Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Tám, 2016

NỖI NIỀM TIM SEN

Posted by Trần Xuân An trên 31.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
Một góc nhìn khác về sen và bùn
NỖI NIỀM TIM SEN
Trần Xuân An

— thơ tặng người bạn sớm có nỗi niềm tim sen ấy —

thơm bàu sen, trước chùa làng Kẻ Diên
tuổi học trò mơ theo lời hoài cổ
chiến tranh, lớp bùn nổi dày, rậm cỏ
sen lụi tàn, thép gai giăng, đầy mìn

đầu đạn đâu phải hạt sen niềm tin
rơi nát bàu xưa, mặc chuông chùa vọng
mẩu phấn bảng là hạt sen trầm thống
ủ đắng tim sen – mầm lá mùa sau

hoa sen chùa cổ thuở đó còn đâu
trường Hải Lăng vỡ gạch, rồi vùi cát
về bên đồng, chúng mình mơ sen hạt
mặc đầu đạn bay, vệt phấn bảng hằn

cổ tích hiện ra, sau năm mươi năm
(thuở học trò, bàu sen như cổ tích!)
hoa sen ngát, lá sen xanh, đừng nghịch
bắn hạt sen xanh thương nhớ vào nhau

hạt sen Kẻ Diên, ai có nhói đau
nếu tình học trò bây giờ mới thấm
đầu đạn, thôi, mẩu phấn, thôi, đắng ngấm
tuổi học trò, tim bốn lá đôi xanh

tâm còn sen trong tàn phá, chiến tranh
lá ước hoà bình, lá tin nhân quả
lá học hành, lá tình đơn phương quá
bốn lá tim sen thắp lại bàu sen.

T.X.A.
30-8-2016

THÊM KHỔ THƠ KẾT
BÀI “NỖI NIỀM TIM SEN”
Trần Xuân An

tâm còn sen trong tàn phá, chiến tranh
lá ước hoà bình, lá tin nhân quả
lá học hành, lá tình đơn phương quá
bốn lá tim sen thắp lại bàu sen.

T.X.A.
07-9-2016.
.

.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1749526831987927
.
Xem thêm:
MỖI NGƯỜI: SEN TINH ANH & BÙN THỂ PHÁCH
NỖI NIỀM TIM SEN
QUÊ BÙN & NÊN TÔN TRỌNG CHỮ NGHĨA VÀ Ý TỨ TRONG NGUYÊN TÁC BÀI CA DAO…
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 2 Comments »

QUÊ BÙN & NÊN TÔN TRỌNG CHỮ NGHĨA VÀ Ý TỨ TRONG NGUYÊN TÁC BÀI CA DAO…

Posted by Trần Xuân An trên 31.08.2016

hidden hit counter

 
.
Một góc nhìn khác về sen và bùn
QUÊ BÙN
Trần Xuân An

Bùn là quê quán của sen
Của lúa xanh, của ấu đen, lươn vàng
Cái gien sen của cô nàng
Muôn đời bùn đẫm, cả làng ngát hương.

T.X.A.
29-8-2016 HB16
.
.
.

NÊN TÔN TRỌNG CHỮ NGHĨA VÀ Ý TỨ TRONG NGUYÊN TÁC BÀI CA DAO
“TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”
Trần Xuân An

Nói gì thì nói, cũng phải trở về với bản gốc nguyên tác đã định hình thành văn bản từ lâu của bài ca dao truyền khẩu này:

TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN
LÁ XANH, BÔNG TRẮNG, LẠI CHEN NHỊ VÀNG
NHỊ VÀNG, BÔNG TRẮNG, LÁ XANH
GẦN BÙN MÀ CHẲNG HÔI TANH MÙI BÙN.

Thật sự là dân gian đã đưa ra hai hình ảnh đối lập nhau từ vẻ bên ngoài cho đến bản chất bên trong: sen và bùn. Sen tươi đẹp về màu sắc, dù lật qua lật lại vẫn tươi đẹp (đảo trình tự liệt kê: lá xanh, bông trắng, nhị vàng rồi lại nhị vàng, bông trắng, lá xanh), và ngát hương nữa (cho dù dân gian không nói thẳng ra, mà chỉ dùng ý ở ngoài lời). Bùn, dĩ nhiên là đen (dù không trực tiếp miêu tả) và đặc biệt là tanh hôi.

Tác giả tập thể dân gian không hề ngụ ý gì khác, ngoài việc biểu đạt ý tưởng rằng, mặc dù sen sinh ra trong môi trường bùn tanh hôi, sen vẫn tươi đẹp hơn tất cả mọi sinh linh khác trong và trên đầm, và người đọc còn hiểu ngầm sen còn tỏa ra một mùi hương thơm ngát, thanh khiết. Với ý nghĩa cụ thể như thế, chúng ta còn thấy được ý nghĩa khái quát của cặp hình tượng đối lập sen – bùn. Sen là người quân tử, người trí thức trong sạch, là người thuộc bất kì thành phần nào trong xã hội nhưng cũng có phẩm chất như thế, hay đó chính là những cô gái đẹp về hình thể và cả về đức hạnh, mặc dù họ xuất thân trong một gia đình nào đó không được thanh cao, thậm chí là phạm pháp, sống ở môi trường nào đó không được lành mạnh, sạch sẽ, thậm chí là trụy lạc, dơ bẩn, tanh hôi.

Bài ca dao có giá trị nhân văn, nhân ái ở chỗ công nhận mỗi cá thể con người có một giá trị độc lập đối với gia đình, nơi học tập, làm việc và môi trường sống. Tác giả dân gian khẳng định điều đó và mong muốn mỗi người phải tự vươn lên cao hơn, đẹp hơn, vượt khỏi tầm hoàn cảnh xuất thân, lao động, sinh sống của chính mình.

Đúng là tác giả dân gian không nói gì đến giai cấp nông dân lam lũ và môi trường nông thôn lầm lội. Mỗi từ ngữ, hình ảnh văn chương đều có văn cảnh cụ thể, nhất định.

T.X.A.
30-8-2016
.
.

VỀ BÀI THƠ “HOA SEN” CỦA PHÙNG QUÁN, CẢM NGHĨ CỦA ÔNG VỀ BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”

Anh Binh Nguyen quý mến! Xin trả lời anh như sau:

1) Đây là bài ca dao xưa, trước Cách mạng Tháng Tám rất lâu. Bấy giờ nhân dân không có ý niệm giai cấp quá mức như sau này, mà chỉ nhìn nhận về cá nhân trong quan hệ với gia đình, nơi học, nơi làm và môi trường sống cụ thể mà thôi. Những nơi đó đều có thể tanh hôi, cho dù thuộc về giới vua chúa, quan lại, giàu sang hay nghèo khó. Cũng có vua thối, quan thối, nhà giàu thối hay nhà tranh vách đất thối. Nhưng con cháu sinh ra, trưởng thành ở các nơi ấy đều có thể thơm như sen.

2) Quan hệ nào cũng có tính biện chứng, tác động qua lại, chứ con người không phải hoàn toàn là sản phẩm của hoàn cảnh; và đặc biệt các cá nhân xuất chúng (nhấn mạnh nghĩa từ này) thì rất độc lập.

3) Vả lại, bài này do chủ thể tác giả (nhân dân) nói về hai đối tượng khách thể (sen và bùn), chứ không phải sen tự nói về mình … nên ngôn từ mới như thế.

T.X.A.
01-9-2016 HB16.
.
.

Bài ca dao chỉ sử dụng hai hình ảnh sen và bùn làm ẩn dụ để biểu đạt ý tứ thế này thôi: Con người với tư cách cá thể của nó có thể vẫn tốt, đẹp (nói chung là như sen), cho dù sinh ra trong một gia đình xấu, nơi học tập tồi, chỗ làm việc tệ, nơi thường trú bẩn (nói chung là tanh hôi như bùn). Giản dị là vậy thôi. Suy diễn vượt quá nội dung đó là sai. Phải không, các bạn ?
— T.X.A. —

.
.
Đã đăng Facebook (có phần thảo bàn luận):
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1749430211997589

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1749460671994543
.
Xem thêm:
MỖI NGƯỜI: SEN TINH ANH & BÙN THỂ PHÁCH
NỖI NIỀM TIM SEN
QUÊ BÙN & NÊN TÔN TRỌNG CHỮ NGHĨA VÀ Ý TỨ TRONG NGUYÊN TÁC BÀI CA DAO…
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | 2 Comments »

PDF 16 BÀI THƠ MỚI VIẾT 6 & 8-2016

Posted by Trần Xuân An trên 26.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
PDF 16 BÀI THƠ MỚI VIẾT
Trần Xuân An

.

.

VỀ CHIẾN TRANH ĐỎ – VÀNG
1945 – 1954 – 1975

.
Bấm vào cụm kí tự PDF đã được link-hoá dưới đây:
.
PDF

.
T.X.A.
26-8-2016 HB16
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

XIN NÓI LẠI CHO RÕ VỀ CHÍNH NGHĨA ĐỎ, CHÍNH NGHĨA VÀNG

Posted by Trần Xuân An trên 25.08.2016

hidden hit counter

 
.
XIN NÓI LẠI CHO RÕ
Trần Xuân An

Có thể các bạn FB đã hiểu sai ý của mình hoặc quên những bài viết của mình! Đã nhiều lần mình viết: Trong giai đoạn 1945-1954-1975, công đánh thắng Pháp, góp phần đánh thắng Nhật và đánh thắng Mỹ của VNDCVH. (Cộng sản VN.) là sự thật không thể phủ nhận; nhưng cũng phải thấy VNCH. (Quốc gia) chống cộng sản Liên Xô, Trung Quốc cũng là sự thật không thể phủ nhận. Hai miền Nam & Bắc đều có lí (có chính nghĩa). Sự thể đó có mâu thuẫn, nhưng sự thật lịch sử là vậy. Thế hệ trước đây khó chấp nhận, nhưng thế hệ trẻ hiện nay đa số đều chấp nhận, và hậu thế sẽ càng chấp nhận nhiều hơn nữa, đến mức tuyệt đối. Vắn tắt là VNDCCH. (Cộng sản VN.) và VNCH. (Quốc gia) đều có công với đất nước, dân tộc Việt Nam.

T.X.A.
24-8-2016 (HB16)
.
.
ĐÃ PHẢI ĐỔ MÁU XƯƠNG, CHỊU NHIỀU KHỔ ĐAU, THẾ HỆ TRẺ PHẢI ĐƯỢC CỘNG HƯỞNG – TƯƠNG TÁC TỰ HÀO VỀ 30 NĂM ẤY (1945-1954-1975)
Trần Xuân An

Dân tộc Việt Nam gồm cả hai miền, Miền Nam và Miền Bắc, đã chịu quá nhiều tổn thất, về xương máu, tài sản, về tâm hồn, tư tưởng, trong chiến tranh 1945-1954-1975. Do đó, cả hai miền đất nước của dân tộc Việt Nam chúng ta phải được cộng hưởng – tương tác trong niềm tự hào: có công ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc đỏ Liên Xô, thực dân đỏ Trung Quốc (công lao của Miền Nam), góp phần đánh đuổi phát xít Nhật, đánh bại thực dân Pháp, can thiệp Mỹ (công lao của Miền Bắc), chỉ trong 30 năm từ 1945 đến 1975. Sự thật lịch sử đó phải được ghi vào các bộ sách lịch sử nước ta và cũng ghi vào tất cả các bộ sử khác trên thế giới.

T.X.A.
sáng 01-12 HB15 (2015)

Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương):

người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau
bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó

(thơ Trần Xuân An)
.
.
https://txawriter.wordpress.com/2015/12/01/the-he-tre-phai-duoc-cong-huong-tu-hao-ve-30-nam-1945-1954-1975/
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

TÔI LÀ BẾN HẢI HIỀN LƯƠNG & VĨ THANH HIỀN LƯƠNG

Posted by Trần Xuân An trên 20.08.2016

hidden hit counter

 
.
TÔI LÀ BẾN HẢI HIỀN LƯƠNG
Trần Xuân An

tôi thương Vàng, kính vô vàn
Giê-su-phản-đế, Phật-ngăn-giặc-ngoài
và tôi quý Đỏ, không phai
sách vô thần cũng đọc hoài, mến yêu (*)

Hiền Lương nam bắc hai chiều
tôi là Bến Hải, gió nhiều nguồn hương
lòng ai giới tuyến chia phương
mình người hậu chiến rộng đường, thênh thang!

T.X.A.
14:23 – 15:40, 20-8-2016 HB16
.

(*) Câu thứ tư, tôi tính viết là “sách tam vô cũng lọc hoài, chọn yêu”, nhưng thôi, chỉ viết: “sách vô thần cũng đọc hoài, mến yêu”.
.
Thật ra, những tôn giáo, học thuyết có nguồn gốc nước ngoài, đều thiếu tính dân tộc. Điều đó hết sức đúng với chủ nghĩa Mác (Marx). Chủ nghĩa Mác vốn là một học thuyết tam vô (vô gia đình/họ tộc; vô tổ quốc; vô tôn giáo), chú trọng đến triết học duy vật biện chứng, và đấu tranh giai cấp… Do đó, mỗi dân tộc rất cần thiết phải khai thác, nhấn mạnh và bổ sung vào đó tính dân tộc.
.
.
Xem thêm:
Chúa Giê-su phản đế
Vu Lan, hiếu với nước và dân
.
.
VĨ THANH HIỀN LƯƠNG
Trần Xuân An

từ đây Bến Hải nhẹ nhàng
thôi sông máu đỏ khăn tang ruột rà
chiếc Cầu Ý Hệ quê nhà
tình dân tộc hoá, tận da xương cầu.

T.X.A.
21-8-2016 HB16
.

FACEBOOK:
www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1744831555790788
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

VU LAN, HIẾU VỚI DÂN VÀ NƯỚC

Posted by Trần Xuân An trên 19.08.2016

hidden hit counter

 
.
VU LAN, HIẾU VỚI DÂN VÀ NƯỚC
Trần Xuân An

chính Phật ba lần thân chặn giặc
xâm lăng còn lướt tới vây thành
Kiền Liên nghênh chiến, năm trăm lính
bình bát máu tràn cây cỏ xanh!

giọt máu cuối rơi càng rõ nghiệp
chánh tâm kháng cự, nghiệp tà tan
sử xanh thế giới đều tanh máu
dẫu bại, mãi ngời đức hiếu dân.

T.X.A.
tối 18 & sáng sớm 19-8-2016
(Vu Lan PL.2559 – HB16)
.

.
PHẬT THÍCH CA & TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN
TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

Chi tiết Đức Phật Thích Ca ba lần đích thân ra cản giặc xâm lăng, không một tài liệu nào nói khác vậy. Duy chi tiết Mục Kiền Liên đưa ra 500 người thuộc thị tộc của Đức Phật Thích Ca (bỏ giấu trong bình bát, bằng phép thần thông, theo cách diễn đạt cổ xưa), hầu hết các tài liệu đều nói là chỉ giải cứu họ mà thôi, mặc dù tất cả 500 người ấy đều hoá thành máu. Tôi nghĩ khác: 500 người ấy đã cùng Kiền Liên chiến đấu chống ngoại xâm và đều phải đổ máu (1) (cơ sở lịch sử là bốn vị vương tử thị tộc Thích Ca vẫn kháng cự, dẫu thất bại). Còn vấn đề nghiệp, tôi đã viết rõ: “chánh tâm kháng cự, nghiệp tà tan”.

T.X.A.
.

(1) Xem thêm (tham khảo):
https://txawriter.wordpress.com/2016/08/19/vu-lan-hieu-voi-dan-va-nuoc/#comments
.
.

BẢN THÂN TÔI RẤT CẨN TRỌNG KHI GIẢI MÃ CHI TIẾT ĐÃ NÊU VỀ ĐẠI TĂNG SĨ MỤC KIỀN LIÊN.
THÔNG TIN – TƯ LIỆU TỪ ĐOẠN TRÍCH (xem chú thích [1]) ĐÃ BẢO CHỨNG CHO NỘI DUNG GIẢI MÃ ẤY.
T.X.A.

.
null
.
.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1744241155849828
.
Xem lại:
https://txawriter.wordpress.com/2016/08/17/vu-lan-hieu-nghia-y-nguyen/
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 4 Comments »

VU LAN, MỤC KIỀN LIÊN, HIẾU NGHĨA Y NGUYÊN

Posted by Trần Xuân An trên 17.08.2016

hidden hit counter

 
.
VU LAN, MỤC KIỀN LIÊN, HIẾU NGHĨA Y NGUYÊN
Trần Xuân An


thương quý Kiền Liên, lòng mẹ rộng
dẫu không kính Phật cùng chư tăng
Kiền Liên ơn mẹ, sâu muôn thuở
Đức Phật cùng tăng thương vạn năm.

T.X.A.

.

.
— Ảnh minh họa: Google search – Webtretho —


.
.
Kiền Liên thương mẹ, thêm tâm Phật
người mẹ thương con, Ấn giáo truyền
xung đột nội tâm như nội chiến
ngỡ tan hiếu nghĩa, nhưng y nguyên

mẹ sa ngục đói, con tìm cứu
kẻ hận băm con, mẹ vọng hồn
chân lí chạm nhau, đời loé sáng
dội vào hiếu nghĩa mẹ cùng con

thánh chiến? Toạ thiền và lửa kiếm
Kiền Liên và mẹ, nạn nhân buồn
rồi sau tất cả là hiếu nghĩa
sâu thẳm Vu Lan ngân tiếng chuông

nhớ một tuần phim trong cõi Huế
bao nhiêu nước mắt sân chùa rơi
thấy trăm giáo thuyết đều phi nghĩa
nếu hiếu và ân khô cạn rồi!

thương quý Kiền Liên, lòng mẹ rộng
dẫu không kính Phật cùng chư tăng
Kiền Liên ơn mẹ, sâu muôn thuở
Đức Phật cùng tăng thương vạn năm.

T.X.A.
sáng Rằm tháng bảy HB16
(17-8-2016).
.

.
Bài thơ thể hiện ý nghĩa ngày lễ Vu lan Phật giáo.

Bà mẹ (Thanh Đề) thương con (Mục Kiền Liên), thương theo cách của tư tưởng đạo Bà La Môn. Con lại theo Phật giáo, cứu mẹ theo tư tưởng Phật giáo. …

Mặc dù bà Thanh Đề ghét Phật và tăng (sư), không cúng dường, chửi rủa các ngài, nhưng Phật và chư tăng vẫn cứu độ cho bà, và con trai bà vẫn là đại đệ tử kề cận Đức Phật.

Mục Kiền Liên vẫn rất có hiếu với mẹ, mặc dù mẹ thuộc Bà La Môn giáo; đồng thời Mục Kiền Liên là đấng tử đạo của Phật giáo. …

Điểm nhấn: lòng mẹ thương con, lòng con có hiếu với mẹ (mặc dù mẹ và con khác nhau về tôn giáo); cái tâm độ lượng khoan dung của Đức Phật, chư tăng.

T.X.A.
17-8-2016 (Rằm tháng bảy Bính Thân).
.

.

null
.
.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1743455889261688
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 3 Comments »

VU LAN — RẰM THÁNG BẢY

Posted by Trần Xuân An trên 16.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
VU LAN
Trần Xuân An

rằm tháng bảy nghe Văn Chiêu hồn
cài hồng trắng tiếc thương hồng đỏ
nhớ tuổi nhỏ sắm vai chia cỗ
mẹ viếng chùa ấm nẻo hoàng hôn.

T.X.A.
15-8-2016
(tối 13 tháng bảy, Bính Thân HB16).

1) Văn Chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) của Nguyễn Du (1765-1820), thể hiện chủ nghĩa nhân đạo đối với các linh hồn không nơi nương tựa nhưng thật ra là cũng đối với cõi đời hữu hình, nói chung gồm mười hạng người sa cơ thất thế. Tất cả nội dung ý nghĩa của Ngày Rằm tháng bảy đã được Nguyễn Du biểu đạt ở “Văn tế thập loại chúng sinh”, không có ý nghĩa nào khác.

2) Tục lệ cài hoa hồng trắng (mất mẹ), hoa hồng đỏ (còn mẹ) do thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng, từ 1962, là một sự cách tân Lễ Vu lan Phật giáo. Theo Phật giáo, có sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mẹ của vị cao tăng này thuở sinh thời, không tin Phật pháp, bài xích Phật giáo, hoặc bất bình với tăng sĩ, nên cúng dường thực phẩm không chay tịnh (theo dân gian), hoặc chỉ vì tiếc nuối tài sản không người thừa kế trên dương gian (theo kinh sách), nên khi chết bị đọa địa ngục (dân gian), cảnh giới ngạ quỷ (kinh sách). Cao tăng Mục Kiền Liên rất có hiếu với mẹ, nên đã trải qua nhiều gian khổ để cứu mẹ. Thiền sư Nhất Hạnh đề xướng tục cài hai loại hồng trắng, hồng đỏ, có ý nghĩa là, không những phải có hiếu với mẹ khi mẹ mất, mà chủ yếu là nên có hiếu khi mẹ còn sống ở đời.

3) Lễ cúng chủ yếu của Ngày Rằm tháng bảy âm lịch từ xa xưa là cúng khoai sắn, trái cây, cháo trắng, xôi chè, hương hoa cho các linh hồn không nơi nương tựa (cô hồn). Cuối lễ cúng, trẻ con sắm vai cô hồn đói khát được chia cỗ cúng (được phát chẩn).

.
Ảnh: Google search

.

null

.
.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1742863472654263
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 3 Comments »

HÒA GIẢI DÂN TỘC LÀ GÌ?

Posted by Trần Xuân An trên 13.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
HÒA GIẢI DÂN TỘC LÀ GÌ?
Trần Xuân An

Từ chúng ta cần phải hiểu rõ, hiểu chính xác là hòa giải.

1) Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (1931, bản Nxb. KHXH., 2001, tr. 336-337): Giải quyết cách hòa bình; giải quyết vấn đề khó khăn để hai bên được hòa thuận (和 解, conciliation).

2) Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân (Nxb. KHXH., 1977, tr. 384): Dàn xếp nhằm chấm dứt một cuộc xung đột.

3) Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hoàng Phê chủ biên (Nxb. KHXH. và TT. Từ điển học, 1994, tr. 430): Thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa.

4) Nếu chiết tự, căn cứ vào các từ điển Hán – Việt: giải 和 là trình bày, phân tách, làm cho rõ, làm tiêu tan đi sự oán hận, hiểu lầm lẫn nhau, và hòa 解 là không xung đột, khích bác, ngộ nhận về nhau nữa.

Hòa giải dân tộc về cuộc chiến tranh đỏ – vàng (1945-1954-1975) và di chứng hậu chiến là làm sao cho hai bên Đỏ và Vàng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam chúng ta, cụ thể là Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hòa và Việt Nam dân chủ cộng hòa, đạt được những điều đúng như nội hàm từ hòa giải kể trên. Cụ thể hơn nữa, bên nào cũng được trình bày, phân giải về chính nghĩa, sai lầm của mình, và dĩ nhiên phải lấy tiêu chí căn bản nhất là yêu nước. Từ đó, không còn sách, báo, phim, ảnh, nhạc và các loại khác, nhất là sách giáo khoa, có nội dung bôi nhọ, nói xấu nhau do thù hận, do mục đích tuyên truyền, hoặc khích bác nhau do hiểu lầm về nhau.

Nếu được như vậy, thì quá đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta cũng chỉ cần nhân dân mọi tầng lớp hiểu nhau, có thể hòa giải với nhau; sau đó, Nhà nước sẽ tự chuyển đổi, nếu Nhà nước muốn tồn tại lâu dài, không đi ngược với nhân dân về nhận thức và nguyện vọng.

Nhân dân hiện nay dân trí đã cao, có nhiều phương tiện để tiếp cận thông tin – tư liệu khả tín, không phải là nhân dân ngày xưa, hầu hết mù chữ, chỉ quẩn quanh ở ngõ phố, trong lũy tre xanh.

T.X.A.
13-8-2016 (HB16)

.

null

.
.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1742036276070316
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: | Leave a Comment »

ĐỨC CHÚA GIÊ-SU ĐÃ BỊ XUYÊN TẠC THẾ NÀO?

Posted by Trần Xuân An trên 13.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
CHÚA GIÊ-SU ĐÃ BỊ XUYÊN TẠC THẾ NÀO?
Trần Xuân An

(chú giải cho một bài thơ bốn câu)

— Nguồn ảnh: Google search —

Năm 1994 tôi viết lại một tứ thơ tôi đã ấp ủ, trăn trở từ lâu, thuở còn là học sinh phổ thông, và đã in trong tập “Lặng lẽ ở phố” (Nxb. Trẻ, 1995), tại chùm thơ có nhan đề chung: “Triết nhân đánh thức”:

niềm đau Do Thái chưa phai
nước thiên đàng trong và ngoài mung lung
ngóng ngày phán xử cuối cùng
xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai.

Đó là bài thơ tôi viết về nỗi đau mất nước của dân tộc Do Thái, của Chúa Giê su, dưới vó ngựa của đế quốc La Mã (Rome) cổ đại. Nước thiên đàng được hiểu với hai nghĩa, với sự cố tình, trong tiểu sử Giê-su, như một ẩn dụ hai mặt: Đất nước Do Thái (trên mặt đất) và Nước Trời (trên trời xanh). Ngày phán xử cuối cùng cũng thế. Đó là ngày “mọi người chết đều sống lại để được Thiên Chúa phán xét” theo ý nghĩa siêu hình, tôn giáo, đồng thời cũng là ngày đất nước Do Thái sạch bóng vua quan, quân lính đế quốc La Mã — Do Thái hoàn toàn được độc lập, tự do. Và ở câu thứ tư, “xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai”. Chú giải câu này, khá dài.

Chúa Giê-su bấy giờ (khoảng năm 30 sau Công nguyên) bị đóng đinh với “tội danh”: Người đã tự tuyên bố Người là vua Do Thái, hậu duệ vua Đa-vít, và được nhân dân Do Thái đón rước, tung hô vạn tuế, với ý chí, khát vọng đất nước được cứu rỗi khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã. Nhưng người giương cao ngọn cờ cứu nước ấy đã bị quan quân La Mã đóng đinh trên thập giá (tử hình, như thực dân Pháp đã tử hình Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học…).

Đến năm 70 sau Công nguyên, đế quốc La Mã quyết định phá hủy đền thờ tại Jerusalem và dân Do Thái bị bán làm nô lệ khắp đế quốc La Mã rộng lớn, tận châu Âu xa xôi. Từ đó, tín đồ của Chúa Giê-su có mặt tại kinh đô của đế quốc La Mã, và ngày càng đông người tin theo.

Hơn hai thế kỉ sau, Constantine, vua đế quốc La Mã thấy tín đồ của Giê-su đã phát triển với số lượng quá lớn, nên rất kinh sợ. Y bèn triệu tập các giáo sĩ lại để chỉnh sửa Kinh Thánh, biến Chúa Giê-su trở thành một người không chống lại đế quốc La Mã mà thỏa hiệp với nó: Giê-su chỉ cứu rỗi theo ý nghĩa siêu hình mà thôi (Đất nước chỉ là cõi tạm, còn Nước Trời mới là cõi vĩnh cửu). Bản thân Constantine cũng trở thành tín đồ, nhưng là một tín đồ có uy quyền nhất đế quốc La Mã. Y sửa chữa Kinh Thánh và biến Kinh Thánh thành công cụ để nô dịch, làm tê liệt ý chí phản kháng tất thảy, từ nhân dân chính quốc đến nhân dân các nước thuộc địa.

Chính ý tưởng Đất nước chỉ là cõi tạm, còn Nước Trời mới là cõi vĩnh cửu này đã bị các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp rao giảng cho giáo dân Việt Nam. Và linh mục Hoàng Quỳnh, trong thời đoạn nửa đầu thế kỉ XX, phát biểu: “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, với ý nghĩa như vậy. Đó là một ý tưởng chịu nô dịch, rất nguy hại cho đất nước, dân tộc.

Chúa Giê-su trong lịch sử, đã bị La Mã tử hình; sau khi tử hình, La Mã xuyên tạc Giê-su, và xuyên tạc xong, mới sử dụng hình tượng Chúa Giê-su cho mục đích đế quốc, thực dân của La Mã:
“xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai”.

T.X.A.
13-8-2016 (HB16).

Xin xem thêm phim (1959) hay tiểu thuyết Ben Hur, để thấy sự xuyên tạc tư tưởng Chúa Giê-su, khiến những người Do Thái yêu nước, muốn cứu nước đều phải buông gươm, cam chịu sống dưới gót giày đế quốc, thực dân.

.

null

.
.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1741840632756547
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , | Leave a Comment »