, mà nửa hạt cát là bẩn (kẻ trộm). Nhưng xét về mặt vận dụng chân lí đạo đức học ấy cho trường hợp to lớn lẫn đối với trường hợp bé mọn thì không phải sai, bởi đó là chân lí phổ quát, đúng đối với mọi trường hợp.

Thực dân Pháp, phát xít Nhật là quân xâm lược thời thực dân cũ. Trung Quốc là thực dân đỏ kiểu mới đồng thời là thực dân cũ xâm lược biển đảo. Liên Xô, Mỹ là thực dân mới về ý thức hệ. Năm nước thực dân, đế quốc ấy, ta không bàn ở đây.

Riêng về Quốc gia, Cộng hoà (bị vu là nguỵ quân, nguỵ quyền), họ không phải là kẻ trộm, kẻ cướp (không tiến quân ra Miền Bắc).

Nhưng cái sự chửi thì giống nhau ở hai trường hợp như đã nói trên, tuy từ cực đoan này sang cực đoan nọ, từ chửi bới, chửi trù dập đến chửi kiểu chúc phúc, chửi kiểu chúc lành (nghệ sĩ diễn ngâm, đọc diễn cảm mới thể hiện được cách chửi này). Cả hai loại chửi đều sai. Chửi là sai rồi. Chửi thế nào cũng sai. Không trí thức.

Giá như chính quyền Cách mạng hiện nay thôi chửi bằng từ “nguỵ”, bằng hình tượng nhân vật “nguỵ” gian ác, mà tự phê phán bản thân Cách mạng, để rõ mình cũng “phiến” (phò kẻ ác), thậm chí, tự phê Cách mạng lại quá nịnh hót ngoại cường, và dĩ nhiên, khẳng định hai phe nội chiến đều chống hai Khối ngoại xâm ở mục đích cuối cùng… trong sách báo, điện ảnh, truyền thanh truyền hình, nhất là sách giáo khoa… thì trí thức biết bao! Và giá như thực hiện đúng Điều 11 Hiệp định Paris 1973, chấm dứt chủ nghĩa lí lịch thì đúng đắn biết bao! Đó là tuân theo công lí mà còn được tiếng “lấy ân báo oán”, “lấy ngay thẳng báo oán” (trong chiến tranh, bắn giết nhau, làm sao khỏi oán được!), kết quả sẽ là “oán tiêu tan”: Hoà giải hoà hợp dân tộc.

Tôi là công dân trong chế độ hiện hành, nhưng muốn là công dân trung thực, chân chính.

T.X.A.
trước 11:13, 11-04-2021
……………

(*) Bài viết này không bình luận về bài thơ của Tòng Văn Hân, chỉ nhân cớ để bàn ngoài lề về tư tưởng “lấy ân báo oán, oán tiêu tan; lấy oán báo oán, oán trập trùng”.
(**) Chửi nộp; nộp (chửi nạp; nạp): Theo từ điển, “lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp” (thường chỉ dùng riêng từ “nộp” trong ngữ cảnh nhất định).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2870695036537762/

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

CHỨC NĂNG VĂN CHƯƠNG, TÔI KHẲNG ĐỊNH

Posted by Trần Xuân An trên 10.04.2021

.
Văn chương, có thể viết xa nói gần, có thể bằng ngôn từ trực tiếp: Văn chương là tiếng hát vu vơ, nhưng chất chứa, như tiếng sáo cất lên trong xóm làng quê, là biểu ngữ kêu đòi của người dân trên đường phố. Nhà văn chương không ngồi trên đỉnh cao quyền lực chính trị để viết. Có quyền lực thì đã hành động: Hoà giải hoà hợp dân tộc. (T.X.A.)
.

.
~ Văn chương hướng đến nhân loại một thời và muôn đời, mặc dù đối tượng phản ánh, thể hiện chỉ là một số người, một cộng đồng dân tộc có chung hoàn cảnh, số phận.

~ Dẫu sao người Việt hậu chiến trong nước cũng khác điều kiện, tư tưởng với người Việt đã ra hải ngoại…

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

TẠM NGHĨ VỀ STALIN (1878-1953)

Posted by Trần Xuân An trên 07.04.2021

TẠM NGHĨ VỀ STALIN (1878-1953)

Trần Xuân An

.

Trong một xã hội bị bộ phận công dân nào đó, các nhóm chính khách nào đó lạm dụng dân chủ để gây ra tình hình hỗn loạn, vô chính phủ, người ta mong có bàn tay sắt để đưa xã hội vào giới hạn của hiến pháp, luật pháp dân chủ có tính phổ quát, hiện đại. Nhưng bàn tay sắt ấy lại vi hiến, vi luật, đưa hẳn xã hội vào “xã hội trại lính” (“quân lệnh như sơn”) thì đó là lạm quyền, chuyên quyền, độc tài, toàn trị — mọi công dân đều bị trở thành “công cụ biết nói”, và khổ thay, họ cũng không phải là chiến sĩ; xã hội “nhảy vọt” lên được nhờ duy ý chí, thắt lưng buộc bụng, nhưng khổ thay, số liệu thống kê ảo, chất lượng sản phẩm vật chất, tinh thần kém, thiếu thực chất, để rồi đến lúc quá mức chịu đựng, chắc chắn phải tan rã. Duy ý chí, chịu đựng độc tài, chỉ có thể trong thời hạn ngắn, năm năm, mười năm, hai mươi năm, tất yếu phải bung ra, bùng vỡ. Thậm chí, kẻ độc tài, lạm quyền, chuyên quyền, toàn trị còn chà đạp hai chữ “Cộng hoà” trong việc trấn áp, thủ tiêu thành phần, giai cấp, dân tộc nhỏ (không phải kiều dân đến từ các nước lớn), tạo ra một giai cấp lãnh đạo, thống trị ảo, không thật, vì quyền lực thực sự ở một nhóm người mà thôi, thậm chí ở mỗi một kẻ độc tài đó, bằng cách thần thánh hoá lãnh tụ.

Stalin là lãnh tụ độc tài như thế, nhưng ở Liên Xô, thời kì đã xác lập chuyên chính vô sản do Lenin tiến hành. Ông ta còn biện minh rằng, không chuyên chính thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (đại để như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, không chuyên chính thì không thể tước đoạt ruộng đất cho nông dân, tước đoạt nhà máy cho công nhân, tước đoạt giáo đường, chùa chiền, đình làng cho trường học, trụ sở công vụ…). 

Và cho dù công lao chiến thắng phát-xít Đức, Ý, Nhật có sự đóng góp tài năng lãnh đạo của Stalin hay không, hay chỉ do lòng yêu nước, ý chí chống ngoại xâm của nhân dân Liên Xô, thì mặc nhiên, Stalin ở cương vị lãnh đạo tối cao, lịch sử không thể không ghi tên ông vào bảng vàng, sử xanh Nga và thế giới. Tên tuổi Stalin bên cạnh lãnh đạo Anh, Mỹ và các nước thuộc Khối Đồng minh dĩ nhiên mãi đáng nhớ, ghi công, nhưng kèm theo tên tuổi Stalin là sự xâm lược các nước khác của Liên Xô trong Thế chiến II (1939-1945).

.
T.X.A.

trước 11:12, 07-04-2021

.

Ảnh Wiki

.
Sách tư liệu: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 30 NĂM QUA (1949-1979) — Bộ Ngoại giao Việt Nam biên soạn, Nxb. Sự Thật, Hà Nội – 1979:

https://txawriter.wordpress.com/2019/08/30/sach-tu-lieu-su-that-ve-quan-he-viet-nam-trung-quoc-30-nam-qua/
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »