Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Năm, 2021

XONG

Posted by Trần Xuân An trên 30.05.2021

hidden hit counter

        
.
XONG
Trần Xuân An

khép cửa bao lần, không khép được
hoá ra sách nổi bão trong phòng
“Tụng Tây hồ”? “Chiến ‘Tụng’”? Hoà giải *
Bến Hải ngược sông Gianh, đã xong

Phạm Thái chửi Quang Trung “nguỵ tặc”
“nguỵ Tây Sơn”, sử Nguyễn nghìn dòng
“nguỵ thư”, Cao Bá Liên, lưu sử *
“nguỵ”, “phản động” nay, mạng vạn còng

(bù đắp “Mùa hè… sông” Bến Hải *
mười tư đầu sách còn long đong
thấy thương “Sơ kính tân trang” cũ *
tình, uất Đàng Trong, bút áo sồng)

hai trận sóng thần Xanh, Đỏ quét
nối Gianh, Bến Hải, máu sôi sông
dựng đê, khoá chốt, đều toang, ngập
thuyền sách neo sân đình, cửa không

kẻ Bắc, người Nam, văn “Chiến ‘Tụng’”
”Tụng Tây hồ”, một bến chia dòng
nối tay đa dạng, cầu chân thật
phòng sách neo thuyền sợi chỉ hồng

lịch sử cứ trôi, cày xới sóng
“nguỵ Tây Sơn” nội lực nên công
“nguỵ” Cao và Phạm thơ hoài sáng *
Gia Long truyền chuộc oán Gia Long

hiểu rộng cho đời thêm thoáng đãng
thời nào mắt tối, rối bòng bong
thôi xây nhà đá, tự soi sửa
chỉ trích, cảm ơn, dù xé lòng

đã nắm chính quyền đừng độc bút
nhà văn có kẻ bút như chông
lập trường thử đổi cho hoà giải
hiểu Bến Hải, thêm chút sáng trong

rốt lại, “Tụng Tây”, “Chiến ‘Tụng’” mới:
đỏ nền, liềm búa, sao vàng ròng
cờ Liên Xô đặt trên đầu Bác
Bến Hải làm sao mây trắng bông!

chín đoá đỏ vàng lam, sọ nở *
Gianh trong Bến Hải đánh Trung – Phnom *
Chiến tranh Lạnh — Nội chiến Vàng – Đỏ
tượng Bác, phông hào quang Trống Đồng.

T.X.A.
08:11-09:40, 30-05-2021
(từ 31-05-2021, giãn-cách-xã-hội TP.HCM. lần 2)
……………….

(*) Nguyễn Huy Lượng (1750-1808) và Phạm Thái (1777-1813, tác giả “Chiến ‘Tụng Tây hồ phú’” và “Sơ kính tân trang”). ~ Cao Bá Liên (con Cao Bá Đạt) thuộc dòng họ thi sĩ Cao Bá Quát, “Đại Nam thực lục” kỉ Tự Đức, tập XXXV, Nxb. KHXH., 1976, tr.173 ghi: truyền bá “nguỵ thư”. ~ “Mùa hè bên sông”, tiểu thuyết của Trần Xuân An (in vi tính, bản 1997 và bản đã chỉnh sửa lần cuối, 2003). ~ Cao và Phạm: Cao Bá Quát và Phạm Thái. ~ Tranh Trần Xuân An về chín đoá chiến công 1945-1989/1991. ~ Từ nối liền sông Gianh đến nối liền sông Bến Hải: Khoảng hai trăm năm, tính từ phong trào Tây Sơn khởi phát, 1771, đến Thống nhất 30-04-1975. ~ Trung – Phnom: Trung Nam Hải – Phnom Penh (Nông Pênh). ~ CŨNG XIN KHẲNG ĐỊNH SÁCH CỦA TRẦN XUÂN AN KHÔNG PHẢI LÀ NGUỴ THƯ, MÀ LÀ SÁCH HOÀ GIẢI DÂN TỘC. MONG ĐƯỢC PHỔ BIẾN VÀ LƯU TRỮ. TRÂN TRỌNG VÀ CẢM ƠN.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2905526576387941/


.

.

.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

RẰM PHẬT ĐẢN NĂM NAY, NHỚ VẦNG TRĂNG DUY NGÃ ĐỘC TÔN

Posted by Trần Xuân An trên 29.05.2021

hidden hit counter

        
.
RẰM PHẬT ĐẢN NĂM NAY,
NHỚ VẦNG TRĂNG DUY NGÃ ĐỘC TÔN
Trần Xuân An

.

