Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

HẬU CHIẾN, KHÔNG RIÊNG AI – thông tin – tư liệu tham khảo

Posted by Trần Xuân An trên 18.05.2013

hidden hit counter

PDF

 

LỜI CUỐI TRUYỆN – HỒI ỨC:

ĐIỀU CẦN NHẤN MẠNH
VỀ NHÂN VẬT TRONG “HẬU CHIẾN, KHÔNG RIÊNG AI”

THÔNG TIN ĐÃ CÓ THỂ CÔNG KHAI TRÊN SÁCH BÁO HIỆN NAY:
ĐIỀU CẦN NHẤN MẠNH
VỀ NHÂN VẬT TRONG “HẬU CHIẾN, KHÔNG RIÊNG AI”

Trần Xuân An

Nhân vật Nguyễn Phan Huyên (Trần Xuân An) trong truyện – hồi ức “Hậu chiến, không riêng ai” (T.X.A.), thuở 1982-1983, đã trải qua một cuộc khủng hoảng về phương pháp sáng tác và chỉ về phương pháp sáng tác mà thôi. Trên cơ sở tán thành hai bài của Nguyễn Minh Châu (1978, “Viết về chiến tranh”), Hoàng Ngọc Hiến (1979, về “chủ nghĩa hiện thực ‘phải đạo’”), nhất là cảm nhận bài thơ “Đêm cuối năm” của Tố Hữu (1982) (*), và theo nhận thức, suy nghĩ của Huyên, thì chính vì sự máy móc, áp đặt quá đáng trong việc vận dụng phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, nên tác phẩm văn chương trước 1978, 1982 không có sức thuyết phục đối với người đọc cũng như đối với học sinh học ngữ văn Việt.

Đó là một trong hai nguyên nhân, dẫn đến việc Huyên gặp phải tai họa bị khủng bố. Nguyên nhân kia là quá nhiệt tâm, nhiệt tình và quá lừng lẫy trong việc giảng dạy ngữ văn Việt. Huyên không biết nguyên nhân nào là chính.

Nhưng dẫu sao, nhân vật Nguyễn Phan Huyên vẫn là một nhân vật tích cực, không đầu hàng số phận. Huyên rời khỏi bục giảng, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện, nghiên cứu sử học, phê bình văn chương. Huyên cũng không phủ nhận những tác phẩm anh đã viết theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hơn thế nữa, Huyên xem một số bài thơ trong đó là thuộc loại tác phẩm thành công của Huyên (được viết lúc tuổi đời cường tráng nhất). Đồng thời, Huyên cũng không phủ nhận quãng thời gian hai năm anh sống, giảng dạy, sáng tác tại hai vùng kinh tế mới Bảo Nghĩa, Suối Hương (1978-1979 & 1979-1980). Đặc biệt, chính tiểu thuyết – hồi ức “Ngôi trường tháng giêng” (T.X.A., 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003) và truyện vừa – hồi ức “Bên kia Dốc ‘Mạ ơi!’” (T.X.A., 2012, Nxb. Hội Nhà văn, 2012) đã khẳng định điều đó.

Hai nhân vật khác, Hồng Vàng và Cúc Trắng, dẫu sao, cũng thành đạt trong cuộc sống. Một người là giảng viên trường cao đẳng sư phạm, một người là dược sĩ công tác ở bệnh viện tỉnh.

Với nhan đề “Hậu chiến, không riêng ai”, bắt nguồn từ một câu thơ của Ximônôp (K.M. Simonov), “không nỗi đau nào của riêng ai”, cuốn truyện – hồi ức này thể hiện nỗi đau hậu chiến trước Đổi mới, và bi kịch đó đã hoá giải sau khi công cuộc Đổi mới được mở ra, trên nhiều bình diện, gồm cả vấn đề phương pháp sáng tác… Tác phẩm được kết thúc một cách có hậu trong chừng mức nào đó, phù hợp với lô-gic cuộc sống và phù hợp với đạo lí, được thấy rõ qua sự thành đạt nhất định, sự nhận thức đúng mực về tình cảm, hạnh phúc riêng tư cho dù không như ý, không tròn đầy của ba nhân vật ấy.

Có lẽ cũng cần nói thêm: Trong tác phẩm “Hậu chiến, không riêng ai”, hai nhóm thủ phạm khủng bố có thể là PA.25 và “kẻ xấu” trong xã hội, nhưng tác giả (Trần Xuân An) đã khu biệt rõ, một bên là dăm bảy nhân viên PA.25 bị lạm quyền lạm dụng và một bên cũng chỉ là dăm bảy “kẻ xấu”, chứ không phải toàn bộ phân ngành PA.25 hoặc toàn xã hội đều là như thế… Tâm trạng bất bình, bức xúc trong lĩnh vực cụ thể này trước Đổi mới là phổ biến, nhưng từ đó đi đến manh động ở mức độ khủng bố thì không phải là nhiều. Không nhiều, nhưng vẫn làm nổi rõ thực trạng tâm lí của các phân số xã hội. Về hiện tượng khủng bố, mọi người đã có thể đọc thấy không ít thông tin, ở nhiều lĩnh vực, trên báo chí hiện nay.

Đoạn liền kề phía trên, có thể đọc như sau: Có lẽ cũng cần nói thêm: Trong tác phẩm “Hậu chiến, không riêng ai”, hai nhóm thủ phạm khủng bố là nhóm bảo thủ và nhóm “kẻ xấu” trong xã hội. Nhưng tác giả (Trần Xuân An) đã khu biệt rõ. Một bên, chỉ dăm ba người bị chột dạ vì bỗng chốc Huyên lại làm một bài thơ quá thật về bao giọt lệ và nỗi niềm hờn oán trước những hiện tượng ‘quá “tả”’, không chỉ tại các vùng “kinh tế mới” mà nhiều nơi, nhiều chốn khác trong xã hội nước ta thuở ấy. Và một bên, cũng chỉ dăm bảy “kẻ xấu” không thể chấp nhận tinh thần, nội dung giảng dạy ngữ văn thuở bấy giờ, nhất là những tác phẩm “phải đạo” được trích giảng… Dĩ nhiên không phải toàn xã hội đều là như thế… Tâm trạng bất bình, bức xúc trong lĩnh vực cụ thể này trước Đổi mới là phổ biến, nhưng từ đó, đi đến manh động ở mức độ khủng bố tinh thần thì không phải là nhiều. Không nhiều, nhưng vẫn làm nổi rõ thực trạng tâm lí của hai phân số xã hội cực đoan nhất. Còn đại đa số vẫn muốn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng, đọc đúng và học đúng sự thật – sự thật trong tiêu chí tận chân, tận thiện, tận mĩ của văn chương, với tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc. Đại đa số này tuy ấm ức nhưng không manh động, cực đoan mà chỉ thầm thì khát vọng… Về hiện tượng khủng bố, mọi người đã có thể đọc thấy không ít thông tin, ở nhiều lĩnh vực, trên báo chí hiện nay.

Qua ba nhân vật Huyên, Hồng Vàng, Cúc Trắng và hai nhóm thủ phạm trực tiếp gây ra tai hoạ khủng bố, đồng thời qua hiện thực đã được “cởi trói” sau Đổi mới ít nhiều đã được phản ánh, truyện – hồi ức “Hậu chiến, không riêng ai” không phải là một tác phẩm bôi đen hiện thực và có ý đồ không đúng đắn, bên ngoài văn chương.

T.X.A.
18-5 HB13 (2013)

(*) Bài luận của Nguyễn Minh Châu, đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, số 11-1978; in lại: Nguyễn Minh Châu, “Trang giấy trước đèn”, Tôn Phương Lan (sưu tầm, tuyển chọn), Nxb. KHXH., 2002, tr. 50-63. Bài luận của Hoàng Ngọc Hiến, “Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua”, đăng trên tuần báo Văn nghệ, số 23, ra ngày 09-7-1979. Bài thơ “Đêm cuối năm” của Tố Hữu, đăng trên báo Nhân dân, số đặc biệt, đầu năm 1982.

Xem thêm:
1) Nhiều tác giả, “Từ điển văn học”, bộ mới, Nxb. Thế giới, 10-2004, tr.287-288: Mục từ “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” do Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết.
2) GS. Phương Lựu, “Chung quanh vấn đề phương pháp sáng tác hiện nay”, đăng trên Tạp chí Cộng sản in giấy (8-2008) và điện tử (25-08-2008), …v.v…
3) GS. Trần Đình Sử, “Tính ngụy tạo của khái niệm phương pháp sáng tác trong lí luận phê bình văn học mác-xít” (hay “Cần loại bỏ phương pháp sáng tác ra khỏi lý luận phê bình văn học hiện nay”), tham luận hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học”, do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.W. và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 10-4-2012, đăng trên Tttđt. Viết Văn (vietvan.vn) thuộc Đại học Văn hóa, Hà Nội, và điểm mạng cá nhân trandinhsu.wordpress.com, ngày 24-05-2013, …v.v…

 

Dưới đây là tệp PDF mới thực hiện vào ngày 03-06 HB13:



PDF 03-06 HB13 (2013)


 



Doc_TXA-HauChienKhongRiengAi–03-06HB13.pdf
 

PDF mới
“Hậu chiến, không riêng ai”
Bản PDF đã được sửa lỗi gõ phím
(ngày 05-7 HB13 [2013]):

có thể in ra giấy

PDF

Click to access copy-05-7hb13_ban-in-ra-giay_hau-chien-khong-rieng-ai-03-06hb13.pdf

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: