Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Bảy, 2015

NGUYÊN DO TÂM TRẠNG, TƯ TƯỞNG TÔI CÓ VẺ MÂU THUẪN

Posted by Trần Xuân An trên 29.07.2015

hidden hit counter

 
.
Bài viết ngắn thuộc mục HOÀ GIẢI DÂN TỘC:
NGUYÊN DO TÂM TRẠNG, TƯ TƯỞNG TÔI CÓ VẺ MÂU THUẪN
Trần Xuân An

Tâm trạng, tư tưởng của tôi thoạt nhìn, nó có vẻ mâu thuẫn. Nhưng trạng thái mâu thuẫn đó lại có nguyên do, ấy là bởi tính chất chồng chéo mâu thuẫn trong lịch sử nước ta từ trước 1945 đến 1975, 1991 … về sau này.

Đó là mâu thuẫn ngay trong từng lực lượng, bộ phận vốn là các chủ thể của giai đoạn lịch sử ấy.

Nói trắng ra, cách mạng đỏ vừa có tính chất tay sai Nga đỏ, Tàu đỏ *, vừa có tinh thần đấu tranh cho độc lập dân tộc (chống Pháp, góp phần chống Nhật…); phe vàng cũng vừa mang tính chất nguỵ (trước 1954) nhưng lại vừa mang tinh thần chống cộng sản xâm lược (Nga, Tàu tạo dựng tay sai, bành trướng, di dân xuống Đông Nam Á), và chống thực dân đỏ kiểu mới với sự thống trị bằng hệ tư tưởng (Stalinisme, Maoisme…), cũng trước 1954 và trước 1975.

Đó là một phương diện.

Phương diện khác, sự tuyên truyền một chiều (bôi nhọ, sỉ nhục đối phương; đề cao chính phe mình) ở cách mạng đỏ, khiến người ta nghĩ rằng cách mạng đỏ vừa có công lao nhưng cũng vừa láo khoét, tiểu nhân…

Vả lại, Miền Nam và Miền Bắc đều là đồng bào ruột thịt, lịch sử là lịch sử chung, nên đứng hẳn về một miền để lên án miền khác, khiến mình thấy thật vô lương tâm, thiếu trung thực.

Tuy vậy, nhìn chung, về tâm trạng, tư tưởng (mang tính sử học), tôi vẫn nhất quán. Đó là lòng yêu nước, chống mọi thứ ngoại xâm (Pháp, Nhật *, Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ), thương mến và quý trọng phe phái, lực lượng nào, trên lập trường dân tộc, đã chống một hoặc tất cả các thứ ngoại xâm ấy.

T.X.A.
22-7 HB15 (2015)

——————–

* Xin nhớ rằng sách báo, đặc biệt là văn, sử, học trình ở Miền Nam (1954-1975) cũng thể hiện tinh thần chống thực dân Pháp, phát xít Nhật… Trong khi đó, sách báo, kể cả sách giáo khoa ở Miền Bắc, thời đoạn đó, có những bài, những đoạn sùng bái Liên Xô (thực chất là Nga) hay Trung Quốc, khiến chúng ta không thể không đỏ mặt vì xấu hổ, phẫn nộ.

.

.

Đường dẫn đến bài này tại www.tranxuanan-writer.net

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

VIDEO: THƠ THÁNG 7 DƯƠNG LỊCH – THÁNG 7 NGUYỆT LỊCH

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

Các video này thuộc mục HOÀ GIẢI DÂN TỘC:
4 VIDEO THÁNG 7 HB15 TRÊN YOUTUBE

Đăng ngày 22-07-2015…

——– Đọc bài ý kiến ngắn ——–

NGUYÊN DO TÂM TRẠNG, TƯ TƯỞNG TÔI CÓ VẺ MÂU THUẪN

Ý kiến ngắn của Trần Xuân An

22-7 HB15 (2015)

————— Đọc thơ ————

Chùm thơ chiêu hồn tháng 7:

NGHE NHƯ THỂ CÓ ĐÀN TẾ CHUNG Ở THÀNH CỔ – THẠCH HÃN (bài 1)

SAO NẶNG HỒN CHUÔNG? (bài 2)

HAI PHÍA RỒI MỘT THƯƠNG YÊU (bài 3) Mới!

thơ Trần Xuân An

trong tập thơ “Để lòng người thôi trầm uất” (2014-2015) …
.
.

.
.

.
.

.
.

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

THƠ THAY TÔI VỀ HUẾ, 19-7 HB15 & HAI PHÍA RỒI MỘT THƯƠNG YÊU

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

THƠ THAY TÔI VỀ HUẾ, 19-7 HB15
Trần Xuân An

trường cũ chỉ còn trong truyện kể
sau ba mươi năm
sống lại rồi, khác nơi, vẫn Huế
cho Thành Nội, tôi nhìn tôi đăm đăm
mãi còn tôi trong tôi, đứa trẻ
hương sen, hương nhãn hoài vương huyền cầm

thời mạng ảo giăng giăng, vọng thầm
Quốc tử giám – hồn Hàm Nghi gọi khẽ
kỉ niệm ngan ngát hương trầm
lửa trại hồng than, thắp tro bạc son tâm
nắng lên, sương loé
hay mắt ướt, môi cười, nhìn từ xa xăm.

T.X.A.
TP.HCM., 08:10 – 09:05
18-7 HB15 (2015)

HAI PHÍA RỒI MỘT THƯƠNG YÊU
Trần Xuân An

tôi thương người lính vàng
héo tàn chìm sử cỏ
tôi thương người lính đỏ
bia sao nhoè tàn nhang

nguỵ vàng, tay sai đỏ
đau một thuở thế gian
nến hoa thêm sáng tỏ:
đều xua giặc ngoại bang

phân cách bao nghĩa trang
tình dân không khác mộ
nước mắt mằn mặn gió
bại oan như thắng oan

tôi yêu người lính vàng
thơm danh trang sử mở
tôi yêu người lính đỏ
tuổi dài đến mênh mang.

T.X.A.
19:30 – 20-32, 24-7 HB15 (2015)
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

CHÙM THƠ 4 BÀI

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

Đã đăng trên TTTĐT.HMV.TP.HCM., 15.7.2015-06:30
http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-chut-tinh-hu-khong.html

Chùm thơ 4 bài
của TRẦN XUÂN AN

_____________________________

CHÚT TÌNH, HƯ KHÔNG

về Đà Nẵng bỗng xa xưa
đời đang nắng cũng chuyển mưa thuở nào
thơ bốc mặn lên trời cao
cơ hồ cả biển trút ào vào ta

níu bạn gần, tựa bạn xa
thương em như khóc Hoàng Sa mất rồi
đảo mình, về lại mình thôi
còn em thất lạc giữa đời, hư không.

T.X.A.
15:12, 10-7 HB15 (2015)

CUỐN BĂNG PHIM HỌP MẶT 1996

bụi? hay nấm mốc thời gian?
thành trận mưa, bay ngang màn hình – phim cũ
hay bao viên đạn, từ một thời lịch sử?
sao xuyên thủng chúng ta đang họp mặt nói cười?

thôi đi nhé, bao vệt lửa kinh hoàng quá khứ
băng ghi hình tuổi bốn mươi, xin hãy nguyên lành
ngoảnh lại thuở học trò, bao vệt lửa hoá đàn chim thường trú
vụt bay quanh – khúc dạo đầu tìm lại tuổi xanh

bây giờ, tuổi sáu mươi, lục tìm đáy tủ
ném băng phim lên mạng ảo, gọi xem
bạn bè ơi, lớp vẫn còn đông, mặc dù không đủ
xem lại Tam Kỳ, trường xưa, trưa nét mặt vương đêm.

T.X.A.
TP.HCM., 17:10 – 20:04, 05-7 HB15 (2015)

TAM KỲ, ẢNH CŨ

thân tặng Chín, Tùng, Cường
và Sĩ, Phi, Thảo, Nam, Nhuỵ, Thọ, Chiến…

Tam Kỳ trong ta thơm màu hoa sưa
cà phê Đợi, người chờ như tượng cổ (1)
tháp Khương Mỹ, ta áp vào gạch vỡ
một dòng sông lưu bóng cả đôi bờ

Tam Kỳ trong ta Bến Ván nghiến cưa (2)
đau nỗi sông Gianh, buốt niềm Bến Hải
Núi Thành gần, Hà Lam đâu xa ngái
vẫn dài tâm cảnh giữa Miền Trung thơ

Tam Kỳ trong ta văn miếu hương mờ
di tích cũ, đất duy tân hiếu học
trống hoài cổ đánh vào lòng, bật khóc
lốc xoáy bẻ xiềng, quốc ngữ – tiếng xưa (3)

Tam Kỳ, bốn mươi lăm năm! Không ngờ
bạn và mình còn giữ gìn ảnh cũ
tóc đã bạc, mỗi đời sờn quyển sử
kí ức hoài tái bản tuổi học trò!

T.X.A.
13:50 – 15:30, 23-6 HB15 (2015)

(1) Trước 1975, ở gần đầu cầu phía bắc sông Tam Kỳ, có một quán cà phê ngon nổi tiếng, có tên là Cà phê Đợi, đối xứng với bên kia sông là tháp Khương Mỹ.
(2) Bến Ván (Bản Tân, nay là An Tân), giới tuyến chia cắt đất nước thành hai lãnh thổ của hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (khoảng 1787-1793).
(3) Xung đột giữa hai phái, duy tân – thủ cựu, Tây học còn xa lạ, thù địch và Hán – Việt học cổ truyền, từ chương, thời đầu thế kỉ XX.

TIỆC LIÊN HOAN GẶP MẶT
SAU ĐẠI HỘI TẠI TP.HCM. (*)

nhắc nhau quanh bữa gặp nhau, vui
ơn mồ hôi dân, chất đầy kho thuế
như tinh thể, trong từng viên muối bể
dẫu đụn cao vời, nửa nắm nhỏ nhoi.

17 & 20-6 HB15 (2015)
T.X.A.

(*) Hội Nhà văn địa phương TP.HCM.

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

DỰ CẢM VỀ HỘI VĂN CHƯƠNG THUẦN TUÝ VIỆT NAM

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

DỰ CẢM VỀ HỘI VĂN CHƯƠNG THUẦN TUÝ VIỆT NAM
Trần Xuân An

Có một câu danh ngôn nhiều người nhận thấy đó là chân lí: “Nhu cầu là mẹ đẻ của tất cả”. Có lẽ cần phải thêm định ngữ vào danh ngôn ấy: Nhu cầu lành mạnh là mẹ đẻ của những gì lành mạnh, và dĩ nhiên, cần thiết.

Việc xuất hiện một hội nhà văn Việt Nam thứ hai, được xác định tên gọi chính thức là Văn đoàn độc lập Việt Nam, do nhà văn kì cựu Nguyên Ngọc cùng khoảng 20 nhà văn, nhà ngữ học tên tuổi khởi xướng, đang trong tiến trình vận động để được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp, cũng xuất phát từ nhu cầu chính đáng, bức thiết của xã hội, cụ thể hơn, của giới cầm bút văn chương, bao gồm cả học thuật về văn chương.

Có điều, nhu cầu của đời sống tinh thần Việt Nam, trước đây, nhất là hiện nay và trong tương lai, còn đòi hỏi sự xuất hiện một tổ chức thuần tuý văn chương, khác với tôn chỉ hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam hiện do nhà thơ Hữu Thỉnh đứng đầu và cũng khác với Văn đoàn độc lập Việt Nam nói trên.

Hội Nhà văn Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính kiến đã được xác định rất rõ. Văn đoàn độc lập Việt Nam cũng thể hiện chính kiến của mình, là độc lập, không chịu sự lãnh đạo trực tiếp, cụ thể của chính đảng nào, tuy vẫn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện hành (nên vẫn xin cấp giấy phép hoạt động). Có thể nói rõ hơn (không phải võ đoán), Văn đoàn độc lập Việt Nam tuy vẫn chỉ là một tổ chức xã hội dân sự về sáng tác văn chương, học thuật văn chương, nhưng không khước từ việc thể hiện chính kiến, thái độ chính trị, theo chủ kiến độc lập.

Do đó, hai hội nhà văn cấp toàn quốc nói trên vẫn còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của giới cầm bút về văn chương. Hiển nhiên, còn một phân số thứ ba, là những nhà văn chương không muốn thể hiện khuynh hướng về ý thức hệ hay không quan tâm đến vấn đề ý thức hệ. Chẳng hạn, họ viết về tình yêu quê hương, đất nước, nhưng không xác định yêu quê hương, đất nước theo khuynh hướng chính trị nào cả, đồng thời cũng không chỉ trích, phê phán bất kì khuynh hướng chính trị nào (miễn trừ khuynh hướng dựa vào ngoại bang).

Đó là nhu cầu văn chương có thật và rất bức thiết. Vì vậy, chắc chắn sẽ xuất hiện một hội nhà văn Việt Nam thứ ba, theo khuynh hướng thuần tuý văn chương, thuần tuý dân tộc Việt Nam (không bài ngoại ấu trĩ). Cũng dĩ nhiên, thành viên của hội nhà văn Việt Nam thứ ba phải hội đủ, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn thành viên, ví dụ như phải có ít nhất hai đầu sách, gồm một tác phẩm sáng tác văn chương và một tác phẩm lí luận – phê bình văn chương.

Chắc hẳn, sớm hay muộn, Nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động cho Văn đoàn độc lập Việt Nam, bởi sự xuất hiện của văn đoàn này, là do nhu cầu chính đáng của đất nước, cụ thể là của một số nhà văn có chung khuynh hướng, và sự xuất hiện, hoạt động của nó là hợp hiến và hợp pháp. Việc không cấp giấy phép chính thức cho Văn đoàn độc lập Việt Nam là thái độ, hành vi không coi trọng hiến pháp, luật pháp của cơ quan thuộc cấp nhà nước hữu quan, có thẩm quyền.

Cũng xuất phát từ nhu cầu bức thiết và chính đáng, một hội văn chương Việt Nam thứ ba, đã được khái lược tường trình ở trên, cũng sẽ xuất hiện, vận động thành lập và xin giấy phép hoạt động chính thức.

Cho đến nay, hiển nhiên đã tồn tại hai hội văn chương Việt Nam (Hội Nhà văn Việt Nam và Văn đoàn độc lập Việt Nam) trong đời sống tinh thần Việt Nam. Đó là sự thể đáng phấn khởi, nhưng chưa trọn vẹn.

Nhu cầu xuất hiện một hội nhà văn Việt Nam thứ ba, tạm định danh là Hội Văn chương thuần tuý Việt Nam, chắc chắn sẽ xuất hiện. Đó là sự xuất hiện hợp quy luật, hợp hiến và hợp pháp, mà Đảng cầm quyền và Nhà nước cầm quyền hiện hành tại nước ta không thể ngăn cấm được, vì Đảng và Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật pháp đang có hiệu lực.

T.X.A.
TP.HCM., 19-7 HB15 (2015)
Đã đăng:

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

NGÀY NHÀ VĂN NHẤT LINH (1906? – 1963) QUYÊN SINH

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

Trần Xuân An
6 Tháng 7 lúc 16:11 · Đã chỉnh sửa, trên Facebook

NGÀY 07 THÁNG 7 DƯƠNG LỊCH (song thất)
LÀ NGÀY NHÀ VĂN NHẤT LINH (1906? – 1963) QUYÊN SINH (*)

Từ tháng 12-2008, di sản văn chương của Tự Lực văn đoàn mới chính thức được bảo tồn và khu lưu niệm về văn đoàn này cũng chính thức được tôn tạo bởi chính quyền tỉnh Hải Dương, quê sinh của Nhất Linh. Tuy vậy, cả sự nghiệp văn chương lẫn sự nghiệp chính trị của ông đã được nhiều sách báo đề cập, tôn vinh từ cuối thập niên 30/XX đến nay, và chắc chắn sẽ mãi mãi vẫn còn trong văn học sử, trong lịch sử chính trị nước ta.

Sự nghiệp chính trị và cái chết tự vận để phản đối độc tài của Nhất Linh có thể có người khen, kẻ chê, thậm chí cho đến nay vẫn còn người ở trong nước, ngoài nước xuyên tạc. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Nhất Linh hầu như không một ai có thể chê bai. Nếu có người không thích truyện ngắn, tiểu thuyết của Nhất Linh, thì người ấy cũng phải thừa nhận công lao to lớn của ông và văn đoàn do ông sáng lập, quy tụ, trong việc thúc đẩy, phát triển văn xuôi Việt Nam tiến lên một bước rất dài.

Trong tuần trước, tôi có viết một truyện ngắn, “Mẩu giấy cánh bướm”, để gửi vào đặc tuyển kỉ niệm 60 thành lập trường học cũ của mình, Trường Trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ, Quảng Tín (Quảng Nam). Xin xem truyện ngắn ấy là một nén hương tưởng niệm Nhất Linh, nhà văn có nguyên quán Quảng Nam.

T.X.A.
06-7 HB15 (2015)

(*) Ngày 7-7-1963, tức là ngày 17-5 năm Quý Mão. Ngày giỗ, theo phong tục lâu đời, trước đó một ngày: 16-5 nguyệt lịch hằng năm.
Nguồn ảnh: Google search

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

MỘT SỐ Ý KIẾN RỜI THÁNG 6 & THÁNG 7 HB15 (2015)

Posted by Trần Xuân An trên 28.07.2015

hidden hit counter

 
.

MỘT ÍT Ý KIẾN RỜI
THÁNG 6 & THÁNG 7 HB15 (2015)
ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK

1

Trần Xuân An
14 Tháng 7 lúc 8:24 ·

Về bài ý kiến ngắn
“THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:
LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)”.

Ý kiến ngắn này tôi đã tự đăng trên Facebook của tôi, ngày 12 Tháng 7 lúc 8:13.

Xin nói thêm:

Tôi mong rằng không có ai hiểu lầm, đi đến chỗ QUY KẾT, CHỤP MŨ. Tôi chỉ phê phán những ai kéo lùi, đi ngược công cuộc ĐỔI MỚI. Ý tưởng chính của bài viết ngắn này, tôi đã viết thành bài báo, cách đây đã trên 5 năm, đăng ở Vietnamnet, Boxit, Tttđt.Hội Nhà báo Việt Nam…

http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=21643&dhname=Hai-de-xuat-nhan-su-bau-cu-BCH-Hoi-nha-van-VN

Trần Xuân An
12 Tháng 7 lúc 8:13 · Đã chỉnh sửa trên tài khoản Facebook

THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:
LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)

1) Tham quyền cố vị; tưởng rằng vào ban chấp hành là đương nhiên vào văn học sử.

2) Sử dụng thủ thuật độc tài khá “nghề” nhưng công luận vẫn biết rõ (biến hội thành tổ chức của các cảm tình viên, loại trừ những ai có chủ kiến mạnh mẽ).

3) Chưa thể hiện (hay chưa có) bản lĩnh và trình độ dân chủ, không phải do các nhà văn, nhà thơ mà do cơ chế chuyên chính (cho dù đã đổi mới, “cởi trói”).

4) Phái bảo thủ, chống hòa giải dân tộc thật sự đang ra sức thi hành thể chế “quân quản” (xem FB của anh Nhật Tuấn, nhà văn)…

Bốn điểm tôi thử nêu ra và lạm bàn bên trên (phần chính văn) là phản ánh tàn dư của thể chế tại các nước cộng sản trước đổi mới, cải cách, cải tổ.

Xin bàn thêm cho rõ:

1) Ai đã làm tổng bí thư thì yên vị cho đến chết (như Staline, Brezhnev, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, v.v…). Nay Putin cũng còn vướng đậm tư tưởng tham quyền cố vị, mặc dù nước Nga không còn thể chế cộng sản… Nước ta đã đổi mới, và đã có văn bản quy định, đại để mỗi người chỉ có hai nhiệm kì là tối đa, trên một chiếc ghế lãnh đạo, như ghế tổng bí thư chẳng hạn. Chẳng lẽ Hội Nhà văn Việt Nam lại khác?

2) Quốc hội, hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp đều thế. Nhưng ở Hội Nhà văn VN., quá rõ, như anh Nhật Tuấn phân tích (chọn người cho vào Hội, và những người ấy trả ơn mưa móc đã cho vào Hội).

3) Nhà văn, nhà thơ dân chủ đích thực thế nào được, nên chỉ “quậy” cho dzui mà thôi. Số phiếu bất hợp lệ thể hiện chủ kiến như cách bỏ phiếu trắng (có thể có trường hợp là do số ít nhà văn mắt kém, già nua, lẩm cẩm).

4) Phái chống hoà giải dân tộc thực sự đang cố bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình và bảo vệ những tác phẩm trót viết theo cách tuyên tuyền một chiều hồi còn chiến tranh, Liên Xô còn vững mạnh, Trung Quốc còn mao-ít, chưa đổi mới, hội nhập…

Đâu rồi ý thức và ý chí Đổi mới?

T.X.A.
12-7 HB15 (2015)

2

Trần Xuân An
12 Tháng 7 lúc 7:41 ·

VỀ HAI TỪ “CHỦ KIẾN” VÀ “CHÍNH KIẾN”

Một từ điển tiếng Việt định nghiã: Chủ kiến, (danh từ), (ít dùng): ý kiến riêng của mình. Ví dụ: người có chủ kiến. Đồng nghĩa: chính kiến.

Theo tôi, có lẽ tác giả từ điển đã định nghĩa đúng nhưng đưa ra từ đồng nghĩa lại sai, hay tác giả ấy căn cứ vào cách hiểu và sử dụng sai hiện nay để xem “chủ kiến” đồng nghĩa với “chính kiến”.

Trước đây và theo cách hiểu, cách dùng của những người hiện thời am tường ngữ nghĩa tiếng Việt (gồm vốn từ Hán – Việt đã Việt hóa): Chủ kiến là ý kiến riêng (có tính độc lập so với những người khác); chính kiến là ý kiến về chính trị (không phải là ý kiến chính, ý kiến chủ yếu).

Không nên lẫn lộn hay đánh tráo từ ngữ.

T.X.A.
07:10, 12-7 HB15 (2015)

3

Trần Xuân An
11 Tháng 7 lúc 21:14 ·

VỀ DANH XƯNG NHÀ VĂN CẤP ĐỊA PHƯƠNG, NHÀ VĂN CẤP TOÀN QUỐC
TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY

Thân gửi Tam NguyenEsq (luật sư – tiến sĩ Nguyễn Hưng Minh Tâm — Hoa Kỳ)

Bạn thân mến!

Khi còn ở Đà Nẵng, mình phải sử dụng điện thoại di động, phần mềm không có dấu, nên rất bất tiện để đính chính. Thêm vào đó, danh xưng “nhà văn” ở Việt Nam cũng rất phức tạp, phiền toái (do phân biệt đối xử; do mưu đồ phe cánh, bè đảng để củng cố địa vị; do óc độc đoán, cố quyết đè bẹp những ai có chủ kiến độc lập; nói chung là giá trị tác phẩm lại bị xem là tiêu chuẩn thứ yếu…), mình đã bàn nhiều rồi. Vì vậy, mình im lặng, xem đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện vặt thôi, chẳng có gì mà đính chính cho rắc rối.

Theo thể chế hiện hành ở nước ta, những ai cầm bút mà ở ngoài các hội nhà văn địa phương, hội nhà văn toàn quốc thì không được gọi là “nhà văn” (ngoặc kép, chứ không phải nháy nháy).

Do đó, nếu gọi mình là nhà văn, thì nhớ thêm định ngữ phía sau: nhà văn TP.HCM. Trần Xuân An (nhà văn cấp địa phương). Nếu gọi ông Hữu Thỉnh là nhà văn, thì nhớ gọi đầy đủ là nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh (nhà văn cấp toàn quốc).

Bạn vô tư, nhưng thiên hạ lại soi mói từng chữ đó, bạn Tam NguyenEsq à.

Thân mến,
T.X.A.
21:12, 11-7-2015

4

CHỦ TỊCH & TRƯỞNG

Mấy hôm nay cộng đồng mạng toàn cầu tại nước mình bàn thảo rất nhiều về hai từ trên.
Xin mạn phép bàn một đôi dòng:

Có hai hệ thống.

Cần phải nhất thống theo từng hệ thống chăng?

1) Hệ thống trưởng: trưởng nước thì gọi là quốc trưởng; trưởng tỉnh là tỉnh trưởng; trưởng quận/huyện là quận trưởng, huyện trưởng; trưởng xã, trưởng thôn là xã trưởng, thôn trưởng; trưởng họ tộc là tộc trưởng; trưởng trường là hiệu trưởng; trưởng lớp là lớp trưởng; trưởng tổ là tổ trưởng.

2) Hệ thống chủ tịch: tương tự như trên, nhưng cấu trúc từ lại theo ngữ pháp Hán – Việt + ngữ pháp Việt: chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh, chủ tịch quận/huyện…v.v…

T.X.A.
17-7 HB15 (2015)

5

BÀN TIẾP VỀ HAI TỪ “CHỦ TỊCH” VÀ “TRƯỞNG”

Theo “Từ điển Hán – Việt” của Đào Duy Anh và “Hán – Việt tự điển” của Thiều Chửu: TỊCH có 4 nghĩa: dựa vào; chiếc chiếu; chỗ ngồi; bao quát. Đào Duy Anh định nghĩa CHỦ TỊCH: Người chủ trì trong một hội nghị = ngồi vị chính (président d’une assemblée).

Cũng theo 2 từ điển, tự điển trên: TRƯỞNG: lớn; lớn lên; đứng đầu.

Theo đó, nghĩa đen của CHỦ TỊCH là cái chiếu chính (được hiểu là người ngồi ở chiếu trên, chiếu nhất, ngồi ở chỗ ngồi chính), nặng về mô tả cái chỗ ngồi (xưa ngồi trên chiếu, và chiếu có nhiều hạng bậc).

Cũng theo đó, TRƯỞNG là [người] đứng đầu, lại thiên về miêu tả phẩm cấp con người chứ không phải cái chỗ ngồi.

Thưa quý vị thân mến,

Chúng ta nên dùng từ nào? Từ chú trọng vào cái chỗ ngồi hay từ chỉ phẩm cấp con người?
Tuy vậy, CHỦ TỊCH, chỉ chức vụ đứng đầu. TRƯỞNG, chỉ người đứng đầu về chức trách. DÙNG TỪ NÀO CŨNG ĐƯỢC.

T.X.A.
sáng 18-7 HB15 (2015)
Xem lại:

6

Ý KIẾN KHI THẤY MỘT BÀI VIẾT VỀ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM ĐƯỢC PHỔ BIẾN ĐƯỜNG DẪN (link) TRÊN FACEBOOK, SÁNG NAY

Có thêm một hội nhà văn Việt Nam nữa, như Văn đoàn độc lập Việt Nam này, mới có sự cạnh tranh lành mạnh. Tôi ủng hộ tinh thần và cơ chế cạnh tranh rất văn minh, có văn hoá như vậy. Nếu có thêm một hội nhà văn Việt Nam thứ ba, càng tốt. Và chỉ 3 hội nhà văn cấp toàn quốc thôi. Đến hội thứ tư là hỏng chuyện (và cũng đã hết nhà văn chương có tâm, có tầm để mời vào hội!).

T.X.A.
19-7 HB15 (2015)

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »