Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

2013, GÓP Ý VÀO VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Posted by Trần Xuân An trên 12.01.2013

hidden hit counter

2013, GÓP Ý VÀO VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
VỚI TẤT CẢ SỰ TRANG TRỌNG, NGHIÊM TÚC:
NÂNG CAO TÍNH DÂN TỘC, TÍNH ĐỘC LẬP, TÍNH BAO QUÁT

 

Xem hình vẽ phác thảo với kích cỡ lớn hơn

Kính gửi BBT Chuyên mục Dự thảo HIẾN PHÁP 2013

Tôi kính gửi ý tưởng sửa đổi QUỐC KÌ và QUỐC CA như sau:

1) Quốc kì: Vẫn giữ nền đỏ, nhưng thay sao vàng 5 cánh thành hình Trống Đồng có ngôi sao vàng 16 cánh (XIN XEM HÌNH PHÁC THẢO ĐÍNH KÈM).

2) Quốc ca: Vẫn giữ phần nhạc bài “Tiến quân ca”, nhưng đặt thêm lời 2 (lời 1 vốn có, mang nội dung kháng chiến chống Pháp…; lời 2 mới đặt, có nội dung bảo vệ và xây dựng Tổ quốc).

Ý tưởng thay đổi Quốc ca, Quốc hội đã đề xuất từ 1980.

Trân trọng,
TXA.

Đã kính gửi BQT. Tttđt. Dự thảo của Quốc hội, Báo điện tử VietNamNet, Tạp chí điện tử tự lập Bauxite Việt Nam.

12 Giêng HB13 (2013):
Bảo vệ ý tưởng sửa đổi Quốc kì, bổ sung vào Quốc ca:

1) Việc sửa đổi Quốc kì, Quốc ca đã từng diễn ra vào năm 1955, theo Nghị quyết Quốc hội, tháng 9-1955 và theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, số 249 ngày 30-11-1955.

Riêng về ngôi sao vàng 5 cánh, xin nhớ là ngôi sao vàng trước đó vốn có cạnh là những đường cong, từa tựa như 5 cánh hoa, mỗi cánh có chóp nhọn.

Nhiều nước trên thế giới cũng đã từng sửa đổi Quốc kì, Quốc ca, nên không có gì lạ. Vấn đề là sự sửa đổi phải hợp lí, hoàn thiện hơn, và trang trọng, nghiêm túc.

2) Trong ngôi sao vàng 16 cánh (hay 8 hoặc 12 cánh) của Trống đồng đã bao gồm ngôi sao vàng 5 cánh.

3) Không có thư tịch cổ xưa nào ghi nhận hình ngôi sao trên Trống đồng là thể hiện cách tính lịch của người Bách Việt xưa. Người đời sau suy đoán mà thôi. Nhưng dẫu quả thật là vậy, thì cũng rất tốt, rất đáng tự hào, vì cách tính lịch (hay còn gọi lịch pháp) là một khoa học, cho dù bấy giờ là khoa học cổ sơ.

Nói thêm về Trống đồng: Trống đồng là sản phẩm của người Bách Việt, nhưng hiện nay chỉ người Việt Nam (Lạc Việt – Âu Việt) là đại diện duy nhất còn lại, chưa và không bị Hán hóa. Đây cũng là một niềm tự hào cần mãi mãi ghi nhớ.

4) Màu đỏ nền cờ, màu vàng ngôi sao ở Quốc kì và nhạc cũng như ca từ Quốc ca, tôi không kiến nghị thay đổi. Tôi chỉ kiến nghị đặt thêm ca từ 2 (chính xác là ca từ 3 và 4, vì phần ca từ vốn có từ 1945 và từ 1955, đã có ca từ 1 và 2). Như vậy, vẫn sử dụng ca từ 1 và 2 như cũ nhưng cũng có thể sử dụng ca từ 3 và 4 mới đặt, tùy trường hợp, bối cảnh chào cờ, còn Quốc thiều (phần nhạc) vẫn y nguyên.

Nói thêm về màu đỏ và màu vàng: Đó cũng là hai màu trang trọng trong truyền thống Việt, thể hiện ở đình, chùa, và cả ở bàn thờ gia tiên, cho dù gia đình giàu có hay nghèo khó (sơn son thếp vàng, không phải là không phổ biến trong nhiều tầng lớp xã hội).

Trần Xuân An

Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, xin nói rõ: Những góp ý trên đây không loại trừ một mảy may giá trị nào đã trở thành lịch sử, mà còn nhằm bảo tồn các giá trị ấy, đồng thời tăng cường hơn tính dân tộc (hình tượng ngôi sao của Trống đồng), tính độc lập (khác với ngôi sao vàng trên quốc kì nước láng giềng phương Bắc) và cả tính bao quát (phù hợp với mọi thành phần xã hội, mọi thời đoạn, bối cảnh đất nước, mọi tình hình, mọi nhiệm vụ công dân).

T.X.A.

Ý nghĩa giản đơn nhất, cũng là ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của hình tượng có tính biểu tượng, ngay giữa tâm mặt Trống đồng, là NGUỒN SÁNG – nguồn sáng của NGÔI SAO (hay mặt trời, có thể cả mặt trăng, và cũng có thể là bếp lửa, đống lửa lễ hội nữa). Nguồn sáng ấy soi sáng cho thiên nhiên – Đất nước, con người – xã hội Việt Nam (Lạc Việt – Âu Việt, đại diện duy nhất còn lại của cộng đồng Bách Việt). Nguồn sáng cổ sơ ấy đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm, và qua mỗi thời kì lịch sử lại được hiện đại hóa, ngang tầm với mỗi thời đại. Do đó, trong biểu tượng NGUỒN SÁNG DÂN TỘC ấy đã có cả Ngôi sao 5 cánh trên Quốc kì vốn có, hiện thời. Mọi cách giải mã của hậu thế, từ trước đến nay, đều chỉ làm phong phú thêm, chứ không có một ai có thể chê bai, đưa ra ý nghĩa phản cảm. Nói cho cùng là thế, nhưng ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng, không thể giải thích sai lạc, vẫn là NGUỒN SÁNG của NGÔI SAO (hay mặt trời, mặt trăng, lửa).

Trần Xuân An
15-01 HB13 (2013)

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.