Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Posts Tagged ‘Nguyễn Tất Thành’

LÍ LỊCH NGUYỄN ÁI QUỐC TỰ KHAI NĂM 1934

Posted by Trần Xuân An trên 30.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
LÍ LỊCH NGUYỄN ÁI QUỐC TỰ KHAI NĂM 1934
— cảm nghĩ ngắn của Trần Xuân An —

BẢN KHAI LÍ LỊCH CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO NĂM 1934, NẾU RƠI VÀO TAY CÁC CÁN BỘ TỔ CHỨC, CÁN BỘ HỘ KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, CHẮC CHẮN SẼ BỊ XẾP VÀO LOẠI “CÓ VẤN ĐỀ”, NHƯNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT (GIỚI CẦM BÚT NÓI CHUNG), ĐÓ LÀ MỘT PHÁC THẢO NHÂN VẬT RẤT HẤP DẪN, LI KÌ.

NGUYỄN ÁI QUỐC, THUỞ 1934, CÓ BỊ KHUYNH HƯỚNG THIÊN BẨM CỦA MỘT NGƯỜI MÊ ĐỌC TIỂU THUYẾT, THÍCH VIẾT TRUYỆN CHI PHỐI ĐẾN ĐỘ TỰ HƯ CẤU THEO KIỂU TIỂU THUYẾT HOÁ LÍ LỊCH BẢN THÂN KHÔNG?

ĐỐI VỚI NHÀ TIỂU THUYẾT, BẢN LÍ LỊCH NHƯ LÀ PHÁC THẢO NHÂN VẬT ẤY THÌ THẾ NÀO? NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT THẬM CHÍ CÒN BỊA RA, THÊM THẮT NHIỀU CHI TIẾT LI KÌ HƠN NỮA, ĐỂ HÌNH TƯỢNG PHONG PHÚ, PHỨC TẠP VÀ DO ĐÓ SINH ĐỘNG HƠN.

NHƯNG RẤT TIẾC, CHUYỆN NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT THÌ KHÔNG THỂ BỊA THÊM VÀO ĐƯỢC. NẾU VIẾT TRUYỆN KÍ, YẾU TỐ HƯ CẤU VỚI TỈ LỆ PHẢI RẤT NHỎ, VÀ CHỈ ĐỂ LÀM SỰ THẬT ĐƯỢC NỔI RÕ HƠN THÔI, CHỨ KHÔNG THỂ BIẾN TRẮNG THÀNH ĐEN, ĐỔI ĐEN RA TRẮNG. NẾU VIẾT Ở THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT, HƯ CẤU CŨNG PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC, ÍT RA CŨNG PHẢI ĐỔI TÊN HỌ, QUÊ QUÁN NHÂN VẬT.

NGUYỄN ÁI QUỐC (PAUL THÀNH) LÀ MỘT CON NGƯỜI CÓ THẬT, LẠI LÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LỚN, NÊN NGƯỜI VIẾT TIỂU THUYẾT CÀNG PHẢI NÓI LÀ RẤT TIẾC. VIẾT VỀ BÁC HỒ MÀ LỠ SAI MỘT CHÚT LÀ ĐỦ ĐỂ MANG HOẠ MẤY ĐỜI!

T.X.A.
30-10 HB15 (2015)

BÁC HỒ CÓ ĐI LÍNH PHÁP TRONG THẾ CHIẾN 1 (1914-1918),
THÔNG TIN MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ

Theo bài viết của Quốc Phong (bài “Về một quãng thời gian “trống” trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xưa & Nay, số 464, tháng 10-2015, tr.4-8.): Nguyễn Tất Thành đi lính thay cho con trai của một người Pháp, Escoffier, trưởng bếp của một nhà hàng ở Anh, trong Chiến tranh Thế giới lần I (1914-1918). Hình như Nguyễn Tất Thành đào ngũ vào năm 1917, trốn tại Pháp. Sau đó, không biết do đâu, ông Paul Thành có sang Réunion gặp vua Thành Thái, 1918 (có thể bị bắt lính lại, và phải sang đó? không rõ!). Tiếp đến, Paul Thành sang Mỹ, làm bồi bàn trong một nhà hàng ăn uống (1918-1919), rồi lại về Pháp, làm thợ sửa ảnh (1919-1921).

Theo đó, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 chỉ tác động đến Nguyễn Tất Thành vào thời điểm khoảng 1919-1920.

Cuộc đời của Bác Hồ cũng li kì thật!

Theo tôi, cho dù lí lịch thế nào đi nữa, Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh…) mãi mãi vĩ đại, vì ông ấy đã đánh đuổi được thực dân Pháp khỏi nước ta.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1634312903509321

Tìm thấy ở Google sau khi đọc bản đăng trên tạp chí in giấy:
“VỀ MỘT QUÃNG THỜI GIAN ‘TRỐNG’ TRONG TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH”
— TOÀN VĂN BÀI BÁO CỦA QUỐC PHONG, ĐĂNG Ở TẠP CHÍ XƯA & NAY, SỐ 464, THÁNG 10-2015:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2015/10/ve-mot-quang-thoi-gian-trong-trong-tieu.html

Tác giả Quốc Phong viết: (trích) “Cũng liên quan đến khoảng thời gian này, có một tư liệu có giá trị và chứa đựng một thông tin rất quan trọng được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm từ các cơ quan lưu trữ ở Nga (12-2006) và được công bố trong cuốn sách “Hồ Chí Minh với nước Nga”do Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức xuất bản năm 2013 (sách có lời giới thiệu của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh). Đó là Bản khai lý lịch được lập theo lời củachính Nguyễn Ái Quốc khai ngày 16-9-1934 để đến tháng 10 năm đó được nhập học Trường Quốc tế Lênin. Với bí danh Linôp (Linof) có năm sinh là 1894, bản khai này đề cập tới nhiều chi tiết (xem ảnh 1&2) trong đó có một chi tiết đáng chú ý tại mục khai về công việc (nghề nghiệp) qua từng thời gian hoạt động : “Làm lính (tại) Pháp (vào thời gian) 1914-1918 (xem ảnh 3& 4)”.” (hết trích)

Như vậy, bản lí lịch này đã được sưu tầm từ 2006, công bố chính thức vào năm 2013, với lời giới thiệu của ông Đinh Thế Huynh (UV.BCT.).

Bài viết cũng kể lại lời tiết lộ của ông Vũ Kỳ (thư kí riêng, thân cận hằng ngày với Hồ Chí Minh): Ông Vũ Kỳ đã nghe Bác Hồ kể với Nguyễn Lương Bằng từ những năm cuối thập niên 60/XX; trước khi chết, ông Vũ Kỳ có triệu tập cán bộ Bảo tàng HCM. lại, để ghi âm lời chính Vũ Kỳ thuật lại việc đó (2004).

.

.
.

.
.

.
.

.
.

NHÂN BÀN CHUYỆN LÍ LỊCH BẢN THÂN TỰ KHAI CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC,
CHỢT NGHĨ VỀ CÁC CỤM TỪ THUỘC “CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH”
Trần Xuân An

Trong những năm sau Ngày 30-4-1975, vấn đề lí lịch bản thân (không những chỉ bản thân mà cả ba đời nội ngoại!) bị đặt ra một cách nặng nề. Trong những tính chất nặng nề đó, có khía cạnh từ ngữ thể hiện quan điểm, lập trường. Đặc biệt, trong những năm tôi đi dạy học, có dịp nhìn thấy hay phải quản lí lí lịch của các học sinh thuộc các lớp học tôi có giảng dạy, chủ nhiệm, tôi thấy có nhiều học sinh dùng từ ngữ do cán bộ hộ khẩu địa phương yêu cầu, theo dạng nói trên. Ví dụ: lính Pháp, lính Mỹ (với nghĩa là lính ngụy nói chung) (*)… Thực chất, đó là cách nói tắt, viết rút gọn mang màu sắc cực tả (“cách mạng cực đoan”), từ các cụm từ “lính thời Pháp thuộc”, “lính thời Mỹ ‘can thiệp'”…

Nhân bàn về bản lí lịch tự khai (cán bộ Nga ghi) của Nguyễn Ái Quốc (chủ tịch Hồ Chí Minh) khi vào học Trường Quốc tế Lê-nin tại Nga, năm 1934, tôi đề nghị, nên sử dụng các cụm từ dưới đây, thay vì những cụm từ kể trên:

1) Giai đoạn trước 1945:
—- 1a) Tham gia tổ chức Cộng sản
—- 1b) Tham gia các chính đảng chống thực dân khác
—- 1c) Công chức hay lính thời thực dân – nửa phong kiến
2) Giai đoạn 1945-1954:
—- 2a) Công chức hay lính thời Việt Minh (1945-1952-1954)
—- 2b) Tham gia các chính đảng chống thực dân khác
—- 2b) Công chức hay lính thời Quốc gia Việt Nam (1949-1954-1955)
3) Giai đoạn 1954-1975:
—- 3a) Tham gia tổ chức Cộng sản
—- 3b) Tham gia các chính đảng khác tại Miền Nam
—- 3c) Công chức hay lính thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Miền Bắc (1954-1975)
—- 3d) Công chức hay lính thời Việt Nam cộng hòa tại Miền Nam (1954-1955-1975)

Dĩ nhiên, trong xã hội còn có nhiều thành phần khác nữa, nhưng ở đây, chỉ nêu ra trường hợp vốn bị xem là có tính chất chính trị nhất.

T.X.A.
31-10 HB15 (2015)
——————————
(*) “Lính Pháp” nếu hiểu đúng nghĩa, chính xác là lính người Pháp thuộc quân đội Pháp, cũng có thể hiểu là lính có quốc tịch nhiều nước khác Pháp, nhưng trực thuộc quân đội Pháp, khác với lính Nam triều (triều đình Đại Nam), lính Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại làm quốc trưởng). Còn lính Việt Nam cộng hoà (quân đội Việt, toàn người Việt) thì khác với “lính Mỹ” (lính thuộc quân đội Mỹ, toàn là người Mỹ). —- Về thông dịch viên: thông dịch viên người Việt có thuộc quân đội Pháp, quân đội Mỹ, đoàn cố vấn Trung Quốc, đoàn chuyên gia Liên Xô không, hay chỉ biệt phái vào?
.
.
FACEBOOK:

.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | 1 Comment »