Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tư, 2011

Kỉ niệm 36 năm Thống nhất Đất nước

Posted by Trần Xuân An trên 30.04.2011

hidden hit counter

30-4-1975

30-4-2011

 

            
        

 Tờ lịch Ngày 30-4-1975 (19-3 Ất mão)

        
   Co Mat tran Giai phong MNVN., 30-4-1975 by tranxuanan_vn.     

         

              Thuyen nhan "ti nan" sau 1975 by tranxuanan_vn.           

 
4 tac gia Tan uoc trung phat giao hoang by tranxuanan_vn.

 


(nguồn ảnh: Google search & Flickr
)

 

Trân trọng kính mời xem:

MÙA HÈ BÊN SÔNG

tiểu thuyết Trần Xuân An (bản 2003)

www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/mua-he-ben-song

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Báo Phú Yên đưa tin: THƠ NHỮNG MÙA HƯƠNG

Posted by Trần Xuân An trên 29.04.2011

hidden hit counter

28 Tháng Tư 2011 7:30 SA (GMT+0700)

Ra mắt tập thơ Thơ những mùa hương của Trần Xuân An

Nhà xuất bản Thanh Niên vừa cho ra mắt bạn đọc tập Thơ những mùa hương của Trần Xuân An, cây bút có nhiều gắn bó với văn nghệ sĩ Phú Yên.

Sách dày gần 100 trang, khổ 14,5 x 20,5cm, giới thiệu 40 sáng tác thơ mà nhà văn Trần Xuân An đã viết trong các năm qua.

Tập thơ được chia làm hai phần, phần 1 gồm 29 tác phẩm với chủ đề Thơ dâng tình yêu – và yêu em như đất trời; phần 2 có 11 tác phẩm với chủ đề Những tình thơ thuở đó. Ngoài ra, tập thơ này còn có phần phụ lục với những bài viết về tác giả của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo.

Thơ những mùa hương là đầu sách riêng thứ 19 đã được xuất bản của nhà văn Trần Xuân An.

NGUYỄN TƯỜNG VĂN
(nhà thơ, Đài Phát thanh Phú Yên)

http://www.baophuyen.com.vn/Van-hoa—Nghe-thuat-93/2205605305405505552

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Bổ sung bài “CHÚT AO ƯỚC GIẢI PHÓNG…”

Posted by Trần Xuân An trên 23.04.2011

hidden hit counter

Bổ sung bài
“CHÚT AO ƯỚC GIẢI PHÓNG CHO NGƯỜI LÀM THƠ YÊU ĐƯƠNG”

http://…/2011/04/06/tho-nhung-mua-huong-xuat-xuong/

… Tất nhiên, nói chung, câu nói thuộc loại chân lí “bút pháp, ấy là người” (le style, c’est l’homme) vẫn không hề sai. Từ khi khái niệm “bút pháp” được thay bằng “phong cách” (cũng là “le style”), gồm cả mọi yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, chứ không chỉ là hình thức nghệ thuật, mệnh đề ấy lại càng tiến gần đến chỗ hoàn hảo. …

… Tuy nhiên, nếu bài viết dừng lại ở đây, hẳn mọi người đều cảm thấy lương tâm của mỗi chúng ta đều không thể yên ổn. Quả vậy, không thể yên ổn lương tâm vì sự phiến diện trong việc lí giải vấn đề. Đối với các nhà thơ, cũng như tất cả các nhà cầm bút văn học – nghệ thuật nói chung, ai cũng đã từng trải qua cảm giác và ý thức bất khả của ngọn bút trên tay mình, trước trang giấy trắng, khi muốn phản ánh lại những con người, những mảng hiện thực vô cùng cao đẹp, cao đẹp một cách hồn nhiên, hồn nhiên vì phẩm chất cao đẹp đó đã tự nhiên nhi nhiên trong những con người ấy, đã kết tinh một cách tuyệt vời ở những mảng hiện thực ấy. Ở trường hợp này, rõ ràng tài năng của nhà thơ không đủ sức để phản ánh con người, hiện thực cao đẹp mặc dù tự thâm tâm khôn nguôi ngưỡng mộ. Trong lịch sử, trong cõi đời hằng ngày đã và đang diễn ra, đã từng có nhiều anh hùng, danh nhân, chiến sĩ, nhiều người cha, người mẹ, người chị, người em, nhiều người thầy, người bạn cao đẹp, thì dĩ nhiên cũng có nhiều nàng thơ, chàng thơ cao đẹp, mà những bài thơ tuyệt vời nhất viết về họ chỉ là những dòng chữ vụng về, nông cạn, không ghi nhận và thể hiện nổi. Nói rõ hơn, những bài thơ hay nhất, được mọi người đánh giá cao nhất vẫn không xứng đáng với những con người cao đẹp, những mảng hiện thực cao đẹp nào đó. Đối với người đọc cũng thế. Nói chung, công chúng độc giả không cần và không thích làm công việc của nhà văn học sử hay nhà tâm lí học sáng tạo văn chương, nhưng cũng có một vài người đọc yêu quý một nhà thơ nào đó với toàn bộ tác phẩm của nhà thơ ấy đến mức tự xây dựng bảo tàng để sưu tập, trưng bày tất cả những gì liên quan đến tác giả – tác phẩm mà họ ngưỡng mộ, bất chấp tâm lí chung của đại đa số công chúng độc giả đương thời cũng như muôn thuở vốn chỉ và chỉ yêu thích hình tượng văn chương, bất chấp tâm lí ngượng ngùng, khiêm tốn của nhà thơ.

Nhưng dẫu sao, trọng tâm của bài viết này vẫn là vấn đề hư cấu trong việc sáng tác thơ ca và thơ ca khi được viết, khi đi ra giữa đời là đã thành hình tượng văn chương. …

Đã đăng lại bản đầy đủ:

Tcđttl. TranNhuongCom

Tcđttl. Chim Việt Cành Nam

Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.

Bấm vào đây:
LUẬN VỀ HƯ CẤU VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG THƠ TÌNH

Posted in Chưa phân loại | 6 Comments »

Chào mừng Ngày quốc tế về SÁCH và BẢN QUYỀN

Posted by Trần Xuân An trên 23.04.2011

hidden hit counter

23-4

CHẢO MỪNG

Ngày quốc tế

về SÁCH và BẢN QUYỀN

THE WORLD BOOK AND COPYRIGHT DAY

UNESCO

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Công bố: VÕ QUÊ, NHÀ THƠ KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN

Posted by Trần Xuân An trên 19.04.2011

hidden hit counter

Công bố bài viết:
VÕ QUÊ, NHÀ THƠ KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN
Trần Xuân An

1. Mở tập thơ:

“Thơ một thuở xuống đường” (1) không thể không khiến tôi ngẫm nghĩ lại về những năm cuối thập niên 60, nửa đầu thập niên 70 của thế kỉ XX mới vừa trôi qua được 11 năm. Thơ của nhà thơ Võ Quê đã đánh thức trong kí ức tôi những năm tháng học trò trước Ngày Thống nhất (1975), đồng thời khơi dậy những trang sử xa hơn nhưng cũng đầy hào khí sĩ tử, thời thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta dưới chính triều Tự Đức. Phong trào học sinh, sinh viên đấu tranh chống chế độ cũ Miền Nam trước và sau khi Võ Quê có mặt như một điểm sáng chắc hẳn vẫn mãi mãi còn đó, không những trong kí ức những người cùng thời, mà đã thành những trang sử đúng nghĩa, tiếp nối những trang sử kia.

Tất nhiên sử không phải là thơ, thơ không phải là sử (2), cho dù thơ của những nhà thơ tranh đấu như Võ Quê là một phần quan trọng của một giai đoạn lịch sử. Đó là lúc thơ thật sự trở thành vũ khí chiến đấu, chứ không phải cách nói tu từ.

Đọc thơ tranh đấu của Võ Quê – thơ của một người rời bỏ các buổi miệt mài chữ nghĩa ở lớp học, giảng đường để xuống đường biểu tình trên đường phố Huế; thơ bật ra trong anh khi lâm vào cảnh bị tù đày tận Côn Đảo cho đến lúc được phóng thích theo Hiệp định Paris 1973; thơ anh viết ở vùng chiến khu Trị – Thiên sau đó –, tôi bỗng muốn quên đi những trang viết của những nhà sử học về giai đoạn này.

Để nhớ lại xem. Có phải thế này không, thời ấy…

2. Tại sao có thơ Võ Quê?

Khởi đi từ những năm phong trào Phật giáo đấu tranh chống Ngô Đình Diệm (1963 trở về trước), trong đó nổi bật lên là những học sinh, sinh viên, phong trào ấy vẫn tiếp diễn mãi cho đến Ngày Thống nhất, với khuynh hướng và danh nghĩa không còn mang màu sắc Phật giáo rõ rệt, mà mở rộng ra với ngọn cờ chủ đạo là Dân tộc. Một khi đã giương cao ngọn cờ Dân tộc, có nghĩa là đã xác định đối tượng của cuộc đấu tranh. Đó là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm…

Đó là thời sôi động “Phong trào Đô thị Miền Nam”, một phong trào bao gồm cả sư sãi, Phật tử, tiểu thương, công nhân, công chức, nhà báo, và cả thương phế binh nữa, thậm chí gồm cả một ít linh mục tiến bộ, nhưng nổi bật vẫn là học sinh, sinh viên. Hầu như những người trong mọi tầng lớp xã hội có chút tâm huyết đều tham dự vào phong trào, và bao giờ cũng thế, tuổi trẻ là năng nổ nhất. Thực chất đó là phong trào chung của nhiều khuynh hướng chính trị – xã hội khác nhau. Có người đòi tự do cho Phật giáo. Có người chống văn hoá lai căng do sự du nhập ồ ạt văn hoá hạ đẳng của Mỹ (3). Có người chống chiến tranh nồi da xáo thịt. Có người chống tham nhũng, bất công xã hội. Có người chống Mỹ xâm lược và nô dịch cùng nguỵ quyền tay sai. Có người kêu gọi hoà giải, hoà hợp dân tộc. Có người đòi thống nhất Nam – Bắc… Nói chung, đó là phong trào với những khẩu hiệu rất đẹp, rất cao cả, thể hiện ước vọng muôn đời của con người, của dân tộc: độc lập, tự chủ, tự do, dân chủ, công bằng, phản chiến, hoà bình, thống nhất, cơm no áo ấm… Tất cả mọi bộ phận, khuynh hướng đấu tranh bấy giờ đều chính nghĩa.

Tất nhiên, trong “Phong trào Đô thị Miền Nam” ấy, cũng có những người hoàn toàn không phải là Việt cộng (chiến sĩ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam) và không biết gì về cộng sản, về Miền Bắc. Họ đấu tranh, thế rồi, bị ném vào quân trường, trở thành những anh lính trơn, sĩ quan nguỵ bất mãn, bế tắc, hay trốn lính, đào ngũ, lại được giác ngộ để trở thành người cộng sản, lên chiến khu, ra Miền Bắc. Đồng thời, cũng có một số người ngay từ đầu đã là cộng sản đích thực, hoạt động dưới những danh nghĩa, vỏ bọc khác nhau, và rồi, bị tách lọc, đưa vào nhà tù, đày ra Côn Đảo. Võ Quê là một trong những người cộng sản trẻ tuổi ấy (4). Và bối cảnh ấy đã tạo nên nhà thơ Võ Quê.

3. Thơ của nhà thơ Võ Quê

3.1. Thơ “xuống đường”:

Là người trong cuộc, và hơn thế nữa, là một trong những ngòi nổ của phong trào, nhà thơ Võ Quê đã nhìn thấy hiện thực với tính chất đa dạng, phong phú, sinh động của nó. Quả thật, cuộc đấu tranh đã diễn ra với nhiều trường hợp khác nhau. Phải chăng đây là một trong những trường hợp đó: Chính phong trào đấu tranh của các tầng lớp ở Miền Nam và sự bắt bớ oan khốc của Mỹ – nguỵ, đặc biệt là chốn lao tù, những nơi vốn được bao người tù biến thành “trường học cách mạng”, đã giúp một số người từ chỗ là nạn nhân không-cộng-sản, thậm chí từ người cầm súng gác tù, được giác ngộ, trở thành chiến sĩ cộng sản. Có lẽ “Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa” (Huế, 1970; sđd., tr. 13-15), thể hiện quá trình diễn tiến cụ thể đó, là bài thơ xuất sắc nhất của Võ Quê:

“Khi mùa đông rớt xuống vai người // Chiếc lá vàng khô chết hồn vui // Lòng em có đau ơi người tù thiếu nữ (…) // Ngày em đến đây ngờ nghệch vô cùng // Tội tình gì một sáng ven sông // Lũ chúng bạo hành em // Lưỡi lê ghìm đầu súng // Mẹ rên xiết gào lên uất hận // Con tôi! Tội nghiệp con tôi // Hai ơi con đã đi rồi // Vườn không cỏ cháy mẹ ngồi khóc con (…) // Trong khám lạnh lòng càng cao căm phẫn // Em lớn khôn theo chí căm hờn // Em đang mơ ngày bứt xiềng bạo lực // Đời hồn nhiên hoa bướm thong dong (…) // Ơi người tù thiếu nữ trưa nay // Em âm thầm quét lá khô trên đường Lê Lợi // Lòng em đau từng nhát chổi lạnh lùng // Ta biết lòng em hồng biển lửa (…) // Em đang mơ ngày bạo quyền ngã gục // Xác chúng phơi trên ngưỡng cửa đề lao // Kiêu hùng tóc biếc bay cao // Em tung nón rách // Em gào tự do! (…)”.

Nhưng người tù thiếu nữ ấy vốn là ai? “Sau cánh cửa nhà giam // Nụ cười thơm giấy mực”. Và ước mơ của người tù thiếu nữ ấy, khi đã được tự do: “Ngày mai trên những chuyến đò // Có cô con gái học trò sang sông // Áo bay thơm má em hồng // Cờ vươn cao gọi gió // Thừa Phủ ơi! // Lòng ta hồng biển lửa”.

Phải chăng thơ của Võ Quê vốn là thơ của một người cộng sản trẻ tuổi, nên ít nhiều vẫn có nét khác hẳn so với những nhà thơ trong phong trào. Không những viết về học sinh, sinh viên, anh còn có cái nhìn đặc biệt ưu ái đối với tầng lớp dân nghèo thành thị:

“Còng lưng đạp bánh xe đời // Vòng quay oan nghiệt kiếp người bao năm // Mưa khuya nước mắt rơi thầm // Nghe như tiếng khóc người câm tủi hờn” (Người xích lô thành Huế, Huế – 1970, sđd., tr. 16).

Từ bánh xe xích lô với những vòng quay trên đường phố, anh đã khái quát thành bánh xe đời, vòng quay số phận, vòng lẩn quẩn của giai cấp. Nhìn sâu hơn vào những kiếp nghèo, anh vạch ra: “Cái nghèo trĩu nặng bên lưng // Cái giàu chúng vẫn tranh ăn cái nghèo” để rồi, thúc giục họ đấu tranh:

“Vòng quay da thịt quay theo // Thù dâng máu đỏ vỡ trào lên tim // Đạp cho tan bọn bạo quyền // Vòng quay đổi nhịp đời vươn nụ hồng” (Bài đã dẫn).

Nếu bảo rằng, thơ như thế là thuộc về nghệ thuật tuyên truyền, thì không sai, nhưng không thể chỉ căn cứ vào những vần gieo bị cưỡng, rồi cho là bài thơ ấy còn thô vụng, non nớt. Hơn nữa, ở một bài thơ khác, “Gửi em, cô gái quê nhà” (Huế – 1971, sđd., tr. 21-22), Võ Quê tỏ ra rất khéo léo trong công tác tôn giáo vận của Mặt trận Giải phóng, tại thời điểm tạp chí Đối Diện của hai linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan chứa đựng rất nhiều chất lửa đấu tranh:

“Anh nhớ làm sao ngọn đồi đất đỏ // Vườn chè xanh bom Mỹ xới tan tành // Em đã khóc thương giáo đường nát đổ // Chúa lặng buồn đôi mắt bám rêu xanh // Anh nhớ làm sao đường xưa hai ta // Nay là hào sâu đêm đêm chờ giặc // Tim chúng mình: nhịp trống dồn lồng ngực // Mắt em bồ câu ngời lỗ châu mai // Nhốt nỗi đau thương nén tiếng thở dài // Làm tiếng thét xung phong ngày đồng khởi”.

Cô gái trong thơ được anh gọi là “Người con gái Quảng” với những địa danh thuộc về Quảng Trị, một tỉnh Quảng trong dãi đất ngũ Quảng (Ngãi, Nam, Đức, Trị, Bình). Và chính hai chữ “quê nhà” trong nhan đề bài thơ đã khiến rất nhiều người lầm tưởng Võ Quê chính gốc là Quảng Trị. Thật ra, anh chỉ có những năm tháng học trò trung học dưới mái trường Nguyễn Hoàng ở tỉnh ấy. Dẫu vậy, tự thâm sâu trong tâm khảm anh, quê nhà không chỉ là Thừa Thiên (Quảng Đức) mà còn là Quảng Trị thân thương cật ruột. Quê nhà trong lòng anh còn trải rộng ra hơn thế nữa, với chùm thơ “Hát về những dòng sông” (sđd., tr. 17-20), vang lên các tên sông đầy thương yêu: sông Nhật Lệ, sông Thạch Hãn, sông Bồ, sông Hương…

Mảng thơ Võ Quê viết trong những ngày đấu tranh trên đường phố Huế dưới lớp áo sinh viên đã được anh chọn lại không nhiều, nhưng cũng hé mở cho người đọc thấy được tấm lòng anh hướng đến mọi ngành nghề, tôn giáo, đặc biệt những ai thuộc tầng lớp dân nghèo, từ thành thị đến nông thôn, và không chỉ hạn hẹp trong thành phố Huế. Có một điều thuộc vào những nét khác hẳn với những người làm thơ trong “Phong trào Đô thị Miền Nam” cùng thời, ấy là Võ Quê viết thẳng ra những dòng thơ nói về các đội quân du kích, các đoàn quân Miền Bắc vào Nam, quyết đánh tan chế độ cũ và đế quốc Mỹ, chẳng hạn như trong bài “Em chằm nón lá nuôi quân” (sđd., tr. 30-31): “Em chung thuỷ cùng đường kim múi chỉ // Chung thuỷ nuôi quân quê mình dũng sĩ // (…) // Chiếc nón bài thơ son sắt hiệp đồng // Từ hậu tuyến gởi che trời tiền tuyến”; hay ở bài trước đó, anh viết từ năm 1970, “Vang vang đất nở câu thề”: “Giày đinh một sớm qua làng // (…) Trái tim cách mạng là sao dẫn đường…”; lại càng rõ hơn nữa, khi anh viết về sông Nhật Lệ trong chùm thơ nói trên: “Nguỵ trang rợp lá đường vô // Con đò Mẹ Suốt vượt qua bom thù” (sđd., tr.18). Như thế, hẳn đó là những bài thơ không thể lưu hành hợp pháp và rộng rãi, mà chỉ dưới hình thức in ronéo, không giấy phép. Cũng có thể, bấy giờ, cách mạng đã cho phép anh ra mặt công khai, phất cao ngọn cờ lãnh đạo phong trào? Tôi không rõ. Nhưng không thể không nghĩ rằng, chính những dòng thơ ấy đã đẩy anh vào tù dưới chế độ cũ.

3.2. Thơ lao tù:

Tập “Thơ một thuở xuống đường” của nhà thơ Võ Quê còn có một mảng khá nhiều bài viết về chốn lao tù. Trong đó, nổi tiếng nhất, chắc hẳn là bài “Cho người bạn tù sơ sinh” (7-5-1971, trên đường ra Côn Đảo; sđd., tr. 33-34):

“Bé vào tù ngày chưa được nằm nôi // Như chú chuột con đỏ lòm trong tay mẹ // Ngục tù bắt em sống đời nô lệ // Mẹ dạy em sức mạnh quê hương // Bằng bài ca xé nát những bức tường // Cuốn rào kẽm // Chỉ còn hoa tim tím // Hoa tim tím một khung trời rộng lớn // Bé thơ ơi // Đừng khóc để lòng vui // Vắt cơm tù không đủ mặn bờ môi // Bé ngậm đỡ // Ngày mai ta trả lại // (…) Đêm nay mẹ cất tiếng hò // Vẳng trong lời mẹ con đò đưa quân // (…) Gió lộng trăng thanh em lành giấc ngủ // Đợi ba về mở cửa tự do…”.

Đó là một bài thơ tự do có vận dụng thêm lục bát và thủ pháp điệp ngữ trong điệu hò mái nhì, mái đẩy xứ Huế một cách khá nhuần nhị, nên rất dễ đi vào lòng người, khắc vào trí nhớ bao người bạn tù, trong điều kiện không thể có giấy bút, bản in.

Võ Quê có những câu thơ viết về người nữ sinh rải truyền đơn. Dẫu trong thực tế, đó là công tác rất hiểm nguy, nhưng với anh, khi đã vào tù, sao mà thơ mộng quá đỗi, cứ như một giấc mơ đẹp: “Em nhớ Huế, nhớ con đò Thừa Phủ // Áo lụa ngà trăng trắng nón nghiêng duyên // Em nhẹ nhàng vươn mười ngón tay tiên // Bướm trắng truyền đơn trắng trong phố trắng” (Bài học ngục tù; sđd., tr. 36). Phải chăng, đó cũng là một dạng “nàng tiên dũng sĩ”? Và chúng ta hiểu được rằng, không phải nhà thơ thơ mộng hoá, mà chính thực tại lao tù buộc người tù phải thơ mộng hoá quá khứ cam go, để có thể tồn tại, một khi thực tại tàn khốc thế này đây: “Không viết trọn những trang bài mực tím // Cô nữ sinh thành Huế – sông Hương // Tóc sớm rơi trên mặt đất Côn Sơn // Từng sợi biếc – đời lao tù thiếu thốn // Bụng chẳng no cơm, áo chằm phai mảng lớn // Những trang-bài-thực-tế của quê hương…” (bđd., tr. 35). Hơn thế nữa, để tồn tại được trong ngục tù, còn phải thơ mộng hoá cả tương lai: “Ngày em về thành Huế nở mai vàng // Cả nước chào em cô gái tù Côn Đảo” (bđd., tr.36).

Cũng viết về truyền đơn, nhưng không những khi ở Côn Đảo, mà ngay lúc ở nhà tù Chí Hoà tại Sài Gòn, và chỉ có thể với Võ Quê, thơ mới cho người đọc nhìn thấy được hình ảnh này: “Áo em vá mấy màu hoa // Nhìn xa mảnh vá như là truyền đơn” (Người nữ sinh Huế ở nhà tù Chí Hoà, sđd., tr. 74).

Tiếp nối dòng thơ tù Côn Đảo, vốn không ít tác phẩm của các thế hệ trước, nhưng Võ Quê đã cống hiến được một mảng thơ khá đặc sắc về nơi chốn “địa ngục trần gian” ấy. Chùm thơ tứ tuyệt lục bát mười bài có nhan đề chung, nhưng mỗi bài vẫn có nhan đề riêng; trong đó, có nhan đề là những địa danh tại Côn Đảo: Cầu Tàu, Nghĩa địa Hàng Dương, Sở Củi Bến Đầm“Ma Thiên Lãnh” là một bài tiêu biểu: “Sương giăng lũng thấp chập chùng // Đêm Ma Thiên Lãnh hồn rừng về theo // Xác người xưa đắp chân đèo // Máu tù xưa thắm cờ đào hôm nay” (sđd., tr. 49). Thơ tù Côn Đảo của Võ Quê còn có nhiều bài thể hiện tinh thần đấu tranh đầy dũng khí nhưng khác với lớp nhà nho, anh không có chất khẩu khí, tiếu ngạo mà thơ mộng hoá. Ngẫm cho cùng, khẩu khí, tiếu ngạo hay thơ mộng hoá cũng là cách để chống đỡ với thực tại “địa ngục trần gian” khắc nghiệt. Thơ mộng hoá trong hoàn cảnh lao tù ngặt nghèo, khổ đau ấy ở Võ Quê là một nét đặc sắc. Mặc dù đã dẫn ở đoạn trên, nhưng tôi không thể không trích thêm bài tứ tuyệt lục bát này: “Nhấp nhô lớp lớp mồ xanh // Khói hương là bóng mây lành chiều sa // Chim rừng hót vọng tình nhà // Lời ca chị Sáu mượt mà hàng dương” (sđd., tr. 48). Tôi đoán chắc khi viết bốn dòng thơ ấy, Võ Quê đã nhớ lại hai câu thơ của Phùng Quán về Võ Thị Sáu: “Tóc con giập nát ở đây // Em con mái tóc gió bay đến trường”. Hai câu thơ ấy anh đã sử dụng trong một hoạt cảnh sân khấu thời còn là sinh viên tranh đấu ở Huế.

Cũng trong mảng thơ lao tù, còn có hoạt cảnh thơ “Giọt máu ta một biển hoà bình”. Đó là cuộc đối thoại nẩy lửa của bốn hình tượng nhân vật, chia làm hai tuyến. Đây là một hoạt cảnh dễ thu hút người xem và nghe thơ, mặc dù có dăm bảy dòng e rằng không thật đúng với thực trạng giáo dục ở Miền Nam. Trong sự thật, có thể có nhiều hạn chế, nhưng nền giáo dục Miền Nam không hề gieo rắc mọi loại căm thù, ngoại trừ niềm căm thù giặc ngoại quốc xâm lược như Tàu, Pháp, Nhật…

3.3. Thơ ở vùng giải phóng:

Mảng thơ thứ ba trong “Thơ một thuở xuống đường”, Võ Quê viết khi đã được ra tù sau thời điểm Hiệp định Paris 1973 có hiệu lực.

Dĩ nhiên khi đã được phóng thích khỏi lao tù, trở về với đồng đội, đồng chí, Võ Quê viết được những bài thơ sảng khoái nhất. Hẳn đây là những tháng ngày anh không phải nơm nớp sống trong tâm trạng bất an, luôn luôn cảnh giác, đối phó, như khi đấu tranh trên đường phố Huế hay phải chịu bao cực khổ ở chốn lao tù. Tuy vậy, ngoài những bài như “Mắt Vân Kiều”, “Tiếng đàn em”, ghi nhận hiện thực ở vùng giải phóng, thơ anh viết về Huế vẫn rất da diết, xót xa. Theo tôi, “Huế” (6-6-1973; sđd., tr.60-63) là bài thơ thấm thía nhất của anh trong mảng thơ này.

“Có sinh ra và lớn lên ở Huế // Mới thấy lòng thương Huế biết bao nhiêu // Huế mưa đông Huế nắng hạ sương chiều // Huế khóc Huế cười Huế vui Huế khổ // Huế hiền ngoan Huế căm hờn phẫn nộ // Huế ngàn năm xưa Huế triệu năm sau // Trước hay sau Huế chỉ một tình đầu // Huế chung thuỷ trong mối tình đất nước”

Anh viết về Huế như thế, bởi anh đã xác định trong lòng mình về một Huế của những Huế: “Huế cuả dân lành ấp yêu hẹn ước // Mơ Huế bình yên tiếng hát cung đàn // Hồn ca dao mặn mà nhịp phách tình tang”… Huế, theo mắt nhìn của anh, đó là hình ảnh mẹ tìm con trên đường lên Thừa Phủ, Huế của bác xích lô còng lưng đạp mãi, Huế của những người chị nghèo áo rách quần vá, Huế của những người cha công chức với đồng lương không đủ gạo, Huế của trẻ em sống nhờ những gì bươi móc được từ các đống rác, Huế của người lính chế độ cũ tan hoang nhà cửa và tan nát tâm hồn…

“Huế” là bài thơ khá dài, tuy hơi dàn trải, nhưng không vì thế mà loãng mất nỗi niềm rất đỗi chân thành.

Trong một bài thơ khác viết về Huế, “Huế tuyệt vời cùng Trường Sơn giữ đất” (19-3-1975; sđd., tr. 64-67), nhà thơ Võ Quê cũng có những câu thơ rất ấn tượng vì tính độc sáng: “Phong trào bừng dâng sen hồng nở rộ // Hương sen hiền nâng cánh trắng chim câu // (…) // Huế đứng thẳng trên đôi chân người mẹ // (…) // Mỗi nếp da nhăn đẹp mỗi chiến hào!”…

Huế của nhà thơ Võ Quê khác hẳn với Huế của các nhà văn, nhà thơ khác. Đó cũng là sự thể thường tình. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy tiêng tiếc thế nào đó, khi không thấy anh thể hiện ở một dòng thơ nào như Huế trong tâm cảm của tôi: Huế là thành trì tuy vô hình nhưng vô cùng kiên cố trước sự xâm lăng của văn hoá hạ đẳng Mỹ (phân biệt với văn hoá tinh hoa Mỹ) (3), bởi tự trong thâm sâu mỗi người dân Huế đều có một bản lĩnh sâu dày văn hoá Việt đậm bản sắc Huế.

4. Khép lại tập thơ:

Ba mảng thơ ấy đã làm nên tập “Thơ một thuở xuống đường” của nhà thơ Võ Quê. Và tôi nghĩ, đây mới chính là những gì ấn tượng nhất trong đời thơ của anh. GS. Trần Hữu Tá trong lời giới thiệu cũng đã nhận định: “Cũng như các nhà thơ trẻ khác, thơ của Võ Quê sáng tác 30 năm trước, đôi khi thiếu sự cô đúc, lắng đọng; ngôn ngữ thơ có lúc chưa được chắt lọc, trau chuốt. Thời giờ đâu để anh mài giũa thơ mình? Vả lại, mục đích chính của anh đâu phải là chuyện làm nghệ thuật?”. Ông phân vân trong khẳng định (khẳng định nhưng với một dấu hỏi): Lẽ sống của Võ Quê chủ yếu là đấu tranh cách mạng, mà thơ chỉ là vũ khí hữu hiệu của anh? Dẫu vậy, ông cũng cho rằng đây là tập thơ sáng giá (sđd., tr. 9-10). Riêng tôi, tôi muốn bổ sung cho đầy đủ nhan đề bài viết của tôi về thơ anh: “Võ Quê, nhà thơ không thể bị lãng quên vì mãi mãi vẫn còn sử kí”. Nói cách khác, bao giờ người ta xoá sạch lịch sử giai đoạn 1954-1975 ở Miền Nam, bấy giờ mới có thể không ai còn nhớ đến thơ Võ Quê, vì thơ tranh đấu của anh đã là một bộ phận không thể tách rời khỏi giai đoạn ấy, đặc biệt là từ 1969 đến 1975. Tuy nhiên, không ai, không lực lượng nào có thể làm nổi việc số-không-hoá một giai đoạn lịch sử đau thương, hào hùng và quan trọng đến thế trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử các nước liên quan.

Tôi chợt có một ý tưởng. Đúng hơn, một mơ ước: Các khẩu hiệu nêu cao mục tiêu đấu tranh trước đây, trong thơ Võ Quê và trong “Phong trào Đô thị Miền Nam”, phải trở nên hiện thực. Nhưng quả thật, những mục tiêu đấu tranh và mơ ước ấy, cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều điều bất như ý, thậm chí có chút gì đó như thể đổ vỡ trong tâm hồn. Phải chăng vì thế, nhà thơ Võ Quê hiện vẫn đang là một nhà thơ với những khúc ca từ, những tứ tuyệt về hoa, những bài thơ bông đùa, một hướng là dịu mềm, một hướng khác là phản kháng. Nếu anh thoả hiệp với những gì trong xã hội hiện nay mà thời tuổi trẻ anh đã hết mình đấu tranh, đấu tranh không khoan nhượng, liệu chúng ta còn quý mến anh chăng?

Cuối bài viết, có lẽ không thừa khi tôi muốn nói thêm một điều về anh trong đời sống thật: Nhà thơ Võ Quê là một người cầm bút thuộc lứa tuổi đàn anh luôn đối xử tốt với nhiều người cầm bút trẻ hơn mình, trong đó có bản thân tôi. Điều đó, tôi đã chứng nghiệm trong 36 năm quen thuộc anh, kể từ Ngày Thống nhất (1975).

Trần Xuân An
09:35, ngày 03-3 HB11 (2011)
Viết xong lúc 9:05, cùng ngày; chỉnh sửa: 6:21, 04-03 HB11

_________________

(1) Nxb. Thuận Hoá, 2001, 102 tr., gồm hai mươi chín bài thơ, chùm thơ, một kịch thơ (hoạt cảnh thơ); lời giới thiệu: GS. Trần Hữu Tá; phụ bản: nhiều bức tranh mộc bản của Bửu Chỉ, 5 bản nhạc của Nguyễn Phú Yên, Hải Hà và Trương Thìn; phụ lục: bài viết của Hạnh Phương.

(2) Xin phân biệt với thơ sử. Thơ sử là thơ viết về lịch sử, có bảo chứng bằng tư liệu đã được giám định và bằng khảo luận sử học.

(3) Huế say mê đọc những tiếu thuyết xuất sắc của Ernest Hemmingway nhưng lại phê phán mặt tác hại của phong trào Hippy, tẩy chay tạp chí Playboy…

(4) Xem thêm: Võ Quê, “Lửa đường phố”, hồi kí, Nxb. Thuận Hoá, 2003.

ĐÃ ĐĂNG Ở Tcđttl. TRANNHUONGCOM & Tcđttl. PHONGDIEPNET:
http://trannhuong.com/news_detail/8912/VÕ-QUÊ-NHÀ-THƠ-KHÔNG-THỂ-BỊ-LÃNG-QUÊN
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12579
— Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.:
http://www.nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/vo-que-khong-the-bi-lang-quen.html
— Điểm mạng toàn cầu “Nhà thơ Võ Quê”:
http://voque.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1159:vo-que-nha-th-khong-th-b-lang-quen-trn-xuan-an&catid=16:bao-chi&Itemid=24
http://voque.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1160:mt-s-hinh-nh-vn-ngh-s-sai-gon&catid=27:sinh-hot-vn-ngh-hu&Itemid=50

https://txawriter.wordpress.com/2011/03/03/vo-que…


Trần Xuân An và anh Võ Quê (nhà thơ)
tại 81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM., buổi sáng ngày 20-4 HB11
Nhiếp ảnh: Từ Hoài Tấn

Xem thêm:
CHÙM ẢNH MỘT SỐ VĂN NGHỆ SĨ TP.HCM.
CỦA ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU NHÀ THƠ VÕ QUÊ

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

QUỐC LỄ: NGÀY LỄ LỚN NHẤT TRONG CÁC NGÀY LỄ

Posted by Trần Xuân An trên 11.04.2011

hidden hit counter

QUỐC LỄ

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

 

Ngày mùng 10 tháng 3


năm Tân Mão HB11

 

DÙ AI ĐI NGƯỢC VỀ XUÔI
NHỚ NGÀY GIỖ TỔ MÙNG MƯỜI THÁNG BA

QUỐC LỄ: NGÀY LỄ LỚN NHẤT TRONG CÁC NGÀY LỄ
(LỚN HƠN CẢ NHỮNG NGÀY LỄ LỚN NHẤT CỦA MỌI ĐOÀN THỂ, TÔN GIÁO)

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-1/trangphu1/quocle_hinhanh

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

BÀI CỦA HUỲNH NHƯ PHƯƠNG, NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Posted by Trần Xuân An trên 11.04.2011

hidden hit counter

TRẦN XUÂN AN NGẪU HỨNG ĐỌC THƠ

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG (*)

Mặc dù có thơ đăng báo từ ngày còn chiến tranh, tuổi văn chương của Trần Xuân An có thể tính bằng tuổi hoà bình của đất nước. Năm 19 tuổi, nhìn quê hương đổi thay với một cái nhìn nửa mừng vui, nửa ngơ ngác, Trần Xuân An nói lên lời tự bạch chân thành:

Sinh ra, lớn lên ở thành phố miền Nam
Gia đình tôi chưa có ai đi làm cách mạng
Dầm mình trong quên lãng
Buổi cờ bay, mới biết có nhân dân

(Tôi hiểu tôi đã yêu em…)

Đó có lẽ không phải là lời tự bạch của riêng anh. Đó cũng là lời tự bạch của một lớp người trẻ không mang hành trang nặng nề của quá khứ, không mặc cảm rằng mình là một “thế hệ bỏ đi”, đem tâm tình hiến dâng hoà giải và hoà nhập với cuộc đời mới, dù chưa hình dung thật rõ những gì sẽ chờ đợi tuổi trẻ mình trên con đường trước mặt. Trần Xuân An tiếp tục chương trình đại học, ra trường làm thầy giáo ở một thị trấn vùng cao nguyên, đồng thời viết văn làm thơ và xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong sinh hoạt báo chí và văn nghệ. Đến nay (1) anh đã cho xuất bản bảy tập thơ và bốn tác phẩm văn xuôi, trong đó – gần đây nhất – được dư luận đăc biệt chú ý là bộ truyện lịch sử bốn tập gần ngàn trang “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”. Đó là chưa kể hàng chục sáng tác và công trình biên khảo mà anh đã hoàn thành trong những ngày làm người trí thức hành nghề tự do ở ngoài biên chế hiện nay.

Cuộc sống những tháng năm tuổi trẻ và một thiên hướng trong tư duy đã hình thành trong tác phẩm Trần Xuân An một cảm hứng xã hội rõ nét. Con người trong thơ văn anh có nhiều chiều kích, nhưng nét nổi bật nhất vẫn là sự trăn trở và thao thức trước những biến động lịch sử. Có thể thấy rõ ở đây dấu ấn của một không gian văn hoá miền Trung Trung bộ để lại trong tâm thức của một người làm văn nghệ, tuy đã trôi dạt qua nhiều miền đất, nhưng cái nếp nghĩ và chất giọng quê nhà không hề phai nhạt. Hình như những gì anh đã chứng kiến trong những khúc quanh nghiệt ngã của xã hội đã giúp anh cảm nhận được đầy đủ hơn số phận con người trong những biến thiên lịch sử ngay cả ở những thời điểm mà anh chỉ có thể tiếp xúc gián cách qua những trang tư liệu.

Mạch nghĩ và mạch văn đó vẫn tiếp tục chi phối Trần Xuân An khi anh cầm bút viết phê bình. Đành rằng, như anh nói, đây chỉ là những trang “ngẫu hứng”, nhưng có ngẫu hứng nào thoát ra ngoài quy luật, có ngẫu hứng nào không mang dấu vết của định mệnh? Nội việc anh chỉ chọn chín nhà thơ trong tập này để bình phẩm và ngợi ca cũng là một minh chứng cho cái không gian văn hoá mà anh gắn bó và cái thiên hướng văn chương mà anh theo đuổi. Đó là những nhà thơ mà trước khi thơ họ có một số phận để ta chiêm nghiệm, bản thân số phận họ đã không thể khiến ta thờ ơ. Trần Xuân An không quá nệ vào tính phổ cập của thơ họ, càng không nệ vào chuyện chiếu trên chiếu dưới trong văn chương. Ai cũng hiểu rằng giá trị trong văn chương thường không phải giá trị tự nó, mà là giá trị cho ta, giá trị đối với anh, giá trị qua mắt nhìn của chị, giá trị trong cảm nhận của tôi. Viết phê bình, không hẳn Trần Xuân An không chú ý chuyện hay dở, nhưng đó không phải là điều quan tâm hàng đầu của anh. Điều mà ngòi bút anh ưu tiên nhất khi nói về những nhà thơ anh yêu mến là những ý tưởng mà tác phẩm của họ gợi lên về đời người và người đời, tất nhiên là gợi lên bằng những thủ pháp nghệ thuật. Cho nên nói cho cùng, ngẫu hứng mà không hề là ngẫu nhiên, ngẫu hứng mà không hề là vô cớ!

Tôi đặc biệt đồng cảm với hai bài viết của Trần Xuân An về Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tần Hoài Dạ Vũ tuy không hẳn chia sẻ tất cả ý kiến và nhận định đôi khi chưa thật uyển chuyển của anh. Trước hết là vì, cũng như anh, tác phẩm của hai nhà thơ dấn thân này đã đi vào kỷ niệm một chặng đời của tuổi trẻ tôi. Thứ hai, điều quan trọng hơn, theo cảm nhận của tôi, đây là hai nhà thơ mà cuộc đời và tác phẩm có thể làm chứng một cách trung thực cho sự tìm đường, niềm xác tín nghệ thuật, sự cả tin và thái độ tự vấn của người nghệ sĩ dưới xã hội miền Nam trước đây cũng như, nói chung, trong những biến thiên của đời sống dân tộc mấy thập kỷ qua. Tất nhiên, thơ họ là tâm tình của họ, nhưng nó cũng là một thứ chứng từ của thời đại. Có điều, đòi hỏi thơ phải phản ánh hiện thực một cách chân thực hay nhà thơ phải nhớ lại những địa danh và tuyến đường cụ thể thì có lẽ không phải là một yêu cầu nhất thiết phù hợp với đặc trưng của thể loại.

Trần Xuân An chủ định viết phê bình như một người sáng tác hơn là một nhà khoa học, mặc dù khi cần “nói có sách, mách có chứng”, anh cũng dẫn giải và chú thích cặn kẽ như khi anh nghiên cứu các nhân vật lịch sử. Dõi theo mạch thơ của thi sĩ, anh cũng đồng thời đuổi theo những ý nghĩ miên man của mình về tình yêu, cuộc sống, con người và văn chương. Phê bình văn học của Trần Xuân An, cũng như văn xuôi lịch sử của anh (2), vì sự tràn đầy của nó về mặt nội dung, nên có khi người đọc phải kiên nhẫn để nắm bắt sự mạch lạc nội tại của cả hai dòng mạch đó (3).

Tháng 4 – 2005,
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

______________________

(*) GS.TS. Huỳnh Như Phương (2011, ĐH.KHXH. & NV., TP.HCM.).

(1) Tháng 4-2005.

(2) Xem thêm: Trần Xuân An, “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”, bài “Vài lời thưa trước”, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2005:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/pcdt-nguyen-van-tuong/p1/tep-1
Trần Xuân An, “Ngẫu hứng đọc thơ”, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2005:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/ngau-hung-doc-tho

(3) Ở một bản khác, anh Huỳnh Như Phương viết rõ ý hơn, nguyên văn như sau:
“Trần Xuân An chủ định viết phê bình như một người sáng tác hơn là một nhà khoa hoc, mặc dù khi cần “nói có sách, mách có chứng”, anh cũng dẫn giải và chú thích cặn kẽ như khi anh nghiên cứu các nhân vật lịch sử. Dõi theo mạch thơ của thi sĩ, anh cũng đồng thời đuổi theo những ý nghĩ miên man của mình về tình yêu, cuộc sống, con người và văn chương. Hai dòng mạch đó hoà quyện chặt chẽ với nhau và có khi người đọc phải thật kiên nhẫn để nắm bắt sự mạch lạc nội tại của cả hai. Phê bình văn học của Trần Xuân An, cũng như văn xuôi lịch sử của anh, vì sự tràn đầy của nó về mặt nội dung và sự rậm rạp về mặt hình thức, không phải là những tác phẩm dễ đọc.
Đó chủ yếu không phải là tác phẩm để người ta thưởng ngoạn mà là để người ta chinh phục”.

Theo thiển ý, có lẽ anh Huỳnh Như Phương muốn thực hiện thao tác chiết tách hai dòng mạch ấy, để phân biệt, đâu là dòng mạch ý tưởng Trần Xuân An, đâu là dòng mạch ý tưởng của các tác giả mà Trần Xuân An bình và luận (trong “Ngẫu hứng đọc thơ”) hay đâu là “Đại Nam thực lục” và các sử liệu khác (trong “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”).

(Chú thích [*], [1], [2] & [3] của WebTXA.).

TRẦN XUÂN AN XUẤT BẢN THƠ SỬ

NXB. Thanh Niên vừa cho ra mắt công chúng tập “Thơ sử và những bài thơ khác” của Trần Xuân An, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh – tác giả đã từng ghé đến Phú Yên từ những năm còn là cây bút trẻ. Sách dày gần 100 trang, khổ 14, 5 x 20, 5 cm, trình bày trang trọng. “Thơ sử và những bài thơ khác” giới thiệu gần 40 sáng tác, được chia làm 5 phần, trong đó có phần thơ sử, và đề tài về Phú Yên có 10 tác phẩm, gồm: Hình dung khi đến Phú Yên; Kính nghĩ về Lê Thành Phương (1825-1887), nghĩa tướng Cần vương; Gành Đá Đĩa; Bài toán đố về trung thu; Cuộc khởi binh nâu sồng 1898-1900; Tuỳ bút ở Phú Yên; Từ Sông Cầu, ngắm Phú Yên như tranh sơn thuỷ; Ở Gành Đá, Huế bỗng dưng Tuy Hoà; Tiền Chiến và Đồng Cam; Trong âm hưởng sử Phú Yên, nhớ tên trường cũ Trần Cao Vân ở Tam Kỳ … Ngoài thơ sử và những bài thơ khác, trong tập này tác giả còn dành hàng chục trang chú thích và luận giải những tồn nghi trong loạt thơ sử của mình. Đây là tập thơ thứ 11 của nhà thơ Trần Xuân An.

Nguyễn Tường Văn (*)

(đăng trên Báo Phú Yên, số 1286 (3089), ngày 24-02-2011, tr. 7) (**)

______________________

(*) Anh Nguyễn Tường Văn là nhà thơ, công tác tại Đài Phát thanh Phú Yên.

(**) Tôi có nhận được tờ báo do nhà thơ Nguyễn Tường Văn gửi tặng với nét thủ bút sửa chữa của anh. Theo nhà thơ Nguyễn Tường Văn, bản đăng trên báo Phú Yên có một hai lỗi kĩ thuật. Đây là bản chính thức, qua điện thoại. Xin trân trọng ghi nhớ.

>>>>> Xem thêm >>>>>>

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

Phát hành sách xuất bản THƠ NHỮNG MÙA HƯƠNG

Posted by Trần Xuân An trên 06.04.2011

hidden hit counter

TẬP THƠ “THƠ NHỮNG MÙA HƯƠNG” ĐÃ XUẤT XƯỞNG

Ảnh bìa lớn hơn

CHÚT ƯỚC AO GIẢI PHÓNG
CHO NGƯỜI LÀM THƠ YÊU ĐƯƠNG
(như một lời tự bạch về tập thơ “Thơ những mùa hương” [*],
Nxb. Thanh Niên, 3-2011)

Trần Xuân An

Từ xưa đến nay, người đọc thường đồng nhất con người trong đời thực với cái tôi trữ tình trong thơ, đặc biệt là thơ về đề tài tình yêu đôi lứa. Ngay cả các nhà thẩm bình thơ ca lão luyện, tinh tế cũng trượt theo lối mòn của tư duy không đúng ấy, mặc dù họ nhận thức rất rõ lối mòn đó là không hẳn đúng, mà chỉ đúng phần nào, và nếu chỉ đúng phần nào thôi, là có nghĩa tỉ lệ phần sai quá lớn.

(Xin đón đọc tiếp)

BÀI VIẾT ĐANG ĐƯỢC GỬI ĐĂNG TRÊN BÁO CHÍ (ĐIỆN TỬ … )

Trong bản này, tôi có bổ sung thêm vài câu chữ cho rõ ý hơn, nhưng nội dung vẫn không khác với bản đã gửi đăng.
TXA.
Xem bản có tô màu các câu chữ bổ sung

CHÚT ƯỚC AO GIẢI PHÓNG
CHO NGƯỜI LÀM THƠ YÊU ĐƯƠNG

(như một lời tự bạch về tập thơ “Thơ những mùa hương” [*],
Nxb. Thanh Niên, 3-2011)

Trần Xuân An

Từ xưa đến nay, người đọc thường đồng nhất tuyệt đối con người trong đời thực của nhà thơ với cái tôi trữ tình trong thơ, đặc biệt là thơ về đề tài tình yêu đôi lứa. Ngay cả các nhà thẩm bình thơ ca lão luyện, tinh tế cũng trượt theo lối mòn của tư duy không đúng ấy, mặc dù họ nhận thức rất rõ lối mòn đó là không hẳn đúng, mà chỉ đúng phần nào, và nếu chỉ đúng phần nào thôi, là có nghĩa tỉ lệ phần sai quá lớn.

Thực chất, các nhà thơ làm thơ yêu đương (gọi theo danh từ quy ước là thơ tình) cũng huy động vốn sống về các mối tình chính bản thân họ trải nghiệm, có điều, họ luôn luôn tưởng tượng sáng tạo thêm, để mỗi bài thơ đều trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Quá trình huy động vốn sống trực tiếp, vốn sống đích thân ấy cũng có sự cộng hưởng của vốn sống gián tiếp từ vô vàn xuất xứ (bạn bè, người thân, sách vở, phim ảnh…) và sáng tạo của nhà thơ chân chính vẫn là hoàn toàn độc sáng, chứ không phải vay mượn, lặp lại của người khác, nguồn khác. Do đó, những bài thơ ấy thường là khác xa, vượt cao, có chiều sâu hơn sự thật trong đời sống thật, xét ở tình huống trữ tình, ở chủ thể trữ tình (cái tôi trữ tình) và cả ở đối tượng trữ tình (nàng thơ, nàng hương hay chàng thơ, chàng trượng phu – người tình của nam hay nữ thi sĩ)… Nói rõ hơn, đó là sự thật (hiện thực) đã được chưng cất, lắng lại, tinh lọc và nâng cao.

Dĩ nhiên, quá trình sáng tác một tác phẩm, như đã phân tích, là một quá trình hoạt động tinh thần, tương tự như bao hoạt động tinh thần khác, nhưng đặc biệt là sự tổng hòa lí trí – tình cảm, cảm xúc, lại tùy thuộc vào mức độ thành thạo, thuần thục nghề nghiệp (tay nghề): một phần diễn ra theo cơ chế tự động (hoạt động tự nhiên, đắc thủ của bộ não), một phần do nỗ lực của ý thức, có ý thức kiểm soát (lao tâm khổ tứ), trong tâm trí người sáng tác, một cách tiệm tiến, cũng có khi xuất thần (nói theo từ ngữ nhà Phật là “tiệm tu”, “đốn ngộ”).

Nếu nhà thơ tình chuyên nghiệp (nói theo cách nói hiện nay) vốn chỉ có một vài mối tình trong đời thực, nhưng lại viết hàng trăm, hàng ngàn bài thơ tình với nhiều tình huống thơ, nàng thơ (hay chàng thơ) khác nhau, và các tứ thơ đều không giống nhau, thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên, một khi công chúng thưởng ngoạn thấu hiểu được bản chất lao động sáng tạo thơ ca nói chung, và đặc biệt về lĩnh vực lao động sáng tạo thơ tình nói riêng.

Thơ trữ tình, trong đó có thơ yêu đương, cũng mang bản chất chung của văn học – nghệ thuật như ca khúc, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, phim truyện…

Nói vắn tắt, thơ yêu đương cũng là một trong những lĩnh vực thuộc loại hình nghệ thuật hư cấu (fiction) (1), mặc dù có thể có một tỉ lệ nào đó là xuất phát từ vốn sống thực của tác giả (chuyện tình có thật giữa tác giả nam [hay nữ] với cô gái [hay chàng trai] có thật nào đó).

Cũng cần phải thấu hiểu, cảm thông thêm rằng, dẫu thực chất của lao động sáng tạo là như vậy, nhưng cái tôi trữ tình và nàng thơ, nàng hương (chàng thơ, chàng trượng phu) trong thơ yêu đương cũng phản ánh con-người-bên-trong, kể cả những lúc tự trào, tự buông thả cảm xúc, của từng nhà thơ và đối tượng là con-người-như-mơ-ước hay ít ra là con-người-khả-dĩ-rung-cảm-được dưới ánh sáng thẩm mĩ riêng, với cá tính sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Tất nhiên, thơ tình có khi cũng chịu những hạn chế, những ảnh hưởng do từng hoàn cảnh lịch sử đề cao (những kiểu mẫu người trung tâm, có khi là thời thượng…).

Đối với người phê bình thơ, khi viết, có lẽ nên cho in nghiêng những đại từ chỉ chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình, như tôi – nàng, anh – em, ta – mình, để khỏi đồng nhất con người thật của nhà thơ, người yêu thật của nhà thơ với hình tượng trong thơ. Trong giảng dạy thơ, có lẽ nên nói rõ và đủ: hình tượng chàng trai (hình tượng anh, hình tượng xưng tôi…), hình tượng cô gái (hình tượng em, hình tượng xưng em…) (2).

Tất nhiên, nói chung, câu nói thuộc loại chân lí “bút pháp, ấy là người” (le style, c’est l’homme) vẫn không hề sai. Từ khi khái niệm “bút pháp” được thay bằng phong cách (cũng là “le style”), gồm cả mọi yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, chứ không chỉ là hình thức nghệ thuật, mệnh đề ấy lại càng tiến gần đến chỗ hoàn hảo.

Về phía người đọc, họ cũng không cần biết tác giả đã yêu ai để viết nên bài thơ này hay bài thơ kia. Vấn đề là bài thơ ấy có nói lên nỗi lòng yêu đương của họ hay không, có đúng như tình yêu đương của riêng họ không, có giúp cho trái tim yêu đương của họ thăng hoa (yêu sâu hơn, yêu đẹp hơn, yêu trong sáng hơn) hay không, có giúp họ khám phá ra thế giới tâm lí của những người yêu nhau ở mức độ tinh tế hơn hay không… Cũng như yêu hoa, ngắm hoa trên bàn viết, trong quán cà phê, nào ai cần biết hoa ấy được trồng ở đâu, bón tưới bằng gì. Dĩ nhiên, đó phải là hoa thật chứ không phải hoa giả! Và cũng nhờ đó, các nhà thơ tình cũng không mang mặc cảm lố bịch là đã phô bày tâm tình yêu đương riêng tư ra giữa đời.

Về khía cạnh này, Chế Lan Viên có viết bốn câu thơ:

“Tôi muốn biết cơn nắng cơn mưa năm Nguyễn viết Kiều
Và lúc ấy Nguyễn yêu ai mà khổ vậy
Văn học sử là tìm hiểu cả màu tóc hoa râm kia đấy
Cho lòng có cớ để thêm yêu”.

Tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ và chính xác như yêu cầu của Chế Lan Viên là hoàn toàn cần thiết, không những đối với nhà văn học sử mà cả với nhà tâm lí học sáng tạo văn chương. Tất nhiên họ phải tính đến độ khúc xạ ở chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, sau khi qua lăng kính lí tưởng thẩm mĩ của nhả thơ; và nghiên cứu vô vàn khía cạnh khác nữa, rất cần thiết cho các ngành khoa học về văn chương, tâm lí học… Nhưng những việc phô bày về “tôi”, về “nàng” với những chi tiết thực (tên tuổi, nhân thân; nơi chốn họ gặp gỡ…) thật ra không cần thiết đối với công chúng độc giả, mà có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu, thậm chí phản cảm, chứ không riêng nhà thơ, người yêu của nhà thơ cảm thấy lố bịch. Thơ ca khi được viết và khi đi ra giữa đời là đã thành hình tượng văn chương.

Vì thế, chính Chế Lan Viên cũng viết:

“Bài thơ thu, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa”
.

Nhà thơ chỉ viết những nét nào đó để khơi gợi cả đất trời mùa thu, và cái tôi của nhà thơ cũng chính là ngoại cảnh mùa thu vang vọng vào. Sát hợp hơn, Victor Hugo cũng đã từng nói, đại để: Tôi viết về tôi, nhưng đừng tưởng tôi (tác giả) không phải là anh (người đọc muôn thời). Thiên chức thi sĩ đối với xã hội là ở đó.

Tuy nhiên, nếu bài viết dừng lại ở đây, hẳn mọi người đều cảm thấy lương tâm của mỗi chúng ta đều không thể yên ổn. Quả vậy, không thể yên ổn lương tâm vì sự phiến diện trong việc lí giải vấn đề. Đối với các nhà thơ, cũng như tất cả các nhà cầm bút văn học – nghệ thuật nói chung, ai cũng đã từng trải qua cảm giác và ý thức bất khả của ngọn bút trên tay mình, trước trang giấy trắng, khi muốn phản ánh lại những con người, những mảng hiện thực vô cùng cao đẹp, cao đẹp một cách hồn nhiên, hồn nhiên vì phẩm chất cao đẹp đó đã tự nhiên nhi nhiên trong những con người ấy, đã kết tinh một cách tuyệt vời ở những mảng hiện thực ấy. Ở trường hợp này, rõ ràng tài năng của nhà thơ không đủ sức để phản ánh con người, hiện thực cao đẹp mặc dù tự thâm tâm khôn nguôi ngưỡng mộ. Trong lịch sử, trong cõi đời hằng ngày đã và đang diễn ra, đã từng có nhiều anh hùng, danh nhân, chiến sĩ, nhiều người cha, người mẹ, người chị, người em, nhiều người thầy, người bạn cao đẹp, thì dĩ nhiên cũng có nhiều nàng thơ, chàng thơ cao đẹp, mà những bài thơ tuyệt vời nhất viết về họ chỉ là những dòng chữ vụng về, nông cạn, không ghi nhận và thể hiện nổi. Nói rõ hơn, những bài thơ hay nhất, được mọi người đánh giá cao nhất vẫn không xứng đáng với những con người cao đẹp, những mảng hiện thực cao đẹp nào đó. Đối với người đọc cũng thế. Nói chung, công chúng độc giả không cần và không thích làm công việc của nhà văn học sử hay nhà tâm lí học sáng tạo văn chương, nhưng cũng có một vài người đọc yêu quý một nhà thơ nào đó với toàn bộ tác phẩm của nhà thơ ấy đến mức tự xây dựng bảo tàng để sưu tập, trưng bày tất cả những gì liên quan đến tác giả – tác phẩm mà họ ngưỡng mộ, bất chấp tâm lí chung của đại đa số công chúng độc giả đương thời cũng như muôn thuở vốn chỉ và chỉ yêu thích hình tượng văn chương, bất chấp tâm lí ngượng ngùng, khiêm tốn của nhà thơ.

Nhưng dẫu sao, trọng tâm của bài viết này vẫn là vấn đề hư cấu trong việc sáng tác thơ ca và thơ ca khi được viết, khi đi ra giữa đời là đã thành hình tượng văn chương.

Riêng tôi, người viết bài tự bạch này, xin gửi đến người đọc hai bài thơ thưa ngỏ, cũng theo tinh thần ấy:

THƠ NGỎ

run lên trước tiếng hát tuyệt vời
hoàng hôn yêu thương
thơ ca hồng hào hừng đông
rựng sáng
thoang thoảng hương
cùng những hương
thơ ca bổi hổi rồi buồn

hương cành lan nâu ơi
em vẫn hương bảng lảng
hương mưa hương sen hương trăng
và đắng
hương lan mùa thu
hương tuyết, và suông!
và vời vợi hương ngôi nhà xóm vắng
và phảng phất thôi
hương đào ánh sương

xưa sau trong tôi
trái tim đắm say cõi đời trĩu nặng
cũng thoang thoảng hương quả chín bâng quơ
mãi chưa phai mưa nhạt nắng
dâng đời, thơ hát tặng!
sá gì niềm riêng ngu ngơ!
sao một tôi lẻ loi lẳng lặng
nhặt lại những mùa hương
xa khuất tự bao giờ!

TXA.

THƯA NGỎ VỀ MÙA HƯƠNG THƠ CŨ

– Xin hỏi, ở tuổi mười bảy, sao lại có những nỗi niềm già dặn, bi trầm với cảm giác rã mục đến thế, trong chùm thơ này?
– Thưa, do cảm quan, năng lực suy tư vừa bẩm sinh, vừa được hình thành bởi hoàn cảnh, bởi nghị lực, Chế Lan Viên còn phát hiện và hấp thu được từ hiện thực sự già dặn, bi trầm và rã mục hơn thế nữa.

1
tuổi mười bảy, mộng tưởng thời xanh non
thơ tôi như con ốc mượn hồn đời,
tôi làm thơ yêu đương cho người lớn
đâu chỉ là sóng gợn
biển biếc sao mai cũng dễ sớm bạc đầu!

bao câu chữ bụi thời gian vùi cũ
giấy trắng úa vàng, mực biếc nguyên màu!
chưa nửa cuối tuổi bốn mươi, ngoảnh lại
lốc xoáy niềm xưa – vực xoáy trời sâu

2
nhập thân với tấm lòng và chút tình đau
vỏ ốc như hộp đàn, riêng một giọng thơ, tôi khẽ hát
ý thơ và tứ thơ, loé sáng âm giai trên nhàm nhạt?
thơ tôi tưởng tượng bao nỗi tình si giữa đời

hồn rồi cũ trơ? cũng cũ trơ vỏ ốc?
tôi thay dăm chữ thơ tôi, tôi phóng thả biển trời
bản thảo cũ đôi khi mở đọc
vỏ ốc cũng y vậy thôi, hồn cũng nguyên vậy thôi

(đâu đến nỗi như dịch lại hồn Nguyễn Trãi
bằng chất trong veo ngôn từ Việt bây giờ
và dẫu chỉ thay những chữ chết rồi, Người sống lại
năm trăm năm, nguyên nỗi thật niềm mơ)

3
sắc đỏ trái tim xưa sau mới mãi
mùa hương thơ cũ ấy – con ốc mượn hồn đời –
tuổi hoài mười bảy
vẫn nỗi đời xoáy lốc không ngờ
dẫu bụi thời gian cuộn xoáy.

TXA.

Trần Xuân An
TP.HCM., 07-04 HB11 (2011)

______________

[*] “Thơ những mùa hương” là tập thơ thứ 9 trong 11 tập thơ (kể cả một tập thơ tự tuyển theo đề tài về Mẹ) của Trần Xuân An (hội viên HNV.TP.HCM.), vừa do Nxb. Thanh Niên ấn hành vào cuối tháng 3, 2011. Tập thơ dày 96 trang (14, 5 x 20, 5 cm), gồm 40 bài thơ (phần lớn là thơ yêu đương) và 2 bài thơ thưa ngỏ. Ngoài ra, còn có phần phụ lục “Những kỉ niệm văn nghệ” gồm những bài viết của các nhà văn, nhà thơ về thơ Trần Xuân An, một bài phỏng vấn tác giả về tình hình thơ hiện nay; và phần phụ lục “Trân trọng ghi nhớ”, liệt kê các bài viết của các nhà văn, nhà báo về các tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi, khảo cứu, phê bình của tác giả…


BÀI ĐÃ ĐĂNG:
http://trannhuong.com/news_detail/8764/CHÚT-ƯỚC-AO-GIẢI-PHÓNG-CHO-NGƯỜI-LÀM-THƠ-YÊU-ĐƯƠNG
http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12499
http://www.nhavantphcm.com.vn/tho-nhung-mua-huong-tran-xuan-an.html
http://www.nhavantphcm.com.vn/the-gioi-sach/tho-nhung-mua-huong-tran-xuan-an.html

(1) Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, xin vui lòng lưu ý:
Hư cấu
Về thuật ngữ lí luận văn học này, xin vui lòng xem các sách hoặc từ điển chuyên ngành, chẳng hạn như: “Từ điển văn học”, Nxb. KHXH., 1983, tr. 331-332; cũng có thể tham khảo trên Wikipedia.

Dưới đây là nguyên văn từ “Từ điển bách khoa Việt Nam” (điểm mạng toàn cầu):

“HƯ CẤU:
phương thức xây dựng hình tượng điển hình qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới, như sự kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của nhà văn. HC là yếu tố không thể thiếu của sáng tác văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không sao chép nguyên cuộc sống. Từ những tài liệu rút ra từ thực tại xã hội, nhà văn nhào nặn, cải tạo, tổ chức lại, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật tập trung hơn, rõ nét hơn, sinh động hơn theo chủ đề mà nhà văn xác định cho tác phẩm. Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, AQ trong “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn, Chí Phèo trong “Chí Phèo” của Nam Cao… là những nhân vật HC có giá trị. Trong HC, nhà văn có thể sử dụng nghệ thuật cường điệu, khoa trương, thậm chí tưởng tượng, cả những ảo ảnh, như hồn Đạm Tiên trong “Truyện Kiều”, hồn vua cha trong “Hamlet” của Sêchxpia U. (W. Shakespeare). Những viễn tưởng, tức những hình ảnh dự đoán tương lai theo tưởng tượng của nhà văn, cũng là kết quả của HC. Sáng tạo nghệ thuật gắn liền với HC nhưng giá trị của những hình tượng HC trong tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chủ đề, tính tư tưởng và tài năng khái quát nghệ thuật của nhà văn”.

Có lẽ cần phải xem thêm một đoạn từ “Từ điển văn học” (mục từ do Nguyễn Xuân Nam viết, sđd.):

“Giá trị của hình tượng hư cấu tùy thuộc ở vốn hiểu biết, trình độ nhận thức cuộc sống, lí tưởng thẩm mĩ, và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Những hình tượng do trí tưởng tượng tùy tiện, kết hợp những yếu tố ngẫu nhiên sáng tạo nên, không nói lên được quy luật của cuộc sống, thì không có giá trị nghệ thuật. Tùy theo thể loại văn học, tùy theo phương pháp sáng tác khác nhau, quá trình hư cấu diễn ra khác nhau và mang những sắc thái khác nhau”.

(2) Xem: mục từ “nhân vật” (Phương Lựu viết), Từ điển văn học, tập 2, Nxb. KHXH., 1984, tr. 109-111; hai mục từ “hình tượng nghệ thuật”, “nhân vật trữ tình” (Lại Nguyên Ân viết), Từ điển văn học, bộ mới, Nxb. Thế Giới, 2004, tr. 594-595, 1254: “Thông thường người ta cho rằng quan hệ giữa nhân thân xã hội của nhà thơ (một cá nhân có tiểu sử xác định) với nhân vật trữ tình của anh ta cũng giống như nguyên mẫu trong đời thực với điển hình nghệ thuật: các sự kiện mang tính kinh nghiệm được tái tạo và khái quát hóa về mặt thẩm mĩ, giống như việc sáng tạo ra tính cách văn học. Đó là cái “tôi” được sáng tạo ra. Đồng thời đi kèm với hình tượng tác giả như trên, một sự chân thực đặc biệt trong thổ lộ trữ tình, quan sát bản thân, và sự tự bạch phải chiếm ưu thế so với sự hư cấu; nghĩa là cảm giác trực tiếp của người đọc không lầm khi tin nhân vật trữ tình như một con người có thực” (trích sđd.). Dĩ nhiên cần phân biệt nội dung trữ tình của chủ thể trữ tình (thổ lộ trữ tình, quan sát bản thân, và sự tự bạch) với tình huống trữ tình, đối tượng trữ tình, trong thơ yêu đương. Về chủ thể trữ tình, cần có một cái nhìn tinh tế, biện chứng, không thể máy móc. Cho dù nhân vật trữ tình được gọi là “cái tôi được sáng tạo ra” trong từng bài thơ cụ thể hay nhân vật trữ tình xuyên suốt toàn bộ tác phẩm thơ ca của tác giả được gọi là “hình tượng nhà thơ – hình tượng tác giả” thì đều phản ánh con-người-bên-trong, con-người-bản-chất của nhà thơ với lí tưởng thẩm mĩ (bao hàm tất cả các khía cạnh tư tưởng, thái độ sống…) nhất định, vừa nhất quán vừa chuyển biến theo từng giai đoạn trưởng thành, lịch sử – cụ thể. Tình huống trữ tình, đối tượng trữ tình trong loại thơ này có khi chỉ là hư cấu (hư cấu nhưng rất chân thành), thể hiện khát vọng yêu đương, mơ ước yêu đương, mộng tưởng yêu đương mà thôi — mộng được thể hiện như thật, có thể so sánh đại loại như nội dung hiện thực tâm lí, phần lõi trong Bích Câu kì ngộ chẳng hạn (không liên can gì đến khía cạnh nguyên tác và bản dịch) — TXA..

——————————————————————

PHÁT HÀNH

Sau khi nộp lưu chiểu, trong vài ngày qua, ẩn bản tập thơ cũng đã được kính tặng Văn phòng Liên hiệp các hội VHNT. TP.HCM., Hội Nhà văn TP.HCM., Thư viện KHTH.TP.HCM., các tòa soạn báo chí như Sài Gòn Giải phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao động, Văn nghệ TP.HCM. … và một số anh chị em, bạn bè cầm bút tại TP.HCM.

Cập nhật ngày 23-04 HB11 (2011):

Ấn bản “Thơ những mùa hương” trong những ngày qua, từ ngày 4-4 HB11 (2011) đến hôm nay, cũng đã được gửi kính tặng:

1) Hội Nhà văn Việt Nam và Tttđt. thuộc Hội
2) Tuần báo Văn Nghệ (HNV.VN.)
3) Tạp chí Thơ (HNV.VN.)
4) Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế và Tạp chí Sông Hương
5) Liên hiệp các Hội VH.-NT. Thừa Thiên – Huế
6) Hội Văn Nghệ Quảng Trị & Tạp chí Cừa Việt
7) Báo Quảng Trị
8 ) Tạp chí điện tử Sông Cửu Long
9) Hội Văn nghệ Bến Tre
10) Hội Văn nghệ Lâm Đồng và Tạp chí Lang Bian
11) Một số thư viện…
12) Hai tạp chí điện tử tự lập TranNhuongCom & PhongDiepNet
13) Các nhà cầm bút, cầm phấn quen biết ở các tỉnh thành
14) Bạn bè thuộc nhiều ngành nghề khác nhau ở khắp nơi…

HIỆN NAY,
trong khi tác giả chưa liên hệ với nhà sách nào để phát hành,
QUÝ NGƯỜI ĐỌC MUỐN CÓ ẤN BẢN, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI TÁC GIẢ QUA ĐIỆN THƯ, ĐIỆN THOẠI & THƯ TỪ QUA BƯU ĐIỆN.
Địa chỉ nhà sách phát hành, sẽ được cập nhật sau.

________________________________

TIN BỔ SUNG VỀ PHÁT HÀNH
TẬP THƠ “THƠ NHỮNG MÙA HƯƠNG”

Quý người đọc có thể đến mua tập thơ “Thơ những mùa hương” của Trần Xuân An tại nhà sách của Chi nhánh NXB. Thanh Niên (trụ sở mới):

27B Nguyễn Đình Chiểu,
Quận 1, TP.HCM.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | 2 Comments »