Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Posts Tagged ‘nguyen du’

TIẾNG HÚ HỒN TRONG TRẦM GIỌNG CHIÊU HỒN

Posted by Trần Xuân An trên 22.08.2021

hidden hit counter

        

TIẾNG HÚ HỒN
TRONG TRẦM GIỌNG CHIÊU HỒN
Trần Xuân An

rằm hú hồn “Văn chiêu hồn” *
trần gian thập loại đều còn xương tro
hồng và trắng đều ngẩn ngơ
vắng hoa cài áo, khoá trơ cổng chùa

đạo làm con tự nghìn xưa
đang đại dịch, lắng chuông đưa hồn về
nhà nhà đóng cửa, ngồi nghe
tiếng hú hồn, thắt, tái tê chiêu hồn

mẹ ai khác tín ngưỡng con
dù hồng hay trắng đâu còn chén than *
nghe kinh thập loại trần gian
dịch hú hồn, mừng bình an nhà mình

ba tháng dài ngồi lặng thinh
giới nghiêm, cái chết, thất kinh hú hồn
cách li, tâm giữ tĩnh hơn
thương mộ mẹ, vắng cháu con rằm này!

xe hú hồn cứu, như bay
người từ thiện hú hồn, lay lắt đèn
nghe kinh “Chiêu hồn”, tâm yên
lòng y dược, sức sống bền núi sông.

T.X.A.
06:40-08:45, 22-08-2021
(Rằm Vu lan năm Tân Sửu HB21)
……………..

(*) ~ “Văn chiêu hồn” hay “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du (1765-1820). Ông cũng bị qua đời do đại dịch (trận dịch lớn, ngay trong nước ta, cũng đã lây lan khắp nhiều tỉnh). ~ Rằm Tháng Bảy, lễ Vu Lan, có sự tích Thầy Mục Kiền Liên cứu mẹ: Bà Thanh Đề, tín đồ Bà La Môn, thương con theo quan niệm của bà. Bà muốn con vẫn là quý tộc Bà La Môn, không cho con đi tu theo Phật giáo, nên bà đã báng bổ tam bảo (Phật, pháp, tăng). Do đó, bà bị đoạ địa ngục làm quỷ đói. Khi Thầy Mục Kiền Liên dâng cơm cho bà, bà bưng chén, cơm cháy thành lửa, thành than. Ngày nay, thời đại nhân quyền, trong đó có quyền tự do lựa chọn tôn giáo (hoặc không tôn giáo), hi vọng bi kịch và tội báng bổ dẫn đến nghiệp báo ấy không còn.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2964589710481627/


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

18 ~ NGUYỄN DU & ĐỒNG CẢNH NGỘ

Posted by Trần Xuân An trên 05.10.2020

hidden hit counter

.
Để hiểu thêm về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Bài 18 sau ngâm khúc
NGUYỄN DU & ĐỒNG CẢNH NGỘ
Trần Xuân An

không phải là người quyết thay đổi nếp đời
đau xót lầu xanh quất roi, thu tiền từ nhan sắc
nơi thơ Kiều, đàn Kiều mua vui cho khách dục
Nguyễn Du cũng đắm chìm, luân lạc, khác chi Kiều

yêu Kiều là đồng cảm, như cùng chung cảnh ngộ
biết muôn đời không xoá sạch được lầu xanh
khách gươm anh hùng, khách thơ buồn khổ
Từ Hải khác Nguyễn Du, đều chết đứng, chết đành

không còn không gian thời gian. Thuần Việt Nam
Kiều của Nguyễn Du có lẽ ở La thành xứ Nghệ *
hình bóng cô Cầm đất Thăng Long? Nhoà lệ
cảnh ngộ Đàng Ngoài sau biến động Tây Sơn

anh làm quan Tây Sơn, anh chống Tây Sơn, bị giết
liều vô Nam, Nguyễn Ánh thù cha thi sĩ, phôi pha?
Tây Sơn bắt rồi tha, ông về Tiên Điền ngã ba lí lịch
thương mình quay cuồng như ca nữ thành La

như với nàng Cầm, tháng năm Đàng Ngoài sụp đổ
Nguyễn Du đồng cảm với ca nữ La thành
cành hoa đẹp thắm nồng, cõi tiên rơi xuống *
thời Thăng Long điêu tàn, Tiên Điền rạp cỏ xanh!

giữa ba luồng bão táp thời đại máu tanh
tấm lụa trắng Tố Như liệu còn nguyên chất?
thương ca nữ, bùn tanh lấm tiếng ca, nhan sắc
ông lem luốc tâm hồn, may giặt lụa sông Gianh

thương gái đĩ, viết về gái đĩ, nơi ô nhục nhất
giấy bút Nguyễn Du sao giữ được thanh danh?
hay ông chẳng còn gì để mất?
tận đáy đời, lụa trắng ngời phơi giữa trời xanh.

T.X.A.
04-10-2020
(nhân dịp tưởng niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du, ngày giỗ 10-08 âl. HB20 [26-9-2020])

………….

(*) “Điếu La thành ca giả” (Phúng viếng ca nữ La thành) trong “Thanh Hiên thi tập”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2720223978251536/
.

.

.

.
Ảnh: Ả đào: Sông Thao Audio, … (Google search).

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

17 ~ NGUYỄN DU LIÊN TÀI

Posted by Trần Xuân An trên 30.09.2020

hidden hit counter

.
Để hiểu thêm Nguyễn Du và Truyện Kiều
Bài 17 sau ngâm khúc
NGUYỄN DU LIÊN TÀI
Trần Xuân An

~~ “Hành lạc từ”, hai bài, kết lại làm một ~~

ông yêu quý lắm chó săn *
vẫn ngon rượu nhất khi ăn miếng cầy
khóc thiên tài Kiều, đoạ đày
còn thế gian, xác thịt đầy lầu xanh

“trúc chi”, “hành lạc” lưu hành *
cùng “đoạn trường” chẳng thất thanh bao giờ
bạc tóc mới hiểu nhà thơ
thương tài của sắc lấm nhơ nhớp bùn

sắc chỉ là sắc, hãi run
vẫn ngon rượu, miếng cầy cùn tài săn!
Nguyễn Du chưa phải thánh nhân
duy hương của sắc trầm luân, liên tài

“mười năm gió bụi” rạc rài
“nhà săn Hồng Lĩnh”, nhớ hoài dinh tro
quan á khanh vẫn nhà nho
con người nhập thế, chân dơ bụi trần

món cầy, Nho giáo không ngăn
ít ngăn hát nói quen thân ả đào
nhưng cương thường, bền đạo cao
thương tài của sắc rơi vào chốn dâm!

cửa chùa, ngũ giới ngát trầm
cái tà kia, tối đen rằm tâm đi
“vợ khắp người ta”, tài chi
“tế thập loại” khóc hoa nhi với Kiều

khóc “chiêu hồn” những phận liều
một trong nhiều loại, đều siêu độ hồn
hiểu mâu thuẫn Nguyễn Du hơn
liên tài, tài sắc uất hờn, càng thương

Nguyễn Du ghét ác, chỉ buồn
nhưng Kiều báo oán máu tuôn pháp đình
anh hùng Từ Hải uy linh
cứu tài sắc, chết như hình tượng thiêng

thế gian: cõi dục, tiền, quyền *
sóng xô đắm sắc, chài nghiêng cứu tài
am diệt khổ bên sông dài
đàn thôi rỏ máu, chưa ngoài thế gian

quý tài-tanh-máu chó săn
thiên-tài-quốc-sắc, tiếc luân lạc phiền
luật nhân văn, luật tự nhiên
Nguyễn Du nghe Tố Như khuyên chính mình *

Tố Như: như lụa trắng tinh
chỉ thêu tơ trắng bóng hình cầm ca
ả đào phổ đàn nguyệt sa
giọng ca trong vắt ngân nga thêu vào.

T.X.A.
13:45-16:15, 29-09-2020
(ba hôm sau ngày giỗ Nguyễn Du, 200 năm ngày mất, 10-08 âl. HB20 [26-9-2020])
………..

(*) ~ Nguyễn Du từng có một hộ đi săn thú rừng ở rặng Hồng Lĩnh (Hồng sơn liệp hộ), rất yêu quý chó săn. ~ “Bài từ hành lạc” (“Hành lạc từ”), hai bài, kết lại làm một; “Bài ca trúc chi ở đất Thương Ngô” (“Thương Ngô trúc chi ca”), trong mười lăm bài… ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu vịnh về việc Kiều bị buộc phải đánh đàn hầu tiệc mừng công của quan đại thần Hồ Tôn Hiến: “Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng / Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan / Tổng đốc ví thương người bạc phận / Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan!”… ~ Tố Như là tên tự của Nguyễn Du.

Viết thêm dưới các chú thích của bài thơ “Nguyễn Du liên tài”:

Nguyễn Du có một vài bài thơ thể hiện chính hành vi bản thân ông hoặc là quan niệm của ông về việc tạo ra, thụ hưởng sự vui thú (“hành lạc”) trong đời, tuy bình thường trong thuở xưa nhưng vẫn khá phàm tục:

1) Ăn thịt chó, uống rượu (“Hành lạc từ”, bài 1)
2) Bày tiệc có kĩ nữ (ca nương hay gái điếm) (“Hành lạc từ”, bài 2)
3) Thương tiếc đào nương bạc mệnh, chết rồi còn mang tiếng trăng hoa, buôn son bán phấn, hoặc thương xót người đánh đàn Nguyễn (đàn nguyệt) khi còn sống trong tuổi già thì cũng đã tàn tạ, rách rưới (“Điếu La thành ca giả”, “Long thành cầm giả ca”)
4) Cho rằng các cô gái đĩ trên thuyền cũng giúp cho các người áo vải, người vô phúc (không có vợ hoặc không hạnh phúc) có thể đến được với nhan sắc, nếu có tiền nhờ dịp may cờ bạc chẳng hạn (“Thương Ngô trúc chi ca”, 15 bài, chỉ chú trọng các bài cuối)…

Tôi đã đọc hết, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, và thử lưu ý đến cái gọi là “hành lạc” liên quan đến quãng đời 15 năm “đoạn trường” của Thuý Kiều, vẫn chỉ thấy như thế, không có gì khác hơn. Quả thật, Nguyễn Du là người trong sạch, theo quan niệm về chuẩn mực đạo đức nhà nho (Nho giáo) Á Đông. Đánh giá này cũng căn cứ vào sự đánh giá chung lâu nay về Nguyễn Khuyến, tác giả câu thơ “lúc vui con hát lựa chiều cầm xoang” (bài “Khóc Dương Khuê”): Mặc dù là một trọng thần yêu nước nhưng thuộc phân số quan lại nhà Nguyễn bất lực trước giặc Pháp, xin về ở ẩn, tiêu cực, ông vẫn là một kẻ sĩ đạo đức cao trọng. Đạo đức cao trọng nhưng ông vẫn viết câu thơ trên trong một tâm thế chân thành, thành thật nhất.

Dĩ nhiên, nếu đặt dưới nhãn quan Phật giáo, cụ thể là nhận xét theo ngũ giới quy y, ai cũng thấy Nguyễn Du đã phạm giới: tiệc có kĩ nữ, mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại muôn thuở nạn mại dâm, thì đó là tà dâm, đồng loã tà dâm (chứ không phải chính dâm); uống rượu là phạm giới uống rượu; làm thịt động vật là sát sinh (còn cấm ăn thịt chó, thịt trâu, cá gáy là lệ cấm ngoài ngũ giới). Nhưng Nguyễn Du không phải là tín đồ Phật giáo, mà là nhà nho (Nho giáo) chịu ảnh hưởng tam giáo đồng quy (Nho, Lão, Phật – ba giáo thuyết, tôn giáo cổ đại, # 550 năm trước Công nguyên) và theo tín ngưỡng thuần Việt. Nho giáo hầu như chỉ chú trọng cương thường – tam cương (quân, sư, phụ, trong đó trung quân gắn liền với ái quốc), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) đối với nam –, và tam tòng (tòng phụ, tòng phu, tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) đối với nữ.

Để hiểu rõ mâu thuẫn trong nhân sinh quan Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều và các bài thơ đã dẫn bên trên, xin vui lòng đọc lại bài thơ “Nguyễn Du liên tài” tôi đã viết (09-2020). Và xin khẳng định, khi viết như thế, không có nghĩa là tôi cổ xuý cho việc vi phạm luật hình sự hiện hành về mại dâm, buôn người.

T.X.A.
02-10-2020
Link bổ chú này:
https: //www. facebook. com/ tranxuanan.writer/posts/2718339245106676/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2715616192045648/
.

.
Ảnh: Nguyễn Thị Bạch Nhạn
.

.
Minh hoạ: TÌM HIỂU NGUYỄN DU…
“Nam nữ thụ thụ bất thân” (Nam và nữ cho và nhận không kề sát, đụng chạm vào nhau – Nho giáo)…


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

16 ~ SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH (b.16 sau ngâm khúc)

Posted by Trần Xuân An trên 23.09.2020

hidden hit counter

         
Bài 16 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc
SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH
Trần Xuân An

mấy trang lí lịch làm thang thuốc
nắng sắc cho trời đất, đất trời
xưa Nguyễn Ánh thôi thù Nguyễn Nghiễm *
nay Miền Nam bị trảm ba đời!

tưởng sông Bến Hải như Gianh ấy
ngày thống nhất, cho thói tệ qua
nhưng tệ bốn lăm năm vẫn tệ
tru di ai chống Tàu, xua Nga! *

“tài cao phận thấp, chí khí uất
giang hồ mê chơi, quên quê hương”
*
nhớ phận khách văn xưa, thiên mệnh
người giải phóng nay là tai ương!

chút tâm thi sĩ đành hèn mọn
truy lại thân nhân, giai cấp người
lí lịch Mác, Lê – thuốc trị bệnh
thôi lai, chủ nghĩa tru di vơi

thuốc ư? Hai Khối đều xâm lược
Bắc thắng nắm quyền sinh sát Nam
quyền lợi và nô lệ khắc não
quốc kì Đế quốc Đỏ, nhìn lầm!

Miền Nam là đất Đàng Trong cũ
(mở cõi Phú Yên đến Cà Mau)
năm thế kỉ mồ hôi, nước mắt
nay cờ ngoại, kẻ Bắc đè đầu!

bút phê lí lịch lẽ đâu “nguỵ”?
khi Búa liềm Sao của ngoại cường!
độc lập, nhìn quanh, đâu thuộc Đỏ
chuẩn dân tộc giải hoà, yêu thương

dù sao, thi sĩ viết văn, sử
thuộc hội nhà văn hợp pháp đây
(họ muốn khai trừ, trao quyết định)
từ lâu lí lịch đã phơi dày

trăm người lí lịch bolshevik *
vẫn viết bao bài trung thực thay
đâu chỉ Miền Nam đối địch cũ
thẳng văn đắng khiến lỗ tai cay!

tru di lí lịch, nhân quyền chết
ba đoá đỏ tươi thành đỏ buồn
bốn đoá vàng, lam, càng héo rũ
sắc thang lí lịch, tưới bình xương! *

sắc thang lí lịch cho dân tộc
(chống ngoại xâm hai Khối, khác đường)
tươi đỏ vàng lam, ngời sọ trắng *
xé tranh hoà giải, độc tài cuồng!

thật ra, suốt kiếp bản thân trắng
luyện mật, vàng, lam hoa, đỏ hoa
Bắc giết ba đời, Nam giãy chết
vô tư ghi sử bằng thơ ca

giới làm chính trị duy bạo lực
chỉ sợ sử trong dân trí nay:
những phổ biến như nạn lí lịch… *
chữa lành chủ nghĩa tru di đây

vua xưa ban chiếu cầu lời thẳng
để sửa mình và triều đại mình
viết thẳng là soi tâm, trị bệnh
cả tru di, lẫn cờ Lenin…

T.X.A.
12:12-13:25, 22-09-2020
……………

(*) ~ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du) dẫn quân tấn công Phú Xuân, 1774-1775, khiến Chúa Nguyễn bôn tẩu, và phong trào Tây Sơn thừa dịp, đã nổi lên, càng phát triển mạnh. ~ Trước 30-04-1975, tôi chỉ là học sinh, sinh viên đang học năm thứ nhất, không can dự gì đến chính quyền, đảng phái dưới chế độ cũ, nhưng nghe thấy đài phát thanh thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “tay sai của quan thầy Nga Sô, Trung Cộng” nhằm “tố cáo” đối phương Bắc Việt. Điều này người Miền Nam nào thời đó cũng biết. Người Miền Bắc cùng thời nếu có lén nghe các đài phát thanh Miền Nam hẳn cũng rõ. ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939), bài “Thăm mả cũ bên đường”. ~ Bolshevik, có nghĩa là đa số. Đảng Cộng sản bolshevik (viết tắt là [b]) Nga, nguyên là Đảng Công nhân dân chủ xã hội (b) Nga, là đảng của V.I. Lenin. Ở nước ta, từ “bôn” (“bôn-sê-vích”) thường dùng để chỉ các đảng viên cộng sản theo Lenin. ~ Vui lòng xem nội dung giải mã biểu tượng Chiến tranh Đỏ – Vàng (1945-1954-1975) này của tác giả ở nhiều bài khác: Đỏ chống Nhật, Pháp, Mỹ; Vàng chống Liên Xô, Trung Quốc cộng sản; Lam (đình, chùa…) chống TCG. Rôma (Hội Thừa sai hải ngoại tại Paris), chủ nghĩa vô thần Marx-Lenin. ~ Nhân dân xưa cũng như nay ghi nhận sai lệch về chuyện cá nhân vua này, quan nọ, tổng bí thư ấy, cán bộ kia (người có chức quyền càng cao, dân càng ít biết), nhưng ghi nhận rất đúng những chủ trương, chính sách thực thi rộng khắp (dân trực tiếp thi hành, nếm trải): a) như lệnh thay đổi trang phục; động binh; công điền, tư điền và định mức hạn điền… ngày xưa; b) như chiến tranh biên giới, biển đảo; đưa dân đi khai hoang, lập vùng “kinh tế mới”; đổi tiền; cải cách ruộng đất; hợp tác hoá mọi ngành nghề; cải tạo tư bản tư doanh lớn, cải tạo công thương nghiệp vừa và nhỏ; chủ nghĩa lí lịch; thuyết phục và cưỡng chế về tôn giáo, tín ngưỡng; văn hoá – tư tưởng có tính thù hằn bôi đen… thời nay.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2709294679344466/
.

vua xưa ban chiếu cầu lời thẳng
để sửa mình và triều đại mình
viết thẳng là soi tâm, trị bệnh
cả tru di, lẫn cờ Lenin…

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

3 bài: COVID-19, HAI TRẬN SÓNG THẦN, NGUYỄN DU

Posted by Trần Xuân An trên 18.02.2020

hidden hit counter

.
        
TRONG TRẬN DỊCH BỆNH COVID-19,
KÍNH THƯƠNG NGUYỄN DU
Trần Xuân An

cả đời đau nỗi sông Gianh
quan triều, quê cội đói xanh rau nhà
dịch mấy tỉnh, chất thây ma
Kiều, thi tập sống, còn nhà thơ đi

gấp mười, Bến Hải (diệu kì!)
đau hơn, dịch hại thêm gì dân ta
người người chỉ chừa mắt ra
hỡi Cầu Ý Hệ, dịch tha nước mình.

T.X.A.
13:45-15:06, 14-02-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522508144689788/

https://txawriter.files.wordpress.com/2020/02/bfd23390-0fee-4c8d-bcd8-2b95b10f3d1b.jpeg

NẠN ĐÓI VÀ DỊCH BỆNH 1945
Trần Xuân An

đùng đình động triều đình rồi
bỏ ngôi bôi ngõ trắng vôi muôn trùng (*)
dịch trong năm đói hãi hùng
tầm vông vạt nhọn bập bùng đuốc thiêng

T.X.A.
chiều 14-02-2020
……………

(*) Thuở trước, để trừ dịch bệnh, nhà nhà đều treo lá đùng đình, rải vôi, quét vôi, trước ngõ, dọc đường đi. Bấy giờ, đang xảy ra nạn đói, thủ phạm chính, trực tiếp là phát xít Nhật, và hệ quả đồng thời là dịch bệnh. Do đói, người dân phải lượm nhặt cái ăn thiếu vệ sinh, thây người không ai đủ sức chôn, thối rữa, gây bệnh dịch tả. Trong bối cảnh đau thương ấy, người ta truyền miệng “đùng đình – động đình”, “bỏ ngôi – bôi ngõ”, xem đó là điềm báo.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522563621350907/

Lá cây đùng đình – Web Chim cảnh – Google search

HAI TRẬN SÓNG THẦN,
VANG VỌNG HOÀI
DƯ ÂM GIANH VÀ BẾN HẢI
Trần Xuân An

sóng thần Tây Âu ập vào sông Gianh
đến cực đỉnh thực dân
sinh ra sóng thần Đông Âu ập vào – Bến Hải

giọt nước mắt Gia Long trối trăng để lại
thành ngọc chuôi gươm
Minh Mạng sát tả giữ cơ đồ

như câu trả lời phỏng vấn của Bác Hồ
Lê Duẩn trầm giọng: “Jamais!”, nghinh chiến *
đuổi Tàu Đỏ phía Tây Nam và Bắc, vẫn liên Nga

hai đợt sóng thần, hai thời đại khác
một truyền đạo, thực dân, một nhuộm đỏ, giải thực
sông Bến Hải gần, nhớ sông Gianh xa

trong tháng ngày chống dịch Covid, chúng ta
sẽ thoát nạn, thương Nguyễn Du lịm mất
dù sóng âm vang hoài, ơi Bến Hải, hỡi Gianh à.

T.X.A.
06:45-07:49, 15-02-2020
………………

(*) Jamais: Không bao giờ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523138547960081/

Ảnh chụp sóng thần – Google search

https://txawriter.files.wordpress.com/2020/02/ca9734d8-be30-4190-95aa-1a825ff73024.jpeg
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

SÓNG GIANH LẠI VỖ BUỒN BẾN HẢI – thơ Trần Xuân An

Posted by Trần Xuân An trên 26.01.2016

hidden hit counter

 
.
.

SÓNG GIANH LẠI VỖ BUỒN BẾN HẢI
Trần Xuân An

ở đầu này đau đầu kia Hà Tĩnh (1)
sóng sông Gianh xô giạt thơ Nguyễn Du?
ngụ đầu này đau đầu kia Quảng Trị (2)
Bến Hải rong chìm bèo nổi, tôi ư?

thắp “sáng đều hai nửa gương mặt” Việt
“để lòng người thôi trầm uất”! (3) Tố Như!
từng thẹn bút trước thơ ông dám thật
nay thật hơn, nhưng sách mạng (4) phập phù

vua Nguyễn quý tài, khắc in thành sách
dẫu trách ông, muốn đánh mộ roi tù
hai trăm rưỡi năm, loài người kỉ niệm
nay hoàng đế nào tâm địa âm u?

T.X.A.
7:12 – 8:40, 26-01-2016 (HB16)

(1) Huyện cực bắc Hà Tĩnh: Nghi Xuân
(2) Huyện cực nam Quảng Trị: Hải Lăng
(3) Nhan đề hai đầu sách mới nhất của T.X.A.
(4) PDF, sách điện tử, tác giả tự xuất bản

.
.

.
.
Đã đăng trên FACEBOOK:
.
Bấm vào đây

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

SÔNG GIANH NGUYỄN DU VÀ BẾN HẢI TÔI

Posted by Trần Xuân An trên 06.12.2015

hidden hit counter

 
.
.
SÔNG GIANH NGUYỄN DU
VÀ BẾN HẢI TÔI
Trần Xuân An

hai bờ tâm tư sông Gianh thuở đó
thơ Nguyễn Du bắc vạn chuyến ghe đò
hai trăm năm sau, liền sông Bến Hải
Cầu Ý Hệ này kết sử trong thơ.

T.X.A.
07:05, 06-12-2015
(25 tháng mười Ất Mùi HB15)
Kỉ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du

Quý mến mời đọc lại 3 bài thơ
trong tập thơ của tác giả:
“Mở lòng bàn tay để đan tay”,
Nxb. Trẻ, 2014

Bài 23
KHI BIẾT TIN NĂM NGUYỄN DU
TOẢ SÁNG KHẮP THẾ GIỚI

Bài 24
VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI

Bài 25
TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI

.
.
Đã đăng trên FACEBOOK:
.

http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Hoà giải dân tộc: Đất vàng màu da (thơ T.X.A.)

Posted by Trần Xuân An trên 08.05.2015

hidden hit counter

 
.

Hoà giải dân tộc,
hàn gắn vết thương chiến tranh:
ĐẤT VÀNG MÀU DA
Trần Xuân An

người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau
bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó
thời gian lắng lòng, mắt nhìn càng rõ
chiếc cầu ý hệ, đôi bờ lấm lầm

sự thật trên cờ, sự thật trong tâm
vàng chân lí vàng? đỏ chân lí đỏ?
chỉ Đất nước đằm sắc da tiên tổ
thắm bản đồ màu gương mặt chúng ta

chưa từng cầm súng, nhưng bút thơ ca
bị kẹt giữa mấy ngoại xâm một thuở
thấy cầu Hiền Lương như bàn phím gõ
thương đất màu da (đâu phải màu cờ!)

màu lịch sử sáng trống đồng ban sơ
dẫu bao màu cờ, bao triều đại đổ
cầu ý hệ trong nghìn di tích cổ
gõ khúc sông Gianh, gõ khúc Bản Tân (*)

cầu ý hệ đau xót gấp vạn lần
trăm Nguyễn Du, ngàn Thanh Quan hoài nhớ
chẳng triệu Quang Trung nồi da củi đỗ
bạn cùng tôi thương đất một màu da.

T.X.A.
08:14 – 10:50, 08-5 HB15 (2015)

(*) Bản Tân, tức là cầu Bến Ván, nay thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, vốn là ranh giới lãnh thổ của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.

Cầu Bến Ván (cầu Bản Tân) ngày nay, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Nguồn ảnh: Cổng TTĐT. Đà Nẵng.

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/05/ben-van-ranh-gioi-nguyen-hue-nguyen-nhac.jpg

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/05/ben-van_tran-van-ky_chia-lanh-tho-nguyen-hue-nguyen-nhac.png

FACEBOOK:
Xem thêm:
https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/dat-vang-mau-da-tho-tran-xuan-an/1573927069547905?pnref=story

.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI

Posted by Trần Xuân An trên 18.12.2013

hidden hit counter

Bài thơ này đã gửi đăng trên báo chí qua đường bưu điện và thư điện tử, 12-12 HB13 (2013)…

Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, xin thưa trước:
Đây là chùm thơ ba bài, tôi viết về Nguyễn Du (1765/1766-1820), biểu hiện tâm thế, hành trạng của thi hào trong thời đại của ông.

TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI
Trần Xuân An

lầm bả chiêu hàng của triều đình Nhà Minh
sao Nguyễn Du thương quý Kiều đến thế?

thấy bao nỗi trần ai bất bình
Hải liều thân vẫy vùng sông bể
thành anh hùng trên lưng ngựa chiến chinh
rồi luỵ vì Kiều, lỏng giáp, tan binh
đến chết đứng, còn ngã ra vì dòng lệ
cũng của Kiều, với ảo vọng thường tình!
sao Nguyễn Du thương quý thế?

phải chăng Nguyễn Du rợn mình
thu thân trong xích xiềng vô hình hạn chế
sau bao tang thương tim bầm ruột xé
thấy triều đại nào cũng ma quỷ hiện hình?

phải chăng mãi mãi u minh
thế gian buồn như kinh kệ
mong siêu thoát cõi phù sinh
Nguyễn Du cùng hiện hữu loài người chưa thể?

nội loạn, đầu hàng, nhân dân nhẫn nhục, yên bình
ngoại xâm, đầu hàng, dân tộc mang gông nô lệ
hình tượng Hồ Tôn Hiến
                  và quan quân sâu mưu độc kế
trên đất nước Trung Hoa,
                  không phải lũ ngoại quốc viễn chinh!
câu trả lời phải chăng là thế?
đinh ninh, và đúng lẽ

sự thật lịch sử không như “Truyện Kiều” đã kể
chết gươm cắt đầu? chết sông trầm mình?
dù Hải không là Mị Châu,
                  Hải anh hùng, xiêu lòng vì vợ trẻ?
dù Kiều không là Trọng Thuỷ,
                  Kiều giữ chút trung trinh?

nhưng “Truyện Kiều” là văn chương:
                  bi kịch thiên tài, số phận con người nhỏ bé
uất ức, thê thảm giữa trùng trùng điêu linh
trùng trùng tàn tệ
ước mơ tội nghiệp, chân tình…
Kiều tái sinh trong xích xiềng vô hình hạn chế

tự cứu và được cứu giữa cõi tồn sinh
Nguyễn Du cũng là “Truyện Kiều”,
                  là “Đọc kí Tiểu Thanh”,
                  sáng bừng trái đất: sâu xa, tinh tế
hàng trăm bài thơ “Đoạn trường tân kinh” (1)…

đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
tác phẩm sử của tôi mãi mở sáng lòng mình (2).

T.X.A.
16: 10-12 – 10:11, 11-12 HB13 (2013)

(1) Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi gọi là “Đoạn trường tân kinh”.
(2) Tái bút cuối bài thơ “Truyện Kiều và dấu hỏi của tôi”:
1
mượn chuyện nước người nói chuyện nước ta,
                  lấp loé, lung linh
viết phải lách, thuở đứng tim tránh né
để người đọc yên tâm ngâm to, ru khẽ
lục bát chữ Nam, sông sâu nghìn sóng rộng rinh
Đường luật chữ Tàu, trải lòng sau từng khung cửa hé
bi kịch Tiên Điền, thiên tài Việt kết tinh
2

đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
sử vênh nhau, văn khác sử…
                  phải phân minh!
để hiểu vì sao Nguyễn Du làm tiểu thuyết thơ,
                  thương quý hình tượng Hải – Kiều đến thế
và chữ nghĩa muôn đời xem khinh
trước ngoại xâm,
                  không ít kẻ đầu hàng,
                  nô lệ!
nhưng chẳng cách nào lương tri nín thinh
nếu người cầm bút ngày nay ngoảnh lại ngày xưa,
                  xuyên tạc sử, sử và văn không nhất thể
tác phẩm sử của tôi (*) mãi mở sáng lòng mình
.
                                    (Trần Xuân An)
(*) Chú thích cho đoạn thơ tái bút: Trần Xuân An, “Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta” (2004), đã đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Đặc biệt là bốn đầu sách biên soạn, khảo cứu, khảo luận và truyện kí của tác giả Trần Xuân An về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), với tư liệu chuẩn cứ là “Đại Nam thực lục chính biên” (ĐNTL.CB.), dưới ánh sáng khoa học, độc lập, tự chủ: “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, (2003), Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004; “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa – khảo luận một vài khía cạnh sử học”, (2002), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp”, biên soạn từ ĐNTL.CB., (2000), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng”, biên soạn và khảo cứu, (1999), Nxb. Thanh Niên, 2008…

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

http://www.tranxuanan-writer.net

Kính mời đọc 2 bài thơ thuộc chùm thơ mời viết về Nguyễn Du:
Ngày Nhân quyền thế giới: VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI
KHI BIẾT TIN NĂM NGUYỄN DU TOẢ SÁNG KHẮP THẾ GIỚI

trên điểm mạng này & điểm mạng chính của T.X.A.

Bản hoàn chỉnh:
TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI
Trần Xuân An

1

lầm bả chiêu hàng của triều đình Nhà Minh
sao Nguyễn Du thương quý Kiều đến thế?

thấy bao nỗi trần ai bất bình
Hải liều thân vẫy vùng sông bể
thành anh hùng trên lưng ngựa chiến chinh
rồi luỵ vì Kiều, lỏng giáp, tan binh
đến chết đứng, còn ngã ra vì dòng lệ
cũng của Kiều, với ảo vọng thường tình!
sao Nguyễn Du thương quý thế?

phải chăng Nguyễn Du rợn mình
thu thân trong xích xiềng vô hình hạn chế
sau bao tang thương tim bầm ruột xé
thấy triều đại nào cũng ma quỷ hiện hình?

phải chăng mãi mãi u minh
thế gian buồn như kinh kệ
mong siêu thoát cõi phù sinh
Nguyễn Du cùng hiện hữu loài người chưa thể?

nội loạn, đầu hàng, nhân dân nhẫn nhục, yên bình
ngoại xâm, đầu hàng, dân tộc mang gông nô lệ
hình tượng Hồ Tôn Hiến
                  và quan quân sâu mưu độc kế
trên đất nước Trung Hoa,
                  không phải lũ ngoại quốc viễn chinh!
câu trả lời phải chăng là thế?
đinh ninh, và đúng lẽ

2

sự thật lịch sử không như “Truyện Kiều” đã kể
chết gươm cắt đầu? chết sông trầm mình?
(*)
dù Hải không là Mị Châu,
                  Hải anh hùng, xiêu lòng vì vợ trẻ?
dù Kiều không là Trọng Thuỷ,
                  Kiều giữ chút trung trinh?

nhưng “Truyện Kiều” là văn chương:
                  bi kịch thiên tài, số phận con người nhỏ bé
uất ức, thê thảm giữa trùng trùng điêu linh
trùng trùng tàn tệ
ước mơ tội nghiệp, chân tình…
Kiều tái sinh trong xích xiềng vô hình hạn chế

3

tự cứu và được cứu giữa cõi tồn sinh
Nguyễn Du cũng là “Truyện Kiều”,
                  là “Đọc kí Tiểu Thanh”,
                  sáng bừng trái đất: sâu xa, tinh tế
hàng trăm bài thơ “Đoạn trường tân kinh”
(1)…

mượn chuyện nước người nói chuyện nước ta,
                  lấp loé, lung linh
viết phải lách, thuở đứng tim tránh né
để người đọc yên tâm ngâm to, ru khẽ
lục bát chữ Nam, sông sâu nghìn sóng rộng rinh
Đường luật chữ Tàu, trải lòng sau từng khung cửa hé
bi kịch Tiên Điền, thiên tài Việt kết tinh

4

đọc “Truyện Kiều” và những sách xưa lắm hệ
sử vênh nhau, văn khác sử…
                  phải phân minh!
để hiểu vì sao Nguyễn Du làm tiểu thuyết thơ,
                  thương quý hình tượng Hải – Kiều đến thế
và chữ nghĩa muôn đời xem khinh
trước ngoại xâm,
                  không ít kẻ đầu hàng,
                  nô lệ!
nhưng chẳng cách nào lương tri nín thinh
nếu người cầm bút ngày nay ngoảnh lại ngày xưa,
                  xuyên tạc sử, sử và văn không nhất thể
tác phẩm sử của tôi
(2) mãi mở sáng lòng mình.

T.X.A.
16: 10-12 – 10:11, 11-12 HB13 (2013)

(*) Theo một số tư liệu lịch sử thuộc loại cận chuẩn cứ, như “Hồ Tôn Hiến liệt truyện” (chưa phải “Minh thực lục”), “Trù hải đồ biên”: a) Từ Hải bị kế li gián của Hồ Tôn Hiến trước khi xiêu lòng bởi Thuý Kiều. Nhưng chính Thuý Kiều cũng bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc, hứa hẹn để dụ hàng Từ Hải. Từ Hải chết do tự nhảy xuống sông tự vận ngay sau khi trúng kế li gián, dụ hàng của Hồ Tôn Hiến và bị Hiến đánh úp. Từ Hải bị cắt đầu (hay chém đầu) ngay dưới sông. Sử chính thống của triều Minh (Trung Hoa) không viết gì về cái chết của Thuý Kiều. Thật ra, Thuý Kiều không phải là một nhân vật quan trọng trong sự kiện lịch sử ấy, mà chỉ là một người bị lợi dụng để dụ hàng Từ Hải, và cũng không phải là người duy nhất bị lợi dụng trong việc dụ hàng đó. Vương Trực (hay Uông Trực, một thủ lĩnh thuộc hàng đàn anh của Từ Hải) đáng kể hơn. Và cái chết của Từ Hải chủ yếu là do Từ Hải bị sa vào kế li gián, nghi kị với Trần Đông, Ma Diệp… b) Về Thuý Kiều, Mao Khôn (1512-1601) là người đầu tiên viết hành trạng Thuý Kiều và về cái chết chính Kiều: Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Nhưng chi tiết này lại được viết trong một văn bản có nhan đề là “Sự tích Vương Thuý Kiều”, đặt trong quyển “Kí tiễu trừ Từ Hải bản mạt” của Mao Khôn (bản dịch Đào Duy Anh, 1958), với những chi tiết khác mà chắc chắn bản thân Mao Khôn cũng không phải tận mắt thấy, tận tai nghe. Quả thật, đó chỉ là sự tích mà thôi, đúng nghĩa của từ. Dư Hoài về sau, đầu triều Thanh (Trung Hoa) cũng viết là Thuý Kiều tự tử ở sông Tiền Đường, và cũng thế là hết truyện. Nhưng “Truyện Vương Thuý Kiều” trong “Ngu sơ tân chí” của Dư Hoài (bản dịch Thượng Chi Phạm Quỳnh, 12-1919) chỉ là một “bài truyện” (truyện kể ngắn) góp nhặt từ sự tích, có phần hư cấu… Xem: Thanh Tâm Tài Nhân, “Truyện Kim Vân Kiều”, bản dịch Nguyễn Khắc Hanh, Nguyễn Đức Vân, lời giới thiệu của Nguyễn Hữu Sơn, có phần tư liệu phụ lục (kể trên), Nxb. Hải Phòng, 12-1994.
(1) Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi gọi là “Đoạn trường tân kinh”.
(2) Trần Xuân An, “Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta” (2004), đã đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Đặc biệt là bốn đầu sách biên soạn, khảo cứu, khảo luận và truyện kí của tác giả Trần Xuân An về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), với tư liệu chuẩn cứ là “Đại Nam thực lục chính biên” (ĐNTL.CB.), dưới ánh sáng khoa học, độc lập, tự chủ: “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, (2003), Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004; “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa – khảo luận một vài khía cạnh sử học”, (2002), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp”, biên soạn từ ĐNTL.CB., (2000), Nxb. Thanh Niên, 2006; “Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng”, biên soạn và khảo cứu, (1999), Nxb. Thanh Niên, 2008…

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /txa-truyen-kieu-va-dau-hoi-cua-toi

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

KHI BIẾT TIN NĂM NGUYỄN DU TOẢ SÁNG KHẮP THẾ GIỚI

Posted by Trần Xuân An trên 19.11.2013

hidden hit counter

Xin vui lòng đón đọc bài thơ mới viết, chưa công bố (đã gửi báo chí):
VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI (biểu hiện Nguyễn Du)
Trần Xuân An
06-12 HB13 (2013)

Tượng đài Nguyễn Du

Nguồn ảnh: Google search

Cũng có thể xem tại www.tranxuanan-writer.net

Đã gửi Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM., tạp chí Sông Hương…

KHI BIẾT TIN
NĂM NGUYỄN DU TOẢ SÁNG KHẮP THẾ GIỚI
Trần Xuân An

                          (biểu hiện Nguyễn Du)

nhất thống hai Đàng, ba bão thép
núi xương, sông máu, bút bơ vơ
nếu thù Nguyễn Nghiễm, vua tru – Giết
Đất nước chỉ còn góc túi thơ!

người gỗ, cần chăng? hay kẻ sĩ
suy tư mưa nắng, gió tâm tư?
suốt đời thi sĩ, thơ thao thức
thao thức, mới làm nên Nguyễn Du!

thuở sẵn ngục văn chờ án chữ
đèn riêng cứ thắp, gọi hồn chung (1)
phận người lay lắt, sương che máu
nội chiến – ngoại xâm, cổ nghẹn khung…

hai tập tự thơ (2), hai thế cuộc
cỏ bồng héo tóc, cúc quỳ phai
“Bắc hành…” (3), thơ sử, thơ tràn, lắng
kẻ mạt, người hùng… Thương, quý ai…

đọc để hiểu ông, ai đẫm mắt
vừa tanh sấu khóc giữa tâm mình?
Nguyễn Du toả sáng và soi sáng
Tổ quốc lung linh trái đất xinh (4).

T.X.A.
02: – 16:12, 18-11 HB13 & 21 & 29-11 HB13

(1) “Văn tế thập loại chúng sinh” (“Văn chiêu hồn”).
(2) “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm” là hai tập thơ chữ Hán hầu hết Nguyễn Du viết về chính ông (tự thơ = tự truyện).
(3) “Bắc hành tạp lục” là thi tập chữ Hán thứ ba của Nguyễn Du.
(4) Tin TTXVN.: Cuối thượng tuần tháng 11, 2013, tại kì họp lần thứ 37, diễn ra ở thủ đô Paris (Pháp), Ðại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ. (UNESCO.) đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam cùng với nhiều danh nhân văn hóa khác trên thế giới, trong hai năm 2014 và 2015.

Đã đăng ở Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn TP.HCM.:
http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-tu-tuan-hoa-giua-troi-cao.html

Xem lại một khúc thơ trong bài thơ dài “CẢM NHẬN BÊN DÒNG SÔNG” (1985)
http://www.tranxuanan-writer.net
Trần Xuân An
Nắng và mưa
tập thơ
Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Trị
1991

Nguyễn Du và Truyện Kiều

dẫu đau tiếng khóc oan hồn
dẫu đời quặn thắt đoạn trường tiếng kêu
nụ cười đọng cuối dòng Kiều
trong như ngấn nắng tuôn theo lệ người

“cuộc đời đến thế thì thôi”
cố tìm chút nắng cho đời trấn an

thương sao
ánh mắt lạc quan
nhoà trong sương-khói-chữ-tâm
nghẹn lòng
thương sao trang giấy chập chùng
thương dòng mực chảy lạnh nguồn xưa sau
kiếp người thê thiết đớn đau
những điều trông thấy đọng sâu nỗi niềm

thương ai se nắng trong đêm
gắng hừng nét mực, bấc đèn chơi vơi…
mắt nhìn thấu suốt nghìn đời
rưng rưng lấp loá nắng ngời trên nghiên…
cách chi cho nắng hồng thêm
mạch đời nào phải đứng yên cho đời…

thương ai trắng tóc ba mươi
khóc Kiều cười được với môi úa tàn…
người đến sau ba trăm năm
biết ai nhớ lại khóc thầm ai không?

đoạn trường sổ lệ ứa ròng
vua quan khơi mãi bao dòng đau thương
làm sao xoá lấp Tiền Đường
chảy mê tiềm thức tự nguồn trời xa
sao người thêm cõi người ta
nâng cành hoa gãy, giữ hoa bao vùng
khi Kiều mang phận đời chung
trỏ gươm phán xét, nắng hồng thật hơn!…

ngước lên Hồng Lĩnh chon von
cồn hoang, phiến đá trắng mòn, mồ chôn!

Trần Xuân An
1985

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »