Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

VAN DE TRAI SANG TAC

Posted by Trần Xuân An trên 31.12.2007

 hidden hit counter

Trên Web này, có những mẩu đối thoại bàn về trại sáng tác.

 https://txawriter.wordpress.com/2007/08/30/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/#comments

Hôm nay, tình cờ đọc báo, thấy một bài trên Thanh Niên online bàn về vấn đề này ấy theo quan điểm trái lại.

WebTgTXA. (https://txawriter.wordpress.com) trân trọng dẫn link với đầu đề bài viết của tác giả Y Nguyên để rộng đường dư luận:

TRẠI SÁNG TÁC, MỘT TÀN DƯ CỦA THỜI BAO CẤP

00:23:56, 31/12/2007
Y Nguyên

http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/12/31/220992.tno 

Liệu ý kiến của tác giả Y Nguyên có đúng hay không?

6 bình luận to “VAN DE TRAI SANG TAC”

  1. txawriter said

    KHU NHÀ (HOẶC TOÀ NHÀ) SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU

    Nên chăng tốt nhất là vẫn duy trì, xây dựng thêm khu nhà (hay toà nhà) sáng tác, nghiên cứu, được bố trí liên kế, kết hợp với thư viện tại mỗi tỉnh, thành phố. Đó là những nơi làm việc thường xuyên của các nhà cầm bút.

  2. txawriter said

    Nhận thấy đây là một bài viết “sát sườn” với vấn đề WebTgTXA. (txawriter.wordpress.com) đã và đang thảo luận, đồng thời cũng theo yêu cầu của nhiều người đọc (lo ngại sẽ có khi không tìm ra trên Thanh Niên online nữa), nên WebTgTXA. xin mạn phép tác giả Y Nguyên và Thanh Niên online để được đăng lại ở đây, với xuất xứ được ghi cụ thể, kể cả hai dòng chữ dưới mỗi trang web của Thanh Niên online: “© 2003 – 2005 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Ghi rõ nguồn Thanh Niên Online khi bạn phát hành lại thông tin từ website này”.

    Mục: Chào buổi sáng
    http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/12/31/220992.tno

    Trại sáng tác – một tàn dư của thời bao cấp
    00:23:56, 31/12/2007
    Y Nguyên

    Sau hơn một phần tư thế kỷ tính từ ngày đầu xây dựng mô hình khu sáng tác, lần đầu tiên Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị đánh giá thực tiễn công tác tổ chức sáng tác văn học nghệ thuật.

    Không thể phủ nhận mặt tích cực của trại sáng tác là tạo điều kiện về không gian – vật chất cho những tác giả nhà cửa quá chật chội. Nhà chật mà tìm được một chỗ yên tĩnh, rộng rãi để “thai nghén” tác phẩm thì hơi khó. Nhốt mình vào trại sáng tác cũng bớt đi cái khoản bị “quấy rối” điện thoại, hoặc trút bỏ được những phiền hà tẹp nhẹp cơm áo đời thường để tập trung sáng tác. Tuy nhiên, trong thời kinh tế thị trường, mô hình trại sáng tác theo kiểu bao cấp và tồn tại từ thời bao cấp (năm 1979) đến nay liệu còn phù hợp?

    Phát biểu tại hội thảo, ông Huỳnh Văn Ngàn (Phó giám đốc Khu trại sáng tác thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) thẳng thắn thừa nhận: “Nhiều văn nghệ sĩ tham dự các trại sáng tác nhưng không hướng tới mục đích chính là sáng tác mà chỉ hợp thức việc đi tham quan, nghỉ mát”. Đấy là chưa kể nhiều hội văn học nghệ thuật, với tâm lý xài “tiền chùa” nên khá dễ dãi khi chọn lựa hội viên đi trại, hoặc đầu tư cào bằng theo kiểu “hoa thơm mỗi người hưởng một tí” để giữ hòa khí. Một chủ tịch hội văn học nghệ thuật (đề nghị không nêu tên) buồn nản tâm sự: “Thực tế, kinh phí nhà nước tài trợ cho các hội văn học nghệ thuật không lớn: vài ba chục triệu mỗi năm. Tức là nếu đầu tư cho khoảng chục hội viên đi trại sáng tác thì mỗi người chỉ được 1-2 triệu đồng. Thế mà không có tiền thì vui và yên ấm, nhưng bắt đầu có tiền (cho dù khoản đầu tư quá hẻo) thì bắt đầu có “tiếng bấc tiếng chì”. Bởi vì, tiền đầu tư lâu nay được các hội viên xem như tiền chùa, như miếng bánh giữa làng, dứt khoát mình phải có phần, nếu lần này mình chưa được chia, tức là tài năng của mình chưa được thừa nhận. Và thế là các vị bắt đầu dùng đến tin nhắn điện thoại, thư điện tử… để phát tán lời thóa mạ, vu khống, bôi nhọ nhau…”.

    Nhà văn Nguyên Ngọc (nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam) thốt lên: “Vì sao nhà văn lại có đặc quyền như vậy? Trong khi xét về mặt nghề nghiệp thì nhà văn cũng giống như một anh thợ mộc. Vì sao một anh thợ mộc phải tự làm ra sản phẩm, tự bươn chải còn anh nhà văn thì lại được cầm tiền của Nhà nước, cụ thể ở đây là tiền thuế của nhân dân, mà trên thực tế, nếu tác phẩm của anh được xuất bản thì các nhà xuất bản đã trả tiền cho anh rồi? Tôi thấy vô lý quá. Theo tôi, nhà văn cầm tiền tài trợ là không lương thiện. Vì thế, tôi đã dứt khoát từ chối khoản tài trợ 25 triệu đồng mà Hội Nhà văn mang đến. Hơn nữa, hoạt động sản xuất văn nghệ là hoạt động cá nhân, đơn lẻ. Trong giai đoạn trước, việc đầu tư sáng tác có thể có tác dụng nhất định nào đó, nhưng xét về bản chất thì nó không thể biến thành nhân tố nội tại thôi thúc người cầm bút sáng tác. Bởi vì, nhà văn phải sáng tác bằng trải nghiệm cả cuộc đời mình. Anh cứ sống, cứ ghi nhận, đến lúc nào đấy cảm thấy viết được thì viết, chứ anh không có nhu cầu nội tại thì đến trại sáng tác cũng chỉ túm tụm chuyện trò chứ chẳng làm được gì. Vậy tại sao Nhà nước phải bỏ kinh phí để nuôi các văn nghệ sĩ như thế? Khi đã bao cấp thì khó có tác phẩm lớn”.

    Cũng theo phân tích của nhà văn Nguyên Ngọc, nếu các nghệ sĩ đã có nhu cầu giao lưu thì họ sẽ tự xoay xở với nhau. Thường thì không có trại sáng tác, các văn nghệ sĩ đã chơi theo nhóm, vì cùng xu hướng nghệ thuật, hoặc cùng cá tính, sở thích. Tự Lực Văn Đoàn thời những năm 30 thế kỷ trước là một nhóm tư nhân, thế mà làm nên cả một thời đại trong văn học. Tất nhiên, trong sáng tác, sự gặp gỡ, giao lưu tự nhiên là cần thiết, vì rất có thể các ý tưởng lớn sẽ được nảy sinh từ đó. Nhưng cũng đừng quá kỳ vọng sự giao tiếp sẽ quyết định chất lượng sáng tác.

    Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội) băn khoăn: “Vấn đề bây giờ là Nhà nước nên đầu tư sáng tác theo hướng chọn mặt gửi vàng, chứ mở trại sáng tác mà không hiệu quả thì chỉ tạo điều kiện cho sự ăn bám và tạo thêm gánh nặng. Nhiều văn nghệ sĩ không cần đi trại vẫn sáng tác đều đặn. Nhiều hội viên như Hồng Việt Dũng, Lê Thiết Cương, Phạm Luận… không hề bén mảng đến hội, mà vẫn đi nước ngoài như đi chợ, còn những anh nói nhiều thì lại làm rất ít”.

    Mặt khác, có một sự thật là sự khắc nghiệt của văn nghệ nằm ở chỗ “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. “Cái khó khi nhận tài trợ là phải có tác phẩm kịp thời, mà sáng tác là hoạt động cá nhân có thể có năm nhiều, có thể có năm ít. Vì thế, nảy sinh tình trạng có những trại viên đi trại sáng tác vài lần nhưng cuối cùng chẳng có tác phẩm nào. Lại có những nghệ sĩ kém cả về chuyên môn và tư cách đạo đức, nhưng vẫn muốn bám vào các hội Nhà nước để lấy danh…”, ông Bảo nói.

    Y Nguyên

  3. txawriter said

    KHU NHÀ (HOẶC TOÀ NHÀ) SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU

    Nên chăng tốt nhất là vẫn duy trì, xây dựng thêm khu nhà (hay toà nhà) sáng tác, nghiên cứu, được bố trí liên kế, kết hợp với thư viện tại mỗi tỉnh, thành phố. Đó là những nơi làm việc thường xuyên của các nhà cầm bút.

    Xin thử lặp lại một lần nữa.

  4. txawriter said

    Có thể sẽ có phản hồi như sau:

    1. Tại sao không qua Mỹ hay một nước nào đó, vào trú ngụ trong một ngôi chùa hải ngoại nào đó, để viết trong thời hạn 1 năm hay 6 tháng?
    2. Tại sao không làm đơn gia nhập các hội nhà văn Việt kiều ở nước ngoài?
    3. Tại sao không mời Việt kiều hay phóng viên các báo, đài như BBC, VOA…, có thể cả nhân viên của một tổ chức thám tử tư ở nước ngoài, hoạt động có giấy phép, đến nhà riêng của mỗi nhà văn tại Việt Nam để làm chứng?

    Tóm lại, những vấn đề WebTgTXA. nêu lên là vấn đề của những người Việt Nam ở trong nước, quá lương thiện, không biết dựa dẫm Việt kiều hay các tổ chức nước ngoài, lại bị bọn xấu “giật dây”, chơi khăm. Nên nhớ là ở nước ngoài, như Mỹ chẳng hạn, cũng có Đảng Cộng sản Mỹ, có nhiều người dân tộc chủ nghĩa, người vô thần, hoàn toàn ủng hộ những người như Trần Xuân An. Những tổ chức, những người ấy vẫn được hoạt động chính trị, xã hội, làm báo giấy, báo điện tử, xuất bản sách như WebTgTXA. và nhiều độc giả Việt Nam đã biết. Nếu ai chưa biết, hãy vào Google search, gõ các từ chìa khoá (keywords): “giaodiem.com”, “Nguyễn Văn Hoá”, “nguyen van hoa page“, “giaodiem.us”, “sachhiem.net”, “Sam Webb” (politician), “Đảng Cộng sản Mỹ”, “Communist Party USA” (CPUSA)!

  5. txawriter said

    MẮT THẦN ĐIỆN TỬ: GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CẦM BÚT LÀM VIỆC TẠI BÀN MÁY TÍNH TRONG NHÀ RIÊNG


    Google tìm kiếm: "Camera quan sát" – Web


    Google tìm kiếm: "Camera quan sát" – Hình ảnh


    Yahoo tìm kiếm: "Camera quan sát" – Web


    Yahoo tìm kiếm: "Camera quan sát" – Hình ảnh


    Live (MSN) tìm kiếm: "Camera quan sát" – Web


    Live (MSN) tìm kiếm: "Camera quan sát" – Hình ảnh

     

    “Công nghệ hiện đại cho phép nối nhiều camera trực tiếp vào mạng máy tính có sẵn trong hầu hết các văn phòng ngày nay. Ta cũng có thể đặt camera ở một nơi mà vẫn theo dõi được hình ảnh trong phòng làm việc của mình. Nếu bạn có máy tính cá nhân thì bạn hoàn toàn có khả năng theo dõi hình ảnh quay được từ trong máy tính cá nhân đó. Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh quay được từ bất kỳ camera nào và từ bất kỳ máy tính nào nối mạng internet (vì hình ảnh từ các camera quay được sẽ hiển thị trên mọi máy tính). Và chỉ những người bạn cho phép mới được truy cập vào máy tính và xem những hình ảnh đó”. (Trích từ một trang tin tức trên Web Chu Toàn).

