Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Hòa giải dân tộc — Tư liệu: THƠ VỀ STALINE VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG ở Miền Bắc

Posted by Trần Xuân An trên 20.08.2014

hidden hit counter

 

Hòa giải dân tộc
để Miền Bắc thôi bắt nạt Miền Nam
& để đoàn kết dân tộc:

Tư liệu:
THƠ VỀ STALINE VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG
trong bài “Để hiểu thêm Tố Hữu”
của nhà văn VƯƠNG TRÍ NHÀN (blog)

TRÍCH NGUYÊN VĂN:

“Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội Văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.

Về thơ:

Chế Lan Viên có “Stalin không chết”, mở đầu bằng mấy câu:

Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài

Ở đoạn dưới:

Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại
(VTN gạch dưới)*
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời

Các bài tiếp theo:

Trước bài “Đời đời nhớ Ông” của Tố Hữu là bài “Nhớ đồng chí Stalin” của Huy Cận. Tiếp đó các bài của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn.

Xuân Diệu có bài “Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin”:

Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh

Về phần văn xuôi:

Phan Khôi có bài “Một vị học giả mác-xít thiên tài”. Trước khi viết kỹ về cuốn “Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ”, Phan Khôi có đoạn dạo đầu ngắn:

“Đối với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ”.

Lê Đạt thì xuất hiện như một phóng viên, ghi lại không khí một nhà máy trong rừng khi nghe tin Stalin mất. Bài viết khoảng 3.000 chữ này kể chuyện cái chết của Stalin đã gợi lên niềm xúc động to lớn, từ đó đánh thức tinh thần lao động sáng tạo của cả một tập thể công nhân gang thép.

Xin phép mở một dấu ngoặc:

Ngoài các bài “Liễu”, “Bài thơ tình ở Hàng Châu”, Tế Hanh còn có bài thơ ngắn sau đây, viết trong đợt thăm Trung Quốc 1962. Tôi vẫn thường nhẩm lại mỗi khi nhớ tới đời sống tinh thần của chúng tôi những năm 1965 về trước.

Hồ Nam xe chạy không dừng bước
Dãy núi cao liền dãy núi cao
Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao

Tôi muốn thầm nói với Tế Hanh: Anh không việc gì phải xấu hổ cả. Hồi ấy, bao nhiêu người nghĩ thế, chứ đâu phải riêng anh!”.

[ …… ]

HẾT TRÍCH NGUYÊN VĂN

XEM TIẾP THEO ĐƯỜNG DẪN (link):

http://boxitvn.blogspot.com/2014/08/e-hieu-them-to-huu.html
___________________________________

Ở Facebook:

___________________________________

BBCVietnamese đăng lại từ “Blog Nhà văn Vương Trí Nhàn”:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140819_to_huu_vuong_tri_nhan.shtml

____________________________________

Xem thêm:
Góc nhìn hòa giải dân tộc:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/hoa-giai-dan-toc

.

Một bình luận to “Hòa giải dân tộc — Tư liệu: THƠ VỀ STALINE VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG ở Miền Bắc”

  1. […] Hòa giải dân tộc — Tư liệu: THƠ VỀ STALINE VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG ở Miền … […]

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.