Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Hai, 2015

LỄ HỘI CHÉM LỢN Ở NÉM THƯỢNG, BẮC NINH: 2 LẬP TRƯỜNG VỀ MỘT NHÂN VẬT & KIẾN NGHỊ CHÉM HEO GIẤY

Posted by Trần Xuân An trên 28.02.2015

hidden hit counter

 
.

GÓP Ý VỀ LỄ HỘI CHÉM LỢN Ở NIỆM THƯỢNG (NÉM THƯỢNG), TỈNH BẮC NINH
Trần Xuân An

(viết ở mục lời bàn của trang FB. Nguyễn Hoàng Anh Thư)

Theo một số nguồn thông tin đáng tin cậy, có hai thần tích khác nhau từ xa xưa truyền lại:

1) Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh vốn xuất phát từ sự tích về một tên cướp họ Lý, được dân làng gọi là Lý thành hoàng. Nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh đã viết về sự tích này, trong cuốn “Hội hè đình đám” [1].

2) Theo dân làng [2]: Lý thành hoàng chính là Lý Đoàn Thượng (gọi chính xác là Đoàn Thượng, quan triều Lý [3]), một vị tướng nổi lên chống lại Nhà Lý dưới triều vua Lý Cao Tông, và ông cũng chống lại Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ, hai người đã giành được ngai vàng cho Nhà Trần. Lý Đoàn Thượng cho chém lợn để nuôi quân, nên được dân làng biến thành tập tục, lễ hội từ xưa cho đến nay.

Để xác định thần tích nào đúng, cần phải có sự khảo cứu nghiêm cẩn.

Cũng có khả năng thần tích tên cướp mà Toan Ánh ghi chép và thần tích về Đông Hải đại vương Đoàn Thượng cũng chỉ về một đối tượng. Đó là sự phản ánh hai quan điểm, lập trường khác nhau về một nhân vật mà thôi (một bên xem như tên cướp mạt vận, một bên xem như một vị đại vương đích thực).

NẾU QUẢ THẬT THÀNH HOÀNG LÀ MỘT TÊN CƯỚP [4], CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ LÝ ĐOÀN THƯỢNG, THÌ CẦN CẢI BIÊN LẠI, GHI RÕ LÀ CẢI BIÊN THẦN TÍCH CỔ. DĨ NHIÊN SAU KHI KHẢO CỨU THẦN TÍCH, VẪN CẦN LƯU CÁC VĂN BẢN GỐC. CÒN NHỮNG NGHI THỨC LỄ HỘI VẪN GIỮ NGUYÊN.

Vấn đề còn lại ở đây là tục CHÉM LỢN.

Một số nơi trên thế giới, có những tập tục, lễ hội còn khủng khiếp hơn, như mỗi năm một làng nào đó phải chọn ra một trinh nữ để tế thần, bằng cách xô xuống vực hay dìm xuống sông. Đó là hành vi GIẾT NGƯỜI thật sự. Tuy nhiên, dần dà, với đà tiến của văn minh, người ta thay thế bằng hình nộm làm bằng rơm, phủ đất sét, tô màu hoặc bằng giấy, rồi cũng dần dà, chỉ còn là biểu tượng (icon) cách điệu cao.

TRƯỚC MẮT, CÓ THỂ THAY CON HEO (LỢN) THẬT BẰNG CON HEO (LỢN) GIẤY, VỚI CÁC NGHI THỨC NHƯ NẾP XƯA.

T.X.A.
27-02 HB15 (2015)
________________________________________

[1] Nxb. TP.HCM. tái bản, 1999, tr.45.
[2] https://www.youtube.com/watch?v=W4Nj-_PpLRw
[3] http://vi.wikipedia.org/ (xem: Đoàn Thượng)
[4] Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục”, Nxb. TP.HCM. tái bản, 1992, tr.76: “Ngoài ba bực thần [được sắc phong – chua thêm] ấy, còn nhiều nơi thờ bậy thờ bạ: nơi thì thờ thần bán lợn, nơi thì thờ thần trẻ con, và thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết v.v… Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển [điển tích thờ tự – chua thêm], không có phong tặng gì”.

Nguồn ảnh: VietnmNet & nguyen-tu-tuan-ttsan.380

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1542610382679574&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=1&theater

.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

VÀI LỜI MINH ĐỊNH

Posted by Trần Xuân An trên 25.02.2015

hidden hit counter

 
.

VÀI LỜI MINH ĐỊNH
Trần Xuân An

Ba ngày Tết Nguyên đán đã trôi qua. Lúc này là chiều Mùng 4 Tết Ất mùi HB15 (22-02-2015), tôi nhận thấy cần minh định về bản thân một lần nữa, sau khi đọc lại mấy lời bàn của vài ba vị thành viên Facebook, trong đó thể hiện sự hiểu lầm, chính xác hơn là, sự thiếu thông tin về tôi, với toàn bộ tác phẩm của tôi được viết suốt chiều dài thời gian bốn mươi bốn năm, từ 1971 đến nay, 2015. Thật ra, các vị thành viên Facebook ấy là ai, tôi chưa từng gặp, từng biết, và họ cũng chẳng đọc hết tác phẩm, trong đó có bốn cuốn hồi kí – tự truyện, tiểu thuyết – hồi ức, truyện – hồi ức của tôi viết về chính tôi từ thuở trong bụng mẹ (1956) cho đến lúc đã là giáo viên suốt 4 niên khoá rưỡi (1978-1983).

Chuyện tranh cãi giữa tôi và các vị thành viên Facebook có họ tên hay hước danh (nickname) gì đó trên kia cũng chẳng có gì trầm trọng, nhưng cũng nên nói vắn tắt cho rõ, kẻo gây ra những ngộ nhận không hay.

1) Tôi là học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học đệ nhất, đệ nhị cấp rồi sinh viên đại học sư phạm trước 30-4-1975. Sau đó tôi vẫn tiếp tục học và tốt nghiệp, được bổ nhiệm vào Lâm Đồng, rồi Sở (Ty) Giáo dục tỉnh đó phân công đi dạy tại các trường trong tỉnh. Như vậy, tôi chỉ là học sinh – sinh viên dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, chứ không phải là “người cũ của Việt Nam cộng hoà” (với nghĩa là công chức, binh lính của chế độ ấy).

2) Từ sau 30-4-1975, tôi vẫn sống và học tập, giảng dạy theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ở Miền Nam gọi là “Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, thực chất đó cũng là một thực thể chính trị do Miền Bắc “chế tạo” ra), rồi kế tiếp, là theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976-2015). Từ khi thôi giảng dạy (1983) cho đến nay (2015), tôi vẫn sống và sáng tác thơ, tiểu thuyết, nghiên cứu sử, phê bình văn học với tinh thần đó. Bản thân công dân là tôi và toàn bộ tác phẩm của tôi không có sự vi phạm nào. Có lẽ cũng cần nói rõ một khía cạnh quan trọng của nội dung toàn bộ tác phẩm của tôi: chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống Trung Quốc, Liên Xô, nghĩa là bất kì cường quốc xâm lược, phát xít, bành trướng, bá quyền, thực dân mới Đỏ hay Vàng, từng nô dịch tư tưởng, tác hại đến dân tộc, Tổ quốc Việt Nam về các mặt chủ quyền lãnh thổ, độc lập, tự do về chính trị, kinh tế, văn hoá….

3) Duy có điều, từ tháng 3-2014 đến tháng 2-2015, tôi có tham dự vào mạng xã hội Facebook, với mục đích quảng bá toàn bộ tác phẩm (34 đầu sách) của mình cho rộng khắp hơn, và đồng thời, với mục đích chính là viết thêm một tập thơ “Để lòng người thôi trầm uất” (đầu sách thứ 35; có thể xem ở dạng PDF; hiện đang xin xuất bản chính thức dưới hình thức sách in giấy). Đây là tập thơ khá đặc biệt, vì tôi viết với tinh thần hoà giải dân tộc đích thực, về giai đoạn lịch sử 1945-1954-1975, cùng hai thời đoạn trước và sau đó ít nhiều. Có thể nói, tôi đã thể hiện nội dung đó một cách đậm đặc. Cụ thể hơn, tôi viết không theo lập trường, quan điểm Miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hoà, vốn là chế độ cộng sản, thuộc Khối Cộng sản trên toàn cầu), cũng không theo lập trường, quan điểm Miền Nam (Việt Nam cộng hoà, vốn là chế độ quốc gia chủ nghĩa, chống cộng, thuộc Khối Tư bản trên thế giới), mà chỉ trên lập trường, quan điểm dân tộc, lấy bản sắc, bản lĩnh, ý chí độc lập, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam làm trọng, thoát khỏi hai Khối trong Chiến tranh lạnh (1945-1991), hoàn toàn tôn trọng sự thật lịch sử, đúng như lịch sử đã diễn ra. Tôi cũng quan niệm, hoà giải dân tộc phải thấu tình đạt lí, không phải là “Miền Bắc cộng sản” ban ơn, khoan hồng, cải tạo “Miền Nam quốc gia”. Trọn tập thơ chỉ gồm một nội dung duy nhất là hoà giải dân tộc như thế. Tập thơ này, vì tính chất đậm đặc về hoà giải dân tộc như đã nói, tôi xem như một nhánh sông tách ra từ con sông cái gồm 34 đầu sách trước đó của tôi. Tôi đã viết thành một đoạn thơ, trong một bài thơ (1) thuộc tập thơ nói trên,“Để lòng người thôi trầm uất”:

“… sông chính tôi, rẽ nhánh sông
chạnh niềm, cuộn xoáy, cũng dòng thơ tôi
là thương khi lá vàng rơi
quyện vào hồng đỏ, đắp bồi phù sa…”
(2)

Hình ảnh ẩn dụ “lá vàng rơi” mang ý nghĩa biểu đạt là “những con người cũ Việt Nam cộng hoà”, gồm công chức, binh lính, các đảng phái chính trị góp phần, hiện diện trong guồng máy chính quyền, quân đội Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà. Và nhánh rẽ sông thơ của tôi có một trong những nhận thức – cảm xúc chủ đạo là sự thấu hiểu, niềm cảm thông, thương mến những “lá vàng rơi” đó (“là khi thương lá vàng rơi…”).

Tập thơ “Để lòng người thôi trầm uất” vẫn là nguồn mạch tư tưởng – cảm xúc thẩm mĩ của tôi, cho dẫu cả tập thơ được viết với lập trường, quan điểm phi Miền Bắc, phi Miền Nam, phi hiện hành (mặc dù sau “Đổi mới”, có phần cởi mở, trung thực hơn), về giai đoạn 1945-1954-1975. Viết như thế là nhằm mục đích tối thượng, cấp thiết, mặc dù đã muộn (ít ra là kể từ Hiệp định Paris 1973), đó là hoà giải dân tộc đúng nghĩa, là đoàn kết dân tộc ở chiều sâu, một cách chân thực và bền vững, thực sự tôn trọng sự thật lịch sử, không rơi vào thứ văn – sử tuyên truyền một chiều. Ngoài ra, không phải vì mục đích nào khác.

Thế mà, vẫn có người xuyên tạc, “tung hoả mù” hay ngộ nhận rằng, tôi đã rơi vào luận điệu chia rẽ dân tộc, thậm chí là phản động, chống chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành.

Tôi thấy cần có vài lời minh định như trên.

Trân trọng,

Trần Xuân An
Mùng Bốn Tết Nguyên đán Ất mùi
22-02 HB15 (2015)
tại TP.HCM..

______________________________

(1) Bài “Nhớ người từng ở trại tù tàn binh thuở đó”.
(2) Nguyên văn: “điểm mạng tôi, rẽ nhánh sông…”.
.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/vai-loi-minh-dinh-bai-viet-ngan-cua-tran-xuan-an/1540101972930415

.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Chùm thơ 3 bài về Văn Viết Lộc — về Mẹ — về Nguyễn Bá Thanh

Posted by Trần Xuân An trên 17.02.2015

hidden hit counter

 
.

THƯƠNG TIẾC MỘT HỒN THƠ TÀI TỬ
Trần Xuân An

        nhớ anh Văn Viết Lộc

từ đâu tài tử một đời
Huế? Phương Nam? vợi nỗi đời gian nan
vỡ rừng hoang, góc phố hoang
lưu hồn vào xấp nguyệt san học trò
nào ngờ thể phách hoá tro
mộ trong bè bạn bây giờ khói hương!