    Tốt nhất là không nên viết trên máy có nối mạng internet (phải có 2 máy vi tính, một nối mạng, một không nối) hoặc chỉ viết tay. Không nên tin vào internet. Hacker là những kẻ luôn luôn đáng cho chúng ta lo sợ!

    Về phía công an, họ muốn đặt máy camera thì xin cứ việc! Nói đúng hơn, đó là yêu cầu khẩn thiết và chính đáng của người cầm bút, nhưng phải có cơ chế kiểm soát trong nội bộ những công an phụ trách để bảo đảm không làm mất bản quyền ngay từ khi đang hình thành bản thảo của các tác giả, cũng không thể gây rắc rối cho người cầm bút. Mặt khác, đã như vậy, công an không thể vô hiệu hoá, zê-rô hoá các tác giả được!

    Đây chỉ là một giải pháp bổ sung.

    Nói tóm lại, không gì ngoài các từ: công khai tác phẩm, công luận dân chủ (trên báo chí, website, weblog). Một tác phẩm xuất hiện công khai trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, không có phản hồi phê phán, vạch trần, chứng minh sự đạo văn hoặc vấn đề gì thuộc bản quyền, thì tất nhiên bản quyền được xác lập.

    Trên đây là những trao đổi giữa tôi và một độc giả. Xin thành thật cảm ơn.

    WebTgTXA. sẽ không bàn luận về vấn đề này nữa.

  6. txawriter said

    MẮT THẦN ĐIỆN TỬ: GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CẦM BÚT LÀM VIỆC TẠI BÀN MÁY TÍNH TRONG NHÀ RIÊNG (bổ sung bàn luận số 5)

    Đầy đủ và chính xác hơn:

    Nói tóm lại, về bản quyền, không gì ngoài các từ: công khai tác phẩm, công luận dân chủ (trên báo chí, website, weblog). Một tác phẩm xuất hiện công khai trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, không có phản hồi phê phán, vạch trần, chứng minh sự đạo văn hoặc vấn đề gì khác thuộc bản quyền, thì tất nhiên bản quyền được xác lập vĩnh viễn.

    Nói cho đầy đủ và chính xác hơn: Bản quyền (quyền sở hữu trí tuệ của tác giả về tác phẩm của mình và quyền công bố, in ấn, phát hành) đã được xác lập từ ý tưởng trong dự định sáng tác, ngay ở đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết, ngay trên bản thảo. Tuy nhiên, một bản thảo khi đã được công bố, nhất là công bố bằng hình thức đăng báo, tạp chí in giấy hay đăng trên điểm mạng liên thông toàn cầu (inter-net/web), xuất bản thành sách in giấy hay sách điện tử (e-book), vẫn cần một quãng thời gian thử thách trước công luận. Sau một quãng thời gian thử thách trước công luận rộng rãi, từ 6 tháng đến 1 năm, bản quyền được xác lập vĩnh viễn, không chấp nhận trường hợp xét lại nào; đặc biệt đối với các tác giả đã quá cố, không còn sống để đối thoại, càng tuyệt đối không chấp nhận bất kì sự xét lại nào về bản quyền, nếu họ chết sau thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm kể trên.

    Chắc hẳn phải là như vậy?

    Trên đây chỉ là diễn đạt lại cho đầy đủ và chính xác một câu đã viết ở bàn luận số 5, bên trên.

    WebTgTXA. sẽ không bàn luận về vấn đề này nữa. Bàn quá nhiều về một vấn đề như thế này, không khéo lại mắc mưu ai đó!

    Xem thêm:

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-9

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.