“Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” (Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu, 2004). Tôi nghĩ và viết: NẾU KHÔNG HIỂU CỜ ĐỎ SAO VÀNG CÓ Ý NGHĨA GÌ, CHÚNG TA CŨNG KHÔNG HIỂU CHÍNH NIỀM VUI HOẶC NỖI BUỒN CỦA CHÚNG TA.
30-04, HOÀ GIẢI, 2022
Trần Xuân An
30-04, hoà giải, 2022:
Cờ Vàng chiến bại nhưng vẫn chính nghĩa, còn danh dự. Thế thôi.
thân phận mỗi người thường, như cỏ cây
chiến tranh, đều súng ngoại cường hai Khối
năm đoá đỏ lẫy lừng, nhưng cũng tội
bốn bông vàng, lam, chiến bại mà công
hoà giải là gì nào, em hiểu không?
đâu phải chiêu hồi Vàng, về với Đỏ
chẳng ai quên, từ ngữ chưa thấu rõ
dân tộc đâu, khi cờ quạt Liên Xô?
cầu Hiền Lương nối liền lại hai bờ
hai mố cầu, lập luận đều vững chãi
chẻ đôi sông, nước sông chan hoà mãi
Tổ quốc mình hay của Búa liềm Sao?
thời sinh viên đến tuổi tóc trán hao
phận thành Kiều, vẫn quý Điện Biên Đỏ
người cầm bút, tự vấn mình, xấu hổ
hai phe Kiều, tự giải phóng, tự hào
chữ đã chín, tôi chẳng sửa chữ nào
không vượt biên, vui buồn cùng Tổ quốc
mong hoà giải dưới ngọn cờ dân tộc
— cờ quốc sử trung thực bốn nghìn năm
còn danh dự, ba mươi năm Vàng – Nam *
Búa liềm Sao, Đỏ – Bắc tràn đỏ khắp
phân giải sử, chiến bại nhưng ngẩng mặt
mỗi công dân ghi lòng — hoà giải nhau
cuộc nội chiến, chúng ta hiểu vì đâu
Vàng Tân Sở – Búa liềm Sao sóng Đỏ
Thập giá cướp cờ Vàng xưa, sụp đổ
Đỏ ngoại cường, viết rõ, vẫn tuân hành
bốn bảy năm, trôi qua chậm mà nhanh
dân Kiều đỏ, do Đảng đành Kiều Đỏ *
Hồng Hương Cửu, tưới chín bông, bình sọ *
rửa oan Vàng, Lam đó, sử – văn ơi!
Tiền Đường Trung Hoa điển tích xa xôi
văn học cổ thương thay vay cốt ngoại
nhưng Liên Xô buộc ta phiên thuộc đấy
độc lập, hoà giải, thoát cờ ngoại cường!
Búa liềm Sao, buộc cờ nính, quá thương
nhân loại nhìn, cười thầm, vô Tổ quốc
cờ quạt ta thế nào, họ thây mặc
hoà giải, thay cờ, cho sử lưu hương
ngày Ba mươi tháng Tư chẳng “triệu buồn”
không “triệu vui”, chiến thắng ơi, tự vấn
cờ ngoại cường, hàng triệu tàn số phận
hoà giải là thế đó, tự trọng mình!
bán cho Búa liềm Sao, lấy súng mìn
nước Kiều đỏ, đỏ nước mình, phiên thuộc
“Ngôi sao Chân lí”, buộc là Tổ quốc *
tuân luật nhưng hồn nước, phải rửa oan
ngày Ba mươi tháng Tư, rực sắc vàng
vàng Sao vàng, viền vàng Sao Nga đỏ *
vàng Sao Trung, vàng Búa liềm, còn đó
cờ chính thể, quyết không phải Quốc kì
cuộc chiến tranh ngập xương máu làm chi
ngày Ba mươi tháng Tư, vô Tổ quốc
xin hoà giải trước đất trời non nước
Nga cũng xô Đế quốc Đỏ đổ rồi!
chiến tranh vì lá cờ (nghe rụng rời!)
thực chất sâu, thực chất xa, là thế
phận công dân nghiệp bút, tôi không lẽ
không viết cho em, về nội chiến xưa
đất chịu hết dù trời nắng hay mưa
Sao Mác Lê thành Tổ quốc, quá ngạo
cao chất ngất, dằng dặc dài xương máu
công dân chính thể này, tôi kính thưa.
T.X.A.
10:01-10:50, 25-04-2022
……………
(*) ~ 1945-1975. ~ Ý thơ Chế Lan Viên: dân tộc ta như Kiều của Nguyễn Du, và: “Tôi hiểu sao trong xà lim án chém / Lý Tự Trọng trưa nao còn đọc trang Kiều / Đảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo Đảng / Lại xa những gì dân tộc thương yêu”. Thật ra, nhiều tác gia nho sĩ tên tuổi đã phê phán Truyện Kiều là dâm thư (Nguyễn Du đã phỏng tác theo truyện Tàu). Ca dao: “Đàn ông chớ kể (đọc) Phan – Trần / Đàn bà chớ kể (đọc) Thuý Vân – Thuý Kiều”. ~ Sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long. ~ “Ngôi sao Chân lí giữa đời” (thơ Tố Hữu), “Sao vàng phấp phới, dắt giống nòi quê hương qua nỗi [/nơi] lầm than” (Quốc ca, Văn Cao), “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” (Vũ Cao): Ngôi sao vàng là biểu tượng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong chỉnh thể Búa liềm – Sao (hay trong hoạ cảnh, ngữ cảnh, khung cảnh Búa liềm – Sao). ~ Đảng huy Liên Xô có ngôi sao năm cánh vàng toàn bộ và búa liềm vàng toàn bộ (Búa liềm Sao ở nước ta giống nguyên mẫu 100%). Tuy nhiên, biểu trưng cơ bản chỉ gồm Búa liềm và Sao năm cánh, vị trí Sao năm cánh ở trên Búa liềm hoặc sóng đôi với Búa liềm, hay tách ra thành hình tượng chính của “quốc kì” và của Đảng kì (nhưng vẫn một chỉnh thể), còn màu sắc thường thấy là đỏ hoặc vàng, cũng có thể trắng, và nền thường là đỏ… Trong bài thơ “Thuỵ bất trước” (Không ngủ được), thuộc tập “Nhật ký trong tù” (1942-1943), Bác Hồ cũng chỉ viết “Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh” 夢魂環繞五尖星 (trong giấc mộng, hồn quanh quẩn, quấn quýt ngôi sao năm cánh). “Ngũ tiêm tinh” là ngôi sao năm cánh, không có từ “vàng” như ở bản dịch của nhà thơ Nam Trân.
Thuỵ bất trước
Nhất canh… nhị canh… hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
(Hồ Chí Minh, “Nhật ký trong tù”, 1942-1943)
Không ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(bản dịch của Nam Trân).
Tôn giáo không có Tổ quốc, chỉ có địa bàn cụ thể hình thành tôn giáo. Tôn giáo thuộc lĩnh vực tâm linh, nghìn đời xưa, nên biểu trưng tôn giáo là thiêng liêng nhất hoặc ngang với Tổ quốc mà ở các nước đó, tôn giáo nào đó là quốc giáo. Những lá quốc kì có biểu trưng tôn giáo là dấu tích còn sót lại của hình thái nhà nước kết hợp với thần quyền cổ xưa. Nhưng hiện đại, chính trị thuộc lĩnh vực trần thế hoàn toàn, cốt tuỷ là chủ quyền Đất nước, nhất là chính trị chống ngoại xâm, không thể không thao thức về Tổ quốc. Và chính trị, chính thể của nó không bao giờ có thể là tôn giáo với tư cách là quốc giáo. Bác Hồ chấp nhận Sao năm cánh (chủ nghĩa Mác Lê) là do sức ép của bối cảnh quốc tế thời đó. Phan Bội Châu đã từng bị Liên Xô mặc cả về viện trợ và cách mạng công nông (“Tự phán”), muốn được viện trợ thì phải thực thi chủ nghĩa Mác Lê, tức là chịu phiên thuộc Liên Xô.
T.X.A.
05-04-2022
T.X.A.
Bổ sung, 05-04-2022
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3141664069440856/
.
.
.
.