.
rằm Đản sinh, nguyệt thực, siêu trăng đỏ
ngón tay chỉ, cà phê đen, sen hồng
uống bóng tối, nhìn theo tay Ngài chỉ
sen gương trăng: Cái Ngã trăng sáng trong

lời của trăng, đứa trẻ sơ sinh nói
mới lọt lòng, Ngài đã thành đạo đâu
lời huyền thuyết, thấy trăng đen thơm ngát
chuyển trăng đỏ, Ngã vô ngã cao sâu

thành đạo rồi, Ngài khuyên nhìn trăng sáng
ngón tay chỉ của Ngài không phải trăng
trăng là Ngã, cái tôi không ai cả
tứ điệu đế, chân lí ánh Đạo vàng *

mọi cái tôi trên đời đều độc nhất
xấu hay tốt, tôi cũng quý trọng tôi
dẫu đều biết, tu sáng rồi dần tắt *
có rồi không, nhưng từng có một người

giữa thế tục, suốt một đời nghĩ ngợi
tách nguyệt thực, đắng ngát – cà phê đời
bông sen đỏ nở trên bùn đen tối
vàng gương sen soi tôi không vì tôi

Phật đản sinh, nói lời trăng ẩn dụ
đừng chấp ngã, đừng duy ngã độc tôn
trăng đen bùn, sen trăng đỏ, vàng đạo
tay Phật chỉ, đừng nhìn. Nhìn trăng tròn

và nhìn đất, một ngón tay khác chỉ
chân lí đất: tứ diệu đế trần gian
trăng hay đất cũng là chân lí ấy
hai tay Ngài không chỉ vào bản thân

lời Thành đạo chiếu soi lời Phật đản
lời sơ sinh dù chỉ truyền thuyết thôi
nhiều pháp thoại, sách báo, sùng bái lệch
trích thiếu lời Phật đản, hiểu lạc rồi *

nếu duy ngã độc tôn, thì chấp ngã
chìm đắm trong cái khổ vì cái tôi
ngã vô ngã, không ai là chân lí
tứ diệu đế, chân lí đất và trời.

T.X.A.
06:12-08:01, 28-05-2021
(17-04 Tân Sửu HB21)
……………

(*) ~ Lời Phật đản trọn vẹn gồm bốn câu, hoặc (1) hoặc (2) sau đây: (1) ”Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”: Trên trời dưới trời, chỉ coi cái tôi là tôn quý nhất, thì dứt khoát thế gian phải chịu sinh lão bệnh tử. (2) ”Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vô lượng sanh tử, ư kim tận hỉ!”: Trên trời dưới trời, chỉ xem cái tôi là tôn quý nhất, nên chịu vô số kiếp luân hồi, nay mới vô cùng vui vẻ. (Câu thứ hai này dẫn theo Thượng toạ Thích Minh Đạt). Do đó cần phải tu tập để đạt được vô ngã (không chấp ngã, bám víu vào cái tôi tham sân si), để diệt khổ, thoát khổ (theo tứ diệu đế). Tuy vậy, một số cao tăng đã nghiên cứu kinh điển gốc tiếng Pali, vẫn xác định rằng, hai câu đó là “Trên trời, dưới trời, chỉ có ta một mình tôn quý”, và xem đó chỉ do người đời sau viết thêm vào, trở thành truyền thuyết, huyền thoại hoá. Ở đây, tôi thấy cách hiểu gồm cả bốn câu bên trên phù hợp, nhất quán với tư tưởng Đức Phật Thích Ca hơn. ~ Tu, đối với người thế tục như bản thân tôi, chỉ là ý thức và hành vi tự tu, tu tại gia, mặc dù không là cư sĩ. Trong bài thơ trước bài này, mới viết, ăn chay mỗi tháng bốn ngày là hành vi thực tế mấy chục năm qua, nhưng hình ảnh gõ mõ, điểm chuông chỉ là hình ảnh trong tâm thức (gõ mõ tâm thức, đánh thức cái sọ xương của mình như cái mõ gỗ; tiếng chuông là lời gia tiên nhắc nhở trong tâm).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2904084743198791/
.
Ảnh của báo Khuyến Nông,
Xem như ẩn dụ của trăng huyết, siêu trăng trong đêm rằm Phật đản năm nay (Tân Sửu HB21):
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

ĐỨC PHẬT THÍCH CA TRONG TÔI

Posted by Trần Xuân An trên 25.05.2021

hidden hit counter

        
.
ĐỨC PHẬT THÍCH CA TRONG TÔI
Trần Xuân An

~ “Ta là Phật đã thành,
các ngươi là Phật sẽ thành” (Lời Đức Phật) ~

Đức Phật nhận mình Người Giác ngộ
giúp chúng sinh lo tự cứu thôi
ngai vàng chính trị, Ngài từ bỏ
lỗi quen sùng bái do loài người

phải đâu Phật giáo là quyền lực
buộc dân đội tượng – dân tôi đòi
Đức Phật – vị thầy về đạo đức
ngồi cạnh ta thiền quán nghiệp đời

mỗi tháng bốn chay, tròn tháng tịnh
gõ mõ tâm tôi thức sọ tôi
tiếng chuông thanh thoát, gia tiên nhắc *
kính Phật, ơn Đời, nhang giữa trời
.

.
~ gõ mõ tâm tôi thức sọ tôi ~ T.X.A. chú thích ảnh minh hoạ
.
lời người chính trị thường linh hoạt
có công thì kính, sao tin lời
lãnh tụ đương triều, thờ, khó luận
phản biện, mắt dân mới rộng vời

chủ quyền Tổ quốc, phải thuần Việt
kinh điển ngoại cường, tham khảo chơi
Nước Tổ chỉ Hùng vương là Tổ
tôn giáo chính trị — tà giáo rồi!

Đức Phật nếu ngồi ngai chính trị
ghi sử truyện Ngài, tối lẫn ngời
chỉ riêng tôn giáo là thờ kính
vị thầy đạo đức, xa lìa ngôi

đạo hữu quy y nhưng nhập thế
chính trị ngoài chùa, thuyền nước trôi
truyền đơn, hàm chức, mùi tanh chợ
đừng nhân danh Phật, thiền thảnh thơi!

ra trận, thiền sư vì vận nước
biết sai nẻo Phật, bút lưng voi
đạo hữu có quyền làm chính trị
nhưng dựa vào chùa, không phải nơi

chùa cần nhập thế, tàng thư viện
kinh Phật chất cao như núi đồi
văn sử cổ kim, huyết lệ mặn
đạo cũng thấu đời như biển khơi

bốn vạn tám nghìn, tâm khế lí
khế cơ phong kiến quá xa xôi
pháp môn Đức Phật thời dân chủ
ngồi bệt bên ta, Ngài mỉm cười.

T.X.A.
21:19-23:01, 24-05-2021
(13-04 âm lịch, Rằm Phật đản)
…………..

(*) Tu, đối với người thế tục như bản thân tôi, chỉ là ý thức và hành vi tự tu, tu tại gia, mặc dù không là cư sĩ. Trong bài thơ này, mới viết, ăn chay mỗi tháng bốn ngày là hành vi thực tế mấy chục năm qua, nhưng hình ảnh gõ mõ, điểm chuông chỉ là hình ảnh trong tâm thức (gõ mõ tâm thức, đánh thức cái sọ xương của mình như cái mõ gỗ; tiếng chuông là lời gia tiên nhắc nhở trong tâm).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2901686220105310/
.
Ảnh Đức Phật Thích Ca của Buddhist Art & ảnh mõ Google search


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

MƯỠU HẬU BÀI “NỘI CHIẾN…”

Posted by Trần Xuân An trên 24.05.2021

hidden hit counter

        
.
MƯỠU HẬU BÀI “NỘI CHIẾN…”
Trần Xuân An

viết nội chiến, lòng sao khỏi đau
lòng đau thì đầu trên thớt
“Chinh phụ ngâm”
giữa thời Trịnh – Nguyễn, khóc
thương hoàng phi vua Lê,
“Hoàng Lê” khóc *
“Chiến Tụng Tây hồ phú”,
Phạm Thái đau
quốc kêu đèo Ngang,
Huyện Thanh Quan lòng nát
kẻ sĩ Bắc Hà cứ nghĩ nước mất
hận vu Đàng Trong nguỵ tặc *
– Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh –
chưa gốc bền rễ sâu?
Nguyễn Du cũng rơi nước mắt
đôi bờ sông Gianh trắng lau
người xưa viết
cho hậu sinh thôi tàn độc
sao thời hậu chiến này,
tàn độc quá dài lâu?
tôi thương lính Đỏ, lính Vàng,
kể chi chức tước
và người dân —
bình sọ máu sẫm màu.

T.X.A.
trước 10:40, 24-05-2021
………………..

(*) Trích chương 17 “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái (Ngô Thời Chí, Ngô Thời Du, Ngô Thời Thiến, làng Tả Thanh Oai, Hà Nội), về hoàng phi Nguyễn Thị Kim, vợ vua Lê Chiêu Thống:
“… Năm Giáp Tý (1804) (…)
Tháng giêng năm ấy, các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi. Tính từ khi quàn đến bây giờ đã mười hai năm. Ai trông thấy cũng đều lấy làm lạ và than thở. Rồi đó, họ lại lượm di hài của thái hậu và con đầu của vua. Cả di hài của Viết Triệu và Văn Quyên cũng được đưa về theo.
Ngày 13 tháng 8 mùa thu năm ấy, di hài vua Lê đưa về đến cửa ải. Hoàng phi là Nguyễn Thị Kim nghe tin, liền từ Kinh Bắc lên cửa ải để đón linh cữu. Ngay từ hôm ấy, hoàng phi tuyệt thực, mỗi ngày chỉ uống một chén hồ, vật vã bên linh cữu mà khóc lóc. Ngày 23 tháng 8 di hài đưa về đến Thăng Long, các quan dựng rạp tế ở nhà Diên tự công. Hằng ngày hoàng phi chỉ nhấm vài đốt mía mà thôi.
Ngày 12 tháng 10, các quan thay hài cốt vua Lê sang một chiếc tiểu khác, thấy trái tim vẫn còn y nguyên.
Tế xong, hoàng phi đến trước hương án khóc lóc thảm thiết và nói với Diên tự công rằng:
– Ta nhẫn nhục vất vả đã mười lăm mười sáu năm trời nay, trong những ngày ấy không phải là không dám chết, chỉ vì thái hậu, vua ta, con ta vẫn ở bên Trung Quốc, âm tín không thông, còn mất không rõ, nên ta còn chờ đợi một chút. Nay thái hậu cùng vua ta đều mất, con ta cũng chết, linh cữu đã về đến nước nhà thế là việc của ta xong rồi, ta phải chết theo để hầu bên lăng tẩm mới phải.
Rồi đó, hoàng phi liền uống thuốc độc tự tử. Ai nghe tin ấy cũng đều thương xót. Sứ thần Trung Hoa bấy giờ đang ở đấy cũng than thở, ngợi khen mãi.
Ngày 13, các quan lại sắm quan quách khâm liệm cho hoàng phi, rồi ngày 28 cùng rước xuống thuyền đưa về trấn Thanh Hoa.
Ngày 24 tháng 11, các quan làm lễ an táng vua Lê, thái hậu, hoàng phi, con vua ở cạnh lăng vua Hiển-tông, trên núi Bàn Thạch (thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá). Hai quan tài của Nguyễn Viết Triệu, Nguyễn Văn Quyên cũng táng theo ở gần đó.
(…)
Sau khi hoàng phi đã chết theo vua Lê, người khắp cả nước ta và người Trung Quốc đều khen là bậc tiết nghĩa…”
. (Hết trích).
.
TRÍCH “Chiến ‘Tụng Tây hồ phú’” của Phạm Thái (1777-1813):
(…) “Quyên thét lâu thì luống để hờn lâu, bên cầu vồng nghe nhịp trống khua trăng, vì Nam tướng phải căm lòng Bắc sĩ;
Ếch kêu mãi lại càng thêm oán mãi, trên thành trì lắng ngọn còi huýt gió, bởi Tây triều mà ghét chí Đông phu”.
(…) “Cảnh vừa khi quân tướng những ta xưa, thú cỏ hoa thì ai cũng chiều chơi, nào ngờ tuyết lạnh sương tan, lòng dạ ấy phải biết cho người với;
Người đến buổi quan hà về kẻ khác, thù non sông nghĩ mình chưa trả được, dẫu có trăng trong gió mát, mặt mũi nào mà vui với cảnh ru!”.
(…) “Gánh quân thân ai đã mỏi vai rồi, kẻ tráng sĩ làm thinh đi chẳng dứt;
Vạc quốc bảo khách còn dang cánh kéo, đứa nhâm nhân gắng sức lại mà hò”.
(…) “Giận vì thằng sao nỡ đặt “Tụng Hồ”, bênh nguỵ tặc bỏ ơn đời đế thế; *
Cho nên đây phải hoạ vần “Chiến tụng”, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ”. (…). (Hết trích).

~~~ (Nguồn bài phú: thivien. net) ~~~
……………
(*) 1) Bản Nguyễn Văn Xung sưu tầm: “Giận vì thằng đặt “Tụng Tây hồ”, bênh nguỵ tặc bỏ quên đời thế đế;…”.
2) Bản Trần Trọng Dương sưu tầm: “Giận vì thằng sao nỡ đặt tụng “Tây Hồ”, bênh nguỵ tặc bỏ ơn đời đế thế;…”.

— ooo OoO ooo —

“Chinh phụ ngâm” là tác phẩm phản đối chiến tranh, được hoàn tất vào năm 1741, ở thời điểm giữa thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh (1558-1802, trận giao chiến đầu tiên, năm 1627, trận giao chiến cuối, năm 1774-1775). Đặng Trần Côn là kẻ sĩ Bắc Hà, nhưng ngâm khúc của ông là tiếng kêu đòi chúa Trịnh chấm dứt nội chiến – các trận chiến và không khí thường trực sẵn sàng nổ ra chiến trận. Mặt khác, có thể hiểu ông cũng không muốn chúa Nguyễn tấn công ra Đàng Ngoài. Thật ra, trong tám trận, kể cả trận cuối, có đến bảy trận chúa Trịnh tấn công vào Đàng Trong!

“Hoàng Lê nhất thống chí” mặc dù được viết với lập trường hoài Lê, nhưng vẫn khách quan đề cao Nguyễn Huệ và chấp nhận sự nhất thống hai Đàng dưới tân triều Nhà Nguyễn (Gia Long – Tự Đức). Đây là một tác phẩm thuộc loại văn sử bất phân, được viết nối bởi ba người trong gia tộc Ngô Thời làng Tả Thanh Oai, Hà Nội.

Thơ Nguyễn Du. Nguyễn Du là con trai của Nguyễn Nghiễm và em trai cùng cha khác mẹ của Nguyễn Khản. Cha và anh đều là đại thần đứng đầu phủ chúa Đàng Ngoài. Hơn nữa, chính Nguyễn Nghiễm lại cầm quân tấn công Đàng Trong trong trận cuối, 1774-1775, khiến chúa Nguyễn phải bôn tẩu vào Gia Định. Tuy vậy, Nguyễn Du vẫn được Nguyễn Gia Long trọng dụng. Tâm thế của Nguyễn Du thể hiện trong chừng mức nào đó ở thơ ông. Ông tận tuỵ phục vụ tân triều Nhà Nguyễn nhưng không phải không có ít nhiều cảm hoài Lê – Trịnh, mặc dù ý thức rõ cựu triều ấy là thực thể lịch sử một đi không trở lại địa vị lịch sử của nó.

T.X.A. ghi chú về ba tác phẩm trên (24-05-2021).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2901331636807435/
.


Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

NỘI CHIẾN, NGẪM XƯA THƯƠNG NAY

Posted by Trần Xuân An trên 23.05.2021

hidden hit counter

        
NỘI CHIẾN,
NGẪM XƯA THƯƠNG NAY
Trần Xuân An

thời ta khác
thuở Mạc bắc Lê nam *
thuở sông Gianh
chia hai Đàng hai chúa
thành Cao Bằng
không san bằng xẻng búa
như chứng tích
tiếng khóc ”Chinh phụ ngâm”
Đặng Trần Côn
viết phải trốn dưới hầm!
nội chiến rước ngoại xâm
giặc cháy lửa
đất “Hoàng Lê”
Tây Sơn vang vó ngựa *
thơ Nguyễn Du
còn mãi lệ chảy thầm

nội chiến xưa
văn chương mình nghẹn câm
mực mài máu đồng bào
đâu phải nước
nếu nước lã
văn hào hùng, giục bước
nội chiến nào
cũng xé giấy trắng tâm?
vẫn hai bờ
dù nội ngoại phía nam
mặt nước không thể nghiêng
không nghiêng được
Bến Hải
không nghiêng một miền Đất nước
bốn mươi chín đầu sách tôi
người soi không?

trái tim tôi
có lẽ hơi dại ngông
Nguyễn Dữ gửi truyền kì
lưu bao chuyện
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dương Văn An
giấu lòng
(hai quan Mạc
chẳng viết gì nội chiến!)
nhưng nước mắt “Chinh phụ ngâm”
chảy ròng
đau nội chiến
thơ Nguyễn Du kín miệng
Ngô văn phái
sử văn viết nối dòng
“Hoàng Lê”
bút đâu đành bẻ cong

cuộc cách mạng toàn cầu
đã liên thông
trách chi
thuở năm châu xa cách lắm
viết nội chiến
sợ tru di, thớt trảm
“Chinh phụ ngâm”
khóc đã là dũng cảm
cũng dũng cảm “Hoàng Lê”
chốn ruộng đồng
thơ Nguyễn Du
có câu đau đứng tròng
Chiến tranh Lạnh
Nội chiến Đỏ Vàng
, cấm
nhờ tin học, thơ thoát còng
trăm phương

đau đáu sông Bến Hải
cầu Hiền Lương
— Quảng Trị dày bom mìn
trong rau lúa
hoà giải này
gửi mấy trời xa nữa
Trái Đất lưu Bến Hải
dù ngược đường
hồn Việt Nam
còn đạn tên, máu ứa
Nam Bắc triều
Cồn Tiên gươm Mạc buông
còn Trịnh Nguyễn
Tây Sơn quét hai chúa
Chiến tranh Lạnh
nghĩa trang Đỏ Vàng xương

nếu kể cả
nội chiến Mười hai sứ
(có Hoa kiều
cũng mưu bá đồ vương)
nội chiến lớn, năm lần
trong quốc sử
máu ruột thịt
sợ thấm vào văn chương!
nhưng Nội chiến Đỏ Vàng
ngực máu ứ
Chiến tranh Lạnh
hậu chiến dài đau thương
tác phẩm nào
như chứng tích lưu giữ
nội chiến thời Bến Hải
cầu Hiền Lương?

T.X.A.
09:21-11:20, 22-05-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2900010706939528/

NỘI CHIẾN,
NGẪM XƯA THƯƠNG NAY
Trần Xuân An

thời ta khác thuở Mạc bắc Lê nam *
thuở sông Gianh, chia hai Đàng hai chúa
thành Cao Bằng, không san bằng xẻng búa
như chứng tích, tiếng khóc “Chinh phụ ngâm”
Đặng Trần Côn viết phải trốn dưới hầm!
nội chiến rước ngoại xâm, giặc cháy lửa
đất “Hoàng Lê”, Tây Sơn vang vó ngựa *
thơ Nguyễn Du còn mãi lệ chảy thầm

nội chiến xưa, văn chương mình nghẹn câm
mực mài máu đồng bào, đâu phải nước
nếu nước lã, văn hào hùng, giục bước
nội chiến nào cũng xé giấy trắng tâm?
vẫn hai bờ, dù nội ngoại phía nam
mặt nước không thể nghiêng, không nghiêng được
Bến Hải, không nghiêng một miền Đất nước
bốn mươi chín đầu sách tôi, người soi không?

trái tim tôi có lẽ hơi dại ngông
Nguyễn Dữ gửi truyền kì, lưu bao chuyện
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dương Văn An giấu lòng
(hai quan Mạc chẳng viết gì nội chiến!)
nhưng nước mắt “Chinh phụ ngâm” chảy ròng
đau nội chiến, thơ Nguyễn Du kín miệng
Ngô văn phái, sử văn viết nối dòng
“Hoàng Lê”, bút đâu đành bẻ cong

cuộc cách mạng toàn cầu đã liên thông
trách chi thuở năm châu xa cách lắm
viết nội chiến, sợ tru di, thớt trảm
“Chinh phụ ngâm” khóc đã là dũng cảm
cũng dũng cảm “Hoàng Lê”, chốn ruộng đồng
thơ Nguyễn Du có câu đau đứng tròng
Chiến tranh Lạnh – Nội chiến Đỏ Vàng, cấm
nhờ tin học, thơ thoát còng, trăm phương

đau đáu sông Bến Hải, cầu Hiền Lương
— Quảng Trị dày bom mìn, trong rau lúa
hoà giải này, gửi mấy trời xa nữa
Trái Đất lưu Bến Hải, dù ngược đường
hồn Việt Nam còn đạn tên, máu ứa
Nam Bắc triều, Cồn Tiên gươm Mạc buông
còn Trịnh Nguyễn, Tây Sơn quét hai chúa
Chiến tranh Lạnh, nghĩa trang Đỏ Vàng xương

nếu kể cả nội chiến Mười hai sứ
(có Hoa kiều cũng mưu bá đồ vương)
nội chiến lớn, năm lần trong quốc sử
máu ruột thịt sợ thấm vào văn chương!
nhưng Nội chiến Đỏ Vàng, ngực máu ứ
Chiến tranh Lạnh, hậu chiến dài đau thương
tác phẩm nào như chứng tích lưu giữ
nội chiến thời Bến Hải, cầu Hiền Lương?

T.X.A.
09:21-11:20, 22-05-2021
………….

(*) ~ Thời “Nam – Bắc triều” (1533-1593). ~ “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2900010706939528/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »

CẢM GIÁC BƠ VƠ

Posted by Trần Xuân An trên 19.05.2021

hidden hit counter

        
CẢM GIÁC BƠ VƠ
Trần Xuân An

cờ Chiến thắng của Liên Xô: quốc kì Liên Xô
búa liềm và sao, trên ảnh tượng Bác Hồ
hiểu anh hùng Hồ Chí Minh thuộc về Khối Đỏ
Người chưa vui, hồn Nước, hồn Người bơ vơ!

T.X.A.
19-05-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2897947610479171/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

CHÚ THÍCH BÀI 15: NÓI CHO RÕ VỀ TỰ XUẤT BẢN

Posted by Trần Xuân An trên 17.05.2021

hidden hit counter

        

CHÚ THÍCH BÀI 15:
NÓI CHO RÕ VỀ TỰ XUẤT BẢN
Trần Xuân An

tác phẩm rách toạc ra lời nói toạc
tác giả đau, người kiểm duyệt cũng đau?
người cầm bút văn chương học thuật
tự do dân chủ
là có quyền viết
không vi phạm thuần phong mĩ tục
không bị kiểm duyệt
(kiểm duyệt bị đánh tráo bằng từ biên tập)
có quyền đăng báo, quyền làm báo để đăng
có quyền xuất bản thành sách
có quyền phát hành
còn nhà cầm quyền thì cứ cầm quyền
chỉ cấp giấy chứng nhận hợp pháp
giữ quyền bằng súng đạn công an quân đội
phím bút sách báo chẳng hề hấn gì
vì đằng sau phím bút chỉ là cây sậy suy tư!
hai câu thơ:
“dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ
mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền”
*
ngỡ nói bốc, vì che giấu sự thật
cây bút ấy là tên lửa Liên Xô, có thật
vần thơ ấy là bộc phá Liên Xô, có thật
có thật bên cạnh là cố vấn Trung Quốc
và trùng trùng bộ đội phía sau, có thật
chứ cán bút và vần thơ không thôi
chẳng làm được gì!
nữa là tác phẩm tôi hiền lành, hoà giải
có lợi cho hoà hợp đồng bào
nước ta cứ tự cao chính thể ưu việt
người cầm bút chẳng có chút tự do nào!
bức tranh hoà giải
không lẽ cắt đi bình sọ xương máu
cắt đi bốn đoá vàng, lam
chỉ còn năm bông đỏ thôi sao?
tác phẩm rách toạc ra lời nói toạc
tác giả đau, người kiểm duyệt cũng đau?

T.X.A.
17-05-2021
……………

(*) “Là thi sĩ” (1942), thơ Sóng Hồng (bút danh của Tổng bí thư Trường Chinh). Trong bài thơ này còn có hai câu kết: “Cùng công nông vun xới cuộc tương lai / Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2896324520641480/

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

Thơ về PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT

Posted by Trần Xuân An trên 16.05.2021

hidden hit counter

        
THƠ VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
Trần Xuân An

quan lại, công chức làm công ăn lương |
cũng là phương thức của thợ thuyền công nghiệp |
nên nền sản xuất hành chính quan liêu bao cấp |
cho dù công hữu nhà máy,
        và dĩ nhiên công hữu chính quyền |

cuộc cách mạng long trời lở đất |
rốt cục cũng vì phương thức sản xuất ấy thôi |
chân lí thì giản đơn, trần trụi |
hành chính quan liêu bao cấp! Rã rời |

thi sĩ không nỡ mộng mơ hoa bướm |
nước mắt rơi trên sách triết học, kinh tế – chính trị,
        ngẩng nhìn |
công nhân, nông dân cũng sẽ là quan lại, công chức
        trong sản xuất |
thấy Đảng cửa quyền, gạt kẻ sĩ thiếu niềm tin! |

cạnh tranh, đối lập là biện chứng |
không còn trì trệ, phải động não,
        chất lượng, năng suất là thước đo |
thực tiễn, thực tiễn và thực tiễn |
nhưng công hữu toàn trị
        là con đường khai phá mới, mơ hồ |

phương thức sản xuất, phương thức sản xuất |
biết mấy máu xương, vô vàn máu xương |
rồi hoá ra hành chính quan liêu bao cấp |
cuộc cách mạng phiêu lưu,
        ngẫm nghĩ mà thương!

T.X.A.
trước 09:40, 16-05-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2895703604036905/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

CÁI DỤC CÓ TÍNH NGƯỜI

Posted by Trần Xuân An trên 15.05.2021

hidden hit counter

        
CÁI DỤC CÓ TÍNH NGƯỜI
Trần Xuân An

bản năng gốc là cái-dục-truyền-giống
để loài người tiếp nối nở sinh
chút khoái lạc, nghìn khổ đau, cực nhọc
đẹp đời bằng gia đình

cái dục ấy thành yêu đương, thăng hoa nhất
cái dục nào, cõi đời đổ nước mắt, mồ hôi
đấu tranh sinh tồn, đấu tranh giai cấp
cái-dục-tư-hữu thăng hoa, phồn vinh đời

nếu thiến tinh hoàn đi, cắt đi âm vật
tuyệt chủng loài người
nếu thiến hay cắt đi dạ dày hầu bao tư hữu
công hữu thì trì trệ, cầm chừng thôi

dâm đãng vô độ, tham lam vô độ
cõi đời là địa ngục, hết thăng hoa
yêu đương lành mạnh, tư hữu lành mạnh
yêu đương vị tha, kinh doanh vị tha?

nhờ bao ca khúc, bài thơ trong sáng quá
hãy tin đi, thế gian có cao cả yêu đương
hãy tin đi có thiện tâm trong hàng hoá
nhờ đẹp luật, lành chùa và tốt nhà trường…

bạn có thể cười bài thơ này ảo tưởng
nhưng loài người từ thuở hết bán khai
có thật trên đời yêu đương cao cả
tư hữu văn minh, đấu tranh văn minh
        mấy nghìn năm rồi…

tư hữu mấy nghìn năm rồi, vững chắc
vượt quãng bùn trộn máu, văn minh thăng hoa
công hữu mới bảy mươi năm, đổ vực
hoảng hốt, trấn tĩnh, phân vân rất là…

Đất nước mình phân vân về công hữu
nhưng độc đảng, không công bằng,
        không âm dương, thiếu nhân quyền
tôi cũng đỏ, nếu kiên định chủ nghĩa xã hội
sao đành bóp nghẹt tự do trên đường,
        đích đến quá lung liêng!

tôi có tình yêu với sách báo
hãy tin đi, tình yêu ấy sáng trong
bao giờ tự xuất bản là quyền hợp pháp? *
dân số đầu sách không đòi ăn,
        thiện tâm cần những tấm lòng.

T.X.A.
trước 09:39, 15-05-2021
…………..

(*) Xem thêm: NÓI CHO RÕ VỀ TỰ XUẤT BẢN (Trần Xuân An):
https://txawriter.wordpress.com/2021/05/17/noi-cho-ro-ve-tu-xuat-ban/

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2895008004106465/


.
Ảnh chụp thạch anh, Google search.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

TRẢ THÙ GIAI CẤP

Posted by Trần Xuân An trên 14.05.2021

hidden hit counter

        
TRẢ THÙ GIAI CẤP
Trần Xuân An

bàn tay than chai, đồng bỏng
cây lúa dầm chân bùn lầm
nước mắt nghìn năm còn nóng
“Kẻ sĩ” một thời ngâm câm *

cho dù thiên tài gác tía
thiên tài đèn đom đóm soi
mực mài mồ hôi chữ thật
đều cá gỗ, trứng nắng thôi

đốt sách, trốc gốc, chôn sống
bài “Kẻ sĩ” có ngờ đâu!
dìm hàn nho Nguyễn Công Trứ
nước vẫn kẻ sĩ đứng đầu!

dấu hỏi chạm đau kẻ thợ:
bão lửa – lợi dụng căm thù?
kẻ sĩ giải phóng kẻ ruộng
công cụ vượt xa rồi ư?

súng đạn cũng là công cụ
nước ta thua Pháp ngoại xâm
giải phóng mồ hôi, cơ bắp
công cụ phải vượt nghìn năm!

độc đảng, như quý tộc mới
trả thù cho búa cho liềm
búa liềm nghìn xưa ta khác
có kẻ sĩ giỏi, quan liêm

thiên tài ở mọi giai cấp
gặp nhau trong giới tinh hoa
bây giờ hát vang “Kẻ sĩ”
chớ khinh lầm than, lột da

cải cách, đổi tiền, cải tạo
nhớ chưa và đã nhớ chưa
một cuộc trả thù giai cấp
đại gia, kẻ sĩ khác xưa

cách mạng đảo trời lộn đất
thấm bài đạo đức làm người
hợm mình, xa hoa là loạn
bóc lột, lại mưa máu rơi!

chân lí, lẽ đời muôn thuở
thành bài “Kẻ sĩ” đã lâu
cũng bị trả thù giai cấp
bia mộ trùm kín cỏ lau.

T.X.A.
08:23-10:01, 13-05-2021
…………….

(*) “Kẻ sĩ”, thơ Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Trước Đổi mới, văn học sử Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hề đề cập đến Nguyễn Công Trứ, bởi lẽ, hồi đó, tư tưởng chính thống, tư tưởng chỉ đạo đề cao công nông, còn trí thức chỉ được xếp đứng sau hai giai cấp ấy, và phải là trí thức xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ vốn được văn học sử Việt Nam cộng hoà trọng thị.

https:// www. facebook .com/tranxuanan.writer/posts/2893640177576581/

Tranh vẽ chân dung Nguyễn Công Trứ (Google search – vnexpress)


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »