Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười Một, 2010

TẬP THƠ THỨ MƯỜI MỘT

Posted by Trần Xuân An trên 30.11.2010

hidden hit counter

 

30-11 HB10 (2010):
Tập thơ thứ mười một của Trần Xuân An:
 

 

.

.

TÍNH RIÊNG VỀ THỂ LOẠI THƠ & TRƯỜNG CA THƠ
(11/27 ĐẦU SÁCH ĐÃ ĐƯA LÊN CÁC ĐIỂM MẠNG):

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
14. Thơ những mùa hương, tập thơ, đăng trên mạng vi tính toàn cầu của tác giả, 2005.
15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
26. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
27. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.

.

.

 

 

 


Ảnh bìa lớn hơn

 

MỤC LỤC
thơ sử và tình thơ
Trần Xuân An

Lời ngỏ

I. Hai bài thơ sử viết đã lâu
1. Mái tranh
2. Sáng tháng giêng ở gò Đống Đa

II. Chùm thơ viết ở Đà Lạt (9 bài)
3. Đà Lạt, ba mươi năm
4. Khi ra khỏi phòng viết, với bạn
5. Đà và Lạt
6. Nhà thơ và Lang Biang
7. Biến mất, đôi khi
8. Ngông tếu với hai cây tùng trước sân
9. Góc chiều bảo tàng Lâm Đồng
10. Rừng non bộ mênh mông
11. Thiền khách

III. Hai bài thơ khác
12. Trống rỗng, đôi khi
13. Một năm, một đời và thiên thu

IV. Chùm thơ sử về Phú Yên (10 bài)
14. Hình dung khi đến Phú Yên
15. Kính nghĩ về Lê Thành Phương (1825-1887), nghĩa tướng Cần vương
16. Gành Đá Đĩa
17. Bài toán đố về trung thu
18. Cuộc khởi binh nâu sồng 1898-1900
19. Tuỳ bút ở Phú Yên
20. Từ Sông Cầu, ngắm Phú Yên như tranh sơn thuỷ
21. Ở Gành Đá, Huế bỗng dưng Tuy Hoà
22. Tiền Chiến và Đồng Cam
23. Trong âm hưởng sử Phú Yên, nhớ tên trường cũ Trần Cao Vân ở Tam Kỳ

V. Chùm thơ sử về Quảng Trị (14 bài)
24. Sông Ái Tử và Oa Oa thần nhân
25. Tưởng niệm người anh hùng Trần Xuân Hoà (?-1861)
26. Tìm mộ Ông Chưởng Phan Bân (?-1869)
27. Lâm Hoành (1824-1883)
28. Tân Sở và Dụ Cần vương
29. Tìm Nguyễn Tự Như, hội nguyên năm Mậu tuất (1898)
30. Hoàng Hữu Xứng (1831-1905)
31. Truyền thuyết mới về Huyền Trân, Bà Mẹ Xứ Sở
Xin lưu ý (03-12 HB10):
Bài này đã được bổ sung 4 câu
32. Tiếng vọng Hoàng Kim Hùng (1764-1835), tướng Nhà Tây Sơn
33. Còn lại của Người Xưa
34. Giếng cổ tiên thiên
35. Quảng Trị, trống đồng vang vọng âm dương
36. Khoá Bảo Nguyễn Hữu Đồng (1860-1920)
Bài thơ về Khóa Bảo, TXA. đã chỉnh sửa 2 câu và thêm một chú thích.
37. Nghi thức nhặt cơm rơi của bà mẹ quê
38. Thăm Nhà Lưu niệm cố tổng bí thư Lê Duẩn (1907-1986)
TXA. đã chỉnh sửa khổ thơ thứ hai của bài thơ về cố tổng bí thư Lê Duẩn.

39. Thơ bạt: Cuối năm dương lịch ở phố Tây và Xưa Nay

Chú thích các bài thơ
Tự bạt: Những tồn nghi trong loạt thơ sử mới viết (luận giải)
Vài nét về tác giả & danh mục tác phẩm

Mục lục

XEM PDF VỚI DOCS. GOOGLE. COM

Ảnh đính kèm tệp PDF

SAU KHI ĐÃ CÔNG BỐ TRONG NƯỚC,
NGÀY 06-12 HB10 (2010),
“THƠ SỬ VÀ NHỮNG BÀI THƠ KHÁC” ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ Ở HẢI NGOẠI,
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ TỰ LẬP “CHIM VIỆT CÀNH NAM” TẠI PHÁP,
SỐ 41 (15-11-2010 & CẬP NHẬT TRONG NHỮNG NGÀY KẾ TIẾP):

Bấm vào đây

ĐANG GỬI ĐĂNG TRÊN CÁC BÁO CHÍ IN GIẤY

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

HAI BÀI THƠ SỬ VIẾT ĐàLÂU

Posted by Trần Xuân An trên 28.11.2010

hidden hit counter

28-11 HB10 (2010): Trần Xuân An — HAI BÀI THƠ SỬ ĐƯỢC VIẾT ĐÃ LÂU
Vui lòng bấm vào tiêu đề đã link-hóa


 



Ngôi nhà tranh của thân sinh Bác Hồ

Nguồn ảnh: web CtHCM. blogspot.
com (Google)


 

HAI BÀI THƠ SỬ VIẾT ĐÃ LÂU

Lời thưa trước: Thơ ca vốn rất phong phú về đề tài. Có thơ đời (xã hội), cũng có thơ nước (yêu nước), thơ nhà (kính thương cha mẹ, yêu vợ quý con), thơ tình (yêu đương thời trẻ tuổi). Lại có thơ triết (triết lí, triết học), thơ đạo (như thơ thiền chẳng hạn). Tất nhiên cũng lâu rồi, đã có thơ sử, rất đậm nét trong thơ thế giới và thơ Việt.

Tuy thơ yêu đương luôn luôn được người đọc mọi nơi, mọi lứa tuổi đón nhận, đồng cảm nhiều nhất, nhưng bó hẹp thơ trong lĩnh vực ấy là làm nghèo thơ đi, thậm chí là đẩy thơ vào lối nhỏ, so với con đường truyền thống thơ và ca dao Việt vốn rộng rãi, khiến thơ thua kém những thể loại khác, như truyện ngắn, kí tiểu thuyết, kịch…

Thơ sử, không phải diễn ca lịch sử, mà là thơ trữ tình về lịch sử, góp phần làm phong phú thơ và cũng rất cần thiết cho cuộc sống.

Cho dù viết về lĩnh vực nào, cái tôi của tác giả trong thơ trữ tình chỉ cần có một thái độ nhất định với ý thức về tính lịch sử – cụ thể, để khỏi đưa tâm hồn, tư tưởng mình và người đọc đi lạc. Thiết nghĩ như thế là đã đủ trách nhiệm cầm bút.

TXA.
02 – 26-11 HB10 (2010)

Bài 1
Trần Xuân An
MÁI TRANH

1

dưới hai hàng cây xanh
tôi về thăm quê Bác
nắng dọc đường đi êm ả hiền lành
hiện dần trong tôi nho nhỏ mái nhà tranh
tôi đã thấy qua thơ qua tiếng hát
(khúc ca nào lắng sâu hóa nỗi niềm riêng)
tôi đã thấy qua bao xóm làng quê hương
thân thuộc
một nếp tranh vàng rất đỗi dân gian
dưới bóng tre xanh, xanh tự ngàn năm

2

lần đầu tiên ra thăm
sao như trở lại lòng mình

3

ngõ hóp chống cao, vạt lúa, đất phèn
hàng giậu xanh non dẫn vào nhà Ngoại
nếp nhà tranh lùi lại cuối góc vườn
ôi tiếng khóc sơ sinh của Bác Hồ cất lên
ở đấy

4

mảnh sân con tuổi thơ Người chật chội
bước chập chững vin vào khung cửi
giữa tiếng ngâm thơ và tiếng xa quay
dĩa đèn dầu dập dềnh bóng tối
khát vọng trăm miền nặng tiếng à ơi
nói tiếng đầu tiên
khi ánh đuốc nghĩa quân rực cháy
nên Đất nước đau thương từ đấy có Người!