T.X.A.
chiều 11-02 HB15 (2015)

MAI VÀNG LỘC BIẾC PHƯƠNG NAM
Trần Xuân An

đường phố nhà, bốn mùa thơm trái chín
mẹ yên nghỉ gò cao, nơi cúc thắm mọi tuần
nếu nội thành, không mai vàng lộc biếc
làm sao rõ Tết và xuân

phố phường trỗi chút rộn ràng mua sắm
tháng chạp nghĩa trang ngan ngát trầm hương
cũng không làm sao rõ xuân và Tết
nếu mai tâm không lặt lá với mai vườn

xuân xưa cổ thức mai vàng Tết mới
nơi mộ mẹ, và chung quanh, ngàn hoa
không thiếu nắng vàng như mai bát ngát
toả mênh mang từ mỗi chậu mai nhà.

T.X.A.
14:15 – 17:45, 12-02 HB15 [2015]
(24 tháng chạp Giáp ngọ)

VIẾT SAU TỜ LỊCH
NGÀY ÔNG NGUYỄN BÁ THANH
VÀO CÕI VĨNH HẰNG
Trần Xuân An

khát vọng nhân dân – chất lãng mạn hồng
bồi đắp hình tượng ông trong đời thực

niềm tin cuối cùng
đặt vào nước bắn thân sinh ngã gục
không cứu chữa được ông
vẫn sáng lên hi vọng tình người, trái tim biết khóc
chắc hẳn chẳng mông lung

trí tuệ nước mình
đã giám định thuốc thang, bệnh tật
giám định cảm thức nhân dân

với tỉnh táo sử, tôi chỉ dám tin
sau hai mươi năm, giải mật
với lãng mạn văn chương
tôi như Đà Nẵng tin yêu ông hết lòng

hình tượng Nguyễn Bá Thanh
Quảng Nam còn nguyên chất
“công lí bi” Đổi mới tư duy,
nhưng đổi khác
và dám thật
chỉ đường trong đêm tối mực
sơn chất sơn phản quang
sáng ngời nhưng không chói mắt
tương tác với bao ánh đèn mỗi lúc mỗi đông.

T.X.A.
sau 13 giờ, 13-02 –
07:18, 14-02 HB15 (2015)

(*) Một “công lí”: một cây số, 1.000 mét.
Bài thơ “Công lí bi” (Cột cây số) trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chủ tịch.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/thuong-tiec-mot-hon-tho-tai-tu-tho-tran-xuan-an/1534585333482079

https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/mai-vang-loc-biec-phuong-nam-tho-tran-xuan-an/1535059593434653

https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/viet-sau-to-lich-ngay-ong-nguyen-ba-thanh-vao-coi-vinh-hang-tho-tran-xuan-an/1536161833324429

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Với tinh thần nhân bản: KINH NGUYỆT

Posted by Trần Xuân An trên 17.02.2015

hidden hit counter

 
.

KINH NGUYỆT
Trần Xuân An

        tặng một ca sĩ & một nữ Facebook
        với tinh thần nhân bản…

đỏ tươi chất nữ tuổi ngà
đồi cỏ mượt phủ lụa là mây bông
cửa-sự-sống ngậm hoa hồng
chờ trăng ngọc gặp rạng đông, sinh thành.

T.X.A.
17:10 – 17:50, 10-02 HB15 (2015)

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/kinh-nguyet-tho-tran-xuan-an/1534225393518073

.

CHÙM THƠ 8 BÀI MỚI VIẾT GẦN ĐÂY NHẤT CỦA TRẦN XUÂN AN
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ CHIM VIỆT TẠI PHÁP, SỐ 58, RA NGÀY 02-11-2015
http://chimvie3.free.fr/58/index58.htm

http://chimvie3.free.fr/baivo/tranxuanan/txa_chum-tho-8-bai-sau-tap-tho-14_13-02hb15_kg.pdf
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

THÁI BÁ LỢI LÀ MỘT KẺ ẤU TRĨ, LỖI THỜI, ĐỘC ÁC, MUỐN ĐẬP ĐỔ SỰ HÒA GIẢI DÂN TỘC

Posted by Trần Xuân An trên 17.02.2015

hidden hit counter

 
.

THÁI BÁ LỢI LÀ MỘT KẺ ẤU TRĨ, LỖI THỜI, ĐỘC ÁC,
MUỐN ĐẬP ĐỔ SỰ HÒA GIẢI DÂN TỘC

Trần Xuân An

Ông Thái Bá Lợi còn viết bài đăng báo Tuổi Trẻ với luận điệu cũ rích như thế này thì dân Miền Nam khó sống quá! Tại sao đến thời điểm này mà Thái Bá Lợi chưa sáng mắt ra? Mẹ ông Nguyễn Bá Thanh giàu có đến vậy, khi ở dưới chế độ nào? Chính ông Nguyễn Bá Thanh đã nói là tài sản hiện có của ông phần lớn là do mẹ ông ấy kinh doanh dưới chế độ Việt Nam cộng hòa. Thái Bá Lợi quả là ấu trĩ và lỗi thời, thậm chí là độc ác, vì đến nay vẫn còn xuyên tạc, sỉ nhục dân Miền Nam.

T.X.A.
17-02 HB15 (2015)


Chân dung Thái Bá Lợi

Xem: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150216/nguoi-me-cua-nguyen-ba-thanh/711789.html

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:

.

Posted in Chưa phân loại | 2 Comments »

17-02-1979 – 2015: TRUNG QUỐC CÀNG BỘC LỘ RÕ BẢN CHẤT BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG

Posted by Trần Xuân An trên 17.02.2015

hidden hit counter

 
.

.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1537741709833108&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=1&theater

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

VẤN ĐỀ BẤM NÚT “LIKE” TRÊN FACEBOOK

Posted by Trần Xuân An trên 09.02.2015

hidden hit counter

 
.

VẤN ĐỀ BẤM NÚT “LIKE” TRÊN FACEBOOK

CUỐI NĂM TA, XIN THÊM HAI LỜI BÀN NGẮN
(nhân tào lao bàn chuyện ở một khung trang tại tài khoản anh Tu Duy Tran)
Trần Xuân An

1) Facebook là mạng xã hội thiên về giải trí. Tôi mạn phép có nhận xét chung là vậy. Nói là MẠNG XÃ HỘI THIÊN VỀ GIẢI TRÍ, bởi ở đó, những vấn đề xã hội – chính trị và những vấn đề quan trọng khác, người ta rât ngại bày tỏ quan điểm, cho dù bằng cách bấm LIKE rất nhanh, khỏe, gọn. Vả lại, quan điểm về các vấn đề xã hội – chính trị quan trọng thường bị phân hóa nhiều, khiến mỗi cộng đồng trở thành những bộ phận nhỏ, cho dù cùng lập trường. Văn chương có nội dung nghiêm túc như vậy, người ta càng ngại. Nói thế, có lẽ ngoại trừ thứ văn chương vô thưởng vô phạt, chỉ vui vui, không dính líu đến những vấn đề nghiêm túc đó.

Xin thưa, có phải vậy chăng?

2) Xin tiết lộ với quý vị thành viên FB thân mến: Thật sự có một ai đó áp đặt LIKE ở Facebook. Tôi chưa đọc chữ nào trên các khung của trang FB “Việt Nam trong tim tôi”: https:// www. facebook. com/PageVietNamTrongTimToi, thế mà trên trang mặt của tài khoản FB của tôi lại có tên của trang ấy ở mục sở thích. Tôi xóa mãi vẫn không được, và cuối cùng cũng chẳng biết xóa ở đâu nữa, vì không còn chỗ tùy chọn xóa hay không xóa trang yêu thích vốn bị áp đặt ấy. Xin nói rõ, tôi vẫn “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN.Việt Nam” và cũng rất yêu Tổ quốc Việt Nam, nhưng tôi có biết nội dung của trang FB “Việt Nam trong tim tôi”: https:// www. facebook. com/PageVietNamTrongTimToi là gì đâu mà bảo tôi LIKE toàn trang!

Như vậy, vấn đề LIKE ở FB cũng là vấn đề đáng suy nghĩ đó, thưa các thành viên FB.

T.X.A.
09-02 HB15 (2015)

.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

CÂU ĐỐI TẾT ẤT MÙI HB15 (2015)

Posted by Trần Xuân An trên 08.02.2015

hidden hit counter

 
.

CÂU ĐỐI TẾT ẤT MÙI HB15 (2015)
Trần Xuân An

1) Nỗi uất hận về việc Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng Hoàng Sa và một số bãi đảo ở Trường Sa, hầu như ai là người Việt cũng đều canh cánh trong lòng.

2) Và còn có thông tin rằng, các công ti, xí nghiệp Trung Quốc trên đất liền nước ta lẽ ra phải tuyển dụng công nhân Việt Nam theo luật đầu tư (nhằm tạo công ăn việc làm cho người trong nước ta), lại đưa công nhân người Trung Quốc sang. Lực lượng công nhân Trung Quốc đó có thể là những đại đoàn, sư đoàn lính Trung Quốc đang trá hình, chờ thời cơ để tấn công Việt Nam.

3) Vậy, có câu đối Tết Ất mùi 2015 rằng:

Ngộ nghĩnh nhất đời,
tiếng be he he đón Tết
— Tết chưa hả dạ đảo sôi

Khôi hài muôn thuở,
râu chụm chùm chum chào Xuân
— Xuân còn trá hình giặc ở

T.X.A.
07 – 08-02 HB15 (2015)
[20 tháng chạp Giáp ngọ]

CÂU ĐỐI TẾT ẤT MÙI HB15 (2015)
Trần Xuân An

Đúng ra là hai cặp câu đối:

1)
Ngộ nghĩnh nhất đời,
tiếng be he he đón Tết

Khôi hài muôn thuở,
râu chụm chùm chum chào Xuân

2)
Tết chưa hả dạ đảo sôi
Xuân còn trá hình giặc ở

T.X.A.

.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:

.
TẬP HỢP TẤT CẢ CÂU ĐỐI CỦA TRẦN XUÂN AN, tính đến 26-01-2020 (mùng hai Tết Canh Tí HB20):

https://txawriter.wordpress.com/2020/01/26/tap-hop-cau-doi-cua-tran-xuan-an/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

HIỆN NAY CÓ MẤY DÒNG VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM?

Posted by Trần Xuân An trên 02.02.2015

hidden hit counter

 
.

HIỆN NAY CÓ MẤY DÒNG
VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM?
Trần Xuân An

Gần đây, báo điện tử nọ có đăng bài viết của tác giả nào đó về thơ, truyện, phê bình, khảo luận trên mạng vi tính toàn cầu (internet), thường được gọi tắt là “văn – học mạng”. Như vậy, bên ngoài báo chí in giấy và các phương tiện truyền thông tuyệt đối do Nhà nước quản lí như truyền hình, phát thanh, còn có những dòng văn chương học thuật xuất hiện trên các điểm mạng toàn cầu tự lập (website, weblog cá nhân, mạng xã hội như Facebook …). Hẳn nhiều người khi đọc, sẽ bất chợt, trong vài giây phút, thử tính xem có bao nhiêu dòng văn chương học thuật ở nước ta, và sự giao thoa giữa các dòng như thế nào.

Xin thử phác họa:

1) Chính thống – quan phương (thuộc về Nhà nước, thân chính quyền, thường được quảng bá, đề cao trên báo đài — báo đài nước ta đều của Nhà nước)

2) Bán chính thống – tương đối độc lập (cũng thuộc về Nhà nước, hoặc chỉ là hội viên các hội văn nghệ, hội nhà văn cấp địa phương hay cấp toàn quốc, nhưng tương đối độc lập để sáng tạo)

3) Thất thế – không cầu cạnh, phe cánh (nạn nhân chủ nghĩa lí lịch; không thể hoặc không thích làm thành viên hay ủng hộ viên cho các “nhóm lợi ích”; không muốn lấy lòng kẻ có quyền trong báo chí; không có tiền bạc, chức quyền hoặc giữ phần hành gì có thể “lại quả”… Bộ phần này phần lớn là người sinh trưởng ở Miền Nam trước 1975)

4) Phi chính thống – phi quan phương (không thân chính quyền; chống chế độ… — chính xác phải gọi đây là dòng văn chương phản quan phương)

5) Hải ngoại

Không biết dòng văn chương học thuật nào sẽ được giới cầm bút người Việt nói chung và các nhà văn chương ngoại quốc lưu ý?

T.X.A.
02-02 HB15 (2015)

.

.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »