Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười Một, 2015

CÓ NGƯỜI HỎI TÔI: ANH NGHĨ THẾ NÀO VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?

Posted by Trần Xuân An trên 21.11.2015

hidden hit counter

 
.
.

CÓ NGƯỜI HỎI TÔI: ANH NGHĨ THẾ NÀO VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Trần Xuân An

Vâng, đúng vậy. Sáng nay, có người hỏi tôi, anh nghĩ thế nào về cộng sản? Tôi mỉm cười, im lặng. Câu hỏi ấy, nghe ra, đủ biết anh chàng thốt thành lời kia chưa đọc những gì tôi đã viết, đã in thành sách hay đã đăng trên các điểm mạng của tôi.

Tôi đã có lần viết rõ, thú thật là hồi còn học trung học, ít nhiều tôi cũng có tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản, nhưng tôi không thích cái được gọi là chủ nghĩa quốc tế giả hiệu, mà trong thực tế, rõ rệt là mô hình nhiều nước bị gộp vào Nga Xô, trở thành đế quốc đỏ Liên Xô, và Liên Xô còn tạo ra các chính quyền ở các nước ở Đông Âu, rồi “bảo hộ” các nước Đông Âu ấy nữa, và cũng rõ rệt là Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng… Tôi nghĩ rằng, nếu gạt ra tính chất “liên bang” áp đặt, chỉ tính đến chính thể, thì cộng sản như Nam Tư là khá nhất, vì Nam Tư không phụ thuộc Liên Xô, Trung Cộng. Nam Tư bị Liên Xô và cả Trung Cộng phê phán gay gắt. Như vậy Nam Tư là cộng sản quốc gia, chứ không phải “cộng sản quốc tế”. Bấy giờ, tôi nghĩ, thế là chỉ có hai mô hình cộng sản: một là cộng sản quốc tế kiểu Nga Xô, gồm cả Trung Cộng cũng kiểu Nga Xô, hai là cộng sản quốc gia kiểu Nam Tư.

Tuy vậy, đó cũng chỉ là nhận thức của tuổi học trò trung học. Thuở đó, tôi chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt một xã hội được xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) kiểu Nga, kiểu Trung Cộng hay kiểu Nam Tư.

Bây giờ, tôi nghĩ thế nào về chủ nghĩa cộng sản? Anh chàng sáng nay hỏi tôi, sao không hỏi cụ thể như thế! Và giả định nếu bị hỏi như thế, thêm vào hai chữ “bây giờ”, chứ không phải “bấy giờ”, tôi cũng chỉ mỉm cười, im lặng.

Nếu trả lời, tôi sẽ trả lời là tôi chỉ là một người suốt đời thích cầm bút, và đã cầm bút viết nhiều thể văn chương từ nhỏ đến nay. Chỉ vậy thôi. Còn về chủ nghĩa cộng sản, ai thích, ai say mê, thì tùy họ. Tôi mong rằng, những người cộng sản cứ tổ chức những nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông trang tập thể của họ. Có điều, họ đừng sử dụng bạo lực để tước đoạt nhà máy, công ti, ruộng đất của người khác, mà chỉ bằng sự tự tích lũy tư liệu sản xuất, tự vận động công nhân, xã viên tự nguyện cộng tác với họ mà thôi. Họ hoạt động trong điều kiện không có chính quyền chuyên chính vô sản lãnh đạo, cung cấp nguồn vốn và các hỗ trợ khác. Tôi vẫn hình dung một cách mơ mộng rằng, những nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, nông trang tập thể của những người cộng sản ấy ngày càng nhiều, và cạnh tranh với các nhà tư sản, tương tự như các nhà tư sản phải cạnh tranh với các địa chủ phong kiến, rồi dần dà, giới tư sản hoàn toàn thắng lợi. Tôi tiếp tục mơ mộng rằng, các nhà cộng sản cũng dần dà chiến thắng các nhà tư sản trong cuộc cạnh tranh như thế, cho đến lúc toàn thắng. Nghĩa là, những người cộng sản không dùng bạo lực chiến tranh cách mạng để cướp chính quyền, rồi tổ chức chính quyền thành chuyên chính vô sản, dùng công an và nhà tù, trại cải tạo để bắt buộc toàn dân phải chấp nhận vô sản hóa để quốc hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất (nhà máy, ruộng đất…), tạo nên một guồng máy toàn trị trên mọi lĩnh vực, từ sản xuất cho đến các dịch vụ… Giới cộng sản chiến thắng trong sự cạnh tranh với giới tư sản trên lĩnh vực sản xuất, dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc nhân dân sẽ bầu họ vào các chức vụ chính quyền. Dần dà, chính quyền sẽ là chính quyền cộng sản, nhưng là cộng sản dân chủ, đa nguyên…

Nếu tôi trả lời như vậy, những đảng viên cộng sản hiện nay sẽ cười ầm lên, bảo rằng tôi không chấp nhận bạo lực, chiến tranh cách mạng, không chấp nhận chuyên chính vô sản, mà chỉ mơ mộng những nhà cộng sản cạnh tranh với các nhà tư sản trong sản xuất, phân phối, và chiến thắng giới tư sản bằng tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, thì tôi đúng là một người ngây ngô.

Thì chịu tiếng ngây ngô cũng được! Nhưng thật ra, tôi muốn nói, tôi không chống lí tưởng cộng sản chủ nghĩa! Có điều, tôi còn là người khát vọng dân chủ, yêu quý tự do, nhân quyền, không thích bạo lực chiến tranh cũng như bạo lực chuyên chế. Dĩ nhiên, ngoại trừ chiến tranh chống ngoại xâm.

T.X.A.
20-11 HB15 (2015)

.
.
Đã đăng ở FACEBOOK:
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

TÍCH HỢP HAY KHÔNG TÍCH HỢP & VẤN NẠN MÔN SỬ DO ĐÂU

Posted by Trần Xuân An trên 19.11.2015

hidden hit counter

 
.
.

TÍCH HỢP HAY KHÔNG TÍCH HỢP
& VẤN NẠN MÔN SỬ DO ĐÂU
Trần Xuân An

Chưa bàn đến sự kết hợp với giáo dục đạo đức, nhân cách khi giảng dạy, chỉ nói riêng về cách thiết kế nội dung truyền đạt, phương pháp tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong nhà trường, thì giáo dục ở Miền Nam trước 1975 cũng như sau đó, đều giống nhau ở việc chuyên môn hoá bộ môn từ cấp 2 phổ thông (trung học đệ nhất cấp hay trung học cơ sở) trở lên. Ở nhà trường tiểu học chế độ cũ, rõ ràng đã có sự tích hợp với những môn có tên gọi: thường thức (cách trí), sử địa (từ lớp ba đến lớp nhất)… bên cạnh hai môn chính có tính chuyên biệt hơn là toán (hình học, số học) và quốc văn (gồm tập đọc, tập làm văn). Ở Miền Bắc, hẳn cũng vậy. Giáo viên cấp 1 (tiểu học) đều vẫn phụ trách giảng dạy tất cả các môn. Nhưng nhà giáo ở cấp 2 và cấp 3 (cấp 3, tức là trung học đệ nhị cấp, trung học phổ thông), thuở còn riêng hai Miền, rồi sau 1975, khi thống nhất, cả nước theo nền giáo dục Miền Bắc, cũng đều là các nhà giáo bộ môn. Từ “professeur” trong tiếng Pháp có nghĩa đó.

Ai cũng thấy rõ ở cấp 2 trở lên, môn nào ra môn nấy, lớp càng cao thì tính chuyên môn hẹp càng rõ, nhưng thực sự vẫn có sự đồng hành, tương tác, liên hệ giữa các môn. Nếu học môn này mà không học môn kia theo cách thức tương quan đó, thì không thể hiểu bài, làm được bài tập. Việt văn, triết (tâm lí học, luận lí học, đạo đức học, siêu hình học), sử, địa, công dân giáo dục, ngoại ngữ liên quan với nhau. Toán, lí, hoá, vạn vật (sau 1975, sinh học) cũng vậy. Đó là chưa kể các môn hội hoạ, âm nhạc, thể dục. Người giảng dạy cũng luôn có ý thức liên hệ, vận dụng kiến thức từ các môn khác liên quan đến môn mình phụ trách, trong chừng mức nhất định.

Như vậy, ở cấp 1, tính tích hợp nhiều hơn, nhưng vẫn chú trọng đến tính chất công cụ tư duy của toán và Việt văn (nếu thiếu, sẽ không có công cụ để rèn luyện tư duy rành mạch, chặt chẽ, chính xác và diễn đạt cũng lúng túng). Và ở cấp 2, cấp 3, tính chuyên môn hoá cao hơn, sâu dần, nhưng tính tích hợp (liên quan, tương tác) vẫn có, đương nhiên phải có.

Hiện nay, vấn đề tích hợp lại trở thành dự án cải cách giáo dục với chiều hướng đẩy lên ở cả hai bậc trung học, thậm chí không còn các môn vốn được chuyên môn hoá, như môn sử chẳng hạn! Việc đó có lợi gì, hay ấu trĩ hoá trung học?

Tôi nghĩ rằng, vấn đề là cải cách nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, chứ không thể tích hợp hoá theo kiểu ấu trĩ hoá hai cấp trung học như thế. Môn nào ra môn đó, nhưng cần thiết phải tăng cường ý thức liên quan, tương tác giữa các môn.

Cải cách giảng dạy, học tập môn sử đang là vấn đề thời sự. Cụ thể hơn, về quốc sử (chưa nói sử thế giới), ở cấp 2, với nội dung đầy đủ nhưng tinh giản, học sinh đã được nắm vững lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc suốt bốn ngàn năm (kể cả giai đoạn huyền sử). Lên cấp 3, học sinh đi vào học các chuyên đề, với sự mở rộng, đào sâu, có vận dụng tốt các kiến thức quốc sử ở cấp 1 và cấp 2.

Không thể giảng dạy môn sử bằng cách dựa hẳn vào những vấn đề thời sự — thời sự đang diễn ra cái gì, thì vận dụng kiến thức lịch sử để dạy ngay chuyên đề về cái đó — như trong bài viết của tác giả Đăng Nguyên trên báo Thanh Niên, số ra ngày 19-11-2015. Nhà giáo không thể cứ chạy theo thời sự như vậy được! Dạy và học phải theo chương trình đã được Hội đồng Giáo dục quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Còn vấn đề thời sự thuộc về ngoại khoá, thường do giáo viên đặc trách báo chí phụ trách. Đó là các buổi được gọi là “nói chuyện thời sự”.

Thực sự, theo tôi, không chỉ là vấn đề phản đối tích hợp môn sử vào các môn giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, mà vấn đề nội dung giảng dạy môn sử như thế nào. Nếu biến môn sử thành môn minh hoạ cho quan điểm đấu tranh giai cấp Mác – Lê – Sta – Mao, đồng thời, theo đó, các giáo án đều ghi rõ ở phần mục đích yêu cầu rằng, “giáo dục học sinh căm thù giai cấp phong kiến, tư sản, bọn thực dân xâm lược và chế độ Mỹ – Nguỵ, đồng thời bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ và biết ơn chế độ mới do Bác Hồ sáng lập, biết ơn các chiến sĩ, đồng bào trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo”, thì học sinh và thầy giáo đều cảm thấy bị áp đặt. Khi bị áp đặt, dĩ nhiên ai cũng chán ngán. Và nặng nề hơn nữa, một khi quan điểm, lập trường sử học Miền Bắc áp đặt vào Miền Nam sau 30-4-1975, càng khiến nhà giáo, học sinh cảm thấy rõ sự thiếu khách quan, công bằng, thậm chí chỉ là dối trá, “một nửa sự thật” (đối với người Miền Bắc), xu thời (đối với người Miền Nam) (*).

Môn lịch sử trong nhà trường phải là một môn độc lập, có liên quan đến các môn học khác, được thiết kế chương trình đồng hành, tương quan với nhau. Và môn lịch sử phải thật sự công bằng, khách quan, khoa học, có tính đặc trưng không lẫn với các môn khác.

Môn lịch sử liên quan đến vấn đề hệ trọng của dân tộc, không phải là nhất thời, mà thuộc về thường xuyên, mãi mãi : sự hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển dân tộc, về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, về tinh thần dân tộc, ý chí độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ.

T.X.A.
09:10 – 11:08, 19-11 HB15 (2015)

(*) Xin xem thêm bài “SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN HAI MIỀN (1945-1954-1975) MÃI MÃI VẪN VẬY, CHO DÙ BÓP MÉO, CHẤP NHẬN HAY PHỦ NHẬN” của Trần Xuân An:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-4/txa-su-that-lich-su-khach-quan-1945-1954-1975
https://txawriter.wordpress.com/2015/08/07/su-that-lich-su-khach-quan/

.
.
Đã đăng ở FACEBOOK:
.

.
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NGUYÊN TÁC “NAM QUỐC SƠN HÀ” VỚI BẢN DỊCH

Posted by Trần Xuân An trên 17.11.2015

hidden hit counter

 
.
.
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NGUYÊN TÁC “NAM QUỐC SƠN HÀ” VỚI BẢN DỊCH
Trần Xuân An

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 分 定 ( 定 分 ) 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

Đối chiếu nguyên tác (bản chữ Hán, đã phiên âm rất chuẩn) với bản dịch thơ (dịch vần) tiếng Việt:

1) Câu thứ nhất:
Nam quốc sơn hà: Sông núi Nước Nam.
Nam đế cư: Hoàng đế Nước Nam chiếm giữ (sở hữu) = Nam Đế giữ [y]. Chữ “đế”, cao hơn “vương”. Không ai có thể phong đế, trừ việc lên ngôi hoàng đế do mệnh trời. Nguyên nghĩa “cư” là “giữ”, có nghĩa chính là chiếm giữ một lãnh thổ để lập quốc, đồng thời cũng có nghĩa giữ thiên chức hoàng đế. Ngoài ra, “giữ [y]” cũng được hiểu là gìn giữ bờ cõi y nguyên theo ranh giới (Việt – Hoa), phân định theo sách trời thuở thế kỉ X—XI, phù hợp với văn lí được triển khai ở ba câu thơ tiếp theo.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
(Sông núi Nước Nam, Nam đế giữ)
(Sông núi Nước Nam, Nam đế y)

2) Câu thứ hai:
Tiệt nhiên định phận (phân định): Rành rành, rạch ròi phân giới, định cõi lãnh thổ quốc gia.
Tại thiên thư: Ở sách trời (sách ghi thiên mệnh), được dịch: Sách trời ghi (chép). Bỏ giới từ “ở” (tại), thêm động từ “ghi”. Đây là dịch đúng ý, giữ nguyên ý, chỉ đổi duy nhất một từ. Ưu điểm là rõ ý hơn.

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
(Rành rành định cõi, sách trời ghi)

3) Câu thứ ba:
Nghịch lỗ: “nghịch lỗ” (bọn giặc bội nghịch [với thiên mệnh – sách trời]) là từ ghép, được tách ra khi dịch, nhưng lại đạt ý hơn (xét về văn lí, tức là logic của tứ thơ).
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm: Trọn câu này vẫn được bám sát từng từ một trong câu (như hà: tại sao; lai: đến; xâm phạm, giữ nguyên khi dịch ra tiếng Việt).

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
(Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?)

4) Câu thứ tư:
Nhữ đẳng hành khan: Chúng bay sẽ thấy rằng, thấy ngay. Từ “hành” (phó từ) có nghĩa là sắp, sẽ. “Sẽ” ở đây biểu thị sự thấy ra, biết ra, được diễn ra ở thì tương lai gần, nên thêm chữ “ngay” (tức thì, tức khắc).
Thủ bại hư: Chuốc lấy thất bại, không được gì. Bại nguy là thất bại, nguy khốn.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!)

Kết luận:
– Ngoại trừ một giới từ “ở” (tại) bị thay thế bằng động từ “ghi”, còn lại 27 từ trên 28 từ (27/28) của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đều được dịch sát đúng từng từ.
– Đây là một bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt cổ, không có tiểu đối. Vì thế, chỉ gồm hai câu đề và hai câu kết của bài thơ thất ngôn bát cú. Về vần chân (cước vận), dù tứ tuyệt hay bát cú, thì câu một và câu hai có thể đều là vần bằng, hay đều là vần trắc (bài “Vịnh làng Tam Chế” của Lê Thánh Tôn *), hoặc câu một vần trắc, câu hai vần bằng (như bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu). Nguyên tác là bốn câu ba vần bằng, nhưng chỉ dịch thành bốn câu hai vần bằng, thì vẫn hợp thể, đúng luật:

Sông núi Nước Nam, Nam đế giữ
Rành rành định cõi, sách trời ghi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!

Hay vẫn theo thể “bốn câu ba vần”:

Sông núi Nước Nam, Nam đế y (**)
Rành rành định cõi, sách trời ghi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!

T.X.A.
17-11 HB15 (2015)

—————————————–

(*) Vịnh làng Tam Chế

Bóng ác non đoài ban xế xế
Bỗng đâu đã tới làng Tam Chế
Mênh mang khóm nước nhuộm mầu lam
Chận ngất đỉnh non lồng bóng quế
Chợ họp bên sông gẫm có chiều
Thuyền bày trên bãi xem nhiều thể
Cảnh vật bằng đây họa có hai
Vì dân khoan giảm bên tô thuế.

Lê Thánh Tôn

(**) Có thể dịch câu thứ nhất này như sau: Đất nước Nam, Nam đế giữ y, để bản dịch vẫn đúng bốn câu ba vần. Bản thân cụm từ “Đất nước Nam” đã bao hàm sông núi và cả Nước Nam (là một quốc gia, một đất nước, với nghĩa là một Nước hẳn hoi, chứ không phải là quận, huyện, vùng lãnh thổ…). Vả lại, nhan đề bài thơ ở bản dịch đã khẳng định SÔNG NÚI NƯỚC NAM rồi. Có điều, câu thơ ở nhịp 3/4, chứ không phải 4/3:

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Đất nước Nam, Nam đế giữ y
Rành rành định cõi, sách trời ghi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!

.

.
.

.
Xin lưu ý ở tấm ảnh chữ thứ hai: Bản 1 và bản 2 trong tấm ảnh chữ tức là bản dịch thứ 5 và thứ 6 trên trang web này.
.

VỀ CÁC BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH BÀI THƠ NÀY:

1) Xem lại phần giải trình cách dịch theo link:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/13/gop-y-ve-ban-dich-bai-nam-quoc-son-ha-tren-facebook/
.
2) XEM THÊM: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NGUYÊN TÁC “NAM QUỐC SƠN HÀ” VỚI BẢN DỊCH (Trần Xuân An):
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/17/doi-chieu-tu-ngu-nguyen-tac-nam-quoc-son-ha-voi-ban-dich/

3) SÁU BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH “NAM QUỐC SƠN HÀ”:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/16/nam-ban-chinh-sua-ban-dich-nam-quoc-son-ha/

.
.
Đã đăng ở FACEBOOK:
.
.

.
.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1640749826198962&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&theater
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

SÁU BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH “NAM QUỐC SƠN HÀ”

Posted by Trần Xuân An trên 16.11.2015

hidden hit counter

 
.
.

SÁU BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH
“NAM QUỐC SƠN HÀ”

1) Bản chỉnh sửa thứ nhất:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Núi sông nước Việt vua Nam ở
Đã định rành rành tại sách trời
Lũ giặc cớ sao xâm phạm đến?
Chúng bay sẽ bị đánh tan thôi!

2) Bản chỉnh sửa thứ hai:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi nước Nam, Nam đế ngự
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch sang xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

3) Bản chỉnh sửa thứ ba:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam – sông núi Người
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

4) Bản chỉnh sửa thứ tư:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam: sông núi Ngài
Rành rành định cõi, sách trời đây
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại ngay!

5) Bản chỉnh sửa thứ năm:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi Nước Nam, Nam đế giữ
Rành rành định cõi, sách trời ghi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!

6) Bản chỉnh sửa thứ sáu:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Đất nước Nam, Nam đế giữ y
Rành rành định cõi, sách trời ghi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại nguy!

(Trần Xuân An tham khảo các bản dịch khác)
12 – 16-11 HB15 (2015)
.
.
Tôi thử chỉnh sửa đến 6 bản (6 lần), nhưng vẫn thấy chỉ đạt về niêm luật (sơ đẳng!) và sát ý của bài thơ nguyên tác. Rốt lại, chỉ thấy tâm đắc câu thứ ba: “nghịch lỗ” là từ ghép, được tách ra khi dịch, nhưng lại đạt ý hơn (xét về văn lí, tức là logic của tứ thơ), và bám sát từng từ một trong câu.
.
.

.
.
.

VỀ CÁC BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH BÀI THƠ NÀY:

1) Xem lại phần giải trình cách dịch theo link:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/13/gop-y-ve-ban-dich-bai-nam-quoc-son-ha-tren-facebook/
.
2) XEM THÊM: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NGUYÊN TÁC “NAM QUỐC SƠN HÀ” VỚI BẢN DỊCH (Trần Xuân An):
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/17/doi-chieu-tu-ngu-nguyen-tac-nam-quoc-son-ha-voi-ban-dich/

3) SÁU BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH “NAM QUỐC SƠN HÀ”:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/16/nam-ban-chinh-sua-ban-dich-nam-quoc-son-ha/

.
Đã đăng ở FACEBOOK:
.
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | 2 Comments »

Góp ý về bản dịch bài NAM QUỐC SƠN HÀ trên Facebook

Posted by Trần Xuân An trên 13.11.2015

hidden hit counter

 
.
.
NAM QUỐC SƠN HÀ
================

1) Bản chữ Hán:

南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分 定 ( 定 分 ) 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛

2) Bản phiên âm:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

——- DỊ BẢN (chỉ đảo từ, đọc khác âm “phân định” với “định phận”)

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

3) Bản dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam, hoàng đế nước Nam ngự trị
Rành rành phân [giới], định [cõi] ở sách trời
Tại sao lũ giặc trái nghịch, qua xâm phạm
Chúng bay sẽ thấy [rằng, chỉ] chuốc lấy thất bại, không đạt được gì

——- MỘT SỐ TỪ CẦN LƯU Ý:

Tiệt: 截 rõ ràng, rành rẽ. “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” 截然定分在天書 Rành rành đã định ở sách trời.

Lỗ: 虜 Bọn giặc. “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” 如何逆虜來侵犯 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Hành: 行 (phó từ) Sẽ, sắp. “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” 汝等行看守敗虛 Bọn bay rồi sẽ chuốc lấy thất bại.

Hư: 虛 Không có kết quả, không đạt được gì.

4) Bản dịch thơ:

——- 4a) HAI BẢN DỊCH VẦN CŨ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ

——- 4b) TRẦN XUÂN AN MẠN PHÉP SỬA LẠI CHO CHỈNH VỀ NIÊM & LUẬT BẰNG TRẮC:

Bản chỉnh sửa thứ nhất:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Núi sông nước Việt vua Nam ở
Đã định rành rành tại sách trời
Lũ giặc cớ sao xâm phạm đến?
Chúng bay sẽ bị đánh tan thôi!

Sông núi nước Nam, Nam đế ngự
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch sang xâm phạm?
Bay sẽ thấy ngay, chuốc bại thôi!
(*)

(*) Câu cuối, bản 2, có thể thay một chữ: Bay sẽ thấy RẰNG, chuốc bại thôi!

Bản chỉnh sửa thứ hai:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi nước Nam, Nam đế ngự
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch sang xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

5) Nhận xét:

Thiển nghĩ, bản dịch thơ thứ hai là đạt nhất:

——- 5a) Giữ được chữ ĐẾ (Nam đế). Đế cao hơn vương, vì vương chỉ là là vua nước nhỏ, phụ thuộc. Ngữ “Nam đế”, thể hiện ý thức bình đẳng quốc gia, giữa nước Tàu và nước Việt ta: Nam đế = Bắc đế. Ý thức này càng rõ rệt trong thời đại hiện nay giữa các quốc gia.

——- 5b) Ngự: thống trị, cai trị tất cả. Ngự là từ thường được dùng trong tiếng Việt phổ thông thời quân chủ, với ý nghĩa ấy, và còn thể hiện tính chất uy nghi, đường bệ của một hoàng đế, ví dụ trong các ngữ: ngự trị, ngự triều… Cũng như từ “đế”, về mặt sắc thái, từ “ngự” giúp người đọc cảm được văn phong cổ.

——- 5c) Cả bốn câu hầu như đều được dịch sát từng từ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1638380433102568
.

5) Bổ sung:

BẢN DỊCH THƠ THỨ BA:

Trong bản dịch thơ thứ 3 dưới đây, tôi chú trọng không những “Nam đế mà cả “Nam quốc” (một quốc gia độc lập thực sự, chứ không phải quận, huyện của Tàu); và tôi nhấn mạnh đến chủ quyền đất nước (tuy vẫn ở trong phạm trù lịch sử quân chủ phong kiến, thế kỉ X–XI), thể hiện ở cụm từ “sông núi Người” (sơn hà / giang san của Người / hoàng đế Nước Nam) — ý tưởng chủ quyền ấy vốn đọng trong ba chữ “Nam đế cư” (hoàng đế Nước Nam ngự trị trên sông núi Nước Nam):

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam – sông núi Người
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

(Trần Xuân An tham khảo các bản dịch khác)
.
.

Bản chỉnh sửa thứ ba:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam – sông núi Người
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

.


.
.
Trong bản chỉnh sửa thứ 4 này, tôi thay chữ “Người” thành chữ “Ngài” để phù hợp với ngôn từ thông dụng thời quân chủ hơn.
.

Bản chỉnh sửa thứ tư:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam: sông núi Ngài
Rành rành định cõi, sách trời đây
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại ngay!

(Trần Xuân An tham khảo các bản dịch khác)
12 – 16-11 HB15 (2015)

.

.

Để tiện so sánh, xin sắp xếp lại theo thứ tự:

.
1) Bản chỉnh sửa thứ nhất:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Núi sông nước Việt vua Nam ở
Đã định rành rành tại sách trời
Lũ giặc cớ sao xâm phạm đến?
Chúng bay sẽ bị đánh tan thôi!

2) Bản chỉnh sửa thứ hai:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi nước Nam, Nam đế ngự
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch sang xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

3) Bản chỉnh sửa thứ ba:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam – sông núi Người
Rành rành, định ở sách trời rồi
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại thôi!

4) Bản chỉnh sửa thứ tư:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế – Nước Nam: sông núi Ngài
Rành rành định cõi, sách trời đây
Giặc sao trái nghịch qua xâm phạm?
Bay sẽ thấy rằng, chuốc bại ngay!

(Trần Xuân An tham khảo các bản dịch khác)
12 – 16-11 HB15 (2015)
.

.

VỀ CÁC BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH BÀI THƠ NÀY:

1) Xem lại phần giải trình cách dịch theo link:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/13/gop-y-ve-ban-dich-bai-nam-quoc-son-ha-tren-facebook/
.
2) XEM THÊM: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NGUYÊN TÁC “NAM QUỐC SƠN HÀ” VỚI BẢN DỊCH (Trần Xuân An):
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/17/doi-chieu-tu-ngu-nguyen-tac-nam-quoc-son-ha-voi-ban-dich/

3) SÁU BẢN CHỈNH SỬA BẢN DỊCH “NAM QUỐC SƠN HÀ”:
https://txawriter.wordpress.com/2015/11/16/nam-ban-chinh-sua-ban-dich-nam-quoc-son-ha/

.

.
.
Đã đăng ở FACEBOOK:

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 3 Comments »

TẶNG ANH TRẦN NGỌC HƯỞNG, NHÀ THƠ

Posted by Trần Xuân An trên 10.11.2015

hidden hit counter

 
.
.
TẶNG ANH TRẦN NGỌC HƯỞNG, NHÀ THƠ
& BÁT HOA THUỶ TIÊN Ở FACEBOOK CỦA ANH
Trần Xuân An

.

.

hoa, như cô gái đẹp
sao tóc trắng loà xoà?

nàng thơ anh không tuổi
tơ hồng? trắng thơ ca!

hết cơ may duyên thắm
nên anh còn ngâm nga?

ơi nhà thơ, muôn thuở
ngoảnh, ngước đều phía xa

thuỷ tiên hoài mười tám
giặt tơ trắng bến hoa

thơ anh: vườn tược ấy
mãi ấm bước mẹ cha

tiên mãi xoè váy trắng
vương thơ tuổi xa nhà.

T.X.A.
(sáng & chiều 09-11 HB15 [2015])

.
Chú thích:
THƠ TÌNH KHÔNG CÓ TUỔI

Khi đề tựa cho tuyển tập thơ tình Việt Nam và thế giới, ông Khai Trí (Nguyễn Hùng Trương) có nhắc đến ý tưởng “thơ tình không có tuổi” mà Nikolai Mikhailovich Karamzin (1766-1826), Huy Cận cùng một vài người khác đã viết đến. Có lẽ cũng nên nhắc thêm Quang Dũng, với bài thơ “Em mãi là hai mươi tuổi…”. Riêng về cách nói, nhà văn Grigory Baklanov cũng đặt nhan đề cho cuốn truyện của mình là “Mãi mãi tuổi mười chín”, viết về người lính.

Nhiều, kể không xuể, trong các bài viết, trong bao câu chuyện thường ngày về thơ tình.

Như vậy, chắc chắn “thơ tình không có tuổi” đã trở thành một mệnh đề như thể “hai lần hai là bốn”, ai cũng nhớ, cũng đọc, và cũng không nhớ ai là tác giả bảng cửu chương. Nó là độc sáng nhưng phổ biến đến mức không còn là độc sáng nữa, mà là tài sản chung.

Cũng thử cúi xuống tâm hồn mình, chúng ta chắc chắn sẽ bắt gặp một kỉ niệm nào đó mãi sống động, nhưng thật ra kỉ niệm ấy đã vượt khỏi quy luật thời gian.

Hình ảnh nàng thơ thuỷ tiên của Trần Ngọc Hưởng cũng thế, theo cảm nhận rất chủ quan của tôi: thuỷ tiên ấy (không viết hoa) mãi mãi tuổi mười tám.

T.X.A.
12-11 HB15 (2015)

.
Đã đăng ở FACEBOOK:
https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/tho-tang-anh-tran-ngoc-huong-tran-xuan-an/1637667549840523
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

ĐƯỜNG PHỐ MANG TÊN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) TẠI T.P. ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ

Posted by Trần Xuân An trên 09.11.2015

hidden hit counter

 
.
.
ĐƯỜNG PHỐ MANG TÊN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) TẠI TP. ĐÔNG HÀ, TỈNH LỊ TỈNH QUẢNG TRỊ
Người nhiếp ảnh: Võ Văn Luyến (09-11-2015)
.
.

Nguồn bản đồ: Google search
Xem bản đồ lớn hơn, rõ nét hơn

.
Ảnh 1
.
Đường phố Nguyễn Văn Tường (1824-1886); đường Nguyễn Văn Tường (1824-1886)
.
.
Ảnh 2 (xem ảnh nguyên kích cỡ)
.
Đường phố Nguyễn Văn Tường (1824-1886); đường Nguyễn Văn Tường (1824-1886)
.

.
Ảnh 3 (xem ảnh nguyên kích cỡ)
.
Đường phố Nguyễn Văn Tường (1824-1886); đường Nguyễn Văn Tường (1824-1886)
.

.
Ảnh 4 (xem ảnh nguyên kích cỡ)
.
Đường phố Nguyễn Văn Tường (1824-1886); đường Nguyễn Văn Tường (1824-1886)

Người nhiếp ảnh (nhà thơ Võ Văn Luyến, chụp giúp T.X.A.) đứng bên một biển số nhà tại đường Nguyễn Văn Tường (1824-1886).
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

CHUNG QUY, CHỈ LÀ CHUYỆN CHỐNG NGOẠI XÂM

Posted by Trần Xuân An trên 07.11.2015

hidden hit counter

 
.
.
CÓ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TẬP CẬN BÌNH, VẠCH RÕ THỰC CHẤT TRUNG QUỐC ĐỎ,
CHUNG QUY, CHỈ LÀ CHUYỆN CHỐNG NGOẠI XÂM
Trân Xuân An

Tôi không bàn chuyện thời sự, trên các điểm mạng (website, web-blog) của tôi, cũng như trên trang mục Facebook của riêng tôi, chỉ ngoại trừ diễn biến về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Bởi lẽ, đó là vấn đề thuộc ý chí toàn vẹn cương vực Tổ quốc. Nói rõ ra, đó là ý chí chống giặc ngoại xâm Trung Quốc, chúng đang chiếm đóng một phần biển đảo nước ta và còn công khai đe doạ xâm chiếm thêm, theo “Đường chín vạch” chúng đưa ra. Đó không phải là tranh chấp, mà thực sự là xâm lược bằng vũ trang, máu các chiến sĩ Việt Nam cộng hoà, Cộng hoà X.H.C.N. Việt Nam đã đổ, từ 1956, 1959 đến 1974, 1988, 1995 và cho đến nay…

Chung quy, tôi chỉ bàn chuyện chống ngoại xâm. Cụ thể, tôi điểm mặt các thứ ngoại xâm, với các dạng kiểu ít nhiều khác nhau, như thực dân Pháp, Tây Ban Nha (với các giáo sĩ Thiên Chúa giáo), Trung Hoa nhà Thanh, phát xít Nhật, bành trướng Trung Quốc cộng sản, đế quốc đỏ Liên Xô, can thiệp Mỹ… Sở dĩ đến nay còn bàn chuyện về bành trướng Trung Quốc đỏ, và cả Đài Loan nữa, vì sự thể nước Việt Nam ta bị cướp chiếm biển đảo vẫn còn diễn tiến, chúng ta chưa thu hồi lại được.

Mới đây nhất, tôi viết một ý kiến ngắn về việc định danh Trung Quốc chính là Tàu nguỵ đỏ, và đưa ra tư liệu về “LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC (1920-1949): Con đẻ của Nga Xô — Quốc – Cộng hợp tác & chiến tranh”, cũng chỉ nhằm mục đích để cho mọi người Việt Nam không còn vướng víu gì khi phải phê phán, đả kích Trung Quốc đỏ, và cũng may ra, khiến nhân dân Trung Hoa nhận rõ thêm bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện do tên giặc đầu sỏ vừa qua Mỹ tuyên bố ngược ngạo là Tập Cận Bình, lãnh đạo.

Tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn những cuộc biểu tình trong mấy ngày vừa qua, từ 03 đến 06 tháng 11 năm 2015. Tôi tin rằng, đó là thái độ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mà thế giới sẽ xem như cứ liệu để phê phán Trung Quốc, ủng hộ nhân dân Việt Nam (chứ chưa hẳn ủng hộ nhà cầm quyền Việt Nam hiện hành), và sách sử hôm nay, mai sau còn có những tư liệu để dân tộc ta vẫn có thể tự hào là đã tiếp nối được truyền thống chống giặc Tàu xâm lược từ ngàn xưa.

Vâng, thưa rằng, đúng vậy, chung quy tôi chỉ bàn chuyện chống ngoại xâm.

T.X.A.
07-11-2015
_________________

Nói rõ hơn: Các thế hệ hiện nay kế thừa những thành quả của các thế hệ trước, và cần phải thoát ách chư hầu mà các thế hệ trước đã phải cam chịu để được viện trợ nhằm đánh đuổi giặc ngoại xâm. — T.X.A.

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC (1920-1949)

Posted by Trần Xuân An trên 05.11.2015

hidden hit counter

 
.
.

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC (1920-1949)

ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
HÌNH THÀNH

PHÁT TRIỂN
NHƯ THẾ NÀO?

Nguồn:
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
VÀ CUỘC QUỐC – CỘNG CHIẾN TRANH

pdf

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/11/trung-quoc-su-luoc_1958_phan-khoang_tr-587-612.pdf

Phan Khoang
“Trung Quốc sử lược”

Ấn Quán Hồng Phát – Chợ Lớn,
1958,
tr.587-612
được scan bởi
TIMSACH.COM.VN.

VÌ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ BIỂN ĐÔNG
Xin xem lại: NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC (TÀU NGỤY ĐỎ?)
https://txawriter.wordpress.com/2015/10/11/nghi-ve-trung-quoc-tau-nguy-do/
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

PHẢN ĐỐI TẬP CẬN BÌNH, 05-11-2015

Posted by Trần Xuân An trên 05.11.2015

hidden hit counter

 
.
.

PHẢN ĐỐI TẬP CẬN BÌNH, 05 & 06-11-2015

LẠI PHẢI SUY NGHĨ KHI TẬP CẬN BÌNH (KẺ VỪA MỚI ĐÂY DÁM NGANG NGƯỢC TUYÊN BỐ TẠI MỸ RẰNG, HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ BIỂN ĐÔNG LÀ SỞ HỮU CỦA TỔ TIÊN ĐẠI HÁN NƯỚC HẮN), NGÀY HÔM NAY, 05-11-2015, SẼ ĐẾN HÀ NỘI, SẼ PHÁT BIỂU TRƯỚC QUỐC HỘI VIỆT NAM NƯỚC TA (CÓ Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG LÀ PHÁT BIỂU TRƯỚC CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM)!

KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH BÀY TỎ THÁI ĐỘ ĐÃ DIỄN RA TẠI HÀ NỘI, SÀI GÒN (TP.HCM.) TRONG HAI NGÀY VỪA QUA VÀ TRONG NGÀY HÔM NAY, NGÀY MAI…

T.X.A.
05-11-2015

Xin xem lại: NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC (TÀU NGỤY ĐỎ?)
https://txawriter.wordpress.com/2015/10/11/nghi-ve-trung-quoc-tau-nguy-do/
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »