Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Hòa giải dân tộc: NHÂN DỊP 02-9 & TRIỂN LÃM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1946-1957) TẠI HÀ NỘI

Posted by Trần Xuân An trên 15.09.2014

hidden hit counter

 

Hòa giải dân tộc
để đoàn kết dân tộc:

MỘT ÍT Ý KIẾN, TÁC PHẨM CŨ & MỚI
NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH 02-9 (2014)
& TRIỂN LÃM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1946-1957)
TẠI HÀ NỘI

https://txawriter.wordpress.com…tuyen-ngon-doc-lap-duoc-viet-doc-voi-tinh-than-chu-nghia-quoc-gia/

1
NẾU KHÔNG CÓ TỰ DO HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI THÔNG TIN, KHÔNG CÓ TỰ DO BÀY TỎ CHÍNH KIẾN, XÃ HỘI SẼ TRÌ TRỆ, BỊ NGU DÂN HÓA, NHƯNG TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ VĂN MINH, CŨNG CÓ LUẬT ĐỊNH NHƯ LUẬT TRÒ CHƠI CỦA MỘT TRÒ CHƠI LỚN TRONG SINH HOẠT TẬP THỂ…

Thưa các thành viên FB, chúng ta có quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ chính kiến, tự do học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, tự do ngôn luận, nhưng trong thực tiễn xã hội, chúng ta cũng phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” hiện hành. “Luật chơi” (nói nghiêm túc: luật định), là vậy. Chúng ta bàn luận một cách tự do, nhưng có những ý kiến có thể trở thành chính thức được hiến pháp và luật pháp thừa nhận trong khuôn khổ của chúng, có những ý kiến chúng ta phải tự bảo lưu (quyền bảo lưu ý kiến khác biệt).

T.X.A.
06-9-2014

2
Trần Xuân An – “Mùa hè bên sông” (viết từ 1997 & 2003)
ĐẤU TỐ
(trong CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT theo kiểu Stalinisme và Maoisme)

3
VỀ TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁCH PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG
Ở QUẢNG TRỊ VÀ BẮC TRUNG BỘ:

Xin đưa ra một số từ thường gặp (như ở trích đoạn tạm gọi là “Đấu tố”, trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”*)

Mô (đâu, nào); tê (kia); răng (sao); ri (thế này); rứa (vậy); tau (tao); ôông mệ (ông bà); mi (mày), hoọc (học); roọng (ruộng); chừ (bây giờ); mền / miềng (mình); khôông (không)…

Các từ trên đây bất kì người Quảng Trị nào cũng có thể sử dụng và phát âm rất chuẩn theo từ tiếng Việt phổ thông (được đặt trong các cặp ngoặc đơn bên trên).

Dĩ nhiên các từ như: mô, tê, răng, ri, rứa, mệ, chừ, đều là những từ địa phương Quảng Trị, cũng thuộc tiếng địa phương Bắc Trung bộ và tiếng Quảng Nam **.

Ngoài ra, còn có một số từ nhiều người tưởng là người Quảng Trị và nhiều vùng Bắc Trung bộ phát âm sai hay không thể phát âm chuẩn như: tau, ôông, hoọc, roọng, mền/miềng, khôông. Thật ra, họ vẫn có thể phát âm rất chuẩn, chuẩn một cách rất dễ dàng, tự nhiên, với âm sắc Quảng Trị (giọng Quảng Trị) vốn có, trong những khi không phải nói chuyện giữa những người thân hay đồng hương, như: tao, ông, học, ruộng, mình, không.

Do đó, có thể xem những từ vừa liệt kê thuộc loại thứ 2 ở trên cũng là những từ địa phương (hay đó chính là những âm tiếng Việt cổ), chứ không phải là người Quảng Trị và các vùng Bắc Trung bộ không có khả năng phát âm đúng chuẩn. Điều đó khác với cư dân thuộc các vùng địa phương bị “nói ngọng”, “nói chớt” một ít phụ âm đầu, nguyên âm, hay phụ âm cuối, và không phát âm chuẩn được các âm ấy trong bất kì trường hợp nào, nếu không tự lưu ý để tự chỉnh sửa.

T.X.A.
10-9 HB14 (2014)

4
MỘT BÀI THƠ CỦA VĂN CAO, TÁC GIẢ QUỐC CA,
DO NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO CÔNG BỐ
GÂY CHẤN ĐỘNG

Ba nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo đã được nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao ủy thác việc xuất bản và công bố bản thảo còn lại. Bài thơ “Đồng chí của tôi” đã được Nguyễn Trọng Tạo công bố trên mạng toàn cầu gần đây, và cả ở Facebook trong mấy ngày vừa qua, đầu tháng 9-2014, sau khi tại Hà Nội có cuộc trưng bày hiện vật, tư liệu thời cải cách ruộng đất (1946-1957).

Đọc đến cuối bài “Đồng chí của tôi” ở trang Facebook của anh Nguyễn Trọng Tạo, chợt lóe sáng lại trong tôi một phát hiện, cảm nhận của tôi về điểm chốt và cũng chính là điểm sáng nghệ thuật của bài thơ ấy. Tôi vội gõ phím vào phần bàn luận bên dưới. Tôi cũng đã đăng ở phần bàn luận trên trang FB của tôi.
Sáng nay, tôi lại đăng lên phần “trang thái” (status) để người đọc lưu ý hơn.

Đây là đoạn kết của bài thơ “Đồng chí của tôi”:

“Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…”

Tôi đã có lời lạm bình:
Dấu ba chấm cuối bài thơ này, thường được gọi là dấu chấm lửng, ở đây phải gọi là dấu tắt nghẹn. Ba dấu chấm ấy hình như cũng là ba phát đạn, để kết liễu “Việt Nam muôn năm”, chỉ còn lại “Đảng Lao động” mà thôi.

Phải chăng ẩn ý của Văn Cao là thế? Theo cách bình này, thì Văn Cao quả là … phản động, chống Đảng… (cười dzui và cười mếu).

Tôi muốn tô đậm, nhấn mạnh lời lạm bình ngắn gọn này.

T.X.A.
11-9 HB14 (2014)
————————————–

Trọn vẹn bài thơ:
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI
– thơ VĂN CAO –

Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây

Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ giẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
Đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
Giẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn

Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…

Văn Cao
(1956)

5
ĐA NHIM, NHỚ LẠI MỘT TỨ THƠ
MƯỜI LĂM NĂM TRƯỚC
Trần Xuân An

6
NGHI THỨC NHẶT CƠM RƠI
CỦA BÀ MẸ QUÊ
Trần Xuân An

7
NHÂN DỊP TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1946-1957),
NGẮM LẠI NHÀ CỬA CỦA HAI CỤ TỔ PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ (ĐỒNG TÁC GIẢ “TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN”, 1848)

8
HÒA GIẢI – HÒA HỢP & TỰ CHỦ – TỰ QUẢN
(nhân đọc một bài văn vần của một nhà giáo nổi tiếng)

Đất nước Việt Nam mình đã có nhiều cuộc chiến tranh mà đồng bào ruột thịt tương tàn, nổi bật là Trịnh – Nguyễn phân tranh (1558-1789-1802), điểm nóng chiến tranh lạnh & Nam – Bắc chia cắt (1945-1954-1975). Nếu không hòa giải thật sự để hòa hợp, cùng nhau xây dựng Đất nước trong sự bình đẳng mọi mặt, và vẫn cứ nuôi lòng thù hận (hoặc bị người khác xem là còn thù hận do định kiến hẹp hòi của họ) thì làm sao chung sống trên một đất nước, dưới một chính quyền nhất thống?

Ở một khía cạnh cụ thể, nếu thân nhân bị oan, thì bản thân ai đó phải quyết giải oan; nếu thân nhân đáng tội, thì bản thân người cùng huyết thống phải chấp nhận. Lẽ đời là vậy.

Nếu cố chấp, Đàng Ngoài ngày xưa không có ai ra làm quan cho triều Nguyễn; Miền Nam không có ai học hành, ra cộng tác với chế độ CHXHCN.VN. hiện hành sao?

Người Miền Nam gần 40 năm nay (1975-2014) chỉ muốn chính quyền địa phương, gồm các ban ngành, phải hoàn toàn là người có quê hương, bản quán nhiều đời tại Miền Nam chấp chính mà thôi. Nếu theo quan điểm của một nhà giáo nổi tiếng (không dám viết rõ tên họ) thì toàn Miền Nam 40 năm nay chỉ do cán bộ, công nhân viên chức có quê quán Miền Bắc cai quản (nói cách khác là Bắc cai trị Nam 100%)!

T.X.A.
14-9-2014

9
SỰ TỰ HÀO MẶC DÙ THẤT BẠI CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM (1945-1954-1975)

Xin nói cụ thể, giản đơn hơn về Miền Nam (1945-1954-1975):

Binh lính, công chức Miền Nam Việt Nam có quyền tự hào là đã có ý thức và quá trình chống Trung Quốc bành trướng (vấn đề độc lập dân tộc) và Liên Xô (vấn đề độc tài) suốt 30 năm (1945-1954-1975), tuy thất bại. Thắng lợi là của quy luật kinh tế khách quan, của ý thức dân chủ của xã hội loài người, mà Miền Nam Việt Nam chỉ góp phần gián tiếp (có cả xương máu).

Sự tự hào của Miền Nam Việt Nam (1945-1954-1975) về mặt độc lập dân tộc (chống Tàu bành trướng) cũng như chống độc tài Liên Xô, Trung Quốc, cũng đủ ngẩng mặt với lịch sử và với toàn dân rồi.

T.X.A.
14-9 HB14 (2014)

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/hoa-giai-dan-toc/hoa-giai-dan-toc-va-cai-cach-ruong-dat-1946-1957

..

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.