Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

PHẢN ỨNG DO NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI “LÀNG CU”

Posted by Trần Xuân An trên 04.12.2015

hidden hit counter

 
.
.

PHẢN ỨNG DO NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI “LÀNG CU”
Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2015/12/03/lang-cu-lang-cu-hoan-lang-cau-hoan-quang-tri/

Bài ghi chép bàn luận, tra cứu và góp ý có nhan đề là “Làng Cu” của tôi đã gây ra một phản ứng khá gay gắt. Tôi xin xác định lại:

1) Đó chỉ là một bài có thể gọi là phiếm đàm, trên FB., nhưng cũng có tính chất khảo cứu, như ở dưới nhan đề tôi đã ghi rõ: “ghi chép, tra cứu và bàn luận ở Facebook, 01-12 HB15”. Trong đó tôi có ghi chép lại lời bàn của anh Bùi Như Thuý ( Thúy Bùi Như ) về tiến sĩ văn học hiện đại B.. Anh Thuý tỏ ý “không ngưỡng mộ” anh B.. Và tôi đã bênh vực anh B., chứ không phải chỉ trích anh B. (xin xem nguyên văn các lời bàn bên dưới [1]): Việc một tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu văn học hiện đại không rành lắm về Hán – Nôm là chuyện hiển nhiên, bình thường, cũng như bác sĩ khoa tim mạch không rành về phụ sản và ngược lại, bác sĩ sản khoa không rành về bệnh tim. Điều đó không phải là làm mất uy tín gì cả, mà thực tế đúng như vậy. Ai cũng có sở trường, sở đoản. Người trí thức thường là phải tự trọng xác định chuyên ngành hẹp, sâu của mình.

2) Việc đề cập đến tên họ của ai đó, phải thật sự cân nhắc. Thậm chí, phải cân nhắc khi đưa vào một bài viết ở dạng thế nào, có nội dung gì. Tôi hiểu điều đó. Nói rõ hơn, trong khi bàn luận ở trang FB. của anh Võ Đình Hương ( Hương Võ Đình ), tôi chỉ nêu lên 2 tên tuổi người làng (một giáo sư tiến sĩ rất uyên thâm về Hán – Nôm, một tiến sĩ chuyên về văn học hiện đại, chứ không phải văn học cổ) để vinh danh làng Câu Hoan, và để thuyết phục anh bạn Bùi Như Thuý vì sao làng vẫn giữ nguyên tên làng Cu Hoan (chẳng lẽ hai tiến sĩ ấy không góp ý cho làng!). Xin lưu ý, vấn đề địa danh “Làng Cu” là vấn đề văn hoá học, có thể (vâng, tôi nói có thể) có liên quan đến tôn giáo Bà La Môn (Hindu), một trong mười tôn giáo lớn của nhân loại. Đó không phải là chuyện không nghiêm túc. Cụ thể hơn, Linga – Yoni là vấn đề vô cùng nghiêm túc, thuộc về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Mulkhalinga là linga có tượng hoặc hình chạm mặt thần Shiva (một trong tam vị nhất thế của đạo Hindu). Vua của người Chăm cũng được khắc chạm hay gắn tượng vào Linga như vậy. Đó là tôn vinh, chứ không phải hạ bệ! Thần Shiva là vị thần siêu việt, nữa là bất kì ai chúng ta đang đề cập đến! Tôi nhắc đến tiến sĩ trẻ B. trong bài phiếm đàm nghiêm túc này thì có gì là không đúng! Chỉ có những ai không hiểu văn hoá Hindu, Champa mới cảm thấy rằng tôi dung tục, làm ai đó hổ thẹn. Xin nhớ là tôi chưa bao giờ phạm phải lỗi này trong đời cầm bút.

3) Tôi chân thành nghĩ bài viết này với sự cố gắng phân tích, giải mã sâu hơn, có thể làm những người bạn làng Cu Hoan cảm tình hơn với tôi, không ngờ lại gây phản ứng như vậy. Xin vắn tắt lại, bài viết ngắn nói trên có 2 ý:

3a) Cu Hoan chính là Câu Hoan 俱 歡, có nghĩa là “đều vui vẻ” hay “niềm vui như nhau”, thể hiện tinh thần đại đồng, san sẻ cho nhau trong mọi mặt đời sống, từ cày cấy, chống thiên tai đến học hành, vui chơi, lễ hội.

3b) Nếu có liên quan đến di tích Mulkhalinga thì điều đó cũng hay, cũng tốt, vì như thế, địa danh Cu Hoan vẫn còn lưu dấu vết của 700 năm về trước: “Mulkhalinga vui tươi / hân hoan”. Làng CU HOAN là làng có Miếu Cầu tự, là làng có VỊ THẦN LINGA HÂN HOAN (mẫu hoá) ban phát may mắn cho những người hiếm muộn con cái (2). Dĩ nhiên, về mặt cấu tạo từ ngữ, thì Câu Hoan theo kết cấu Hán – Việt, có thể tương tự như SAME JOY trong tiếng Anh; còn Cu Hoan theo ý thứ 2 này, từ ngữ lại theo kết cấu tiếng Việt, gồm một từ thuần Việt và một từ Hán – Việt (Cu + Hoan), như “thơ sầu” (thơ buồn), “mái hiên” (mái hàng ba trên thềm), “đường quan” (đường nối làng này, tổng này sang làng khác, tổng khác)… Nhưng ý thứ 2 chỉ là dự phòng mà thôi, tuy nó có cơ sở trong thực tế di tích tôn giáo Chiêm Thành đã Việt hoá theo kiểu thức tín ngưỡng dân gian tại làng Cu Hoan.

Nếu bài phiếm đàm có dạng khảo cứu “Làng Cu” của tôi có gì không đúng về mặt khoa học hay về tính chất ứng xử, xin vui lòng phản hồi thêm.

Thành thật cảm ơn tiến sĩ B. đã phản hồi qua điện thoại sáng nay, 04-12 HB15 (2015).

T.X.A.
# 09 — 10:42, 04-12 HB15 (2015)

____________________

Xem thêm: CU HOAN & DIÊN SANH – ĐỊA DANH HAI LÀNG NHIỀU KỈ NIỆM
https://txawriter.wordpress.com/2015/12/06/cu-hoan-dien-sanh-dia-danh-hai-lang-nhieu-ki-niem/
.
.

NGUỒN BÀN LUẬN: Trang FB của anh VÕ ĐÌNH HƯƠNG:
https://www.facebook.com/vodinhhuongqt/posts/1934282403464638
Cũng có thể xem ngay bên dưới chú thích (1) và (2)

(2) Sở dĩ tôi nêu thêm ý này là bởi, có hai làng cùng có địa danh bắt đầu bằng từ Câu, như Câu Lạc ( 俱 樂 ), Câu Nhi ( 駒 兒 : con ngựa non), nhưng Câu vẫn được phát âm và viết thành chữ quốc ngữ như vậy, chứ không phải là Cu Nhi, Cu Lạc. Do đó, tôi ngờ rằng, có khả năng là từ Cu trong địa danh Cu Hoan là một từ thuần Việt, chữ Nôm cũng viết là 俱 (dương vật; thằng cu). Tuy vậy, giả thiết thế, nhưng ai cũng biết mỗi người, mỗi làng có một sự chọn lựa âm Cu hay Câu, tuỳ theo thói quen (như hiện nay vẫn dùng cả hai âm: châu / chu; thâu / thu …). Nếu chấp nhận giả thiết đó, chúng ta cũng có thể gộp lại, Cu Hoan là vui vẻ như nhau (ý 1) đồng thời Cu Hoan cũng có nghĩa là Thần Dương vật (Mulkhalina) hân hoan hay đứa bé trai vui tươi (ý 2).

XEM THÊM TƯ LIỆU:
Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông và nhóm nghiên cứu trẻ Đại học Huế, bài ““Cốt Chăm – bì Việt” của một số tượng thờ trong ngôi chùa làng xứ Thuận Hoá”, website vanhoahoc .vn:

Trích nguyên văn:

Trích đoạn 1 (ở phần chính văn của bài đã dẫn):

“Chùa Đông Lâm (làng Câu/Cu Hoan, Hải Lăng, Quảng Trị) nổi bật với hiện vật Mukhalinga đã được Việt hóa thành Mẫu thần, với nhiều quyền năng trong việc cầu tự, gắn liền với những giai thoại thú vị về sự linh hiển của bà. Nằm nay bên cạnh chùa làng, Mukhaliga được thờ trong ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Cầu Tự hay miếu Bà. Vào các ngày lễ vía, có rất nhiều người đến dâng lễ cầu tự với một niềm tin rất mãnh liệt cùng sự linh diệu của nước giếng Chăm kề bên.14 Ngoài ra, một bệ Yoni bị vỡ làm đôi được đặt dưới gốc nhãn trong sự mù mờ về tên gọi, nguồn gốc, lẫn chức năng, hay giá trị của bộ phận này. Rõ ràng đây vốn là bức tượng Civa, gắn liền trên thân linga, với bộ ria mép còn khá rõ. Trong quá trình lý giải và xây dựng niềm tin theo cách của mình, người nông dân Việt đã dùng sơn và vôi làm mờ đi những chi tiết nam tính để biến Civa thành Mẫu. Người ta chỉ chú trọng đến trụ đá có hình người (đầu Civa), trong lúc một bộ phận bất phân ly của trụ đá ấy là Yoni như một cặp phạm trù âm – dương lại bị người Việt “bỏ quên”, và chúng đã trở thành vành đai ngăn đất vun cây ở một nơi gần đó (phía bên ngoài ngôi miếu)”.

Trích đoạn 2 (vốn là chú thích 14 của bài đã dẫn):

“Từ thông tin của người dân làng, chúng tôi gặp ông Đặng Cân (trưởng tộc họ Đặng làng Cu Hoan), và nghe được câu chuyện kể như sau (xin dẫn rõ nội dung để thấy được sự dung dị của văn hóa dân gian xứ Thuận Hóa): “Năm 1977-1978 có một đoàn khảo cổ về khảo sát và sau đó đã trả lời cho tui biết thêm: [2]. Di tích này có từ đời Chiêm Thành; [3]. Mục đích đến đây là cầu mong sự sinh sôi nảy nở của loài người bằng cách nặn lên tượng ngài từ trong tảng đá chui ra; [4]. Khi Tàu sang thấy huyền bí nên mời ngài ra dập dưới đất cạnh cái giếng bây giờ; [5]. Đời ông nội tui dựng chùa đào giếng và gặp ngài nên dựng miếu thờ. Ông cho tấm đá là lina (âm hộ của người phụ nữ), 2 trụ đá là gigô (dương vật của nam giới), hai cái kết tinh với nhau nặn lên hình nhân, cho nên thằng Tàu muốn Việt Nam tàn tạ, đã phá đi. Hiện nay, ai không có con cái đến đây cầu tự cũng đúng thôi. Ngài được thờ ở trong miếu, hiện tại không biết đó là bà hay ông mà chỉ biết cục đá nặn hình nhân, nên gọi là miếu cầu tự, có từ thời Chiêm Thành. Trước đó hai bên có hai cột đá nhưng bây giờ không biết để thất lạc ở đâu, tui phải hỏi lại thầy Khương (trụ trì chùa). Ông cũng cho biết trên cục đá (Linga) có một dòng chữ Phạn và có một ông người nước Phạn 113 tuổi đọc được, với ý nghĩa là cầu mong sự sinh sôi nảy nở của loài người (nhưng thực chất đây là tia lửa). Ngoài ra, ông Cân cũng cho biết thêm về làng Cu Hoan và giai thoại về Huyền Trân công chúa. Đồng hóa Huyền Trân với Cao Các Đại Càn Quốc Gia Nam Hải ở trong làng”. Tài liệu điền dã, tháng 4/2010”.

_____________________

NGUỒN BÀN LUẬN: Trang FB của anh VÕ ĐÌNH HƯƠNG:
https://www.facebook.com/vodinhhuongqt/posts/1934282403464638

NGUỒN BÀN LUẬN: Trang FB của anh VÕ ĐÌNH HƯƠNG: Hương Võ Đình

Bình Luận
Trần Xuân An
Trần Xuân An Neu co toc pha, nhieu gia pha de tra MAT CHU Han hoac Nom thi chac chan nhat. Chu CAU cung co chu voi nghia la DEU, CUNG. Neu mat chu nhu vay, thi co nghia la CUNG VUI, DEU VUI. Phai tra cuu mat chu Han hay chu Nom moi ro.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 12:27
Le Hao
Le Hao Theo mình được biết thì chử câu hình như ai mới thay đổi sau này còn nguyên gốc là chư Cu .Hồi đó gọi là Tổng Cu Hoan xả Hải Định ,và lúc nào cũng gọi là làng Cu Hoan .Ngày tôi còn nhỏ năm 1960 . làm biên bản thế vì khai sinh khi đó ông Nguyển Tri Kiệt là quận trưởng có ông Lê Đức Căng lục sự ngồi giúp việc trong tời khia sinh của tôi là Làng Cu Hoan xả Hải Thiện
Thích · Trả lời · 1 · 1 Tháng 12 lúc 18:12 · Đã chỉnh sửa
Hương Võ Đình
Hương Võ Đình Hảo đọc 2quy ển sách trên thì rỏ nình đừng dựa vào cảm tính Hảo à
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 18:14
Le Hao
Le Hao Không phải dựa vào cảm tính ,mà từ xưa ông giáo Lê Quý Chuyết Thân phụ của nhà giáo Lê Hai (Lê Trai) Lê Sáu vẫn xác nhận là làng CU HOAN chứ không phải chư câu
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 18:24
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như Le Hao Cũng có lúc làng CU HOAN đổi thành lang CÂU HOAN
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:12
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như Có lẽ kg nên bàn cải nhiều , tôi nghĩ rằng không tự nhiên mà có từ CU HOAN . Một minh chứng cụ thể , xin mời đến trước đình làng để xem biển ngữ : ĐÌNH LÀNG CU HOAN, , Tôi đang còn rất nhiều giấy tờ có tên làng Cu Hoan, Hồi trước Ông bố tôi cũng rất giỏi về văn nho ông đã dạy tôi học chữ Hán đến quyển sách Tam Thiên Tự , khi nói về từ CU ông giả nghĩa là ĐỀU con thầy Sam, hay thầy Quang có lẽ chưa hiểu nghĩa chữ này đâu . Tôi tin chắc là thế. Nói về cuốn Lịch sử Đảng bộ xã , tôi cũng có một cuốn, nhưng biễn ngữ trước đình làng ai là người duyệt
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:40 · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An
Trần Xuân An 俱 歡 Câu Hoan (cũng đọc theo cách của người địa phương là CU HOAN — sách Dương Văn An, Ô Châu cận lục, bản dịch của Văn Thanh, Phan Đăng). Tôi còn nghe cách phát âm của người Hải Thiện là CÙ HOAN hay làng CÙ
Ảnh của Trần Xuân An.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:37
Trần Xuân An
Trần Xuân An Xem tiếp “lời bàn” (comment) trên tại đây:
Ảnh của Trần Xuân An.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:38
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như Không phải Câu hoan gọi theo tiếng địa phương là Cu Hoan đâu vì 2 từ này có nghĩa khác nhau mà/ Từ Cu tiếng địa phương phát âm là CÙ mới đúng
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:43
Trần Xuân An
Trần Xuân An Câu Hoan là tên chữ, từ Hán – Việt, có nghĩa là đều vui vẻ.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:47
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như có sách dịch CÂU là GỌI
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:48
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như có scahs dịch CÂU LÀ GỌI
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:53
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Trần Xuân An
Trần Xuân An 拘 câu (có âm khác là CÙ): khô khan. Chữ này vừa có âm CÂU vừa có thể đọc âm CÙ nhưng sách đã ghi rõ mặt chữ là 俱 rồi.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 19:56
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như cù : cù rủ , còn câu là kêu gọi như vây là đồng nghĩa với nhau rồi
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:02
Trần Xuân An
Trần Xuân An Ông Thúy Bùi Như này thật! Người Quảng Trị, Huế thường gọi chim BỒ CÂU là chim BỒ CU hay gọi tắt là CU, còn chuồng bồ câu thì gọi là CHUÔNG CU. —– Tháp canh, dựng bằng 4 cây tre, phía trên có phên che 4 phía, có lót sàn, có mái lợp, cũng gọi là tháp canh chuồng cu (trông như chuồng bồ câu). Nói tóm lại, địa danh được viết chính xác là CÂU HOAN nhưng người địa phương gọi là CU HOAN, tuy khác âm nhưng cùng mặt chữ Hán và cùng nghĩa.
Thích · Trả lời · 2 Tháng 12 lúc 11:14 · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Trần Xuân An
Trần Xuân An Bản dịch khác:
Ảnh của Trần Xuân An.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:10
Trần Xuân An
Trần Xuân An Đây là bản dịch của Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc:
Ảnh của Trần Xuân An.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:11
Trần Xuân An
Trần Xuân An Ông Dương Văn An (sống vào thế kỉ XVI, hoàn tất bản tục biên vào 1555) đã định nghĩa CÂU HOAN là trên dưới cùng vui hoan hỉ (đều vui)
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:16
Trần Xuân An
Trần Xuân An Làng Câu Hoan có giáo sư tiến sĩ L., và có tiến sĩ văn học hiện đại B.
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:27
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như Nói nhỏ với AN là ông L. không dám nói nhưng B. là cháu của mình đó nhưng kg hâm mộ lắm
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 20:49
Trần Xuân An
Trần Xuân An Tien si van hoc hien dai
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 21:54
Thúy Bùi Như
Thúy Bùi Như Biết vậy
Thích · Trả lời · 1 Tháng 12 lúc 21:55
Trần Xuân An
Trần Xuân An Tiến sĩ văn học hiện đại thì không chuyên về Hán – Nôm. Đó là điều bình thường. B. chỉ đi chuyên sâu vào văn học hiện đại. Cũng như đau tim mà đến khám bệnh tại bệnh viện phụ sản, gặp bác sĩ sản khoa, thì trái khoáy, phải không bạn Thúy Bùi Như!
Thích · Trả lời · 2 Tháng 12 lúc 9:23
Trần Xuân An
Trần Xuân An Còn thầy L. là bậc thầy về Hán – Nôm
Thích · Trả lời · 2 Tháng 12 lúc 10:06
Trần Xuân An

Viết trả lời…

Chọn tệp
Trần Xuân An
Trần Xuân An 1) Về vần ÂU và vần U, không phải riêng chữ CÂU / CU đâu. Nhiều lắm: con TRÂU / con TRU ; cau TRẦU / cau TRÙ ; giấu / GIÚ ; mặc DẦU / mặc DÙ ; trái BẦU / trái BÙ ; ruồi BÂU / ruồi BU v.v… 2) Làng CU phát âm thành làng CÙ là do quy luật hài thanh của tiếng địa phương (từ ngữ có hai thanh không dấu, phát âm nghe ngang ngang, cho nên thường có thêm dấu huyền): “Trời lanh quá, nó ngồi co ro” sẽ được phát âm là “Trời lạnh quá, nó ngồi CÒ RO”. Tương tự như vậy, làng CU HOAN thành làng CÙ HOAN
Thích · Trả lời · 2 Tháng 12 lúc 10:00 · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An

Viết bình luận…

null
.
Hình 1: Bảo vật quốc gia của Việt Nam: Mulkhalinga tại Mỹ Sơn, Quảng Nam. Nguồn ảnh: Báo Quảng Nam

.
null

null
.
Hình 2 & hình 3: “Linh tinh tình phộc”: Lễ hội Nõ (Nõn) Nường, làng Trám (Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ), đêm 11 rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm. — Vật thiêng Nõn (Linga) – Nường (Yoni). Nguồn ảnh: Việt Hưng, bài trên báo điện tử Dân Trí, 06-02-”09
.

.
Trần Xuân An
THĂNG HOA
SINH THỰC KHÍ
(*)

trầm hương sương ngát miếu đền
phiếm thần khẽ cúi hôn lên đoá hồng
ngàn xưa đèn toả nhớ mong
hoà xương thịt tình yêu trong đất trời.

T.X.A.
1984 – 1993

Cước chú của bài “Thăng hoa sinh thực khí”:
(*) Prianisme, với những hình tượng cách điệu, thẩm mĩ và với cái nhìn hồn nhiên tề vật cổ sơ: biểu tượng của hai nguyên khí âm dương.

(trong tập thơ “Tôi vẫn ở trên đường” của T.X.A., Nxb. Văn nghệ TP.HCM., 1993)

Trần Xuân An
QUẢNG TRỊ, TRỐNG ĐỒNG
VANG VỌNG ÂM DƯƠNG

quê mình, đất cổ Việt Thường
trống đồng Trà Lộc mười phương nắng dồn (1)

nguyên âm ( – ) Dương Lệ không mòn (2)
lớn lao nhất cõi, thoảng hồn Khu Liên (3)
Triệu Phong lòng nối Cát Tiên
nguyên dương ( + ) to tát nhất miền Phù Nam

mình, con Chim Lạc tìm trầm
bao năm ngậm ngãi nhớ thầm Trà Liên
trống đồng vọng đến vô biên
phi thời gian vang tận tiền kiếp xa

nghìn năm có thật trong ta
Nhật Nam rồi đến Ô – Ma, đến giờ… (4)
mình thành Quảng Trị liền bờ
Miền Trung mở cõi rộng Cồ Việt ra

chúng mình cũng chính chúng ta
Trường Sơn là mái, chái nhà Bắc – Nam
sân Trung chống bão nghìn năm
chồ Nam vàng thóc, bếp trầm Bắc thơm (5)

xuân Miền Trung đẹp mâm cơm
trăm con Chim Lạc theo nồm về đây
Trà Liên gõ trống liền tay
tiếng đồng Trà Lộc vang say tiếng cười

cựu dinh, kinh cũ, Đất – Người (6)
hai trăm năm rộng gấp mười mươi xưa.

T.X.A.
16: – 18:00, 17-11 HB10

(1) Trà Liên, Trà Lộc: địa danh ở Quảng Trị, nơi phát hiện được trống đồng Việt cổ.

(2) Dương Lệ, thuộc huyện Triệu Phong, nơi có biểu tượng nguyên khí âm (yoni) ( – ) lớn nhất; Cát Tiên, thuộc Lâm Đồng và Đồng Nai, có thể là kinh đô của vương quốc Phù Nam cổ đại, nơi có biểu tượng nguyên khí dương (linga) ( + ) lớn nhất.

(3) Khu Liên (người Chăm) là anh hùng chống xâm lược Trung Hoa, lập quốc năm 192 sau Công nguyên Tây lịch.

(4) Châu Ma Linh (Gio Linh, Vĩnh Linh) và châu Ô (Nam Quảng Trị, từ sông Hiếu trở vào).

(5) Bố cục đất nước theo cách nhìn của triều Nguyễn. Bố cục này thuộc phạm trù lịch sử. Chồ là một loại kho lẫm chứa thóc, kiểu như nhà sàn.

(6) Quảng Trị là thủ phủ Đàng Trong thời chúa Nguyễn, một phần kinh sư vương triều Nguyễn, kinh đô kháng chiến Tân Sở, thủ đô của Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

(trong tập thơ “Thơ sử và những bài thơ khác” của T.X.A., Nxb. Thanh Niên, 2011)

.
Đã đăng ở FACEBOOK:
.

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.

Một bình luận to “PHẢN ỨNG DO NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI “LÀNG CU””

  1. […] PHẢN ỨNG DO NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI “LÀNG CU” 04.12.2015 […]

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.