Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Thái độ sống & văn hóa bàn luận

Posted by Trần Xuân An trên 08.04.2010

hidden hit counter 

THÁI ĐỘ SỐNG VÀ VĂN HÓA BẢN LUẬN
(bàn luận tiếp theo, từ một điểm mạng toàn cầu quen biết
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=985&nhom=6 &
http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=995&nhom=6 )

Trần Xuân An

Bài viết ngắn dưới đây phát sinh từ cuộc bàn luận chẳng đặng đừng về bản quyền một bài báo nhỏ. Về bàn luận, tôi chỉ chịu trách nhiệm về những mẩu bàn luận kí tên tôi. Và cũng cảm ơn những ý kiến tốt đẹp. Về bản quyền, đã có nguyên tắc: Ai sử dụng ý tưởng từ tác phẩm người khác (kể cả bài báo), phải ghi nguồn (xuất xứ), và chỉ có quyền sử dụng bao nhiêu phần trăm (%) ý tưởng từ một tác phẩm. Hẳn không cần nói nữa.
Xin nói thêm vài dòng về thái độ sống và văn hóa bàn luận.

Ai cũng chọn lựa cho mình một thái độ sống theo quan niệm, nhận thức về bản thân, về xã hội của chính mình.

Ngày xưa, dưới thời phong kiến, có những kẻ sĩ lánh đục về trong. Trong dăm chục năm gần đây, ở Miền Bắc có những nhà cầm bút giữ tiết tháo của mình như Hữu Loan, Phùng Quán, bằng cách … im lặng. Đó là một vài điển hình về chọn lựa thái độ sống.

Nhưng thật ra, về chủ quan, đối với Hữu Loan, Phùng Quán và một số nhà cầm bút khác (tôi không nói đến các nhân vật phản động, tay sai ngoại bang), họ không còn có thể chọn lựa thái độ sống nào khác dưới một thiết chế mất dân chủ (tuy chính nghĩa) (1), trong một thời đã qua ở Miền Bắc nước ta, bởi họ không thuộc loại hèn hạ, quỳ xin. Nói thêm cho đúng, về khách quan, họ bị thiết chế chưa Đổi Mới ấy áp đặt, buộc họ phải chấp nhận như vậy.

Theo tôi, sống là phải dấn thân tích cực, nhất là trong thời đại người người, nhà nhà kêu đòi dân chủ và hầu hết các nước đều đã phải dân chủ, kể cả những nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam chúng ta. Tôi còn là dân Miền Nam, sống dưới chế độ ngụy (nhưng dân chủ kha khá), vốn quen với không khí đấu tranh bằng ngôn luận qua báo chí (kể cả nội san) và diễn đàn đối thoại trực tiếp, trong những năm bảy mươi, trước 1975.

Hiện nay, nhìn lại, cũng như nhiều người, tôi thấy mình đã góp ý cho Vatican, cho Mỹ, Trung Quốc, Nga và nhiều cường quốc khác bằng ý kiến của riêng mình. Đơn cử, Barack Obama, người da đen đầu tiên làm tổng thống Mỹ. Tôi nghĩ ý kiến của tôi, trước khi sự kiện rất lớn lao ấy diễn ra, là có tính dự báo (hay cũng có ít nhiều tác động chăng?).

Và sinh hoạt dân chủ trong nước, tôi cũng đã góp ý cho Đảng, Chính phủ với tư cách công dân của tôi.

Vậy thì, Hội Nhà văn Việt Nam dẫu sao cũng chỉ là một bộ phận nhỏ, một thực thể xã hội nhỏ, so với các bộ phận, thực thể kia. Vả lại, mấy bài báo tôi góp ý cho Hội Nhà văn Việt Nam là đấu tranh một cách hòa nhã, thể hiện văn hóa đấu tranh với tinh thần xây dựng (2).

Tôi là công dân, tôi phải đấu tranh giữ quyền làm chủ chứ, cho dù là dân chủ cộng hòa hay dân chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.

Là trí thức, nhà thơ, là người cầm bút viết tiểu thuyết, phê bình và nghiên cứu sử học, tôi hoàn toàn không đồng tình với cách đấu đá “dân dã” hay đấu tranh có “tính quần chúng” (!?!) mà thực chất, người ta gọi là “hàm hồ hàm chứa”.

08-04 HB10
Trần Xuân An

________________

(1) Không những mất dân chủ mà còn vi phạm nhân quyền rất nặng nề nữa: Theo một số bài báo gần đây (Lưu Hà, “Nhà thơ Hữu Loan và di sản để lại cho con”, eVan, 29/03/2010), những người con của nhà thơ Hữu Loan mặc dù thi đỗ nhưng không được đi học. b.- Ở đây, chỉ nói riêng về cá nhân nhà thơ Hữu Loan với thiết chế chính trị – xã hội mất dân chủ trong hoàn cảnh thời chiến, trước khi cuộc cách mạng thông tin bùng nổ hiện nay: Theo nhận định bấy giờ, bài “Màu tím hoa sim” với nỗi niềm đau thương da diết của nó có tác động tiêu cực, khiến sa sút tinh thần chiến đấu của cán bộ, bộ đội. “Màu tím hoa sim”, theo tôi, là một tuyệt tác, rất thích hợp trong thời hậu chiến.

(13-4 HB10: Ngoài ra, các phát biểu của Hữu Loan chắc hẳn có nguyên do từ tâm thế phẫn uất… Quanh các nhà cầm bút như Hữu Loan, Phùng Quán, còn có một số thông tin bị làm nhiễu khác).

(2) Trần Xuân An — Góp thêm lời bàn luận: Chuẩn và quyền vào hội nhà văn:
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai17

TXA.

3 bình luận to “Thái độ sống & văn hóa bàn luận”

  1. TXA. said

    NHỮNG MẨU Ý KIẾN

    Tôi vốn quý trọng nhà văn Xuân Đức. Điều ấy thể hiện ngay trong những mẩu ý kiến bàn luận dưới đây, mặc dù đó là những dòng chữ phải viết trong tình huống chẳng đặng đừng, nói theo tục ngữ là bị “chẹt chân phải há miệng” hay nhẹ hơn, “cây muốn lặng, gió chẳng ngừng”.
    Xin lưu ý: Đây chỉ là vấn đề từ một bài báo nhỏ. Và mỗi sự việc, mỗi tác phẩm đều có mức độ ứng xử khác nhau.
    TXA.

    Cảm ơn ông NgV., một người đọc quý mến, đã cho tôi biết, trong bài viết mới, với nhan đề “Tiến tới Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam”, nhà văn Xuân Đức có sử dụng ý tưởng của tôi (Trần Xuân An), vốn đã viết trong bài “Góp thêm lời bàn luận: Chuẩn và quyền vào hội nhà văn”:

    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=925&nhom=6

    http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-4/bai17

    Xin trả lời như sau:

    Chắc nhà văn Xuân Đức đã thu thập ý kiến của văn nghệ sĩ đang sống trong tỉnh hay ở xa nhưng có quê gốc Quảng Trị để hình thành tham luận (có tính chất báo cáo) của ông ấy, vì chắc chắn nhà văn Xuân Đức sẽ là đại biểu tham dự Đại hội Hội Nhà văn lần VIII sắp diễn ra trong năm nay (2010). Như vậy, điều phải ghi nhận trước tiên là nhà văn Xuân Đức đã biết lắng nghe anh em văn nghệ sĩ để trình lên Đại hội. Có điều, hẳn là nhà văn Xuân Đức đang bận nên quên mất việc ghi nguồn (xuất xứ) ý tưởng mà ông thu thập được.

    Nhân đây, xin nhấn mạnh đến vấn đề bản quyền, mà bât kì người sáng tạo nào cũng quan tâm. Tôi nhắc như vậy, chắc nhà văn Xuân Đức, một nhà sáng tạo, cũng rất vui, vì ông cũng sợ ý tưởng nào đó của ông bị người khác “mượn” (mượn nhưng không ghi xuất xứ!).

    Một lần nữa xin cảm ơn người đọc quý mến NgV..

    Trân trọng,
    TXA.
    06-03 HB10 (2010)
    Đã đăng ở mục phản hồi trên web Trúc Sơn Trang:
    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=985&nhom=6

    Xin được phép hoan hô nhà văn Xuân Đức, người đại biểu đúng nghĩa của anh em văn nghệ sĩ Quảng Trị (hiện ở quê nhà hay ở xa quê, tham gia hội nhà văn địa phương khác). Đại biểu tham dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam mà không lắng nghe, thu thập ý kiến của anh em văn nghệ sĩ (đâu phải chỉ đại biểu của 3 hội viên “trung ương”) thì sao lại gọi là đại biểu được!

    TXA.
    07-03 HB10 (2010)
    Đã đăng ở mục phản hồi trên web Trúc Sơn Trang:
    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=985&nhom=6

    Ý KIẾN

    Lần này, vẫn không thấy nhà văn Xuân Đức ghi xuất xứ ý tưởng mà ông sử dụng. Chẳng hiểu do đâu?

    Tôi nghĩ việc ông Xuân Đức không ghi xuất xứ như vậy là làm mất uy tín của ông ấy.

    Và như thế, vô hình chung rơi vào thế “ăn xôi chùa ngọng miệng”, làm sao có thể đấu tranh về việc bảo vệ bản quyền cho anh em văn nghệ sĩ, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật?

    Nhiều nhà văn định bầu ông Xuân Đức vào Ban Chấp hành HNV.VN , mặc dù chưa chắc ông Xuân Đức có nhiệt tâm ứng cử vì anh em làm nghề văn chương. Nhưng mấy tuần nay, nhất là sau khi báo Tổ quốc phỏng vấn, lại hơi thất vọng vì cái chuyện cỏn con là không ghi (hoặc không nói rõ) xuất xứ ý tưởng vay mượn ấy. Thật không nên rơi vào trường hợp “tham nhũng ý tưởng”. Nhiều kẻ khác bắt chước thì nguy to!

    Kính mong nhà văn Xuân Đức làm gương tiếp thụ phê bình cho anh em được nhờ.

    Trần Xuân An
    07-4 HB10
    Đã đăng ở mục phản hồi trên web Trúc Sơn Trang:
    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=995&nhom=6

    Kính gửi anh Xuân Đức,

    Thật không ngờ anh lại nổi giận như vậy.

    Xin tình cảm anh em mãi được chân tình và cởi mở trong không khí hòa nhã.

    Trước đây và hiện nay cũng như thế, phong trào đóng góp sáng kiến – kinh nghiệm trong lao động sản xuất, hành chính sự vụ, gồm cả giáo dục, rất được đề cao. Mỗi sáng kiến (do quan sát mà có hay xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp), nếu có giá trị đều được ghi nhận, có bằng chứng nhận hay bằng khen, lại được ghi tên trong phòng truyền thống của cơ quan, đơn vị. Cũng có nơi, các sáng kiến ấy được xuất bản thành sách hoặc nội san.

    Còn các đại biểu Quốc hội, khi thu thập ý kiến, đặc biệt là ý kiến về chính trị thì có biên bản (nếu họp dân). Nhưng rồi biên bản cũng xếp xó. Và nói thật, các đại biểu QH. thường hình thức chủ nghĩa lắm. Nếu các đại biểu có ghi rõ tên tuổi, địa chỉ người góp ý thì thật quý hóa, trung thực.

    Thật ra, làm gì có ý kiến không có tác giả; chỉ trừ ý kiến phản động, phá phách, thường nặc danh (nặc danh nhưng cũng có người nghĩ ra, chứ không phải trên trời rớt xuống).

    Trong trường hợp cụ thể, bài “Chuẩn và quyền vào Hội Nhà văn” của tôi là một bài báo (và các ý kiến qua trao đổi mà phát triển thêm như danh hiệu Nhà văn ưu tú, Nhà văn nhân dân…). Bài báo ấy là một tác phẩm chứ sao. Vậy theo nguyên tắc, ai sử dụng ý tưởng từ bài báo ấy, phải ghi rõ nguồn (xuất xứ). Đây là giá trị tinh thần, chứ không nói đến nhuận bút.

    Xin mở rộng:

    Trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi phát kiến đều phải được tôn trọng và ghi nhận về quyền sở hữu trí tuệ, dù phát kiến ấy lớn hay nhỏ. (“Khoán 10”, thực hiện ý tưởng của ông Kim Ngọc, là lớn hay nhỏ?).

    Tất nhiên là người cầm bút, chỉ nên kể những công trình lớn hay chỉnh thể tác phẩm văn chương, chứ các ý kiến lặt vặt kể làm gì…

    Dẫu sao, mọi ý tưởng của công dân Việt Nam đều phải được tôn trọng và ghi nhận với tên tuổi, địa chỉ hẳn hoi. Trong thời bùng nổ thông tin hiện nay, các ý tưởng du nhỏ dù lớn của người Việt ta, có khi người nước ngoài thực hiện ở nước họ, rồi ta lại cứ tưởng là “đồ ngoại” cả, còn người Việt không có chút sáng kiến gì. Người nước ngoài, Tàu hay Tây, đều “du học bác vật” (đi vào các nước nhỏ để thu thập văn minh, văn hóa, các sáng tạo bản xứ…) từ xưa. Nay bùng nổ thông tin, ta phải đề cao bản quyền của công dân ta.