5

đứng lên! đồng bào ơi! –
ngân vang gió suốt chiều dài Đất nước
ai hát trên rừng xưa, bây giờ tôi hát
bỗng thấy cả vòm trời bao la
dưới mái tranh nghèo
hiểu khung vải dệt thời gian
dệt tiếng ru
trĩu nặng
hóa cờ bay phấp phới cả trời sao
từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó
đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi
từ mái tranh nho nhỏ
Bác Hồ ơi…

6

“Miền Nam trong trái tim tôi”
Miền Nam ơi
nỗi khổ mỗi người
nỗi khổ mỗi nhà
thành nỗi đau trĩu nặng lòng ai
nỗi cháy bỏng nhớ thương về Huế
cả Phan Thiết, Sài Gòn và trăm nơi
trái tim Người ấp ủ…
tuổi trẻ Người đi qua dưới cơn mưa nô lệ
chưa nắng đủ lòng vui, mưa Miền Nam
đã ướt lại áo Người
rồi cơn đau cuối đời! Bác không về
được nữa
Di Chúc vẫn lên đường, phấp phới nắng trăm nơi

7

con đường Bác đi, từ mái tranh nho nhỏ
nơi dừng lại bao la là giữa loài người
con đường Việt Nam, từ bùn đen loang máu
đã bừng lên rạng rỡ đóa sen tươi
mái tranh nho nhỏ
trở thành nơi hội tụ lòng người

8

tôi về thăm
gặp cả vòm trời
thu lại rất sâu trong từng đôi mắt
ánh mắt nào cũng chan chứa yêu thương
sáng lên từ Bác –
nhân hậu mênh mang sâu thẳm ngàn năm
tôi về thăm
mái tranh vàng sắc nắng dân gian
bóng tre tỏa hòa bình yêu thương lên
mặt đất
và ai rưng nước mắt
thấm nụ cười ấm áp sâu xa
khúc ca nào vọng về thầm lặng ngân nga…

9

tôi cảm nhận Cõi Người
qua hồn ông cha, Đất Nước
dưới vòm trời xanh bao la
xanh sắc Quê Nhà.

TXA.
Vinh – Huế, 1977






Tác giả, tại Gò Đống Đa – Hà Nội, trước tượng đài Quang Trung

 

 

Bài 2
Trần Xuân An
SÁNG THÁNG GIÊNG Ở GÒ ĐỐNG ĐA

1

lặng mình trước tượng đài Quang Trung
gò Đống Đa dưới chân tôi!
Nắng tỏa
từ quản bút lưng trâu và chú bé Hồ Thơm (1)
trên đèo núi chập chùng
từ thanh gươm Nguyễn Huệ Tây Sơn
nghe sử thi thắp tim mình chói lóa

2

ông cha vào khai khẩn đất phương nam
mãi xót lòng nỗi cằn cỗi Nghệ An
phải đổi họ lấy chút yên thân nơi xứ lạ
vua, và hai chúa hai Đàng
Đất nước nát tan
và chất chứa nguy cơ nát tan
đành dựng cờ đào trên nguy cơ rối bời tàn phá
với thanh gươm nghĩa cả

3

lần đầu tiên ra đây đến ngồi trên ghế đá
tôi ngẩng mặt trên bàn đá
đọc lời hịch hào hùng chói ngời dân dã
chạm lên tảng đá
sáng rọi nghìn sau
ngước nhìn tượng đài Ông cao vút trời sâu
mắt Quang Trung
nhìn tận Cửu Long
– lũ lũ đàn đàn quân Xiêm tan rã – sạch làu!
mắt Quang Trung
vượt qua gò đất chiến công
– một núi xác Tàu –
tầm kế sách vượt bao triều vua vương giả

4

sao để mãi hồn dân tộc bao đời dài lâu
đành sáng ngời trong văn tự rất quen mà vẫn “lạ”!
(dẫu hai ngàn năm, vẫn không buồn nói tiếng Tàu)
bắt con Trời Càn Long đầu gật mày chau
Quang Trung lấy lại Lưỡng Quảng nghìn xưa
bằng hào quang và một cỗ cau trầu!
(ôi lịch sử loài người!
những dân tộc
những quốc gia
dồn đuổi nuốt tươi nhau!)

5

thực dân Phương Tây từ lâu
dò la Bắc – Nam
run rẩy đưa cao thập giá
run rẩy đưa cao nhánh lá (2)
kèm bản đồ
giấu trong hàng hóa:
thư về nước, ngẩn ngơ, kinh hoàng
phơi lòng dạ!
ngợi ca Át-ti-la Phương Nam (3)
nét chữ bần thần nghiêng ngả
nguyện cầu!

6

danh sĩ Bắc Hà tâm phục đến chầu (4)
Hoàng đế Phương Nam, áo vải,
da sạm nâu
rất mưu lược
sao hiền hòa chân thành quá
rất bản lĩnh
và ân tình đến lạ

7

lặng mình trước tượng đài Quang Trung
hiểu tuổi sống của thiên tài Tây Sơn
thắp sức sống nhân dân
sáng bừng vận nước
nhưng “Ai tư vãn” muôn đời còn đau! (5)
đau đến muôn trùng!

8

tôi ngồi trên ghế đục ra từ núi đá
ngẩng mặt trên bàn đục ra từ núi đá
trên xác thù bạo ngược
gò Đống Đa
ngập nắng sáng, tháng giêng
lá xanh, xanh mướt
thầm hát câu thơ về người áo vải anh hùng
cảm khái dân tộc mình dựng lên tầm cao Tổ quốc
phải bằng sông máu núi xương
và gò xác giặc điên khùng!
ôi, gò xác này chỉ là biểu trưng
một tầm cao, cao thẳm, không biết
lấy gì đo được!

9

đâu rồi đền miếu, bát hương thuở trước
đã thắng giặc bằng căm thù
và bằng cả bao dung!
hương khói
tỏa lên dăm nét chữ chỉ đích danh:
lũ rối sắt máu, từ tim đen Càn Long
luôn chờ cớ xua quân cướp nước!
ôi lịch sử
nhân và nghĩa
cho vô cùng!

10

Quang Trung
người dựng mùa xuân
trên nỗi tan hoang hai miền Tổ quốc
bằng muôn triệu kiếm cung
trổ lên từ đồng Nam ruộng Bắc
bằng thanh gươm lóe thép Tây Sơn
bằng mùa mai thắm tươi ra Bắc
bằng mùa đào sáng bừng vào Nam
mùa xuân nối liền
vết thương sông Gianh
hai trăm năm
đau thắt Miền Trung

11

Hồ Thơm: Nguyễn Huệ: Quang Trung!
từ Nghệ An cỗi cằn
ông cha vào phương nam khai hoang
cánh chim Phượng Hoàng
mơ về đậu đỉnh xanh núi Quyết
chỗ đòn gánh kê vai gánh trĩu mùa vàng
chín rạn và bầm huyết
phải chăng
Trung Đô (6)
chiến lược nối liền Nam – Bắc hai Đàng?
và phải chăng
lệch tình ruột thịt cố hương nên nghiêng đổ hết?

12

Quang Trung
chỉ là lực biến dịch
cho sông Gianh thôi gào thét?
để vận nước nối liền bằng thanh gươm Gia Long
cựu thần Đàng Ngoài cuồng trung giẫy chết
Nguyễn Du khóc Kiều đứt ruột đắng lòng
qua Đèo Ngang, buổi nắng tà uá rét
“quốc quốc gia gia” hoài Lê thê thiết
Bà huyện Thanh Quan
tự đục tên khỏi gia phả nhà chồng? (7) (7b)
ngỡ mình là Hán tộc Hồng Tú Toàn,
Cao Bá Quát huà theo lũ châu chấu điên ngông (8)
quyển thơ thiên tài máu bết!
Phê-rô Tạ Văn Phụng (9)
mạo danh con vua Đa-vít Viễn Đông
Kinh Thánh rao giảng ngược,
ngược ngôi sao Na-za-rét (10):
“Nhà Nguyễn là đế quốc La Mã bên sông Hương!”
– ngược lời,
lâu la hú hét –
máu chảy ngược sông Hồng!
ôi, Quang Trung! Quang Trung!
chỉ là lực biến dịch
cho sông Gianh thôi gào thét?
để Đàng Ngoài cứ mãi hoài Lê
với nỗi cuồng trung!

13

từ Hà Nội mùa xuân
ngậm ngùi tưởng tiếc
ngồi trên gò Đống Đa
trên đỉnh cao chiến công Quang Trung
nắng hồng xanh non cỏ cây tháng Tết
tôi ngước nhìn Quang Trung
Quang Trung, Quang Trung, lực biến dịch
loé chớp
lành lặn vết thương sông Gianh
nối liền non sông nối liền biển biếc
trước thanh gươm vó ngựa Gia Long
Đàng Ngoài phải chăng tự dựng mùa đông?
mùa đông lan vào Đàng Trong
trăm năm thực dân tàu đồng súng thép…
Giê-su vô can, mười chín thế kỉ Người đã chết
sao giáo đường sáng trưng
thắp bằng máu mỡ Việt?
Đàng Ngoài – Đàng Trong
bỗng chung một nỗi lạnh tê rỉ rét…

14

từ Hà Nội mùa xuân
ngậm ngùi tưởng tiếc
Quang Trung, Quang Trung
tôi chợt hiểu chút máu thái thú bao đời trong Ông
mãi vỡ mạch muôn đời trên trang sử chép
vết thương Bến Hải đã xa, xa lắc, trập trùng
nếu tôi viết từ uẩn khúc Miền Nam,
uẩn khúc thuyền nhân:
“nội – nội phân tranh
ngoại – ngoại phân tranh”
thì lịch sử viết thẳng hay uốn cong?
và sao vang ra tận đây
– Hà Nội mùa xuân –
những tiếng khóc ròng?
vết thương Bến Hải
thiếu vắng một Quang Trung?
Quảng Trị quê hương
đau thương, hào hùng, quyết liệt
sao vang ra đây
câu hỏi nghẹn ngào róng riết
thiên tài Lê Duẩn là Quang Trung?
ý chí kiên cường Lê Duẩn là Gia Long? (11)
lịch sử đã lặp lại chăng?
lịch sử đã hoán vị hai Đàng?
đâu rồi bao tấm lòng đau niềm chung da diết
ai đó còn thao thức, khắc khoải, chờ mong
(ta chờ mong trái tim ta rất Việt!)?
sông Gianh – Bến Hải, nắng nỏ, bão bùng
nỗi niềm đứt ruột Miền Trung
vết thương chưa thôi gào thét?

15

ra thăm Hà Nội, ngắm hoa đào mùa Tết
tôi mỉm cười, bâng khuâng.

TXA.
Hà Nội, 05.03.1997
Tp. HCM., 20.03.1997 & 02.2004

(1) Nguyễn Huệ có tên thật là Hồ Thơm, vốn là hậu duệ của dòng họ Hồ Quý Ly (họ Hồ huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; về sau chuyển ra Thanh Hoá…). Hồ Quý Ly lại là hậu duệ của thái thú Hồ Hưng Dật, người thiểu số (?) Trung Hoa, sang cai trị nước ta thời Bắc thuộc. Mặc dù có gốc gác rất xa đời là người thiểu số (?) Phương Bắc (Trung Hoa), nhưng thực chất huyết thống dòng họ Hồ Thơm (Nguyễn Huệ, chi nhánh ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã pha trộn qua mấy chục đời để trở thành huyết thống Việt. Dẫu vậy, vẫn có một bộ phận nhân dân không ủng hộ Quang Trung Nguyễn Huệ vì lẽ đó.

Có tư liệu cho rằng: Tổ tiên dăm ba đời trước của Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) là lính thuộc quân binh họ Trịnh Đàng Ngoài. Trong một đợt giao chiến với quân Đàng Trong, người lính ấy bị bắt sống, và may thay, được chuá Nguyễn cho đưa vào Bình Định khai hoang lập ấp, rồi được phép định cư hẳn ở đấy. Từ đó, đất Tây Sơn tỉnh Bình Định có một nhánh họ Hồ vốn thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An sinh sôi nẩy nở, nhưng lại đổi sang họ Nguyễn. Tư liệu này cần được khảo chứng thêm.

Nhân đây, nên chăng cũng cần xác định cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Sinh Cung) hoàn toàn không phải thuộc họ Hồ này. Đó chỉ là tin đồn lưu truyền trong dân gian, không có căn cứ. Cụ đích thực là hậu duệ của họ Nguyễn Sinh ở Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An.

(2) Nhánh lá trong ngày lễ Phục sinh (theo sự tích lịch sử – Kinh Thánh: nhân dân Do Thái tung hô Chuá Giê-su [Jésus], hậu duệ vua Đa-vít [David]).

(3) Attila (người Hung Nô [Les Huns, Mông Cổ], 406? – 453): một danh tướng có tầm vóc thế giới, xét về mặt thiên tài quân sự. Các cố đạo Thiên Chuá giáo vừa khâm phục, vừa lo sợ trước thiên tài quân sự của Quang Trung; họ so sánh Attila với Quang Trung trong những bức thư gửi về Pháp, Tây Ban Nha…

(4) Tất nhiên vẫn có rất nhiều cựu thần vua Lê, chuá Trịnh chống đối: Phạm Thái (tác giả “Sơ kính tân trang”), Nguyễn Công Tấn (thân sinh Nguyễn Công Trứ)…

(5) “Ai tư vãn”, một bài thơ dài của Lê Ngọc Hân (công chuá nhà Lê), vợ Quang Trung, khóc thương vị vua này khi ông băng hà.

(6) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại Huế (lấy hiệu là Quang Trung), nhưng về sau lại có kế hoạch dời đô về nguyên quán Nghệ An. Địa điểm xây dựng kinh đô là vùng đất dưới chân núi Quyết, bên bờ sông Lam. Tên kinh đô là Phượng Hoàng Trung Đô. Tuy nhiên, kế hoạch bất thành.

(7) Xin đừng hiểu Bà huyện Thanh Quan đồng cảm với những người Chăm (““chợ” mấy nhà”), khi dừng bước ở Đèo Ngang, vốn là biên giới Đại Việt – Chăm-pa thuở nào. Cũng đừng đẩy xa ý tưởng đó, rồi cho rằng, người Đàng Ngoài với người Chăm có chung một kẻ thù là các chuá Nguyễn, vua Nguyễn, khi cảm nhận hai câu luận và hai câu kết của bài “Qua Đèo Ngang”:

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Đặc biệt là câu thơ “một mảnh tình riêng, ta với ta”! Ấy chỉ là cảm xúc khi chỉ còn mình đối diện với chính mình trong nỗi cô đơn. Cũng đừng đẩy xa hơn nữa ý tưởng đó, để kết luận Bà huyện Thanh Quan vốn có gốc gác là Chăm, tuy không ít người Đàng Ngoài đích thực là người Việt gốc Chăm (người Chăm phải ra Đàng Ngoài nhập cư, từ thời Lý đến thời Nguyễn).

Tôi nghĩ thi sĩ đài các, trang trọng rất mực trong ngôn từ thơ ca này có thể bị ám ảnh về biên giới lịch sử bởi câu sấm kí của Trạng Trình: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (Đèo Ngang một dải vạn đời dung thân), khi chuá Nguyễn Hoàng đến xin gặp Trạng Trình để tham khảo ý kiến. Mặc dù trong thực tế, sông Gianh mới là biên giới Đàng Trong – Đàng Ngoài, nhưng trong tâm thức người Đàng Ngoài, Hoành Sơn (Đèo Ngang) mới là biên giới có tính lịch sử.

Phải liên hệ với các bài thơ khác của Bà huyện Thanh Quan, nhất là “Thăng Long thành hoài cổ”, khi cảm thụ “Qua Đèo Ngang”.

(8) Phong trào Thái Bình thiên quốc (bài Thanh phù Hán) ở Trung Hoa do Hồng Tú Toàn lãnh đạo; về sau biến tướng thành giặc Cờ, quấy nhiễu các tỉnh biên giới nước ta để chiếm cứ đất, xưng hùng xưng bá.

(9) Tạ Văn Phụng là một giáo dân, có tên thánh là Pierre (Phê-rô). Tuân theo lời các cố đạo, các tên thực dân Pháp, Tây Ban Nha, y mạo danh là hậu duệ vua Lê, với cái tên Lê Duy Phụng hoặc Lê Bảo Phụng. Pierre Tạ Văn Phụng gây nên một cuộc nổi loạn phản quốc, kéo dài nhiều năm, tạo thêm sức ép ở phía Bắc Kì, để triều đình Huế phải kí nhượng ước Nhâm tuất 1862, và mưu toan lập “xứ Bắc Kì thuộc Pháp “bảo hộ””. Sau khi đạt mục tiêu, thực dân, cố đạo Pháp và Tây Ban Nha liền bỏ rơi Pierre Tạ Văn Phụng!

(10) Nazaret, quê hương của Chuá Jésus. Theo Kinh Thánh, lúc Đức mẹ Maria sinh ra Chuá Jésus, trên trời có xuất hiện một ngôi sao lạ. Ngôi sao này dẫn đường cho ba vị vua Trung Đông đến chầu.

(11) Không phải chỉ khi đề cập đến Gia Long (Nguyễn Ánh), mới cần nhận thức theo quan điểm lịch sử – cụ thể, nhưng không thể không nhấn mạnh như thế khi cần làm sáng tỏ, thoả đáng thêm về vấn đề này.

Chủ quyền Đất nước dưới chế độ quân chủ cũng là một hình thức quan hệ sở hữu phong kiến (Đất nước và thần dân là tài sản và tôi tớ của hoàng tộc cầm quyền, nối đời thừa kế). Do đó, Nguyễn Ánh (Gia Long) đánh đổ triều Tây Sơn (ba anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Toản) là để giành lại cái gọi là quyền sở hữu Đất nước Đàng Trong và thần dân của dòng họ mình, và thừa kế luôn cả Đàng Ngoài mà dòng họ ông ta có công trung hưng (vai trò công thần của Nguyễn Kim). Chủ quyền Đất nước và nhân dân được xác lập theo quan hệ sở hữu phong kiến về tài sản và nô bộc là một quan niệm phản động, cực kì phản động, nếu đứng ở giác độ dân chủ để phê phán. Tuy nhiên, ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Ánh vẫn chính nghĩa theo quan niệm phong kiến! Và cũng cần khẳng định rõ: mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và cố đạo thực dân Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) chỉ là quan hệ lợi dụng lẫn nhau mà thôi! Sau khi nắm được ngai vàng hoàng đế, chính Gia Long (Nguyễn Ánh) đã hạn chế sự bành trướng Thiên Chúa giáo! Như thế, trên cơ sở đó, có thể có một nhận định: Quang Trung (Nguyễn Huệ) đáp ứng được yêu cầu bức thiết của lịch sử là phải thống nhất Đàng Trong – Đàng Ngoài (mặc dù công lao ấy phần nào còn bị hạn chế do tình trạng tam phân giữa ba anh em Tây Sơn). Tuy nhiên, Gia Long (Nguyễn Ánh) không phải không chính nghĩa, xét theo quan hệ sở hữu phong kiến về vương quốc, thần dân; và Gia Long còn kế thừa cả sự nghiệp thống nhất Đàng Trong – Đàng Ngoài của Quang Trung một cách tốt đẹp. Đó không phải là một nhận định “ba phải”, mà xét trên cơ sở sự thật lịch sử và xét theo quan điểm cụ thể – lịch sử tiên tiến, khoa học nhất của chúng ta, trong thời đại dân chủ hiện nay. Mặc dù đối với chúng ta hiện nay, chế độ phong kiến nói chung (chứ không phải chỉ riêng triều Nguyễn) vốn đã trở nên quá lạc hậu, cực kì phản động, “một đi, không bao giờ trở lại”, nhưng cũng phải công bằng, thỏa đáng trong việc nhận định lịch sử.

Nói một cách giản dị, Nguyễn Ánh không dễ dàng gì để mất vào tay Tây Sơn sự nghiệp suốt hai trăm năm của dòng họ ông ta. Đó là sự nghiệp chín chuá Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân Đàng Trong khai phá đất phương nam, từ Phú Yên đến Cà Mau!

Cũng nói một cách giản dị, nếu lấy tiêu chí dân chủ hiện nay, nhất là dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực sở hữu ruộng đất (sở hữu toàn dân hay còn gọi là công hữu), để nhận định về chế độ phong kiến quân chủ … rồi trách cứ, thì chẳng khác nào trách cứ sao Nguyễn Du không sáng tác Truyện Kiều trên máy vi tính và phát hành trên mạng VnExpress hoặc Cinet! Nhưng có người sẽ vặn lại tôi: Đâu rồi quan điểm so sánh đồng đại? Từ năm 1848, giữa thế kỉ XIX, Karl Marx và Fridrich Engels đã xuất bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” kia mà! Tôi chỉ biết bảo người ấy nhìn ra thế giới ngay vào thời điểm này: Hiện còn bao nhiêu nước theo chính thể quân chủ lập hiến (lập hiến nhưng vẫn còn vua chuá!)? Còn năm 1848, cách thời điểm Gia Long lên ngôi (1802) đến bốn mươi sáu (46) năm! Nếu chọn thời điểm so sánh tương đồng, phải là 1789, năm cách mạng tư sản Pháp nổ ra và cũng là năm Quang Trung đánh tan hai mươi vạn quân Thanh, triều đại vua Lê – chuá Trịnh hoàn toàn tiêu tan; và lúc đó, Nguyễn Ánh vẫn còn trường kì chiến đấu khôi phục. Nhưng cách mạng tư sản Pháp tồn tại không bao lâu; rồi chính giai cấp phong kiến Pháp cũng xé toạc Tuyên ngôn Nhân quyền, Dân quyền 1789 để phục hồi đế chế quân chủ! Vả lại, nên hiểu giới hạn tầm nhìn thời bấy giờ, cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trong điều kiện chung là thông tin liên lạc còn hạn chế. Do đó, giới hạn tầm nhìn thời bấy giờ là chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và rộng hơn, là phạm vi châu Á… Hơn nữa, tầm nhìn còn bị quy định bởi bao nhiêu điều khác, nhất là nền tảng kinh tế (lực lượng sản xuất…), dân trí toàn xã hội! Hiểu như thế, mới thật là lịch sử – cụ thể. Không nên kéo lùi lịch sử hiện tại vào sự lạc hậu (tụt hậu), cũng không nên cưỡng bức lịch sử quá khứ phải thật dân chủ xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu Đất nước, tức là quyền làm chủ Đất nước.

Ngoài ra, tưởng cũng cần nhắc lại một nhận định xác đáng và công bằng của nhiều nhà nghiên cứu sử học về Gia Long Nguyễn Ánh: Ông là một con người có nghị lực mạnh mẽ, vị vua sáng nghiệp từ hai bàn tay đã trắng (có khi quân lính không còn một đội, lương thực không có để dùng). Ông chỉ có một điều kiện thuận lợi, ấy là lòng trung thành của nhân dân Đàng Trong đối với các chuá Nguyễn tiền bối.

Ở chú thích này, tôi chỉ nhấn mạnh đến nghị lực mạnh mẽ hay còn gọi là đức tính kiên cường của Nguyễn Ánh, nhất là sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, từ Nam Quan đến Cà Mau. Và khi so sánh tổng bí thư Lê Duẩn với Quang Trung, Gia Long ở khía cạnh thống nhất Tổ quốc, tôi hiểu “so sánh nào cũng có sự khập khiễng”. Có thể nói rõ ra, cả Quang Trung, Gia Long cộng lại mới có thể so sánh với nhân vật lịch sử Lê Duẩn (1907-1986).

TXA.
04.HB3 & 26.02.HB4
(07.02 Giáp thân HB4).

Đã và đang gửi đăng trên báo chí (in giấy, điện tử – công lập & tự lập):
http://trannhuong.com/news_detail/7185/…

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ, chùm 4 (2 bài)

Posted by Trần Xuân An trên 23.11.2010

hidden hit counter

21 & 22-11 HB10 (2010): Trần Xuân An — THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ, chùm 4 (2 bài)

Trần Xuân An
KHÓA BẢO NGUYỄN HỮU ĐỒNG (1860-1920)

theo ra Tân Sở cần vương
Ông cam chọn lại quê hương, đất này
kiệu vua triền đông, dốc tây
nỗi niềm kẻ ở đêm ngày ngóng trông

quan Tường, Côn Đảo, cứng lòng
đày Pa-pơ-ét, đày không ngày về (1)
quan Thuyết, sơn phòng Hương Khê
lại băng trăm núi ngàn khe sang Tàu!

vua Hàm Nghi, gửi rừng sâu
Quảng Bình hoang rậm, biết đâu mà tìm!
chí Cần vương đành lặng im
nón tơi cày cuốc với sim mua buồn

luyện gươm cho bút khỏi suông
nhưng trường thi Huế cũng tuồng Đầm Tây!
làm dân, thuế cướp trắng tay
cùng dân vùng dậy bao vây tỉnh đường

ba năm tù sáng mười phương
vua Duy Tân cũng dầm sương thăm thầm
súng gươm quật khởi chôn hầm
lộ cơ mưu, non với tầm thời cơ! (2)

chín năm tù, tóc trắng phơ
lại về dạy học, lặng chờ một mai
tuổi già ngắn, vận suy dài
huyệt sâu chôn lấp tâm tài ngàn năm

Cam Thành khuya một đêm rằm
tấc lòng còn đỏ hương trầm tỏa thiêng
và sân trường bóng cây nghiêng
nâng bao ngực áo khung viền tên Ông (3).

TXA.
00:30 – 02:23, 22-11 HB10

(1) Papeete thuộc quần đảo Tahiti, giữa Thái Bình Dương, gần Trung Nam châu Mỹ, nơi Nguyễn Văn Tường bị lưu đày biệt xứ và vô thời hạn, sau khi đã bị đày ra Côn Đảo. Ông mất vào ngày 30-7-1886 tại đó. Di thể được Tôn Thất Đính đưa về quê nhà.

(2) Cuộc khởi nghĩa Duy Tân 1916. Nhờ Khóa Bảo Nguyễn Hữu Đồng, nên Trần Cao Vân, Thái Phiên và các đồng chí của các ông mới biết tâm và ý của vua Duy Tân. Nhưng cuộc quật khởi bất thành vì lộ cơ mưu, và cũng do lực lượng còn non yếu, trong khi thời cơ đã xuất hiện (chiến tranh thế giới lần thứ 1, 1914-1918).

(3) Trường PTCS. Khóa Bảo, tại Cam Lộ.

Bài thơ về Khóa Bảo Nguyễn Hữu Đồng, TXA. đã chỉnh sửa 2 câu và thêm một chú thích

TBT. Lê Duẩn lúc trẻ, 1927 — Nguồn ảnh: TTO.

