Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Bảy, 2010

QUANH VẤN NẠN LỊCH SỬ: KẺ CÁT CỨ HAY ANH HÙNG MỞ CÕI?

Posted by Trần Xuân An trên 27.07.2010

hidden hit counter






QUANH VẤN NẠN LỊCH SỬ:
KẺ CÁT CỨ HAY ANH HÙNG MỞ CÕI?
(những ý tưởng ngoài lề
khi đọc tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” của Tố Hoài)

Trần Xuân An

Mười hai tuổi rưỡi, tôi rời xa gấu áo của mẹ và quê nhà Quảng Trị. Vì thế, tôi không được vinh dự mang trên ngực áo trắng học trò thời trung học danh tính của một nhân vật lịch sử — Nguyễn Hoàng (1524 – 1613) — vốn là niềm tự hào của Quảng Trị, của cả Đàng Trong, rồi của cả nước hơn ba trăm năm (1558 – 1885…), và còn âm hưởng mãi đến sau này.

Thế rồi, sau Ngày Thống nhất đất nước (1975), những học sinh và cựu học sinh Trường Trung học Nguyễn Hoàng đồng hương phải bóc tên ông ra khỏi ngực áo hay kỉ niệm của mình.

Mặc dù tôi không là học sinh của ngôi trường mang tên ông, tôi cũng biết có những thập niên niềm tự hào ấy trở thành nỗi trăn trở, nhức nhối sử học, không phải bên ngoài mà phía trong ngực áo của nhiều người, không chỉ ở Quảng Trị mà trên cả mọi mảnh đất Tổ quốc.

Sự thật một thời vừa qua là vậy đó.

Gần đây, giới sử học gần như đã phục hồi danh dự cho nhân vật Nguyễn Hoàng. Sách báo mới xuất bản, ấn hành không còn gọi ông là kẻ cát cứ, chia cắt Đất nước thành hai đàng, Đàng Trong và Đàng Ngoài. Với cái nhìn lịch sử – cụ thể, sử học không còn bị chi phối bởi đường lối chính trị thời tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975), Nguyễn Hoàng hầu như đã được phục hồi danh dự (tôi nhấn mạnh): Nguyễn Hoàng lại là người anh hùng mở cõi.

  

Cách đây một tháng, tôi được anh Tố Hoài tặng cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh, “Ký tự chìm trên bia đá cổ” (Nxb. Thanh Niên, 12-2009). Trong tiểu thuyết này, với lời tự ngỏ đầu sách, người đọc ngỡ anh viết về Nguyễn Diễn (1), con trai của Nguyễn Hoàng. Nhưng cả cuốn tiểu thuyết lại không phải như vậy. Nguyễn Diễn chỉ được viết lướt qua trong khoảng mươi trang. Kì thực, Tố Hoài tỏ ra quan tâm đến thân sinh của Nguyễn [Phúc] Diễn hơn! Hơn thế nữa, anh đã thể hiện một cách nhìn không chỉ về Nguyễn Hoàng, mà cả những tiền bối, hậu bối trực hệ của ông, ấy là Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, ấy là Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi, ở ngôi: 1613-1635), Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, ở ngôi: 1635-1548), Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền: 1648-1687)… Theo đó, tôi nhận ra Tố Hoài không tập trung khắc họa một nhân vật nào thành hình tượng quán xuyến từ đầu đến cuối tiểu thuyết, mặc dù nhân vật anh quan tâm nhất vẫn là Nguyễn Hoàng.

Tiểu thuyết của Tố Hoài vì thế, có thể gọi là tiểu thuyết biên niên, bao quát cả một chiều dài lịch sử từ thời nhà Hậu Lê suy đốn bởi hai tên vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, dẫn đến sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi, dựng nên triều Mạc (1527-1592), khiến cuộc chiến tranh Nam (Lê) – Bắc (Mạc) bùng nổ, kéo dài đến khoảng sáu mươi năm, song song và nối tiếp bởi thời kì Nguyễn Hoàng cùng các hậu duệ của ông từng bước xây dựng, mở mang Đàng Trong, và rồi, không cách nào khác, cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh tất yếu phải nổ ra, bất phân thắng bại, trong quãng thời gian bốn mươi lăm năm, tính từ trận đầu (1627) đến trận cuối (1672), chưa kể trận Hoàng Ngũ Phúc thừa lệnh Trịnh Sâm vào xâm chiếm Thuận Hóa (khoảng 1774-1775).

Theo tôi, “Ký tự chìm trên bia đá cổ”, nếu không gọi là tiểu thuyết biên niên, hẳn phải gọi là tiểu thuyết thế phả.

Tuy vậy, với ngọn bút tiểu thuyết, Tố Hoài có ý thức, rất có ý thức nữa là đằng khác, anh không muốn thuyết phục ai phải tin những điều anh thu nhặt từ sách sử để đưa vào trang văn của mình là tuyệt đối xác thực. Hầu như anh không có một chú thích nào ghi rõ xuất xứ những sử liệu anh sử dụng. Tôi biết, đối với tác giả Tố Hoài và nhiều người đọc tiểu thuyết, vấn đề là chất lượng tiểu thuyết có hấp dẫn, sinh động không, chứ không phải là có xác thực hay không. Đây chính là điểm khiến tôi đã cầm “Ký tự chìm trên bia đá cổ” lên tay, xem tổng quát, rồi buông khỏi tay. Nhưng rồi, tôi lại tự bảo, phải tự kìm lại quan điểm khoa học lịch sử phải thật sự khoa học của mình để đọc thử tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” theo cách viết của Tố Hoài, cũng là cách viết của nhiều nhà văn từ trước đến nay, vốn phóng túng như thế.

Đọc xong, tôi lại nhận ra, Tố Hoài cũng không có ý định viết tiểu thuyết dựa vào sử liệu để nhằm đưa ra những triết lí lịch sử, kiểu Shakespeare với những vở kịch lừng danh của ông, cũng không bay bướm, đầy chất nghệ sĩ, lặn sâu vào nội tâm nhân vật lịch sử, bất chấp điều tiếng “xuyên tạc lịch sử” như Nguyễn Xuân Khánh gần đây.

Thật ra, Tố Hoài viết tiểu thuyết nhưng không xa các bộ sử kí như “Đại Nam thực lục tiền biên”, “Đại Nam liệt truyện tiền biên” hay các bộ sử của giới sử học từ Trần Trọng Kim cho đến các nhà nghiên cứu ngày nay là bao. Anh còn chứng tỏ là đã tham khảo nhiều sách báo, nhưng anh không chú thích xuất xứ mà thôi. Tất nhiên, anh có hư cấu thêm cho sinh động và cũng để dẫn mạch truyện.

Điều đáng ghi nhận ở Tố Hoài là anh đã có một cái nhìn sáng tỏ hơn, như chê Lê suy tàn hung ác, dâm loạn, chê Lê trung hưng bạc nhược, hèn yếu, chê Mạc vô sỉ, đê hèn, xem ngai vàng, sự sang giàu của mình hơn cả quốc thể, đất đai Tổ quốc, chê Trịnh Kiểm và hậu duệ nham hiểm, đoạt công, cướp quyền, tham lam quyền lực, ức hiếp vua Lê; đồng thời anh đề cao “nhà đảo chính” Nguyễn Văn Lang, thực chất là phù chính diệt tà, trung trinh với nhà Hậu Lê, đề cao Nguyễn Kim sáng suốt, trầm tĩnh, quyết sang Lào lập căn cứ địa, bền chí phục hưng Hậu Lê, đề cao Nguyễn Hoàng và thân nhân, hậu duệ của ông đã thức thời, tỉnh táo, từ cái thế bị Trịnh Kiểm chèn ép, đe dọa đến tính mệnh bản thân, dòng tộc mà lánh vào chốn “biên châu ác địa” để lập nên một bờ cõi riêng, chủ yếu trên đất cũ của các triều trước (từ Đèo Ngang đến Thạch Bi), để rồi ở vào thế không thể không bẻ gãy gọng kìm Chiêm Thành phía nam để tồn tại, không thể không khai khá Thủy Chân Lạp để đủ thực lực kinh tế trong sự đối đầu với Đàng Ngoài, không thể không mở cửa giao thương với các nước xa gần để trao đổi và tìm kiếm sự ủng hộ. Tố Hoài cũng dành nhiều trang ca ngợi Đào Duy Từ, một kẻ sĩ vì lí lịch gia đình “con hát” mà bị Lê – Mạc bạc đãi.

Một điều khác, không rõ có phải vì anh từng là một bác sĩ quân y trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước vừa qua, tận mắt chứng kiến, chữa trị bao nhiêu thương binh với những vết thương khủng khiếp, nên anh sợ hãi máu me chiến trận, không hề miêu tả cận cảnh, chi tiết một trận chiến nào? Vả lại, Nam (Lê – Trịnh) – Bắc (Mạc), Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh) thực chất chỉ là nội chiến, không phải là hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống ách ngoại xâm!

Một điều khác nữa, khi Tố Hoài cố sức biện minh cho việc Nguyễn Hoàng quyết gả con gái út Ngọc Tú của mình cho Trịnh Tráng (có nghĩa là cháu nội của Ngọc Bảo [Trịnh Tráng] lấy cháu gọi Ngọc Bảo là cô ruột [Ngọc Tú]), nhằm mục đích chính trị là cho Ngọc Tú làm con tin, để tránh sự truy sát của Trịnh Tráng đối với Nguyễn Hoàng, người đọc thấy Tố Hoài đã sa lầy vào hôn nhân đồng huyết, tuy không trực hệ, nhưng cũng nên tránh, nên phê phán (2).

Gấp tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” lại, tôi nghĩ, thực ra, “kẻ cát cứ” Nguyễn Hoàng muốn tạo dựng, mở mang một đất nước riêng, dẫn đến cuộc nội chiến Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh) về sau giữa các hậu duệ của hai Đàng, tổn hại biết bao xương máu nhân dân, mặc dù trong tám trận (kể cả trận 1774-1775), có đến bảy trận là do chúa Trịnh chủ động tiến đánh. “Kẻ cát cứ” ấy có tội với lịch sử hay không? Nhưng còn phải thấy Nguyễn Hoàng dẫu sao cũng là người biết Trịnh Kiểm “tạo điều kiện” cho Dương Chấp Nhất đầu độc thân sinh của chính Nguyễn Hoàng (là Nguyễn Kim), cướp công gầy dựng lực lượng trên đất Lào, công làm chủ cả Thanh Hóa, Nghệ An của cha mình, lại ức hiếp vua Lê, nhưng ông nhẫn nhịn, tìm kế vừa thoát thân vừa mở mang, khai hoang, lập ấp ở vùng “biên châu ác địa”; cũng phải thấy, trong bối cảnh “trâu mạnh trâu được, cỏ mạnh cỏ được”, giữa hai gọng kìm Đàng Ngoài và Chiêm Thành phía trong, đất nước ta cũng nhờ các chúa Nguyễn, biết phát huy ý chí, ước nguyện của tiền bối Nguyễn Hoàng, đành phài bẻ gãy gọng kìm phía nam, khai hoang vùng Thủy Chân Lạp vốn thưa vắng bóng dáng cư dân, trước hết để tồn tại, nên đất nước mới dài rộng như ngày nay.

Trong giai đoạn chiến tranh thống nhất đất nước (1954-1975), một khi Nguyễn Hoàng trở thành biểu tượng chính nghĩa trong việc chia cắt đất nước, đối với Miền Nam, thì ở Miền Bắc, tất nhiên Nguyễn Hoàng phải bị hạ bệ. Vả lại, ai bảo sử Miền Bắc không còn ảnh hưởng của quan điểm “chính thống” Đàng Ngoài phong kiến?

Đến nay, đã hơn ba mươi năm giang sơn quy về một mối, công cuộc Đổi mới (1986) đã mở ra khá lâu, nên ý thức sử học khách quan đã được phục hồi. Đây là lúc phải xác định cùng nhau rằng, mọi hiện tượng lịch sử có vẻ giống nhau, nhưng thực chất vẫn khác nhau, và phải mài sắc quan điểm lịch sử – cụ thể. Vâng, không thể đánh đồng Triệu Đà nhà Tần với Nguyễn Hoàng, càng không thể đánh đồng cuộc nội chiến Nam (Lê – Trịnh) – Bắc (Mạc) với cuộc nội chiến Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh), và lại càng không thể đánh đồng hai cuộc nội chiến thực sự ấy với cuộc chiến tranh chống Mỹ – tả đạo, thống nhất đất nước vừa qua (1954-1975). Vâng, cũng vậy, không thể đánh đồng lũy Thầy, lũy Trường Dục do kiến trúc sư quân sự Đào Duy Từ thực hiện với hàng rào điện tử Mac Namara!

Nếu không rạch ròi như thế, các nhân vật lịch sử vẫn còn bị lợi dụng, xuyên tạc với ý đồ, mục đích trước mắt của hậu thế.

Tôi cũng tin rằng “Ký tự chìm trên bia đá cổ” sẽ giúp cho chúng ta cảm thông được nỗi đau của những người bị lâm vào thế cùng đường, buộc phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để phiêu dạt đến chân trời, góc bể, biên châu ác địa. Riêng tôi, tôi vẫn nhận thức việc ra đi khỏi đất nước đến ba triệu người sau cuộc chiến tranh thống nhất đất nước vừa qua (1954-1975) là khác hẳn với những cuộc di dân thời phong kiến, nhưng biết đâu cũng là dịp để có một Nguyễn Hoàng nơi đất Mỹ, một nước Mỹ vốn hào phóng với nạn nhân của chính Nhà nước Mỹ và của chính Vatican.

Và dẫu sao, đây cũng chỉ là những ý tưởng ngoài lề khi đọc tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” của Tố Hoài.

Trần Xuân An

9:00 – 15:07’, ngày 27-7 HB10 (2010)
tưởng niệm các nhân vật lịch sử thời phong kiến đã bị hi sinh trong cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và tả đạo, thống nhất đất nước vừa qua (1945-1954-1975).

____________________________

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam liệt truyện tiền biên” (ĐNLT.TB.), bản dịch Viện Sử học, tập 1, Nxb. Thuận Hóa, 1993, tr. 36-37: Tiểu truyện về Nguyễn [Phúc] Diễn: …”Giặc họp quân lại để đánh, Diễn bị chết trận. Vua Lê truy tặng thái phó, thụy là Nghĩa Liệt. Diễn có 4 trai là Tuấn, Đường, Cơ, Phú đều theo Thái tổ (tức Nguyễn Hoàng – TXA. ct.) vào Nam”.

(2) ĐNLT.TB., sđd., tr. 66-67: Ngọc Bảo (con gái Nguyễn Kim) lấy Trịnh Kiểm, sinh ra Trịnh Tùng (Tòng). Trịnh Tùng là cha đẻ của Trịnh Tráng. Trịnh Tráng (cháu nội ruột của Ngọc Bảo) lấy Ngọc Tú (con gái Nguyễn Hoàng, tức là cháu gọi Ngọc Bảo bằng cô ruột). Cần có quan điểm lịch sử – cụ thể về phong tục tập quán của từng thời kì lịch sử và từng địa phương.

Đã gửi đăng trên Tcđttl TranNhuongCom, PhongDiepNet, lúc 16:00, 27-7 HB10

http://trannhuong.com/news_detail/5590/QUANH … MỞ-CÕI?

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10690

Ở phần đầu tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” của nhà văn, bác sĩ Tố Hoài còn có một lời ngỏ của chính tác giả (sđd., tr. 5-6). Lời ngỏ ấy còn được cụ thể hóa ở một ít trang tiểu thuyết (sđd., tr. 193-205). Trong đó, chứa đựng một vấn đề “bất khả tri” thuộc về bản thân Tố Hoài và Nguyễn Phước tộc (hậu thân của Tôn nhân phủ, hiện nay đặt văn phòng tại Huế).
Trân trọng,
TXA.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , | 14 Comments »

KHÓ CHỊU ĐẠI TỪ “ANH” Ở NGÔI BA…

Posted by Trần Xuân An trên 22.07.2010

hidden hit counter





NGHE THẬT KHÓ CHỊU
MỘT TRƯỜNG HỢP ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG “ANH”
Ở NGÔI THỨ BA,
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

Trần Xuân An

Tặng bạn học cũ: Ngô Vưu, Nguyễn Giỏ và Dương Quang Gạt… Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Chiến, Nguyễn Đăng Chín và Võ Nguyên…

Xin thưa trước, đây chỉ là một ý kiến nhỏ, rất nhỏ, nhưng không nói ra, tôi cảm thấy không yên lòng chút nào về việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt của chúng ta.

Trước đây, hình như không ai dùng đại từ nhân xưng “anh” ở ngôi thứ ba, nếu trước đó không có một danh từ riêng chỉ tên họ hay đặc điểm, nhân thân nhân vật cụ thể, và đó là điều thường thấy trong tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Nói rõ hơn, đại từ nhân xưng “anh” ở trường hợp ngữ pháp và văn cảnh, văn bản như thế, thường được dùng bởi đại từ “chàng”, “anh ta”. Tôi không nói đến các đại từ tương đương về ngữ pháp như “y”, “gã”, “hắn”, “hắn ta”, vì sắc thái biểu cảm ở các đại từ nhân xưng này trong tiếng Việt phổ thông là trung tính hay không thiện cảm.

Trong trường hợp ngữ pháp và văn bản là tiểu thuyết, truyện ngắn, kí như vậy, việc thay thế (thôi dùng) đại từ “chàng” cũ kĩ, xem ra cũng hợp lí và không có vấn đề gì; việc thay thế đại từ “anh ta” bằng từ “anh” cũng hợp quy tắc, vì nó tương đương với các đại từ vừa có thể dùng ở ngôi thứ nhất (tự xưng) vừa có thể dùng ở ngôi thứ ba (người được nói về, đề cập đến), như “ông”, “bà”, “cô”, “chị”…

Để dẫn chứng minh họa cho nhận xét trên, chúng ta có thể đọc thấy trong hầu hết mọi cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, bài kí bất kì nào, tình cờ tìm thấy.

Tôi muốn nói ở đây là trường hợp không thể thay thế như trên, mà chỉ có thể dùng đại từ “họ” (đại từ ngôi thứ ba số nhiều), “anh ta” hoặc danh từ “người ta”, hoặc cũng có thể là ngữ danh từ “vị ấy”, “người ấy” như là đại từ.

Theo tôi, đây là một lỗi phổ biến, không phải riêng những người không sành tiếng Việt, mà ngay cả các nhà cầm bút, cầm phấn tên tuổi, chuyên sâu ngôn ngữ học, sử dụng ngôn từ như phương tiện, chất liệu nghề nghiệp chủ yếu.

Mạn phép trích dẫn đoạn văn dưới đây, trong một bài văn hết sức cảm động, thể hiện lòng yêu tiếng Việt và giọng Nghệ An của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, tôi không nhằm “vạch lá tìm sâu” mà để người đọc có thể nhận ra cái lỗi phổ biến ấy, trong tiếng Việt hiện nay:

“… Tiếng Việt của tôi ơi, làm sao mỗi con dân đất Việt không nuôi đậm mối duyên với tiếng mẹ đẻ của mình? “Quê hương mỗi người chỉ một – Như là chỉ một mẹ thôi”, và tiếng nói của quê hương, của mẹ cũng chỉ một – tiếng Việt. Những người con xa xứ chỉ lo sao truyền giữ được càng lâu càng tốt tiếng nói nước mình, cái cuống rốn nối mình với quê cha đất tổ. Mất tiếng nói là mất dân tộc tính, bởi tiếng nói đâu chỉ đơn thuần là ngữ ngôn, đó là cả cách ăn ở ứng xử, cách nghĩ suy cảm xúc cả truyền thống bao đời kết tụ, cả những linh cảm run rẩy trong mỗi nhịp điệu giọng điệu, mỗi ngừng nghỉ ngắt hơi. Nhà văn viết theo phương pháp kỹ thuật nào cũng được, nhưng anh dùng tiếng mẹ đẻ là văn anh đã mang tính dân tộc rồi (TXA.: nghiêng & đậm chữ, tô đỏ). Đừng ngại tiếng Việt bị phá hỏng khi các nhà văn tìm tòi thể nghiệm những khả năng mới của tiếng nước mình, chỉ đáng ngại khi nhân danh dân tộc để cầm giữ tiếng Việt trong một sự đơn giản đến cũ mòn, khô cứng…”

(Nhan đề bài viết: “Tiếng Việt của tôi ơi!”
Tác giả: Phạm Xuân Nguyên
Nguồn: Google tìm kiếm:
http: //thuvien. maivoo. com/ Bai-viet-c3/ Tieng-Viet -cua-toi -oi- d5009
http: //vnthuquan. net/ truyen/ truyen. aspx? tid= 2qtqv3 m323 7n4n0 n2n2n 31n34 3tq83 a3q3 m32 37 nvn)

Ta thử thay thế theo cách nói, cách viết xưa nay trong tiếng Việt: “Nhà văn viết theo phương pháp kỹ thuật nào cũng được, nhưng họ (/ anh ta) dùng tiếng mẹ đẻ là văn họ (/ anh ta) đã mang tính dân tộc rồi”.

Một ví dụ khác, tôi xin giấu tên tác giả:

“Nếu nông dân làm vườn trên những mảnh đất riêng, anh cuốc, xới bằng công cụ gì cũng được vì đó là chuyện của riêng mình, nhưng ra cánh đồng hợp tác xã hay trang trại tư doanh hiện nay thì không được”.

Ta cũng thử thay thế theo cách nói, cách viết truyền thống: “Nếu nông dân làm vườn trên những mảnh đất riêng, người ta (/ anh ta) cuốc, xới bằng công cụ gì cũng được vì đó là chuyện của riêng họ (/ mình), nhưng ra cánh đồng hợp tác xã hay trang trại tư doanh hiện nay thì không được”.

Nếu không thay đi và thế vào như vừa thử đề xuất, cảm giác khó chịu ấy, như đã viết ở phần trên, là có thật, vì người đọc, nhất là người nghe, cứ ngỡ người viết, người nói đang chỉ thẳng vào mặt người đối diện mà viết, mà nói. Tôi nghĩ, như vậy là không lịch sự, tế nhị. Nhà cầm bút, nhà cầm phấn không thể thiếu lịch sự, thiếu tế nhị như vậy. Tiếng Việt thể hiện văn hiến Việt Nam, không thể thiếu tinh tế như thế. Đó là do lỗi của sự phát triển ngôn ngữ một cách lệch lạc, không được phát hiện, uốn nắn, đến nỗi trở thành cái lỗi chung, rất nhiều người từ Bắc bộ đến Nam bộ đều mắc phải một cách vô tình.

Cuối bài, xin thưa dăm dòng với anh Phạm Xuân Nguyên.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên quý mến! Tôi nghĩ anh sẽ không phiền hà gì, khi tôi mạn phép làm chút việc “dọn vườn” như thường thấy trên tuần báo Văn Nghệ toàn quốc. Cũng như anh, tôi tôn vinh tiếng nói dân tộc, giọng nói quê hương Bắc Trung bộ. Và cũng không biết do “duyên nợ” nào, tôi tình cờ tìm thấy bài viết “Tiếng Việt của tôi ơi!” của anh trên mạng vi tính toàn cầu! Dẫu sao, tôi nghĩ, bài viết nhỏ này cũng có ích cho tiếng mẹ đẻ của anh, của tôi, của bao người Việt Nam khác.

Trần Xuân An
11:21 & 15:00 — 16:15, ngày 22-7 HB10 (2010)

Bài viết đã được gửi đăng trên Tcđttl. TranNhuongCom

ĐÃ ĐĂNG:

http://trannhuong.com/news_detail/5525/… ĐẠI-TỪ-NHÂN-XƯNG-“ANH”…

25-7 HB10: Bản này (txawriter.wordpress.com) đã được chỉnh sửa đôi chút nhưng nội dung vẫn không có gì thay đổi. TXA.

BÀI LIÊN QUAN:

“Tự tôn tiếng nói dân tộc, giọng nói quê hương”:
https://txawriter.wordpress.com/2010/07/21/tuton…/

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 3 Comments »

Tự tôn tiếng nói dân tộc, giọng nói quê hương

Posted by Trần Xuân An trên 21.07.2010

hidden hit counter



TỰ TÔN TIẾNG NÓI DÂN TỘC, GIỌNG NÓI QUÊ HƯƠNG

Trần Xuân An

Tặng bạn học cũ: Ngô Vưu, Nguyễn Giỏ và Dương Quang Gạt… Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Chiến, Nguyễn Đăng Chín và Võ Nguyên…

Nếu một người Việt không có lòng tự tôn, tự hào về dân tộc, về quê hương của mình, đó là điều đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, ở những người Bắc Trung bộ, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, và cả một phần Quảng Nam, đôi khi họ vẫn tự cho mình là dân “trọ trẹ”, dân “Nôm”. Lắm lần, trong các cuộc chuyện trò, khi họ tự nhận như vậy, tôi nghĩ, hình như họ hơi tự ti về giọng nói mang âm sắc địa phương của mình, hay thực ra, đó chỉ là sự thể hiện tâm lí nhún nhường, khiêm tốn bởi quê hương, bản quán mình đã có quá nhiều điều đáng tự hào rồi.

Dân “trọ trẹ” hay “trọ trại”? Dân “Quảng Nôm” hay dân “Quảng Nam”?

Đúng là dân tộc ta luôn tự hào đã có một văn tự riêng, đó là chữ Nôm. Nhưng tại sao ta không nói là chữ Nam vì nó là sản phẩm văn hóa của người Việt Nam, mà gọi là chữ Nôm? Vậy “Nôm” là âm trại của “Nam” hay “Nam” là âm Hán hóa của “Nôm”? Mặc dù có thành ngữ “nôm na là cha mách qué” từ miệng nói, trang viết của những kẻ ngày xưa vốn quá trọng vọng ngoại ngữ Hán, nhưng ngẫm cho kĩ, phải chăng từ “nôm na” lại có nghĩa là dân dã, quê kiểng, là từ ngữ, âm điệu Việt của người bình dân Việt, ở các làng thôn thuần Việt, không pha tạp, và họ thường “mách qué”, chơi khăm đối với những kẻ vong bản, ít ra là vong bản ngữ. Dẫu sao, từ xưa đến nay, hầu hết người Việt chúng ta vẫn sử dụng hai từ “chữ Nôm” với tất cả niềm trân trọng, tự hào, không hề mang sắc thái tự mỉa mai, giễu cợt chút nào.

Còn “trọ trại” hay “trọ trẹ”? Trong lịch sử, vùng Nghệ – Tĩnh và về sau, cả Bình – Trị – Thiên, thường bị gọi là dân kẻ trại? Trại là nói tránh bằng cách phát âm không chuẩn hay trại là quê mùa? Và phải chăng, trại còn là nơi quan quân kinh đô Hoa Lư, Thăng Long thường xem là biên châu ác địa, cần đóng trại canh phòng, chứ không phải là nơi sinh cơ lập nghiệp đời đời? Thì đúng rồi, người Bắc bộ, châu thổ sông Hồng phì nhiêu, chính là tác giả của từ “trọ trại”, “trọ trẹ” đó, cũng như những ai thường dùng thành ngữ “nôm na là cha mách qué” khá vong bản ngữ, như đã viết ở đoạn trên.

Vùng nào “chuẩn” hơn, Việt hơn vùng nào?

Dẫu là vậy, nhưng thú thật, thuở còn nhỏ, trong tôi có đôi chút vừa tự ái, vừa tự giễu cợt, như thắc mắc sao không phiên âm và dịch từ English thành Eng văn, nước England thành nước Eng mà lại chấp nhận không chuẩn “cho nó sang”, thành Anh văn và nước Anh? English, England, phải phát âm cho chuẩn là Eng-lis, Eng-lân(đ) chứ có ai lại phát âm thành Anh-lis, Anh-lân(đ) bao giờ đâu!

Âm địa phương Bắc Trung bộ, khi gọi những người cha mẹ sinh trước mình là eng, là hay eng, chị, những người được sinh sau mình là tam. Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, có từ tam (em), trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có từ ả (cô con gái, chị gái), khoan hẵng bàn. Nhưng rõ là từ “anh” chắc hẳn là âm Hán rồi. Âm thuần Việt, là “eng”.

Mãi đến cuối tháng 6 năm HB6 (2006), tôi tình cờ mua được cuốn “Từ điển Mường – Việt”, của ba tác giả Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành, do Viện Ngôn ngữ học chịu trách nhiệm bản thảo và Nxb. Văn hóa  dân tộc ấn hành. Tôi ngạc nhiên đến kì thú. Và tự hỏi, không biết người Bắc bộ “chuẩn” hay người Bắc Trung bộ “chuẩn”? Không biết người Kinh miền xuôi chúng ta “chuẩn” hay nhân tộc sinh đôi một trứng của chúng ta là nhân tộc Mường “chuẩn”?

Xem “Từ điển Mường – Việt”, tôi thấy rõ là cách phát âm của nhân tộc Mường (lấy âm chuẩn là ở Mường Bi), rất gần với cách phát âm hiện nay của người Thanh – Nghệ – Tĩnh, Bình – Trị – Thiên và phần nào đó của Quảng Nam.

Thử trích dẫn bất kì trang nào, chương mục theo phụ âm đầu nào, chúng ta đều thấy rõ như vậy. Xin trích dăm bảy mục từ:

Trang 162, sđd.: “Enh = anh // Enh hảo hói chi è? = Anh cần hỏi gì ạ? // Enh Khỏi, enh Wa = Anh Khói, anh Hoa”.

Trang 215, sđd.: “Khau nì = sau này // Khau nì há hay = Sau này hẵng hay”.

                           “Khau nựa = sau nữa // Khau nựa, tàn tôi hảo pỗ rằng… = Sau nữa, chúng tôi muốn nói rằng…” (Chắc hẳn “hảo” là “háu”, “pỗ” là “bảo” – TXA. chua thêm).

Trang 340, sđd.: “Nhà tlõ = nhà trọ // Cải nhà tlõ ớ pển xe từ ria lẳm = Nhà trọ ở bến xe nhiều rệp lắm”.

                            “Nhà tlong = nhà trong // Nhà tlong nả cỏ hal puồng táy = Nhà trong [của] nó có hai phòng (buồng – TXA. ct.) ngủ”.

Trang 404, sđd.: “Pừa – bừa // Da pừa cõn nà đỉ xong chua? = Anh bừa miếng ruộng đó xong chưa? // Tách tlu ti pừa = Dắt trâu đi bừa”.

                            “Pữa = bữa // Môch ngày da ăn mẩy pữa? = Một ngày anh ăn mấy bữa?”.

Trang 483, sđd.: “Ti du = cưới (đón dâu, lễ cuối cùng của một cuộc hôn nhân) // May nì ti du ủn Háo = Hôm nay cưới cô Hảo” (Mai ni [:nay] đi [rước] dâu cô Hảo – TXA. ct.).

                            “Ti đác = 1. đi dưới nước. 2. đi lấy một blic nước // Ha tều ti đác = Ta cùng [đều – TXA. ct] đi lấy nước”.

Trang 520, sđd.: “Tửa = 1. người đàn ông // Pay cỏ mẩy tửa = Bọn bay có mấy người (đàn ông)? = 2. đứa // Tửa nò ăn hết cỏi thôm khô ớ đây rồi? = Đứa nào ăn hết gói tôm khô ớ ni rồi?”.

Người Bắc Trung bộ và Quảng Nam hẳn có thể cảm thấy thú vị khi đọc những mục từ ngẫu nhiên tôi trích dẫn bên trên, và hẳn rất đồng ý với các tác giả của cuốn “Từ điển Mường – Việt”: Tiếng Mường “là một ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ về mặt cội nguồn với tiếng Việt, tiếng Mường còn lưu giữ nhiều dấu vết của tiếng Việt cổ ở tất cả các bình diện, nhất là ở bình diện ngữ âm và từ vựng. Vì thế, qua tiếng Mường có thể giúp cho việc làm sáng tỏ một số vấn đề không chỉ là tiếng Việt mà cả các vấn đề về dân tộc, văn hóa Việt” (sđd., tr. 7).

Với những kiến thức về dân tộc học, đặc biệt là Mường học và Việt (Kinh) học, cùng với nhận thức trên, qua đó, chúng ta có thể thêm quả quyết: Giọng địa phương phần nào ở Thanh Hóa, đặc biệt là ở Nghệ – Tĩnh, Bình – Trị – Thiên và phần nào ở Quảng Nam, gần với những âm sắc và từ vựng cổ hơn, so với các vùng miền khác.

Tất nhiên, chúng ta cũng đủ tinh tế về thẩm âm cũng như từ ngữ Hán – Việt để phân biệt đâu là người Mường nói tiếng Việt và đâu là người Việt gốc Hoa hay người Hoa học nói tiếng Việt, với ý thức rằng như bất kì ngôn ngữ nào, sự du nhập, vay mượn một số từ vựng tiếng nước ngoài vào tiếng Mường, tiếng Việt và ngược lại, từ tiếng Mường, tiếng Việt vào tiếng Hán – Hoa, là không phải ngoại lệ.

Phát âm nhất thống trên cơ sở nào?

Mặc dù lòng yêu quê hương, bản quán, cụ thể là yêu thấm thía ruột gan giọng nói quê quán mình, nhưng người Việt Nam, gồm cả 53 dân tộc, từ lâu vẫn xem tiếng Việt là ngôn ngữ toàn quốc, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, và cách phát âm mỗi vùng, thậm chí mỗi làng, mỗi xóm cũng có nét khác nhau, nhưng chung quy vẫn là một. Về mặt từ vựng, cũng thế, tuy có tiếng địa phương, nhưng không phải là không thể hiểu nhau. Hiện nay, với sự phát triển về các phương tiện truyền thông đại chúng, với ý thức đưa tiếng địa phương vào văn chương trong chừng mức nhất định một cách tinh tế, tài hoa, cũng là một cách làm giàu thêm tiếng Việt phổ thông. Về mặt chữ viết, chúng ta có chữ quốc ngữ abc, loại chữ kí âm phổ biến trên thế giới. Mặc dù đó là chỉ là cách phiên âm để tập nói tiếng Việt của các cố đạo ngoại quốc, nhằm mục đích truyền đạo của họ, rồi người Pháp dùng nó để xóa bỏ chữ Hán, chữ Nôm, dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn biết chớp lấy, hoàn thiện thêm đến mức chuẩn mẫu, từ những năm 20, 30 của thế kỉ XX. Chữ quốc ngữ abc kí âm (tôi nhấn mạnh: kí âm) là cơ sở để từ nhất thống vốn có lại càng nhất thống hơn.

Đó là những gì không phải mới lạ, nhưng cũng là một cách tự nhắc nhở. Đúng hơn, đó là cảm nghĩ của tôi từ rất lâu, lâu lắm rồi, về giọng nói quê nhà Quảng Trị – Huế, về giọng nói Quảng Nam thân yêu, và gần hơn, đó là kỉ niệm riêng, giữa tôi và người bạn cũ Ngô Vưu, một chiều hôm ngồi lai rai bên bờ sông Hương, sau ngày tôi mua được “Từ điển Mường – Việt”, cách đây cũng gần 8 năm…

Trần Xuân An

Tối 20, gặp lại bạn cũ quê nhà,

và chiều 21-7 HB10,

chợt nhớ sông Bến Hải, 56 năm Hiệp định Genève (1954-2010)

 

Đã gửi đăng trên Tcđttl. TranNhuongCom, PhongDiepNet, Quê Choa (chiều tối 21-7 HB10):

http://trannhuong.com/news_detail/5514/…
http: //trannhuong. com/ news_detail/ 5514/ TỰ-TÔN- TIẾNG-NÓI- DÂN-TỘC- GIỌNG-NÓI- QUÊ-HƯƠNG

Bản trên điểm mạng txawriter này đã được chỉnh sửa vài lỗi gõ phím

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | 9 Comments »

Thông tin: HTKH. “Tân Sở và phong trào Cần vương”

Posted by Trần Xuân An trên 16.07.2010

hidden hit counter

Trân trọng giới thiệu & quảng bá: ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU “KỈ NIỆM 125 NĂM TÂN SỞ DẤY NGHĨA CẦN VƯƠNG” CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ  

 

     Thông tin về Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thảo khoa học: Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương

12/07/2010 07:53:54
 
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ  — HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAM LỘ  

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ 

 

HỘI THẢO KHOA HỌC:

THÀNH TÂN SỞ

VỚI PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

 

* CƠ QUAN CHỦ TRÌ:

– UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

– HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 

* ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

– UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAM LỘ

– SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUẢNG TRỊ 

* ĐOÀN CHỦ TỊCH VÀ ĐIỀU HÀNH HỘI THẢO:

 1. Đồng chí Nguyễn Đức Chính – Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị 

2. Đồng chí Nguyễn Công Phán – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ 

3. PGS.TS Nguyễn Văn Nhật – Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam 

4. PGS.TS Đỗ Bang – Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 

5. TS. Nguyễn Bình – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị 

 …xem hết 

 

 1. Diễn văn khai mạc của đồng chí Nguyễn Công Phán – Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ

11/07/2010 22:51:4 …xem hết

2. Phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTV TW – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị

11/07/2010 22:51:11 …xem hết

3. Báo cáo tổng thuật về đề dẫn hội thảo của PGS.TS. Đỗ Bang – Phó Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam

11/07/2010 22:50:43 …xem hết

4. Miền Tây Cam Lộ dưới triều Nguyễn – TS. Nguyễn Văn Đăng

11/07/2010 22:50:08

5. Thành Tân Sở: Quá trình xây dựng và diện mạo kiến trúc – ThS. LĐức Thọ

11/07/2010 22:49:38

6. Vai trò Nguyễn Văn Tường đối với vùng đất Cam Lộ và trong quá trình xây dựng thành Tân Sở (1856-1885) – PGS.TS. Đỗ Bang

11/07/2010 22:48:50

7. Vua Hàm Nghi với dụ Cần Vương ở Tân Sở – ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến

11/07/2010 22:48:07

8. Sau ngày thất thủ kinh đô 5-7-1885, những nhân vật ra Tân Sở để phát động phong trào Cần Vương – Nguyễn Đắc Xuân

11/07/2010 22:47:32

9. Văn thân, sĩ phu Quảng Trị với công cuộc Cần Vương cứu nước cuối thế kỷ XIX – TS. Trương Công Huỳnh Kỳ

11/07/2010 22:46:51

10. Vua Hàm Nghi trên lộ trình thiên đô sau ngày 5/7/1885 – ThS. Nguyễn Tất Thắng

11/07/2010 22:45:54 

11. Nhân vật thời Tân Sở – Cần Vương – ThS. Lê Tiến Công

11/07/2010 22:44:23 

12. Tính chất Quảng Trị được thể hiện trong vè “Thất thủ Kinh Đô” – Lê Quang Thái

11/07/2010 22:43:51 

13. Địa cuộc Tân Sở dưới gốc nhìn kinh đô kháng chiến Cần Vương qua khảo sát thực địa – ThS. Lê Đình Hào, Nguyễn Thanh Tùng

11/07/2010 22:43:13 

14. Thành Tân Sở nhìn trong sự so sánh – TS. Phan Thanh Hải

11/07/2010 22:41:52 

15. Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở – TS. Nguyễn Bình

11/07/2010 22:41:19 …xem hết 

16. Phương án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích thành Tân Sở – Ngô Thanh Bảo

11/07/2010 22:40:06 …xem hết

17. Mấy ý tưởng về việc phục hồi, tôn tạo di tích thành Tân Sở – TS. Trần Minh Đức & KTS. Đỗ Thị Khánh Mai

11/07/2010 22:38:51 …xem hết

18. Tân Sở và phong trào Cần Vương – Ý nghĩa và bài học lịch sử – PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật – TS. Hà Mạnh Khoa

11/07/2010 13:29:19 …xem hết

15-7 HB10
(bản sao từ điểm mạng vi tính toàn cầu đã dẫn)
_________________________________________________

 

Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở
(trích)

TS. Nguyễn Bình

Đi sâu vào công tác quy hoạch đầu tư, định hướng cho nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở, chúng tôi xin đưa ra các nhóm giải pháp theo từng lĩnh vực như sau:

– Nhóm giải pháp bảo tồn các yếu tố gốc: Như phần đánh giá thực trạng di tích đã nêu, di tích thành Tân Sở chỉ còn lại là địa điểm ghi dấu, các công trình như thành lũy, hào thành, cổng thành cùng những kiến trúc khác hầu như không còn lại gì! Do đó, việc bảo tồn, tu bổ các yếu tố gốc hầu như không được đặt ra.

– Nhóm giải pháp phục dựng, tái tạo: Thành Tân Sở là một di tích thuộc loại hình kiến trúc thành lũy, do đó, căn cứ vào các nguồn tư liệu đã mô tả cũng như tư liệu điền dã, để phục dựng, tái tạo các yếu tố chính của di tích như: thành đất, lũy tre, hào thành, cổng thành… là rất cần thiết. Việc làm này một mặt cho chúng ta cảm nhận, gợi nhớ về dáng dấp của thành Tân Sở xa xưa, mặt khác nó cũng tạo ra một không gian cảnh quan để tổ chức lễ hội mang tính tái hiện lịch sử theo định kỳ tại di tích Tân Sở. Nếu điều kiện ngân sách và tư liệu hội đủ chúng ta có thể tái hiện công trình Hành cung, cột cờ, giếng nước, súng thần công…

– Nhóm giải pháp tôn tạo, tôn vinh: Tại khuôn viên di tích trên cơ sở kiến trúc của Hành cung, cần thiết phải xây dựng một công trình Bảo tàng Cần Vương; nhằm trưng bày các tư liệu, hiện vật liên quan đến di tích thành Tân Sở và phong trào Cần Vương chung trong cả nước là hết sức cần thiết. Thông qua trưng bày bảo tàng là nhằm tư liệu hóa, các sự kiện lịch sử về Tân Sở – Cần Vương tại một di tích hầu như chỉ còn là phế tích, địa điểm ghi dấu; đồng thời với vai trò là trung tâm dấy nghĩa Cần Vương, Tân Sở xứng đáng có một Bảo tàng Cần Vương mang tầm vóc Quốc gia.

+ Hình ảnh vị vua trẻ tuổi, yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế với cung vàng, điện ngọc, để cùng quan quân đi kháng chiến, hạ chiếu “Cần Vương” tại Tân Sở, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước và 2 vị quan Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường là linh hồn của phái chủ chiến, những nhân vật lịch sử đã gắn bó với Tân Sở – Cần Vương cần phải được suy nghĩ để có giải pháp tôn vinh, khắc họa bằng các hình thức như tượng đài, phù điêu…

+ Thành Tân Sở là một di tích độc đáo và duy nhất của phong trào Cần Vương của cả nước. Với những ý nghĩa đó, bài Hịch Cần Vương đã trở thành lời hiệu triệu, tiếng kèn xung trận, dấy lên một phong trào từ Nam chí Bắc… Do đó, nên tìm tòi, lựa chọn giải pháp để chuyển tải toàn bộ nội dung bài Hịch tại di tích Tân Sở thì hiệu quả tái hiện lịch sử sẽ cao và tính giáo dục truyền thống yêu nước sẽ sâu sắc, sinh động.

+ Ngoài ra trong khuôn viên di tích cần quy hoạch một không gian lễ hội rộng, có sức chứa 2 đến 3 ngàn người, nơi sẽ được diễn ra các lễ hội gắn với phong trào Cần Vương theo định kỳ. Các điểm di tích liên quan, nơi đã từng gắn bó với các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương tại vùng Cùa, cần phải được nghiên cứu để có hình thức bảo tồn như cắm bia biển ghi dấu sự kiện…

+ Một hình thức tôn vinh, ghi dấu khá hiệu quả, đó là đặt tên các nhân vật lịch sử, các phong trào tiêu biểu gắn với các công trình công cộng và các con đường trên địa bàn. Tại vùng Cùa hiện nay đã có một ngôi trường Trung học Cơ sở được mang tên trường Hàm Nghi, đây là việc làm có ý nghĩa; còn những con đường trên vùng Cùa thuộc hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa đã được nhựa hóa hoặc đã quy hoạch mở rộng, nên chọn tên các nhân vật lịch sử gắn với Tân Sở – Cần Vương để đặt tên đường như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Phan Đình Phùng, Lê Trực, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích…

Qua hội thảo “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”, với những đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, chúng tôi mong rằng một đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích Tân Sở sớm được hình thành và thực thi.”

TS. NGUYỄN BÌNH

http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=99&modid=488&ItemID=27358

Cũng có thể xem với dạng quét chụp (scan) theo nhan đề link-hóa ở bảng danh mục tham luận bên trên.

______________________________________

Trân trọng mời xem ngay tại điểm mạng “txawriter.wordpress.com” này:

BÀN THÊM VỀ
THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG),
LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG
VÀ CỤM TỪ “TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI”

Trần Xuân An

TXA.

CÁC BÀI LIÊN QUAN

(xem trong: Trần Xuân An — “Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học”, khảo luận – phê bình – trao đổi, 2005-2008)
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-2

I. Khảo luận (chính):

(số thứ tự trong sách)

4. Gs.Ts. Yoshiharu Tsuboi hiểu lầm bản tuyên cáo 16-6-1874 của Tôn Thất Thuyết

5. Sách lược “hai mặt” ở Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi — trả lời một thắc mắc

6. Về cái được gọi là “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 1889”

7. Bàn thêm về Thông báo cần vương (Cáo dụ Cần vương), Dụ Cần vương, Chiếu Cần vương

8. Phan Bội Châu trong quan hệ với Thiên Chúa giáo

9. Về tấm ảnh Phan Bội Châu và Cường Để chụp chung

10. Chủ nghĩa Pháp – Việt đề huề của Phan Bội Châu

II. Trao đổi (phụ):

(số thứ tự trong sách)

2. Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về bài viết: “Sau ngày thất thủ kinh đô (05-7-1885) Đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886) khó thoát khỏi bước đường cùng”

6. Báo chí giới thiệu, bình luận sách mới của Trần Xuân An nhưng vẫn tránh né một trong hai mảng chủ đề cốt yếu thuộc nội dung chính (thêm một vài lời)

7. Nghĩ về các trích đoạn đề cập đến phong trào Văn thân & Cần vương chống Pháp (1883-1885-1886) từ bài viết “Cố Điện” của cố học giả Hoàng Xuân Hãn

8. Tiếp thu sự góp ý của ông Vương Đình Chữ về các ông Nguyễn Hoàng (Hoằng), Nguyễn Hữu Cư và Thierry D’Argenlieu

10. Ý kiến ngắn: Từ chân lí, sự thật lịch sử & tiêu chí nhận định: Có nên tôn vinh những nhân vật lịch sử đầu hàng, thoả hiệp (Phan Thanh Giản, Võ Trọng Bình, Hoàng Tá Viêm, Hàm Nghi, Duy Tân)? — Cải táng di cốt vua Hàm Nghi tại Tân Sở, Cam Lộ, Quảng Trị, nơi phát Dụ Cần vương bi tráng

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN BẢN QUYỀN NGHIÊN CỨU SỬ CỦA TXA. KHÔNG?

Posted by Trần Xuân An trên 16.07.2010

hidden hit counter

Trả lời thư một người đọc:

“Vì sao ông Trần Xuân An không ra Quảng Trị tham dự hội thảo khoa học về “Thành Tân Sở và phong trào Cần vương”? Như vậy có ảnh hưởng gì đến bản quyền công trình nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường của ông không?”

Xin trả lời: Tôi không được Ban Tổ chức nội thảo mời. Việc không mời này là có hệ thống.

Dẫu sao tôi cũng đã xuất bản chính thức với dạng sách in giấy và cũng đã đăng kí bản quyền bốn (04) đầu sách của tôi viết về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) rồi:

BẢN QUYỀN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) CỦA TRẦN XUÂN AN:

https://txawriter.wordpress.com/ban-quyen/

Các thư viện trong nước (trung ương & một số tỉnh, thành phố), các thư viện lớn trên thế giới (kể cả thư viện đại học, thư viện quốc hội) đều có lưu trữ bốn (04) đầu sách về đề tài này của tôi.

Rất tiếc là còn một số đầu sách (bản in vi tính & bản công bố trên mạng toàn cầu) là còn bị gây khó dễ (hay bị quấy nhiễu bởi những kẻ tị hiềm?).

15-7 HB10 (2010)

TXA.

______________________________________
 
MONG VIỆC TÔN TẠO DI TÍCH TÂN SỞ, 
DỰNG TƯỢNG ĐÀI VUA HÀM NGHI
CÙNG CÁC ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG, TÔN THẤT THUYẾT… 
SỚM HOÀN THÀNH & HOÀN THÀNH TỐT ĐẸP
______________________________________

 

*****************************************************

 

14-04 HB8:

KIẾN NGHỊ CHỌN TÂN SỞ (QUẢNG TRỊ) LÀM NƠI CẢI TÁNG DI CỐT VUA HÀM NGHI VÀ NHÂN DỊP NÀY ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN TRƯỜNG HỌC BẰNG DANH TÍNH NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

Báo Lao Động điện tử và các báo, tạp chí khác như Văn chương Việt cùng nhiều điểm mạng liên thông toàn cầu (website, webblog) trong hai ngày vừa qua đã đưa tin “Di hài vua Hàm Nghi sắp về đến Huế”.

Theo bản tin của ông Hoàng Văn Minh (Lao Động online), các cơ quan hữu trách và các nhà nghiên cứu sử học ở Huế đã bàn bạc về nơi sẽ cải táng di cốt của vị vua vốn được nhận định là “linh hồn của Phong trào Cần vương” trong những năm đầu của phong trào này (1885-1888), mặc dù sau đó, 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với con gái của một quan toà thực dân Pháp tại Alger. Như vậy, phải chăng sự nghiệp đáng tôn vinh của Hàm Nghi thực sự chấm dứt từ 1888 hoặc 1904? Dẫu sao, theo đó, cần chọn một vị trí thích đáng, và nơi ấy cũng sẽ là nơi cải táng di cốt Tôn Thất Thuyết (hiện còn táng ở Trung Hoa) cũng như nhiều vị khác để trở thành “Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương”. Bài báo cũng nhắc lại một vài nét về cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885) và ngày tuyên Dụ Cần vương, phát động phong trào (13-7-1885), tại Tân Sở (Quảng Trị).

Nhân đây, WebTgTXA. trân trọng kiến nghị:

a) Nên chọn một phần đất thuộc Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) để cải táng di cốt vua Hàm Nghi, đồng thời làm “Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương” như ý kiến đề xuất trong bài báo;

b) Trong những năm qua, đã có các hội thảo, hội nghị sử học, lễ phục hồi trọn vẹn danh tiết, kể cả 2 tháng ở lại Huế, những tháng cuối đời tại Tahiti của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và lễ dựng bia lịch sử cuộc đời ông, đây cũng là một dịp để chọn một vài con đường hay trường học, tại Huế, tại Quảng Trị và ở các tỉnh, thành khác để đặt tên bằng danh tính của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. (WebTgTXA.).

(Kiến nghị này đã được đăng trên nhiều điểm mạng vi tính toàn cầu, từ 14-04-2008)

TXA.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

Posted by Trần Xuân An trên 07.07.2010

hidden hit counter

Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

— tác giả “Chú giải và phân tích vè Thất thủ kinh đô”, Nxb. Đà Nẵng, 2010, 114 trang —

Cũng trân trọng gửi anh Võ Văn Hoa và các bạn Nguyễn Phụng, Nguyễn Lạp…

VÀI TRÍCH ĐOẠN TỪ HAI CUỐN SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN  (DẠNG SÁCH ĐIỆN TỬ VÀ DẠNG SÁCH IN GIẤY)

 

1.

MỘT CHÚ THÍCH VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TRONG LĨNH VỰC VĂN HỌC DÂN GIAN: SÁNG TÁC VÀ TIẾP NHẬN (KỂ VÈ, NGHE VÈ, VÀ CHÉP VÈ, ĐỌC VÈ)

Đối với các tác phẩm văn học dân gian nói chung, không thể không lưu ý một điều rất sơ đẳng là cần vận dụng luận điểm nghiên cứu xã hội: có bộ phận dân gian tiến bộ, sáng suốt; có bộ phận quần chúng lạc hậu, phản động, mù quáng; có bộ phận nhân dân trung gian, đứng giữa hai bộ phận kia. Không bao giờ có một thực thể xã hội thuần nhất; và sự phân hóa xã hội càng rõ trong những thời đoạn xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt với những lực lượng đối kháng quyết liệt. Và thực thể dân gian (cả tầng lớp thượng lưu, trí thức cũng thế) lại càng phức tạp theo hướng tiêu cực (lẫn lộn tốt – xấu, chính nghĩa – phi nghĩa, dân tộc – phản dân tộc…), một khi mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giữa lực lượng yêu nước và giặc ngoaiï xâm (xét cả về mâu thuẫn đối kháng văn hoá, tôn giáo…) bị đẩy đến bên kia điểm đỉnh (cao trào của kịch tính – một thuật ngữ văn học), và cuối cùng lực lượng xâm lược, phản quốc, ngu dân thắng thế. Do đó, trong một tác phẩm văn học dân gian như vè Thất thủ kinh đô chẳng hạn, có những yếu tố mơ hồ, lẫn lộn, nhập nhằng trong nhận thức và phản ánh lịch sử, dẫn đến thái độ, tình cảm cũng thiếu sáng suốt… Vè Thất thủ kinh đô xuất hiện từ 1900 – 1914, sớm nhất là 15 năm sau điểm đỉnh tột độ là đêm 22 – 23.5 Ất dậu, 1885 (*). Đó là điều rất đáng lưu ý.

Cũng xin khẳng định rõ ràng hơn: Chúng tôi không vận dụng khái niệm mĩ học về bi kịch để phân tích nội dung tác phẩm vè Thất thủ kinh đô, vốn phản ánh sai lệch khá nhiều về sự kiện, nhân vật lịch sử, mà chỉ để giải thích hiện thực lịch sử, và cụ thể là tác động của bạo quyền thực dân trong việc gây nhiễu, làm sức ép lên dư luận một bộ phận quần chúng lẫn sáng tác của bộ phận quần chúng đó, ít ra là suốt 15 năm sau khi nhân dân ta hoàn toàn bị thực dân thống trị. Cũng rất cần phải có cái nhìn biện chứng về tâm lí các phân số quần chúng (quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận…), về tâm lí sáng tạo văn học và truyền khẩu văn học dân gian (mâu thuẫn trong nhận thức, những điểm mù trong nhãn quan trước hiện thực, sự cưỡng bức của hiện thực một cách vô thức và hữu thức, sự mắc mưu tuyên truyền xen lẫn phản ứng chống lại tuyên truyền…).

Cho nên, vấn đề đặt ra là chỉ có thể đãi lọc những lượng thông tin xét thấy là xác thực mà thôi, trên cơ sở lấy ĐNTL.CB (*). IV, V (1847 – 06.9. 1885) và cả kỉ IV (1885 – 1888, với quan điểm yêu nước, chống Pháp, chống ngụy triều Đồng Khánh) làm chuẩn cứ.

TXA.

___________________________

(*) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục chính biên” (xem theo link đã dẫn trên trang này).

Nguồn:

TRẦN XUÂN AN, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA:, NXB. Thanh Niên, 2006:
Bài “BI KỊCH Ở ĐIỂM ĐỈNH MÂU THUẪN: 1883 – 1884, VÀ SỰ CHIẾN THẮNG CỦA NHÓM CHỦ CHIẾN YÊU NƯỚC” (Trần Xuân An):

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-2

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

2.

MỘT CƯỚC CHÚ VỀ VÈ “THẤT THỦ KINH ĐÔ”

“Thất thủ kinh đô”, theo chúng tôi, cũng rơi vào quỹ đạo của luận điệu tuyên truyền do Pháp và Triều đình Đồng Khánh tung ra. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi của thực dân Pháp; hoặc do dân gian mù lòa trong nhận thức, nhận thức chính trị với tư duy đơn giản kiểu rạch ròi, tuyến tính cứng nhắc trong các vở tuồng cổ, cải lương, chèo cổ, mà vô hình trung có lợi cho Pháp và bọn tay sai.

Ca ngợi Tôn Thất Thuyết lại bằng những câu:

“Chú nào con vợ chưa thành
Cho về sở định sở sanh việc nhà
Chú nào lưa mẹ còn cha
Cho về bảo dưỡng, vậy mà đừng đi”

Có nhà sử học, nhà văn cho rằng đấy là chủ nghĩa nhân đạo của Tôn Thất Thuyết!

Không đời nào có kiểu tuyển quân kháng chiến kì quặc với các tiêu chuẩn như thế. Thế thì chẳng còn người lính kháng chiến nào hết (chỉ chọn người đã mồ côi cha mẹ và đã có vợ con!). “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” (tục ngữ), “mỗi người làm một trận” (Nguyễn Trãi), “đàn ông nào, đàn bà nào, thấy Tây cứ chém phứa, thấy Nhật cứ chặt nhào” (Hồ Chí Minh), chứ đâu phải tuyển quân kiểu đó! Tuyển quân kiểu đó, không phải kháng chiến, mà chỉ “băng mình tếch dặm sơn phòng náu nương” (VTTKĐ., câu 1036)!

“Thất thủ kinh đô” chỉ minh họa theo luận điệu của thực dân Pháp và Triều đình Đồng Khánh: Tôn Thất Thuyết chỉ tìm kế thoát thân, chứ chẳng kháng chiến gì cả.

“Thất thủ kinh đô” đã bắn vào tim Tôn Thất Thuyết viên đạn bọc đường: giết chết nhân cách Tôn Thất Thuyết bằng viên kẹo ca ngợi ngọt lịm mà bên trong là mũi đạn có thuốc súng công phá.

Còn với Nguyễn Văn Tường, vè “Thất thủ kinh đô” triệt hạ cả tư cách, phong độ lẫn lập trường chính trị. Tuy vậy, vẫn nói rõ: đến mức không thể hòa hoãn với Pháp được nữa, bởi Pháp cố tình gây hấn, dùng kế khích tướng, ép Triều đình một cách ngạo mạn, ông đã bày tỏ thái độ (tuy bị nhu nhược hóa!):

“Ai có tài ra chốn binh đao
Miễn yên nhà [yên] nước, lẽ nào dám can”

(VTTKĐ., câu 633 – 634)

Và ở đoạn kết, lúc kinh đô Huế đã thất thủ:

Đô thành, quan Quận giao hòa
Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây
Tây phiên gẫm vẫn giận thay:
– “Đem lòng cự chiến còn đến đây làm gì

May mà Nam Việt bại suy
Tây mà bại, đạo phen ni cũng không còn…”
(*)

(VTTKĐ., 1335 – 1340)

Quan một cho đến quan ba
Quan năm quan sáu vậy mà cũng nghe
Đòi triệu các quan tỉnh trở về
Sự tình y ước cho ra bề đục trong
Tin thì tin, dạ còn phòng
Nam triều tể tướng nó đem lòng phục binh

(VTTKĐ., 1371 – 1376)

“Mời quan tể tướng xuống mau
Để kịp xuống tàu về nước Lang Sa”

(VTTKĐ., 1535 – 1536)

Dẫu có chút nào đúng với ĐNTL.CB., tập 36, các trang 63 – 64, 220 – 222, 247, tuy tinh thần chủ chiến đã bị xuyên tạc phần lớn, thì những đoạn khác vẫn có quá nhiều sai lạc nghiêm trọng (sai lạc cả những chi tiết nhỏ lẫn những mảng hiện thực lịch sử lớn).

“Thất thủ kinh đô” không phân biệt được chủ chiến trong đấu tranh chính trị, ngoại giao và chủ chiến bằng vũ trang là một, “nhất dạng”, dẫn đến sự lệch lạc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật theo tưởng tượng hư cấu chủ quan.

“Thất thủ kinh đô” đã xuyên tạc, li gián cả hai người lãnh đạo cao nhất của nhóm chủ chiến, làm phong trào Cần vương hoang mang, tan rã, khiến người yêu nước không nhận ra thủ đoạn tuyên truyền của Pháp và triều Đồng khánh, rất dễ bị mắc lừa!

“Thất thủ kinh đô” còn là cách biện minh cho Pháp, tả đạo, bọn tay sai và phe chủ “hòa”! (Xem các bài dụ của Từ Dũ – Nguyễn Nhược thị Bích viết thay – và của Đồng khánh về Tôn Thất Thuyết). Chả thế mà Le Bris đã dịch ra tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Những người bạn cố đô Huế (BAVH.), số 1, năm 1942… (xem thêm tr. 235).

Chúng tôi chưa nói đến vè “Thất thủ Thuận An”, một sáng tác được cho là của dân gian vì đã lưu truyền trong dân gian, với những sai lạc, những xuyên tạc nghiêm trọng của nó: “đánh tráo nhân vật hư cấu”, Nguyễn Trọng Hợp thành Nguyễn Văn Tường, đồng thời biện minh cho tên thực dân tả đạo Caspar! Tên cơ hội, tay sai Nguyễn Trọng Hợp thì Đại Nam thực lục, chính biên, tập 36, 37 và Đại Nam liệt truyện, tập 4, sđd., đã ghi quá rõ hành trạng của y cũng như ý thức làm tay sai cho Pháp của y…

TXA.

_______________

(*) Trích đầy đủ hơn:

“Đô thành, quan Quận giao hòa
Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây
Tây phiên ngẫm vẫn giận thay:
“Đem lòng cự chiến, còn đến đây làm gì?

May mà Nam Việt buổi bại suy
Tây mà bại, Đạo phen ni, cũng không còn
Người mà phiêu lạc núi non
Bao nhiêu nhà cửa chẳng còn gì đâu
Tây phiên thúc thủ thụ đầu
Hàng lai Nam Việt, mảnh âu chẳng lành
Tây phiên trở lại Tây thành
Ở đây xấu tiếng bia [bêu?] danh đã rồi
Họ không cho đâm nhánh mọc chồi
Trăm dao xẻo thịt thả trôi giang hà”

( http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

Nguồn:
TRẦN XUÂN AN (biên soạn & khảo cứu), “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”, NXB. Thanh Niên, 2008:
Cước chú của bài thơ số 27, thuộc Phần thứ III (Thi tập Nguyễn Văn Tường):
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-11

TRÂN TRỌNG MỜI XEM THÊM:

Trần Xuân An, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7. 1885)
(VÀI CHỦ ĐIỂM SỬ HỌC SƠ LƯỢC CẦN THIẾT KHI CẢM NHẬN BÀI “GIẢI TRIỀU…” CỦA NGUYỄN VĂN TƯỜNG)”.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-5

Trần Xuân An
07-6 HB10 (2010)

____________________________________________

 Bổ sung ngày 14-7 HB10:
 
 
 
 


Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

 
Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

 Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

Trích:
Phóng viên Linh An, “Tân Sở – kinh đô kháng chiến”
báo Người Lao Động, 14-7-2010

 

 

 Xem tư liệu chuẩn cứ:

NGUYÊN VĂN 4 VĂN KIỆN QUAN TRỌNG & MẤU CHỐT TRONG “ĐẠI NAM THỰC LỤC, CHÍNH BIÊN”
 

(Một phát hiện riêng rất tâm đắc của Trần Xuân An: Dụ Cần vương & Dụ Nguyễn Văn Tường được ban hành trong một ngày, thể hiện rõ sách lược “Kẻ ở người đi” của Nhóm Chủ chiến triều đình Huế)

 

 

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 6 Comments »

Dân chủ, hiến kế và bản quyền ý tưởng

Posted by Trần Xuân An trên 05.07.2010

hidden hit counter

DÂN CHỦ, HIẾN KẾ & BẢN QUYỀN Ý TƯỞNG

Trần Xuân An

Dĩ nhiên vẫn bầu cử như lệ thường, để “thực hiện tốt việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các hội”, nhưng nên chăng cần mời một ít chủ tịch, ủy viên thuộc các ban chấp hành tiền nhiệm vào ban cố vấn?

Người cầm bút văn chương phải viết văn chương, để có nhiều tác phẩm hay, cống hiến cho xã hội. Đó là mối quan tâm hàng đầu, canh cánh khôn nguôi. Nhưng họ cũng cần tự do, độc lập, tự chủ trong một xã hội càng dân chủ càng tốt, vì trong điều kiện đó, tác phẩm mới thực sự là tác phẩm, và tác phẩm có nơi đăng, được xuất bản, được phát hành. Khát vọng ấy cũng là khát vọng chung của tất cả mọi người thuộc mọi ngành nghề, vì sự sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của họ, vì ý thức cống hiến của họ. Ngành giáo dục – đào tạo và hành chính – dịch vụ công cũng thế.

Và như mọi ngành nghề, giới cầm bút văn chương cũng có hội nghề nghiệp của họ. Ở nước ta, mặc dù các ban chấp hành các hội nhà văn địa phương hay toàn quốc cũng chỉ là một số nhóm người vận dụng, thực thi đường lối, chủ trương, cụ thể là các nghị quyết có tính lãnh đạo từ trên đưa xuống, nhưng cách vận dụng, thực thi như thế nào là tùy từng nhóm người trong mỗi nhiệm kì. Người cầm bút trong hội hay ngoài hội cũng đều bị ảnh hưởng, bởi vai trò tham mưu cho cấp trên (thành ủy, ban tuyên giáo…), bởi công tác quản lí cấp dưới của các ban chấp hành ấy (cụ thể là một số tờ báo, nhà xuất bản do các ban chấp hành các hội chỉ đạo…).

Vì vậy, hình như mỗi người cầm bút văn chương đều muốn và ít nhiều cũng đã lên tiếng trên phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả các loại điểm mạng toàn cầu (internet). Họ đăng tải các ý kiến khen chê, xây dựng. Họ hiến kế…

Tôi thấy không khí như vậy là vui, miễn là người cầm bút văn chương chỉ xem các bài báo, các ý kiến, tham luận các vấn đề cụ thể, trước mắt (1) không phải là sự nghiệp chính, mặc dù chúng cũng thuộc trước tác của họ và họ cũng giữ bản quyền về chúng.

Một khi mọi người cầm bút đã được quyền góp ý, hiến kế và các ban chấp hành đều quan tâm đọc, lắng nghe, rồi tiếp thu, sử dụng các ý tưởng, các kế sách hay, thì theo tôi, hầu hết những ai trong diện quy hoạch nhân sự với những tiêu chuẩn thẻ hồng, thẻ chuyên nhất định cũng có thể đảm trách được vai trò chủ tịch hội, ủy viên ban chấp hành.

Không một ai nghĩ rằng các chủ tịch hội, các ủy viên ban chấp hành đều có ở mỗi người một núi sáng kiến, mỗi người là một mỏ tài nguyên ý tưởng mới, có giá trị thực thi, không bao giờ cạn.

Vì thế, việc chỉnh sửa quy chế, điều lệ để có một “chủ tịch trọn đời” hay một người có thể đảm đương trên hai nhiệm kì là không cần thiết. “Chủ tịch trọn đời” vốn thuộc cơ chế dân chủ trước đây, trong một bối cảnh lịch sử nhất định. Nhưng, có những cái ngày xưa là “ổn”, nay đã không còn được xem là “ổn” nữa. Trong lúc này, như thế là trái với nguyên tắc dân chủ thời Đổi mới. Khát vọng dân chủ mà ở giữa thời Đổi mới lại làm trái với dân chủ được sao? Thậm chí, hiện nay tán thành với việc làm trái dân chủ như thế cũng đã khó coi rồi (2)!

Tôi nghĩ, các vị đã hoàn tất nhiệm vụ trong một hoặc hai nhiệm kì như quy chế, điều lệ quy định, đặc biệt là các cựu chủ tịch hội, rất nên tham gia vào ban cố vấn. Đây chính là lệ truyền ngôi của triều Trần trong lịch sử nước ta. Gần đây, cũng đã có Ban Cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng. Nên chăng, cần được giới cầm bút văn chương kế thừa, vận dụng trong thời Đổi mới, bùng nổ thông tin? Theo tôi nghĩ, rất nên, rất cần thiết.

Với vai trò trong các ban cố vấn, các vị đã hoàn tất nhiệm vụ nói trên vẫn có thể góp ý, bàn bạc công việc với những người đương nhiệm. Hơn nữa, họ có thể và có quyền tham gia các cuộc họp của các ban chấp hành với tư cách cố vấn. Và một khi ý kiến của họ không được các ban chấp hành trẻ hơn họ lắng nghe, biểu quyết tán thành, thực thi, họ có quyền đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả những điểm mạng các loại. Tất nhiên, ý kiến của họ, họ vẫn giữ bản quyền.

Như vậy, về bản quyền, từ người cầm bút ngoài hội cho đến các thành viên ban cố vấn, không một ai góp ý, hiến kế mà không được chứng nhận bản quyền với tên tuổi cụ thể. Những cụm từ “ý kiến tập thể”, “ý kiến đồng nghiệp”, “ý kiến quần chúng” chung chung, mơ hồ đều không nên sử dụng với dụng ý “mập mờ” nữa.

Nói rõ hơn, tên tuổi mỗi tác giả của mỗi ý kiến, mỗi bản hiến kế đều phải được công khai, cụ thể. Các ban chấp hành khi thực thi cần nêu rõ là đã làm theo, đã vận dụng ý tưởng, kế sách của ai, chứ không nên “mập mờ”.

Tôi nghĩ như thế là công bằng, dân chủ.

Tôi tin chắc, nếu được vậy, sẽ chẳng có nhiều người cần thiết phải ứng cử hay vận động để được đề cử với mục đích là đích thân thực hiện cho bằng được “chương trình hành động” của mình (3), vì không một người cầm bút nào xem chức sắc là quan trọng hơn tác phẩm của chính mình cả. Tác phẩm mới khẳng định tài năng của nhà văn chương, chứ đâu phải là chức sắc này nọ. Có nhà văn chương chân chính, đích thực nào đi vào văn học sử nhờ chức sắc chủ tịch hội, ủy viên ban chấp hành đâu!

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một ý tưởng tôi kiến nghị. Từ ý tưởng đến thực tiễn và hiệu quả trong thực tế vẫn còn đòi hỏi sự mạnh dạn thử nghiệm và rút kinh nghiệm.

Trần Xuân An
TP.HCM., 4:30 – 5:52, ngày 05-7 HB10

___________________________

(1) Tôi không nói đến các tham luận có giá trị lâu bền như những tiểu luận, nghiên cứu khoa học.

(2) Trích chỉ thị 30-CT/TW, kí ngày 09-03-2009: “… làm tốt công tác nhân sự ban chấp hành mới theo hướng lấy tiêu chuẩn làm chính, kết hợp với có cơ cấu phù hợp, thực hiện tốt việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các hội”. Căn cứ vào chỉ thị này, nhiều nhà cầm bút cho rằng, ý kiến về “chủ tịch trọn đời” hay đảm trách cương vị đó trên 2 nhiệm kì ở các hội nhà văn chương chỉ có ý nghĩa thăm dò về công tác nhân sự thêm mà thôi.

(3) Chỉ thị 30-CT/TW, kí ngày 09-03-2009, đã ghi rõ: “thực hiện tốt việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các hội”. Hiện nay, hẳn nhiều nhà cầm bút và đông đảo người đọc đều hi vọng nhiều người trẻ có tinh thần trách nhiệm tự ứng cử hay được đề cử. Việc nhà văn Vũ Hồng ở Bến Tre tự ứng cử và đã đạt số phiếu ủng hộ khá cao, nói lên điều đó.

Bài viết (gồm cả 2 chú thích) đã được gửi đăng ở các tạp chí điện tử tự lập TranNhuongCom, PhongDiepNet, Văn chương Việt, vào lúc chiều tối 05-7 HB10 …
Cũng đã gửi một số tạp chí điện tử khác

ĐÃ ĐĂNG:
BoxitVn (BauxiteVn):
Văn học nghệ thuật Chủ nhật: Một “Chủ tịch trọn đời” hay hơn hay là một “Ban cố vấn” hay hơn?
Link ở boxitvn.blogspot.com
http: //boxitvn. blogspot. com/ 2010/07/ van-hoc-nghe-thuat-chu-nhat-mot-chu. html

VietNamNet:
Hai đề xuất nhân sự, bầu cử BCH Hội nhà văn VN
Link ở www.vnn.vn/vanhoa/201007/…
http: //vietnamnet. vn/ vanhoa/ 201007/ Hai-de-xuat-nhan-su-bau-cu-BCH-Hoi-nha-van-VN-921733/
http://vietnamnet.vn/…/201007/…BCH-Hoi-nha-van-VN-925556/
http:// vietnamnet. vn/ vanhoa /201007/ Hai-de-xuat- nhan-su- bau-cu- BCH- Hoi-nha-van-VN- 925556/
http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=21643&… (Hội Nhà báo Việt Nam)
http:// www. vja. org. vn/ vi/ detail. php? pid=1 &catid= 36&id= 21643& dhname =Hai- de-xuat -nhan-su -bau-cu -BCH- Hoi- nha-van- VN

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , | 2 Comments »