Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

Posted by Trần Xuân An trên 07.07.2010

hidden hit counter

Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

— tác giả “Chú giải và phân tích vè Thất thủ kinh đô”, Nxb. Đà Nẵng, 2010, 114 trang —

Cũng trân trọng gửi anh Võ Văn Hoa và các bạn Nguyễn Phụng, Nguyễn Lạp…

VÀI TRÍCH ĐOẠN TỪ HAI CUỐN SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN  (DẠNG SÁCH ĐIỆN TỬ VÀ DẠNG SÁCH IN GIẤY)

 

1.

MỘT CHÚ THÍCH VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TRONG LĨNH VỰC VĂN HỌC DÂN GIAN: SÁNG TÁC VÀ TIẾP NHẬN (KỂ VÈ, NGHE VÈ, VÀ CHÉP VÈ, ĐỌC VÈ)

Đối với các tác phẩm văn học dân gian nói chung, không thể không lưu ý một điều rất sơ đẳng là cần vận dụng luận điểm nghiên cứu xã hội: có bộ phận dân gian tiến bộ, sáng suốt; có bộ phận quần chúng lạc hậu, phản động, mù quáng; có bộ phận nhân dân trung gian, đứng giữa hai bộ phận kia. Không bao giờ có một thực thể xã hội thuần nhất; và sự phân hóa xã hội càng rõ trong những thời đoạn xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt với những lực lượng đối kháng quyết liệt. Và thực thể dân gian (cả tầng lớp thượng lưu, trí thức cũng thế) lại càng phức tạp theo hướng tiêu cực (lẫn lộn tốt – xấu, chính nghĩa – phi nghĩa, dân tộc – phản dân tộc…), một khi mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giữa lực lượng yêu nước và giặc ngoaiï xâm (xét cả về mâu thuẫn đối kháng văn hoá, tôn giáo…) bị đẩy đến bên kia điểm đỉnh (cao trào của kịch tính – một thuật ngữ văn học), và cuối cùng lực lượng xâm lược, phản quốc, ngu dân thắng thế. Do đó, trong một tác phẩm văn học dân gian như vè Thất thủ kinh đô chẳng hạn, có những yếu tố mơ hồ, lẫn lộn, nhập nhằng trong nhận thức và phản ánh lịch sử, dẫn đến thái độ, tình cảm cũng thiếu sáng suốt… Vè Thất thủ kinh đô xuất hiện từ 1900 – 1914, sớm nhất là 15 năm sau điểm đỉnh tột độ là đêm 22 – 23.5 Ất dậu, 1885 (*). Đó là điều rất đáng lưu ý.

Cũng xin khẳng định rõ ràng hơn: Chúng tôi không vận dụng khái niệm mĩ học về bi kịch để phân tích nội dung tác phẩm vè Thất thủ kinh đô, vốn phản ánh sai lệch khá nhiều về sự kiện, nhân vật lịch sử, mà chỉ để giải thích hiện thực lịch sử, và cụ thể là tác động của bạo quyền thực dân trong việc gây nhiễu, làm sức ép lên dư luận một bộ phận quần chúng lẫn sáng tác của bộ phận quần chúng đó, ít ra là suốt 15 năm sau khi nhân dân ta hoàn toàn bị thực dân thống trị. Cũng rất cần phải có cái nhìn biện chứng về tâm lí các phân số quần chúng (quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận…), về tâm lí sáng tạo văn học và truyền khẩu văn học dân gian (mâu thuẫn trong nhận thức, những điểm mù trong nhãn quan trước hiện thực, sự cưỡng bức của hiện thực một cách vô thức và hữu thức, sự mắc mưu tuyên truyền xen lẫn phản ứng chống lại tuyên truyền…).

Cho nên, vấn đề đặt ra là chỉ có thể đãi lọc những lượng thông tin xét thấy là xác thực mà thôi, trên cơ sở lấy ĐNTL.CB (*). IV, V (1847 – 06.9. 1885) và cả kỉ IV (1885 – 1888, với quan điểm yêu nước, chống Pháp, chống ngụy triều Đồng Khánh) làm chuẩn cứ.

TXA.

___________________________

(*) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục chính biên” (xem theo link đã dẫn trên trang này).

Nguồn:

TRẦN XUÂN AN, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA:, NXB. Thanh Niên, 2006:
Bài “BI KỊCH Ở ĐIỂM ĐỈNH MÂU THUẪN: 1883 – 1884, VÀ SỰ CHIẾN THẮNG CỦA NHÓM CHỦ CHIẾN YÊU NƯỚC” (Trần Xuân An):

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-2

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

2.

MỘT CƯỚC CHÚ VỀ VÈ “THẤT THỦ KINH ĐÔ”

“Thất thủ kinh đô”, theo chúng tôi, cũng rơi vào quỹ đạo của luận điệu tuyên truyền do Pháp và Triều đình Đồng Khánh tung ra. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi của thực dân Pháp; hoặc do dân gian mù lòa trong nhận thức, nhận thức chính trị với tư duy đơn giản kiểu rạch ròi, tuyến tính cứng nhắc trong các vở tuồng cổ, cải lương, chèo cổ, mà vô hình trung có lợi cho Pháp và bọn tay sai.

Ca ngợi Tôn Thất Thuyết lại bằng những câu:

“Chú nào con vợ chưa thành
Cho về sở định sở sanh việc nhà
Chú nào lưa mẹ còn cha
Cho về bảo dưỡng, vậy mà đừng đi”

Có nhà sử học, nhà văn cho rằng đấy là chủ nghĩa nhân đạo của Tôn Thất Thuyết!

Không đời nào có kiểu tuyển quân kháng chiến kì quặc với các tiêu chuẩn như thế. Thế thì chẳng còn người lính kháng chiến nào hết (chỉ chọn người đã mồ côi cha mẹ và đã có vợ con!). “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” (tục ngữ), “mỗi người làm một trận” (Nguyễn Trãi), “đàn ông nào, đàn bà nào, thấy Tây cứ chém phứa, thấy Nhật cứ chặt nhào” (Hồ Chí Minh), chứ đâu phải tuyển quân kiểu đó! Tuyển quân kiểu đó, không phải kháng chiến, mà chỉ “băng mình tếch dặm sơn phòng náu nương” (VTTKĐ., câu 1036)!

“Thất thủ kinh đô” chỉ minh họa theo luận điệu của thực dân Pháp và Triều đình Đồng Khánh: Tôn Thất Thuyết chỉ tìm kế thoát thân, chứ chẳng kháng chiến gì cả.

“Thất thủ kinh đô” đã bắn vào tim Tôn Thất Thuyết viên đạn bọc đường: giết chết nhân cách Tôn Thất Thuyết bằng viên kẹo ca ngợi ngọt lịm mà bên trong là mũi đạn có thuốc súng công phá.

Còn với Nguyễn Văn Tường, vè “Thất thủ kinh đô” triệt hạ cả tư cách, phong độ lẫn lập trường chính trị. Tuy vậy, vẫn nói rõ: đến mức không thể hòa hoãn với Pháp được nữa, bởi Pháp cố tình gây hấn, dùng kế khích tướng, ép Triều đình một cách ngạo mạn, ông đã bày tỏ thái độ (tuy bị nhu nhược hóa!):

“Ai có tài ra chốn binh đao
Miễn yên nhà [yên] nước, lẽ nào dám can”

(VTTKĐ., câu 633 – 634)

Và ở đoạn kết, lúc kinh đô Huế đã thất thủ:

Đô thành, quan Quận giao hòa
Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây
Tây phiên gẫm vẫn giận thay:
– “Đem lòng cự chiến còn đến đây làm gì

May mà Nam Việt bại suy
Tây mà bại, đạo phen ni cũng không còn…”
(*)

(VTTKĐ., 1335 – 1340)

Quan một cho đến quan ba
Quan năm quan sáu vậy mà cũng nghe
Đòi triệu các quan tỉnh trở về
Sự tình y ước cho ra bề đục trong
Tin thì tin, dạ còn phòng
Nam triều tể tướng nó đem lòng phục binh

(VTTKĐ., 1371 – 1376)

“Mời quan tể tướng xuống mau
Để kịp xuống tàu về nước Lang Sa”

(VTTKĐ., 1535 – 1536)

Dẫu có chút nào đúng với ĐNTL.CB., tập 36, các trang 63 – 64, 220 – 222, 247, tuy tinh thần chủ chiến đã bị xuyên tạc phần lớn, thì những đoạn khác vẫn có quá nhiều sai lạc nghiêm trọng (sai lạc cả những chi tiết nhỏ lẫn những mảng hiện thực lịch sử lớn).

“Thất thủ kinh đô” không phân biệt được chủ chiến trong đấu tranh chính trị, ngoại giao và chủ chiến bằng vũ trang là một, “nhất dạng”, dẫn đến sự lệch lạc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật theo tưởng tượng hư cấu chủ quan.

“Thất thủ kinh đô” đã xuyên tạc, li gián cả hai người lãnh đạo cao nhất của nhóm chủ chiến, làm phong trào Cần vương hoang mang, tan rã, khiến người yêu nước không nhận ra thủ đoạn tuyên truyền của Pháp và triều Đồng khánh, rất dễ bị mắc lừa!

“Thất thủ kinh đô” còn là cách biện minh cho Pháp, tả đạo, bọn tay sai và phe chủ “hòa”! (Xem các bài dụ của Từ Dũ – Nguyễn Nhược thị Bích viết thay – và của Đồng khánh về Tôn Thất Thuyết). Chả thế mà Le Bris đã dịch ra tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Những người bạn cố đô Huế (BAVH.), số 1, năm 1942… (xem thêm tr. 235).

Chúng tôi chưa nói đến vè “Thất thủ Thuận An”, một sáng tác được cho là của dân gian vì đã lưu truyền trong dân gian, với những sai lạc, những xuyên tạc nghiêm trọng của nó: “đánh tráo nhân vật hư cấu”, Nguyễn Trọng Hợp thành Nguyễn Văn Tường, đồng thời biện minh cho tên thực dân tả đạo Caspar! Tên cơ hội, tay sai Nguyễn Trọng Hợp thì Đại Nam thực lục, chính biên, tập 36, 37 và Đại Nam liệt truyện, tập 4, sđd., đã ghi quá rõ hành trạng của y cũng như ý thức làm tay sai cho Pháp của y…

TXA.

_______________

(*) Trích đầy đủ hơn:

“Đô thành, quan Quận giao hòa
Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây
Tây phiên ngẫm vẫn giận thay:
“Đem lòng cự chiến, còn đến đây làm gì?

May mà Nam Việt buổi bại suy
Tây mà bại, Đạo phen ni, cũng không còn
Người mà phiêu lạc núi non
Bao nhiêu nhà cửa chẳng còn gì đâu
Tây phiên thúc thủ thụ đầu
Hàng lai Nam Việt, mảnh âu chẳng lành
Tây phiên trở lại Tây thành
Ở đây xấu tiếng bia [bêu?] danh đã rồi
Họ không cho đâm nhánh mọc chồi
Trăm dao xẻo thịt thả trôi giang hà”

( http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

Nguồn:
TRẦN XUÂN AN (biên soạn & khảo cứu), “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”, NXB. Thanh Niên, 2008:
Cước chú của bài thơ số 27, thuộc Phần thứ III (Thi tập Nguyễn Văn Tường):
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-11

TRÂN TRỌNG MỜI XEM THÊM:

Trần Xuân An, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7. 1885)
(VÀI CHỦ ĐIỂM SỬ HỌC SƠ LƯỢC CẦN THIẾT KHI CẢM NHẬN BÀI “GIẢI TRIỀU…” CỦA NGUYỄN VĂN TƯỜNG)”.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-5

Trần Xuân An
07-6 HB10 (2010)

____________________________________________

 Bổ sung ngày 14-7 HB10:
 
 
 
 


Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

 
Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

 Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

Trích:
Phóng viên Linh An, “Tân Sở – kinh đô kháng chiến”
báo Người Lao Động, 14-7-2010

 

 

 Xem tư liệu chuẩn cứ:

NGUYÊN VĂN 4 VĂN KIỆN QUAN TRỌNG & MẤU CHỐT TRONG “ĐẠI NAM THỰC LỤC, CHÍNH BIÊN”
 

(Một phát hiện riêng rất tâm đắc của Trần Xuân An: Dụ Cần vương & Dụ Nguyễn Văn Tường được ban hành trong một ngày, thể hiện rõ sách lược “Kẻ ở người đi” của Nhóm Chủ chiến triều đình Huế)

 

 

6 bình luận to “Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)”

  1. txa said

    Trân trọng mời xem ngay tại điểm mạng “txawriter.wordpress.com” này:

    BÀN THÊM VỀ
    THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG),
    LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG
    & CỤM TỪ “TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI”
    Trần Xuân An

    https://txawriter.wordpress.com/2008/06/25/thbao-du-chieucanvuong/

    TXA.

  2. TXA. said

    ĐỌC BÁO NGÀY 13 & 14-7 HB10 (2010):

    1

    Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:

    Hội thảo khoa học
    “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”

    ĐCSVN – 15:24 | 14/07/2010

    Ngày 13-7, tại huyện Cam Lộ, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Cục Bảo tồn Di sản Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, Đại học Khoa học Huế tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Thành Tân Sở với phong trào Cần vương”, nhân kỷ niệm 125 năm (13-7-1885 – 13-7-2010) ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vương.

    Hơn 20 tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử tại Hội thảo đã đi sâu nghiên cứu từ ý đồ xâm chiếm nước ta của thực dân Pháp, tình hình nội bộ của triều đình Huế lúc bấy giờ, sự bí mật chuẩn bị từ trước của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đối với hậu cứ Tân Sở tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị), Vua Hàm Nghi ra Dụ Cần Vương; Các phong trào của sĩ phu và nhân dân hưởng ứng Dụ Cần Vương đứng lên chống Pháp trong phạm vi cả nước, đặc biệt là tại miền Trung; Ý nghĩa của Thành Tân Sở và Dụ Cần Vương; Bài học lịch sử rút ra từ Dụ Cần Vương đối với phong trào chống Pháp và sự ra đời sau này của Đảng Cộng sản Đông Dương…

    Trong báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS. Đỗ Bang- Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã nêu rõ hoàn cảnh, ý nghĩa của phong trào Cần Vương. Theo PGS.TS. Đỗ Bang: Hội thảo không những đã rút ra những bài học lịch sử về ý thức hệ, nhân sinh quan, ý chí kiên cường của con người Việt Nam, mà có thể nói, Thành Tân Sở và Dụ Cần Vương của Vua Hàm Nghi cùng với cao trào kháng Pháp hưởng ứng Dụ Cần Vương là đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, mãi mãi là dấu son trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc của nhân dân ta./.

    K.T (tổng hợp)

    Nguồn:
    Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
    http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30071&cn_id=412749#CuumUHIBxeGt

    2

    http://nld.com.vn/20100714010532117P0C1002/tan-so-kinh-do-khang-chien.htm

    Tân Sở – kinh đô kháng chiến

    Thành Tân Sở ở Quảng Trị và Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi là đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta

    Nhân kỷ niệm 125 năm ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương (13.7.1885 – 13.7.2010), ngày 13-7, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan chức năng đã tổ chức hội thảo khoa học Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương.

    Trên 20 tham luận của các nhà khoa học một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    Giải pháp khả thi nhất

    PGS-TS Đỗ Bang, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN, nhấn mạnh: “Sau sự kiện kinh đô Huế thất thủ rạng sáng 5-7-1885, vua Hàm Nghi được phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa ra thành Tân Sở ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ – Quảng Trị, ban Dụ Cần Vương và lập ra kinh đô kháng chiến. Năm ấy, vua Hàm Nghi đúng 14 tuổi. Mốc thời gian này là định vị cuối cùng của một vương triều có chủ quyền, không chịu chuyển giao chủ quyền và nền độc lập dân tộc cho thực dân Pháp”.

    Theo ông Đỗ Bang, trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa bởi chiến tranh, Tân Sở tuy không phải là vị trí tối ưu nhưng là nơi có nhiều lợi thế so với các địa điểm khác. Nguyễn Văn Tường, người đứng đầu phe chủ chiến của triều đình và là người lập kinh đô kháng chiến ở Tân Sở, sau 10 năm làm tri huyện đã hiểu được thế đất, lòng người ở đây. Tuy không hoàn hảo song chọn Tân Sở để lập kinh đô kháng chiến là giải pháp khả thi nhất thời đó.

    Các đại biểu tham quan gian trưng bày tư liệu về thành Tân Sở và vua Hàm Nghi tại hội thảo

    Có chung quan điểm về kinh đô kháng chiến Tân Sở, PGS-TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Khoa học Lịch sử VN, nêu rõ: “Tân Sở, một vùng đất đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc, với nhà vua gian truân yêu nước Hàm Nghi và tên tuổi của nhiều nhân vật khác đã làm rạng danh sử sách, tỏa sáng hào quang yêu nước muôn đời cho hậu thế. Tân Sở là căn cứ đầu tiên được triều đình Huế lựa chọn để kháng chiến chống Pháp. Thành Tân Sở và Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi là đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta”.

    Chỉ còn phế tích

    Khác với nhiều người nghĩ vua Hàm Nghi sẽ ở trong thành nhưng tại hội thảo, nhiều tham luận đã chứng minh khi lên Tân Sở, ông đã ở trong nhà dân. Đó là nhà ông Trần Văn Hạnh ở thôn Bảng Sơn và nhà ông Nguyễn Vạn ở thôn Mai Đàn. Đây là những gia đình khá giả, có học thức ở vùng Cùa – Cam Lộ lúc bấy giờ. Điều đó chứng tỏ sau khi rời bỏ ngai vàng ở kinh đô Huế ra Tân Sở, vua Hàm Nghi nói riêng và những lãnh đạo phong trào Cần Vương nói chung rất gần gũi với dân.

    Tại hội thảo, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Tân Sở được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thành Tân Sở giờ là một rừng cao su ngút ngàn. TS Nguyễn Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Năm 1995, thành Tân Sở đã được xếp hạng di tích quốc gia. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một giải pháp nào để bảo quản, tôn tạo.

    Thành rộng 29 ha thì chính quyền địa phương đã cấp hết 28 ha để trồng cao su. Mọi dấu tích thành Tân Sở đến hôm nay chẳng còn lại gì”. Ông Bình đưa ra nhóm giải pháp tôn tạo thành Tân Sở được nhiều người đồng ý, gồm: bảo tồn các yếu tố gốc, phục dựng, tái tạo, tôn tạo, tôn vinh…

    Cùng với hội thảo, một lễ hội Cần Vương cũng được UBND huyện Cam Lộ tổ chức ngay phế tích thành Tân Sở với nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.

    Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

    Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

    Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

    Bài và ảnh: phóng viên Linh An
    (Báo Người Lao Động):
    http://nld.com.vn/20100714010532117P0C1002/tan-so-kinh-do-khang-chien.htm

    3

    Cập nhật lúc : 5:05 AM, 14/07/2010

    Lễ hội Cần Vương

    (VOV) – Lần đầu tiên Lễ hội Cần Vương được tỉnh Quảng Trị tổ chức, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với phong trào Cần Vương.

    http://vovnews.vn/Home/Le-hoi-Can-Vuong/20107/149300.vov

    Hội thảo khoa học “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”

    (Web Quảng Trị) – Sáng nay 13/7/2010, UBND huyện Cam Lộ phối hợp Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”- một trong những nội dung chính của Lễ hội Cần Vương – 2010.

    Tham dự hội thảo có TS. Lê Hữu Phúc, UV BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; đ/c Nguyễn Văn Hùng, UVTVTU, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở VH TT & DL; lãnh đạo huyện Cam Lộ cùng đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn ở Trung ương, khu vực và địa phương.

    Mục đích của hội thảo là nhằm một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện vua Hàm Nghi dựng cờ ban Dụ và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc vào những thập niên cuối thế kỳ XIX. Đồng thời, thông qua hội thảo lần nầy cũng nhằm lắng nghe những ý tưởng, giải pháp của các nhà chuyên môn để địa phương lấy đó làm cơ sở khoa học cho công tác hoạch định, phục dựng, bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở – một di tích đã được xếp hạng quốc gia mà trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên di tích chưa được quan tâm, đầu tư, tương xứng với quy mô, tầm vóc vốn có của nó.

    Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính đã biểu dương những nổ lực, cố gắng của huyện Cam Lộ đã có cách làm, cách nghĩ chủ động, sáng tạo, đồng chí cũng cho rằng đây là một việc làm cần thiết, bổ ích và mang lại nhiều kết quả thiết thực.

    Đồng chí yêu cầu: Với những kết quả thu nhận được qua Hội thảo khoa học lần này UBND huyện Cam Lộ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những biện pháp tuyên truyền, giới thiệu một cách sinh động, kết quả Hội thảo cho đông đảo cán bộ, nhân dân Cam Lộ nói riêng, Quảng Trị nói chung, nhất là thế hệ trẻ hiểu biết một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về di tích Tân Sở và phong trào Cần Vương. Qua đó góp phần nâng cao lòng tự hào quê hương, tinh thần dân tộc, đoàn kết, gắn bó xây dựng quê hương giàu mạnh; Từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa Lễ hội Cần Vương nhằm làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Xem đây là một Lễ hội đặc trưng mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất Cam Lộ, làm nên bức tranh đa sắc màu trong tổng quan Lễ hội trên đất Quảng Trị; Những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn sẽ là những cứ liệu xác đáng giúp cho UBND huyện Cam Lộ nhanh chống hoàn thiện đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo khu di tích Tân Sở trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Có kế hoạch đầu tư, phục dựng, tái tạo các giá trị vốn có của di tích, từng bước đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả trong việc nghiên cứu, tham quan và du lịch; Các nhân vật lịch sử tiêu biểu của phong trào Cần Vương trên đất Quảng Trị và cả nước, UBND huyện Cam Lộ phối hợp với Hội đồng tư vấn đặt tên đường, phố và các công trình công cộng của tỉnh, nghiên cứu, rà soát để đặt tên các tuyến đường và các công trình công cộng tại vùng Cùa và thị trấn Cam Lộ. Đây là một hình thức giáo dục truyền thống và tôn vinh các nhân vật lịch sử khá phổ biến, thiết thực hiệu quả.

    Các báo cáo Khoa học được trình bày tại hội thảo gồm: Miền Tây Cam Lộ dưới triều Nguyễn của TS. Nguyễn Văn Đăng; Thành Tân Sở: Qúa trình xây dựng và diện mạo kiến trúc của ThS.Lê Đức Thọ; Sau ngày thất thủ kinh đô 5/7/1885, những nhân vật ra Tân Sở để phát động phong trào Cần Vương của NNC. Nguyễn Đắc Xuân; Văn thân, sĩ phu Quảng Trị với công cuộc Cần Vương cứu nước cuối thế kỷ XIX của TS.Trương Công Huỳnh Kỳ; Tân Sở và phong trào Cần Vương – ý nghĩa và bài học lịch sử của PGS.TS Nguyễn Văn Nhật – TS.Hà Mạnh Khoa; Thành Tân Sở nhìn trong sự so sánh của TS. Phan Thanh Hải; Đại cuộc Tân Sở dưới góc nhìn kinh đô kháng chiến Cần Vương qua khảo sát thực địa của ThS. Lê Đình Hào- Nguyễn Thanh Tùng; Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở của ThS. Nguyễn Bình; Phương án bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở của NNC. Ngô Thanh Bảo; Mấy ý tưởng về việc phục hồi, tôn tạo di tích thành Tân Sở của TS. Bùi Minh Đức- KTS Đỗ Thị Thanh Mai.

    Hội thảo diễn ra trong một ngày và bế mạc vào lúc 17h chiều nay.

    Hồng Hà
    Trang Thông tin điện tử Tỉnh Quảng Trị 14-7-2010
    http:// www. quangtri . gov. vn/ portlet- params@uP_ portlet_ action% 253 Dtrue %252 6uP _root% 253 Dctf1% 2526 jspName %253 Ddetail% 2525 2Ejsp %2526 MaTin %253 D2083 %2526 MaNT %253D1 %2526 MaCM %253 D1 %2526Ngay %253 D2010-07-14 %2B7 %253 A10 %253 A27 @ portlet- params. tag. 3dc930ae 17d57990. render. user Layout Root Node. target. ctf1.uP

    4

    Lễ hội Cần Vương

    (VOV) – Lần đầu tiên Lễ hội Cần Vương được tỉnh Quảng Trị tổ chức, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với phong trào Cần Vương.

    Nhân kỷ niệm 125 năm ngày Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, kêu gọi phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, tối qua (13/7), tại Khu Di tích lịch sử quốc gia thành Tân Sở, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức lễ hội Cần Vương với chủ đề “Tân Sở dấy nghĩa Cần Vương”.

    Năm 1885, sau khi thất thủ ở Huế, phái chủ chiến đứng đầu là phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết định rời bỏ kinh thành, đưa vua Hàm Nghi tìm đường cứu nước. Tân Sở thuộc vùng Cùa xưa, ngày nay thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được chọn để xây dựng làm “kinh đô kháng chiến”.

    Thành Tân Sở rộng khoảng 20 héc ta, được xây trên một quả đồi thấp, bốn bề che chắn bởi núi đồi trập trùng, hiểm trở bao quanh…Tại đây, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, kêu gọi phong trào kháng chiến chống Pháp. Lệnh được ban bố đã nhanh chống lan ra khắp cả nước, dấy lên cao trào giúp vua chống giặc của các tầng lớp sỹ phu, nhân dân Quảng Trị và cả nước. Thành Tân Sở đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong trong lịch sử cận đại Việt Nam. Năm 1995, thành Tân Sở được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Do thời gian và chiến tranh, Thanh Tân Sở bị tàn phá trở thành phế tích, chỉ còn là bãi đất trống.

    Như vậy, vùng đất Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tự hào 2 lần được chọn làm kinh đô kháng chiến. 125 năm trước là kinh đô Tân Sở và gần 100 năm sau đó là khu trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lần đầu tiên Lễ hội Cần Vương được tỉnh Quảng Trị tổ chức, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với phong trào Cần Vương. Qua đó, giúp tỉnh Quảng Trị có kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia này cho xứng tầm với giá trị. Ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết: “Lễ hội nhằm nhắc nhỡ chúng ta về vị trí vai trò thành Tân Sở với phong trào Cần Vương. Việc trùng tu tôn tạo thành Tân Sở là việc cần bắt tay vào ngay để xứng tầm với giá trị lịch sử của nó- Là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam”

    Đây cũng là sự kiện văn hóa lớn đóng góp vào chuỗi sự kiện chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong khuôn khổ lễ hội Cần Vương, Huyện đoàn Cam Lộ tổ chức Hội trại Tri ân nghĩa sỹ Cần Vương với nhiều hoạt động như: trò chơi dân gian, hội thi cắm hoa, ẩm thực, biểu diễn võ thuật cổ truyền, văn nghệ quần chúng…
    Bí Thư huyện Đoàn Cam Lộ Nguyễn Thị Hương cho biết: “Chúng tôi sẽ phát động đợt sưu tầm những tư liệu, những đồ vật cổ liên quan đến thành Tân Sở, nhằm góp phần cũng với các cơ quan chức năng để có cơ sở quan trọng xây dựng thành Tân Sở thành di tích lịch sử quốc gia…”

    Đình Thiệu
    Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam:
    http://vovnews.vn/Home/Le-hoi-Can-Vuong/20107/149300.vov

    5

    Lễ hội Cần Vương

    Thứ tư, 14/07/2010 – 02:01 CH

    Lần đầu tiên Lễ hội Cần Vương được tỉnh Quảng Trị tổ chức, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với phong trào Cần Vương.

    Nhân kỷ niệm 125 năm ngày Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, kêu gọi phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, tối qua (13/7), tại Khu Di tích lịch sử quốc gia thành Tân Sở, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức lễ hội Cần Vương với chủ đề “Tân Sở dấy nghĩa Cần Vương”.

    Năm 1885, sau khi thất thủ ở Huế, phái chủ chiến đứng đầu là phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết định rời bỏ kinh thành, đưa vua Hàm Nghi tìm đường cứu nước. Tân Sở thuộc vùng Cùa xưa, ngày nay thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được chọn để xây dựng làm “kinh đô kháng chiến”.

    Thành Tân Sở rộng khoảng 20 héc ta, được xây trên một quả đồi thấp, bốn bề che chắn bởi núi đồi trập trùng, hiểm trở bao quanh…Tại đây, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, kêu gọi phong trào kháng chiến chống Pháp. Lệnh được ban bố đã nhanh chống lan ra khắp cả nước, dấy lên cao trào giúp vua chống giặc của các tầng lớp sỹ phu, nhân dân Quảng Trị và cả nước. Thành Tân Sở đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong trong lịch sử cận đại Việt Nam. Năm 1995, thành Tân Sở được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Do thời gian và chiến tranh, Thanh Tân Sở bị tàn phá trở thành phế tích, chỉ còn là bãi đất trống.

    Như vậy, vùng đất Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tự hào 2 lần được chọn làm kinh đô kháng chiến. 125 năm trước là kinh đô Tân Sở và gần 100 năm sau đó là khu trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lần đầu tiên Lễ hội Cần Vương được tỉnh Quảng Trị tổ chức, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với phong trào Cần Vương. Qua đó, giúp tỉnh Quảng Trị có kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia này cho xứng tầm với giá trị. Ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết: “Lễ hội nhằm nhắc nhỡ chúng ta về vị trí vai trò thành Tân Sở với phong trào Cần Vương. Việc trùng tu tôn tạo thành Tân Sở là việc cần bắt tay vào ngay để xứng tầm với giá trị lịch sử của nó- Là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam”

    Đây cũng là sự kiện văn hóa lớn đóng góp vào chuỗi sự kiện chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong khuôn khổ lễ hội Cần Vương, Huyện đoàn Cam Lộ tổ chức Hội trại Tri ân nghĩa sỹ Cần Vương với nhiều hoạt động như: trò chơi dân gian, hội thi cắm hoa, ẩm thực, biểu diễn võ thuật cổ truyền, văn nghệ quần chúng…

    Bí Thư huyện Đoàn Cam Lộ Nguyễn Thị Hương cho biết: “Chúng tôi sẽ phát động đợt sưu tầm những tư liệu, những đồ vật cổ liên quan đến thành Tân Sở, nhằm góp phần cũng với các cơ quan chức năng để có cơ sở quan trọng xây dựng thành Tân Sở thành di tích lịch sử quốc gia…”.

    http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=30565&c=9

    6

    Báo Công An Đà Nẵng:

    Rạng ngời nghĩa khí Cần Vương

    (Cadn.com.vn) – Hôm qua (13-7), Lễ hội Cần Vương lần đầu tiên đã chính thức khai mạc tại vị trí “kinh đô kháng chiến” Tân Sở (Quảng Trị). Hàng ngàn người đã tìm về vùng Cùa (Cam Lộ) để tri ân những nghĩa sĩ đã ngã xuống và cũng để được trở về thời hào hùng rạng ngời nghĩa khí Cần Vương cách nay hơn một thế kỷ.

    “Di tích lịch sử Tân Sở” – một địa danh rất đỗi quen thuộc với người dân đất Việt, nhưng đáng buồn là trên thực tế di tích đã bị phế tích hoàn toàn bởi thời gian và sự tàn phá của chiến tranh khốc liệt. Chính chúng tôi đã gắn bó với vùng Cùa từ hàng chục năm nay, đi về hằng ngày trên mảnh đất thiêng nhưng cũng khó mà hình dung được thành lũy xưa. Trăn trở biết mấy. Việc khơi dậy hình ảnh “kinh đô kháng chiến” là sự cần thiết không chỉ đó là đạo nghĩa dân tộc mà còn hun đúc lòng tự hào cho thế hệ hôm nay và mai sau”, ông Nguyễn Văn Thuận (xã Cam Chính) tâm sự.

    Có lẽ đã chờ đợi quá lâu về những mong muốn phục dựng lại Tân Sở nên hôm nay khi lần đầu tiên lễ hội Cần Vương được tổ chức người dân vùng Cùa hồ hởi, háo hức vô cùng. Mọi người tin rằng lễ hội chính là bước “khởi động” cho hành trình quan trọng ấy. Nhưng trước hết, người đến với lễ hội đang được thụ hưởng và sâu lắng trong không khí hết sức đặc biệt tái hiện thời khắc lịch sử bi hùng của 125 năm về trước từ chương trình nghệ thuật “Tân Sở dấy nghĩa Cần Vương” và cùng hồ hởi tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi.

    Đúng như tên gọi, toàn bộ chương trình nghệ thuật đêm 13-7 được diễn ra trên một sân khấu mở, lạ và lôi cuốn đậm chất sử thi đã đưa người xem trở về những ngày tháng gian nan của vị vua trẻ Hàm Nghi “xuất bôn” ra vùng Cùa lập căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thành xưa lũy cũ cũng được mô phỏng gợi nhớ lại một Tân Sở đã được xây dựng từ năm 1883, tuy là căn cứ xây dựng dã chiến, tạm thời nhưng đã nuôi dưỡng những hoài bão lớn về phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho đất nước.

    Như đã biết, sau sự kiện kinh thành Huế thất thủ (đêm 4 rạng sáng 5-7-1885), 2 đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã quyết định đưa vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành đi tìm đường cứu nước. Và Tân Sở đã được vua Hàm NGHI cùng quần thần chọn làm nơi xây dựng thành căn cứ kháng chiến. Cũng tại đây, ngày 13-7-1885, chiếu Cần Vương đã được ban ra như một bài hịch kêu gọi toàn dân đấu tranh giành lại giang sơn Tổ quốc. Tân Sở trở thành trung tâm dấy nghĩa của cao trào Cần Vương chống Pháp và lan tỏa rộng khắp…

    Khi tiếng trống ra trận vang lên thúc giục, tiếng đại bác giòn giã, tiếng hô vang dậy đầy chí khí của nghĩa quân khiến lòng người thêm nôn nao, khí thế và tràn ngập lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của ông cha. Xuyên suốt chương trình nghệ thuật khắc đậm hình ảnh nghĩa binh sẵn sàng cho một cuộc kháng chiến đầy gian nan, thử thách: hoạt cảnh múa “Nghiệp xưa tiên tổ”, “Tiếng vọng non sông” đã khơi dậy trong lòng người xem sự thôi thúc rung động.

    Ấn tượng nhất là phần tái hiện sử thi “Tuyên chiếu Cần Vương”, vị vua trẻ oai hùng với lời hịch mang âm hưởng của bài ca ra trận và thấm đẫm tinh thần dân tộc: “Từ xưa việc chống giặc không thể để ra ngoài ba điều: giữ, hòa, chiến… Trẫm tuy trẻ tuổi nối ngôi nhưng không bao giờ quên tự lực, tự cường, tự chủ. Giặc mỗi ngày một ngang ngạnh khiến chánh tình bối rối vô cùng. Hôm trước chúng tăng thêm binh quyền, bức triều đình những điều không thể chấp nhận được. Dân trong Kinh thành cũng sợ mối nguy ập đến. Kẻ đại thần mưu nước không thể không lo bảo vệ xã tắc…”

    “Thật tuyệt vời khi được xem một chương trình tái hiện sinh động về đất Tân Sở bi hùng và lẫy lừng như thế” – chị Hoàng Oanh, du khách đến từ TPHCM xúc động chia sẻ. Còn theo ông Nguyễn Công Phán, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND H. Cam Lộ thì: “Lễ hội sẽ mở ra một tầm nhìn mới, khẳng định tính xác thực của lịch sử trong chủ trương phục dựng, tôn tạo và phát huy tiềm năng của một khu di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như vị thế của nó đã có trong lịch sử”.

    Trong ngày 13-7, hội thảo “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương” do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức thu hút nhiều nhà khoa học trong nước tham gia. Tại hội thảo, nhiều ý kiến thiết thực đóng góp cho việc tôn tạo, phục dựng di tích Tân Sở đúng với với tầm vóc lịch sử.

    Hôm nay 14-7, mọi người dân đều có thể tham gia vào hàng loạt chương trình có chung chủ đề “Tri ân nghĩa sĩ Cần Vương” như hội thi vẽ tranh, cắm hoa, trò chơi dân gian…; và giải bóng chuyền tranh Cúp Tân Sở lần thứ nhất. Từ lần thứ nhất này, Tân Sở sẽ còn là điểm hẹn lễ hội của những năm sau. Hy vọng không xa, một Tân Sở được phục dựng hoành tráng với nhiều hạng mục như tượng đài, bia tưởng niệm, nhà bảo tàng, thành lũy… xóa đi hình ảnh hoang tàn như hiện có. Đó cũng chính là mơ ước, khát khao của người dân Quảng Trị từ bao đời nay.

    Bài, ảnh: Bảo Hà
    http://cadn.com.vn/News/Van-Hoa/Van-Hoa-Van-Nghe/2010/7/14/45407.ca

    7

    Không để di tích Tân Sở bị hoang phế và lãng quên

    (14/07/2010)

    Ngày 13-7, tại huyện Cam Lộ, lần đầu tiên UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Viện Sử học VN, Hội Khoa học Lịch sử VN, Cục Bảo tồn Di sản Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch; Đại học Khoa học Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thành Tân Sở với phong trào Cần vương”, nhân kỷ niệm 125 năm (13-7-1885 đến 13-7-2010) ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vuơng. Cùng với đó là lễ hội Cần vương được diễn ra tại Tân Sở với nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.

    Tại Hội thảo, hơn 20 tham luận của các nhà khoa học đã được trình bày, thêm một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vương và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; cũng như đưa ra những giải pháp phục dựng, bảo tồn , tôn tạo di tích A 1 quốc gia thành Tân Sở hiện bị lãng quên và để hoang phế.

    Vương triều cuối cùng có chủ quyền

    Tại Hội thảo, PGS- TS Nguyễn Văn Nhật- Viện trưởng Viện Khoa học Lịch sử VN, nhấn mạnh: “Tân Sở, một vùng đất đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc, với nhà vua gian truân yêu nước Hàm Nghi và tên tuổi của nhiều nhân vật khác đã làm rạng danh sử sách, toả sáng hào quang yêu nước muôn đời cho hậu thế. Tân Sở là căn cứ đầu tiên được triều đình Huế lựa chọn để kháng chiến chống Pháp. Thành Tân Sở và Dụ Cần vương của vua Hàm Nghi là một trong những đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta”

    PGS- TS Đỗ Bang- Đại học Khoa học Huế- Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử VN- cho rằng : “Sau sự kiện kinh đô Huế thất thủ rạng sáng 5- 7-1885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở ở thôn Mai Đàn thuộc vùng Cùa huyện Cam Lộ , Quảng Trị , ban “Dụ Cần vương vào ngày 13-7-1885, lập ra kinh đô kháng chiến. Mốc thời gian này là định vị cuối cùng của một vương triều có chủ quyền, không chịu chuyển giao chủ quyền và nền độc lập dân tộc cho thực dân Pháp”.

    Thực ra từ 1883, phe chủ chiến, mà đứng đầu là Nguyễn Văn Tường- người đã sáng lập ra kinh đô kháng chiến ở Tân Sở đã biết dự vào thế đất , lòng dân. Theo ông Đỗ Bang, trong hoàn cảnh đất nước bị đe doạ bởi chiến tranh, thì Tân Sở tuy không phải là vị trí tối ưu, nhưng là nơi có nhiều lợi thế so với các địa điểm khác. Nguyễn Văn Tường sau mười năm làm tri huyện đã hiểu được thế đất , lòng người, đặc biệt là các chính sách thu phục dân tộc thiểu số của triều đình nhà Nguyễn, mà Nguyễn Văn Tường có nhiều đóng góp xuất sắc. Vào thời điểm thiên đô ra Tân Sở (5-7-1885), khi thực dân Pháp bố trí lực lượng ở Đà Nẵng, Đồng Hới để bắt sống vua Hàm Nghi và phe chủ chiến, thì con đường thượng đạo từ Tân Sở lên Lào để ra Bắc, vào Nam là sinh lộ duy nhất của triều đình kháng chiến nhằm duy trì hoạt động yêu nước trong các bản làng. Tuy không hoàn hảo song chọn Tân Sở để lập kinh đô kháng chiến là giải pháp khả thi nhất thời đó.

    Đề nghị công nhận di tích đặc biệt của quốc gia

    Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Tân Sở được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thành Tân Sở – Kinh đô kháng chiến của vua Hàm Nghi giờ là một rừng cao su ngút ngàn.Tiến sĩ Nguyễn Bình- PGĐ Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Quảng Trị , đưa ra nhóm giải pháp tôn tạo thành Tân Sở được nhiều người đồng ý gồm: bảo tồn các yếu tố gốc, tiếp đến là phục dựng và tái tạo và giải pháp tôn tạo, tôn vinh.Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi, yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến , ra Dụ Cần vương tại Tân Sở, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, là linh hồn của phái chủ chiến, những nhân vật gắn bó với Tân Sở- Cần Vương cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc hoạ tượng đài, phù điêu. Cùng chung ý tưởng tri ân và tôn vinh này, PGS- TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Hàm Nghi là ông vua yêu nước bậc nhất của triều Nguyễn nhưng chưa có tượng đài và thi hài nhà vua đang ở Pháp, chưa được cải táng và đưa về nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhân thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

    Quang Huy
    http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/daidoanket.vn/Khong-de-di-tich-Tan-So-bi-hoang-phe-va-lang-quen/4551606.epi

    8

    Báo Quảng Trị:

    Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo Khu di tích thành Tân Sở

    Ngày cập nhật: 10/07/2010 9:21:25 SA

    1. Dẫn nhập

    Căn cứ Tân Sở là “kinh đô kháng chiến” của vua Hàm Nghi và phái chủ chiến của vương triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX; nơi ghi dấu sự kiện oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Với việc ban “Chiếu Cần Vương” Tân Sở đã trở thành trung tâm dấy nghĩa của cao trào Cần Vương chống Pháp, phát triển và lan rộng khắp cả nước. Nơi thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của người dân Quảng Trị cũng như cả nước, trước họa xâm lăng ngoại bang và mạch nguồn tiếp nối truyền thống yêu nước, cổ vũ cho các phong trào giải phóng dân tộc vào những năm đầu thế kỷ XX.

    Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử đó, thành Tân Sở đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VH,TT & DL) xếp hạng di tích Quốc gia. Tuy nhiên trải qua 125 năm tồn tại, với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, trên một mảnh đất phải gánh chịu quá nhiều hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khốc cộng với sự tàn phá của thiên nhiên khắc nghiệt và sự lãng quên của con người, nên di tích thành Tân Sở chỉ còn là địa điểm ghi dấu sự kiện, trên một bình nguyên đất đỏ bazan phủ đầy lau lách, cỏ dại và ngút ngàn rừng cao su trùng điệp.

    2. Quá trình biến động và hiện trạng di tích thành Tân Sở

    Như chúng ta đã biết, Tân Sở là một công trình thành lũy mang tính dã chiến, tạm thời, được xây dựng gấp rút trong một thời gian ngắn, do yêu cầu cấp thiết của phái chủ chiến. Vì vậy, kiến trúc thành Tân Sở nặng về căn cứ kháng chiến hơn là một trung tâm hành chính, chính trị.

    Qua các nguồn tư liệu mô tả kiến trúc của thành Tân Sở, cho chúng ta thấy rằng: Hệ thống thành ngoại được xây dựng chủ yếu là đắp bằng đất nện chặt, bên ngoài được đóng những hàng rào cọc nhọn, trồng 4 hàng tre gai ken dày, tạo thành lũy; các công trình kiến trúc trong thành ngoại kết cấu bằng gỗ, tranh, tre, lá nứa; chỉ có một số ít các công trình kiến trúc trong thành nội là được xây dựng bằng gạch, đá, vôi vữa. Như vậy, do xây dựng gấp rút và với mục đích là làm nơi trú ẩn cho nhà vua và triều đình khi kinh thành Huế thất thủ, cho nên thành Tân Sở không đảm bảo tính kiên cố và không bền vững.
    Chính vì vậy mà sau khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi và ngự đoàn rời thành Tân Sở ra Bắc, thực dân Pháp đã nhanh chóng triệt phá và san bằng thành Tân Sở.

    Tư liệu đã ghi chép lại, sau khi Pháp chiếm thành Tân Sở, chúng cho đốt phá triệt hạ gần như hoàn toàn nhà cửa, kho tàng, hành cung dã chiến của phái chủ chiến. Những khẩu súng thần công (hơn 200 khẩu), Pháp đưa về Huế, về hành cung Quảng Trị; một số khác do nhân dân thợ đúc (làng Phước Tuyền) đưa ra Cam Lộ để chế tác các loại sản phẩm dân sinh. Tại Tân Sở chỉ còn lại cảnh hoang tàn, đổ nát.

    Tuy vậy, các dấu tích là những hệ thống hào, thành đất, lũy tre gai vẫn còn dễ dàng nhận thấy khuôn viên của thành Tân Sở. Mãi đến những thập niên 60 của thế kỷ XX những gì còn lại của thành Tân Sở một lần nữa Mỹ ngụy đã cho san ủi hoàn toàn để dựng nên một căn cứ quân sự trong hệ thống bảo vệ khu vực Đường 9 – Khe Sanh. Trên khu vực nội thành chỉ còn duy nhất là một số gạch, đá, vôi, vữa của các công trình kiến trúc còn vương vãi lại.

    Phía Tây nam chỉ còn lại một ít lũy tre và dấu tích lờ mờ của hào thành. Sau ngày đất nước thống nhất, toàn bộ thành Tân Sở là một bãi đất mênh mông phủ đầy lau lách, cỏ dại và dày đặc hố bom, hố pháo. Dấu tích còn lại là một số bụi tre tái sinh ở hướng Đông Bắc, Tây Nam; Ở khu vực nội thành còn một đoạn tường thành bị đổ, cùng rải rác một số bậc đá, vôi vữa vương vãi và dấu tích còn xác định được là nền cột cờ.

    Đến năm 1995 Thành Tân Sở đã được cán bộ Bảo tàng Quảng Trị nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia. Đây là dịp được tập trung nghiên cứu khá tổng thể và toàn diện, từ hồ sơ lý lịch, ảnh khảo sát hiện trạng cho đến các bản vẽ, bản đồ khoanh vùng bảo vệ. Qua hồ sơ khoa học và pháp lý của di tích, khu vực được khoanh vùng bảo vệ (khu vực I) có diện tích khá lớn 22,9 ha (mỗi cạnh có chiều dài 548m).

    Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng vẫn chưa đưa ra một giải pháp nào cho việc bảo vệ, bảo quản cũng như tôn tạo di tích; mà chỉ dừng lại ở mức độ xác định địa điểm, khoanh vùng đất đai khu vực bảo vệ, cho nên, đứng trước xu hướng phát triển trồng cao su tiểu điền trên vùng đất đỏ bazan, nhân dân đã biến khu vực di tích thành Tân Sở thành những vườn cây cao su của các hộ dân xã Cam Chính, Cam Lộ. Hiện chính quyền địa phương còn giữ lại ở khu vực I khoảng 2 ha cho việc bảo tồn, phục vụ cho công tác quy hoạch đầu tư tôn tạo di tích sau này. Tóm lại mọi dấu tích thành Tân Sở đến hôm nay chẳng còn lại gì, ngoài những vườn cây cao su và những bãi đất trống đang chờ những giải pháp quy hoạch, tôn tạo.

    3. Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở:

    Qua nghiên cứu thực trạng và những đổi thay bởi những tác động của thời cuộc và thiên tai đối với di tích thành Tân Sở, việc lựa chọn những ý đồ, giải pháp cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở vừa mang tính khoa học, sát đúng với tính chất của loại hình di tích; vừa phù hợp với hoàn cảnh địa lý, đặc thù nơi di tích tọa lạc, quả là một vấn đề không hề đơn giản chút nào! Tuy nhiên với những kiến thức tích lũy từ chuyên môn và thực tiễn với công tác bảo tồn tôn tạo với các di tích trên địa bàn, chúng tôi xin nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở, cùng những giải pháp bảo tồn tôn tạo di tích thành Tân Sở, làm cơ sở định hướng cho dự án quy hoạch đầu tư di tích trong thời gian tới.

    1. Trước khi đi vào các nội dung chính của vấn đề bảo tồn, tôn tạo di tích, chúng tôi đưa ra một số ý kiến nhằm xác định quy mô, giới hạn phạm vi đất đai của di tích. Đây là một vấn đề quan trọng, vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính đặc thù với từng loại hình di tích; đồng thời là cơ sở đầu tiên để định hướng cho việc quy hoạch đầu tư bảo tồn tôn tạo. Sở dĩ chúng tôi nêu vấn đề nầy trước, bởi vì, theo hồ sơ khoa học và pháp lý được Bảo tàng Quảng Trị lập năm 1995 và đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VH,TT & DL) công nhận di tích cấp Quốc gia, thì phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích thuộc khu vực I là 22,9 ha, khu vực II là 26,9 ha.

    Nếu theo Luật Di sản văn hóa thì đất đai trong phạm vi khu vực I phải được bảo vệ nguyên trạng. Với một di tích chỉ còn là phế tích, chỉ là địa điểm ghi dấu lịch sử, không còn lại gì ngoài một bãi đất trống; nếu chúng ta bảo vệ đúng nguyên trạng thì giữ lại 22,9 ha không làm gì cả, thì chỉ để cho cỏ rác và lau lách phát triển ? xem ra giải pháp này là không phù hợp lắm, còn nếu có phương án phục dựng, tôn tạo hệ thống thành, cùng các công trình kiến trúc của thành Tân Sở nguyên xưa để sử dụng hết 22,9 ha, thì lại càng không có tính khả thi và cũng không đủ tiềm lực.

    Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, việc giữ lại một khu vực đất đai hợp lý (khoảng 2 ha) phục vụ cho việc quy hoạch đầu tư tôn tạo di tích đồng thời làm nơi tổ chức các sự kiện lễ hội theo định kỳ là hợp lý, vừa phải. Tuy nhiên, số diện tích đất đai còn lại chính quyền chỉ được phép cho nhân dân sử dụng có thời hạn, trồng cây công nghiệp và các loại cây ăn trái khác, tuyệt đối không được cấp đất xây dựng những công cộng và nhà ở nhân dân.

    2. Đi sâu vào công tác quy hoạch đầu tư, định hướng cho nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở, chúng tôi xin đưa ra các nhóm giải pháp theo từng lĩnh vực như sau:

    – Nhóm giải pháp bảo tồn các yếu tố gốc: Như phần đánh giá thực trạng di tích đã nêu, di tích thành Tân Sở chỉ còn lại là địa điểm ghi dấu, các công trình như thành lũy, hào thành, cổng thành cùng những kiến trúc khác hầu như không còn lại gì! Do đó, việc bảo tồn, tu bổ các yếu tố gốc hầu như không được đặt ra.

    – Nhóm giải pháp phục dựng, tái tạo: Thành Tân Sở là một di tích thuộc loại hình kiến trúc thành lũy, do đó, căn cứ vào các nguồn tư liệu đã mô tả cũng như tư liệu điền dã, để phục dựng, tái tạo các yếu tố chính của di tích như: thành đất, lũy tre, hào thành, cổng thành… là rất cần thiết. Việc làm này một mặt cho chúng ta cảm nhận, gợi nhớ về dáng dấp của thành Tân Sở xa xưa, mặt khác nó cũng tạo ra một không gian cảnh quan để tổ chức lễ hội mang tính tái hiện lịch sử theo định kỳ tại di tích Tân Sở. Nếu điều kiện ngân sách và tư liệu hội đủ chúng ta có thể tái hiện công trình Hành cung, cột cờ, giếng nước, súng thần công…

    – Nhóm giải pháp tôn tạo, tôn vinh: Tại khuôn viên di tích trên cơ sở kiến trúc của Hành cung, cần thiết phải xây dựng một công trình Bảo tàng Cần Vương; nhằm trưng bày các tư liệu, hiện vật liên quan đến di tích thành Tân Sở và phong trào Cần Vương chung trong cả nước là hết sức cần thiết. Thông qua trưng bày bảo tàng là nhằm tư liệu hóa, các sự kiện lịch sử về Tân Sở – Cần Vương tại một di tích hầu như chỉ còn là phế tích, địa điểm ghi dấu; đồng thời với vai trò là trung tâm dấy nghĩa Cần Vương, Tân Sở xứng đáng có một Bảo tàng Cần Vương mang tầm vóc Quốc gia.

    + Hình ảnh vị vua trẻ tuổi, yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế với cung vàng, điện ngọc, để cùng quan quân đi kháng chiến, hạ chiếu “Cần Vương” tại Tân Sở, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước và 2 vị quan Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường là linh hồn của phái chủ chiến, những nhân vật lịch sử đã gắn bó với Tân Sở – Cần Vương cần phải được suy nghĩ để có giải pháp tôn vinh, khắc họa bằng các hình thức như tượng đài, phù điêu…

    + Thành Tân Sở là một di tích độc đáo và duy nhất của phong trào Cần Vương của cả nước. Với những ý nghĩa đó, bài Hịch Cần Vương đã trở thành lời hiệu triệu, tiếng kèn xung trận, dấy lên một phong trào từ Nam chí Bắc… Do đó, nên tìm tòi, lựa chọn giải pháp để chuyển tải toàn bộ nội dung bài Hịch tại di tích Tân Sở thì hiệu quả tái hiện lịch sử sẽ cao và tính giáo dục truyền thống yêu nước sẽ sâu sắc, sinh động.

    + Ngoài ra trong khuôn viên di tích cần quy hoạch một không gian lễ hội rộng, có sức chứa 2 đến 3 ngàn người, nơi sẽ được diễn ra các lễ hội gắn với phong trào Cần Vương theo định kỳ. Các điểm di tích liên quan, nơi đã từng gắn bó với các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương tại vùng Cùa, cần phải được nghiên cứu để có hình thức bảo tồn như cắm bia biển ghi dấu sự kiện…

    + Một hình thức tôn vinh, ghi dấu khá hiệu quả, đó là đặt tên các nhân vật lịch sử, các phong trào tiêu biểu gắn với các công trình công cộng và các con đường trên địa bàn. Tại vùng Cùa hiện nay đã có một ngôi trường Trung học Cơ sở được mang tên trường Hàm Nghi, đây là việc làm có ý nghĩa; còn những con đường trên vùng Cùa thuộc hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa đã được nhựa hóa hoặc đã quy hoạch mở rộng, nên chọn tên các nhân vật lịch sử gắn với Tân Sở – Cần Vương để đặt tên đường như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Phan Đình Phùng, Lê Trực, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích…

    Qua hội thảo “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”, với những đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, chúng tôi mong rằng một đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích Tân Sở sớm được hình thành và thực thi.

    TS. NGUYỄN BÌNH

    http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=99&modid=488&ItemID=27358

    Link-hóa: Cũng có thể xem với dạng quét chụp (scan)

    9

    Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam:

    Không để di tích Tân Sở bị hoang phế và lãng quên

    14:19:42 Ngày 15/07/2010

    Ngày 13/7/2010, tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, lần đầu tiên đã diễn ra hội thảo “Thành Tân Sở với phong trào Cần vương”, nhân kỷ niệm 125 năm (13/7/1885 đến 13/7/2010) ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vuơng.

    Hơn 20 tham luận của các nhà khoa học đã được trình bày, thêm một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vương và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; cũng như đưa ra những giải pháp phục dựng, bảo tồn , tôn tạo di tích A 1 quốc gia thành Tân Sở hiện bị lãng quên và để hoang phế.

    PGS.TS Nguyễn Văn Nhật- Viện trưởng Viện Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhấn mạnh: “Tân Sở, một vùng đất đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc, với nhà vua gian truân yêu nước Hàm Nghi và tên tuổi của nhiều nhân vật khác đã làm rạng danh sử sách, toả sáng hào quang yêu nước muôn đời cho hậu thế. Tân Sở là căn cứ đầu tiên được triều đình Huế lựa chọn để kháng chiến chống Pháp. Thành Tân Sở và Dụ Cần vương của vua Hàm Nghi là một trong những đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta”.

    PGS.TS Đỗ Bang – Đại học Khoa học Huế – Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng : “Sau sự kiện kinh đô Huế thất thủ rạng sáng 5/71885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở ở thôn Mai Đàn thuộc vùng Cùa huyện Cam Lộ , Quảng Trị , ban “Dụ Cần vương vào ngày 13/7/1885, lập ra kinh đô kháng chiến. Mốc thời gian này là định vị cuối cùng của một vương triều có chủ quyền, không chịu chuyển giao chủ quyền và nền độc lập dân tộc cho thực dân Pháp”.

    Thực ra từ 1883, phe chủ chiến, mà đứng đầu là Nguyễn Văn Tường- người đã sáng lập ra kinh đô kháng chiến ở Tân Sở, đã biết dự vào thế đất, lòng dân. Theo ông Đỗ Bang, trong hoàn cảnh đất nước bị đe doạ bởi chiến tranh, thì Tân Sở tuy không phải là vị trí tối ưu, nhưng là nơi có nhiều lợi thế so với các địa điểm khác. Nguyễn Văn Tường sau mười năm làm tri huyện đã hiểu được thế đất, lòng người, đặc biệt là các chính sách thu phục dân tộc thiểu số của triều đình nhà Nguyễn, mà Nguyễn Văn Tường có nhiều đóng góp xuất sắc.

    Vào thời điểm thiên đô ra Tân Sở (5-7-1885), khi thực dân Pháp bố trí lực lượng ở Đà Nẵng, Đồng Hới để bắt sống vua Hàm Nghi và phe chủ chiến, thì con đường thượng đạo từ Tân Sở lên Lào để ra Bắc, vào Nam là sinh lộ duy nhất của triều đình kháng chiến nhằm duy trì hoạt động yêu nước trong các bản làng. Tuy không hoàn hảo song chọn Tân Sở để lập kinh đô kháng chiến là giải pháp khả thi nhất thời đó.
    Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Tân Sở được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thành Tân Sở – Kinh đô kháng chiến của vua Hàm Nghi giờ là một rừng cao su ngút ngàn.TS Nguyễn Bình, PGĐ Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Quảng Trị, đưa ra nhóm giải pháp tôn tạo thành Tân Sở được nhiều người đồng ý gồm: bảo tồn các yếu tố gốc, tiếp đến là phục dựng và tái tạo và giải pháp tôn tạo, tôn vinh.

    Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi, yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần vương tại Tân Sở, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, là linh hồn của phái chủ chiến, những nhân vật gắn bó với Tân Sở- Cần Vương cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc hoạ tượng đài, phù điêu.

    Cùng chung ý tưởng tri ân và tôn vinh này, PGS.TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Hàm Nghi là ông vua yêu nước bậc nhất của triều Nguyễn nhưng chưa có tượng đài và thi hài nhà vua đang ở Pháp, chưa được cải táng và đưa về nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhân thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

    Cùng với hội thảo, lễ hội Cần vương cũng được diễn ra tại Tân Sở với nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa. Bí thư huyện Đoàn Cam Lộ Nguyễn Thị Hương cho biết: “Chúng tôi sẽ phát động đợt sưu tầm những tư liệu, những đồ vật cổ liên quan đến thành Tân Sở, nhằm góp phần cũng với các cơ quan chức năng để có cơ sở quan trọng xây dựng thành Tân Sở thành di tích lịch sử quốc gia…”.

    Hội thảo do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Cục Bảo tồn Di sản Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch; Đại học Khoa học Huế tổ chức.

    VUSTA tổng hợp

    http://vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=8653

    10

    CÁC BÁO, ĐIỂM MẠNG KHÁC:

    Thư viện tỉnh Quảng Trị:

    http://thuvienquangtri.gov.vn/baiviet.aspx?id=505&nhom=1

    http://thuvienquangtri.gov.vn/baiviet.aspx?id=506&nhom=1

    Báo Thanh Niên:

    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201029/20100717184944.aspx

    Link: Ảnh lớn hơn

    Google tìm kiếm:

    “Tân Sở” “Hội thảo khoa học” “Lễ hội Cần vương” 2010 “Nguyễn Văn Tường” “Tôn Thất Thuyết” “Hàm Nghi”

    Trên đây là bàn sao những bài báo (hay tham luận khoa học đã đăng báo), mạn phép được đăng lại ở đây với ghi chú cụ thể về xuất xứ (nguồn), gồm cả đường dẫn (link), nhằm quảng bá cho thật rộng khắp thông tin về Lễ hội Tân Sở – Cần vương & Hội thảo khoa học về đề tài ấy, diễn ra vào ngày 13-7-2010, nhân kỉ niệm 125 ngày Tuyên dụ Cần vương và Dụ Nguyễn Văn Tường.
    15-7 HB10 (2010)
    (sẽ chỉnh sửa lại phần kĩ thuật trình bày)

    Đề mục liên quan:
    Thông tin: Hội thảo khoa học “Tân Sở và phong trào Cần vương”

  3. txawriter said

    Trả lời thư một người đọc:

    Vì sao ông Trần Xuân An không ra Quảng Trị tham dự hội thảo khoa học về “Thành Tân Sở và phong trào Cần vương”? Như vậy có ảnh hưởng gì đến bản quyền công trình nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường của ông không?

    Xin trả lời: Tôi không được Ban Tổ chức nội thảo mời. Việc không mời này là có hệ thống.

    Dẫu sao tôi cũng đã xuất bản chính thức với dạng sách in giấy và cũng đã đăng kí bản quyền bốn (04) đầu sách của tôi viết về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) rồi:

    BẢN QUYỀN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) CỦA TRẦN XUÂN AN:

    https://txawriter.wordpress.com/ban-quyen/

    Các thư viện trong nước (trung ương & một số tỉnh, thành phố), các thư viện lớn trên thế giới (kể cả thư viện đại học, thư viện quốc hội) đều có lưu trữ bốn (04) đầu sách về đề tài này của tôi.

    TXA.
    15-7 HB10 (2010)

    Xem tiếp:
    Bấm vào đây

  4. Nguyễn Ý Kiến said

    Kính gửi: Ông Trần Xuân An

    Ông cũng nên gửi trang web https://txawriter.wordpress.com/2010/07/07/kg-nnc-lequangthai-hue/ này cho ông Lê Văn Chưởng nào đó. Ông ta có một bài viết về vè Thất thủ kinh đô trong một tập NHỚ HUẾ xuất bản tại Sài Gòn mới đây! Thật đáng phiền trách.

    N.Y.K.

  5. TXA. said

    Thư của ông Nguyễn Ý Kiến:

    Kính gửi ông Trần Xuân An

    Trong một bài viết ông Trần Viết Ngạc đã xác định tại Tân Sở, vua Hàm Nghi ban Dụ Cần vương chứ không phải Chiếu Cần vương. Và theo sự khảo cứu của ông trong bài “BÀN THÊM VỀ THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG), LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG & CỤM TỪ “TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI”” (Trần Xuân An) (xem bài viết) thì văn bản được tuyên bố ở Tân Sở là LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG hay nói tắt là DỤ CẦN VƯƠNG, chứ đâu phải là CHIẾU CẦN VƯƠNG. Cũng theo ông, CHIẾU CẦN VƯƠNG chắc hẳn chính là THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (tuyên tại Văn Xá, Thừa Thiên, ngày 23-5 Ất dậu, tức là ngày 05/07/1885).

    Thế nhưng, tấm ảnh chụp trên báo Thanh Niên sáng hôm nay (xem hình) lại cho ta thấy ở bức phù điêu mới được xây trên một bệ đài lại khắc nổi những chữ: “DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA TÂN SỞ — TẠI ĐÂY NGÀY 13-7-1885 VUA HÀM NGHI BAN CHIẾU CẦN VƯƠNG”.

    Tôi không hiểu thế nào cả.

    Có một điều nữa, vùng Vụ Quang – Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh mới được vua Hàm Nghi và phụ chính Tôn Thất Thuyết chọn làm kinh đô, tính kế đóng dài lâu, chứ đâu phải Tân Sở, Quảng Trị?

    Ông bỏ chút thì giờ giải thích giúp.

    N.Y.K.

    • TXA. said

      Kính gửi ông Nguyễn Ý Kiến,

      Vâng, thưa ông, tôi đã khảo cứu rất tỉ mỉ và thận trọng để chứng minh rằng cụm từ “Tờ CHIẾU CẦN VƯƠNG của vua Hàm Nghi” (trong “Đại Nam thực lục chính biên”, bản dịch Viện Sử học, tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 41-42) chắc hẳn chính là THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (ban hành khẩn cấp tại Văn Xá, Thừa Thiên, ngày 23-5 Ất dậu, tức là ngày 05/07/1885).

      Về điểm thứ hai ông nêu, xin trà lời như sau:

      Cam Lộ đã được Nguyễn Văn Tường chọn làm hậu lộ (con đường phía sau, cũng có thể hiểu là con đường dự phòng) cho kinh đô từ những năm 50, 60 của thế kỉ XIX — thời gian suốt chín năm ông ấy làm tri huyện (1853-1862) rồi hai năm làm bang biện (1866-1868) ở đó. Vua Tự Đức cũng đã có ý định tạo hậu lộ cho kinh đô Huế, tức là chọn kinh đô kháng chiến tại Cam Lộ, từ thuở bấy giờ.

      Trong thực tế, sơn phòng Hà Tĩnh cũng chỉ là một trong nhiều đồn trạm biên phòng miền núi mà thôi. Về địa thế, hẳn cũng thua Tân Sở (Cam Lộ), lại còn xa kinh đô Huế. Bằng chứng là vua Hàm Nghi đã từ sơn phòng Hà Tĩnh đi vào vùng núi Quảng Bình để trú ẩn, chứ không ở tại sơn phòng Hà Tĩnh ấy. Và dẫu sao, không lâu sau đó, vào tháng 10 âm lịch, Ất dậu (1885), cuối cùng sơn phòng Hà Tĩnh cũng bị Pháp đánh chiếm.

      Vấn đề ở đây là:

      1) Huyện Cam Lộ, và vùng đất nhỏ của Cam Lộ, về sau (khoảng 1883-1885) được đặt tên là Tân Sở, đã được chọn lựa làm hậu lộ suốt 30 năm, từ Tự Đức đến Hàm Nghi, không thay đổi ý định.

      2) Tân Sở là nơi “dấy nghĩa Cần vương”, nơi Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) đã tuyên “Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương” và bí mật gửi “Dụ Nguyễn Văn Tường”, chính thức khởi động phong trào Cần vương và sách lược “kẻ ở (đàm), người đi (đánh)” (13-7-1885 là dấu mốc lịch sử cho dù bi tráng nhưng mãi mãi sáng chói và vĩ đại). Về ý nghĩa, Tân Sở là nơi không có vùng đất nào có thể thay thế được. Sơn phòng Hà Tĩnh không thể sánh bằng. Tuy vậy, miền rừng núi Hà Tĩnh lại có đóng góp nổi bật trong công cuộc kháng chiến Cần vương với vai trò Phan Đình Phùng sau đó.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.