    Mở rộng thế thì hơi to tát hóa, dễ khiến buồn cười. Nhưng thật ra, ý tưởng mới (phát kiến, sáng kiến – kinh nghiệm) là vốn quý (như “Khoán 10” của ông Kim Ngọc chẳng hạn). Người Tây, người Tàu hơn người Việt ở chỗ này đây.

    Nói cụ thể lại, trong trường hợp bài báo “Chuẩn và quyền vào Hội Nhà văn”, nếu bị “rút ruột”, thì bài báo ấy còn gì??? Một bài báo, nội dung của nó chỉ bấy nhiêu mà thôi.

    Một lần nữa, xin tình cảm anh em mãi được chân tình và cởi mở trong không khí hòa nhã, xây dựng.

    VẤN ĐỀ LÀ Ý TƯỞNG TRONG BÀI BÁO “Chuẩn và quyền vào Hội Nhà văn”. ĐÓ MỚI LÀ MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA BÀI BÁO.

    TRANH CÃI VỀ TÁC QUYỀN (tinh thần) một ý tưởng nhỏ, trong một bài báo nhỏ, KHÔNG KHÉO CÁC ANH “CẤP CÔI” LẠI TỰ ÁI, KHÔNG THỰC HIỆN, LẠI CÀNG VÔ ÍCH. ĐÓ LÀ TRƯỜNG HỢP MÀ CỔ NHÂN ĐÃ BẢO: “Tham lợi trước mắt, quên hại sau lưng”, “tham cái nhỏ mà hỏng chuyện lớn”.

    Trân trọng,
    Trần Xuân An
    07-4 HB10
    Đã đăng ở mục phản hồi trên web Trúc Sơn Trang:
    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=995&nhom=6

    SAU KHI TÔI VIẾT NHỮNG MẨU Ý KIẾN TRÊN, ÔNG XUÂN ĐỨC KHÔNG NHỮNG KHÔNG TIẾP THỤ PHÊ BÌNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG Ý TƯỞNG TRONG BÀI BÁO CỦA TÔI, LẠI CÒN TỎ VẺ GIẬN DỮ MỘT CÁCH VÔ LỐI, CHỨNG TỎ ÔNG KHÔNG HIỂU GÌ VỀ BẢN QUYỀN CẢ. NGOÀI RA, CÙNG VÀO HÙA VỚI ÔNG, NHỮNG NGƯỜI BÀN LUẬN KHÁC LẠI XÚC PHẠM TÔI NẶNG NỀ. DO ĐÓ, TÔI PHẢI VIẾT THÊM BÀI TRÊN (“THÁI ĐỘ SỐNG & VĂN HÓA BÀN LUẬN”):
    https://txawriter.wordpress.com/2010/04/08/thai-do-song-va-van-hoa-ban-luan/
    CUỐI CÙNG, SAU CUỘC BÀN LUẬN NÀY, TÔI VẪN MUỐN GIỮ MỐI QUAN HỆ THÂN TÌNH VỚI NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC. XIN ĐỪNG SA VÀO KẾ LI GIÁN DO BỊ GIẬT DÂY.
    TXA.

  2. txawriter said

    Mặc dù trọng tâm bài viết chính ở trang này không phải là những suy nghĩ về nhà thơ Hữu Loan, mà là thái độ sống dấn thân tích cực (trao đổi, đấu tranh với tinh thần xây dựng, hợp tác), một cách bình tĩnh, hòa nhã trong thời Đổi Mới và bùng nổ thông tin, nhưng cũng nên dẫn thêm link của hai bài viết về ông dưới đây để tham khảo thêm, nhằm sáng tỏ thêm chút nào về một ý phụ (về trường hợp nhà thơ Hữu Loan):

    Một lần gặp nhà thơ Hữu Loan
    Tác giả: TS. Chu Văn Sơn
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&Article=170570
    (Nhân Dân, 04:24 ngày 21-03-2010)

    Thi sĩ Hữu Loan, trung chuyển tính cách Thanh với kẻ sĩ Bắc Hà?
    Tác giả: Xuân Ba
    http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2009/5/53599.cand
    http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2009/5/53599.cand?Page=2
    (Công An Nhân Dân [An ninh cuối tháng], 4:48, 05/04/2010)

    14-4 HB10

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.