Trần Xuân An
THĂM NHÀ LƯU NIỆM
CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN (1907-1986)

chiều đưa về với Bích La
bóng tre chỉ lối tìm qua bên này
Hậu Kiên, thời mở cõi đây (1)
bốn trăm năm, vút đỉnh mây sáng bừng

đề đốc uất buồn kiếm cung
trần lưng thợ mộc, cao nung lá nguồn
sinh Người, thông sáng lạ thường
đành làm thư kí bên đường sắt Tây!
(2) (*)

ngậm hờn nước mất, đắng cay
lao vào cách mạng. Tù đày, xiềng gông
ngấm đau khổ nhục, bền lòng
thắng Tây. Mỹ xé núi sông. Sao đành!

tắt chiến tranh bằng chiến tranh
xua đói nghèo, tóc trắng nhanh, vẫn nghèo
Tàu kia mặt nạ rơi vèo! (3)
suối sông bờ cõi: trong veo – đục mờ!

ba năm chạm trán hư vô (4)
Người nghe đất biển Liên Xô rạn dần
con đường cứu nước trọn phần
dở dang, rẽ lối cứu dân, vắng Người!

trưa Nhà Lưu niệm nắng tươi
chiều về hoa lá vẫn ngời hoàng hôn
dấu chân thơ dại mãi còn
và còn muôn thuở nước non giọng Người.

TXA.
19: – 21:40, 21-11 HB10

(*) 12-12- HB10: TXA. đã chỉnh sửa khổ thơ thứ hai.
14-12 HB10: bổ sung chú thích (dẫn nguồn tham khảo).

(1) Ông được sinh ra tại nguyên quán: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng thời tuổi nhỏ, sống tại làng Hậu Kiên, gần đó. Hiện nay, Nhà Lưu niệm được xây dựng tại Hậu Kiên.

(2) Xem: Lê Bá Tạo, “Gia đình đồng chí Lê Duẩn những năm 1946-1953 ở Bích La Đông”, đăng trong tạp chí Cửa Việt, số 151 (bộ mới), tháng 4-2007, tr. 83-85; cũng đã đăng trên báo Quảng Trị và tập san Tình Quê của Hội Đồng hương Quảng Trị tại Đà Nẵng. Cố tổng bí thư Lê Duẩn có thời làm thư kí kho vật tư tại ga xe lửa Đà Nẵng, Hà Nội, dưới thời Pháp xâm lược, thống trị, cũng như chủ tịch Tôn Đức Thắng đã có thời là lính thợ của thực dân Pháp (tôi viết câu thơ này trong tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc). Tuy nhiên, ông sớm tham gia cách mạng (1930), trải qua hai lần tù tại Côn Đảo, 1931-1936 và 1940-1945…

(3) Xem: Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN. Việt Nam, “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua”, Nxb. Sự Thật, 10-1979.

(4) Ông bắt đầu ngã bệnh vào năm 1982.

(bài thứ 14 này có thể không cần chú thích vì tiểu sử cố TBT. Lê Duẩn đã quá phổ biến)

21 & 22-11 HB10:
Chùm thơ đã được gửi đăng ở báo chí (tạp chí điện tử…):

trannhuong.com/news_detail/7119/THĂM-NHÀ-LƯU-NIỆM…
phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=11559

Cũng có thể xem (có tranh ảnh minh họa) tại:
tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-5/txa-tho-su…

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Thơ sử về Quảng Trị, chùm 3 (2 bài)

Posted by Trần Xuân An trên 17.11.2010

hidden hit counter

17-11 HB10: Trần Xuân An — THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ, chùm 3 (2 bài)

Đang gửi đăng trên báo chí (điện tử…)

Trống đồng Trà Lộc (Quảng Trị)
Nguồn ảnh: TTO.

Giếng cổ Gio An, Gio Linh (Do Linh), Quảng Trị
Nguồn ảnh: Phan Thuận An – Ngô Minh (Google seach)

Trần Xuân An
GIẾNG CỔ TIÊN THIÊN

rất khi không, bỗng nhớ
rừng mọc làng và trường
tiểu thuyết ta từ đó
một thời quá dễ thương
cổ sơ hơn giếng cổ

giếng Tây Nguyên trường xưa
buốt lạnh chân đồi vắng
tre chẻ đôi làm máng
vũng đọng trong hơn mưa
khe tràn quanh năm tháng

không đá lót viền bờ
không máng mài kiên cố
như giếng cổ Ca Lơ
vạn khối mồ hôi đổ
chưa hoá đá Chiêm sơ! (1)

sách vở và phấn bảng
cao xa đến ngạc nhiên
khảo cổ thành sơ đẳng:
nguyên lí giếng, tiên thiên!
mạch ngọt trái đồi đắng…

vốn sống ven đại ngàn
“Ngôi trường Tháng Giêng” đọng (2)
hiểu giếng cổ Gio An…
kì công hoài vang vọng
rất khi không, bàng hoàng!

dễ thương, bỗng dễ sợ
nếu đầu độc giếng lành
quặng thải lềnh bùn đỏ
bệnh tật tuôn tràn nhanh
và nếu sẽ chiến tranh (3) …

TXA.
6: – 16:20, 16-11 HB10

(1) Giếng cổ ở Gio An và các làng gần đó, thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Theo phán đoán của cá nhân tôi, có lẽ đó là những công trình do người Chiêm (Chăm) và chủ yếu do người Kinh (Việt) tái tạo, nâng cao bằng vật liệu đá, với hàng chục ngàn mét khối đá, trên các giếng cổ đơn sơ của người Ca Lơ (tên gọi cũ), sắc dân bản địa Quảng Trị. M. Colani cũng đã nghiên cứu về các giếng cổ này (xem “Những người bạn cố đô Huế” [B.A.V.H.]).

(2) Tiểu thuyết của TXA., viết về ngôi trường ở Lộc Ngãi, Bảo Lộc, Lâm Đồng, hoàn tất 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.

(3) Thêm một khổ thơ, thể hiện ý tưởng của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trần Xuân An
QUẢNG TRỊ, TRỐNG ĐỒNG
VANG VỌNG ÂM DƯƠNG

quê mình, đất cổ Việt Thường
trống đồng Trà Lộc mười phương nắng dồn (1)

nguyên âm ( – ) Dương Lệ không mòn (2)
lớn lao nhất cõi, thoảng hồn Khu Liên (3)
Triệu Phong lòng nối Cát Tiên
nguyên dương ( + ) to tát nhất miền Phù Nam

mình, con Chim Lạc tìm trầm
bao năm ngậm ngãi nhớ thầm Trà Liên
trống đồng vọng đến vô biên
phi thời gian vang tận tiền kiếp xa

nghìn năm có thật trong ta
Nhật Nam rồi đến Ô – Ma, đến giờ… (4)
mình thành Quảng Trị liền bờ
Miền Trung mở cõi rộng Cồ Việt ra

chúng mình cũng chính chúng ta
Trường Sơn là mái, chái nhà Bắc – Nam
sân Trung chống bão nghìn năm
chồ Nam vàng thóc, bếp trầm Bắc thơm (5)

xuân Miền Trung đẹp mâm cơm
trăm con Chim Lạc theo nồm về đây
Trà Liên gõ trống liền tay
tiếng đồng Trà Lộc vang say tiếng cười

cựu dinh, kinh cũ, Đất – Người (6)
hai trăm năm rộng gấp mười mươi xưa.

TXA.
16: – 18:00, 17-11 HB10

(1) Trà Liên, Trà Lộc: địa danh ở Quảng Trị, nơi phát hiện được trống đồng Việt cổ.

(2) Dương Lệ, thuộc huyện Triệu Phong, nơi có biểu tượng nguyên khí âm (yoni) ( – ) lớn nhất; Cát Tiên, thuộc Lâm Đồng và Đồng Nai, có thể là kinh đô của vương quốc Phù Nam cổ đại, nơi có biểu tượng nguyên khí dương (linga) ( + ) lớn nhất.

(3) Khu Liên (người Chăm) là anh hùng chống xâm lược Trung Hoa, lập quốc năm 192 sau Công nguyên Tây lịch.

(4) Châu Ma Linh (Gio Linh, Vĩnh Linh) và châu Ô (Nam Quảng Trị, từ sông Hiếu trở vào).

(5) Bố cục đất nước theo cách nhìn của triều Nguyễn. Bố cục này thuộc phạm trù lịch sử. Chồ là một loại kho lẫm chứa thóc, kiểu như nhà sàn.

(6) Quảng Trị là thủ phủ Đàng Trong thời chúa Nguyễn, một phần kinh sư vương triều Nguyễn, kinh đô kháng chiến Tân Sở, thủ đô của Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

Nguyên Âm (Yoni) – Nguyên Dương (Linga)
Nguồn ảnh: WebTXA.(Google seach)

Tên tự gọi: Ca Lơ, Cà Lơ, Sộ, Bru-Vân Kiều
Nguồn ảnh: TĐBKVN.

Tối 19-11 HB10:
Cũng có thể đọc tại:

http://trannhuong.com/news_detail/7061/GIẾNG-CỔ…

20-11 HB10:
http://www.phongdiep.net/default.asp?…

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

Những tồn nghi trong loạt thơ sử mới viết

Posted by Trần Xuân An trên 11.11.2010

hidden hit counter

11-11 HB10: Trần Xuân An — NHỮNG TỒN NGHI TRONG LOẠT THƠ SỬ MỚI VIẾT

Trần Xuân An
NHỮNG TỒN NGHI TRONG LOẠT THƠ SỬ MỚI VIẾT

Gần đây, tôi có viết dăm bài thơ sử khi tham dự Trại Sáng tác tại Phú Yên do Hội Nhà văn TP.HCM. tổ chức. Trong mạch cảm hứng từ lịch sử ấy, tôi cũng viết thêm một chùm thơ sử về quê hương Quảng Trị.

Trong cả loạt thơ mười sáu trên hai mươi (16/20) bài đó (*), có một ít bài tôi tự thẩm định và biết chắc vẫn còn những điểm tồn nghi:

1) Kính nghĩ về Lê Thành Phương (1825-1887), nghĩa tướng Cần vương

2) Tìm mộ Ông Chưởng Phan Bân (?-1869)

3) Tìm Nguyễn Tự Như, hội nguyên năm Mậu Tuất (1898)

4) Truyền thuyết mới về Huyền Trân, Bà Mẹ Xứ Sở

5) Tiếng vọng Hoàng Kim Hùng (1764-1835), tướng Tây Sơn

Ở từng bài, tôi đã chú thích về các tồn nghi đó. Và mỗi tồn nghi đều có đặc điểm khác nhau, do đó tôi nhận thấy cần phải làm rõ hơn.

Tôi vẫn muốn giải quyết tồn nghi bằng nghiên cứu, như bài thơ “Cuộc khởi binh nâu sồng 1898” đã được chính bản thân tôi bảo chứng khoa học bằng bài khảo luận sử học “Cuộc khởi binh nâu sồng 1898-1900 và Võ Trứ (1855?-1900) qua các nguồn tư liệu khác nhau” (đã đăng trên dăm trang thông tin điện tử và đang gửi đăng trên tạp chí chuyên ngành).

Tuy nhiên, có bài không thể giải quyết bằng nghiên cứu như vậy được, vì lí do sâu đây:

1. — Có bài không có tư liệu gốc về nhân vật (về Lê Thành Phương, về Hoàng Kim Hùng) (1) (2);

2. — Có bài bị rơi vào trường hợp khuyết sử ở giai đoạn sau của nhân vật (về Nguyễn Tự Như);

3. — Có bài hoàn toàn đầy đủ tư liệu gốc về nhân vật nhưng không rõ lăng mộ ở đâu (về Phan Bân, tức “Ông Chưởng”);

4. — Có bài lại là sáng tạo mới của chính bản thân tôi, tuy chính sử và địa chí chính thống đã ghi khá đầy đủ, nên tôi xem như “truyền thuyết mới”, chính xác hơn là sáng tạo mới theo cách mô phỏng loại hình truyền thuyết cổ đồng thời kế thừa chất liệu dân gian ở Quảng Trị (về Huyền Trân, công chúa triều Trần).

Trong các trường hợp liệt kê như trên, thật ra, cũng chỉ cần nói rõ hai trường hợp:

A. Trước hết, có lẽ cần nói rõ hơn nữa về bài “Tìm mộ Ông Chưởng Phan Bân (?-1869)”. Xin trích một đoạn sử về nhân vật lịch sử này:

“Đề đốc quân thứ Thái Nguyên (chưởng vệ sung chức ấy) Phan Bân (người Hải Lăng, Quảng Trị), năm ngoái bị giặc bắt được (đánh đồn Chợ Mới). Vua chuẩn cho quan quân thứ tìm cách đòi về. Đến nay, quân thứ ấy hỏi được việc thực, viên ấy không chịu khuất phục giặc, tự tử, và đã tìm được hài cốt còn lại, đem việc ấy tâu về. Vua chuẩn cho tặng hàm thống chế”

(Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục, chính biên”, tập 32, bản dịch Viện Sử học, Nxb. KHXH., 1975, tr. 11).

Vấn đề là lăng mộ của ông hiện ở đâu, và địa danh “Mộ Ông Chưởng” duy nhất ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có phải là nơi có ngôi mộ của Phan Bân (?-1969) hay không? “Đại Nam liệt truyện” còn cho biết ông đã được thờ ở Trung Nghĩa từ tại Huế. Do đó, tôi hi vọng có thể tìm thấy tư liệu ở đó để xác định được về làng quê nguyên quán của ông. Hơn thế nữa, nếu có điều kiện, nên tiến hành khai quật thám sát ngôi mộ Ông Chưởng gần với thị trấn mới của huyện Hải Lăng hiện nay (3).

B. Thứ đến, về bài “Truyền thuyết mới về Huyền Trân, Bà Mẹ Xứ Sở”: Xin trích “Đại Việt sử ký toàn thư”:

“Mùa đông, tháng 10, sai nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung, An phủ Đặng Văn sang Chiêm Thành đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về.

Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với [người Chiêm – dịch giả ct.]: “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu”.

Người Chiêm nghe theo.

Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.

Hưng Nhượng đại vương [Trần Quốc Tảng – TXA. ct.] ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: “Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?”. Khắc Chung thường sợ hãi né tránh”.

(ĐVSKTT., bản in nội các quan bản, 1697, tập 2, bản dịch và chú thích của Hoàng Văn Lâu, GS. Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb. VH.-TT., 2003, tr. 138-139).

Về quãng đời sau đó của Huyền Trân, có thể đọc thấy trong “Đại Nam nhất thống chí”, phần viết về tỉnh Nam Định:

“Chùa Nộn Sơn: ở xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản. Triều Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua nước Chiêm Thành, sau công chúa lại trở về nước, trụ trì ở đây, nhân đấy, dân sở tại phụng thờ”.

(Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNNTC., tập 3, bản dịch Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, 1992, tr. 358).

Còn về việc đồng nhất Huyền Trân công chúa, chứ không phải Bà Liễu Hạnh như các nơi khác, với Pô Nagar (Thiên Y A Na Ngọc Diễn Bà, Bà Chúa Xứ, Bà Mẹ Xứ Sở) là sự thật ở Quảng Trị. Đó cũng là một trong những biểu hiện phổ biến về tính dung hợp văn hóa, bổ cứu và loại trừ những yếu tố dị biệt văn hóa nào đó mà nhân dân qua nhiều đời xét thấy cần thiết (4).

 

Việc gọi trái sim là trái Huyền Trân xuất phát từ cơ sở là nhân dân Quảng Trị biết ơn công chúa Huyền Trân, xem bà như Bà Mẹ Xứ Sở, và cụ thể là do ý nghĩa của danh từ riêng Huyền Trân (báu vật màu tím đen). Thêm vào đó, làm sao lại tôn thờ một người phụ nữ mới chịu tang chồng lại tư thông (quan hệ tình dục) với người khác, cho dù sau đó đã đi tu cho đến hết đời! Vì vậy, việc sáng tạo nên một truyền thuyết mới về công chúa Huyền Trân, tự cắt nuốm vú, thề nguyền chung thủy, và hai nuốm vú ấy làm nên những mùa sim chín ngọt (trái sim giống y nuốm vú) cho con cháu muôn đời trên đất Châu Ô, Châu Rí (Lý) xưa, là phù hợp phần nào với cổ tục nhiều nước, nhiều tôn giáo, lại rất phù hợp với tâm linh, tín ngưỡng, đạo lý dân tộc Việt nói chung, Quảng Trị nói riêng. Ngay trong thời đại công chúa Huyền Trân, về anh ruột của bà, vua Trần Anh Tông, cũng có một việc gần giống như thế:

“Bấy giờ, thượng hoàng [Anh Tông – TXA. ct.] có ý xuất gia, nên sai cung nhân ăn chay. Các cung nhân đều ngần ngại, duy có nữ quan Nguyễn Thị Diên chặt ngón tay đem dâng. Thượng hoàng ngợi khen, ban cho 40 mẫu ruộng làm lương ăn tu hành ngày sau. Rồi Thị Diên quả nhiên đi tu cho đến lúc mất, Phật hiệu là Tịnh Quang ni”.

(ĐVSKTT., sđd., tr. 158).

Như vậy, chi tiết Huyền Trân tự cắt nuốm vú để bày tỏ ý chí chung thủy, giữ trọn tình vợ chồng với Chế Mân, không có gì là phi lịch sử mặc dù không có trong lịch sử, nghĩa là vẫn phù hợp với cách hành xử trong giai đoạn lịch sử ấy. Tất nhiên, ngày nay, không ai khuyến khích hay tự thực hiện cách thề nguyền như vậy, thậm chí là bị phê phán, bị tội hình sự là khuyến khích người khác hay tự hủy hoại thân thể nữa!

Về chi tiết khi ăn sim, nhớ đến nuốm vú Bà Mẹ Xứ Sở Huyền Trân, thì cũng chỉ là “ăn ẩn dụ”, như ăn trầu trong cổ tích Trầu Cau, như ăn bánh thánh của Thiên Chúa giáo…

Thành thật mà nói, sự sáng tạo “truyền thuyết mới” ấy của tôi, theo mô thức truyền thuyết cổ trong dân gian ngày xưa, kể cả truyền thuyết tôn giáo, cũng chỉ là sự nâng cao, kết tinh hóa, chưng cất lại chất liệu sẵn có trong dân gian ở các xóm làng Quảng Trị mà thôi. Vấn đề là tôi đã viết rõ ở nhan đề bài thơ là “truyền thuyết mới” và cũng đã chú thích rõ: “Các chi tiết khác với sử, trong bài thơ, chỉ là truyền thuyết” (5). Đó là sự liêm khiết, lương thiện trí thức của một người cầm bút, cho dù ở thể loại có biên độ rộng mở, chấp nhận nhiều cách tân, khai phá mới mẻ nhất là thơ. Cũng cần nói rõ, ở lĩnh vực nghiên cứu, khảo luận, tôi hoàn toàn bảo đảm tính khoa học ở mức cao nhất và bản thân tôi cũng luôn tâm niệm về tính trung thực của người nghiên cứu, khảo luận.

C. Ngoài năm (05) bài thơ trên, còn có một bài khác, “Còn lại của Người Xưa”, có lẽ cũng xin nói thêm. Tôi đã có sự chỉnh sửa hai chữ trong câu thứ tư ở khổ thơ này, mặc dù đã được đăng tải:

“Nguyễn Văn Hiển, danh thơm lừng
Phù Cát, “Đồ Bàn thành kí”
và “Bình – Phú – Nam đạo chí…”
rộng tâm lo khắp dân nghèo”

Và nhiều chữ khác ở khổ thơ dưới đây:

“tác phẩm các ông xa xôi
tro than, và hoài phủ bụi
tìm đâu, tìm đâu, nhắn gửi…
còn chăng dăm bản hiếm hoi!”

Bởi lẽ, tôi biết chắc là một trong hai cuốn sách của Nguyễn Văn Hiển (gốc Quảng Trị, từ đời ông nội vào lập nghiệp ở Bình Định) là “Đồ Bàn thành ký” hiện nay vẫn còn ở Thư viện tỉnh Bình Định, và cuốn “Sĩ hoạn tu tri lục” của Nguyễn Công Tiệp (người Hải Lăng, Quảng Trị), hiện cũng còn ở kho sách Hán – Nôm tại Hà Nội.

Xin có thêm những lời cáo bạch như vậy, sau khi tôi tự thẩm định lại loạt thơ sử của tôi gần đây. Nếu còn những sơ suất nào, xin được nhận lời chỉ giáo của quý người đọc và giới cầm bút với lòng biết ơn chân thật nhất.

Trần Xuân An
9: — 12:15, 11-11 HB10 (2010)

________________________

(*) Tính đến thời điểm viết bài này.

(1) Tôi đã đọc hai bài nghiên cứu của hai thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến và Đào Nhật Kim về Lê Thành Phương (Phú Yên), trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế, số 2 [61] 2007, tr. 69-81), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 6 [398] 2010, tr. 22-29).

(2) PGS.TS. Đỗ Bang cũng có một tham luận sử học về Hoàng Kim Hùng (Quảng Trị), nhân kỉ niệm 217 năm ngày sinh Hoàng Kim Hùng (tài liệu đánh máy, lưu ở dòng họ Hoàng làng Vĩnh An [?], theo http:// pgdcamlo. edu. vn / article / detail / cac -di -tich -lich- su- van -hoa -huyen- cam -lo .aspx).

(3) Theo phản hồi của nhà giáo Nguyễn Phụng (Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị), địa danh “Mộ Ông Chưởng” chỉ là cách gọi tắt về một vùng đất do một ông tên Chưởng nào đó đã mộ dân khai phá, lập trang trại hay xóm dân cư mới, chứ không phải lăng mộ Ông Chưởng Phan Bân (?-1869). Đó là cách gọi tắt hơi tùy tiện, thiếu bài bản! Lẽ ra phải gọi tắt là “Mộ phu ông Chưởng” hay gọn nhất cũng là “Phu Ông Chưởng”, “Trại ông Chưởng”, “Sở ông Chưởng” để tránh trường hợp đống âm dị nghĩa (lăng mộ với chiêu mộ, mộ dịch, mộ phu, mộ nghĩa, lính mộ…), dễ gây hiểu lầm…

(4) Chắc chắn văn hóa Việt không thể chấp nhận yếu tố mẫu hệ cổ sơ như Pô Nagar có đến 97 người chồng (phồn thực, nhiều con cháu)…

(5) Các chú thích dưới các bài thơ, tôi không ghi xuất xứ các tư liệu một cách đầy đủ (tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang) mà chỉ ghi tên sách vì các sách ấy quá phổ biến và cũng vì chúng đã có sách dẫn (địa danh, nhân danh), mục lục chi tiết.

Bài thơ về Phan Bân (?-1869), có thể chỉnh sửa nhỏ như sau:

Trần Xuân An
TÌM MỘ ÔNG CHƯỞNG PHAN BÂN (?-1869)

mộ Người tìm ở nơi đâu
để dân hương khói, nghìn sau vẫn còn

phỉ Tàu thuở quấy nước non
nghe Phan Bân đã lạnh hồn trốn xa (1)
máu tử tiết mãi chói loà
người Hải Lăng, phút trót sa bẫy thù

đọc ngàn vạn sách vẫn mù
một hôm sáng mắt tuổi ngu ngơ nào
phải đâu huyền thoại trời cao
đất quê là sử, trót xao lãng lòng!

bỗng thèm học tại nguồn sông
mạch khe chóp núi cánh đồng quê xa.

TXA.
19: – 21:07, 27-10 HB10

(1) Người huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (Có thể xác định xã nguyên quán là Hải Lâm, Hải Thọ hay Hải Thượng? Vui lòng xem bài vị ở Trung Nghĩa từ, Huế). Ông vốn là chưởng vệ (chỉ huy một vệ quân), sung đề đốc hải phận Hải Dương – Quảng Yên, nên gọi là Ông Chưởng. Xem “Đại Nam thực lục”, kỉ Tự Đức, “Đại Nam liệt truyện”, nhị tập (bản dịch: tập 4).

tóc huyền xinh, xinh mắt huyền

răng huyền ngời nụ cười duyên môi hồng…

… yếm đào cởi giữa phút thiêng
cắt đôi nuốm vú, xin nguyền thuỷ chung
máu rỏ Trường Sa muôn trùng
mùa sim từ đó tím rưng rức rừng…

Chính nhờ cổ tục nhuộm răng đen, người Việt không bị đồng hóa với người Tàu trong một ngàn năm bị Tàu đô hộ, và cũng nhờ cổ tục đó, nên phân biệt được với các dân tộc khác, trong tiến trình lịch sử giao lưu…

Đã gửi đăng trên báo chí (11-11 HB10):
trannhuong.com … NHỮNG-TỒN-NGHI-TRONG-LOẠT-THƠ-SỬ-MỚI-VIẾT
(13-11 HB10)

Posted in Chưa phân loại | 2 Comments »

VIẾT TIẾP THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ, 03 bài

Posted by Trần Xuân An trên 08.11.2010

hidden hit counter

07-11 HB10: Trần Xuân An — VIẾT TIẾP THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ, 03 bài

Đang gửi đăng trên báo chí.
TXA.

 


Tượng thờ Công chúa Huyền Trân ở Huế

Ở Quảng Trị, Công chúa Huyền Trân được đồng nhất với
Bà Chúa Ngọc

(Uma, Pô Nagar, Thiên Y A Na Ngọc Diễn Bà, Bà Mẹ Xứ Sở)
Nguồn ảnh: Wikipedia

 


 


Trái Huyền Trân = Nuốm VÚ của Bà Mẹ Xứ Sở

Nguồn ảnh: Picasa – Google

 

Bài 1
Trần Xuân An
TRUYỀN THUYẾT MỚI VỀ HUYỀN TRÂN,
BÀ MẸ XỨ SỞ

tóc huyền xinh, xinh mắt huyền
răng huyền ngời nụ cười duyên môi hồng
vào Chiêm, sóng nghẹn thuyền rồng
qua Ô qua Lý, nghe lòng bâng khuâng (1)

Huyền nương vào với Chế quân
Trân cùng Mân hẳn liền vần ngàn năm
đâu ngờ Mân hoá khói trầm
cướp Trân khỏi lửa, phăm phăm, lao thuyền (2)

yếm đào cởi giữa phút thiêng
cắt đôi nuốm vú, xin nguyền thuỷ chung
máu rỏ Trường Sa muôn trùng
mùa sim từ đó tím rưng rức rừng

xưa sau truyền thuyết lưng chừng
ngọt hương mọng trái biểu trưng quê mình
sim Huyền Trân mãi trung trinh
sử dù lưu oán triều đình hai bên!

ngậm sim là ngậm cái tên
chúa Huyền Trân – chúa Ngọc đen, kính hoài (3)
kính thêm rau muối đời dài
sớm hôm trời tím, khoan thai chuông thiền

hoa sim thăm viếng tiên hiền
trái sim thắm ngọt miếu thiêng, linh đài

hồn Nhữ Hài Huế không phai (4)
chín huyền Quảng Trị trải dài Quảng Nam.

TXA.
9: – 11:30, 07-11 HB10
7: – 8:52, 03-12 HB10

Bài thơ này đã được bổ sung thêm 4 câu (màu nâu)
03-12 HB10
TXA.

(1) Chế Mân, vua Chiêm Thành, cưới công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, với sính lễ là hai châu Ô và Lý (châu Thuận và châu Hoá, từ Quảng Trị vào đến Điện Bàn, Quảng Nam).

(2) Trần Khắc Chung theo lệnh vào viếng tang, nhân đó cứu Huyền Trân khỏi lễ hoả táng theo chồng như phong tục Chiêm Thành thuở bấy giờ. Thuyền đi lạc ra các đảo xa; một năm sau mới về đến Thăng Long (Hà Nội). Sau đó, Huyền Trân xuất gia tu Phật, trụ trì chùa Nộn Sơn, Nam Định (“Đại Việt sử kí toàn thư”; “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Nam Định; và “Từ điển di tích văn hóa Việt Nam” do Ngô Đức Thọ chủ biên…). Các chi tiết khác với sử, trong bài thơ, chỉ là truyền thuyết.

(3) Có nhiều nơi ở Quảng Trị đồng nhất Công chúa Huyền Trân (chứ không phải Bà Liễu Hạnh) với Thiên Y A Na (Bà chúa Ngọc), thể hiện sự dung hợp văn hóa Việt – Chăm.

(4) Đoàn Nhữ Hài là vị quan đầu tiên trấn nhậm đất Ô và Lý.

Bài 2
Trần Xuân An
TIẾNG VỌNG HOÀNG KIM HÙNG (1764-1835),
TƯỚNG NHÀ TÂY SƠN

Ô Lý, sính lễ cưới Huyền Trân
nhưng rộng đất, xanh rau, ơn chúa Nguyễn
ta chẳng hiểu vì đâu gươm mài võ luyện (1)
ngựa bay theo Tây Sơn ra Bắc vào Nam

buổi đầu quân, nâng chén rượu, khóc thầm
nhạt lòng trung cũng vì bạo thần, ấu chúa (2)
tưới rượu vào, chẳng tắt trong ta nỗi đau ngọn lửa
sông Gianh đỏ máu, đất nước hai Đàng!

thống nhất non sông, ta toan giũ áo về làng
lại phải đuổi Tàu, vun gò Đống Đa như trái núi
chống kiếm về quê, sông Hiếu nhìn ta mừng tủi
dẫu sao, ta không khoanh tay trong cơn lốc thế thời

khi chúa Nguyễn về kinh xưa, ta ngẩng mặt ngó trời
dưới mồ sâu, cả cười nghe kể tội
ngỡ con cháu mấy đời lầm lội…
chỉ sử sách ngầm ghi công
      Tây Sơn thống nhất hai Đàng

thời Pháp chiếm, đẩy Nguyễn suy tàn
ta vẫn vô danh trong pho địa chí
cũng đã xa lắm rồi thời chống Mỹ
Hoàng Kim Hùng, ai khẽ nhắc tên ta?

nhắc ta, hãy nhắc thời non sông xé cắt thịt da
để liền da thịt, phải đánh Xiêm, đánh Tàu,
        sau khi đánh tan một vua hai chúa
hãy nhớ ta, tướng Tây Sơn, cũng ngập mồ lời nguyền rủa
khói trầm hương không huyền ảo hay tâm thành,
      càng mịt mờ thân thế ta xưa!

thắp giùm ta dăm ngọn nến chưa?
soi mặt ư? Ra sông Hiếu, múc thêm thau nước
thay nước sông Bến Hải, nước sông Gianh thuở trước
uống chén rượu, nhớ nỗi đau ngọn lửa xa rồi!

TXA.
13: – 14:50, 07-11 HB10

(1) Viết thay lời Hoàng Kim Hùng, người Cam Lộ, Quảng Trị, một vị tướng của Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông cáo quan về quê sau khi Nguyễn Huệ mất, mặc dù bấy giờ chỉ mới 28 tuổi. (Theo sử tích gia tộc và địa phương; ngoài ra, hình như không có sử sách nào đề cập đến nhân vật Hoàng Kim Hùng).

(2) Trương Phúc Loan và Nguyễn Phúc Dương.

Bài 3
Trần Xuân An
CÒN LẠI CỦA NGƯỜI XƯA

khắc vào vách núi quê hương
dăm họ tên, may chưa mất?
bút giấy đêm sâu trầm mặc
súng gươm cứu nước sáng rừng!

Nguyễn Văn Hiển, danh thơm lừng
Phù Cát, “Đồ Bàn thành kí”
“Bình – Phú – Nam đạo chí…”
rộng tâm lo khắp dân nghèo (1)

Nguyễn Công Tiệp ngỡ bọt bèo
từ Tây Sơn quy thuận Nguyễn
vẫn ngời ấn gươm, kinh truyện
“Sĩ hoạn tu tri…” giúp đời (2)

tác phẩm các ông xa xôi
tro than, và hoài phủ bụi
tìm đâu, tìm đâu, nhắn gửi…
còn chăng dăm bản hiếm hoi!

rừng sâu cờ nghĩa chói trời
giúp vua, cứu dân, đánh Pháp
Trương Đình Hội như mờ lấp
cùng Hoàng Hoản, Trần Quang Chuyên! (3)

thân thế các ông như thuyền
chìm dưới đáy sâu lịch sử
may sao còn dăm dòng chữ
Phạm Ngọc Tản lại mơ hồ! (4)

khắc vào vách núi không mờ
cũng cần dấu son tiền bạc
khắc vào trang thơ, càng nhạt
kém xa sử chí ngày xưa?

thôi chờ hội đình, lễ chùa?
danh – vị, có – không, còn – mất
thơ này chép ra và thắp
thay nén hương, dâng núi sông?

TXA.
15: – 18:10, 07-11 HB10

(1) Xem “Đại Nam liệt truyện”, nhị tập (bản dịch: tập 4). Sách viết về thành Đồ Bàn: “Đồ Bàn thành ký”, và nhan đề cuốn thứ hai đúng nguyên tác là “Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam đạo chí”.

(2) Xem “Đại Nam nhất thống chí”, phần kinh sư (Thừa Thiên – Quảng Trị). Tên sách đúng nguyên tác là “Sĩ hoạn tu tri lục”.

(3) Xem “Đại Nam thực lục chính biên”, kỉ Đồng Khánh.

(4) Xem “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu”.

Cũng có thể xem tại:
www.tranxuanan-writer.net/…/txa-vtiep-thosu-ve-qtri
(có ảnh minh họa)

XEM LẠI CHÙM THƠ SỬ VỀ QUẢNG TRỊ – 7 BÀI

Đã đăng ở Tcđttl. TranNhuongCom (10-9 HB10):
http://trannhuong.com…VỀ-QUẢNG-TRỊ

Sau khi gửi đăng, tôi có bổ sung, chỉnh sửa lại một ít câu chữ, kể cả phần chú thích. Xin thành thật xin lỗi nhà thơ Trần Nhương và cáo lỗi cùng quý người đọc.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , , , , | 3 Comments »

ĐÃ CÔNG BỐ KHẢO LUẬN VỀ VÕ TRỨ…

Posted by Trần Xuân An trên 04.11.2010

03-11 HB10, ĐÃ CÔNG BỐ RỘNG RÃI:

CUỘC KHỞI BINH NÂU SỒNG 1898-1900
& VÕ TRỨ (1855?-1900)
QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU KHÁC NHAU

khảo luận sử học của Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2010/10/21/ckb-nausong-votru/

Cũng có thể xem tại:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/…

Bài khảo luận này tôi đang gửi đăng
trên các báo, tạp chí in giấy,
nhưng theo yêu cầu của nhiều người
đọc, tôi đành phải công bố trước trên
một vài điểm mạng (tạp chí điện tử…).

Kính mong được tòa soạn báo chí in
giấy thông cảm.

TXA.

04-11 HB10 (2010)

 

Đã đăng trên Tcđtl. TranNhuongCom,
03-11 HB10:
http://trannhuong.com/…

Đã đăng ở Tcđttl. PhongDiepNet:
http://www.phongdiep.net/…
 (05-11 HB10)

Hai tập thông tin điện tử dưới đây
cũng đã đăng lại:
http://tonvinhvanhoadoc.vn/…

http://www.bichkhe.org/…

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »