. Để hiểu thêm Nguyễn Du và Truyện Kiều Bài 17 sau ngâm khúc NGUYỄN DU LIÊN TÀI
Trần Xuân An
~~ “Hành lạc từ”, hai bài, kết lại làm một ~~
ông yêu quý lắm chó săn *
vẫn ngon rượu nhất khi ăn miếng cầy
khóc thiên tài Kiều, đoạ đày
còn thế gian, xác thịt đầy lầu xanh
“trúc chi”, “hành lạc” lưu hành *
cùng “đoạn trường” chẳng thất thanh bao giờ
bạc tóc mới hiểu nhà thơ
thương tài của sắc lấm nhơ nhớp bùn
sắc chỉ là sắc, hãi run
vẫn ngon rượu, miếng cầy cùn tài săn!
Nguyễn Du chưa phải thánh nhân
duy hương của sắc trầm luân, liên tài
“mười năm gió bụi” rạc rài
“nhà săn Hồng Lĩnh”, nhớ hoài dinh tro
quan á khanh vẫn nhà nho
con người nhập thế, chân dơ bụi trần
món cầy, Nho giáo không ngăn
ít ngăn hát nói quen thân ả đào
nhưng cương thường, bền đạo cao
thương tài của sắc rơi vào chốn dâm!
cửa chùa, ngũ giới ngát trầm
cái tà kia, tối đen rằm tâm đi
“vợ khắp người ta”, tài chi
“tế thập loại” khóc hoa nhi với Kiều
khóc “chiêu hồn” những phận liều
một trong nhiều loại, đều siêu độ hồn
hiểu mâu thuẫn Nguyễn Du hơn
liên tài, tài sắc uất hờn, càng thương
Nguyễn Du ghét ác, chỉ buồn
nhưng Kiều báo oán máu tuôn pháp đình
anh hùng Từ Hải uy linh
cứu tài sắc, chết như hình tượng thiêng
thế gian: cõi dục, tiền, quyền *
sóng xô đắm sắc, chài nghiêng cứu tài
am diệt khổ bên sông dài
đàn thôi rỏ máu, chưa ngoài thế gian
quý tài-tanh-máu chó săn
thiên-tài-quốc-sắc, tiếc luân lạc phiền
luật nhân văn, luật tự nhiên
Nguyễn Du nghe Tố Như khuyên chính mình *
Tố Như: như lụa trắng tinh
chỉ thêu tơ trắng bóng hình cầm ca
ả đào phổ đàn nguyệt sa
giọng ca trong vắt ngân nga thêu vào.
T.X.A.
13:45-16:15, 29-09-2020
(ba hôm sau ngày giỗ Nguyễn Du, 200 năm ngày mất, 10-08 âl. HB20 [26-9-2020])
………..
(*) ~ Nguyễn Du từng có một hộ đi săn thú rừng ở rặng Hồng Lĩnh (Hồng sơn liệp hộ), rất yêu quý chó săn. ~ “Bài từ hành lạc” (“Hành lạc từ”), hai bài, kết lại làm một; “Bài ca trúc chi ở đất Thương Ngô” (“Thương Ngô trúc chi ca”), trong mười lăm bài… ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu vịnh về việc Kiều bị buộc phải đánh đàn hầu tiệc mừng công của quan đại thần Hồ Tôn Hiến: “Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng / Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan / Tổng đốc ví thương người bạc phận / Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan!”… ~ Tố Như là tên tự của Nguyễn Du.
Viết thêm dưới các chú thích của bài thơ “Nguyễn Du liên tài”:
Nguyễn Du có một vài bài thơ thể hiện chính hành vi bản thân ông hoặc là quan niệm của ông về việc tạo ra, thụ hưởng sự vui thú (“hành lạc”) trong đời, tuy bình thường trong thuở xưa nhưng vẫn khá phàm tục:
1) Ăn thịt chó, uống rượu (“Hành lạc từ”, bài 1)
2) Bày tiệc có kĩ nữ (ca nương hay gái điếm) (“Hành lạc từ”, bài 2)
3) Thương tiếc đào nương bạc mệnh, chết rồi còn mang tiếng trăng hoa, buôn son bán phấn, hoặc thương xót người đánh đàn Nguyễn (đàn nguyệt) khi còn sống trong tuổi già thì cũng đã tàn tạ, rách rưới (“Điếu La thành ca giả”, “Long thành cầm giả ca”)
4) Cho rằng các cô gái đĩ trên thuyền cũng giúp cho các người áo vải, người vô phúc (không có vợ hoặc không hạnh phúc) có thể đến được với nhan sắc, nếu có tiền nhờ dịp may cờ bạc chẳng hạn (“Thương Ngô trúc chi ca”, 15 bài, chỉ chú trọng các bài cuối)…
Tôi đã đọc hết, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, và thử lưu ý đến cái gọi là “hành lạc” liên quan đến quãng đời 15 năm “đoạn trường” của Thuý Kiều, vẫn chỉ thấy như thế, không có gì khác hơn. Quả thật, Nguyễn Du là người trong sạch, theo quan niệm về chuẩn mực đạo đức nhà nho (Nho giáo) Á Đông. Đánh giá này cũng căn cứ vào sự đánh giá chung lâu nay về Nguyễn Khuyến, tác giả câu thơ “lúc vui con hát lựa chiều cầm xoang” (bài “Khóc Dương Khuê”): Mặc dù là một trọng thần yêu nước nhưng thuộc phân số quan lại nhà Nguyễn bất lực trước giặc Pháp, xin về ở ẩn, tiêu cực, ông vẫn là một kẻ sĩ đạo đức cao trọng. Đạo đức cao trọng nhưng ông vẫn viết câu thơ trên trong một tâm thế chân thành, thành thật nhất.
Dĩ nhiên, nếu đặt dưới nhãn quan Phật giáo, cụ thể là nhận xét theo ngũ giới quy y, ai cũng thấy Nguyễn Du đã phạm giới: tiệc có kĩ nữ, mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại muôn thuở nạn mại dâm, thì đó là tà dâm, đồng loã tà dâm (chứ không phải chính dâm); uống rượu là phạm giới uống rượu; làm thịt động vật là sát sinh (còn cấm ăn thịt chó, thịt trâu, cá gáy là lệ cấm ngoài ngũ giới). Nhưng Nguyễn Du không phải là tín đồ Phật giáo, mà là nhà nho (Nho giáo) chịu ảnh hưởng tam giáo đồng quy (Nho, Lão, Phật – ba giáo thuyết, tôn giáo cổ đại, # 550 năm trước Công nguyên) và theo tín ngưỡng thuần Việt. Nho giáo hầu như chỉ chú trọng cương thường – tam cương (quân, sư, phụ, trong đó trung quân gắn liền với ái quốc), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) đối với nam –, và tam tòng (tòng phụ, tòng phu, tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) đối với nữ.
Để hiểu rõ mâu thuẫn trong nhân sinh quan Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều và các bài thơ đã dẫn bên trên, xin vui lòng đọc lại bài thơ “Nguyễn Du liên tài” tôi đã viết (09-2020). Và xin khẳng định, khi viết như thế, không có nghĩa là tôi cổ xuý cho việc vi phạm luật hình sự hiện hành về mại dâm, buôn người.
Thơ sử mà lệch lạc về chính trị ư?
Phẩm chất chính trị tốt không phải là tô hồng, lăm lăm thái độ địch – ta trong cộng đồng dân tộc thời hậu chiến!
Không có chính trị nào bằng trung thực về sự thật lịch sử và hoà giải hoà hợp dân tộc trên cơ sở sự thật lịch sử ấy!
T.X.A.
18-11-2020
_____________________
TRÚT GÁNH NỢ CẦM BÚT
Trần Xuân An
cất khỏi vai gánh nợ người cầm bút Đỏ thắng Vàng, mười chín tuổi chưa qua * Đỏ bắn Đỏ, cũng học trò, dạy học *
thơ máu xương, góp vào sử rõ ra!
hai gánh nợ, thiếu khuyết và nghiêng lệch
viết đền bù, đầy đủ và thẳng ngay
thành gánh sách, hai vai ta nhẹ nhõm
tuổi xế trưa, nắng trăm năm còn dài
nhưng đâu phải tính tẩy trần, gác bút
chỉ xong thêm Chiến tranh Lạnh thuở nào *
vẫn viết về cõi khổ đau, hạnh phúc
thôi đạn bom, nỗi xương trắng, máu đào!
không phải tránh nội chiến Chiến tranh Lạnh
đã “Chín đoá…” bù “Mùa hè bên sông” *
chung hộp sách mười bốn cuốn treo mạng
chưa sách giấy. Nhẹ vai. Chưa yên lòng.
T.X.A.
trước 10:30, 23-11-2020
…………….
(*) Thời “Chiến tranh Vàng – Đỏ”: 1945-1975; thời “Chiến tranh Đỏ – Đỏ”: 1975-1989/1991. Đó là hai giai đoạn “Chiến tranh Lạnh” (1945-1991) ở nước ta và cả Đông Dương. ~ “Chín đoá đỏ vàng lam” (thơ, truyện, 13 đầu sách) và “Mùa hè bên sông” (tiểu thuyết, 01 đầu sách), cùng chung một đề tài hoà giải dân tộc thời hậu chiến, của tác giả Trần Xuân An. ~ Bài thơ trên đây được viết sau khi đã đóng lại tập thơ “Tổ quốc ơi…”, đã tạo thành tệp sách PDF với 41 bài thơ + 01 bài thơ vốn ở tập thơ trước.
Bài XXV trong tập thơ “Trong tôi Bến Hải & Thạch Hãn” (2018): THẬT RA, TÔI CHỈ NHƯ VẬY
Trần Xuân An
rơi vào sử, tôi đụng đầu tất cả
cuộc chiến tranh hai phía loài người
đụng năm ngoại cường thuộc về hai Khối
thật ra, tôi hiền như cây cỏ thôi
đắng nỗi đau hậu chiến, tôi bước vào hoà giải
bằng văn thơ sử, tôi chống hai Khối ngoại xâm
vài thế hệ, đỏ hoặc vàng, trước tôi đã chống
thật ra, tôi chỉ chống bằng lương tâm
bao người chọn chỗ đứng, phía này hoặc khác
tôi cam đành dại, đứng giữa cầu Hiền Lương
vết thương đất nước hai phía ngoại xâm, tôi chỉ rõ
thật ra, tôi phất cờ chữ thập đỏ, cứu thương
bao người khôn ngoan, dựa nơi này, nơi khác
hậu chiến rồi, họ vẫn dựa dẫm, mưu cầu
hoà giải bằng văn thơ sử, tôi tứ bề thọ địch
thật ra, tôi dựa vào nỗi đau dân tộc, vẫn còn đau.
HOÀ GIẢI DÂN TỘC ĐỂ HOÀ HỢP DÂN TỘC
& BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), thường gọi là: HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973
Trích nguyên văn bản tiếng Việt và bản tiếng Anh , ĐIỀU 11:
“… – thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
– bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức [lập hội], tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh…”.
( “… – achieve national reconciliation and concord, end hatred and enmity, prohibit all acts of reprisal and discrimination against individuals or organizations that have collaborated with one side or the other;
– ensure the democratic liberties of the people: personal freedom, freedom of speech, freedom of the press, freedom of meeting, freedom of organization, freedom of political activities, freedom of belief, freedom of movement, freedom of residence, freedom of work, right to property ownership, and right to free enterprise…”).
DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,
NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”
Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn…), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận…) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.
1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.
10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.
12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.
13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.
14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.
16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.
17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018
20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018
21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018
22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019
23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019
24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ 30 bài, 02-2020 & bổ sung 06 bài mới + 02 bài cũ, 18-03-2020 & 15-04-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.
25. Người Mẹ trong chiến tranh – ngâm khúc tự sự, 460 câu song thất lục bát, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 4 & 5-2020
26. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng, tập thơ 41 bài, viết và công bố đến ngày 10-11-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.
II. Tiểu thuyết, truyện kí:
27. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.
28. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
29. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
31. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
32. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
33. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
34. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.
35. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016
III. Nghiên cứu, khảo luận:
36. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.
37. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
38. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp…(Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
39. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
40. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
41. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
42. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.
IV. Phê bình & bình luận:
43. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.
44. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
45. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.
46. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.
47. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.
48. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.
XIN LƯU Ý:
1) Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi (tác giả T.X.A.) đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM., cụ thể là gửi trực tiếp tại NXB. cho cô Hoạ Mi.
2) Trong đó, có hai đầu sách phê bình & bình luận, “Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận” và “Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương”, tôi đã gửi cả bản in giấy A4 và bản chữ vi tinh cho Chi nhánh NXB. Văn Học – anh Trương Đình Chiến – để xin giấy phép xuất bản dạng sách in giấy, nhưng chưa được cấp giấy phép.
3) Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười ba (13) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC lại liệt kê riêng dưới đây (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), được viết trước ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy:
nhaxuatbantudo@hushmail.com
4) Bốn (04) đàu sách biên khảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), tôi đã xuất bản thành sách in giấy, 2004, 2006 & 2008, qua hai nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM. và Thanh Niên. Vào ngày 12-03-2020, tôi đã kí hợp đồng tái bản KHÔNG SỬA CHỮA cả bốn đầu sách ấy với Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), tại Văn phòng phía Nam (Đề Thám, TP.HCM.), theo đề nghị của Tạp chí. Tôi đã trao bốn bản chữ vi tính và phụ liệu hình ảnh đã được dàn trang, quét chụp (scan) để xuất bản lần thứ nhất, của cả bốn đầu sách. Xin ghi nhớ ở đây.
TRÂN TRỌNG MỜI XEM
.
Bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:
1) Tuổi học trò của tôi
(hồi kí – tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012
MƯỜI BỐN (14) ĐẦU SÁCH,
TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN VIẾT
TRONG SÁU NĂM RƯỠI TRÊN FACEBOOK,
06-03-2014 — 10-11-2020,
KỂ CẢ TẬP THƠ TÌNH CẢM “TUỔI NHỚ”
……………………………………
Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy:
13 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ HOÀ GIẢI DÂN TỘC
SAU CUỘC NỘI CHIẾN – CHỐNG NGOẠI XÂM
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
(1945-1954-1975 — 1989/1991)
(tập thơ tình cảm TUỔI NHỚ đã được ấn hành qua Nxb. Văn hoá – Văn nghệ).
1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ (45 bài thơ)
TỒNG CỘNG MƯỜI BA (13) TẬP THƠ
GỒM SÁU TRĂM BA MƯƠI SÁU (636) BÀI THƠ, MỘT NGÂM KHÚC 460 CÂU
(kể cả tập thơ “Tuổi nhớ”, 45 bài thơ)
& MỘT (01) TẬP TRUYỆN NGẮN LIÊN HOÀN
gồm sáu (06) truyện như một truyện vừa
cùng một ít bài luận.
……………………..
……………………..
Đặc biệt,
06 năm 7 tháng qua,
13 đầu sách về đề tài hoà giải dân tộc
(không kể tập thơ “Tuổi nhớ”),
tác giả đứng trên lập trường
thuần tuý dân tộc Việt Nam
để suy tư và viết.
……………………..
……………………..
Ghi chú lần thứ hai:
Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười ba (13) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC này (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy:
nhaxuatbantudo@hushmail.com
………………………..
NHÀ XUẤT BẢN
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng biên tập
Chịu trách nhiệm nội dung:
Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập
Biên tập & sửa bản in:
Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:
Đơn vị liên kết: Tác giả.
Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.
Số ĐKKH:
Quyết định xuất bản số:
ngày tháng năm
In 500 cuốn, tại XN. In
In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .
Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:
Bìa 4:
ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ
(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 10-2020)
Bìa 4:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
.
Trần Xuân An
Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.
Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)
Dân tộc: Kinh (Việt Nam)
Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).
Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.
Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình…
Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..
Là tác giả của 47 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.
Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.
Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.
Phần gấp bìa 1:
ĐĂNG BÀI TRÊN BÁO CHÍ:
Tuổi Ngọc (1973), Văn nghệ Giải phóng (từ 1975), Văn nghệ Bình Trị Thiên, Văn hoá Bình Trị Thiên, Văn nghệ TP.HCM., Nhân Dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Kiến thức Ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Thơ…v.v…
Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện từ, Trang TTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, Trang TTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM., Trang TTĐT. Quê nhà (báo Tổ Quốc), Trang TTĐT. Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long…v.v…
Giaodiem. com, Chimviet. free. fr, BBCVietnamese. uk. com …v.v…
phongdiep.net , trannhuong.com, Văn chương Việt…v.v…
Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM., Đài Phát thanh Bình Trị Thiên, Đài Phát thanh Lâm Đồng…v.v…
Phần gấp bìa 4:
GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:
Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:
1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).
2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).
3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).
5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).
6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên,1998).
7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).
8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)
9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…
Bài 16 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH
Trần Xuân An
mấy trang lí lịch làm thang thuốc
nắng sắc cho trời đất, đất trời
xưa Nguyễn Ánh thôi thù Nguyễn Nghiễm *
nay Miền Nam bị trảm ba đời!
tưởng sông Bến Hải như Gianh ấy
ngày thống nhất, cho thói tệ qua
nhưng tệ bốn lăm năm vẫn tệ
tru di ai chống Tàu, xua Nga! *
“tài cao phận thấp, chí khí uất
giang hồ mê chơi, quên quê hương” *
nhớ phận khách văn xưa, thiên mệnh
người giải phóng nay là tai ương!
chút tâm thi sĩ đành hèn mọn
truy lại thân nhân, giai cấp người
lí lịch Mác, Lê – thuốc trị bệnh
thôi lai, chủ nghĩa tru di vơi
thuốc ư? Hai Khối đều xâm lược
Bắc thắng nắm quyền sinh sát Nam
quyền lợi và nô lệ khắc não
quốc kì Đế quốc Đỏ, nhìn lầm!
Miền Nam là đất Đàng Trong cũ
(mở cõi Phú Yên đến Cà Mau)
năm thế kỉ mồ hôi, nước mắt
nay cờ ngoại, kẻ Bắc đè đầu!
bút phê lí lịch lẽ đâu “nguỵ”?
khi Búa liềm Sao của ngoại cường!
độc lập, nhìn quanh, đâu thuộc Đỏ
chuẩn dân tộc giải hoà, yêu thương
dù sao, thi sĩ viết văn, sử
thuộc hội nhà văn hợp pháp đây
(họ muốn khai trừ, trao quyết định)
từ lâu lí lịch đã phơi dày
trăm người lí lịch bolshevik *
vẫn viết bao bài trung thực thay
đâu chỉ Miền Nam đối địch cũ
thẳng văn đắng khiến lỗ tai cay!
tru di lí lịch, nhân quyền chết
ba đoá đỏ tươi thành đỏ buồn
bốn đoá vàng, lam, càng héo rũ
sắc thang lí lịch, tưới bình xương! *
sắc thang lí lịch cho dân tộc
(chống ngoại xâm hai Khối, khác đường)
tươi đỏ vàng lam, ngời sọ trắng *
xé tranh hoà giải, độc tài cuồng!
thật ra, suốt kiếp bản thân trắng
luyện mật, vàng, lam hoa, đỏ hoa
Bắc giết ba đời, Nam giãy chết
vô tư ghi sử bằng thơ ca
giới làm chính trị duy bạo lực
chỉ sợ sử trong dân trí nay:
những phổ biến như nạn lí lịch… *
chữa lành chủ nghĩa tru di đây
vua xưa ban chiếu cầu lời thẳng
để sửa mình và triều đại mình
viết thẳng là soi tâm, trị bệnh
cả tru di, lẫn cờ Lenin…
T.X.A.
12:12-13:25, 22-09-2020
……………
(*) ~ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du) dẫn quân tấn công Phú Xuân, 1774-1775, khiến Chúa Nguyễn bôn tẩu, và phong trào Tây Sơn thừa dịp, đã nổi lên, càng phát triển mạnh. ~ Trước 30-04-1975, tôi chỉ là học sinh, sinh viên đang học năm thứ nhất, không can dự gì đến chính quyền, đảng phái dưới chế độ cũ, nhưng nghe thấy đài phát thanh thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “tay sai của quan thầy Nga Sô, Trung Cộng” nhằm “tố cáo” đối phương Bắc Việt. Điều này người Miền Nam nào thời đó cũng biết. Người Miền Bắc cùng thời nếu có lén nghe các đài phát thanh Miền Nam hẳn cũng rõ. ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939), bài “Thăm mả cũ bên đường”. ~ Bolshevik, có nghĩa là đa số. Đảng Cộng sản bolshevik (viết tắt là [b]) Nga, nguyên là Đảng Công nhân dân chủ xã hội (b) Nga, là đảng của V.I. Lenin. Ở nước ta, từ “bôn” (“bôn-sê-vích”) thường dùng để chỉ các đảng viên cộng sản theo Lenin. ~ Vui lòng xem nội dung giải mã biểu tượng Chiến tranh Đỏ – Vàng (1945-1954-1975) này của tác giả ở nhiều bài khác: Đỏ chống Nhật, Pháp, Mỹ; Vàng chống Liên Xô, Trung Quốc cộng sản; Lam (đình, chùa…) chống TCG. Rôma (Hội Thừa sai hải ngoại tại Paris), chủ nghĩa vô thần Marx-Lenin. ~ Nhân dân xưa cũng như nay ghi nhận sai lệch về chuyện cá nhân vua này, quan nọ, tổng bí thư ấy, cán bộ kia (người có chức quyền càng cao, dân càng ít biết), nhưng ghi nhận rất đúng những chủ trương, chính sách thực thi rộng khắp (dân trực tiếp thi hành, nếm trải): a) như lệnh thay đổi trang phục; động binh; công điền, tư điền và định mức hạn điền… ngày xưa; b) như chiến tranh biên giới, biển đảo; đưa dân đi khai hoang, lập vùng “kinh tế mới”; đổi tiền; cải cách ruộng đất; hợp tác hoá mọi ngành nghề; cải tạo tư bản tư doanh lớn, cải tạo công thương nghiệp vừa và nhỏ; chủ nghĩa lí lịch; thuyết phục và cưỡng chế về tôn giáo, tín ngưỡng; văn hoá – tư tưởng có tính thù hằn bôi đen… thời nay.
NĂM (05) VIDEO, MỚI ĐỌC LẠI VỚI ÂM THANH TO HƠN, RÕ HƠN
& 01 VIDEO BÀI CŨ
1 ~ P1 (I-VIII) Ngâm khúc tự sự: NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH:
.
.
2 ~ P2 (IX-XVI) Ngâm khúc tự sự: NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH:
.
.
3 ~ Tang chế ruột thịt của một cụ ông thời bom đạn:
.
.
4 ~ Mồ hôi xanh trong mọi đời tre:
.
.
5 ~ Bức thư ông Chu Đình Xương 02-1983, nay mới đọc được:
.
.
6 ~ Đền Hùng ở Vườn Non nước ở TP.HCM., nhớ buổi sáng tiễn ba tôi, 1982 (viết 2018)
.
LO NGẠI VĂN BẢN CHỮ VI TÍNH TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG BỊ KẺ KHÁC SỬA CHỮA, VÀ CŨNG DO BIẾT RẰNG CÁC ĐẦU SÁCH (TRONG ĐÓ CÓ CÁC BÀI THƠ, NGÂM KHÚC TỰ SỰ NÀY) VỀ HOÀ GIẢI DÂN TỘC KHÓ ĐƯỢC XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC SÁCH GIẤY VỚI GIẤY PHÉP CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, TÔI ĐÃ ĐỌC TRONG CÁC VIDEO.
(VẢ LẠI, NGHE ÂM THANH ĐỌC TRONG VIDEO CŨNG KHOẺ MẮT, VÌ ĐỌC VĂN BẢN CHỮ TRÊN CÁC TRANG MẠNG THƯỜNG DỄ MỆT MẮT, CHÓI MẮT).
KHI NGHE, QUÝ VỊ KÍNH MẾN VÀ THƯƠNG MẾN CÓ THỂ ĐỐI CHIẾU VỚI VĂN BẢN CHỮ VI TÍNH TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG CỦA TÁC GIẢ.
Bài 15 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc BỨC THƯ ÔNG CHU ĐÌNH XƯƠNG
THÁNG 2-1983, NAY MỚI ĐỌC ĐƯỢC
Trần Xuân An
thư ấy của ông vẽ phông nền bối cảnh
nổi rõ hình tượng thơ Văn Cao thuở nào *
chỉnh Đảng, cải cách ruộng đất, xử bắn
Mao diệt thiên Liên Xô, kết nạp thiên Mao!
một bức tranh đầy cố vấn Trung Quốc
được Liên Xô uỷ nhiệm, ngầm chống Liên Xô
sáu vạn bị chúng bắn, tự sát – trốc gốc cây Đỏ Việt
máu “Đồng chí của tôi” chảy đến bây giờ.
T.X.A.
14-09-2020
…………..
(*) ~ Nguồn bức thư của ông Chu Đình Xương, 02-1983:
FB GS. Ngô Vĩnh Long
~ Bài thơ “Đồng chí của tôi” (1956) của nhạc sĩ Văn Cao.
Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
V.C.
(1956)
Bài thơ do nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cung cấp.
Bài 14 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc
(ĐÃ VIẾT LẠI, KHÁC BẢN TRƯỚC) TANG CHẾ RUỘT THỊT
CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN
Trần Xuân An
1
ít năm, sau ngày Tuyên ngôn Độc lập
cuộc chiến tranh Đỏ – Vàng
mẹ ông bị giết bởi đạn giặc Pháp
máy bay bủa trời, lê-dương lùng đất! Nát tan!
suy tư về phiên bản quốc kì Liên Xô
ông rời Việt Minh, nuốt cay ngậm đắng
về với cờ vàng Quốc gia, cờ triều Nguyễn
(ơn Chúa Nguyễn mở rộng cõi bờ)
quốc kì vàng Quốc gia Việt Nam
không giống cờ thực dân, phát xít
ông về với “Thế giới tự do”
thời thực dân tàn, giặc Pháp sẽ phải cút!
ít năm, sau ngày núi sông thống nhất
cuộc chiến tranh đồng chí Đỏ láng giềng
con trai ông, trong trại sĩ quan Vàng cải tạo
máu tràn biên giới Việt – Miên
gậy gộc chung chiến tuyến, bộ đội, đồng bào
con trai ông chết vì pháo kích
bởi quân Kh’Mer máu cuồng mao-ít
xương cốt chẳng biết tìm đâu!
cuộc chiến 30 năm, rồi chiến tranh biên giới
ruột thịt ông chỉ chết hai người
bởi đạn giặc Pháp và Kh’Mer Đỏ
(đứa con trai khác, chết vì sóng dữ biển khơi)
2
ông là thiếu tá bảo an, quân trấn
thời Mỹ – Nga, hai Khối ngoại xâm, giao tranh
chọn lựa con đường biết ơn Chúa Nguyễn
nửa đường nửa đoạn không thành
trước ngày núi sông thống nhất, hai mốt năm
con cháu ông học sử chống Pháp, đuổi Nhật
Miền Nam bừng sáng Việt Nam
(không phải không còn sai lạc)
học sử mất nước gần trăm năm ấy
Miền Nam (dải đất thuở Đàng Trong)
trả mối nhục phải dựa vào lũ giặc
rõ ràng sử xanh, sáng tỏ ra sách lược, nỗi lòng
thời gian đã qua
cũng là ruột thịt
hoài niệm thời dựa giặc để đuổi giặc
là khói hương
suốt đời ông tự hào mình không sùng bái
lãnh tụ ngoại quốc, như Mác Lê Xta Mao
từ cuốn sử ở nhà ông vẫn sáng ảnh Bác
giũ ngoại cường!
Người thắng Pháp, khung đặt trên cao
ông là dân đen bình yên
sau ngày núi sông thống nhất
máy bay đoàn tụ đưa ông rời xa Tổ quốc
vầng trán trĩu nặng buồn phiền
tuổi đời đã qua cũng là ruột thịt
hồi ức, lòng không đối phương
Chiến tranh Lạnh, Hàn Triều, Đông Tây Đức
và nỗi nhớ Việt Nam hậu chiến là khói hương
suốt đời ông kiên tâm thờ cúng
Quốc tổ gia tiên
đau nỗi đau: Thập giá áp đặt trên nấm mộ
mộ không phải đất Tổ quốc thiêng liêng
trong tang chế chính mình
xác ông rơi hoài nước mắt
cách nửa vòng Trái Đất
nghe tiếng thở dài huyệt sâu
3
từ bao giờ, trầm tư thành thật
trầm tư sâu, một lịch sử những nẻo đường
mấy thế hệ xa gần đã khuất
tâm trí chúng ta đổi mới, sang chương
thế hệ chúng ta
đã khác
con đường Đỏ, nhìn quanh, muôn phương
cũng tự đổi khác
hơn ba mươi năm trường, tang chế Liên Xô
văn sử Đỏ, với nghìn nhà Đỏ, là ruột thịt
lời ai điếu thời sách báo tuyên truyền tự chết
Nguyễn Minh Châu viết chẳng bất ngờ!
tác phẩm tôi, tôi không tang chế
viết yêu thương, để đất trời tốt nắng tươi mưa
viết chiến tranh, để hoà giải, không thù hận
tôi cũng khát khao Đổi mới, khác xưa.
. Bản khởi thảo
Bài 14 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc TANG CHẾ RUỘT THỊT
CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN
Trần Xuân An
ít năm, sau Tuyên ngôn Độc lập
cuộc chiến tranh Đỏ – Vàng
mẹ ông bị giết bởi đạn giặc Pháp
chúng bủa trời lùng đất!
suy tư về phiên bản quốc kì Liên Xô
ngậm đắng nuốt cay
ông rời Việt Minh
về với cờ vàng Quốc gia
cờ triều Nguyễn
(ơn Chúa Nguyễn mở rộng cõi bờ)
không giống cờ thực dân, phát xít
ông về với “Thế giới tự do”
giặc Pháp sẽ phải cút!
ít năm, sau núi sông thống nhất
cuộc chiến tranh đồng chí Đỏ láng giềng
con trai ông
trong trại sĩ quan Vàng cải tạo
biên giới Việt – Miên
chỉ cây gậy cũng chung chiến tuyến
với bộ đội đồng bào
con trai ông chết vì pháo kích
bởi quân Kh’Mer cuồng máu mao-ít
xương cốt chẳng biết tìm đâu!
cuộc chiến 30 năm
rồi chiến tranh biên giới
ruột thịt ông chỉ chết hai người
bởi đạn giặc Pháp và Kh’Mer Đỏ
(một đứa con trai khác
chết vì sóng dữ biển khơi)
ông là thiếu tá bảo an, quân trấn
sống trong thời hai Khối ngoại xâm
chọn lựa con đường biết ơn Chúa Nguyễn
nửa đường nửa đoạn không thành
trước ngày núi sông thống nhất
con cháu ông vẫn học sử chống Pháp
vẫn học sử chống Nhật
Miền Nam bừng sáng Việt Nam
(không phải không còn sai lạc)
học sử mất nước gần trăm năm
Miền Nam
trả mối nhục phải dựa vào lũ giặc
rõ ràng sử xanh
thời gian đã qua cũng là ruột thịt
hoài niệm là khói hương
suốt đời ông tự hào
mình không tôn thờ
lãnh tụ ngoại quốc Mác Lê Xta Mao
sử ở nhà ông vẫn sáng ảnh Bác Hồ
chân dung Người thắng Pháp
rồi sáng lên trên vách
ông là dân đen bình yên
sau ngày núi sông thống nhất
máy bay đưa ông rời xa Tổ quốc
vầng trán trĩu nặng buồn phiền
tuổi đời đã qua cũng là ruột thịt
hồi ức là khói hương
suốt đời kiên tâm thờ cúng
Quốc tổ gia tiên
ông chỉ đau một nỗi đau
Thập giá
áp đặt trên nấm mộ
tang chế chính mình
xác ông rơi hoài nước mắt
cách nửa vòng Trái Đất
nghe tiếng thở dài huyệt sâu
từ bao giờ, trầm tư
trầm tư thật sâu
mấy thế hệ gần xa đã khuất
tâm trí chúng ta đổi mới, sang chương
thế hệ chúng ta đã khác
con đường Đỏ cũng khác
hơn ba mươi năm trường!
văn sử Đỏ, với nghìn nhà Đỏ, là ruột thịt
tang chế Liên Xô
và lời ai điếu
Nguyễn Minh Châu viết chẳng bất ngờ!
không tang chế tác phẩm mình
tôi cũng khát khao Đổi mới, khác xưa.
gia đình ba mạ tôi chỉ như khóm tre, không phải là trúc chậu ~
chịu nắng mưa lịch sử mênh mông ~
gió bão vặn mồ hôi xanh, góp xanh sông Nhùng nhỏ ~
đổ vào Thạch Hãn, đá ngăn nguồn lũ,
thành mồ hôi đá ròng ròng
nối vào Bến Hải, ngọt ngào mà mặn cay biển lệ ~
khóm tre thôi, nhưng cỏ cây nào cũng in vết sử núi sông ~
Khối chiến thắng cũng sử, Khối chiến bại cũng sử ~
người Việt Nam nào cũng tre xanh,
mồ hôi xanh thành chữ thành dòng.
T.X.A.
08:12-09:15, 02-09-2020
Trình bày khác:
Bài 13 sau ngâm khúc MỒ HÔI XANH TRONG MỌI ĐỜI TRE
Trần Xuân An
~~ “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(thơ cổ) ~~
gia đình ba mạ tôi
chỉ như khóm tre
không phải là trúc chậu ~
chịu nắng mưa lịch sử
mênh mông ~
gió bão vặn mồ hôi xanh,
góp xanh sông Nhùng nhỏ ~
đổ vào Thạch Hãn,
đá ngăn nguồn lũ,
thành mồ hôi đá ròng ròng
nối vào Bến Hải,
ngọt ngào
mà mặn cay biển lệ ~
khóm tre thôi,
nhưng cỏ cây nào
cũng in vết sử núi sông ~
Khối chiến thắng cũng sử,
Khối chiến bại cũng sử ~
người Việt Nam nào
cũng tre xanh,
mồ hôi xanh
thành chữ thành dòng.
Quốc phục Việt Nam rất đẹp, cả nữ phục lẫn nam phục.
Mấy tấm ảnh trên báo chí, các thành viên FB chia sẻ sáng nay, cho thấy trình độ may mặc và chọn lựa màu sắc ở Huế đã rất thẩm mĩ.
Về mặt bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc, đóng góp nét đặc sắc vào văn hoá thế giới, Huế đã xứng danh là kinh đô một thuở, là trung tâm văn hoá Miền Trung và cả nước hiện nay.
Về mặt tiện lợi và phù hợp với thời đại 4.0, hẳn quốc phục không cản trở gì. Ít nhất, nó mát mẻ, thoải mái cho người mặc hơn là veston.
Veston có tính quốc tế, nhưng quốc tế chỉ làm nghèo nhân loại, nếu rặt veston, bỏ mất quốc phục của mỗi quốc gia, dân tộc.
Áo dài nam, áo dài nữ, khăn đóng, khăn vành Việt Nam là một di sản nhưng đang thuộc về hiện tại và tương lai của văn hoá dân tộc, góp vào sự phong phú của văn hoá nhân loại.
Học theo quốc tế mà đánh mất đặc sắc của mình là vong bản, chúng ta dần dà không còn gì để tự hào về bản sắc riêng, độc đáo. Dĩ nhiên, chúng ta không nệ cổ.
VIẾT LỜI BÀN Ở FB BÙI CHÍ VINH NHÂN VIỆC ANH PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH
Chế độ chính trị hiện hành trên đất nước của chúng ta được thành lập bởi chiến công góp phần đuổi phát xít Nhật (1945), đánh bại thực dân Pháp (1954), và vì đứng hẳn vào Khối Liên Xô – Trung Quốc nên đụng đầu với Khối “Thế giới tự do” từ 1945-1949, mà đứng đầu là Mỹ. Chế độ này gặt hái thêm một chiến công thắng Mỹ (1973, 1975) nhưng rồi lại đụng đầu với nước được Liên Xô uỷ nhiệm, trung chuyển viện trợ, đó là Trung Quốc (1975, 1979), để hoàn toàn lệ thuộc Liên Xô.
Chế độ chính trị hiện hành vẫn có nhiều chiến công lớn chống ngoại xâm, mặc dù nhờ vào Khối Cộng sản. Do đó cũng có nhiều mặt phi nghĩa, có nhiều lực lượng thù địch, từng dẫn đến nội chiến, chia cắt đất nước.
Ngày nay, không ai có quyền chống chế độ chính trị hiện hành, nhưng có quyền phê phán những hạn chế phi nghĩa.
Đúng tinh thần TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02-09-1945 là thế nào? Trong đó, có hai câu: “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”, chứng tỏ đó là Tuyên ngôn độc lập theo chính thể Dân chủ Cộng hoà, chứ không phải Chuyên chính Cộng sản. Lúc bấy giờ lá cờ Búa Liềm cũng được giấu đi (giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương, 11-11-1945), chỉ còn là Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội), để tranh thủ các thành phần đối lập trong nước và Quốc dân đảng Trung Hoa, nhất là để tranh thủ Mỹ, mặc dù Mỹ đã biết rõ Hồ Chí Minh là cộng sản. Nhưng rồi đến 1949, Trung Cộng thắng lợi, cờ Búa Liềm Sao ở nước ta lại phất lên, dựa vào Xô, Trung chống Pháp, Mỹ, đứng hẳn vào Chiến tranh Lạnh.
DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,
NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”
Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn…), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận…) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.